Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tìm hiểu phong tục cưới xin truyền thống của người Hà Nhì ở Bát Xát - Lào Cai - Khóa luận tốt ngiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.21 KB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo – Thạc sĩ Hoàng Xuân Thành – giảng viên
môn lịch sử Việt Nam – khoa Sử - Địa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn thư viện trường Đại học Tây Bắc, thư viện
huyện Bát Xát cùng các cô, chú ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đã tận tình giúp
đỡ em trong quá trình sưu tầm tài liệu và cung cấp những thông tin quan trọng.
Do thời gian thực hiện khóa luận còn nhiều hạn chế nên khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô
giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2013
Người thực hiện:
Hà Văn Việt









MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cơ sở tư


liệu 2
4. Mục đích, ý nghĩa và đóng góp của đề tài 4
5. Cấu trúc của đề tài 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở HUYỆN BÁT XÁT – TỈNH LÀO
CAI 5
1.1. Nguồn gốc lịch sử 5
1.2. Những đặc trưng văn hóa truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát -
Tỉnh Lào Cai 6
CHƯƠNG 2: PHONG TỤC CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
HÀ NHÌ Ở HUYỆN BÁT XÁT – TỈNH LÀO CAI 13
2.1. Quan niệm về tình yêu, hôn nhân của người Hà Nhì 13
2.2. Những công việc mà người con trai, con gái phải làm để xây dựng gia đình 15
2.3. Đám cưới của người Hà Nhì 16
2.3.1. Công tác chuẩn bị cho đám cưới 16
2.3.2. Trang phục của cô dâu – chú rể 18
2.3.3. Tổ chức đám cưới của người Hà Nhì 19
2.3.4. Tình hình hôn nhân sau đám cưới và những vấn đề phát sinh, luật lệ giải
quyết 28
2.4. Một số điểm khác biệt trong tục cưới xin của người Hà Nhì với các dân tộc
cư trú trên địa bàn huyện Bát Xát - tỉnh Lào Cai………………………………36
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CHUYỂN BIẾN TRONG PHONG TỤC CƯỚI XIN
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở HUYỆN BÁT XÁT –TỈNH
LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 38
3.1. Một số biến đổi trong phong tục cưới xin truyền thống của người Hà Nhì ở
huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay 38
3.2. Những giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống,
xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong phong tục cưới xin của người Hà Nhì ở huyện
Bát Xát – tỉnh Lào Cai và một số kiến nghị 43
KẾT LUẬN 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất, đa dạng
trước hết có thể thấy đất nước ta trải dài từ Lũng Cú (Hà Giang) đến đất Mũi Cà
Mau. Trên dải đất hình chữ S đó, 54 dân tộc anh em cùng tồn tại, chung sống và
phát triển. Mỗi một cộng đồng dân tộc với những đặc trưng văn hoá khác nhau,
phong tục tập quán riêng, đã tạo nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng, phong
phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Nó đã tạo thành sợi chỉ đỏ xuyên xuất toàn bộ lịch
sử của dân tộc, nó làm nên sức mạnh giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua
mọi khó khăn để phát triển và lớn mạnh.
Người Hà Nhì cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu
và Điện Biên. Nhưng Hà Nhì ở Lào Cai chiếm một số dân khá đông. Mặc dù là
dân tộc thiểu số, cư trú trên địa bàn đồi núi hiểm trở, đời sống kinh tế của nhân
dân còn nhiều khó khăn, tuy nhiên cùng với quá trình lao động và sản xuất của
dân tộc mình người Hà Nhì đã góp phần to lớn vào quá trình phát triển cũng như
làm phong phú thêm bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam. Do vậy, việc tìm
hiểu đời sống văn hoá tinh thần của người Hà Nhì đăc biệt là phong tục cưới xin
truyền thống là một việc vô cùng quan trọng. Bởi nó không chỉ giúp ta hiểu rõ
hơn về họ mà còn góp phần nâng cao hiểu biết một cách toàn diện, sâu sắc cũng
như nhìn nhận chính xác hơn về dân tộc Hà Nhì ở huyện Bát Xát nói riêng và ở
Lào Cai nói chung.
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Hà Nhì. Nhưng
do nhiều lí do khác nhau mà phong tục cưới xin của người Hà Nhì ở huyện
Bát Xát - Lào Cai nói riêng, ở Việt Nam nói chung vẫn chưa có công trình
nghiên cứu chuyên sâu.
Đất nước ta, với hơn 20 năm đổi mới đã thay da đổi thịt từng ngày, nền
kinh tế không ngừng phát triển, sự phát triển đó đã tác động mạnh mẽ tới mọi

mặt của đời sống xã hội. Sự giao lưu văn hoá cũng ngày càng được mở rộng
giữa các dân tộc nói riêng và các quốc gia nói chung. Bên cạnh việc bảo tồn và
phát huy các giá trị truyền thống văn hoá, dân tộc Hà Nhì đang tiếp thu những
nét văn hoá mới.
Xuất phát từ những lý do trên, cùng với sự ham hiểu biết của bản thân đã
thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu về tục cưới xin truyền thống của người Hà Nhì
ở huyện Bát Xát - Lào Cai. Với hi vọng góp phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và

2
phát huy các phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc Hà Nhì ở
huyện Bát Xát - Lào Cai nói riêng và của các dân tộc Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trải trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S có 54 dân tộc anh em cùng chung
sống. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng của mình, chính những nét văn
hoá riêng ấy đã góp phần dệt nên bức tranh văn hoá Việt Nam sống động và
muôn màu. Việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu đời sống văn hoá của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc
Hà Nhì nói riêng đã thu hút sự quan tâm, lòng ham mê, hứng thú của nhiều nhà
nghiên cứu, nhiều nhà tác giả.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về dân tộc Hà Nhì như sau:
+ Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thái, Tục cưới hỏi ở Việt Nam, nhà xuất bản
Thanh Niên (2004), nghiên cứu về văn hóa cưới hỏi của các dân tộc ở Việt Nam,
trong đó có nghiên cứu đến tục cưới hỏi của dân tộc Hà Nhì với những nét
chung nhất, khái quát nhất.
+ Trần Hữu Sơn (1997), văn hoá dân gian Lào Cai, nhà xuất bản văn hóa
thông tin, đề cập đến những nét văn hóa truyền thống của các các dân tộc sinh
sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai, qua đó nghiên cứu khá rõ về bản sắc văn hóa
người Hà Nhì ở huyện Bát Xát. Đặc biệt, cuốn sách này đã nghiên cứu khá bài
bản về tục cưới xin truyền thống của người Hà Nhì ở Bát Xát theo chiều rộng.

+ Chu Thùy Liên (2010), văn hóa dân gian dân tộc Hà Nhì, khái quát về
nguồn gốc lịch sử và các giá tri truyền thống văn hóa của người Hà Nhì ở các
tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Trong đó sơ lược qua về tục cưới hỏi của
người Hà Nhì ở một phạm vi rất hẹp.
Qua các tác phẩm trên, các tác giả đã phần nào đề cập đến cuộc sống con
người, bản sắc văn hóa và tục cưới xin của dân tộc Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai. Tuy nhiên các tác phẩm còn tản mạn, mang tính khái quát cao. Việc
tìm hiểu về phong tục cưới xin truyền thống hầu như sơ sài, chưa có một tác
phẩm nào đề cập một cách cụ thể, chuyên sâu. Do đó, đây là một vấn đề mới cần
được quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc hơn.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cơ
sở tư liệu

3
Đối tượng nghiên cứu: Tục cưới xin truyền thống của người Hà Nhì ở
huyện Bát Xát - Lào Cai.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Tái hiện một cách sinh động và phong phú thêm
phong tục cưới xin của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát - Lào Cai.
Phạm vi nghiên cứu: Tục cưới xin truyền thống của người Hà Nhì ở huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử: Đây là phương pháp bao trùm của đề tài gồm: tái
hiện, mô tả, thống kê, liệt kê một cách cụ thể các sự kiện, hiện tượng để làm rõ
tục cưới xin truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát – Lào Cai
- Phương pháp thu thập thông tin: Đây là phương pháp rất quan trọng trong
việc tiếp cận vấn đề. Những tài liệu thu thập được về mặt lí luận giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về tục cưới xin truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát -
Lào Cai cũng như tác động của xã hội tới nó.
- Phương pháp lôgic kết hợp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những tài liệu

đã thu thập được qua một số sách báo, internet,… chúng tôi đi sâu vào phân tích
cụ thể. Sau đó tổng hợp lại thành tài liệu chi tiết, hoàn chỉnh về vấn đề nghiên
cứu một cách hệ thống. Phương pháp này Giúp chúng ta phát hiện ra những vấn
đề trọng tâm cũng như những vấn đề còn bỏ ngỏ, từ đó đưa ra những nhận định,
nhận xét, đánh giá chính xác về vấn đề đang nghiên cứu.
- Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp rất cần thiết khi nghiên cứu về
lịch sử địa phương. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tới 1 số
xã có người Hà Nhì sinh sống ở huyện Bát Xát - Lào Cai để quan sát, tìm hiểu,
trao đổi và phỏng vấn một số người biết về phong tục, nghi lễ truyền thống trong
đám cưới của người Hà Nhì. Sau đó chụp ảnh tài liệu về các họat động thực tế,
đồng thời ghi chép lại những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.
Cơ sở dữ liệu:
- Các văn kiện của Đảng và nhà nước ban hành.
- Các chuyên khảo, các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Các tài liệu nghiên cứu điền dã của nhóm nghiên cứu đề tài trong quá
trình nghiên cứu.

4
4. Mục đích, ý nghĩa và đóng góp của đề tài
Mục đích: Đi sâu nghiên cứu một góc cụ thể của văn hoá người Hà Nhì:
tục cưới xin truyền thống, để giúp cho bạn đọc có một cái nhìn khái quát, và
khám phá ra được nét đẹp truyền thống của dân tộc Hà Nhì - một dân tộc thiểu
số của Việt Nam.
Ý nghĩa: Giữ gìn, bảo lưu truyền thống văn hoá tốt đẹp của dận tộc Hà Nhì
nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Đóng góp của đề tài: Đề tài góp phần làm rõ, phong phú thêm sự hiểu biết
về những nét văn hóa riêng, độc đáo trong tục cưới xin truyền thống của người
Hà Nhì, đóng góp vào sự đa dạng phong phú của nền văn hoá truyền thống nước
nhà. Tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc,
kích thích tình yêu dân tộc và ý thức bảo tồn văn hoá truyền thống.

5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần mục lục, đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1 Vài nét khái quát về nguồn gốc lịch sử và đời sống văn hoá tinh
thần của dân tộc Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Chương 2 Tục cưới xin truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát -
tỉnh Lào Cai
Chương 3 Một số chuyển biến trong phong tục cưới xin truyền thống của
người Hà Nhì ở huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay

5
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN
CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở HUYỆN BÁT XÁT - TỈNH LÀO CAI

1.1. Nguồn gốc lịch sử
Hà Nhì tên gọi khác là U Ní, XÁ U Ní là một trong 54 dân tộc sống trên đất
nước Việt Nam, là một gia đình nhỏ tạo nên đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Vì vậy đã có nhiều bài viết, nhiều tác phầm…Viết về nguồn gốc của dân tộc Hà
Nhì nói chung và người Hà Nhì ở huyện Bát Xát (Lào Cai) nói riêng.
Cho đến ngày nay, nguồn gốc của dân tộc Hà Nhì vẫn đang là một vấn đề
khoa học cần được nghiên cứu. Theo lời truyền miệng thì dân tộc Hà Nhì có
nguồn gốc từ người Di (Yi) tách ra thành bộ tộc riêng khoảng 50 đời về trước.
Theo các nhà khoa học, thuỷ tổ của người Hà Nhì là tộc người Khương đã di cư
từ vùng cao nguyên Thanh Tạng (Trung Quốc) xuống phía Nam từ trước thế kỉ
III đến thế kỉ VIII, thư tịch cổ đã viết về sự có mặt của dân tộc Hà Nhì ở Tây
Bắc Việt Nam.
Mặc dù, có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của dân tộc Hà Nhì, song
tất cả đều có một điểm thống nhất đó là người Hà Nhì đã có mặt ở nước ta từ
khá sớm. Họ sống tập trung ở các tỉnh giáp Trung Quốc như: Điện Biên, Lai

Châu, Lào Cai. Ở Việt Nam, có khoảng 17500 người Hà Nhì (năm 1999) và
gồm ba nhóm địa phương: Cồ Chồ (sinh sống ở tỉnh Lai Châu), Lạ Mí (Điện
Biên) và Hà Nhì Đen (Lào Cai).
Huyện Bát Xát - tỉnh Lào Cai là nơi cư trú của bảy tộc người: H”Mông,
Dao đỏ và Dao Tuyển, Giáy, Hà Nhì, Hán, Tày và Kinh. Trong đó dân tộc Hà
Nhì sống ở nơi đây khá đông, với số dân khoảng 4150 người.
Ngôn ngữ của người Hà Nhì thuộc nhánh ngôn ngữ Di (Yi), ngữ hệ Tạng -
Miếu. sử dụng ngữ hệ là các dân tộc: Hà Nhì, Cô Lô, Xá…Theo lời truyền
miệng, thì người Hà Nhì đã có chữ viết, nhưng trong quá trình di cư từ Tứ
Xuyên (Trung Quốc) xuống phía Nam, chữ viết đã bị thất lạc. Thực tế, qua
nhiều nghiên cứu thì người Hà Nhì không có chữ viết riêng, đây cũng là một hạn
chế trong việc giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Hà Nhì. Chính vì
không có chữ viết nên tất cả các truyền thống tốt đẹp, các tác phẩm văn học
nghệ thuật…của người Hà Nhì đều được lưu truyền bằng hình thức truyền

6
miệng từ người này sang người khác và từ đời này sang đời này sang đời khác.
Hiện nay người Hà Nhì sử dụng chữ cái La Tinh làm chữ viết.
Trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử, qua quá trình giao lưu, tiếp
biến với văn hoá của các dân tộc khác, các vùng khác, văn hoá truyền thống của
người Hà Nhì nói chung và người Hà nhì ở huyện Bát Xát nói riêng vẫn còn
nguyên những giá trị văn hoá to lớn.
1.2. Những đặc trưng văn hóa truyền thống của người Hà Nhì ở huyện
Bát Xát - Tỉnh Lào Cai
Huyện Bát Xát nằm dọc theo con sông Hồng, phía Bắc giáp với huyện Kim
Bình (Vân Nam - Trung Quốc), phía Nam giáp thị xã Lào Cai, phía Đông là
sông Hồng, phía Tây giáp với Sa Pa (Lào Cai).
Tên gọi “Bát Xát” được phiên âm từ ngôn ngữ của dân tộc Giáy. Gọi đúng
từ, đúng âm là “Pạc Srạt” với hai kiểu chữ khác nhau: Thứ nhất “Một trăm tấm
cót” bởi “Pạc” là “một trăm”, ”Srạt” là “tấm cót”. Thứ hai, ”miệng thác” hay

“bến thác” vì “Pạc” cũng có nghĩa là “miệng”, ”Srạt” cũng có thể hiểu là “thác”.
Như vậy, dù có hiểu theo nghĩa nào thì tên gọi Bát Xát cũng rất đặc biệt và
mang ý nghĩa sâu xa.
Trong quá trình xây dựng và phát triển huyện Bát Xát, nơi đây đã diễn ra
quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, tạo nên sự phong phú, đa dạng
nhưng thống nhất. Bởi vậy, mỗi dân tộc nơi đây lại có nét truyền thống văn hoá
riêng phù hợp với tâm tư và điều kiện sống của họ.
Hiện nay, người Hà Nhì ở huyện Bát Xát nói riêng và ở Việt Nam nói
chung đã định cư. Họ sống tập chung thành từng bản đông đúc, mỗi bản thường
lên tới trăm hộ. Bản là đơn vị cư trú của người Hà Nhì, thường đặt ở chân núi
cạnh suối hay khe. Tên bản của người Hà Nhì thường đặt theo vị trí mà bản đó
đặt như bản đó có bằng phẳng không? cạnh suối nào và nhiều đá hay không mà
đặt tên bản như: Lao Chải (làng lớn), Suối Tả Hồ…
Nhà ở cổ truyền của người Hà Nhì là nhà đất, kết cấu nhà ở khá đơn giản
và vững chãi. Bộ khung nhà cũng khá đơn giản, không cầu kì và cần nhiều xà,
cột như nhà sàn của người Thái. Nhà có mái hiên rộng, hiên cũng là nơi ngồi
nghỉ, hóng gió của người dân Hà Nhì sau ngày làm việc mệt nhọc trên nương,
trên ruộng. Đồng thời, mái hiên rộng còn có một tác dụng lớn đó là tránh nắng,
mưa rọi vào tường nhà. Người ta còn làm thêm một cột để trở thành vì bốn cột.
Nhà tường trình rất dày, không có cửa sổ và cửa ra vào cũng ít phổ biến nhất là

7
nhà có một cửa ra vào được đặt ở mặt trước của nhà. Điều này phù hợp với điều
kiện sống của đồng bào Hà Nhì ở miền núi cao mưa nắng khắc nghiệt, cũng
nhằm tránh việc trộm cắp, thú rừng…
Nhà ở thường có ba gian ít nhà có bốn gian trở lên. Những nhà có nhiều thế
hệ sinh sống thì mới làm nhà bốn gian trở lên. Các gian trong nhà lại chia thành
các buồng nhỏ, làm phòng riêng cho các thành viên trong gia đình, nhất là đối
với thiếu nữ Hà Nhì thì ai cũng có một phòng dành riêng cho họ. Gian giữa được
coi là phòng khách, ở đây cũng có một bếp phụ và một cái giường dành cho

khách đến nhà. Bếp nấu cơm của người Hà Nhì được làm bằng đất, họ làm bếp
cũng khá kì công và được coi là một việc quan trọng. Khu bếp cũng được người
dân Hà Nhì coi là nơi thiêng liêng và họ không dẫm đạp chân lên bếp, đặc biệt là
không đặt bát cơm và thức ăn để ăn trên đó. Hiện nay, nhà ở của người Hà Nhì
đã có nhiều đổi mới, họ làm nhà xây không có bếp phụ ở phòng khách, nhà bếp
được làm riêng một nhà tách biệt hẳn với nhà ở…Sự đổi mới này phù hợp với
môi trường sống hiện đại ngày nay.
Về đặc điểm kinh tế: Người Hà Nhì là một trong số những dân tộc có truyền
thống khai khẩn ruộng bậc thang và đào nương, đắp đập lấy nước làm ruộng để
sớm đã biết tận dụng sức của trâu, bò để cày kéo. Mỗi nhà có một mảnh vườn
cạnh nhà, họ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo lối chăn thả tự nhiên.
Nghề trồng bông dệt vải khá phát triển nhằm đảm bảo nhu cầu vải mặc truyền
thống. Bên cạnh nghề trên, đan lát cũng là một hoạt động khá phổ biến với các
sản phẩm nổi bật như Nón Giang của phụ nữ Hà Nhì, hay sọt để gùi hàng hoá,
thúng, giỏ…Nghệ thuật cao và đẹp mắt. Trồng chàm và nhuộm chàm là một
hoạt động rất đặc sắc ở người Hà Nhì. Hái lượm còn chiếm một vị trí đáng kể
trong đời sống hàng ngày.
Về thiết chế chính trị: Người Hà Nhì thường sống tập trung thành các bả,
làng nhỏ bên cạnh khe suối, gần nguồn nước. Với những ngôi nhà san sát nhau
chứ không phân tán theo không gian như một số dân tộc khác (Dao,
H’Mông…). Ở đó họ có cả một hệ thống các tập tục, lễ nghi, các khuân phép, lệ
làng có vai trò như luật pháp, buộc mọi người phải tuân theo .
Mỗi bản làng đều có một Trưởng bản và một Phó bản, làm nhiệm vụ chủ trì
các buổi hội họp bàn về những vấn đề của bản làng, thực hiện các nghi thức
quan trọng trong những ngày lễ tết chung của bản làng, các lễ hội và đưa ra các
luật lệ của làng…

8
Bản làng người Hà Nhì được khoanh vùng trong một phạm vi không gian
địa lý nhất định. Hàng năm, vào đầu năm mới có tục “Ka tu tu” để cắm mốc địa

giới của làng, nhằm khẳng định địa giới của làng mình với làng khác và để xua
đuổi tà ma khỏi làng. Trong phạm vi địa giới đó, thành lập ba miếu thờ thần bảo
vệ cho cuộc sống dân bản, đó là các thần “Rừng” lập miếu thờ ở đầu làng; thần
“Nông” lập miếu ở ngang làng; thần “Bảo vệ” lập miếu ở cuối làng. Mỗi miếu
thờ một cây cổ thụ lâu năm. Ngoài phạm vi không gian địa giới của làng, mỗi
làng đều có một khu “rừng cấm” để bảo vệ nguồn lâm sản xung quanh khu vực
sinh sống, không ai được tự ý chặt phá cây cối, khai thác lâm sản trong rừng
cấm, chỉ trừ những ai lấy gỗ làm nhà mới được phép khai thác và phải xin phép
người quản lý khu rừng cấm do dân làng bầu chọn.
Hệ thống Hương ước của người Hà Nhì đen vô cùng chặt chẽ và khắt khe,
nhằm đảm bảo những giá trị văn hóa, quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân
cũng như bảo vệ trật tự trị an trong làng. Bao gồm các Hương ước về: bảo vệ
rừng cấm; công tác hòa giải khi có trán chấp tài sản, ly hôn; xử phạt tội hoang
thai, hiếp dâm, trộm cắp; quy định về phép ứng xử giữa các thế hệ ttrong cùng
một gia đình…
Về ngôn ngữ giao tiếp: Người Hà Nhì thuộc ngữ hệ Tạng - Miến. Tuy
nhiên, ở ba nhóm địa phương khác nhau lại có cách phát âm khác nhau. Trong
giai đoạn hiện nay, do quá trình giao lưu văn hoá cũng như là chung sống hoà
hợp cùng với các dân tộc khác, mà điển hình là dân tộc kinh nên trong giao tiếp
hàng ngày người Hà Nhì cũng sử dụng tiếng kinh. Song tiếng mẹ đẻ vẫn là ngôn
ngữ chủ đạo của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát nói riêng và Hà Nhì ở Việt Nam
nói chung.
Về ẩm thực: Trong bữa ăn hàng ngày, người Hà Nhì quen ăn cơm tẻ và cơm
nếp, thực phẩm chủ yếu là từ săn bắt và hái lượm. Vào dịp lễ tết, họ thường
làm nhiều loại bánh mà nguyên liệu chính là bột gạo như bánh trưng, bánh dầy,
bánh trôi…và cả nhiều món ăn truyền thống khác như thịt nướng, thịt xào và đặc
biệt trong ngày tết của người Hà Nhì không thể thiếu cháo ám nấu với thịt gà
hoặc thịt lợn. Trong các bữa ăn sáng, bữa trưa và bữa tối người Hà Nhì rất coi
trọng bữa sáng. Từ sáng sớm thiếu nữ Hà Nhì đã dậy để chuẩn bị bữa sáng cho
cả nhà. Trước khi đi làm, cả nhà phải ngồi quây quần bên nhau ăn sáng mới đi

làm. Trong các bữa ăn không thiếu bát canh. Bữa trưa với người Hà Nhì không
quan trọng bằng bữa sáng hay tối và đồ ăn cũng không được chuẩn bị chu đáo
như bữa tối hay sáng.

9
Người Hà Nhì thích nhuộm răng, trồng đay và bông để dệt vải là những nghề
thủ công mà người Hà Nhì làm. Tất cả các loại vải may mặc phải là vải màu hoặc
nhuộm chàm chứ không dùng vải trắng, họ quan niệm màu trắng là màu của tang
tóc và chia ly. Ngoài ra, họ còn trồng cây chàm để làm thuốc nhuộm.
Về trang phục: Ở mỗi nhóm địa phương có cách ăn mặc và trang trí trang
phục có sự khác biệt nhỏ. Tuy nhiên, trang phục của người Hà Nhì gần giống
với các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ, đặc biệt ở trang phục phụ nữ. Mũ,
hai ống tay và nẹp áo có trang trí và đính những hạt cườm, đồng bạc. Phong
cách trang trí ở hai ống tay là rực rỡ nhất, tốn công nhất và đẹp nhất, cách trang
trí ở hai ống tay cũng gần giống phong cách của dân tộc Lô Lô và H’Mông. Hai
ống tay được trang trí bằng những mảnh vải khác nhau và xem người may có
đảm trong việc may vá hay không là xem ở cách phối các vải màu trong việc
trang trí ống tay áo. Vòng tay là đồ trang sức phổ biến của nam nữ Hà Nhì, vòng
tay cũng là minh chứng cho tình yêu của đôi trai gái.
Về tôn giáo tín ngưỡng: Người Hà Nhì không có tôn giáo, cũng giống với
đại bộ phận các dân tộc Việt Nam, một trong những truyền thống tín ngưỡng nổi
bật của người Hà Nhì là thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên được coi là một
nhiệm vụ cao cả của thế hệ con cháu đối với tổ tiên, với những người thân đã
khuất. Bàn thờ của người Hà Nhì được đặt ở nơi đầu giường, ngang xà nhà mà
người thờ cúng ngủ. Người Hà Nhì không có tục cúng chung toàn dòng họ mà
chỉ thờ cúng theo gia đình. Việc thờ cúng do con trai cả, dòng trưởng đảm nhận.
Nếu dòng trưởng không có người thừa kế thì việc thờ cúng chuyển cho con trai
út. Các thành viên trong gia đình, dù đã ra ở riêng, nếu chết phải đưa xác về
trước bàn thờ bố mẹ thì người quá cố mới được thờ chung với tổ tiên.
Hàng năm, vào tối 30 tết một nghi lễ rất quan trọng trong gia đình được

thực hiện. Đó là lễ tưởng nhớ tổ tiên dòng họ, đọc tên từng tổ tiên và mọi người
cùng nhắc lại. Tên từng người được gọi theo cách gọi phù tử liên danh, tên cha
nối với tên con, nên có vần điệu dễ nhớ. Có nơi nghi lễ này cũng được thực hiện
trong lễ nhập quan cho người chết. Việc thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa lớn cho thế
hệ sau, nó vừa nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình
dòng họ, dân tộc vừa là sự tôn kính, sự cảm tạ của con cháu đối với những người
đã khuất và cầu mong họ trở che, phù hộ độ trì cho gia đình khoẻ mạnh, no ấm
và hạnh phúc.
Về ma chay: Người Hà Nhì không chôn cất người chết vào mùa mưa, vào
mùa mưa nếu có chôn cất thì cũng chỉ là quan tài của người được treo xuống

10
huyệt nhưng không lấp mà làm mái che để vậy, hết mùa mưa họ làm lễ chôn cất.
Theo quan niệm của họ, mùa mưa là mùa vạn vật sinh nở, đất ẩm ướt và mát vì
thế khi chôn vào mùa mưa xác người sẽ không thể tan mà xác sẽ sống lại. Với
người Hà Nhì xác chết sau một quãng thời gian dài mà sống lại là một điểm gở
đối với gia đình và dòng họ. Ngoài ra, người Hà Nhì chọn điểm huyệt bằng cách
ném trứng, trứng vỡ ở đâu thì đào huyệt ở đấy. Còn có một số lễ cúng như là lễ
cúng bản vào tháng 3 (âm lịch) và các nghi lễ nông nghiệp như lễ hội “Khu Già
Già”, ăn lúa mới…
Đó là những nét cơ bản về hệ thống tôn giáo tín ngưỡng truyền thống của
người Hà Nhì.
Về thể loại văn học dân gian: Văn học dân gian của người Hà Nhì cũng rất
phát triển bao gồm nhiều thể loại như: truyện thần kì, cổ tích, trường ca, ca dao,
thành ngữ…Dân ca, dân vũ là những hình thức được mọi lứa tuổi ưa thích. Tuy
nhiên, tất cả các tác phẩm văn học của người Hà Nhì thì không được ghi chép lại
cụ thể mà truyền miệng từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ
khác vì vậy không ai biết rõ tác phẩm ra đời vào thời kì nào và là công trình của
sáng tác tập thể. Các thể loại văn học của người Hà Nhì mang ý nghĩa sâu sắc,
đó là những tác phẩm về lòng tự hào dân tộc, giáo dục cho thế hệ trẻ về lòng yêu

quê hương, đất nước.
Các loại nhạc cụ của người Hà Nhì có trống, chiêng, đàn tính, đàn môi, sáo.
Nam nữ thanh niên Hà Nhì có điệu múa riêng theo nhịp tấu, nhạc cụ gõ. Khèn
lá, đàn môi, sáo dọc là những nhạc cụ để trai gái Hà Nhì tỏ tình với nhau. Thiếu
nữ Hà Nhì thích thổi am - ba, mét - du, tuy - huý hay nát - xi vào ban đêm.
Tiếng sáo theo quan niệm của người Hà Nhì là tiếng gọi bạn, với những ai chưa
có người yêu thì thổi sáo với ý tìm bạn đời. Còn với ai đã có người yêu rồi thì
tiếng sáo thay đối phương nói hộ rằng “anh (em) hãy ra để tâm sự cùng em
(anh)”. Con trai Hà Nhì gảy đàn “Lạ Khư” rất giỏi.
Người Hà Nhì còn có nhiều loại bài hát như: Các bà mẹ hát ru con, thanh
niên nam - nữ hát đối…có hát đám cưới, đám ma, hát mừng nhà mới, hát tiếp
khách quý, hát trong ngày tết…
Người Hà Nhì theo lịch mặt trăng chúng ta thường gọi đó là âm lịch, lịch của
người Hà Nhì mỗi năm có 12 tháng, tháng ít là 29 ngày, tháng nhiều là 30 ngày.
Tết “Ka tho tho” là một lễ tết rất quan trọng của người Hà Nhì, có ý nghĩa
và tầm quan trọng như tết nguyên đán của người Kinh, diễn ra trước tết nguyên

11
đán của người Kinh chừng trên dưới 2 tháng. Với họ, đây là thời điểm thư thái
nhất, việc đồng áng đã gọn ghẽ, còn mùa vụ sau chưa đến lúc. Việc ăn tết không
ấn định ngày nào (vào khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11) thời gian và quy mô
tổ chức là do hội đồng già làng, trưởng bản bàn bạc và thống nhất trên cơ sở các
yếu tố như: Thời tiết, mùa màng, khả năng kinh tế của mỗi gia đình…
Tết Ka tho tho của người Hà Nhì diễn ra khá sôi động. Theo phong tục,
buổi chiều tất niên mỗi gia đình mổ một con gà để cúng tiễn biệt năm cũ, đêm
đó được gọi là đêm giao thừa, khắp bản tiếng giã bánh dầy, bánh trôi thật sôi
động và làm rung cả vùng trời rừng núi. Vào đầu canh ba, nhà nhà thi nhau mổ
lợn, họ quan niệm rằng nhà nào mổ lợn xong sớm, chọc tiết lợn một lần được
ngay thì sang năm sẽ phát tài phát lộc, cuộc sống no ấm, con cháu sum vầy. Tết
diễn ra chừng 4 tuần lễ, suốt một tuần đó ngày cũng như đêm tưng bừng, nhộn

nhịp, trẻ thơ, nam nữ thanh niên vui chơi, hẹn hò, người già thì kể lại cho nhau
nghe những câu chuyện về lai lịch dòng tộc từ 9, 10 đời trước hoặc nói về những
ước nguyện sâu xa, về dâu hiền cháu thảo…
Ngoài ra, đồng bào Hà Nhì còn một số tết như tết tháng 6 khu già già.Tết
diễn ra vào thời điểm cuối hè khi cây lúa bắt đầu lên đồng, ngô gieo đã lên xanh
với ý nghĩa cầu mong một vụ mùa bội thu. Bằng các nghi lễ cổ truyền, người Hà
Nhì thể hiện sự tôn kính đối với thần rừng, núi, trời và thần đất.
Về các trò chơi giải trí: Trẻ em Hà Nhì thích chơi các trò chơi đòi hỏi lòng
dũng cảm, khéo léo như đấu vật, đuổi bắt, trốn tìm, chơi cù, đu quay. Bên cạnh
đó còn có một số trò chơi giải trí như ném Còn. Ném Còn của người Hà Nhì
khác với ném Còn của người Thái. Người Hà Nhì ném Còn chỉ cần 2 đội ở cách
xa nhau đến vài chục mét, hai đội thi nhau ném, khi nhóm này ném sang thì
nhóm bên kia phải bắt quả còn, nếu bắt trượt sẽ phải cởi bỏ một thứ đồ trên
người như mũ, vòng tay, dép…Bên nào hết đồ trước thì bên đó thua.
Nói chung, những ngày lễ tết với các trò chơi giải trí đều mang ý nghĩa lành
mạnh. Nó nói lên mong ước của người dân lao động muốn làm sao cho mùa
màng bội thu, đời sống no ấm, hạnh phúc. Đồng thời cũng nhằm cải thiện phần
nào đời sống của người lao động sau những ngày lao động vất vả trên đồng
ruộng, trên nương rẫy.
Với những bản sắc văn hoá riêng, người Hà Nhì ở huyện Bát Xát - tỉnh
Lào Cai đã góp phần nhỏ bé làm phong phú thêm cho bức tranh văn hoá chung
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự quan tâm của các

12
cấp uỷ đảng, nhà nước, những tập quán cổ hủ, lạc hậu dần được loại bỏ thay
vào đó là những nếp sinh hoạt văn hoá lành mạnh, góp phần xây dựng văn hoá
huyện Bát Xát nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung ngày càng tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.







13
CHƯƠNG 2
PHONG TỤC CƯỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở
HUYỆN BÁT XÁT – TỈNH LÀO CAI

2.1. Quan niệm về tình yêu, hôn nhân của người Hà Nhì
Như chúng ta đã biết gia đình là “tế bào” của xã hội, một xã hội muốn phát
triển thịnh vượng thì cuộc sống phải ấm no, hạnh phúc, phải có những “gia đình
văn hóa”. Để xây dựng một gia đình hạnh phúc, yên bề gia thế, duy trì nòi giống
cho thế hệ mai sau thì phải bắt đầu từ một cuộc hôn nhân lành mạnh tốt đẹp.
Hôn nhân người Hà Nhì cũng không nằm ngoài mục đích đó, do vậy vấn đề tình
yêu, hôn nhân được người Hà Nhì thường xuyên quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Đối với một số dân tộc ở Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong
kiến và hủ tục lạc hậu nên nên vấn đề tình yêu, hôn nhân có nhiều rằng buộc.
Thuận theo sự sắp đặt của bố mẹ theo thông lệ “cha mẹ đặt đău con ngồi đố”
hoặc những đôi nam nữ muốn tiến đến hôn nhân phải đi bói toán để xem sự
“xung khắc” Đối với dân tộc Hà Nhì hoàn toàn không phải như vậy, do quan
niệm tốt đẹp về tình yêu, hôn nhân và các mối quan hệ xã hội mà trai gái Hà Nhì
được tự do yêu đương, tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời của mình. Đến khi được
một người thật ưng ý, tình yêu đến độ chín muồi thì cả hai mới thông báo cho bố
mẹ nguyện vọng muốn tiến đến hôn nhân. Do đó những bậc làm cha, làm mẹ người
Hà Nhì cũng không phải lo lắng đến chuyện tìm vợ, gả chồng cho con cái, chỉ cần
đợi đến ngày con cái lớn khôn và thông báo chuyện cưới hỏi mới phải lo liệu đám
cưới cho con. Đó là một quan niệm rất tiến bộ trong tình yêu, hôn nhân của người
Hà Nhì ở huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai, vừa phù hợp với quy luật tình yêu trong
sáng, tự nguyện, vừa phù hợp pháp luật Nhà Nước.

Hai cách dẫn tới hôn nhân:
- Hôn nhân được tiến hành giữa đôi trai gái trên cơ sở tình yêu đôi lứa, qua
quá trình tìm hiểu với nhau từ trước
Nam nữ Hà Nhì khi đến tuổi “trăng tròn” đã có những hiểu biết xã hội cơ
bản và làm được những công việc của người lớn thì tự ý thức được số phận của
bản thân, lo lắng cho tương lai sau này của mình và bắt đầu đi tìm một người
yêu có cùng lý tưởng sống, cùng hoàn cảnh và cùng sở thích cá nhân. Tình yêu
đôi lứa được xây dựng và lớn lên trong các lễ hội “chùm chăn”, “khu già già”,

14
“ka tho tho”, những đêm hẹn hò, hát giao duyên dưới ánh trăng tròn họ tâm
tình với nhau, kể cho nhau nghe về hoàn cảnh gia đình, ước mơ trong cuộc sống
sau này, những kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày khi tìm hiểu kỹ về
nhau, thấy có cùng chung chí hướng, tin tưởng vào nhau thì đôi trai gái quyết
định đi đến hôn nhân và cùng hẹn ước.
Lúc này, người con trai sẽ đưa cho người con gái một vật giao ước, người
con trai xin của bố mẹ hoặc anh, chị năm đồng bạc trắng, một nắm thuốc lào,
kèm theo một số đồ nữ trang tất cả được gói gọn trong một cái khăn mùi xoa
làm vật giao ước. Vật giao ước mà người con trai đưa cho người con gái được
coi là vật đính hôn đồng thời là lời thề ước sẽ ở bên nhau trọn đời. Khi người
con trai trao vật giao ước cho người con gái, người con gái không chìa tay ra
nhận ngay mà e thẹn lấy tà áo đỡ vật giao ước, điều đó nói lên rằng người con
gái đón nhận tình cảm và lời cầu hôn của người con trai bằng cả tấm lòng chân
thành và nguyện đi theo chàng trai suốt đời.
- Hôn nhân được tiến hành trên cơ sở sự tác hợp của gia đình và dòng họ
Như đã nói trên, nam nữ Hà Nhì được tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời
không bị lệ thuộc vào sự sắp đặt của bố mẹ. Tuy nhiên, nếu ai đó nhất là con trai
đã đến tuổi mười tám đôi mươi mà vẫn không tìm được cho mình một người
yêu, không thông báo cho bố mẹ chuyện lấy vợ thì bị coi là người kém cỏi, bị
bạn bè chê bai. Bố mẹ cũng lo lắng và hối thúc con. Lúc này, bố mẹ sẽ cất công

đi thăm dò, dặm hỏi vợ cho con hoặc nhờ bạn bè, anh chị của người con trai dẫn
đi tìm vợ hoặc có thể nhờ người lớn tuổi trong dòng họ, làng xóm làm mối. Đến
khi tìm được mối rồi thì bố mẹ người con trai sẽ trực tiếp đến gạn hỏi bố mẹ nhà
gái và người con gái xem có đồng ý có lấy con trai mình làm vợ hay không. Nếu
bên nhà gái đã đồng ý thì hai bên chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành lễ cưới.
Tuổi đời kết hôn và việc chọn ngày cưới
Ngày xưa, do trình độ dân trí thấp và chịu ảnh hưởng từ những quan niệm
lạc hậu mà người con trai, con gái Hà Nhì thường kết hôn ở tuổi đời còn rất trẻ,
con trai thì khoảng 16 tuổi đến 17 tuổi, con gái từ 15 tuổi đến 16 tuổi. Khi cả đôi
bên nam nữ quyết định đi đến hôn nhân thì việc chọn ngày cưới cũng rất quan
trọng. Nam nữ Hà Nhì thường kết hôn vào mùa xuân (tháng 2 âm lịch) hoặc
mùa thu (tháng 8 âm lịch), vì đây là thời gian khá rảnh rỗi của người Hà Nhì, là
thời gian trước mùa cấy và mùa gặt. Sau khi tổ chức xong lễ cưới đôi vợ chồng
trẻ sẽ bước vào mùa vụ mới, thể hiện tài lao động và sự cần cù của họ. Ngày

15
cưới phải chọn ngày lành, tháng tốt, tránh vào các ngày giỗ của ông bà, tránh
vào ngày sinh của bố mẹ và các anh chị em bên nhà gái. Đặc biệt là ngày cưới
không được trùng với ngày rồng (thìn) và ngày rắn (tỵ) trong mười hai vòng
giáp vì cả hai ngày này đều là ngày thiêng. Người Hà Nhì quan niệm ngày rồng
là ngày tốt, còn ngày rắn là ngày sinh của cả làng. Bởi vậy, trong hai ngày này
không muốn cho ai vay mượn, lấy đi thứ gì, càng không thể gả con gái mình cho
làng khác, vì đó là sự mất mát chung của cả làng. Nếu ai đó vi phạm quy tắc sẽ
bị làng phạt vạ, số lượng tùy thuộc vào hệ thống hương ước của làng.
2.2. Những công việc mà người con trai, con gái phải làm để xây dựng gia đình
Những công việc mà người con trai phải làm
Với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính, con trai Hà Nhì từ nhỏ đã
phải theo bố mẹ ra đồng học cày, theo mẹ lên nương làm rẫy, đi chăn trâu, tụ
họp bạn bè, do vậy, trước khi sang tuổi thành niên, con trai Hà Nhì đã trở nên
vạm vỡ, trưởng thành, có sức khoẻ dẻo dai, khéo léo, đảm đương được những

công việc nặng nhọc như: Đi cày, bừa, vác gỗ làm nhà, biết trình tường, rào
vườn, đào ruộng bậc thang…biết giao lưu bạn bè bốn phương để mở mang tầm
mắt, đi tìm người yêu, đi kiếm vợ.
Ở tuổi 15, 16 bố mẹ cũng thường lưu tâm dạy dỗ con trai về những kinh
nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, dạy con trai biết đan địu, đan
mâm cơm, đóng bàn ghế để sớm trở thành trụ cột trong gia đình
Nếu không làm được những công việc kể trên thì người con trai sẽ bị coi là
kém cỏi, chưa trưởng thành và thua xa bạn bè. Do đó sẽ rất khó kiếm được
người yêu và khó lấy được vợ.
Những công việc mà người con gái phải làm
Nếu người con trai Hà Nhì từ nhỏ được bố mẹ cho đi học cày bừa, biết trình
tường, đan địu thì người con gái Hà Nhì ngay từ khi mới 11 tuổi, 12 tuổi đã
được bố mẹ dạy bảo chu đáo.
Trong cuộc sống của dân tộc Hà Nhì, vai trò của người phụ nữ luôn luôn
được đề cao, người Hà Nhì quan niệm: Trong cuộc sống, nếu không có sự dung
hợp của cả nam và nữ thì sẽ không duy trì được nòi giống, xã hội sẽ mất cân
bằng, bị đảo lộn. Để xứng đáng với vai trò và vị trí của mình, con gái Hà Nhì
phải học rất nhiều việc hơn con trai trước khi làm dâu, làm mẹ và làm vợ.

16
Trước hết, các bà mẹ dạy con gái biết ăn ở sạch sẽ, gọn gàng, biết giặt giũ,
quét dọn nhà cửa, dạy con gái biết sắp xếp đồ đạc trong gia đình, dạy con cách
chăn gà, chăn vịt…dạy cách trồng các loại hoa màu. Đặc trưng kinh tế của
người Hà Nhì là sống tự cấp, tự túc vì vậy, con gái Hà Nhì phải biết trồng các
loại hoa màu và thực phẩm thiết yếu như: đỗ tương, lạc, khoai, sắn…và đặc biệt
là biết trồng ớt.
Cũng như các dân tộc khác sinh sống trên dải đất hình chữ S, tiêu chuẩn
một phụ nữ hoàn thiện của người Hà Nhì đó là biết thêu thùa, biết may vá, biết
dệt vải, xen tơ. Vì vậy, con gái Hà Nhì khi đến tuổi trưởng thành bắt buộc phải
học được cách dệt vải, thêu, may. Đầu tiên, các cô gái sẽ được mẹ dạy cho

đường kim mũi chỉ đơn giản, dần dần học các công việc khó hơn như dệt vải,
xen tơ, thêu hoa văn trên trang phục dân tộc…
Ngoài những công việc trên, một cô gái Hà Nhì muốn trở thành một cô con
dâu, người vợ, người mẹ thì phải đảm việc bếp núc, đảm các công việc “nữ
công” như: Biết gói bánh chưng, biết làm bánh dầy, biết giã gạo, biết sàng gạo,
biết chuẩn bị mâm cỗ trong ngày lễ tết. Phải học cách tiếp khách khi về nhà
chồng, biết gánh rau xuống chợ để bán. Đặc biệt, con gái Hà Nhì phải có sức
khoẻ dẻo dai để địu củi từ núi cao về nhà dự trữ để sử dụng trong những ngày
đông giá rét và mùa hè mưa tầm tã, ẩm ướt.
Chàng trai, thiếu nữ Hà Nhì được dạy dỗ, hoàn thành được những công việc
trên thì cha mẹ có thể yên tâm về con cái của mình, yên tâm cho con cái tự do đi
tìm bạn đời. Như vậy, cả con trai và con gái Hà Nhì đều có các điều kiện cần
thiết để sẵn sàng cho cuộc sống mới - cuộc sống hôn nhân gia đình
2.3. Đám cưới của người Hà Nhì
2.3.1. Công tác chuẩn bị cho đám cưới
Nếu như các dân tộc khác (Tày, Thái, Dao), sự chuẩn bị cho một đám cưới
đòi hỏi nhiều giai đoạn phức tạp, lắm đồ sính lễ, tốn nhiều tiền của dẫn đến tình
trạng phải chờ đến khi có đủ tiền rồi mới cưới được vợ. Đám cưới của người Hà
Nhì đơn giản hơn rất nhiều, không đòi hỏi nhiều lễ vật và khâu đoạn rườm rà.
Người xưa có câu: “Chỉ cần một con gà trống, ba quả trứng, ba bọc xôi có thể
cưới được vợ về nhà”. Nói như thế không có nghĩa trong đám cưới của người Hà
Nhì không cần sính lễ, thiếu đi các lễ nghi truyền thống. Trong đám cưới của
người Hà Nhì vẫn có nghi lễ thách cưới, các công đoạn, lễ nghi độc đáo như lễ
đón dâu, lễ cúng bái tổ tiên, lễ lại mặt, vừa hợp lí, tương tấp nhưng lại giản đơn

17
tiết kiệm. Do đó, bất cứ chàng trai Hà Nhì nào dù hoàn cảnh có khấm khá hay
nghèo khó đều có thể lấy được vợ.
Đám cưới của người Hà Nhì chia làm hai lần cưới, lần cưới thứ nhất là đám
cưới bên nhà trai, lần cưới này đơn giản và không tốn kém, sau lần cưới này đôi

trai gái chính thức trở thành vợ chồng. Lần cưới thứ hai, cưới bên nhà gái. Lần
cưới này được tổ chức sau lần cưới thứ nhất từ 5 đến 6 tháng hoặc có thể lâu
hơn, không bị giới hạn về thời gian, cho đến khi nào nhà trai đã làm ăn khấm
khá mới tổ chức lần cưới thứ hai. Vì ở lần cưới thứ hai này đòi hỏi phải chuẩn bị
nhiều lễ vật, tốn nhiều tiền của hơn lần cưới thứ nhất.
Sự chuẩn bị cho đám cưới lần 1 (bên nhà trai)
Con trai Hà Nhì sau khi đã tìm được người yêu thì cùng người yêu chọn
ngày cưới thích hợp rồi đến nhờ bạn bè hoặc anh, chị, em báo giúp cho bố mẹ
biết là mình muốn lấy vợ. Việc thông báo sẽ cưới vợ cho bố mẹ có thể cách 3
ngày trước khi cưới, cũng có trường hợp chỉ cách có 1 ngày.
Do con trai báo tin mừng “đột ngột”, bố mẹ không có sự chuẩn bị từ trước
nên việc chuẩn bị diễn ra khẩn trương và nhanh gọn. Trong nhà có con lợn, con
gà béo nào thì bố mẹ đem ra mổ, hàng xóm láng riềng cũng góp gạo, góp rau,
góp gà…để mừng cho lễ cưới của đôi bạn trẻ. Đại thể ở lần cưới thứ nhất này
gồm có: một con lợn (khoảng 40 - 50kg), một con gà trống, một gói xôi, nếu nhà
nào có điều kiện thì sự chuẩn bị có thể nhiều hơn.
Ngoài ra, bố mẹ chú rể phải đi tìm hai người phụ nữ có tuổi trong làng để
giữ nhiệm vụ “bà đón dâu”, chú rể phải tìm một người bạn thân nhất để làm
“phù rể”, cùng chú rể đi rước dâu bên nhà gái. Một cô đón dâu nữa không thể
thiếu trong đoàn đón dâu, và cô đón dâu này thường là em gái của chú rể.
Đối với bên nhà gái, người cô cũng báo tin “đột ngột” và trước ngày cưới 2
đến 3 ngày, khoảng thời gian ấy, bố mẹ nhà gái dạy con cách búi tóc, dạy con
gái cách làm dưa chua, chuẩn bị cho con bộ trang phục mới mặc trong ngày
cưới, một cái túi đeo cũng là vật không thể thiếu trong hành trang người thiếu nữ
Hà Nhì về nhà chồng.
Sự chuẩn bị cho đám cưới lần 2 (bên nhà gái)
Đám cưới lần thứ hai bên nhà gái thường được tổ chức sau đám cưới bên
nhà trai từ 5 đến 6 tháng, khi nhà trai đã chuẩn bị đầy đủ đồ sính lễ theo yêu cầu
của nhà gái. Tuy nhiên, lần cưới thứ hai này không giới hạn về thời gian, có


18
những gia đình không có đủ điều kiện nên sau một năm, hai năm mới tổ chức
đám cưới lần thứ hai, hoặc có thể lâu hơn, có những cặp vợ chồng sau khi đã lên
chức ông bà mới tổ chức đám cưới lần hai
Ở lần cưới này, do chủ động được thời gian nên được nhà trai chuẩn bị kĩ
lưỡng, chu đáo hơn ở lần cưới thứ nhất cả về vật chất lẫn tinh thần. Trước khi
dẫn cưới về nhà gái một ngày nhà trai đã chuẩn bị đầy đủ số lễ vật sau: Một con
lợn (khoảng 60 kg), 100 gói xôi được ghép đôi, khoảng 60 lít rượu, 30 đồng bạc
trắng, 1.000.000 tiền mặt, 2 con gà, 4 chai rượu nhỏ. Số rượu, đồng bạc và tiền
mặt có thể thay đổi hơn hoặc kém để phù hợp với điều kiện của nhà trai. Ngoài
ra nhà trai còn phải mời hai người đàn ông đứng tuổi trong làng làm hai ông mối
(Dế mù), làm nhiệm vụ dẫn cưới sang nhà gái. Bên nhà gái cũng được nhà trai
báo trước ba ngày nên việc mời họ hàng, chuẩn bị đám cưới cũng chu đáo, đầy
đủ hơn.
2.3.2. Trang phục của cô dâu – chú rể
Trong ngày cưới cô dâu chú rể mặc trang phục truyền thống. Người Hà Nhì
quanh năm chỉ sử dụng một kiểu trang phục duy nhất. Chính vì vậy mà bộ trang
phục này thường được dùng luôn trong ngày cưới lẫn những dịp lễ tết, hội hè,
ma chay…
Cô dâu mặc chiếc áo màu xanh truyền thống có tà áo dài nhọn đằng sau.
Ngoài chiếc áo cánh với gam màu chủ đạo là màu xanh của thiên nhiên mặc bên
ngoài, cô dâu sử dụng chiếc yếm mặc thêm bên trong và hơi lộ ra ngoài để hở
những họa tiết, hoa văn riêng. Trang phục của cô dâu nổi bật với những đường
viền lượn cong như sóng nước và mây vờn. Những bông hoa được làm thủ công
bằng bạc nổi bật lên trên nền xanh đen của bộ áo. Những chiếc khuy vải cũng
được tạo hình bông hoa để liên kết mảnh yếm lại. Phần cánh tay của chiếc áo, ở
đó tập trung thêu thêm những họa tiết đặc trưng của dân tộc mình vào đây. Một
điều quan trọng là muốn hoàn thiện bộ trang phục phụ nữ mặc ngày đi lấy chồng
thì thường phải mất tới khoảng hơn một tháng làm thủ công, trong đó việc thêu
thêm những hoa văn tại cánh tay áo mất tới cả tuần lễ. Cô dâu bít tóc lẫn những

cuộn chỉ màu đen cuốn qua đầu, trên đỉnh đầu đội chiếc khăn được đan bởi
những bàn tay khéo léo của cô thôn xóm núi.
Đối với trang phục của chú rể, quần áo của họ thường màu đen có viền cổ
màu xanh, trên đầu là chiếc khăn vấn thay cho chiếc mũ đội đầu, vừa có tác

19
dụng che nắng và thấm mồ hôi. Hàng cúc áo bằng vải cài trước ngực tương đối
đơn giản, dễ làm. Cả cô dâu và chú rể đều mặc quần đen, ống to truyền thống.
2.3.3. Tổ chức đám cưới của người Hà Nhì
Tổ chức đám cưới bên nhà trai (Dí Bà Đú)
- Chàng trai đi rước dâu:
Đến ngày cưới không khí trong nhà vui rộn hẳn, người Hà Nhì có câu:
“nhộn như cô gái cưới chồng”, trong nhà đâu đâu cũng tiếng cười nói, tiếng
chúc tụng, tiếng trẻ con đùa nghịch, tiếng gà, tiếng lợn vang rọi cả vùng chân
trời mờ xa. Tất cả đã ở thế sẵn sàng cho lễ kết duyên giữa đôi “nam thanh nữ
tú”, cho buổi kết nạp một thành viên mới trong gia đình.
Lễ đón dâu của người Hà Nhì diễn ra không phức tạp, không nhiều công
đoạn như một số dân tộc khác, mà chỉ có hai người: Chú rể và phù rể. Hai người
âm thầm đến địa điểm đã thoả thuận để đón dâu.
Trước khi về nhà chồng, cô dâu được bố mẹ trang điểm, chuẩn đồ dùng cần
thiết, dặn dò những lễ nghi, phép tắc. Bà mẹ dạy con những kiến thức cơ bản về
sức khoẻ sinh sản, cách tự chăm sóc bản thân và những bí quyết để giữ gìn, xây
dựng hạnh phúc gia đình.
Một điều đặc biệt riêng có của người Hà Nhì là trong lần cưới thứ nhất này,
bên nhà gái không tổ chức một hoạt động, lễ nghi gì mừng con gái đi lấy chồng.
Các thành viên trong gia đình vẫn làm các công việc thường nhật và cứ coi như
trong nhà không có chuyện gì xảy ra cả. Ngược lại, với người mẹ của cô dâu thì
đây còn là một sự mất mát lớn, bởi vì người mẹ đã nuôi nấng, dưỡng dục con
gái từ ngày còn thơ bé đến ngày lấy chồng. Sau khi lấy chồng người con gái sẽ
trở thành thành viên của một gia đình khác và bắt đầu cuộc sống mới, hai mẹ

con sẽ sống xa nhau, sẽ không còn chung sống dưới một mái nhà. Đối với cô
dâu, ngày xuất giá cũng không kém phần buồn và âu lo, vì từ đây cô sẽ sống
những ngày tháng xa nhà xa bố mẹ, một cuộc sống hoàn toàn mới bên nhà
chồng. Ngày xuất giá cô dâu ôm mẹ khóc được coi là lời cảm ơn công ơn nuôi
dưỡng sinh thành của cha mẹ, đồng thời cũng là lời hứa với bố mẹ rằng con gái
làm tròn bổn phận của người con dâu, người vợ, người mẹ khi về nhà chồng.
Hành trang về nhà chồng của cô dâu Hà Nhì là một bọc xôi to do mẹ gói
cho bằng lá chuối. Bọc xôi như là sự đồng ý, nhất trí của bố mẹ nhà gái về việc
gả con gái của họ cho gia đình chú rể. Đưa tiễn cô dâu là hai phù dâu, là hai

20
người bạn thân thiết với cô dâu từ nhỏ. Theo phong tục của người Hà Nhì, bố
mẹ cô dâu phải làm một mâm cỗ để mời hai phù dâu trước khi đưa tiễn cô dâu
lên đường về nhà chồng. Hai phù dâu mang theo lời dặn dò, lời chúc phúc của
bố mẹ cô dâu đến chú rể và đưa cô dâu đi một đoạn đường dài, đến địa điểm mà
hai bên đã hẹn nhau trước.
Khi hai bên đã gặp nhau tại điểm hẹn, chú rể sẽ ra một câu đối mang ý
nghĩa cầu hôn:
“À chu già mì ma
A co lọ ha mế mà bu théo
Ngà bơ lẹ tì chuu mà cha
Tí mế lệ a co nò nghế nga
A đu chị tì co chúu hù chuu ý ka
Ngà bơ tì co gụ ly ka?”
Dịch nghĩa:
“Hỡi cô em gái nhà người
Anh đây chân lấm tay bùn
Con nhà bố mẹ nghèo khó
Nhưng anh thương em thật lòng
Chúng ta cùng xây hạnh phúc

Em có cùng anh về nhà?”
Người con gái nghe vậy cũng e thẹn đáp lại:
“Ê chị bơ à nhí ế co
Nga chị lệ nô chị à mê thề nga
Ngà lệ a có chị nghé
Nu chị no co gụ ly chị bo
Nò bơ má bi gụ ly”.
Dịch nghĩa:
“Hỡi anh con trai nhà người
Em cũng phận thấp bé

21
Cũng nhà bố mẹ nghèo khó
Đã thương anh từ thuở nào
Muốn cùng anh xây đắp hạnh phúc
Anh có cho em cùng về?”
Sau lời đối đáp cầu hôn đầy áp tình cảm giữa cô dâu và chú rể, hai phù dâu
sẽ chuyển tới chú rể lời dặn dò, lời chúc hạnh phúc của mẹ vợ và cuối cùng họ
chúc đôi bạn trẻ trăm năm hạnh phúc rồi quay trở về làng. Cô dâu, chú rể và phù
rể tiếp tục hành trình rước dâu về làng chú rể.
- Rước cô dâu vào nhà:
Khi chú rể và phù rể rước dâu đến đầu làng (chú rể), em gái chú rể đã đợi
sẵn ở đó để đón cô dâu về nhà. Việc cô em gái ra đầu làng đón chị dâu là một
việc làm thể hiện sự vui mừng, mong ngóng của cả nhà, của các anh chị em
trong gia đình. Ngay sau khi gặp, cô em gái sẽ tâm sự, hỏi thăm chị nhằm hiểu
chị hơn cũng như mong muốn chị em trong gia đình sẽ sớm hoà nhập, thân thiết
với nhau.
Ở gia đình chú rể, lúc này mọi thứ đã ở thế sẵn sàng để đón dâu, mâm cỗ đã
chuẩn bị xong xuôi, khách khứa đã đến đông đủ. Hai bà đón dâu cũng đã ở vị trí
đón dâu.

Khi đoàn đón dâu tới cổng nhà thì em gái chú rể chạy nhanh vào nhà để báo
tin cô dâu đã đến. Khi đoàn đón dâu đến cửa ngoài, một bà đón dâu đã xách xô
nước chờ sẵn để làm lễ rửa chân tay, bà đón sẽ lấy gáu múc nước để cô dâu, chú
rể và phù rể lần lượt rửa chân tay, việc làm này mang ý nghĩa gột rửa hết bụi
bặm và những gì không may mắn, không tốt trên người họ trên đường đón dâu,
sau lễ rửa chân tay cô dâu sẽ bước những bước chân đầu tiên vào nhà chồng.
Cô dâu vào đến gian ngoài, một bà đón dâu khác (bà đón dâu thứ 2) đứng
chờ và cầm sẵn một cái Địu, rồi đưa lên vai cô dâu để cô dâu địu vào nhà trong,
bà đón thứ 2 này phải có tư chất đứng đắn, tiểu sử bản thân trong sáng, đặc biệt
phải có lịch sử hôn nhân trong sạch, chỉ có một đời chồng, tuyệt đối không được
lấy người đã tái giá, bởi vì chiếc địu bà đón đưa cô dâu là chiếc địu hạnh phúc,
bố mẹ và dòng họ ai cũng mong và chúc cô dâu có một cuộc hôn nhân tốt đẹp
như bà đón. Khi vào đến gian nhà trong thì cô dâu đột ngột bỏ chiếc địu xuống,
lúc này chú rể phải nhanh tay đỡ cái Địu trên lưng vợ xuống và treo lên giá, việc
làm này thể hiện cách làm quen với lao động của cô dâu ở môi trường mới, đồng

22
thời nhà trai muốn thử cách mang địu của con dâu xem con dâu có lành việc
đồng áng, việc “nữ công” không? việc chú rể đỡ cái Địu cũng thể hiện sự quan
tâm, chia sẻ công việc giữa vợ chồng, đồng thời cũng thể hiện vai trò trụ cột của
người chồng: nâng đỡ, chở che, bảo vệ người thân, gia đình. Ví như là một lời
hứa để cô dâu an tâm gửi gắm cả cuộc đời ở chú rể. Trong lúc cô dâu bỏ địu
xuống đột ngột mà chú rể không đỡ kịp thì người ta sẽ chê chú rể chập chạp,
kém cỏi.
Sau khi đỡ Địu xuống, em gái chú rể dẫn cô dâu đi tâm sự, trò chuyện. Chú
rể sẽ tự tay cắt tiết một con gà trống để thông báo cho tổ tiên, ông bà biết về
chuyện cưới vợ của mình.
Sau khi cắt tiết, gà đã luộc chín, anh trai của chú rể sẽ đại diện cho em trai
mình làm lễ cúng tổ tiên, tất cả mọi người trong nhà từ già đến trẻ đều phải
hướng lên bàn thờ, quỳ xuống và lạy một lạy. Lạy xong anh trai chú rể sẽ đem

cả rượu, thịt đi mời từng vị khách để cùng ăn mừng.
Sau lễ cúng tổ tiên, bố mẹ sẽ chuẩn bị một mâm cơm gồm có: Một gói xôi
mà cô dâu đem theo từ nhà, bốn bát con xếp đối diện với nhau, 2 đôi đũa, trong
4 bát con, 2 bát bên trái sắp xôi, 2 bát bên phải mỗi bát sắp một cái đùi gà. Hai
đôi đũa được sắp dọc ở giữa 2 bát xôi và 2 bát đùi gà. Sau đó, cắt đôi một quả
trứng luộc, chia cho mỗi bát xôi nửa quả, nhưng nửa quả của bát này phải úp
xuống và nửa quả ở bát kia sẽ ngửa lên.
Sau khi đã sắp xong như trên thì thực hiện bước tráo đổi trình tự sắp xếp
như sau:
Bát xôi bên dưới ở phía bên trái sẽ đổi với bát đùi gà bên dưới ở phía bên
phải để cả hai bên trái và bên phải mỗi dãy đều có cả xôi và thịt, sau đó lại đổi vị
trí 2 đôi đũa với nhau, tiếp đó sắp lại chúng từ chiều dọc xuống chiều ngang.
Cuối cùng, cô dâu và chú rể sẽ phải thực hiện nghi thức ăn, chú rể sẽ ăn xôi và
đùi gà bên phải, có nửa quả trứng úp xuống. Còn cô dâu sẽ phải dùng xôi và thịt
bên tay trái, có nửa quả trứng ngửa lên.
Việc sắp và tráo đổi vị trí của bát xôi, đôi đũa như trên về bề ngoài có vẻ
phức tạp và không có ý nghĩa gì, nhưng theo quan niệm của người Hà Nhì thì
đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với cô dâu và chú rể trong ngày
cưới của họ. Sự phân chia trên thể hiện một quan niệm sống bình đẳng, có vai
trò và nghĩa vụ như nhau giữa hai người (vợ và chồng). Đồng thời, là sự quyết

×