Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THỰC DÂN MỚI CỦA MĨ Ở PHILIPPIN (1898 - 1946) - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.72 KB, 53 trang )


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC



HOÀNG THANH VÂN




QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THỰC DÂN
MỚI CỦA MĨ Ở PHILIPPIN (1898 - 1946)






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







SƠN LA, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





HOÀNG THANH VÂN



QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI
CỦA MĨ Ở PHILIPPIN (1898 - 1946)




CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đặng Thị Hồng Liên





SƠN LA, NĂM 2013

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc đến cô giáo - Thạc sĩ Đặng Thị Hồng Liên, cô đã theo sát và tận tình giúp đỡ
em trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, tổ Lịch sử
thế giới, thư viện trường đại học Tây Bắc đã giúp đỡ nhiệt tình trong việc tìm
kiếm tài liệu, thực hiện khóa luận.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình, tập thể
lớp K50 đại học sư phạm Lịch sử và toàn thể bạn bè đã luôn nhiệt tình ủng hộ,
giúp đỡ em.
Khóa luận được hoàn thành còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ
bảo góp ý của các thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2013
Người thực hiện
Hoàng Thanh Vân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, phạm vi, cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3
3.1. Mục đích nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
3.3. Cơ sở tư liệu. 4
3.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… ……4
4. Đóng góp của đề tài 4
5. Kết cấu đề tài 4
NỘI DUNG………………………… ……………………………………… 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ RA ĐỜI VÀ BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA THỰC
DÂN MỚI CỦA MĨ 5

1.1. Cơ sở ra đời của chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ 5
1.1.1. Sự phát triển của kinh tế nước Mĩ 5
1.1.2. Quá trình phân chia thuộc địa của thực dân phương Tây đến giữa thế
kỷ XIX 8
1.1.3. Nước Mĩ với nhu cầu tìm kiếm thuộc địa 10
1.2. Những biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ 13
1.2.1. Học thuyết Mơnrô (1823) 13
1.2.2. Chính sách “cây gậy lớn” và chính sách “ngoại giao đôla” 15
1.2.3. Chính sách “mở cửa” 17
1.2.4. Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898) 18
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THỰC DÂN MỚI
CỦA MĨ Ở PHILIPPIN (1898-1946) 20
2.1. Khái quát về đất nước Philipppin 20
2.2. Philippin trước sự xâm lược của Mĩ 24
2.3. Quá trình xâm lược của thực dân Mĩ ở Philippin (1898–1903) 27
2.4. Chính sách thực dân mới của Mĩ ở Philippin (1903 – 1946) 30
2.5. Hệ quả của chính sách thực dân mới của Mĩ đối với Philippin (1898 –
1946) 42
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….…47

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XV – XVI, các cuộc phát kiến địa lí diễn ra do người châu Âu tiến
hành. Đây là sự kiện làm biến đổi nhận thức của con người về thế giới. Các cuộc
phát kiến địa lý không chỉ tìm ra con đường sang phương Đông buôn bán mà
còn thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên trong lịch sử loài người.
Điều này đã mang lại cho thương nhân châu Âu sự giàu có. Giai cấp tư sản ngày
càng lớn mạnh lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cuộc cách mạng tư sản,

trực diện tấn công lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ, lỗi thời với quan hệ sản
xuất lạc hậu, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
Năm 1511, thực dân Bồ Đào Nha xâm chiếm bán đảo Malăcca được coi là
mốc mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân. Chủ nghĩa thực dân là sản
phẩm của chế độ tư bản chủ nghĩa, là vết nhơ trong lịch sử nhân loại bởi nó đã tạo
ra thời kì đầy bi thương cho các dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh. Trong suốt một thời
gian dài, thuộc địa được coi là thước đo sức mạnh của các nước tư bản bởi vậy
những nước tư bản phát triển đều đua nhau đi tìm kiếm, xâm lược thuộc địa.
Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước thực dân đã áp dụng những
chính sách cai trị khác nhau để hình thành nên các khái niệm “chủ nghĩa thực
dân cũ” và “chủ nghĩa thực dân mới”. “Chủ nghĩa thực dân cũ” là sự xâm lược
và thống trị thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trước chiến tranh thế giới thứ hai
(1939 - 1945). Các nước tư bản, đế quốc đem quân đi xâm chiếm, xóa bỏ nền
độc lập các nước, đặt bộ máy cai trị trực tiếp, dùng giai cấp phong kiến thống trị
cũ làm tay sai bù nhìn cho chúng để đàn áp, bóc lột nhân dân. Chế độ thực dân
đã đàn áp, bóc lột nhân dân thuộc địa rất dã man, tàn khốc nên phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ sau Cách mạng
tháng Mười Nga thắng lợi (1917). Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954) ở
Việt Nam đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ. “Chủ nghĩa
thực dân mới” là chính sách thực dân của chủ nghĩa đế quốc trong điều kiện sụp
đổ của hệ thống thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ hai. Với chủ nghĩa thực
dân mới, các nước chuyển từ sự chiếm đóng cai trị trục tiếp sang sử dụng những
biện pháp tinh vi, xảo quyệt hơn nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc
thế giới như dùng bọn tay sai người bản xứ lập chính quyền thống trị nhân dân
với sự viện trợ về kinh tế, quân sự của các nước đế quốc và hoàn toàn phụ thuộc
vào chúng với danh nghĩa độc lập.
Trên thực tế, chủ nghĩa thực dân mới ra đời sớm hơn rất nhiều. Chủ nghĩa
thực dân mới xuất hiện đầu tiên ở Mĩ và được áp dụng trong suốt quá trình bành

2

trướng, xâm lược và cai trị thuộc địa của đế quốc này. Đây là bước đi khác biệt
của đế quốc Mĩ do là nước đi sau trong cuộc đua tranh giành thuộc địa. Trong đó ở
châu Á, chủ nghĩa thực dân mới được áp dụng ở Philippin từ rất sớm so với các
nước khác. Quá trình xâm lược và cai trị Philippin đã thể hiện rõ bản chất của chủ
nghĩa thực dân mới Mĩ.
Việc nhận thức về hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ nghĩa thực dân mới của
Mĩ và việc áp dụng chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở Philippin có ý nghĩa cả về
mặt khoa học và thực tiễn: Chính sách thực dân mới của Mĩ đã để lại những hậu
quả hết sức nặng nề đối với các nước thuộc địa, phụ thuộc của Mĩ mà đến ngày
nay vẫn chưa khắc phục được hoàn toàn. Hiện nay, hệ thống thuộc địa bị sụp đổ,
chủ nghĩa thực dân không còn nhưng những biểu hiện của chủ nghĩa thực dân
trá hình vẫn tồn tại ở nhiều nước, nhiều khu vực. Việc nghiên cứu sẽ giúp người
đọc thấy rõ hơn về chủ nghĩa thực dân mới ở Mĩ và liên hệ với tình hình thế giới
hiện tại. Việc áp dụng chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ trong cuộc chiến tranh
xâm lược tại Philippin thấy được chủ nghĩa thực dân mới trên thực tế, qua đó
người đọc có thể so sánh với cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam
(1954 – 1975) trong cùng khu vực. Ngoài ra, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo
phục vụ cho quá trình dạy học ở trường phổ thông, góp phần giáo dục lòng yêu
nước, tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ Tổ quốc trước những âm mưu thủ đoạn mới
của kẻ thù.
Với những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Quá trình thực hiện chính sách
thực dân mới của Mĩ ở Philippin (1898 – 1946)” làm khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, việc nghiên cứu về lịch sử, đất nước, con người Philippin ngày
càng được nhiều nhà nghiên cứu và giới sử học Việt Nam quan tâm. Rất nhiều
công trình nghiên cứu đã đề cập đến giai đoạn lịch sử của Philippin từ năm
1898-1946 nhưng chưa đi vào cụ thể quá trình xâm lược và những chính sách
thực dân mới mà Mĩ thực hiện ở đất nước này. Tuy nhiên mỗi tác phẩm lại đề
cập đến những khía cạnh khác nhau.

Từ năm 1899 đến năm 1946 là một thời kì dài của đất nước Philippin phải
chịu ách cai trị của thực dân Mĩ. Những chính sách thực dân mới của Mĩ đã thực
hiện để lại hậu quả hết sức nặng nề. Quá trình Mĩ xâm lược và cai trị được đề
cập trong một số tác phẩm như tác phẩm của Cao Minh Chơng “Cộng hòa
Philippin” viết năm 1989, cuốn sách đã khái quát toàn bộ lịch sử Philippin từ
thời kì đầu trong đó có quá trình Mĩ xâm lược và những chính sách cai trị của

3
Mĩ giúp hình dung được những chính sách cơ bản mà Mĩ áp dụng ở Philippin,
tuy nhiên đó chỉ là những vấn đề sơ lược nhất.
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn, quốc gia – Viện nghiên cứu Đông
Nam Á cũng đã xuất bản hai ấn phẩm đó là “Tìm hiểu lịch sử - văn hóa
Philippin” tập một xuất bản vào năm 1996 và tập hai xuất bản vào năm 2001 tại
nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội. Trong hai tác phẩm không chỉ đề cập về
đất nước, con người, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, văn học, tôn giáo mà còn
trình bày về lịch sử, kinh tế Philippin. Nếu ở tập một, tác giả Cao Minh Chơng
đã khái quát về “Qua các thời kì lịch sử của Philippin” và Nguyễn Thanh
Nguyên cũng đề cập đến nền kinh tế của Philippin trong các thời kì trong đó có
giai đoạn 1899 – 1946. Ở tập hai các tác giả lại đề cập đến những vấn đề cụ thể
hơn như vấn đề “Cộng hòa Philippin: Lịch sử lập hiến và cơ quan lập pháp”; về
tầng lớp tiên tiến của Philippin giai đoạn trước và trong cách mạng 1896 – 1901;
hay đặc điểm quan hệ đối ngoại của Cộng hòa Philippin, những vấn đề này đã
phần nào đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan đến những chính sách cai trị của
thực dân Mĩ ở Philippin.
Cuốn sách “Các nước Đông Nam Á” do nhà xuất bản Sự Thật phát hành
năm 1974 đã trình bày sơ lược lịch sử địa lí các nước ở khu vực Đông Nam Á
trong đó có Philippin cũng là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu về vấn đề
này nhìn nhận và đánh giá với các nước trong khu vực vào cùng thời kì.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí
khoa học khác đề cập đến nhiều vấn đề trong giai đoạn lịch sử này của Philippin

cũng đã nêu lên những chính sách thực dân mới của Mĩ áp dụng ở Philippin.
Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về các chính
sách thực dân mới của Mĩ ở Philippin - một trong những nước đầu tiên chịu hình
thức cai trị chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Quá
trình thực hiện chính sách thực dân mới của Mĩ ở Philippin (1898 – 1946)” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, phạm vi, cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ hoàn cảnh ra đời, biểu hiện của chủ nghĩa
thực dân mới mà Mĩ đi đầu và việc áp dụng nó trong chiến tranh xâm lược, quá
trình cai trị của Mĩ ở Philippin.



4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, khóa luận nghiên cứu quá trình áp dụng chủ nghĩa thực dân
mới của Mĩ ở Philippin.
Về thời gian, khóa luận tìm hiểu trong giai đoạn thực dân Mĩ tiến hành xâm
lược và cai trị Philippin cho đến khi đất nước Philippin giành độc lập từ năm
1898 đến năm 1946.
3.3. Cơ sở tư liệu
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu đó là:
Các tài liệu về chính sử, các công trình nghiên cứu khoa học lịch sử, các tạp chí
lịch sử, sách báo về sử học. các tư liệu điện tử.
Tất cả đều là nguồn tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu các vấn đề đặt ra
trong đề tài của tôi.
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
khóa luận được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương

pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
Ngoài ra để làm sáng tỏ vấn đề, khóa luận còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khác như phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá.
4. Đóng góp của đề tài
Hoàn thành đề tài này sẽ cung cấp cho người đọc những hiểu biết về cơ sở
sự hình thành, biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ và việc áp dụng
chính sách thực dân mới ở Philippin, những hậu quả và ảnh hưởng đến giai đoạn
sau này khi Philippin giành độc lập và phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, khóa luận cung cấp thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho quá
trình dạy và học ở trường phổ thông.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, nội dung chính của khóa luận gồm
có hai chương:
Chương 1. Cơ sở ra đời và biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ
Chương 2. Quá trình thực hiện chính sách thực dân mới của Mĩ ở Philippin
(1898 – 1946)

5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ RA ĐỜI VÀ BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA
THỰC DÂN MỚI CỦA MĨ

1.1. Cơ sở ra đời của chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ
1.1.1. Sự phát triển của kinh tế nước Mĩ
Năm 1492, Crixtốp Côlômbô thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên của
mình. Ông đã tìm ra con đường đi đến châu Mĩ. Cũng từ sau cuộc phát kiến địa
lí, các nước thực dân châu Âu thực hiện xâm lược thuộc địa ở châu lục này. Tây
Ban Nha là tên thực dân tiên phong trong việc xác định quyền lợi của mình ở
đây. Tiếp đó là người Pháp, Hà Lan, Anh, trong đó thực dân Anh đã chiếm được
nhiều thuộc địa nhất.

Năm 1752, thực dân Anh đã thành lập được 13 thuộc địa ở miền Đông Bắc
Mĩ. Anh đã thiết lập chế độ cai trị, tiến hành bóc lột một cách hà khắc đối với
người dân ở đây. Chính những chính sách đó dẫn đến phong trào đấu tranh
mạnh mẽ của quần chúng nhân dân. Cuộc chiến tranh giành độc lập của các
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ diễn ra từ năm 1775 đến 1783 giành thắng lợi. Đây là
sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn bởi nó đã xóa bỏ nền thống trị của
Anh, giành độc lập hoàn toàn cho các bang, khai sinh ra quốc gia dân tộc tư sản
đầu tiên ở châu Mĩ với tên gọi “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”.
Cuộc chiến tranh này về thực chất là cuộc cách mạng tư sản lần thứ nhất của
nước Mĩ, bởi lẽ cuộc chiến tranh không chỉ giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc
mà còn giải quyết nhiệm vụ kinh tế - xã hội của một cuộc cách mạng dân chủ tư
sản, thủ tiêu nền thống trị của giai cấp quý tộc, địa chủ Anh, xóa bỏ sự tồn tại của
những hình thức bóc lột tiền phong kiến và những yếu tố phong kiến trong nông
nghiệp mở đường cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Với vị trí thuận lợi, điều kiện tự nhiên phong phú, đất đai rộng, giàu tài
nguyên thiên nhiên, cùng với việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp Anh đã thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển.
Mĩ là nước khổng lồ, có diện tích gần 9,3 triệu km² rộng thứ tư trên thế giới
Mĩ nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ, ở phía tây và bắc bán cầu, được bao bọc bởi
hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Đất nước này có
những đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho việc
phát triển nông nghiệp với các loại cây: bông, thuốc lá, lúa,… như đồng bằng

6
sông Mitsisipi. Vùng núi và cao nguyên tập trung ở phía Đông và Tây, mặc dù
không thuận lợi cho nông nghiệp nhưng ở đây ưu thế về tài nguyên rừng và tập
trung phần lớn khoáng sản của cả nước.
Mĩ rất giàu có về khoáng sản, đứng thứ hai trên thế giới (sau Liên Xô) về
trữ lượng than đá và là một trong những nước đứng đầu về trữ lượng giàu mỏ và
khí tự nhiên. Ngoài ra còn có kim loại màu như đồng, chì, kẽm, uraniom,

vàng,…
Về khí hậu, Mĩ chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới lục địa, khí hậu nhìn
chung điều hòa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Chính những điều kiện trên là tiền đề cho nền kinh tế Mĩ có điều kiện
phát triển.
Trong thời kì là thuộc địa của nước Anh, bên cạnh những hậu quả mà thực
dân Anh mang lại khi thực hiện chế độ cai trị hà khắc và bóc lột nặng nề thì
cũng làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã du nhập vào 13 thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ, làm cho công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp phát triển
nhanh chóng so với thời kì trước. Các bang không những tự túc được nhu cầu
lương thực, thực phẩm của mình mà còn có thừa để xuất khẩu sang châu Âu với
số lượng ngày càng lớn với các mặt hàng như: ngũ cốc, thuốc lá, bông,… Trong
công nghiệp, đã xuất hiện các công trường thủ công tư bản chủ nghĩa dưới hai
hình thức tập trung và phân tán, nằm rải giáp dọc các miền ven biển niềm Bắc
như sản xuất rượu, làm bột, thủy tinh, luyện sắt,… Đặc biệt là phát triển ngành
công nghiệp đóng tàu. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, nền thương
nghiệp Bắc Mĩ cũng ngày một thịnh vượng. Nhiều hàng hóa công nhiệp, nông
phẩm đã được xuất sang châu Âu và Đông Ấn Độ. Giữa 13 bang với các thuộc
địa của Anh cũng có sự trao đổi hàng hóa ngày càng nhộn nhịp.
Nền kinh tế Mĩ sau khi giành độc lập có bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt
vào đầu thế kỉ XIX, Mĩ tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng công
nghiệp Anh. Các phát minh của Anh đã tràn sang Mĩ khiến cho việc sản xuất
hàng hóa bằng máy móc cũng tăng lên nhanh chóng. Công cuộc công nghiệp
hóa tiến hành đầu tiên trong ngành dệt, sau đó lan sang các ngành khác như công
nghiệp nặng, luyện kim, đường sắt. Trước năm 1783, nền kinh tế Mĩ vẫn phụ
thuộc vào Anh nhưng từ năm 1830 đến năm 1837, trong công nghiệp, sản lượng
gang tăng 51%, than tăng 26%. Ngành đường sắt phát triển nhanh nhất, mạng lưới
đường sắt không ngừng mở rộng. Năm 1850, Mĩ có mạng lưới đường sắt dài nhất
thế giới, dài 15.500km. Lao động nước Mĩ dần chuyển từ khu vực nông nghiệp
sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Giao thông vận tải cũng được cải


7
thiện hơn. Tàu thủy, tàu chạy bằng hơi nước đã làm cho việc đi lại và buôn bán
thuận tiện.
Trong nông nghiệp, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp cũng được
áp dụng làm cho năng xuất tăng cao. Việc phát minh ra máy tỉa hạt bông (1793)
đã đưa năng xuất hái bông tăng nhanh, lợi nhuận từ trồng bông là rất lớn, Năm
1790, Mĩ mới chỉ sản xuất được 3000 kiện bông thì đến năm 1860 sản lượng
bông đã tăng lên tới 3841000 kiện bông. Điều này đã mang lại sự giàu có ở
những vùng đất đai màu mỡ miền Nam.
Thế nhưng giữa miền Bắc và miền Nam có sự phát triển cách biệt nhau.
Miền Bắc chiếm tới 75% sản xuất công nghiệp cả nước, trong khi đó ở miền
Nam kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đất đai tập trung trong tay các chủ
đồn điền lớn dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ da đen. Điều này làm cản
trở cho sự phát triển của quan hệ tư bản chủ nghĩa. Đây là nguyên nhân chính
dẫn đến cuộc nội chiến giữa miền Bắc với miền Nam (1861 – 1865) mà thực
chất là cuộc cách mạng tư sản nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ miền Nam, xóa bỏ rào
cản cho công cuộc phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Nội chiến kết thúc đã đưa nước Mĩ bước vào kỉ nguyên mới với tốc độ phát
triển kinh tế cao chưa từng thấy. Nhờ có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có,
lực lượng lao động đông đảo và sáng tạo di cư từ khắp nơi trên thế giới đến,
những tiến bộ trong lĩnh vực giao thông và thông tin, phát triển chuyên môn hóa
sản xuất và nền kinh tế thị trường, Mĩ đã nhanh chóng vươn lên thành nước
công nghiệp hàng đầu thế giới.
Về công nghiệp, khoảng 30 năm sau nội chiến, Mĩ trở thành cường quốc
công – nông nghiệp đứng đầu thế giới. Năm 1860, sản lượng công nghiệp Mĩ
đứng hàng thứ tư đến năm 1894, Mĩ đã vượt qua Anh, Pháp và sản lượng công
nghiệp Mĩ bằng 50% sản lượng của các nước Tây Âu gộp lại, gấp 2 lần Anh.
Cuối thế kỉ XIX, sản xuất gang thép, máy móc của Mĩ đã chiếm hàng đầu thế
giới. Năm 1860, Mĩ mới luyện được 800.000 tấn gang song đến năm 1900 đã

tăng lên 14 triệu tấn. Năm 1860, Mĩ chưa luyện được thép, đến năm 1900 Mĩ đạt
được sản lượng 10 triệu tấn. Năm 1860, Mĩ mới khai thác được 500 thùng dầu,
song đến năm 1900, con số này đã là 63 triệu thùng. Năm 1913, sản lượng thép
vượt Đức hai lần, vượt Anh bốn lần; than gấp hai lần của Anh và Pháp cộng lại.
Độ dài đường sắt gấp 6,5 lần. Năm 1900, tổng chiều dài đường sắt của Mĩ là
193.000 vạn dặm, vượt tổng số chiều dài của các nước Tây Âu. Bên cạnh các
ngành công nghiệp truyền thống như chế tạo máy móc, đóng tàu, luyện kim, ở

8
Mĩ đã phát triển rất mạnh các ngành công nghiệp mới như điện, dầu lửa, khai
thác và chế biến dầu lửa, hóa chất, ôtô, chế biến nông sản, thực phẩm.
Mĩ có tốc độ phát triển kinh tế rất cao, từ năm 1870 đến năm 1913 mức
tăng trưởng công nghiệp gấp 8,1 lần trong khi Anh chỉ gấp 1,3 lần. Từ vị trí thứ
tư năm 1860 về sản lượng công nghiệp trên thế giới, năm 1894, Mĩ đã vươn lên
vị trí hàng đầu.
Trong nông nghiệp, diện tích đất canh tác tăng lên nhanh chóng. Trong 20
năm cuối thế kỉ XIX, diện tích canh tác tăng gấp 3 lần, sản lượng thu hoạch tăng
gấp đôi. Giá trị nông sản xuất khẩu năm 1860 là 250 triệu đôla đến năm 1900
tăng lên 900 triệu đôla. Từ năm 1860 đến năm 1900, sản lượng lúa mì của Mỹ
tăng 4 lần. Hàng nông sản có chất lượng tốt, giá thành rẻ, được bán rộng rãi. Mĩ
trở thành nước cung cấp chính về lương thực, thực phẩm cho châu Âu.
Như vậy, đến cuối thế kỉ XIX không có nước tư bản nào có nền kinh tế
phát triển mau lẹ như Mĩ. Từ 13 bang vốn là thuộc địa của Anh, Mĩ tiến hành
cuộc chiến tranh giành độc lập và sau đó là cuộc nội chiến mà thực chất là cuộc
cách mạng tư sản. Kinh tế Mĩ đã phát triển vượt trội và vươn lên vị trí hàng đầu
thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm thuộc
địa, bành trướng ra bên ngoài bằng sức mạnh kinh tế của đế quốc này.
1.1.2. Quá trình phân chia thuộc địa của thực dân phương Tây đến giữa
thế kỷ XIX
Châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh không những là khu vực đông dân, giàu có

về tài nguyên thiên nhiên mà còn có vị trí địa lí hết sức quan trọng trong chính
sách bành trướng của chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy, quá trình xâm nhập của chủ
nghĩa thực dân phương Tây vào các châu lục được tiến hành từ rất sớm, bắt đầu
cùng với cuộc hành trình phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.
Bồ Đào Nha là nước đầu tiên có thuộc địa ở châu Á và châu Phi, nước này
chiếm một số vùng dọc bờ biển châu Phi, vùng vịnh Ba Tư, Đông Nam Á.
Cũng trong thời gian này, Tây Ban Nha làm chủ nhiều vùng đất như ở Trung
Nam Mĩ, Philippin, Cuba. Hai nước này đi đầu trong việc tìm ra những vùng đất
mới cũng là những nước có thế lực lớn ở châu Âu lúc bấy giờ. Đến cuối thế kỉ
XVI, vị thế ở châu Âu cùng với vai trò đi đầu trong quá trình xâm lược thuộc địa
thuộc Anh, Pháp nhất là khi các nước này tiến hành cuộc cách mạng tư sản và
đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp.
Ở Anh, công thương nghiệp ngày càng phát triển, nhu cầu về hàng hóa tăng
lên nhanh chóng, thị trường trong và ngoài nước không ngừng được mở rộng đã

9
thúc đẩy việc cải tiến kĩ thuật và nâng cao năng lực sản xuất. Đầu thế kỉ XVIII,
Anh là nước có những tiền đề để tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp sớm
nhất. Thực chất của cuộc cách mạng công nghiệp là bước nhảy vọt từ lao động
thủ công sang lao động bằng máy móc với những phát minh lớn.
Cuộc cách mạng công nghiệp là một cuộc cách mạng về kĩ thuật thúc đẩy
sản xuất phát triển và đem lại những thay đổi sâu sắc về mặt xã hội. Những ảnh
hưởng của cách mạng công nghiệp không chỉ ở Anh mà còn đối với xã hội loài
người. Nước Anh trở thành “công xưởng của thế giới”, giữ vai trò bá chủ trên
mặt biển. Từ nước Anh, cách mạng công nghiệp lan ra nhiều nước khác, nhất là
ở những nước đã hoàn thành cuộc cách mạng tư sản như Pháp, Đức, Italia và sau
là Mĩ. Cách mạng công nghiệp đã góp phần trực tiếp vào sự thắng lợi và phát
triển của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới vào những năm 70 của thế
kỉ XIX.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ

điều này đã đặt ra nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nguồn lao động. Bởi
vậy, khi cách mạng công nghiệp diễn ra đã thúc đẩy quá trình tìm kiếm thuộc
địa. Chủ nghĩa thực dân đã có mặt ở tất cả các châu lục, thực hiện việc xâm lược
và phân chia ảnh hưởng ở các khu vực nhất là vào nửa sau thế kỉ XIX. Đây là
thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, trong
đó thực dân Anh đứng đầu thế giới về hệ thống thuộc địa. Cho đến năm 1900,
diện tích đất đai thuộc Anh lên tới 33 triệu km² với số dân là 370 triệu người,
gấp 10 lần thuộc địa Nga và 7 lần thuộc địa Pháp. Ở châu Á, Anh chiếm được
lãnh thổ Ấn Độ rộng lớn và giàu có, chia Iran, Ápganixtan với Nga, chiếm Miến
Điện, Mã Lai, can thiệp vào Trung Quốc. Ở châu Phi, Anh chiếm được Nam
Phi, Ai Cập, XuĐăng, Nigiêria,… Việc chiếm được các thuộc địa rộng lớn và
giàu có ở khắp nơi làm cho người Anh luôn tự hào“Mặt trời không bao giờ lặn
trên lãnh thổ Anh”.
Đi sau Anh là Pháp, Pháp có nền kinh tế thứ hai trên thế giới. Pháp cũng
chiếm được những thuộc địa giàu có và rộng lớn cũng sau Anh. Pháp chiếm
được các thuộc địa quan trọng ở châu Á như ba nước Đông Dương, can thiệp
vào Trung Quốc. Ở châu Phi Pháp chiếm Angiêri, Marốc, Tuynidi, Ghinê,…
Đến cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước ở Á, Phi, Mĩ Latinh đều trở thành
thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thế giới không còn một
vùng “đất trống”. Việc các nước đua nhau chạy đua vũ trang đã thúc đẩy tham
vọng cố hữu của Mĩ. Mĩ cũng muốn tham gia vào quá trình đó để khẳng định
sức mạnh mới của dân tộc mình.

10
Trong quan hệ giữa các nước thực dân khi chiến tranh Napoleông thắng lợi,
các nước Nga, Anh, Áo đã thiết lập Đồng minh thần thánh (năm 1815) để bảo
vệ họ trước các cuộc cách mạng đang diễn ra ở nhiều nơi thuộc địa. Các nước
tham gia đã kí kết phải ủng hộ vấn đề trên bằng vũ lực và chống lại phong
trào cách mạng và liên minh của họ vẫn duy trì lực lượng ngay cả khi quân
đội của họ rút khỏi Pháp và thường xuyên xem xét nhằm bảo vệ hệ thống

“cân bằng chính trị” ở châu Âu và những trật tự nhà nước do họ thiết lập ra.
Đồng minh Thần thánh tiến hành can thiệp vào nhiều nước, tuy nhiên
những quốc gia tham gia vào liên minh này lại có những mưu đồ riêng nên
xuất hiện những mâu thuẫn khá gay gắt trong nội bộ. Đối với Mĩ Latinh, Đồng
minh Thần thánh có kế hoạch can thiệp khi nhiều nước ở khu vực này giành
độc lập từ tay Tây Ban Nha thì Anh lại không muốn điều này xảy ra. Thủ
tướng Canvinh của Anh nói “Nếu chúng ta hành động khôn khéo thì châu Mĩ
của Tây Ban Nha được giải phóng sẽ trở thành châu Mĩ của Anh”. Tham vọng
của các nước đã gây nên mâu thuẫn trong việc tìm cách thế chân Tây Ban Nha
và nền độc lập của khu vực Mĩ Latinh cũng như Mĩ đang bị đe dọa. Điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến nền độc lập và quyền lợi trực tiếp của Mĩ ở đây. Mĩ lo
ngại đến an ninh và có thể bị Anh xâm lược lần thứ hai đồng thời lợi ích của
thương mại của khu vực này có thể sẽ bị mất. Diễn biến trên đã định hướng cho
đường lối đối ngoại của Mĩ. [14, 54].
1.1.3. Nước Mĩ với nhu cầu tìm kiếm thuộc địa
Trong khi các nước thực dân phương Tây ra sức xâm lược thuộc địa ở khắp
nơi trên thế giới thì vùng đất Bắc Mĩ vẫn sống trong tình trạng kinh tế thấp kém,
nhà nước vẫn chưa ra đời. Việc tìm ra châu Mĩ đã thúc đẩy các nước thực dân
đến khu vực này. Anh tuy là nước đến sau nhưng lại chiếm được vùng đất rộng
lớn và thành lập ở Bắc Mĩ 13 bang thuộc địa của Anh.
Khi nền kinh tế các nước tư bản ngày càng phát triển và tiến hành cuộc
cách mạng công nghiệp thì các thuộc địa ở Bắc Mĩ lại bị thực dân Anh cai trị
và bóc lột hà khắc. Giai cấp tư sản mới lên cũng với chủ nô đã lãnh đạo nhân
dân tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Đến năm 1783, 13 bang tuyên
bố giành độc lập và nhà nước mang tên “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” ra đời mở
đường cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Nền kinh tế Mĩ từ
đây vươn lên nhanh chóng.
Trải qua quá trình phát triển, Mĩ đứng hàng thứ tư trên thế giới về công
nghiệp. Nhưng sau đó, do con đường phát triển giữa miền Bắc và miền Nam
khác xa nhau. Trong khi miền Bắc phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa với


11
nền công nghiệp hiện đại thì miền Nam lại phát triển nền kinh tế đồn điền dựa
vào sức lao động của nô lệ. Nền kinh tế nông nghiệp đồn điền đã làm cản trở
cho sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bởi vậy nước Mĩ phải
tiếp tục tiến hành cuộc nội chiến (1861 – 1865). Dân miền Nam chiến đấu bảo
vệ chế độ nô lệ và li khai khỏi liên bang còn miền Bắc chiến đấu để bảo vệ sự
thống nhất của liên bang và chấm dứt chế độ nô lệ. Cuộc nội chiến diễn ra với
thắng lợi thuộc về tư sản công nghiệp ở miền Bắc, điều này đã tạo điều kiện cho
đất nước thống nhất. Hậu quả của chiến tranh cũng gây thiệt hại nặng nề cho đất
nước, đặc biệt là miền Nam, kinh tế càng suy sụp. Lúc này Mĩ lại bước vào thời
kì tái thiết đất nước (1863 – 1871). Đây là thời kì đầy phức tạp trong lịch sử
nước Mĩ nhằm xây dựng lại miền Nam, đưa các bang li khai trở lại liên bang,
thành lập các chính quyền mới ở các bang miền Nam. Từ đây, kinh tế nước Mĩ
thực sự phát triển vượt bậc. [13, 28].
Trên thực tế, khi nước Mĩ ra đời (1873) chưa hoàn chỉnh về mặt lãnh thổ
như ngày nay. Mĩ đã tiến hành nhiều biện pháp như mua lại đất của người da đỏ,
vùng lãnh thổ của các đế quốc châu Âu gần Mĩ. Những năm 40 của thế kỉ XIX
là thời kì bành trướng mạnh mẽ của Mĩ. Năm 1844, khi Giêm K. Pôncơ lên làm
tổng thống Mĩ, ông đã mơ tưởng đến việc mở rộng biên giới và lãnh thổ của Mĩ
sang phía Tây và cho rằng nước Mĩ cần phải trải rộng từ Thái Bình Dương sang
Đại Tây Dương. Năm 1845, Mĩ thôn tính Texas và biến vùng đất này thành một
bang của mình. Đầu năm 1846, Mĩ đã chiếm được lãnh thổ Origơn. Chiến tranh
Hoa Kỳ và Mêhicô nổ ra và kết thúc bằng việc Mĩ giành được Mêxicô Cession,
một vùng lãnh thổ rộng lớn từ Tếchdát đến Thái Bình Dương. Đến năm 1852,
Mĩ sáp nhập đường biên giới Tây Nam bằng việc mua lại dải đất nhỏ được gọi là
Gadsden Purchase. Lãnh thổ Mĩ được mở rộng và xem như hoàn chỉnh phải đến
năm 1898 khi Mĩ sát nhập Haoai vào liên bang.[13, 26].
Trải qua quá trình dài, Hoa Kỳ đấu tranh giành độc lập, ổn định tình hình,
thống nhất đất nước. Lúc đó, các nước phương Tây đã dần xác lập được gianh

giới thuộc địa của mình. Hầu như không còn vùng đất trống nào cho Mĩ. Điều
này khiến cho Mĩ phải tìm cách can thiệp tạo dựng vùng đất thuộc địa cho mình.
Một dân tộc trẻ đã vươn lên mạnh mẽ, đứng hàng thứ tư rồi vươn lên hàng đầu
thế giới về công nghiệp vào cuối thế kỷ XIX. Nhu cầu thuộc địa vừa giải quyết
khâu thị trường trong nước vừa để khẳng định sức mạnh dân tộc mình đã đặt ra
ngày càng bức thiết.
Lênin đã từng nói về vai trò của thuộc địa: “Dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa, thị trường bên trong nhất định dính với thị trường bên ngoài, thị trường

12
bên ngoài để xuất khẩu hàng hóa, đồng thời cũng để nhập nguyên liệu” [16, 57].
Đặc biệt, thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản đã phát
triển tột độ thì việc xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu tư bản chính là một cách
giải quyết mâu thuẫn bên trong bằng con đường ra bên ngoài. Điểm chung của
các nước đế quốc trong nhìn nhận về thuộc địa đều xem thuộc địa là hậu phương
toàn diện, thuộc địa được coi là thước đo giá trị của chủ nghĩa đế quốc trong
nhiều thế kỉ đô hộ, thuộc địa trở thành tiêu chuẩn đánh giá chủ nghĩa thực dân
mạnh hay yếu. Thuộc địa là thị trường tiêu thụ hàng hóa, nguồn nguyên liệu
phục vụ cho công nghiệp chính quốc, nguồn nhân lực rẻ mạt trong các cơ sở đầu
tư tại chỗ, nguồn vơ vét của cải qua thuế khóa, cướp bóc. Hơn nữa thuộc địa là
nơi cung cấp binh lính cho chính quốc khi sảy ra chiến tranh.
Vào thế kỉ XVI, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong việc
xâm lược khu vực Mĩ Latinh và đến đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ Latinh
trở thành thuộc địa của hai nước này. Các nước Anh, Pháp, Hà Lan cũng đến
xâm lược nhưng không chiếm được nhiều diện tích. Ảnh hưởng của Tây Ban
Nha là lớn nhất. Các nước thực dân tiến hành bóc lột, cướp bóc làm cho đời
sống nhân dân ở đây rất khó khăn, cực khổ.
Không chấp nhận ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, nhân dân các nước
Mĩ Latinh đã nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ, đặc biệt là sang đầu thế kỉ XIX, phong
trào cách mạng đã bùng nổ sớm nhất trên thế giới và giành thắng lợi to lớn. Một

loạt các quốc gia độc lập ra đời như: Mêhicô, Vênêxuêla, Bôlivia, Achentina,
Colômbia, Chilê, Braxin,… Cho đến năm 1826, hầu hết các thuộc địa của Tây
Ban Nha ở Mĩ Latinh giải phóng và giành độc lập dân tộc, quân viễn chinh Tây
Ban Nha bị đánh đuổi khỏi lục địa châu Mĩ. Tây Ban Nha chỉ còn thuộc địa ở
Cuba và Puécto Ricô.
Việc xuất hiện các nước độc lập ở khu vực Mĩ Latinh khiến cho các nước
tư bản phát triển ở phương Tây trong quá trình tìm kiếm thuộc địa mong muốn
nhảy vào đặc biệt là thực dân Anh. Còn đối với Mĩ, Mĩ Latinh là khu vực giáp
Mĩ, rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, hơn nữa nếu để các nước châu Âu vào
xâm lược thì Mĩ sẽ gặp khó khăn lớn, nền độc lập của Mĩ có thể bị đe dọa bởi
Anh luôn mong muốn trở lại xâm lược vùng đất thuộc địa đã bị mất này. Vì lí
do trên Mĩ phải tìm cách ngăn chặn hành động này.
Với vai trò to lớn của thuộc địa và thực lực về kinh tế của mình nhưng Mĩ
lại không có hệ thống thuộc địa tương xứng, yêu cầu về thuộc địa đòi hỏi đưa ra
những chính sách riêng của mình. Mĩ không thể trực tiếp đi xâm lược như các

13
nước thực dân trước đó vì các vùng đất đều đã có chủ, bởi vậy Mĩ đã tìm cách
can thiệp vào các vùng đất bằng các biện pháp khác nhau.
Những biến động của tình hình thế giới, những thay đổi trong nước đã
định hướng cho đường lối đối ngoại của Mĩ, Mĩ mong muốn biến Mĩ Latinh
trở thành thuộc địa phụ thuộc vào Mĩ, đồng thời cũng có tham vọng mở rộng
phạm vi ảnh hưởng ra các khu vực khác, khẳng định vị thế của mình. Điều
này đã dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ.
1.2. Những biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ
1.2.1. Học thuyết Mơnrô (1823)
Hướng đi đầu trong việc thực hiện chính sách chủ nghĩa thực dân mới
của Mĩ ở khu vực này là nhằm tới khu vực Mĩ Latinh, bởi vì khu vực này gắn
với an ninh quốc phòng và sự ổn đinh kinh tế của Mĩ và cũng do tên thực dân
“già” Tây Ban Nha đã thất bại và các nước Mĩ Latinh đã giành được quyền tự

trị của mình.
Ban đầu chính quyền Mĩ gọi là chính sách “đối ngoại cách li” nhằm sử
dụng lợi thế cách li để gạt bỏ dần hoặc đẩy xuống hàng thứ yếu ảnh hưởng của
các nước tư bản châu Âu ở khu vực này.
Ngày 2/12/1823, Tổng thống Mĩ Mơnrô chính thức tuyên bố chính sách của
Mĩ đối với vùng Mĩ Latinh: “Lục địa châu Mĩ đã chọn và duy trì được độc lập,
tương lai của nó không thể bị các cường quốc châu Âu nào đô hộ nữa”.
Nhân dịp gửi thông điệp hàng năm đến Quốc hội, Tổng thống Mơnrô đã
đưa ra “Học thuyết Mơnrô” với ba nội dung chính sau:
Một là, Mĩ phải quan tâm đến các cuộc tranh chấp ở khu vực Mĩ Latinh.
Hai là, vì lí do an ninh của nước Mĩ, Mĩ sẽ có hành động can thiệp vào các
cuộc xung đột hoặc chiến tranh giữa các nước với nhau cũng như chiến tranh
giưa họ với nước ngoài, Mĩ cũng sẽ tham gia vào các cuộc tranh chấp kinh tế,
chính trị ở châu Mĩ.
Ba là, Mĩ tự cho rằng phải có “trách nhiệm bảo vệ” an ninh của cả khu vực
khỏi sự nhòm ngó từ bên ngoài. [14, 91].
Trước hết, phải khẳng định rằng vào thời điểm Học thuyết Mơnrô ra đời,
nước Mĩ tuy đã thoát khỏi sự phụ thuộc về kinh tế vào các nước châu Âu và có
những bước phát triển nhanh chóng nhưng Mĩ vẫn chưa thực sự đủ mạnh để
thực hiện nội dung mà học thuyết này mang một ý nghĩa to lớn không chỉ trong
phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế.

14
Về ý nghĩa của Học thuyết Mơnrô, nhìn chung vào thời điểm học thuyết
Mơnrô mới được công bố, học thuyết này đã nhận được nhiều sư ủng hộ của
phần lớn các quốc gia Mĩ Latinh. Các quốc gia mà hướng đến mục tiêu chung là
giành được độc lập, tự do cho dân tộc, thoát khỏi sự ảnh hưởng của các cường
quốc châu Âu. Học thuyết này được xem như đã thể hiện tinh thần đoàn kết của
các quốc gia châu Mĩ qua sự khẳng định “châu Mĩ của người châu Mĩ”. Không
chỉ vậy Học thuyết Mơnrô còn là lời cảnh báo tới các quốc gia châu Âu hãy

tránh xa lục địa châu Mĩ nói chung và khu vực Mĩ Latinh nói riêng. Đồng thời
đây cũng được coi là chính sách an ninh quốc gia nhằm bảo vệ Mĩ. Việc Mĩ
công nhận nền độc lập của những “hàng xóm” lân cận của mình, đưa ra học
thuyết tránh cho những nước này chịu ảnh hưởng của quốc gia châu Âu cũng
chính là bảo vệ an ninh và lãnh thổ Mĩ.
Về thực chất, đây là học thuyết nhằm phân chia khu vực ảnh hưởng, với nỗ
lực kiềm chế sự khôi phục và việc giành thêm thuộc địa mới, ngăn chặn những
ảnh hưởng sâu rộng của hệ thống chính trị của các quốc gia châu Âu ở lục địa
này và cuối cùng là loại trừ ảnh hưởng của châu Âu ra khỏi châu Mĩ. Nó cũng
chính là công cụ để Mĩ mở rộng ảnh hưởng ở Mĩ Latinh và sau này sẽ vươn ra
các khu vực trên thế giới.
Học thuyết này được coi là mốc đánh dấu sự chuyển hướng trong chính
sách đối ngoại của Mĩ, chuyển từ chủ nghĩa trung lập sang chủ nghĩa bành
trướng mà mục tiêu bành trướng ở đây trước hết là Mĩ Latinh. Mĩ muốn biến Mĩ
Latinh thành sân sau của mình, tăng cường sự ảnh hưởng cả về kinh tế, chính trị
của Mĩ ở vùng này. Mĩ tuyên bố khẩu hiệu nổi tiếng “châu Mĩ của người châu
Mĩ” nhưng thực chất là “châu Mĩ của người Mĩ” và có thể nói, ẩn sau việc
tuyên bố Học thuyết Mơnrô là một nỗ lực bành trướng trên toàn bộ lục địa này
nhưng bằng phương pháp hòa bình, mang tính chất nhân đạo, bảo vệ công lý và
quyền tự do của con người.
Biểu hiện của học thuyết Mơnrô, năm 1825, mượn cớ giúp nhân dân
Puectô Ricô thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, Mĩ đem quân xâm chiếm
bán đảo này Cũng trong năm đó Mĩ buộc Côlômbia cho mình quyền thông
thương qua eo đất Panama, đến năm 1846, Mĩ đã được nhiều quyền ưu tiên về
buôn bán, tự do vận chuyển qua eo Panama, đặt đường xe lửa qua Panama. Mĩ
đã can thiệp vào nhiều nước ở vùng Trung Nam Mĩ như ở Mêhicô, sau cuộc đấu
tranh giành thắng lợi thoát khỏi cai trị của thực dân Tây Ban Nha. Năm 1845,
quân đội Mĩ đã tấn công vào bang Texas, quân đội Mêhicô thất bại. Texas bị sáp
nhập vào Mĩ. Năm 1846, Mĩ lại phát động cuộc chiến tranh mới. Năm 1848, Mĩ


15
ép chính phủ Mêhicô phải nhường gần nửa nước cho Mĩ. Năm 1853, lần thứ ba
Mĩ bắt ép chính phủ Mêhicô phải kí “Điều ước Caxlila” chiếm thêm 14.000km²
của Mêhicô. Như vậy, Mêhicô mất một nửa diện tích đất nước và còn bị phụ
thuộc vào Mĩ nhiều mặt. Ở Chilê, Mĩ cũng tăng cường đầu tư vào nhiều ngành
kinh tế, cấu kết với thế lực phản động làm cho nước này phụ thuộc nhiều mặt
vào Mĩ, trở thành nước nửa thuộc điạ.
Tiếp đó, năm 1889, Mĩ triệu tập “Hội nghị toàn châu Mĩ” đầu tiên ở
Oasinhtơn. Kết quả của hội nghị đưa đến sự ra đời của Cơ quan Thương mại
của các nước châu Mĩ, sau đổi thành Liên minh toàn châu Mĩ. Dưới khẩu hiệu
“hợp tác, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau”, Liên minh đã ràng buộc các nước
phụ thuộc vào Mĩ cũng như tuân thủ một cách tuyệt đối đường lối chính trị do
Mĩ vạch ra. Đồng thời qua tổ chức này Mĩ đấu tranh với Anh và các nước
châu Âu để giành quyền bá chủ ở Mĩ Latinh và nâng cao vị thế của Mĩ trên
trường quốc tế.
Sự ra đời của Học thuyết Mơnrô là nền tảng của sự hoạch định chính sách
đối ngoại của Mĩ sau này, chỉ đạo một xu hướng trong chính sách đối ngoại của
Mĩ trong suốt thời kì về sau. Ở mỗi giai đoạn, do có sự chuyển biến khác nhau
nên chính sách của Mĩ cũng có sự thay đổi theo xu hướng phù hợp với tình hình
thế giới và trong nước nhưng mục tiêu chung thì không có sự thay đổi.
1.2.2. Chính sách “cây gậy lớn” và chính sách “ngoại giao đôla”
Chính sách “cây gậy lớn” và chính sách “ngoại giao đôla” ra đời góp phần
hoàn thiện nội dung đối ngoại theo hình thức chủ nghĩa thực dân mới mà Mĩ
theo đuổi.
Tính đến cuối thế kỉ XIX, Mĩ đã thành công trong việc mở rộng bành
trướng về phía Tây, tăng cường ảnh hưởng của mình ở nhiều nước Mĩ Latinh, do
đó khi Tổng thống Têôđo Rudơven lên nắm quyền đã dựa trên những thành
công của chính quyền trước tiếp tục mục tiêu bành trướng ra bên ngoài.
Ruđơven muốn thực hiện khẩu hiệu “châu Mĩ của người Mĩ” trên toàn khu vực
bởi vậy đã đưa ra chính sách “cây gậy lớn” với ý nghĩa đảm bảo lợi ích của Mĩ

ở Tây bán cầu thông qua chủ trương can thiệp quân sự.
Nội dung chính sách ngoại giao “cây gậy lớn” khẳng định Mĩ sẵn sàng can
thiệp trực tiếp vào bất cứ quốc gia nào của Mĩ Latinh nhằm mục đích duy trì sự
ổn định của khu vực. Tuy nhiên, Mĩ cũng nói rằng chỉ can thiệp trong trường
hợp đó là phương sách cuối cùng nếu lợi ích của Mĩ bị xâm phạm và các nước
này không có khả năng hoặc cố tình không hành động theo công lí bất kể trong
công việc đối nội hay đối ngoại và việc đó thực sự vi phạm đến quyền lợi của

16
Hoa Kỳ hoặc gây ra sự thù địch bên ngoài. Đồng thời, các nước châu Âu được
cảnh báo rằng Mĩ sẽ sử dụng sức mạnh giám sát quốc tế ở bán cầu Tây, sẽ
không ngồi yên khi châu Âu can thiệp vào khu vực này.
Về cơ bản, chính sách ngoại giao “cậy gậy lớn” vẫn là chính sách bành
trướng của quốc gia này ở khu vực Mĩ Latinh. Nhưng Mĩ đã tìm cách can thiệp
sâu hơn và nhấn mạnh đến việc sử dụng vũ trang can thiệp vào khu vực này bởi
đến thời điểm này tiềm lực Mĩ đã mạnh hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.
Năm 1909, sau khi Tổng thống Taft lên nắm quyền, nước Mĩ đã thực sự
phát triển vượt bậc cả về nông nghiệp và công nghiệp, trở thành quốc gia công
nghiệp hàng đầu thế giới. Việc sản xuất hàng hóa trong nước vượt lên nhu cầu
tiêu dùng của người dân dẫn đến có sự khủng hoảng thừa. Vấn đề thương mại và
thị trường trở thành mối quan tâm lớn của nước Mĩ. Chính quyền tổng thống Taft
đã quan tâm đến thị trường ở Mĩ Latinh, châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Trong
thông điệp liên bang đầu tiên của mình, Taft đã nhấn mạnh rằng tư bản Mĩ đang
theo đuổi việc đầu tư ở nước ngoài và nhìn chung các sản phẩm của Mĩ đang tìm
kiếm thị trường ở nước ngoài bởi vậy ông đã ủng hộ Ngoại trưởng Knox theo
đuổi chính sách “ngoại giao đôla” với nội dung là dùng sức mạnh quân sự và ảnh
hưởng chính trị để mở rộng các lợi ích thương mại của Mĩ ra bên ngoài.
Tổng thống Taft cũng khẳng định rằng chính sách “ngoại giao đô la” chính
là sự mở rộng của Học thuyết Mơnrô. Điều này có ý nghĩa chính sách này phục
vụ cho công cuộc bành trướng của Mĩ. “Ngoại giao đôla” không chỉ khiến Mĩ

đạt được lợi ích về thương mại mà còn tăng cường sự ảnh hưởng chính trị của
Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh. Khi mà các quốc gia phụ thuộc vào thương mại Mĩ thì
ắt hẳn sẽ bị phụ thuộc vào chính trị. Đây được coi là bước tiến mới tăng cường
ảnh hưởng của Mĩ ở Mĩ Latinh.
Việc thực hiện chính sách này thể hiện ở việc Mĩ xây dựng kênh đào
Panama ở eo biển Trung Mỹ trên tuyến đường ngắn nhất nối liền Đại Tây
Dương với Thái Bình Dương thuộc địa phận Côlômbia. Lúc đầu chính phủ
Côlômbia chống đối việc Mĩ xây dựng kênh đào này, do đó Mĩ đã ủng hộ những
người nổi loạn lên nắm quyền chính quyền, thành lập nước cộng hòa Panama
với điều kiện Mĩ được phép xây dựng và kiểm soát kênh đào. Mùa thu năm
1903, Mĩ là nước đầu tiên công nhận nền “độc lập” của Panama. Chính phủ
Panama cho Mĩ sở hữu vĩnh viễn kênh đào với một dải đất rộng 18km dọc theo
kênh, cho quyền xây dựng đường sắt và thiết lập công sự. Mĩ bồi thường cho
Panama 10triệu đôla và trả tiền thuê mỗi năm la 250.000 đôla. Với hành động
này Mĩ can thiệp vào công việc nội bộ của Panama và kiểm soát kênh đào

17
Panama. Năm 1904, khi Vênêzuêla và cộng hòa Đôminica không trả được nợ
cho một số nước châu Âu, các nước này đã đưa tàu chiến sang thu nợ. Mĩ e rằng
các nước này lợi dụng việc đòi nợ để can thiệp, tái thiết lập ảnh hưởng ở khu
vực này. Tổng thống Ruđơven đã tuyên bố rằng sẽ giúp các nước này trả nợ và
tuyên bố chỉ có Mĩ mới có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Mĩ Latinh.
Ngoài ra Mĩ còn đầu tư vào Mêhicô. Nhờ đó Mĩ đã khống chế được nhiều nước
ở Trung Mỹ. Những hành động trên đã chứng tỏ vai trò của Mĩ tại đây, biến Mĩ
thành “tên cảnh binh ở Tây bán cầu” và Mĩ Latinh thật sự trở thành “cái sân sau”
của Mĩ.
Sự ra đời của “học thuyết Mơnrô” và sau đó mở rộng với chính sách “cây
gậy lớn” và chính sách “ngoại giao đôla” đã hình thành nội dung chính sách
thực dân mới của Mĩ. Trong các giai đoạn về sau, thậm chí đến cả ngày nay, để
phù hợp với xu hướng của thời đại, tình hình trong và ngoài nước, mặc dù chính

sách của Mĩ có sự thay đổi nhưng tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt trong chính sách
đối ngoại của Mĩ được hình thành trong học thuyết và chính sách trên là không
thay đổi, vẫn là tư tưởng bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của Mĩ, khẳng
đinh vị thế bá chủ không chỉ trong lục địa châu Mĩ mà trên toàn thế giới.
1.2.3. “Chính sách mở cửa”
Cho tới cuối thế kỷ XIX, nước Mĩ đã thành công trong việc bành trướng về
phía Tây, vốn là những thuộc địa của Tây Ban Nha. Sự thành công này đã làm
tăng thêm tham vọng để Mĩ mở rộng ra toàn bộ lục địa và châu Á là đích đến
tiếp theo của người Mĩ. Thêm vào đó, Anh đã suy yếu dần còn Mĩ ngày càng
mạnh thêm với lực lượng hải quân hùng hậu, đây là cơ sở quan trọng để Mĩ thực
hiện chủ nghĩa bành trướng của mình, giành giật quyền lực thương mại với các
nước khác.
Mục tiêu cụ thể của Mĩ ở châu Á là Trung Quốc bởi đây là thị trường tiềm
năng khổng lồ, một “bàn tiệc” mà bất cứ nước nào cũng thèm muốn. Tuy nhiên
vào thời điểm Mĩ hướng tới Trung Quốc thì nước này đã bị các cường quốc như
Anh, Pháp, Nga, Nhật xâu xé. Mĩ lo sợ rằng những phạm vi ảnh hưởng của các
cường quốc sẽ dần trở thành thuộc địa. Điều này sẽ khiến Mĩ gặp khó khăn trong
việc đầu tư buôn bán cũng như việc áp đặt ảnh hưởng của Mĩ. Do đó, để ngăn
chặn nguy cơ nói trên, năm 1899, ngoại trưởng Mĩ là John Hay đã gửi công hàm
ngoại giao tới các nước có phạm vi ảnh hưởng ở Trung Quốc kêu gọi các nước
này cùng thực hiện “chính sách mở cửa” do Mĩ đề ra với nội dung:
Thứ nhất, các nước thừa nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

18
Thứ hai, hàng hóa của các nước phải theo chế độ thuế quan của Trung
Quốc do chính phủ Trung Quốc thu thuế.
Thứ ba, không can thiệp vào các nước theo những điều khoản đã kí.
Thứ tư, tàu thuyền các nước đi lại trong các thương cảng thuộc phạm vi của
các nước khác không được đánh thuế nhập khẩu cao hơn thuế xuất khẩu quy
định cho tàu thuyền của nước mình.

Với chính sách này, Mĩ muốn đoạt được những lợi thế ở Trung Quốc, xác
lập vị thế hợp pháp và bình đẳng của mình ở thị trường Trung Quốc so với các
nước khác bởi vì dù mạnh lên rất nhiều nhưng Mĩ vẫn chưa đủ sức để can thiệp
trực tiếp bằng chiến tranh. Chính sách này rất phù hợp để Mĩ can thiệp vào thị
trường này mà không bị Trung Quốc hay các cường quốc khác phản đối. Chính
sách mở cửa là công cụ ngoại giao “khôn ngoan” để Mĩ dần bành trướng xâm
lược Trung Quốc và mở rộng ra khu vực châu Á – Thái Bình Dương với phương
thức “thương mại đi trước cờ Mĩ theo sau”. Những năm sau đó, việc Mĩ đưa
quân viễn chinh cùng với liên quân Anh, Pháp, Nhật, Nga, Đức, Ý tiến vào
thành phố Bắc Kinh đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn của nhân dân Trung
Quốc là một minh chứng cho ý đồ xâm lược này. [14, 94].
1.2.4. Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898)
Trong 20 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần sang giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa. Mĩ cũng phát triển lên giai đoạn đế quốc. Nền kinh tế của Mĩ
vươn lên hàng đầu thế giới. Lúc này, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau
trong quá trình tranh chấp thị trường và thuộc địa ngày càng sâu sắc và khi
không thể điều hòa được đã dẫn tới sự bùng nổ của cuộc chiến tranh lớn đầu tiên
mang quy mô toàn cầu.
Mĩ thấy sự suy yếu của tên thực dân già yếu Tây Ban Nha nên tìm cách gây
chiến với Tây Ban Nha. Đến cuối thế kỉ XIX, Tây Ban Nha còn một số thuộc địa
ở vùng biển Caribê và Thái Bình Dương trong đó đáng chú ý là Cuba và
Philippin. Gây ra vụ chiến hạm Main của Mĩ bị nổ và chìm ở cảng La Habana
trong chuyến viếng thăm hữu nghị Cuba, Mĩ đổ tội cho Tây Ban Nha rồi lấy cớ
đó gây chiến tranh để che đậy mưu đồ của mình. Mĩ lên tiếng ủng hộ phong trào
giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Cuba, Philippin đang đấu tranh chống
lại ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha. Cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha
nổ ra vào tháng 9/1898. Sau 3 tháng, Tây Ban Nha bị đánh bại và phải chấp
nhận “Hòa ước Pari” theo đó Tây Ban Nha phải nhượng lại cho Mĩ các đảo
Cuba, Puéctô Ricô, Haoai, Guam và Phillippin. Tây Ban Nha được nhận món


19
tiền “bồi thường” 20 triệu USD. Việc chiếm Philippin đã mở đường cho Mĩ sang
Đông Nam Á.
Đến cuối thế kỉ XIX, vấn đề phân chia thuộc địa giữa các cường quốc đã
kết thúc. Hầu hết các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đều trở thành thuộc địa hoặc nửa
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thế giới không còn một vùng đất trống. Phần
lớn các thuộc địa rơi vào tay “đế quốc già” như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ cho phép Mĩ thực hiện tham vọng tìm
kiếm thuộc địa. Do bước vào “bàn tiệc” muộn nên Mĩ đã sử dụng những hình
thức thực dân linh hoạt hơn, dùng sức mạnh về kinh tế và tài chính cùng với sức
mạnh quân sự để ràng buộc những nước vừa giành được độc lập về chính trị.
Bằng hình thức này Mĩ đã biến Mĩ Latinh trở thành sân sau của mình và mở
rộng xâm lược các khu vực khác trong đó có Philippin. Nội dung chính sách
thực dân kiểu mới đã xuyên suốt trong đường lối đối ngoại của Mĩ, thậm chí đến
tận ngày nay.


20
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THỰC DÂN MỚI
CỦA MĨ Ở PHILIPPIN (1899-1946)

2.1. Khái quát về đất nước Philipppin
* Điều kiện tự nhiên
Vùng Đông Nam Á tạo nên hình một chiếc quạt xòe rộng với đường biên
giới cong bắt đầu từ miền Bắc nước Úc và tiếp tục cong ngược lên phía trên dọc
theo đường cung về phía Tây Bắc quần đảo Inđônêxia đến tận Miến Điện, rồi
dọc xuống phía dưới trên lục địa là miền Bắc và Nam Việt Nam, Thái Lan, Lào
chạm sát với nhau, và bán đảo Mã Lai ở giữa tâm hình quạt. Tại vùng Đông Bắc
của khu vực này, chỗ các nan quạt chụm lại với nhau là quần đảo Philippin.
Thế kỉ XV - XVI, các cuộc phát kiến diễn ra mang theo niềm hi vọng của

phương Tây về con đường mới sang phương Đông – quê hương của vàng bạc và
các loại cây hương liệu quý khi mà các con đường truyền thống trên bộ bị một
số nước chiếm đoạt, ngăn trở việc buôn bán. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai
nước đi đầu trong hành trình này. Những cuộc thám hiểm đạt được kết quả ngoài
sức tưởng tượng. Họ không chỉ tìm thấy con đường sang phương Đông mà còn
tìm ra những vùng đất mới, những con người mới, những nền văn hóa mới,
những dân tộc mới và thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên.
Để chứng minh cho lý thuyết trái đất hình tròn của mình, Mangienlăng -
người Tây Ban Nha, vào năm 1521đã thực hiện chuyến thám hiểm. Nơi đầu tiên
ông đặt chân đến ở khu vực Đông Nam Á là quần đảo Philippin. Trong cuộc
giao tranh với người thổ dân, ông đã bị giết hại. Những người dưới quyền chỉ
huy của ông còn sống sót đã tiếp tục đi về phía tây và trở về Tây Ban Nha, họ đã
hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên trong lịch sử loài người.
Những năm 60 của thế kỉ XVI, nhà thám hiểm Vilialobos chính thức đặt
tên cho quần đảo này là “Philippin” để kỉ niệm vương triều Philip II của Tây
Ban Nha. Từ đó Philippin bắt đầu xuất hiện trên bản đồ châu Âu và thế giới cho
đến ngày nay.
Philipin là một quốc gia hải đảo lớn thứ hai ở Đông Nam Á (sau Inđônêxia).
Philippin nằm vào khoảng 120° – 130° kinh độ Đông, 5° – 20° vĩ độ Bắc, với
khoảng 7.000 hòn đảo lớn nhỏ và tổng diện tích là 300.000 km². Tuy có nhiều đảo
nhưng 90% diện tích đất đai tập trung vào 11 đảo lớn là Minđanao, Luzon,
Lamar, Negros, Panay, Palawais, Minđoro, Luyte, Cebu, Bohoah và Majbat. Hai
đảo lớn nhất là Luzon (141.395 km²) và Minđanao (101.999 km²). Là một quốc

×