Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT –THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.1 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI:
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG
TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT –THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giảng viên : TS. Nguyễn Thị Hiền
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải
pháp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trong những lĩnh vực đối mặt với nhiều rủi ro nhất. Các loại rủi ro
có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau và đều có thể gây tổn thất lớn cho
hệ thống Ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh đó, không một Ngân hàng nào có thể
tồn tại và phát triển lâu dài mà không xây dựng cho mình hệ thống quản lý rủi ro hiệu
quả.
Rủi ro lãi suất là một trong những đối tượng cơ bản của quản lý rủi ro thị trường tại
các Ngân hàng thương mại. Lãi suất thị trường biến động gây ảnh hưởng đến nguồn thu
từ danh mục cho vay và đầu tư chứng khoán cũng như chi phí trả lãi đối với các khoản
tiền gửi, các nguồn vay của Ngân hàng. Những tác động này có thể làm giảm chi phí
nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản và hạ thấp vốn chủ sở hữu của Ngân hàng. Điều này
làm thay đổi tiêu cực đến toàn bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của Ngân
hàng. Do vậy, công tác quản lý rủi ro ở Ngân hàng là rất cần thiết nhằm giúp các Ngân
hàng hạn chế được các thiệt hại khi lãi suất thị trường biến động.
Nhận thức được tầm quan trọng trên, chúng tôi đã chọn đề tài đề tài nghiên cứu
“Quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải
pháp” nhằm đưa ra cái nhìn khái quát về quản lý rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng thương
mại nói chung và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nói riêng; qua đó đề xuất biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này. Bài tiểu luận bao gồm ba phần chính:
 Tổng quan về rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng
thương mại;
 Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện
Liên Việt;


 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
2
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải
pháp
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN LÝ
RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại
1.1.1.Khái niệm về rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những biến động của lãi suất dẫn đến tác động bất
lợi tới hoạt động kinh doanh, thu nhập và/hoặc giá trị ròng của Ngân hàng. Hay nói cách
khác, rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị
trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn
của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn…
1.1.2.Các nguồn về rủi ro lãi suất
- Rủi ro định giá lại: Là rủi ro phát sinh từ những chênh lệch về kỳ hạn (đối với lãi suất cố
định) và định giá lại (đối với lãi suất thả nổi) đối với các tài sản có, tài sản nợ và các
trạng thái ngoại bảng của Ngân hàng.
- Rủi ro đường lợi tức: Rủi ro đường lợi tức phát sinh khi những sự dịch chuyển không dự
báo trước của đường lợi tức có những ảnh hưởng bất lợi đối với thu nhập hay giá trị kinh
tế của Ngân hàng.
- Rủi ro cơ sở: Là rủi ro phát sinh từ tương quan không hoàn hảo trong sự điều chỉnh các
lãi suất thực được và phải trả đối với các công cụ khác nhau có những đặc điểm định giá
lại tương tự. Khi lãi suất thay đổi, những chênh lệch này có thể tạo ra những thay đổi
không lường trước trong luồng tiền và chênh lệch thu nhập giữa tài sản có, tài sản nợ và
các công cụ ngoại bảng có kỳ hạn tương tự hay tần suất định giá lại tương tự.
- Rủi ro quyền chọn: Một nguồn rủi ro lãi suất ngày càng trở nên quan trọng phát sinh từ
các tuỳ chọn trong nhiều tài sản có, tài sản nợ và danh mục đầu tư ngoại bảng của Ngân
hàng. Một quyền chọn cho người nắm giữ quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, thực hiện

mua, bán hay theo một cách nào đó có thể thay đổi luồng tiền của một công cụ hay hợp
đồng tài chính.
1.1.3.Các nhân tổ ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất
- Giá trị và mức độ nhạy cảm về giá của các sản phẩm;
- Khả năng tổn thương của thu nhập và vốn trong điều kiện lãi suất thay đổi;
3
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải
pháp
- Chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước;
- Tương quan cung cầu vốn trên thị trường;
- Chính sách khách hàng của Ngân hàng thương mại,
1.1.4.Nguyên nhân của rủi ro lãi suất:
- Nguyên nhân thuộc về năng lực quản lý của Ngân hàng (Sự không phù hợp về kỳ hạn của
Nguồn và Tài sản, Ngân hàng sử dụng lãi suất khác nhau trong các hợp đồng, có sự
không phù hợp về khối lượng, thời gian giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng
nguồn vốn đó để cho vay );
- Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng (khách hàng chấm dứt hợp đồng trước hạn, )
- Nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường hoạt động kinh doanh (sự thay đổi
của lãi suất thị trường khác với dự kiến của Ngân hàng, )
1.1.5.Tác động của rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là một trong những thách thức lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng cũng như đối với nền kinh tế - xã hội:
- Lãi suất thay đổi tác động tới bảng cân đối và báo cáo thu nhập, ảnh hưởng tới việc quản
lý tài sản nợ, tài sản có của Ngân hàng;
- Rủi ro gây tổn thất về tài sản cho Ngân hàng: mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt
động, giảm sút lợi nhuận, giảm giá trị của tài sản;
- Rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng: rủi ro ảnh hưởng đến khách hàng
làm giảm uy tín của Ngân hàng;
- Rủi ro làm nền kinh tế sa sút, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp, kéo theo sự suy
giảm của hệ thống Ngân hàng và ảnh hưởng đến quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

1.2. Quản lý rủi ro lãi suất
1.2.1.Khái niệm
Quản lý rủi ro lãi suất là hoạt động phân tích, đo lường các rủi ro lãi suất và đưa ra
các giải pháp nhằm đảm bảo luồng thu nhập ổn định và tối ưu, đồng thời kiểm soát được
rủi ro lãi suất (bao gồm cả các khả năng lựa chọn gắn liền). Quản lý mức độ rủi ro đối với
các biến động lãi suất bất lợi nhằm hạn chế tác động tiềm ẩn của những biến động này.
4
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải
pháp
Việc phân tích rủi ro lãi suất không chỉ giúp Ngân hàng quản lý rủi ro một cách hiệu
quả mà còn tìm kiếm các cơ hội để tạo ra lợi nhuận lớn cho Ngân hàng, nếu các biến
động lãi suất nằm trong dự đoán của Ngân hàng, Ngân hàng có thể thu được các khoản
lợi lớn khi có sự chuẩn bị trước và hành động theo xu hướng lãi suất.
1.2.2.Mục tiêu
Mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất là bảo vệ thu nhập
dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp sự thay đổi của lãi suất.
Ngân hàng luôn tìm cách tối ưu hóa tác động của lãi suất tới các khoản mục tài sản
và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất, qua đó tác động tới tỷ lệ thu lãi cận biên (NIM). Để
đạt được mục tiêu này, Ngân hàng phải duy trì NIM cố định.
Công thức: NIM = (Thu nhập lãi – Chi phí lãi)*100/Tổng TSC sinh lời.
Đây là hệ số giúp cho Ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của Ngân hàng
thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm những nguồn vốn có chi
phí thấp nhất. Hệ số này cho thấy nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho
vay và đầu tư hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ
làm cho NIM bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn.
1.2.3.Chuẩn mực quốc tế
Trong các nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề về giám sát Ngân hàng, Uỷ ban Basel
về giám sát Ngân hàng ban hành văn bản về các nguyên tắc quản lý rủi ro lãi suất vào
tháng 9/1997 gồm các nguyên tắc:
- Nguyên tắc 1: Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị;

- Nguyên tắc 2: Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Tổng giám đốc;
- Nguyên tắc 3: Trách nhiệm, thẩm quyền quản lý rủi ro lãi suất;
- Nguyên tắc 4 + 5: Quy định đầy đủ chính sách và thủ tục quản lý rủi ro;
- Nguyên tắc 6: Chức năng đo lường rủi ro lãi suất;
- Nguyên tắc 7: Các giới hạn để duy trì rủi ro trong các mức thống nhất với chính sách nội
bộ;
- Nguyên tắc 8: Kiểm định trong điều kiện cực đoan;
- Nguyên tắc 9: Theo dõi và báo cáo rủi ro lãi suất;
5
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải
pháp
- Nguyên tắc 10: Kiểm soát nội bộ;
- Nguyên tắc 11: Thông tin cho các Cơ quan giám sát;
- Nguyên tắc 12: Mức độ đủ vốn;
- Nguyên tắc 13: Thông tin về rủi ro lãi suất;
- Nguyên tắc 14: Cơ quan giám sát điều chỉnh về rủi ro lãi suất theo số sách kế toán Ngân
hàng.
1.2.4.Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro lãi suất
- Sự phù hợp của hệ thống đo lường rủi ro của Ngân hàng với bản chất, phạm vi và mức độ
phức tạp của Ngân hàng;
- Trách nhiệm của bộ phận kiểm soát rủi ro; các bộ phận liên quan và sự tích cực tham gia
của Hội đồng quản trị và ban Tổng Giám đốc;
- Sự tuân thủ của các chính sách kiểm soát và thủ tục nội bộ liên quan đến rủi ro lãi suất;
- Chất lượng các giả định của hệ thống đo lường rủi ro.
1.2.5.Quy trình quản lý rủi ro lãi suất
- Nhận biết rủi ro
- Phân tích, đo lường rủi ro
- Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
- Tài trợ rủi ro
1.2.6.Các kỹ thuật phòng tránh rủi ro

- Mô phỏng
- Nghiệp vụ quản lý Tài sản nợ - Tài sản có
- Sử dụng công cụ tài chính phái sinh
• Hợp đồng kỳ hạn;
• Hợp đồng tương lai;
• Hợp đồng quyền chọn;
• Hợp đồng hoán đổi lãi suất.
1.2.7.Hệ thống thông tin quản lý rủi ro lãi suất
Các báo cáo chi tiết về rủi ro lãi suất cần được xem xét thường xuyên bởi Hội đồng
quản trị. Bao gồm:
6
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải
pháp
- Tình hình lãi suất thị trường;
- Tóm lược tổng thể lãi suất của Ngân hàng;
- Báo cáo chứng minh việc tuân thủ các chính sách và giới hạn;
- Các giả định, chẳng hạn thông tin hành vi người đi vay trả nợ trước hạn hoặc hành vi
người gửi tiền rút tiền trước hạn nhằm giúp Ngân hàng có thể thiết lập những giả định về
rủi ro quyền lựa chọn;
- Tóm tắt những phát hiện của các đánh giá chính sách rủi ro lãi suất, tính đầy đủ của hệ
thống đo lường rủi ro lãi suất bao gồm cả những phát hiện của kiểm toán viên nội bộ
hoặc bên ngoài hay bất cứ những người đánh giá độc lập khác.
1.2.8.Công cụ quản lý rủi ro lãi suất
Công cụ quản lý rủi ro được sử dụng phổ biến hiện nay là mô hình chênh lệch tái
định giá. Giả định chung của mô hình này là: (i) thay đổi trong lãi suất thị trường chỉ ảnh
hưởng đến tài sản nợ và tài sản có nhạy cảm với lãi suất và (ii) thay đổi lãi suất đối với
thu nhập lãi và chi phí lãi là như nhau và cùng chiều. Đây đồng thời cũng là hạn chế của
mô hình chênh lệch tái định giá.
Có hai phương pháp chính để phân tích rủi ro lãi suất theo mô hình này:
• Phương pháp phân tích ảnh hưởng chênh lệch tài sản nợ - có đến thu nhập

của Ngân hàng khi có sự biến động lãi suất (Khe hở nhạy cảm lãi suất - GAP)
(i) Công thức:
GAP = Giá trị Tài sản có (TSC) nhạy cảm lãi suất (ISA) – Giá trị Tài sản nợ
(TSN) nhạy cảm lãi suất (ISL)
GAP tương đối = GAP/Tổng tài sản
Tỷ suất nhạy cảm lãi suất (ISR) = ISA/ISL
(ii) Ứng dụng:
Thay đổi thu nhập từ lãi = ΔR*GAP
Như vậy:
Ngân hàng nhạy cảm TSC Ngân hàng nhạy cảm TSN
Khe hở tuyệt đối dương Khe hở tuyệt đối âm
Khe hở tương đối dương Khe hở tương đối âm
7
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải
pháp
Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất lớn hơn 1 Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn 1
Lãi suất tăng thì có lợi Lãi suất tăng thì bất lợi
Lãi suất giảm thì bất lợi Lãi suất giảm thì có lợi
(iii) Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất:
Với khe hở
dương
Rủi ro Những phản ứng có thế
GAP > 0
(Nhạy cảm
tài sản)
Tổn thất vì Lãi suất giảm
làm NIM giảm
b. Không làm gì (nếu dự tính lãi suất tăng lại hoặc
ổn định)
c. Kéo dài kỳ hạn của các tài sản hoặc rút ngắn kỳ

hạn của các khoản nợ
d. Tăng nợ nhạy cảm lãi suất hoặc giảm tài sản nhạy
cảm lãi suất
Với khe hở
âm
Rủi ro Những phản ứng có thế
GAP < 0
(Nhạy cảm
nợ)
Tổn thất vì Lãi suất tăng
làm NIM giảm
1. Không làm gì (nếu dự tính lãi suất giảm hoặc ổn định)
2. Thu hẹp kỳ hạn của các tài sản hoặc kéo dài kỳ hạn của
các khoản nợ
3. Giảm nợ nhạy cảm lãi suất hoặc tăng tài sản nhạy cảm
lãi suất
• Phương pháp phân tích thời gian đáo hạn bình quân gia quyền (Kỳ
hạn_Duration)
(i) Công thức:
Duration GAP = DURAs – DURLs
Trong đó: DURAs là thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của tài sản có
DURLs là thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của tài sản nợ
(ii) Ứng dụng:
Sự thay đổi về vốn (%ΔNW) = - Duration GAP * i/(1+i)
Như vậy:
Với khe hở kỳ hạn dương Rủi ro Những phản ứng có thế
8
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải
pháp
Duration GAP > 0

(Nhạy cảm tài sản)
Lãi suất tăng làm giá trị
của TSC giảm nhanh
hơn giá trị của TSN làm
giảm vốn của Ngân
hàng
1. Không làm gì (nếu dự tính lãi suất giảm
hoặc ổn định)
2. Tăng thời gian đáo hạn trung bình của
TSN
3. Giảm thời gian đáo hạn trung bình của
TSC
Với khe hở kỳ hạn âm Rủi ro Những phản ứng có thế
Duration GAP < 0
(Nhạy cảm nợ)
Lãi suất giảm làm giá
trị giá trị của TSN tăng
nhanh hơn giá trị của
TSC làm giảm vốn của
Ngân hàng
1. Không làm gì (nếu dự tính lãi suất tăng
trở lại hoặc ổn định)
2. Tăng thời gian đáo hạn trung bình của
TSC
3. Giảm thời gian đáo hạn trung bình của
TSN
9
Khối pháp chế và quản
lý rủi ro
Phòng Pháp chế

Phòng Quản lý rủi ro tín
dụng và xử lý nợ khu
vực phía bắc
Phòng Quản lý rủi ro tín
dụng và xử lý nợ khu
vực phía bắc
Phòng Quản lý rủi ro
hoạt động, thị trường và
phòng chống rửa tiền
Bộ phận thông tin và
phòng chống rửa tiền
Bộ phận quản lý rủi ro
hoạt động
Bộ phận quản lý rủi ro
thị trường
Quản lý rủi ro lãi suất
Quản lý rủi ro tỷ giá
Quản lý rủi ro khác
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải
pháp
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
(LIENVIETPOSTBANK)
2.1. Giới thiệu chung về hoạt động quản lý rủi ro tại LienVietPostbank
Hoạt động quản lý rủi ro tại LienVietPostbank thuộc chức năng, nhiệm vụ của
Phòng Quản lý rủi ro hoạt động, thị trường và Phòng chống rửa tiền – Khối Pháp chế và
Quản lý rủi ro. Trong đó, quản lý rủi ro lãi suất là một bộ phận của quản lý rủi ro thị
trường.
Cũng như đa phần các Ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ tại Việt Nam,

quản lý rủi ro thị trường tại LienVietPostbank nói chung và quản lý rủi ro lãi suất nói
riêng mới được xây dựng về mặt quy trình và bắt đầu đi vào hoạt động. Khác với tín
dụng vốn có những số liệu rõ ràng, chi tiết, lãi suất thường có biến động bất thường và
chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố hơn. Vì thế, quản lý rủi ro lãi suất thường phức tạp
hơn, cần phải dùng mô hình với nhiều biến số hơn.
10
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải
pháp
Ngoài Phòng Quản lý rủi ro hoạt động, thị trường và Phòng chống rửa tiền, các đơn
vị khác trên toàn hệ thống cũng tham gia quản lý rủi rõ lãi suất với các công cụ khác
nhau.
2.2. Quy trình hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại LienVietPostbank
Quy trình quản lý rủi ro lãi suất tại LienVietPostbank bao gồm 4 bước cơ bản:
• Thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong mô hình quản lý rủi ro lãi suất bao gồm các số liệu lấy
từ hệ thống báo cáo của Ngân hàng, số liệu do các phòng, ban của Hội sở cung cấp, số
liệu tổng hợp từ các chi nhánh của LienVietPostbank.
• Xử lý số liệu
Dựa trên các số liệu thu thập được, bộ phận quản lý rủi ro lãi suất sẽ xác định ngày
phát sinh/thay đổi lãi suất gần nhất của từng giao dịch, hợp đồng, khế ước, từ đó xác định
kỳ thay đổi lãi suất còn lại
• Phân bổ số liệu vào các kỳ hạn báo cáo
Từ các giao dịch, hợp đồng, khế ước còn hiệu lực, bộ phận quản lý rủi ro lãi suất sẽ
phân bổ kỳ thay đổi lãi suất còn lại vào các kỳ tương ứng
• Thực hiện phân tích, đánh giá
Sau các bước nói trên, bộ phận quản lý rủi ro lãi suất sẽ đưa ra cảnh báo về rủi ro lãi
suất và đề xuất các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế hậu quả do rủi ro lãi suất gây ra.
2.3. Công cụ quản lý rủi ro lãi suất tại LienVietPostbank
2.3.1. Mô hình chênh lệch tái định giá
Trong các mô hình để đo lường và quản lý rủi ro lãi suất, mô hình chênh lệch tái

định giá chắc chắn là mô hình được biết đến nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất.
Đây cũng là mô hình được sử dụng tại LienVietPostbank.
Mô hình này dựa trên trạng thái rủi ro lãi suất của Ngân hàng phát sinh từ thực tế
rằng các tài sản Có sinh lãi và các tài sản Nợ chịu lãi có độ nhạy cảm khác nhau trước
những thay đổi trong lãi suất thị trường
11
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải
pháp
“Nhạy cảm” được hiểu là những tài sản Nợ/Có bị thay đổi giá trị tại thời điểm đó
Theo đó, “nhạy cảm lãi suất” có nghĩa là những tài sản Nợ/Có bị thay đổi giá trị do biến
động của lãi suất
Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu, bộ phận quản lý rủi ro lãi suất sẽ đưa ra báo cáo
định kỳ hàng tháng và đề xuất phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
2.3.2.Kết quả công tác quản lý rủi ro lãi suất tại LienVietPostbank
Dựa trên các số liệu thu thập được, qua quá trình xử lý số liệu bằng mô hình GAP,
bộ phận quản lý rủi ro lãi suất thực hiện báo cáo lên Ban Tổng Giám đốc, Uỷ ban ALCO
với mục đích đánh giá biến động của thu nhập (lợi nhuận) của LienVietPostbank trước
những thay đổi của lãi suất thị trường và đề xuất phương án để có thể giảm thiểu rủi ro do
các biến động của lãi suất thị trường cho Ngân hàng.
Bộ phận quản lý rủi ro lãi suất sử dụng phương pháp phân tích mức thay đổi thu
nhập ròng từ lãi, cho biết mức thay đổi thu nhập ròng từ lãi của Ngân hàng trước các
biến động lãi suất thị trường, thông qua việc phân tích khe hở tài sản nhạy cảm với lãi
suất.
Tại LienVietPostbank, báo cáo này được thực hiện phân tích trên 3 loại tiền tệ có số
giao dịch lớn và phổ biến nhất tại Ngân hàng là: VND, USD và EUR. Do biến động và xu
hướng của các loại tiền tệ này là khác nhau nên Khối pháp chế, quản lý rủi ro và phòng
chống rửa tiền thực hiện phân tích theo từng loại tiền để có thể đánh giá được một cách
gần đúng nhất những thay đổi của thu nhập do biến động của lãi suất.
Dưới đây là kết quả hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tháng 5 năm 2013 của
LienVietPostbank.

12
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải pháp
 Đối với VND
a) Cơ cấu phân bổ tài sản nợ nhạy cảm lãi suất và tài sản có nhạy cảm lãi suất
Tỷ trọng các tài sản nhạy cảm với lãi suất được phân bổ như sau:
Bảng 1: Tỷ trọng các tài sản nhạy cảm với lãi suất
Chỉ tiêu Đến 1 tháng Từ 1-3 tháng Từ 3-6 tháng Từ 6-9 tháng
Từ 9-12
tháng
Từ 1-5 năm Trên 5 năm
Vốn khả dụng và đầu

15% 10% 36% 18% 89% 85% 0%
Hoạt động tín dụng 81% 88% 60% 80% 4% 9% 99%
Tài sản cố định và Tài
sản có khác
4% 2% 3% 2% 7% 6% 1%
Tài sản có 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Vay NHNN và TCTD
khác
15% 0% 0% 0% 0% 2% 0%
Huy động khách hàng 84% 98% 98% 98% 98% 96% 98%
Các tài sản nợ khác 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2%
Tài sản nợ 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Tỷ trọng phân bổ các tài sản nhạy cảm với lãi suất phân bổ ở các kỳ hạn:
o Hoạt động tín dụng và hoạt động huy động khách hàng là hai hoạt động chiếm tỷ trọng lớn, có tác động lớn nhất tới thu
nhập khi có biến động của lãi suất tại hầu hết các kỳ hạn.
o Riêng đối với các kỳ hạn trên 9 tháng, hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng nhiều hơn do hoạt động đầu tư trái phiếu, giấy tờ
có giá này thường có kỳ hạn dài hơn.
Bảng 2: Báo cáo khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất (VND)

Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêuQuá hạn Không Đến 1 Từ 1-3 Từ 3-6 Từ 6-9 Từ 9- Từ 1-5 Trên 5 Tổng*
13
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải pháp
chịu lãi tháng tháng tháng tháng 12tháng năm năm
Tài sản có
(RSA)
1.331.584 12.320.125 7.961.583 14.987.323 3.863.879 4.204.338 830.333 8.627.870 536 54.127.571
Tỷ trọng 15% 28% 7% 8% 2% 16% 0% 100%
Tài sản nợ
(RSL)
- 8.068.447 24.724.386 8.330.012 7.491.726 2.184.267 2.932.364 401.806 24 54.133.032
Tỷ trọng 46% 15% 14% 4% 5% 1% 0% 100%
GAP 1.331.584 4.251.678 (16.762.803) 6.657.311 (3.627.847) 2.020.072 (2.102.031) 8.226.064 512 (5.461)
GAP cộng
dồn
(16.762.803) (10.105.492) (13.733.339) (11.713.268) (13.815.299) (5.589.235) (5.588.723)
Ghi chú: - (*): GAP cộng dồn không tính tới hai kỳ hạn nhạy cảm lãi suất: Quá hạn và Không chịu lãi.
- (**) GAP tổng # 0 do chênh lệch của số liệu TKBĐ so với số liệu của GL tại thời điểm lập báo cáo
- Số liệu tại cột Quá hạn chỉ bao gồm các khoản nợ quá kỳ đáo hạn, không điều chỉnh lãi suất. Các khoản quá hạn xong có
thể bị điều chỉnh lãi suất được tiếp tục phân bổ vào các kỳ hạn nhạy cảm lãi suất tiếp theo
o Xét về mặt tổng thể Ngân hàng có khe hở tuyệt đối VND âm, do đó Ngân hàng Bưu điện Liên Việt sẽ chịu rủi
ro nếu lãi suất thị trường tăng và sẽ gia tăng lợi nhuận ròng nếu lãi suất thị trường giảm.
o Khe hở nhạy cảm lãi suất (giá trị tuyệt đối) vẫn tập trung nhiều nhất tại một số kỳ hạn: 1 tháng, 1-3 tháng và
1-5 năm. Tuy nhiên các kỳ hạn đã phân bổ đều hơn so với kỳ trước. Trong đó kỳ hạn 1 tháng (-16.762 tỷ đồng) vẫn là
kỳ nhạy cảm lãi suất sẽ có biến động mạnh nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận ròng của Ngân hàng trong trường
hợp lãi suất có các diễn biến bất lợi (mức tăng/giảm lợi nhuận ròng suất là -/+167.62 tỷ đồng nếu biến động +/-1%).
 Tại các kỳ hạn nhạy cảm: Đến 1 tháng, 3-6 tháng, 9-12 tháng Ngân hàng gặp bất lợi nếu lãi suất thị trường
tăng, có lợi nếu lãi suất thị trường giảm.
 Tại các kỳ hạn nhạy cảm: 1-3 tháng, 6-9 tháng và trên 1 năm Ngân hàng gặp bất lợi nếu lãi suất thị trường

giảm, có lợi nếu lãi suất thị trường tăng.
b) Khuyến nghị đối với Ngân hàng.
14
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải pháp
Tại thời điểm hiện tại, thanh khoản hệ thống ngân hàng đang khá tốt, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng ổn định, đi
theo xu hướng giảm. Lãi suất trên thị trường 1 cũng giảm. Theo quan sát, lãi suất kỳ hạn dài tại một số thời điểm còn
thấp hơn lãi suất huy động kỳ hạn ngắn. Xu hướng giảm lãi suất được nhận định sẽ tiếp tục trong các tháng tiếp theo
của quý II và quý III.
Với cơ cấu phân bổ tài sản nợ nhạy cảm lãi suất và tài sản có nhạy cảm lãi suất và khe hở nhạy cảm lãi suất hiện tại,
để phòng ngừa rủi ro cho Ngân hàng, khuyến nghị tạm thời tại một số kỳ hạn có chênh lệch nhạy cảm lãi suất lớn như
sau:
o Tại kỳ hạn nhạy cảm lãi suất đến 1 tháng, 3-6 tháng và 9-12 tháng: Xu hướng lãi suất giảm đang theo hướng
có lợi cho Ngân hàng. Do đó, có thể tạm thời giữ nguyên cơ cấu tài sản ở kỳ hạn này. Tuy nhiên, cần lưu ý chênh
lệch tại kỳ hạn đến 1 tháng hiện tương đối lớn do đó khuyến nghị Ngân hàng lưu ý xu hướng diễn biến của lãi suất
tại kỳ hạn này, chủ động giảm chênh lệch kỳ hạn này trong trường hợp lãi suất có dấu hiệu diễn biến bất lợi.
o Tại kỳ hạn nhạy cảm lãi suất còn lại: 1-3 tháng và 1-5 năm, xu hướng lãi suất đang gây bất lợi, Ngân hàng nên
giảm chênh lệch tại các kỳ hạn này bằng cách giảm RSA/ tăng RSL tại kỳ hạn này.
 Đối với USD:
a) Cơ cấu phân bổ tài sản nợ nhạy cảm lãi suất và tài sản có nhạy cảm lãi suất
Chỉ tiêu Quá hạn
Không
chịu lãi
Đến 1
tháng
Từ 1-3
tháng
Từ 3-6
tháng
Từ 6-9
tháng

Từ 9-12
tháng
Từ 1-5
năm
Trên 5
năm
Tổng (*)
Tài sản có
(RSA)
3.857 26.616 54.036 70.244 6.181 149 - 222.437 - 383.520
Tỷ trọng 14% 18% 2% 0% 0% 58% 0% 100%
Tài sản nợ
(RSL)
- 6.766 208.912 59.272 41.833 64.488 1.311 937 - 383.520
Tỷ trọng 54% 15% 11% 17% 0% 0% 0% 100%
GAP 3.857 19.849 (154.875) 10.972 (35.652) (64.339) (1.311) 221.500 - -
GAP cộng
dồn
(154.875) (143.904) (179.556) (243.894)
(245.206
)
(23.706) (23.706)
Tỷ trọng các tài sản nhạy cảm với lãi suất được phân bổ như sau:
15
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải pháp
Bảng 3: Tỷ trọng các tài sản nhạy cảm với lãi suất
Chỉ tiêu
Đến
1thán
g

Từ 1-3
tháng
Từ 3-6
tháng
Từ 6-9
tháng
Từ 9-12
tháng
Từ 1-5
năm
Trên 5
năm
Vốn khả dụng và đầu tư 10% 6% 0% 0% 99%
Hoạt động tín dụng 85% 93% 99% 99% 0%
Tài sản cố định và Tài
sản có khác
5% 1% 1% 1% 1%
Tài sản có 100% 100% 100% 100% 100%
Vay NHNN và TCTD
khác
29% 70% 96% 98% 0% 0%
Huy động khách hàng 70% 29% 4% 2% 99% 99%
Các tài sản nợ khác 1% 1% 0% 0% 1% 1%
Tài sản nợ 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Bảng 4: Báo cáo khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất (USD)
Đơn vị: nghìn USD
Ghi chú: - (*): GAP cộng dồn không tính tới hai kỳ hạn nhạy cảm lãi suất: Quá hạn và Không chịu lãi.
- Số liệu tại cột Quá hạn chỉ bao gồm các khoản nợ quá kỳ đáo hạn, không điều chỉnh lãi suất. Các khoản quá hạn xong có
thể bị điều chỉnh lãi suất được tiếp tục phân bổ vào các kỳ hạn nhạy cảm lãi suất tiếp theo
b) Nhận xét và đánh giá

o Ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất USD tổng thể âm (23,7 triệu USD), do đó nhạy cảm với biến
động tăng của lãi suất thị trường.
o Nhạy cảm lãi suất tại các kỳ hạn nhạy cảm lãi suất cụ thể như sau:
 Nhạy cảm với biến động giảm của lãi suất: < 12 tháng trừ kỳ hạn 1-3 tháng
 Nhạy cảm với biến động tăng của lãi suất: 1-5 năm và kỳ hạn 1-3 tháng
16
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải pháp
o Tỷ trọng phân bổ tài sản ở các kỳ hạn nhạy cảm lãi suất đối với Tài sản có (RSA) và Tài sản Nợ (RSL) đối với đồng
USD không đồng đều ở các kỳ hạn nhạy cảm lãi suất. Chênh lệch tại các kỳ hạn nhạy cảm lãi suất không quá lớn, chênh
lệch lớn nhất được ghi nhận ở kỳ hạn nhạy cảm lãi suất 1 tháng (154,87 triệu USD) và từ 1-5 năm (221,5 triệu USD).
Tại các kỳ hạn <1 năm, chiều nhạy cảm lãi suất đang âm tại hầu hết các kỳ hạn. Cộng dồn của các khỏan kỳ hạn này
lên tới 245 triệu USD, do đó rủi ro lãi suất tiềm ẩn tương đối lớn trong trường hợp xảy ra biến động bất thường.
Khuyến nghị, tạm thời: giảm chênh lệch tại cả 2 kỳ hạn: 1 tháng và 1-5 năm để hạn chế rủi ro. Và thực hiện phân bổ
lại tài sản nhạy cảm ở các kỳ hạn < 1 năm để bù đắp rủi ro giữa các kỳ hạn để tránh gây ra thiệt hại lớn.
 Đối với EUR:
Lãi suất và tỷ giá EUR hiện tại chưa thực sự tác động tới Ngân hàng, do trong kỳ báo cáo số lượng giao dịch EUR
thực hiện ít, cơ cấu tài sản bằng EUR chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản Ngân hàng.
Bảng 5: Báo cáo khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất (EUR)
Đơn vị: EUR
Chỉ tiêu Quá hạn
Không
chịu lãi
Đến 1 tháng 1-3 tháng
3-6
tháng
6-9 tháng 9-12 tháng 1-5 năm >5 năm Tổng (*)
Tài sản có (RSA)
0 40.290 129.109 - - - - - - 169.399
Tỷ trọng
76% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 100%

Tài sản nợ (RSL)
- 80.049 89.351 - - - - - - 169.399
Tỷ trọng
53% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 100%
GAP
0 (39.759) 39.759 - - - - - - 0
GAP cộng dồn (*)
39.759 39.759 39.759 39.759 39.759 39.759 39.759
Ghi chú: - (*): GAP cộng dồn không tính tới hai kỳ hạn nhạy cảm lãi suất: Quá hạn và Không chịu lãi.
- Số liệu tại cột Quá hạn chỉ bao gồm các khoản nợ quá kỳ đáo hạn, không điều chỉnh lãi suất. Các khoản quá hạn xong có
thể bị điều chỉnh lãi suất được tiếp tục phân bổ vào các kỳ hạn nhạy cảm lãi suất tiếp theo
Nhận xét và đánh giá:
o Chênh lệch kỳ hạn hiện chỉ còn ở kỳ hạn 1 tháng. Và hiện tại chênh lệch tại kỳ hạn này
đang là 39,7 nghìn EUR
17
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và giải pháp
o Tài sản EUR của Ngân hàng đang nhạy cảm với biến động giảm của lãi suất tức gặp
thiệt hại nếu lãi suất giảm và thu lợi nếu lãi suất tăng do khe hở tuyệt đối dương. Cụ thể lợi nhuận ròng của Ngân
hàng sẽ tăng/giảm 397 EUR nếu giả định lãi suất thị trường biến động tăng/giảm 1%.
Lãi suất EUR hiện tại chưa tác động nhiều tới các giao dịch tại Ngân hàng nên chưa ảnh hưởng nhiều tới thu nhập.
Tuy nhiên, cần tiếp tục quan sát các biến động về lãi suất cũng như tỷ giá để dự phòng các tổn thất có thể xảy ra.
Chênh lệch tại kỳ hạn 1 tháng đang là kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn và tác động mạnh nhất tới thu nhập của Ngân hàng
nên khuyến nghị giảm chênh lệch tại kỳ hạn này để tránh thiệt hại do biến động bất lợi của lãi suất xảy ra
18
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và
giải pháp
Chương 3:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

3.1. Thành tựu và hạn chế của hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại
LienVietPostbank
3.1.1.Thành tựu
LienVietPostbank đã rất quan tâm đến công tác quản lý rủi ro lãi suất, thể hiện
qua việc xây dựng quy trình và mô hình quản lý rủi ro trong ngân hàng. Quy trình
quản lý rủi ro được thực hiện đối với riêng từng rủi ro và đối với toàn bộ danh mục rủi
ro. Trong quản lý rủi ro lãi suất, LienVietPostbank thực hiện quản lý rủi ro đối với
từng khoản và đối với toàn bộ danh mục lãi suất. Vì vậy lợi nhuận trước thuế của ngân
hàng liên tục tăng mặc dù những năm gần đây sự biến động của lãi suất đã khiến cho
nhiều ngân hàng gặp khó khăn.
LienVietPostbank luôn duy trì lãi suất hợp lý phù hợp với chỉ đạo của Ngân hàng
Nhà nước, có bộ phận nghiên cứu lãi suất và biến động lãi suất nên trước cuộc chạy
đua lãi suất của các ngân hàng trong thời gian qua ngân hàng không gặp phải rủi ro
cho hoạt động kinh doanh.
3.1.2.Hạn chế
Hiện nay, công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng nói chung và
LienVietPostbank nói riêng vẫn còn những mặt hạn chế cơ bản như sau:
Một là, hệ thống dữ liệu chưa thực sự chính xác. Đây là tình hình chung tại các
Ngân hàng ở Việt Nam. Do lãi suất thị trường chưa thực sự được phản ánh đầy đủ trên
các báo cáo từ hệ thống và các phòng ban khác, nên việc tổng hợp số liệu sẽ gặp ít
nhiều khó khăn. Có một số thời điểm số liệu hệ thống không chạy được kịp thời hoặc
không xuất được do lỗi hệ thống. Hệ thống không bắt được các khế ước thả nổi nên
phải xin hỗ trợ từ chi nhánh. Do đó, số liệu bị phụ thuộc số liệu của chi nhánh cả về
thời gian và độ tin cậy về mặt thông tin cung cấp vì chỉ kiểm tra được tổng số dư tại
chi nhánh/PGD đặc thù.
19
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và
giải pháp
Hai là, việc xây dựng mô hình đánh giá rủi ro lãi suất mới chỉ đơn thuần là tổng
hợp số liệu và xử lý trên Microsoft excel, chưa có hệ thống chạy tự động từ

corebanking. Vì thế báo cáo có thể đưa ra số liệu không chính xác do nguy cơ sai sót
từ việc tổng hợp là rất lớn.
Ba là, mô hình GAP có những hạn chế riêng của nó. Vì vậy, việc Ngân hàng chỉ
sử dụng một mô hình để đánh giá rủi ro lãi suất thì có thể đưa ra những quyết định
không chính xác.
Bốn là, cấp chuyên viên tham gia hoạt động quản lý rủi ro lãi suất chưa có nhiều
kinh nghiệm, chưa được tham gia nhiều khoá học chuyên sâu về quản lý rủi ro lãi suất,
vì thế báo cáo đưa ra chưa thực sự sâu sắc và hiệu quả.
3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại
LienVietPostbank
3.2.1.Nâng cao trình độ nhận thức nhà quản lý, cán bộ Ngân hàng, khách
hàng về rủi ro lãi suất
Cần có sự phối hợp giữa ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại để nâng
cao trình độ nhận thức của nhà quản trị và cán bộ nhân viên ngân hàng. Trước hết các
nhà quản trị ngân hàng cần phải được trang bị kiến thức một cách đầy đủ, sâu sắc về
các phương pháp lượng hóa rủi ro lãi suất (dặc biệt là mô hình thời lượng- mô hình
đang được đánh giá là tốt nhất hiện nay), cùng với đó là quản lí các nghiệp vụ phát
sinh (quy trình giao dịch, phương pháp tính phí giao dịch, phương pháp tính lợi nhuận
thu được từ hợp đồng…), biết cách đánh giá mức độ nhạy cảm của các ngưồn và tài
sản với lãi suất cũng như xác định chính xác được giá trị của nguồn và tài sản nhạy
cảm với lãi suất tại những thời điểm nhất định. Một khi nhà quản trị ngân hàng đã nắm
vững kiến thức trên thì việc đào tạo và phổ biến cho hệ thống nhân viên sẽ là vấn đề
đơn giản, dễ dàng thực hiện hơn.
Hiện nay, các phòng ban quản lý rủi ro của ngân hàng tuy đã có nhưng vẫn
chưa hoạt động hiệu quả và chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản trị rủi ro,
đặc biệt là quản trị rủi ro lãi suất. Ngân hàng nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ,
kết hợp với nỗ lực của các ngân hàng thương mại để có thể tổ chức các khóa học đào
20
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và
giải pháp

tạo chuyên sâu tại các nước tiên tiến hoặc đào tạo tại Việt Nam nhưng do chuyên gia
nước ngoài- đã áp dụng thành công mô hình quản lí rủi ro lãi suất trực tiếp giảng dạy.
Với nguồn nhân lực hiện có, ngân hàng còn phải đối mặt với tình trạng thiếu các
chuyên gia giỏi, có khả năng hoạch định chiến lược và nạn chảy máu chất xám. Cũng
đề cập đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực, có ý kiến muốn đặt hàng các trường đào
tạo các giám đốc cho ngân hàng. LienVietPostbank cũng sẵn sàng đầu tư tài chính cho
các trường đào tạo theo nhu cầu của mình. Các chuyên gia của cả ngành ngân hàng, tài
chính và giáo dục đào tạo đều cho rằng, các trường nhất thiết phải chỉnh sửa các
chương trình đào tạo, bỏ đi một số môn không cần thiết, đi sâu vào đào tạo các kỹ
năng chuyên môn, tăng thực hành; Phương pháp đào tạo phải gắn với thực tiễn, nâng
cao chất lượng giảng viên; Thông tin về thị trường lao động của ngành phải có sự liên
thông giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp… Chính điều này làm cho chất lượng
nhân lực tài chính ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Vì vậy rất khó để
có thể có những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực quản trị rủi ro lãi suất, Điều này yêu
cầu bức thiết về chất lượng nguồn nhân lực tài chính ngân hàng.
Các nhà quản trị ngân hàng cần kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn và rút ra bài
học cho chính mình từ các nước vận dụng đi trước. Bên cạnh đó là việc tăng cường
công tác marketing về sản phẩm phòng ngừa rủi ro lãi suất đến cho khách hàng, giúp
cho các khách hàng có thể trang bị được những kiến thức cơ bản về rủi ro lãi suất và
xây dựng tâm lí phòng ngừa đối với khách hàng. Có như vậy ngân hàng mới có thể
phát triển và được khách hàng tín nhiệm.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống kế toán thống kê tại ngân hàng, bảo đảm tính
chính xác, kịp thời, đầy đủ
Muốn đo lường rủi ro lãi suất một cách chính xác, đầy đủ thì ngân hàng cần phải
có các số liệu thống kê về tài sản, nguồn vốn trong ngân hàng chính xác, kịp thời. Hiện
nay, ngân hàng đã hiện đại hóa hệ thống thông tin, nâng cao trình độ công nghệ nhằm
tính toán và cung cấp số liệu một cách đầy đủ và chính xác. Chúng ta thấy rằng thời kì
tính khe hở kì hạn càng nhỏ thì mức độ an toàn càng cao. Vì vậy thông tin và số liệu
của ngân hàng luôn được quản lí và theo dõi từng ngày thậm chí là từng giờ.
21

Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và
giải pháp
LienVietPostbank đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm chuyên dụng, có tính bảo mật
cao, hoàn toàn tích hợp với hệ thống ngân hàng core banking Flexcube của Ngân hàng.
Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống còn bổ sung chức năng hỗ trợ ra
quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp và chiết xuất ra được các báo
cáo theo yêu cầu quản trị. Đây là những tính năng rất ưu việt của hệ thống này, đáp
ứng tốt các yêu cầu về phát triển kinh doanh và quản trị rủi ro của LienVietPostbank.
Chính điều này giúp cho việc lượng hỏa rủi ro lãi suất của ngân hàng đạt hiệu quả cao.
3.2.3. Nghiên cứu, dự báo biến động lãi suất
Lãi suất là một yếu tố quan trọng, luôn biến động, hết sức phức tạp và khó dự
đoán. Những biến động lãi suất có thể giúp cho ngân hàng thu được những khoản lợi
khổng lồ nhưng cũng có thể khiến ngân hàng thiệt hại trầm trọng và gây ảnh hưởng lớn
đến nền kinh tế. Vì thế, phòng ban chức năng có nhiệm vụ nghiên cứu lãi suất, biến
động của nó và tác động của biến động lãi suất đến ngân hàng cùng toàn bộ nền kinh
tế. Khi lãi suất thị trường thay đổi thì ngân hàng cần xác định được mức thiệt hại hay
lợi nhuận đối với bản thân ngân hàng.
Báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy diễn biến lãi suất trên thị
trường liên ngân hàng và của các ngân hàng thương mại đã có những chuyển biến tích
cực; cung – cầu vốn cũng đã tương đối cân bằng và vốn khả dụng toàn hệ thống đã có
dư thừa…
Từ đầu năm 2013 đến nay, lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại
(với 100% thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đồng thuận) đã biến động rất
nhiều thu xu hướng giảm. Việc quản lý rủi ro lãi suất trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết trước những biến động như thế.
3.2.4.Hoàn thiện văn bản pháp lý về đo lường và quản lý rủi ro lãi suất
Nhà Nước cần hoàn thiện hệ thống luật pháp để điều chỉnh các nghiệp vụ phòng
ngừa rủi ro lãi suất giúp cho hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất của ngân hàng có thể
đạt hiệu quả cao. Trước hết ngân hàng nhà Nước phải có những quy chế hướng dẫn,
quy định nội dung, quy trình tiến hành các nghiêp vụ phòng ngừa rủi ro. Các giao dịch

phát sinhcần có những quy định chặt chẽ về nghĩa vụ cũng như các biện pháp cưỡng
22
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và
giải pháp
chế buộc các bên thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Đồng thời việc
luật hóa các nghiệp vụ nhằm quản trị rủi ro lãi suất cũng như xác định trách nhiệm của
ngân hàng thương mại về vấn đề quản trị rủi ro lãi suất còn tạo động lực, buộc các
ngân hàng phải quan tâm đến vấn đề này.
23
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và
giải pháp
LỜI KẾT
Rủi ro lãi suất luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hoạt động tài chính,
đặc biệt là hoạt động ngân hàng
Qua mô hình lý thuyết và dữ liệu thực tế, bài tiểu luận đã đạt được những mục
tiêu chính
(i) Chỉ ra các vấn đề chung về rủi ro lãi suất, hoạt động quản lý rủi ro lãi suất
trong đó quan trọng nhất là phương pháp đo lường rủi ro lãi suất;
(ii) Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Bưu điện Liên
Việt;
(iii) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tại đơn vị
này.
Với tình hình lãi suất biến động như thời gian gần đây, cùng với ảnh hưởng từ
các dòng vốn từ nước ngoài việc quản trị rủi ro lãi suất trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Hiện tại phần lớn các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang sử dụng mô hình
chênh lệch tái định giá để quản lý rủi ro lãi suất. Tuy nhiên do vấn đề minh bạch của
thị trường cùng với những hạn chế vốn có của công cụ đo lường, mô hình này chưa
phản ánh thực sự chính xác tình hình rủi ro lãi suất. Vì thế, việc sử dụng kết hợp các
công cụ khác dựa trên hệ thống báo cáo xây dựng tự động sẽ giúp hoạt động quản lý
rủi ro lãi suất tại LienVietPostbank trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.

24
Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Thực trạng và
giải pháp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Khối Pháp chế, Quản lý rủi ro và Phòng chống rửa tiền – Ngân hàng
TMCP Bưu điện Liên Việt (2013), “Báo cáo khe hở lãi suất tháng
05/2013”
 Skinner, Frank (2004). “Pricing and Hedging Interest and Credit Risk
Sensitive Instruments”
 Trung tâm Bồi dưỡng và Tư vấn về Ngân hàng – Tài chính, Đại học
Kinh tế quốc dân (2010), “Chuyên đề về Quản trị rủi ro của Ngân hàng
Thương mại”
 Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (2004), “Các nguyên tắc về quản
lý và giám sát rủi ro lãi suất”
25

×