Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

QUẢN TRỊ HỌC ĐH KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.66 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH UEH
KHOA QUẢN TRỊ

ĐỀ TÀI:
“CÔNG VIỆC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ”
(LÝ THUYẾT - THỰC TIỄN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM)

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
MSSV:

TP HCM, ngày 01 tháng 11 năm 2021

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1


I.Trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến công việc của nhà quản trị...................1
1. Khái niệm nhà quản trị.........................................................................................................1
2. Chức năng của nhà quản trị..................................................................................1
3. Vai trò của quản trị................................................................................................................2
4. Phân loại nhà quản trị.............................................................................................................2
5. Các yêu cầu tiêu chuẩn đối với nhà quản trị...................................................................3
II. Tình hình thực tiễn (Thuận lợi/ưu điểm, khó khăn/nhược điểm) về những vấn đề liên
quan đến công việc của nhà quản trị tại Việt Nam thời gian qua.....................................3
1. Thuận lợi..................................................................................................................................3
2. Khó Khăn.................................................................................................................................4
III. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn nêu trên...............................5
KẾT BÀI........................................................................................................................ 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................6




MỞ ĐẦU
Trong xu thế tồn cầu hóa phát triển mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho đất nước.
Việt Nam thuộc vào các nước đang phát triển và tập trung phát triển vào các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tế bào phát triển của xã hội, cho dù doanh nghiệp thuộc bất kỳ thành phần
kinh tế nào thì doanh nghiệp cũng chính là nguồn cung ứng sản phẩm và hàng hóa cho người
tiêu dùng. Vì thế muốn để cho doanh nghiệp phát triển thì khơng thể khơng nhắc đến chức
năng của nhà quản trị. Đây là một quá trình hết sức quan trọng. Một nhà quản trị giỏi thì sẽ
có những quyết định đúng thời gian và thời điểm để mang đến những lợi nhuận cho cơng ty.
Vì thế với đề tài “cơng việc cả nhà quản trị” đề tìm hiểu và phân tích rõ hơn về những cơng
việc, thuận lợi cũng như khó khăn về vấn đề liên quan đến công việc của nhà quản trị trong
thời gian qua.
I. Trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến công việc của nhà quản trị
1. Khái niệm nhà quản trị
Họ là những người điều khiển công việc của người khác. Nhà quản trị là người tổ chức
và thực hiện hoạt động quản trị. Nhà quản trị là những người thực hiện việc ra các kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo và giám sát việc phân bố nguồn lực con người, tài chính. Từ đó, nhà quản trị
giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra.
Nhà quản trị là người hoàn thành mục tiêu thông qua những người khác. Nhà quản trị cần
hồn thành nhiệm vụ mà sử dụng ít nguồn lực nhất có thể. Những nguồn lực mà nhà quản trị
có thể sử dụng bao gồm: con người, tài chính, thơng tin, cơ sở vật chất.
Vị trí của họ ở trong công ty rất đa dạng, tùy vào phạm vi và trách nhiệm phụ trách. Họ là
tổng giám đốc điều hành, trưởng phòng, quản đốc…
2. Chức năng của nhà quản trị
 Chức năng hoạch định:
Hoạch định là quá trình ấn định những mục tiêu, xây dựng và lựa chọn những biện pháp
tốt nhất để thực hiện có hiệu quả những mực tiêu đó. Nói cách khác, hoạch định chính là
“quyết định xem phải làm cái gì?, làm như thế nào?, khi nào và ai làm cái đó?”
Hoạch định có liên quan tới mục tiêu cần phải đạt được cũng như phương tiện để đạt được

mục tiêu như thế nào. Nó bao gồm việc xác định rõ mục tiêu, xây dựng một chiến lược tỏng
thể, nhất quán với mục tiêu đó, và triển khai một hệ thống kế hoạch để thống nhất và phối
hợp các hoạt động.
 Chức năng tổ chức:
Hoạt động tổ chức là việc triển khai các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu
chiến lược. Việc triển khai các nguồn lực được thể hiện trong việc bố trí lực lượng nhân viên
vào các bộ phận chuyến mơn hóa và o các nhóm cơng việc, thiết lập các tuyến quyền lực,
và cơ chế để phối hợp các công việc khác nhau của tổ chức.
Hoạt động tổ chức có một tẩm quan trọng lớn vì nó đi sau chiến lứợc. Chiến lược xác
định những gì cẩn phải làm; hoạt động tổ chức xác định cách thức để thực hiện chúng.
 Chức năng lãnh đạo:
Lãnh đạo thể hiện việc sử dụng ảnh hưởng để động viên nhân viên đạt được các mục tiêu
của tổ chức. Lãnh đạo bao hàm việc tạo ra những giá trị và văn hóa được chia sẻ, truyển
1


thơng các mục tiêu đến mọi người trong tồn bộ tổ chức, và truyền cảm hứng đến nhân viên
với mong muốn họ sẽ thực hiện công việc với kết quả cao hơn.
 Chức năng kiểm soát:
Kiểm soát, chức năng thứ tư của quản trị, bao hàm việc giám sát hoạt động của nhân viên,
xác định tổ chức có đi đúng hướng trong q trình thực hiện mục tiêu hay khơng, và tiến
hành các điểu chỉnh khi cẩn thiết. Một xu hướng trong những năm gần đây đó là các cơng ty
ngày càng ít nhấn mạnh dạng kiểm sốt từ trên xuống và nhấn mạnh nhiểu hơn đến việc đào
tạo nhân viên để họ có thể tự giám sát và thực hiện các hành động điều chỉnh. Tuy nhiên,
ttách nhiệm cuối cùng của việc kiểm soát vẫn thuộc về nhà quản trị.
3. Vai trị của quản trị
- Nhóm quan hệ với con người: Một tổ chức mạnh khi và chỉ khi mọi người trong tổ chức
đó đều hoạt động hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Để đạt được mục tiêu đó nhà quản
trị có vai trị điều hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
o Đại diện cho công ty và những nhân viên dưới quyền trong một tổ chức.

o Lãnh đạo phối hợp, kiểm tra công việc được phân cho nhân viên cấp dưới. Tham
gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, hướng dân và khích lệ nhân viên.
o Liên kết với những người khác để hồnh thành cơng việc được giao. Trong tổ
chức có trách nhiệm hịa giải, gắn kết các nhân viên với nhau.
- Nhóm thơng tin: Thơng tin cũng được xem là tài sản của công ty. Quản lý thơng tin cũng
xem như quản lý tốt tài sản. Nó là một vai trò của nhà quản trị.
o Thu thập, tiếp nhận các nguồn thông tin.
o Phổ biến các thông tin cần thiết trong công việc.
o Thay mặt tổ chức cung cấp thơng tin cho ra bên ngồi để mang lại lợi ích cho cơng
ty.
- Nhóm quyết định: Là hành vi quyết định của nhà quản trị nhằm đưa ra những quyết định
và tính chất hoạt động để giải quyết vấn đề.
o Doanh nhân
o Giải quyết các xáo trộn trong hoạt động của tổ chức.
o Người phân phối các tài nguyên để đạt hiệu quả cao nó bao gồm tiền bac, thời
gian, trang thiết bị, quyền hạn, con người.
o Thay mặt tổ chức đàm phán với những đối tác khác bên ngoài.
4. Phân loại nhà quản trị
 Theo cấp bậc, hệ thống
- Loại 1: Nhà quản trị cấp cao: Thường đảm nhận các vị trí tổng giám đốc, phó tổng giám
đốc, giám đốc và phó giám đốc. Nhà quản trị cấp cao đảm nhận việc tiếp nhận mục tiêu
chính của tổ chức. điều hành và chịu trách nhiệm về công việc mình đảm nhận.
- Loại 2: Nhà quản trị cấp trung: Họ thường đảm nhận các vị trí như trưởng phịng, phó
phịng,.... Thường sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến chiến thuật, báo cáo công việc cho
cấp trên trong phạm vi bộ phận đảm nhận về các công việc lên kế hoạch, mục tiêu chung cho
doanh nghiệp.
2


- Loại 3: Nhà quản trị cấp cơ sở: Thường đảm nhận vị trí trưởng ca, đốc cơng,... Nhà quản

trị cấp cơ sở đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn nhân viên trong các
công việc sản xuất kinh doanh để thực hiện mục tiêu.
 Theo tính chủ thể và khách thể
- Loại 1: Nhà quản trị điều hành: Có vai trị phối hợp các nhiệm vụ, hành động của mọi cá
nhân và bộ phận trong cơng ty. Nhà quản trị điều hành có nhiệm vụ của nhà quản trị điều
hành là tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu suất lao động.
- Loại 2: Nhà quản trị thực thi nhiệm vụ: Là đội ngũ nhân viên quản trị. Nhà quản trị thực
thi có nhiệm vụ tìm mọi cách để nâng cao năng suất lao động cá nhân.
 Theo tính chất chun mơn hóa
- Loại 1: Nhà quản trị chun mơn hóa (Phụ thuộc vào mơ hình quản trị): Họ chỉ thực
hiện các cơng việc giống nhau, ở 1 trình độ nhất định
- Loại 2: Nhà quản trị đa năng: Nhà quản trị đa năng thực hiện các cơng việc khác nhau, ở
các trình độ khác nhau.
5. Các yêu cầu tiêu chuẩn đối với nhà quản trị
- Tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của nhà quản trị:
o Khả năng truyền thông.
o Khả năng thỏa hiệp, thương lượng với đối tác.
o Có tư duy, sáng tạo.
o Phản ứng linh hoạt trong mọi tình huống, hành động và có sự hiểu biết văn hóa.
- Tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá nhà quản trị:
o Mỗi nhà quản trị khác nhau, ở vị trí khác nhau sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn và tiêu
chí khác nhau.
o Đối với các nhà quản trị cấp càng cao thì cần đáp ứng 4 tiêu chí trên cùng với các
tiêu chí cụ thể ở mức cao hơn.
II. Tình hình thực tiễn (Thuận lợi/ưu điểm, khó khăn/nhược điểm) về những vấn
đề liên quan đến công việc của nhà quản trị tại Việt Nam thời gian qua.
1. Thuận lợi
Thứ nhất là hiện nay đa phần các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam điều có kiến
thức chun mơn cao và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh. Có khả năng
quản lý điều hành doanh nghiệp, điều phối, sắp xếp, lãnh đạo nhân viên một cách hiệu quả

và có khả năng giải quyết các mâu thuẫn, đồng thời mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
Thứ hai là các nhà quản trị doanh nghiệp có quyền hạn cao, sử dụng mệnh lệnh và quyền
lực của mình thuận lợi có thể ép buộc được các cấp dưới, nhân sự thực hiện nhiệm vụ đưa ra
nhất và giúp duy trì nề nếp, kỷ cương trật tự trong môi trường doanh nghiệp.
Thứ ba là đa phần công việc của nhà quản trị sẽ không làm các công việc lặt vặt, chủ yếu
là đảm nhiệm phụ trách lên kế hoạch làm việc, quản lý các công việc của cấp dưới, giao
nhiệm vụ làm việc cho cấp dưới, sau đó nhà quản trị giám sát kiểm tra chất lượng công việc
từ các nhân sự cấp dưới, đảm bảo nhân sự cấp dưới thực hiện công việc, hồn thành đúng
u cầu và đủ chỉ tiêu cơng việc. Tuy nhiên, nhà quản trị phải chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ
sai sót từ phía nhân viên của mình.
3


Thứ tư là với cơng cụ quản lý quy trình làm việc giúp nhà quản trị rà soát, kiểm tra và cập
nhật tiến trình cơng việc của nhân viên từ lúc đầu đến khi kết thúc cơng việc, có thể đánh giá
xem mức độ và thời gian hồn thành cơng việc của nhân viên từ đó nhà quản trị có thể nhắc
nhở nhân viên hồn thành cơng việc kịp thời và đạt hiệu quả cao.
Thứ năm là ngày nay đã có máy chấm cơng Có thể quản lý giờ giấc làm việc của nhân
viên. Vì mỗi vân tay chỉ có thể là một mã duy nhất, tránh trường hợp làm giả thẻ chấm cơng,
tránh việc nhân viên có thể chấm hộ nhau, hay gian lận giờ làm việc, đảm bảo tính cơng
bằng đối với nhân sự. Giúp nhà quản trị tiết kiệm được nhiều thời gian, dễ dàng quản lý thời
gian làm việc của nhân sự, và thực hiện khen thưởng hay phạt, khiển trách đối với nhân viên
đi làm trễ. Giúp nhân viên có tính tự giác và đi làm sớm đúng thời gian quy định giúp đảm
bảo thời gian làm việc và hồn thành cơng việc.
Thứ sáu là hiện nay có rất nhiều trang Website tuyển việc nên việc tuyển dụng nhân viên
của nhà quản trị khơng cịn gặp nhiều khó khăn. Khi nhà quản trị đăng thơng tin lên các
trang tuyển dụng sẽ tiếp cận được nguồn ứng viên dồi dào và giúp tiết kiệm thời gian cho
nhà quản trị cũng như ứng viên.
2. Khó Khăn
Thứ nhất là hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp cận đến

nguồn vốn. Việc huy động vốn đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều trắc trở,
mặc dù hiện nay việc huy động vốn có nhiều hình thức giúp doanh nghiệp như kêu gọi vốn
đầu tư, vay ngân hàng, tổ chức tín dụng, chứng khốn… Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều doanh
nghiệp gặp tình trạng bị hao hụt nguồn vốn, thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh. Đa phần
chủ yếu là do để thực hiện vay được vốn thì các doanh nghiệp cần thực hiện nhiều thủ tục
rườm rà, phức tạp, mất thời gian và tiêu tốn nhiều chi phí phụ thu. Ngồi ra, việc vay vốn
ngày nay giá lãi suất có xu hướng ngày càng tăng cho nên nhiều doanh nghiệp lo ngại vay
vốn khiến doanh nghiệp gặp phải nhiều rủi ro, do việc sử dụng vốn khơng hiệu quả. Vì vậy,
dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng kinh doanh lỗ vốn hoặc dẫn đến
nguy cơ phá sản.
Thứ hai là khó khăn của nhà quản trị gặp phải khi quản trị nhân sự. Các nhà quản trị của
doanh nghiệp Việt Nam đang gặp các vấn đề quản trị nhân sự như các vấn đề như dư thừa
hoặc thiếu hụt nhân sự, nhân viên thiếu chuyên môn hay các vấn đề về tỉ lệ luân chuyển lao
động tăng cao, các chính sách lương, thưởng, đãi ngộ chưa phù hợp với mong muốn của
nhân viên, khó tìm kiếm, chiêu mộ nhân tài để xây dựng đội ngũ kế thừa. Các quản trị hiện
nay khó kiểm sốt được số lượng cơng việc của nhân viên cho nên hiệu quả công việc đạt
được chưa thật sự tối ưu, và giao việc không đúng chuyên môn gây mất nhiều thời gian, giao
sai người, sai việc, không phù hợp với năng lực của nhân viên, sẽ làm và ảnh hưởng quá
trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngồi ra, việc phân cơng cơng việc khơng
đồng đều gây ra xích mích đồng nghiệp, có thể tốn nhiều thời gian và làm chậm tiến độ cơng
việc. Việc khó kiểm sốt nhắc nhở nhân viên lơ là trong công việc. khi nhân sự lơ là, bỏ bê
công việc, sẽ làm năng suất và hiệu quả công việc giảm sút. Với thái độ làm việc của nhân
sự, lãnh đạo càng nhân nhượng, nhân viên càng được đà lấn lướt, không chú trọng làm việc.
Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong công tác làm việc, các nhân sự thể hiện sự ỷ y
cho nên công việc không được chú tâm cho nên hiệu quả không cao.
Thứ ba là các nhà quản trị cịn gặp khó khăn trong việc trao tặng khen thưởng cho nhân
sự của mình. Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, hầu như các hình thức khen thưởng
cũng như hình thức phạt là động lực để nhân sự làm việc đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các
4



quản trị không kịp thời trao tặng khen thưởng cho nhân viên có thành tích tốt trong khoản
thời gian làm việc khiến họ cảm thấy hụt hẫng, nhân sự không có được ý chí tiến thủ, cũng
như cảm thấy dù khơng làm được việc hay làm tốt thì cũng khơng được gì, khiến họ rơi vào
tình trạng làm việc trong sự nhàm chán, không chú trọng vào công việc.
Thứ tư là khó khăn khi phân bổ, sử dụng nguồn lực. Nhiều nhà quản trị của doanh nghiệp
chưa thật sự đưa ra các kế hoạch phân bổ nguồn lực rõ ràng, cụ thể nên công tác này vẫn xảy
ra nhiều vấn đề. Nhiều trường hợp phân bổ nguồn lực không hợp lý, Việc phân chia công
việc, sắp xếp nhân sự cũng phải đảm bảo công bằng, các nhân sự không đạt hiệu quả cơng
việc. Đối với vấn đề chi phí tài chính, phải đảm bảo chi tiêu hợp lý, cần có kế hoạch cụ thể
nhằm sử dụng dịng tiền của mình một cách hợp lý, đồng thời ln có các quỹ dự phịng để
đề phịng những rủi ro có thể xảy ra.
Thứ năm là nhà quản trị chưa nắm bắt được quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đa
phần việc kiểm tra tài chính, các chỉ số đánh giá và giao các hệ thống liên quan về mặc tài
chính cho phịng kế tốn cho nên nhà quản trị cịn mơ hồ và gặp khó khăn sử dụng những
cơng cụ quản lý truyền thống như công cụ Excel, hay các phần mềm riêng lẻ quản lý tài
chính. Ngồi ra các vấn đề gian lận trong doanh thu khơng được kiểm sốt chặt chẽ.
Thứ sáu là nhiều doanh nghiệp chưa có cơng cụ quản lý công việc hiệu quả dành cho nhà
quản trị. Với khối lượng cơng việc dày đặc, nhân sự khó kiểm sốt, số lượng dữ liệu thơng
tin nhiều và chồng chéo qua các năm. Vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là công cụ
quản lý, điều hành doanh nghiệp đã lỗi thời và khơng cịn hiệu quả, tốn nhiều thời gian, công
sức cho công tác quản lý. đồng thời, đối với doanh nghiệp mà có quy mơ hoạt động kinh
doanh lớn, việc sử dụng các phương pháp quản trị truyền thống khó có thể đáp ứng được
nhu cầu quản trị nữa. Các quy trình hoạt động rườm rà, khơng đồng bộ, dữ liệu phân tán,
khơng kiểm sốt được dữ liệu và khó truy cập gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
III. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn nêu trên
- Đối với người quản trị cần quan sát được những nhân viên nào đang có thái độ làm việc
khơng nghiêm túc, thì kịp thời nhắc nhở, tránh để tình trạng lâu dài gây ảnh hưởng đến hiệu
suất công việc của doanh nghiệp.
- Nhà quản trị cần quan tâm và khuyến khích nhân viên để nhân viên có động lực làm

việc, cơng việc đạt hiệu quả hơn.
- Các nhà quản trị thường xuyên giám sát hiệu quả công việc của từng nhân viên. Đối với
nhân viên giỏi nên khuyến khích và thưởng để trung thành với doanh nghiệp. Song đối với
nhân viên công việc không đạt lại hiệu quả, gây ảnh hưởng đến công ty cần nghiêm khắc xử
phạt hoặc có thể đào thải để tìm nhân tài mới giúp tiết kiệm chi phí.
- Các nhà quản trị cần có tính cơng bằng đối với các nhân viên của mình, ln tơn trọng
và phân chia công việc phù hợp với từng bộ phận nhân viên với chuyên môn, kinh nghiệm
khác nhau.
- Các doanh nghiệp cần đầu tư trang thiết bị, công cụ để nâng cao chất lượng trong khâu
kiểm sốt, quản lý dữ liệu cơng việc một cách tối ưu nhất. Giúp mang lại hiệu quả tiết kiệm
được thời gian chi phí về lâu về dài.

5


KẾT BÀI
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, với số lượng doanh nghiệp
được thành lập và đi vào hoạt động ngày càng nhiều. Tuy nhiên, một doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển bền vững trên thị trường là khơng phải chuyện dễ dàng có thể làm được
ngày một ngày hai. Chính vì thế địi hỏi doanh nghiệp phải có một nhà quản trị cơng việc
giỏi, phù hợp với tiêu chí kinh doanh. Các nhà quản trị ngày nay cũng có nhiều thuận lợi
trong cơng tác quản lý công việc giúp doanh nghiệp ngày một đi lên, tuy nhiên vẫn có nhiều
nhà quản trị gặp khó khăn khi thực hiện cơng tác quản lý cơng việc, ngoài ra do mức độ cạnh
tranh gay gắt trên thị trường, cùng với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh mà doanh
nghiệp gặp phải, đã khiến khơng ít doanh nghiệp thua lỗ nặng nề, thậm chí nó có nguy cơ
phá sản. Vì thế, các nhà quản trị cần phát huy những thuận lợi đã có và thay đổi khắc phục
các khó khăn để mang lại hiệu quả cơng việc tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Kỷ nguyên mới của quản trị ĐH Kinh Tế TPHCM

2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2017), Giáo trình Quản trị kinh doanh (Tập I), NXB
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Học viện Tài chính (2013), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính, Hà
Nội.
4. TS. Đàm Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2013), Giáo trình Quản trị học,
NXB Tài chính, Hà Nội.
Hồ Ca Hồ Ca ( 08/04/2010 ), Những vấn đề cơ bản của quản trị học, Tại website
tailieu < />4. Ngọc MT (11/06/2018), Khó khăn trong công tác quản trị mà doanh nghiệp Việt
Nam phải đối mặt, tại website giaiphaperp
< />
6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×