Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.63 KB, 7 trang )

CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. CẤU TRÚC MỘT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận
2. Các câu phát triển đoạn: có 3 ý cơ bản:
- Giải thích vấn đề (Thế nào?)
- Nguyên nhân vấn đề (Tại sao?)
- Biện pháp thực hiện (Làm gì?)
3. Câu kết đoạn: Bài học bản thân
B. CÁC CHỦ ĐỀ QUEN THUỘC
1.Đức tính
- Tính đoàn kết
- Tính kỉ luật
- Tính khiêm tốn
- Tính trung thực
- Tính dũng cảm
- Đức hi sinh
- Lòng bao dung
- Tính giản dị
2. Lòng thương người
- Thương người như thể thương thân
- Lá lành đùm lá rách
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
3. Lòng biết ơn
- Uống nước nhớ nguồn
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- Không thầy đố mày làm nên.


4. Rèn luyện ý chí
- Có chí thì nên
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
5. Học tập
- Tinh thần tự học
- Học ! Học nữa ! Học mãi !
- Học đi đôi với hành.
6. Các sự việc, hiện tượng đời sống
- Thực hiện nếp sống văn minh đô thị
- Xả rác bừa bãi - Tệ nạn xã hội
- Bàn về việc đọc sách
- Hút thuốc lá có hại
- Rèn luyện thói quen tốt
C. LƯU Ý:
- Chỉ viết 1 đoạn văn, không xuống hàng.
- Viết đủ số dòng, số câu theo yêu cầu của đề.
- Câu văn phải có chủ ngữ đầy đủ.
Ôn tập HKI : TLV
Tự sự kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận
I. KỂ CHUYÊN VỀ CUỘC SỐNG – SINH HOẠT HẰNG NGÀY
Gợi ý đề bài:Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân.
Ví dụ:
- Câu chuyện về người bà với lời khuyên dạy con cháu bình dị mà sâu sắc, làm em nhớ mãi.
- Câu chuyện về một lần lầm lỗi với người thân, với thầy cô giáo, với bạn bè khiến em ân hận …

( vô lễ với bà, nói dối cha mẹ, xé bài kiểm tra do thầy cô chấm – trả, xúc phạm bạn bè , … )
- Một kỷ niệm đẹp về Thầy Cô giáo, mái trường, bạn bè … ( Nhân ngày 20 / 11, sinh nhật của
bạn … )
khuya để dành dụm cho em đóng học phí; bà buôn thúng bán bưng để nuôi cháu ăn học … )◊-
Sự hy sinh của Cha mẹ, người thân để cho em được học tập, rèn luyện tốt. ( Ba, mẹ phải lao
động thêm vào buổi tối
Lưu ý:
Phần kết hợp miêu tả nội tâm
¬
- Xây dựng lời độc thoại, độc thoại nội tâm để biểu hiện tâm
trạng nhân vật : day dứt, hối hận, xúc động, biết ơn…
- Miêu tả cảnh vật hoặc miêu tả chân dung nhân vật ( đôi mắt, khuôn mặt, cái miệng … ) để gửi
gắm nội tâm của nhân vật.
Phần nghị luận
¬

- Xây dựng lời độc thoại để nhân vật bày tỏ thái độ, tình cảm , suy nghĩ.
- Dùng lý lẽ để bộc lộ quan điểm, lời phán đoán.
Ví dụ: + Suy nghĩ về cuôc sống giản dị của bà, về đức hy sinh, lòng vị tha của ba mẹ.
+ Bài học về cuộc sống : sống thế nào là tốt đẹp, có ích, có ý nghĩa.
+ Bài học về rèn luyện nhân cách: hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô giáo, nhân hậu,
khiêm tốn với bạn.
2. Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em bày tỏ ý kiến của mình về :
- Nam là một người bạn tốt.
- Môn học X là môn học bổ ích nhất.
- Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm.
Gợi ý:
Phương thức biểu đạt chính: TỰ SỰ
Em phải xây dựng một câu chuyện có nhân vật tham dự, có thời điểm, có địa điểm, có tình
huống ( lý do ) xảy ra câu chuyện. Nội dung câu chuyện sẽ xoay quanh vấn đề mà đề bài đặt

ra.
Kết hợp miêu tả nội tâm
- Có thể tả cảnh, không gian lớp học ( như ủng hộ buổi sinh hoạt lớp )
- Có thể tả gương mặt mọi người ( tiếng nói , tiếng cười …) và tập trung vào chân dung nhân
vật chính ( người phát biểu ý kiến quan trọng )
Kết hợp nghị luận ( cần làm nổi bật )
Yếu tố nghị luận sẽ thể hiện qua hệ thống lập luận ( các luận cứ trong lời phát biểu của nhân
vật chính ), qua thái độ, tình cảm của người phát biểu.
Người đọc, người dự buổi sinh hoạt sẽ nhận ra tính cách của nhân vật : biết yêu thương, có
cách nhìn nhận vấn đề đúng đắn , khiêm tốn …◊
II. KỂ CHUYỆN BẰNG CÁCH HÓA THÂN ( ĐÓNG VAI NHÂN VẬT ), CẢM NHẬN TÁC
PHẨM VĂN HỌC
Gợi ý đề bài: 1. Hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện oan khốc của cuộc đời Vũ
Nương và bày tỏ niềm ân hận.Gợi ý: + Người kể chuyện: Trương Sinh
+Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
Yếu tố miêu tả nội tâm: Có thể là lời độc thoại nội tâm của Trương Sinh, day dứt – ân hận về
thái độ, hành động nông cạn, ghen tuông phi lý của mình; hối hận, nuối tiếc về việc không sớm
nhận ra “ nhân vật cái bóng”; thương xót cho người vợ hiền thảo, …
Yếu tố nghị luận:
Trương Sinh tự đẩy vợ vào cái chết.◊- Căm ghét thói nam quyền độc đoán
- Trong đạo vợ chồng cần phải biết tin yêu nhau để xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Gợi ý:2. Kể lại cuộc gặp gỡ - trò chuyện của em với những NGƯƠI LÍNH trong bài thơ
“ Đồng chí” của Chính Hữu hoặc “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến
- Hãy tưởng tượng về tình huống gặp gỡ
+ Kỷ niệm ngày 22/12, cùng đi với người thân, với đoàn thể đến gặp gỡ những cựu chiến binh …
Gặp gỡ những cựu chiến binh.◊+ Dự sinh hoạt đêm thơ: Người lính và hai cuộc chiến tranh
chống Pháp, Mỹ
+ Giấc mơ: sống ở thời kỳ chống Pháp, Mỹ; được tiếp xúc với những người nông dân mặc áo
lính bình dị, chân chất hoặc những người lính trẻ, nổi sôi, nghịch ngơm, dũng cảm …
- Yếu tố miêu tả:+ Tả cảnh: Làm sống lại không khí chiến trường xưa.

+ Tả người: Nét mặt, nụ cười, lời nói, cái bắt tay, bộ quân phục …
Làm nổi bật tính cách người lính; cuộc sống chiến đấu gian khổ…◊
- Yếu tố nghị luận:+ Phẩm chất tốt đẹp của người lính
* Quên mình ( bản thân và gia đình ) , hy sinh vì Nước, đáp lời kêu gọi của Non Sông.
* Lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống …
* Tình đồng đội, đồng chí thiết tha, sâu đậm, thiêng liêng.
* Yêu Tổ quốc, lý tưởng chiến đấu tốt đẹp: Bảo vệ Tổ quốc; giải phóng miền Nam, thống nhất
Tổ quốc.
Niềm khát khao sống có lý tưởng, tiếp bước cha anh.◊+ Tình cảm: Tự hào, cảm phục, yêu mến
người lính
3. Hãy đóng vai nhân vật ông Hai ( Truyện ngắn “ Làng” – Kim Lân ) kể lại câu
chuyện ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây làm Việt gian và bày tỏ niềm day dứt
không yên về cái tin dữ ấy và lòng trung thành với cách mạng, với cuộc kháng chiến
của dân tộc.
Gợi ý: Người kể chuyện : Ông Hai
Ngôi kể : Ngôi thứ nhất
Miêu tả nội tâm:- Tả chân dung: Vẻ mặt, giọng nói … sửng sốt, bàng hoàng; tủi nhục, xót xa;
đau đớn, dằn vặt trước tin dữ trên.
- Tả ngọai cảnh: Cái nắng gay gắt, lời xầm xì, bàn tán của mọi người, ngôi nhà vắng lặng,
buồn tẻ …
- Độc thoại, độc thoại nội tâm: Sự giận dữ; thái độ bán tín bán nghi; tâm trạng nặng nề, day
dứt; bộc lộ tình cảm trung thành, chung thủy…
Yếu tố nghị luận:
Chỉ là một.◊- Gắn bó với làng quê; vững tin ở con người, ở bản thân; lòng chung thủy với cách
mạng, tình yêu Tổ quốc
- Sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả tính mạng, vì Tổ quốc thiêng liêng.
4. Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Kể lại
câu chuyện cuộc đời mình gắn bó với ánh trăng, thời gian vô tình với người bạn tri kỷ
ấy và tâm trạng ray rứt, ăn năn khi biết mình là người có lỗi.
Gợi ý: Người kể chuyện: Nhân vật trong bài thơ

Ngôi kể : Ngôi thứ nhất
Miêu tả nội tâm:
- Tả cảnh: Những cánh đồng mênh mông một màu vàng lúa chín, thơm ngát hương quê, rực
sáng những đêm trăng óng ả. Những dòng sông bát ngát, uốn lượn quanh bờ, óng ánh sắc trắng
ngà của vầng trăng long lanh trên mặt nước. Một vầng trăng lơ lửng như treo trên đầu súng của
người lính trong những đêm ở rừng vào phiên gác, phục kích giặc. Một vầng trăng như hư như
ảo, mờ nhạt giữa thành phố rực sáng ánh đèn, cửa gương lấp lóa…
- Tả người : Nét mặt hồn nhiên, vô tư, trong sáng … Vẻ mặt lạnh lùng, hờ hững, vô tình …
Gương mặt với đôi mắt mở to mà rưng rưng muốn khóc, sững sờ …
- Độc thoại nội tâm: Sự dằn dặt trong tâm tư vì thái độ vô tình lãng quên, sống vong ân bội
nghĩa, quên cội quên nguồn… Bất ngờ, sửng sốt trước tấm lòng bao dung, rộng lượng của người
bạn tri kỷ đầy tình nghĩa…
Nghị luận:
- Giữa cuộc sống bộn bề, nhộn nhịp, mỗi chúng ta nên dành một chút thời gian để nhìn lại mình,
nhìn về mối quan hệ với cuộc sống , với mọi người chung quanh …
- Hãy đừng bao giờ quên quá khứ nghĩa tình , đừng bao giờ quên những con người, cuộc sống
đã từng một thời gắn bó với ta. Hãy sống với đạo lý, với ân tình thân thương, thấm thía sự thủy
chung: “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ người trông cây”.
Tương tự, các em tự vận dụng, thực hành vào những đề bài khác.
1. Đóng vai ông họa sĩ ( hay anh thanh niên, cô kỹ sư ) kể lại cuộc gặp gỡ và trò truyện thú vị
với anh thanh niên, công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình trên đỉnh Yên Sơn –
Sapa. (Tác phẩm : lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long )
( * Nếu đóng vai anh thanh niên, kể lại niềm vui, hạnh phúc khi được trò chuyện với bác họa sĩ,
cô kỹ sư – đoàn khách thứ hai có mặt ở Yên Sơn từ 4 năm nay )
2. Đóng vai anh Sáu ( hoặc bé Thu ) kể lại buổi sáng chia tay cũng là lần gặp gỡ cuối cùng của
hai cha con và nói về tình cha con thiết tha, sâu đậm. ( Tác phẩm : Chiếc lược ngà của Nguyễn
Quang Sáng )
3. Dựa theo nội dung bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt ( hoặc : “ Khúc hát ru những em bé lớn
trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm ), hãy tưởng tượng để kể lại tuổi thơ của em lớn lên trong
chiến tranh gian khổ, bên cạnh sự thương yêu và chăm sóc của người bà như thế nào.

ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ
A.DÀN BÀI CHUNG
I. Mở bài
Giới thiệu câu chuyện
II. Thân bài
1.Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
2.Diễn biến câu chuyện
( Sử dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm,đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, người kể
chuyện…)
3.Kết thúc câu chuyện
III. Kết bài
Suy nghĩ về câu chuyện ( yếu tố nghị luận )
B. CÁC ĐỀ BÀI THAM KHẢO
1.Đề kể chuyện đời thường
Đề 1 : Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên
màn ảnh.
I.M B: Hoàn cảnh nào em biết về trận đánh ? Đó là trận chiến nào ?
II.TB
1. Nguyên nhân trận chiến
2. Diễn biến trận đánh
3. Kết thúc trận đánh
III KB: Suy nghĩ về trận đánh.
Đề 2 : Đã có lần em cùng bố mẹ đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết
bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ ấy.
I. MB : Hoàn cảnh đi thăm mộ
II.TB
1.Chuẩn bị đi thăm mộ
2.Miêu tả quang cảnh nghĩa trang và ngôi mộ
3.Những hoạt động sửa sang và chăm sóc phần mộ
4.Nhớ lại những kỉ niệm về người thân

III. KB : Suy nghĩ vè tình cảm gia đình
Đề 3: Kể lại một câu chuyện em có lỗi với bạn.
I.MB : Giới thiệu câu chuyện
II.TB
1.Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
2.Diễn biến câu chuyện
3.Kết thúc câu chuyện
III.KB : Suy nghĩ về những lỗi lầm của con người
Đề 4 : Kể lại một buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến
để chứng minh Nam là người bạn tốt.
I.MB: Mục đích buổi sinh hoạt lớp
II.TB
1.Mơ đầu buổi sinh hoạt lớp
2.Ý kiến của các bạn
3.Phát biểu của em.
4.Cả lớp đồng tình.
III.KB : Suy nghĩ của em về tình bạn
Đề 5: Kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà
kính yêu đã làm cho em cảm động.
I.MB: Giới thiệu về bà
II.TB
1.Miêu tả bà
2.Kể về cuộc đời của bà
3.Kể về những việc làm hay lời dạy bảo của ba
III KB: Suy nghĩ về những lời dạy của bà
Đề 6: Nhân ngày 20 – 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và
thầy, cô giáo cũ.
I.MB: Giới thiệu câu chuyện
II.TB
1. Giới thiệu về thầy

2.Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
3.Diễn biến câu chuyện
4.Kết thúc câu chuyện
III. KB : Suy nghĩ của em về tình thầy trò.
Đề 7: Kể về cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân.
Trong buổi gặp đó, em đã thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ trẻ
đối với thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc.
I MB : Hoàn cảnh gặp gỡ
II TB :1.Quang cảnh buổi gặp gỡ
2.Cuộc trò chuyện giao lưu với các anh bộ đội
3. Phát biểu ý kiến của em
4. Kết thúc buổi gặp gỡ
III.KB: Suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻđối với cha anh.
2.Kể chuyện tưởng tượng

×