Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

TIẾNG mẹ đẻ NGUỒN GIẢI PHÓNG các dân tộc bị áp bức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.6 KB, 26 trang )

TIẾNG MẸ ĐẺ -
NGUỒN GIẢI PHÓNG
CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC
Nguyễn An Ninh
I- Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
3. Bố cục
1. Tác giả
a) Xuất thân

Nguyễn An Ninh sinh năm 1899, tại xã Long
Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn.

Thân phụ của ông là Nguyễn An Khương, thân
mẫu là Trương Thị Ngự.
1. Tác giả
b) Cuộc đời

Ông là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn
giáo và là một nhà yêu nước tiến bộ nổi tiếng
đầu thế kỉ XX.

Ông là một trí thức có vấn cao rộng, từng học
đại học trong nước rồi sang Pháp học ở trường
Đại học Xoóc-bon (Pari)
Nguyễn An Ninh

Ông bắt đầu tham gia hoạt động chính trị khi ông vừa tròn
20 tuổi


Ông có mối liên hệ mật thiết với các nhà yêu nước nổi
tiếng: Nguyễn Ái Quốc, Phan Châu Chinh, Phan Văn
Trường.

Ông đã tạo tiếng vang qua hai bài diễn thuyết:
+ “Nền văn hóa Việt Nam” (1-1923)
+ “Lý tưởng thanh niên An Nam” (10-1923)
Hai bài diễn thuyết này đã tác động mạnh mẽ đến dư luận
thanh niên và trí thức Sài Gòn, làm đau đầu bọn thực dân
O
Trong suốt thời gian hoạt động cách mạng, ông đã bị 5 lần
ngồi tù, bị bọn thực dân khủng bố, tù đày, khổ sai.
O
Lần ngồi tù cuối cùng, ông đã bị đày ra Côn Đảo, bị hành
hạ, đánh đập dã man đến kiệt sức.
O
Nguyễn An Ninh mất ngày 14-8-1943 tại nhà tù Côn Đảo.
Lăng mộ Nguyễn An Ninh tại Côn Đảo
c)

Ông từng là chủ bút tờ báo yêu nước tiến bộ “Tiếng chuông
rè”

Dịch “Khế ước xã hội” của nhà văn Ru-xô.

Soạn vở tuồng “Hai Bà Trưng”.

Ông mạnh dạn lên án chính sách bóc lột và ngu dân của thực
dân Pháp.


Văn phong của ông khúc chiết, trong sáng, có độ sâu về tư duy
văn hóa, tràn đầy nhiệt huyết của một nhà yêu nước.
Báo “Tiếng chuông rè”
d) Bài thơ cuối cùng
Sống và chết
Sống mà vô dụng, sống
làm chi
Sống chẳng lương tâm,
sống ích gì?
Sống trái đạo người,
người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước
càng khi.
Sống tai như điếc, lòng
đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ
thấy kỳ
Sống sao nên phài, cho
nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc
ghi.
2
Chết sao danh tiếng vẫn
còn hoài
Chết đáng là người đủ
mắt tai
Chết được dựng hình tên
chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ
không phai

Chết đó, rõ ràng danh
sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái
hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen
ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp
tương lai
2. Tác phẩm
O
Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị
áp bức là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn
An Ninh với bút danh là Nguyễn Tịnh đăng
trên báo “Tiếng chuông rè” năm 1925.
3) Bố cục
* Bố cục: 3 phần
- Phần 1: phê phán những người do thiếu
hiểu biết, thích khoe khoang nên đã vô tình
từ bỏ “văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ”.
- Phần 2: thuyết minh cho tư tưởng nòng cốt
của bài viết: “tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng
các dân tộc bị áp bức”.
- Phần 3: quan niệm của tác giả về mối
quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước
ngoài.
II – Đọc hiểu văn bản
1) Phê phán những kiểu học đòi “Tây hóa”
-
- Thích nói tiếng Pháp (dù là bập bẹ mấy tiếng) hơn là nói

tiếng Việt cho mạch lạc -> làm tổn thương tiếng mẹ
đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hóa.
- Cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa Châu Âu để
lòe đồng bào rằng: mình được đào tạo theo kiểu Tây phương.
-> Đó là biểu hiện từ bỏ văn hoá dấu hiệu mất gốc ,
mất nước
O
- Mù văn hóa Châu Âu.
O
- Kiến trúc và trang trí nhà cửa lai căng, lại ngỡ
là học theo văn minh Pháp.
O
- Từ bỏ tiếng mẹ đẻ, cho là tiếng Việt nghèo
nàn.
2) Giá trị và vai trò tiếng nói trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc.
*** Tiếng nói có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận
mệnh dân tộc:
+ Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc
lập của các dân tộc.
+ Tiếng nói là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng
các dân tộc bị thống trị.
- Liên hệ: “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-
đê (Ngữ văn 6, tập 2) “Tiếng Pháp- là ngôn ngữ hay
nhất thế giới, trong sáng nhât, vững vàng nhất: phải
giứ lấy nó trong chúng ta và đừng bao gời quên lãng
nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng
nào họ vẫn giữu được tiếng nói của mình thì chẳng
khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù….”
Không biết khi viết bài báo này, Nguyễn An Ninh có

chịu ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng của An-phông-xơ
Đô-đê không? hay hai tư tưởng lớn đã gặp nhau?
*** Tiếng nói được bảo tồn và phát triển thì nó là nhịp
cầu tri thức giúp tiếp xúc nền văn minh, khoa học thế
giới, mở mang dân trí.
*** Tiếng nước mình không nghèo nàn:
+ Ngôn từ thông dụng (sinh hoạt, khẩu ngữ…)
của tiếng Việt rất phong phú.
+ Ngôn ngữ giàu có của Nguyễn Du.
+ Người Việt có thể dịch những tác phẩm lớn của
Trung Quốc sang tiếng Việt
3) Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa
ngôn ngữ nước mình với ngôn ngữ nước ngoài
- Tiếng nước ngoài là cần thiết với mỗi người. tuy
nhiên, sự cần thiết biết một ngôn ngữ Châu Âu
hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ
đẻ.
- Tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm
giàu cho ngôn ngữ nước mình.
=> Quan điểm đúng đắn: Tiếng Việt cần phải
được bảo vệ và giữ gìn.
-
Người trí thức chân chính phải biết ít nhất một
thứ tiếng châu Âu, để hiểu văn hóa châu Âu.
-
Tuyên truyền cho đồng bào cùng hiểu những
hiểu biết, kiến thức mình thu thập được chứ
không giữ làm của riêng.
-
Học tiếng nước ngoài chỉ làm giàu cho ngôn

ngữ nước mình chứ không kéo theo chuyện từ
bỏ tiếng mẹ đẻ.
III- Tổng kết
1) Nghệ thuật

Luận điểm, luận cứ rõ ràng

Lập luận chặt chẽ

Sử dụng ngôn ngữ chính luận sắc sảo
2) Ý NGHĨA VĂN BẢN
_Bài viết bàn về hiện tượng lai căng ngoại ngữ lúc đó
và khẳng định tiếng Việt nước ta rất giàu có, cần được
bồi đắp cho phong phú.
-
Thể hiện lập trường dân tộc của 1 con người yêu nước
-
Nối tiếp truyền thống yêu nước của nhân dân.
=> Ngày nay tư tưởng ấy vẫn còn nguyên gía trị.
Câu hỏi 1:
Tại sao khi đưa ra dẫn chứng tiếng Việt không nghèo nàn, tác giả không
lí luận nhiều, chỉ đưa ra liên tiếp 3 câu hỏi tu từ:
+ “Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?”
+ “Vì sao người An Nam… tác phẩm tương tự?”
+ “Phải quy lỗi… bất tài của con người?”
=> Dễ dàng nhân thấy quan niệm của Nguyễn An Ninh về việc sủ dụng
ngôn ngữ. Ngôn ngữ giàu hay nghèo là do khả năng và trình độ của
người sử dụng. Ngôn ngữ nghèo với những người thiếu hiểu biết về
ngôn ngữ và không hiểu rõ về điều mình muốn trính bày. Đây là tư

tưởng lớn và có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với vấn đề chính trị
mà ông đang trình bày mà còn khiến người đọc phải trăn trở, suy nghĩ

×