Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đất nước nguyễn khoa điềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 7 trang )

Đất nước
MB: “Ta sẵn sàng xé trái tim ta cho Tổ Quốc và cho tất cả”. Không biết từ bao giờ
hình ảnh đất nước đã nghiêng mình trong thi ca nghệ thuật như một điểm hẹn
tâm hồn cho rất nhiều văn nghệ sĩ. Ta bắt gặp đất nước hoá thân trong mảnh hồn
quê dịu dàng mà quằn quại dưới gót giày xâm lược trong thơ Hoàng Cầm. Và từ
trong chiến trường khói lửa ấy, Nguyễn Khoa Điềm lại góp vào những trang thơ
một bóng hình đất nước đẹp đẽ trong nét giản dị gần gũi đời thường.[trích đoạn
cần phân tích]
TB: Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ trẻ
thời chống Mỹ. Thơ ông đậm chất trữ tình, chính luận cùng những cảm xúc nồng
nàn và suy tư sâu lắng. Với lập luận chặt chẽ và những góc nhìn mang tính triết lý.
Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương 5 của bản trường ca “Mặt đường
khát vọng” sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên. Đoạn trích là cái nhìn mới
mẻ về Đất Nước qua nhiều phương diện lịch sử văn hóa địa lý và nhấn mạnh tư
tưởng Đất Nước của nhân dân, các chất liệu văn hóa văn học dân gian được sử
dụng nhuần nhị sáng tạo đem lại sức hấp dẫn lôi cuốn cho bạn đọc.
Trước hết Đất Nước gắn liền với tình u đơi lứa với hai câu thơ đầu như một lời
khẳng định:
“Trong anh và em hơm nay
Đều có một phần đất nước”
Dưới ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm khái niệm đất nước được cụ thể hóa. Đất
Nước là nơi ta sinh ra ,lớn lên, sinh hoạt, học tập. Là chủ quyền lãnh thổ do nhân
dân dựng nên, là hơi thở, máu thịt thiêng liêng của ta, nuôi dữơng tâm hồn mỗi
người. Cái mới của Nguyễn Khoa Điềm là đất nước ở trong ta chứ khơng phải ở
ngồi ta, “trong anh và em” trong mỗi người dân nước Việt. Đây là cách nói cho
thấy niềm tự hào đầy kiêu hãnh về Đất Nước. Cách xưng hô anh em ngọt ngào tha
thiết với một giọng thơ thủ thỉ tâm tình. Trong bài thơ “Bên kia sơng Đuống” của
Hồng Cầm tác giả cũng đã giãi bày khi nghe tin quê hương kinh bắc bị tàn phá:
“Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống”



Vẻ đẹp Đất Nước còn được phát hiện qua mối quan hệ giữa đất nước với con
người, trách nhiệm của thế hệ:
“Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn to lớn”
Điệp ngữ “cầm tay” được nhắc lại hai lần thể hiện một tình cảm đẹp. Khi “hai đứa
cầm tay” tình yêu trong anh và em làm cho đất nước “hài hòa đồng thắm”. Từ hai
đứa cầm tay đến “cầm tay mọi người” là một sự vươn xa, lớn dậy của cái tôi cá
nhân. Họ đã mở rộng tình yêu đến với mọi người “Từ chân trời của một người đến
với chân trời của mọi người” (PÊ Luya). Nhà văn còn muốn nhấn mạnh trách
nhiệm của mỗi người dân là phải biết cầm tay nhau, phải nối vịng tay lớn xây
dựng khối đại đồn kết để tạo nên một đất nước “vẹn trịn to lớn” đó là tinh thần
đoàn kết được lưu truyền qua bao thế hệ. “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây
chụm lại nên hòn núi cao”. Nhất là trong những năm tháng kháng chiến Nam Bắc
bị chia cắt thì cái nắm tay này thật ý nghĩa.
Tiếp tục mặc cảm xúc 3 câu thơ tiếp theo nhà thơ đã đặt niềm tin trọn vẹn vào thế
hệ tương lai, những mầm non của đất nước với những ước mơ giản dị:
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”
Từ thực tại của cuộc chiến đấu ác liệt, khi mà bom baban dội lửa mái nhà, khi mà
hàng trăm hàng ngàn người phải sống trong mưa bom bão đạn. Nhưng họ vẫn
ước mơ và tin vào tương lai phía trước. Với niềm tin quyết thắng. “Mai này” là
thời gian của tương lai, “con ta lớn lên” là sự trưởng thành phát triển của thế hệ.
Nguyễn Khoa Điềm không quên nhắc nhở “con sẽ mang đất nước đi xa” động từ
“mang” kết hợp với điệp ngữ làm cho người đọc hình dung đất nước trở nên hữu
hình gắn bó với bổn phận trách nhiệm của mỗi người. “Mang đất nước đến những
tháng ngày mơ mộng” đó là niềm mong mỏi của cả dân tộc, một ngày được sống

trong hòa bình tự do. Điều này chứng tỏ bom đạn có thể vùi lấp được ngôi nhà,


ngọn núi, con sông nhưng không thể dập tắt được khát vọng và niềm tin của con
người Việt Nam.
Không dừng lại ở đó nhà thơ tiếp tục đi sâu vào mối quan hệ giữa đất nước với
tâm hồn con người, với giọng thơ nhắn nhủ tâm tình nhà thơ nhắc nhở thế hệ trẻ:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình sứ xở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
Nguyễn Khoa Điềm viết lên những câu thơ này bằng sự trải nghiệm của một người
lăn lộn trong kháng chiến. Đất Nước bất tử là nhờ có tinh thần của những con
người sẵn sàng hi sinh bảo vệ tổ quốc. Lời thơ trữ tình “Em ơi em” nhỏ nhẹ trìu
mến đã bảo hành chất trữ tình chính luận cho đoạn thơ. Tác giả khẳng định Đất
Nước là “máu xương” là sinh mệnh, là sự sống của con người. Máu xương là hai
thành tố không thể thiếu trong sự sống. Như Chế Lan Viên từng viết:
“Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt như mẹ cha ta như vợ như chồng”. Những câu
thơ được viết theo thể mệnh lệnh nhưng không khô khan cứng nhắc này đã trở
thành lời nhắn nhủ tha thiết. Điệp ngữ phải biết được nhắc lại hai lần, vừa là
mệnh lệnh kêu gọi, vừa là lời thúc giục từ trái tim. Để có được đất nước như hơm
nay thì đã biết bao người ra đi , bao thế hệ ngã xuống. Vì thế nên mỗi người phải
biết gắn bó và san sẻ, “gắn bó” là yêu thương quan hệ mật thiết với nhau. Từ sự
gắn bó ấy mới có thể “san sẻ”, san sẻ niềm vui niềm hạnh phúc. Ơng cha ta có
cơng dựng nước thì ta phải biết giữ nước, biết hóa thân cống hiến sẵn sàng dâng
trọn tuổi xn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, làm nên đất nước muôn đời. Đúng
như trong lời ca của Trương Quốc khánh “Là người tôi nguyện chết cho quê
hương”. Ngày nay đất nước đã sạch bóng quân thù nhưng trách nhiệm của mỗi
công dân là phải duy trì đất nước, bóng dáng mỗi người để làm nên bóng dáng
quê hương xứ sở.

Trong tác phẩm “Sóng” của thi sĩ Xuân Quỳnh ta bắt gặp tư tưởng cống hiến cái tơi
hịa vào cái ta, cống hiến tình u cá nhân và tình yêu cộng đồng để dâng hiến cho
cuộc đời, dâng hiến thanh xuân và tuổi trẻ cho tổ quốc.


Bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư, giọng thơ trữ tình triết luận sâu lắng. Cách sử
dụng chất liệu văn học dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã thành công thể hiện cảm
nhận mới mẻ của mình về đất nước, đồng thời ngợi ca khẳng định nét đẹp tâm
hồn bản lĩnh của nhân dân Việt Nam, chủ nhân của Đất Nước.
KB: Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung.
Quả thật với “Đất Nước” Nguyễn Khoa Điềm đã khám phá và viết nên tư tưởng
mới mẻ từ những điều đơn giản nhất. Tư tưởng đất nước của nhân dân, từng câu
chữ trong đoạn trích đều được chứa đựng nỗi niềm yêu thương trân trọng và đầy
tự hào của tác giả, tác phẩm cứ thế sống mãi với thời gian.

Đất nước
MB: Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ trẻ
thời chống mỹ, thơ ông đậm chất trữ tình chính luận cùng những cảm xúc nồng
nàn và suy tư sâu lắng. Lập luận chặt chẽ và những góc nhìn mang tính triết lí. Tác
phẩm “Đất Nước” thuộc phần đầu chương 5 của bản trường ca “Mặt đường khát
vọng” sáng tác năm 1971 tại chiến khu trị thiên. Tác phẩm là cái nhìn mới mẻ về
Đất Nước qua nhiều phương diện: lịch sử, văn hóa, địa lý và nhấn mạnh tư tưởng
đất nước của nhân dân, nhân dân là người làm ra đất nước. Là sự kết tinh bao
công sức và khát vọng của cả dân tộc, những người dân bình dị vơ danh hóa thân
vào dáng hình Đất Nước.
TB: Lật giở từng trang lịch sử có thể thấy tư tưởng đất nước biến chuyển qua mỗi
thời kỳ. Trong thời trung đại, khái niệm Đất Nước gắn liền với vua chúa, các triều
đại. Trong Bình Ngơ Đại Cáo, Nguyễn Trãi, từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền
độc lập. Nhưng đến sau này một số tướng lĩnh đã nhận thấy vai trò to lớn của
nhân dân đối với Đất Nước. Phan Châu Trinh đã từng khẳng định “Dân là nước

nước là dân” và đến thời đại của Hồ Chí Minh bác cũng ln nhắc nhở đảng ta
phải biết lấy dân làm gốc. Dù ở thời đại nào các nhà tư tưởng lớn vẫn nhìn thấy
vai trị sức mạnh to lớn của nhân dân đối với đất nước. Bước vào những trang thơ
của Nguyễn Khoa Điềm, một lần nữa ta được ngắm thật kỹ, thật sâu vào các tầng
địa lý, lịch sử, văn hóa của mảnh đất thiêng liêng mà cha ông ta để lại.
Tám câu thơ đầu nhà thơ thể hiện sự biết ơn sâu nặng đối với những người dân
đã góp cuộc đời mình để hóa thân làm nên không gian địa lý của dân tộc:


“Những người vợ nhớ chồng góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng u nhau góp nên hịn trống mái
Góp ngựa của thánh gióng đi qua cịn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình xây dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dịng sơng xanh thẳm
Người học trị nghèo góp cho đất nước núi bút non nghiên
Con cóc con gà góp Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào góp lên tên tuổi ông đất ông trang bà đen bà điểm”
Trước hết ta có thể thấy được nhà văn sử dụng nghệ thuật liệt kê kết hợp với
động từ “góp” để diễn tả hình ảnh nhân dân hóa thân thành những danh lam
thắng cảnh tuyệt đẹp. Tác giả đã bao quát dọc chiều dài của Đất Nước từ bắc vào
nam từ miền ngược tới miền xi đâu đâu cũng mang bóng hình của nhân dân.
Trước tiên là miền Bắc kính u với sự xuất hiện của núi Vọng Phu, hòn Trống Mái.
Những núi Vọng Phu đâu chỉ làm đẹp thêm cho một dáng núi mà nó cịn là câu
chuyện người vợ nhớ chồng hóa thân vào sơng núi q hương để làm nên một
đất nước thủy chung tình nghĩa. Chính tấm lòng thủy chung, son sắc đấy đã làm
nên dáng núi kỳ lạ cho chúng ta khám phá đến ngày hôm nay. Hịn Trống Mái ở
Sầm Sơn Thanh Hóa tương truyền do hai vợ chồng yêu nhau hóa thân thành. Thời
gian qan đi đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Tác giả đã vượt lên lối liệt kê tầm
thường để có một cái nhìn mới mẻ về Đất Nước.
Hai câu thơ tiếp theo ngợi ca đất nước về mặt lịch sử. Ta quên sao được dáng vẻ

của người anh hùng Thánh Gióng cỡi ngựa sắt nhổ tre bên đường, đánh đuổi giặc
ngoại xâm rồi bay về trời với chứng tích “trăm ao đầm để lại”. Những hình móng
chân ngựa mọc đầy chân núi Sóc Sơn. Những ao đầm dày đặc ấy là những hình
ảnh bất tử về tinh thần yêu nước nồng nàn, khí phách kiên cường bất khuất của
người dân đất Việt. Đó cịn là vẻ đẹp của quần thể núi non hùng vĩ, “chín mươi
chín con voi” đang ở quanh nơi vua hùng ngự trị. Nó biểu trưng cho cội nguồn dân
tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Từ thời Hai Bà Trưng
cưỡi voi đánh giặc, các từ ngữ “đi qua còn... để lại” thể hiện một cách bình dị mà
tự hào về sự thiêng liêng của tổ quốc, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đất Nước ta


có núi cao, biển rộng, sơng dài, có sơng Hồng Hà đỏ nặng phù sa, có sơng mã bờm
ngựa phi thác trắng và cịn có Cửu Long Gianh kiêu sa thơ mộng. Những “con rồng
nằm im” từ bao đời nay mà nam bộ có dịng sơng xanh thẳm. Góp cho quê hương
nhiều mùa nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mơng biển lúa bốn mùa. Đó
cịn là sự hiện thân của cậu học trị nghèo nhưng vẫn “góp cho đất nước núi bút
non nghiêng” làm rạng danh nền văn hiến đại việt. Đó là truyền thống hiếu học
của nhân dân từ Nguyễn Khuyến, Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh, đã làm rạng danh
đất nước. Nhà thơ trong phong kiến xa xơi nhưng tiếng thơm vẫn cịn lưu truyền
cho đến ngày nay và mai sau. Con cóc con gà quê hương cùng góp cho Vịnh Hạ
Long thành thắng cảnh được unesco cơng nhận là di sản thế giới. Đó cịn là những
cái tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm những người dân hiền lành chăm chỉ
để góp nên tên xã, tên làng. Và bất cứ danh lam thắng cảnh nào trên mảnh đất
hình chữ s cũng là da thịt, xương máu của nhân dân. Động từ “góp” được điệp lại
nhiều lần đem đến ý thơ mới mẻ, cùng bao liên tưởng đầy tính nhân văn. Đồng
thời là sự nhấn mạnh trân trọng của nhà thơ nhằm ngợi ca những đóng góp của
nhân dân trong hình hài Đất Nước.
Bốn câu thơ cuối giọng thơ vang lên say đắm, ngọt ngào. Từ thơ mộng được nâng
lên tầm khái quát. Nhân dân chính là người đã tạo dựng, đặt tên, ghi dấu ấn cuộc
đời mình vào mỗi ngọn núi con sơng, họ đã hóa thân vào bóng hình đất nước như

một sứ mệnh thiêng liêng
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gị bãi
Chẳng mang một dáng hình một ao ước
Ơi đất nước sau 4000 năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sơng ta..”
Hai câu đầu là sự kết hợp dáng hình của nhân dân trong khơng gian đất nước.
Khắp ruộng đồng gị bãi, bóng dáng ấy khơng chỉ làm đất nước thêm tươi đẹp mà
còn mang một ao ước một lối sống cha ông. Điệp từ “một”, “ta” hịa cùng cảm
thán từ “ơi” tạo nên giai điệu du dương say đắm. Vừa đĩnh đạc hào hùng vừa tha
thiết. Nhân dân đã góp vào đó những giá trị tinh thần là phong tục tập quán, là
truyền thống văn hóa lưu dấu mãi ln đời. Hai câu thơ cuối hình tượng thơ càng
được nâng dần lên và chốt lại bằng một câu đầy trí tuệ. Núi sơng của ta có được là
nhờ những cuộc đời đã hóa thân để góp nên ý thơ đơn giản mà lại vơ cùng sâu


sắc. Tầm vóc Đất Nước khơng chỉ hiện lên ở phương diện địa lý mà còn ở dòng
chảy của thời gian suốt 4000 năm đằng đẵng.
Qua đoạn thơ trên nói riêng và “Đất Nước” nói chung, ta thấy được tư tưởng mới
mẻ về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước là của nhân dân, nhân dân là
trung tâm là chủ thể tạo ra đất nước. Chính họ đã khai sinh, bảo vệ và phát triển
đất nước này. Tư tưởng ấy được nhà thơ lý giải một cách thấu đáo và tồn diện.
Vơ vàn chất liệu văn hóa dân gian từ ca dao tục ngữ, đến truyền thuyết cổ tích. Từ
phong tục tập quán đến đời sống hàng ngày, những chất liệu ấy đã tạo nên một
thế giới nghệ thuật hết sức gần gũi quen thuộc mà bay bổng.
Bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư, giọng thơ trữ tình triết luận sâu lắng. Cách sử
dụng chất liệu văn học dân gian. Nhuần nhị, sáng tạo, Nguyễn Khoe Điềm đã
thành cơng thể hiện cảm nhận mới mẻ của mình về đất nước. Đồng thời ngợi ca
khẳng định nét đẹp tâm hồn của nhân dân Việt Nam, chủ nhân của đất nước.
KB: Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung.
Quả thật với “Đất Nước” Nguyễn Khoa Điềm đã khám phá và viết nên tư tưởng

mới mẻ từ những điều đơn giản nhất. Tư tưởng đất nước của nhân dân, từng câu
chữ trong đoạn trích đều được chứa đựng nỗi niềm yêu thương trân trọng và đầy
tự hào của tác giả, tác phẩm cứ thế sống mãi với thời gian.



×