Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Báo cáo thực tập môn học tại Công ty CP Kết cấu thép Thái Nguyên( SV khoa Quản trị - LớpDNCN - ĐH Kinh tế thái nguyên).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.01 KB, 63 trang )

Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
MỤC LỤC VIẾT TẮT
GVHD: Giảng viên hướng dẫn
SVTH: Sinh viên thực hiện
HĐQT: Hội đồng quản trị
CP: Cổ phần
GT: Giá trị
TLBQ: Tiền lương bình quân
TB: Trung bình
KH: Kế hoạch
ĐVT: Đơn vị tính
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
Trđ: Triệu đồng
Lđ: Lao động
IRR: (internal rate of return) Tỷ suất thu lợi nội bộ
NPV: (Net present value) giá trị hiện tại thuần
B/C: Tỷ số lợi ích chi phí
ISO: Tiêu chuẩn chất lượng ISO
SXKD: Sản xuất kinh doanh
MMTB: máy móc thiết bị
ATLĐ: An toàn lao động
ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
QLNN: Quản lý nhà nước
HC: Hành chính
DS: Danh sách
BC: Báo cáo
ĐT: Đào tạo
QT: Qui trình
đ/c: Đồng chí
KCN: Khu công nghiệp


SVTH: Lương Thị Kim Ly 1 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
LỜI MỞ ĐẦU
Trong khung cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, khi mà nền kinh tế thị
trường là hướng đi và mục đích nhằm tới của các nước thì không một nền kinh tế nào
tự bó gọn mình trong phạm vi một quốc gia. Đối với Việt Nam cũng vậy, sau hơn 20
năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã ngày càng trở nên năng động, mở rộng hội nhập
quốc tế. Không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp
nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Điều đó đã đặt ra môi trường cạnh tranh
không ngừng và ngày càng khắc nghiệt hơn giữa các doanh nghiệp. Do đó, với mục
tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong từng bước đi của mình,
không ngừng nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn
vậy, các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu sâu rộng thị trường, tổ chức tốt
công tác quản lý sản xuất cũng như công tác kế toán.
Để có thể đuổi kịp với sự phát triển của nền kinh tế chúng ta cần phải đào tạo ra
nhiều cán bộ quản lý kinh tế có trình độ có chuyên môn, có đầu óc nhanh nhạy và
sáng tạo, ý thức được điều này mọi sinh viên chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường cần cố gắng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ kinh tế. Ngoài ra những
kiến thức cơ bản được học trên ghế nhà trường chúng ta cần phải xem xét tìm hiểu
thực tế để bổ sung và trau dồi vốn kiến thức thực tế của mình.
Thực tế là bước khởi đầu của sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế với
phương châm “Học đi đôi với hành” và “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Trong
thời gian này sinh viên có thể tự mình áp dụng kiến thức đã học và thực tế công ty
thực tập để khẳng định khả năng của mình trước khi đi làm, nhà trường đã tạo cho
sinh viên cơ hội trực tiếp để sinh viên tiếp xúc thực tế từ đó giúp sinh viên áp dụng
và nắm vững hơn những kiến thức trên nhà trường
Qua liên hệ, được sự đồng ý của nhà trường và lãnh đạo của công ty cổ phần
kết cấu théo Thái Nguyên em đã có 4 tuần thực tập môn học tại công ty. Tại đây em
đã được tiếp xúc và làm quen với công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.
Biết được quá trình hình thành và phát triển của công ty, hiểu được tình hình sản

xuất, tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý hành chính, marketing.
Qua thời gian thực tế tại công ty em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của anh
chị cán bộ công nhân viên các phòng tổ chức – hành chính, phòng kế hoạch thị
trường, phòng kế hoạch kĩ thuật,… trong công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của
cô giáo Ngô Thị Hương Giang, em đã hoàn thành thời gian đi thực tế của mình với
bài báo cáo thực tế theo các nội dung chính sau:
Phần I: Giới thiệu chung về công ty, cơ cấu tổ chức, quá trình lập kế
hoạch và chiến lược phát triển của công ty.
SVTH: Lương Thị Kim Ly 2 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
Phần II: Phân tích công tác nhân sự của công ty
Phần III: Hoạt động marketing của doanh nghiệp
Phần IV: Nội dung về quản trị sản xuất và cung ứng dịch vụ
Phần V: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hiểu biết có hạn nên bài báo cáo của em
không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, quý cơ quan để em có thể hoàn
thành tốt yêu cầu và mục đích đề ra của đợt thực tế.
Em xin trân thành cảm ơn.
SVTH: Lương Thị Kim Ly 3 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
CHƯƠNG I:
NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC
1.1. Hệ thống kế hoạch của Công ty CP Kết cấu thép Thái Nguyên
1.1.1. Đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và kết quả thực hiện kế
hoạch của công ty năm 2010
3.2.1 Tổng quan về hoạt động của Công ty năm 2010
 Thuận lợi:
- Công tác thị trường vào đầu quý II đã khai thác và mở rộng hơn được nhiều

thị trường mới, các lĩnh vực mặt hàng mới có sản lượng lớn đủ việc làm cho cán bộ
công nhân viên. Năng lực sản xuất được đầu tư đáng kể về thiết bị máy móc và con
người.
 Khó khăn:
- Trên thị trường, giá vật tư sắt thép luôn luôn không ổn định, có xu hướng tăng
cao làm cho xuất hiện nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới thua lỗ cho các nhà sản xuất kinh
doanh.
- Các vật tư nguyên liệu đầu vào tăng cao đẩy giá thành gia công sản phẩm tăng
theo. Khi vật tư có xu hướng tăng thì các nhà cung cấp cũng thắt chặt hơn vấn đề
thanh toán làm cho khâu vật tư luôn bị động về tài chính. Mặt khác do đầu tư thiết bị
mang giá trị cao nên khấu hao máy móc đẩy giá trị trên 1kg sản phẩm lên cao.
- Khách hàng chậm thanh toán, chiếm dụng vốn làm cho tình hình tài chính của
đơn vị gặp nhiều khó khăn dẫn đến chậm quay vòng đồng vốn để sinh lời, và không
có khả năng dự trữ vốn.
- Các nhà sản xuất cung cấp kết cấu trong nước ngày một nhiều, dẫn đến sự
cạnh trạnh ngày càng khốc liệt và khó khăn.
- Điện năng phục vụ cho sản xuất năm nay rất thất thường không đáp ứng kịp
thời cho tiến độ thi công.
Tuy vậy, với quyết tâm lãnh đạo của Đảng ủy, HĐQT Giám đốc công ty cùng
toàn thể CBCNV phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu chủ yếu, đảm bảo sản xuất
ổn định, đời sống người lao động được cải thiện một bước. Giữ vững an ninh chính
trị trật tự an toàn xã hội.
 Các giải pháp thực hiện:
Đứng trước những thách thức và vận hội mới, thị trường khách hàng ngày
càng khó tính, cạnh tranh về giá thành, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, quản lý chất
SVTH: Lương Thị Kim Ly 4 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
lượng của nhà sản xuất, tiến độ thi công nhanh. Để đảm bảo một số chỉ tiêu cho thị
trường tới, HĐQT đề ra những giải pháp sau:
- Đầu tư thiết bị: 1.267 trđ để nâng cao năng lực sản xuất ( máy hàn điện, máy nén

khí, tủ điện, cầu trục 5 tấn).
- Tăng cường phát triển các nguồn lực đặc biệt là chiến lược con người cho trước mắt
và lâu dài.
- Tăng cường công tác quyết toán, thu hồi công nợ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh
doanh.
- Tăng cường tìm kiếm thị trường đảm bảo nhiều việc làm để công ty phát
c. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh năm 2010
Các chỉ tiêu ĐVT KH năm 2010 Thực hiện năm
2010
Tỷ lệ %
thực hiện
GT tổng sản lượng Trđ 64.405 69.345 107,7
Tổng doanh thu Trđ 58.550 59.633 101,8
Nộp ngân sách Trđ 740 937 121,1
Lợi nhuận trước thuế Trđ 1.032 1.135 109,5
Lợi nhuận sau thuế Trđ 774 851,25 110
TL BQ/ người/ tháng Trđ 3.3 3.39 102,7
Tỷ lệ chia cổ tức (%
lợi nhuận sau thuế)
% 14 15 107
(Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường)
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010
Nhận xét chung: Năm 2010 tình hình kinh tế thế giới vẫn còn tiếp tục diễn
biến phức tạp, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta nói chung, gây bất lợi đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống cán bộ công nhân viên của công ty
nói riêng. Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành sản xuất Kết cấu thép,
công ty cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với những lợi thế nhất định, sự chuẩn bị chu
đáo và sự nỗ lực vượt bậc, công ty CP Kết cấu thép Thái Nguyên vẫn tiếp tục duy tri
sự tăng trưởng và hoàn thành tốt kế hoạch đề ra và tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ

chức quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh. Cụ thể, tổng doanh thu trong năm 2010
đạt 59.633 trđ đạt 101,8 % so vơi kế hoạch năm 2010; lợi nhuận sau thuế đạt 851,25
SVTH: Lương Thị Kim Ly 5 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
trđ vượt mức kế hoạch 10% so với năm 2010 và các chỉ tiêu khác cũng đều vượt mức
kế hoạch đề ra. Đạt được kết quả như vậy là nhờ công ty có một tập thể HĐQT, ban
điều hành và cán bộ công nhân viên đoàn kết, một lòng phấn đấu và cống hiến vì sự
phát triển của công ty, sự ủng hộ và tin yêu của đông đảo cổ đông, của các quỹ đầu tư
và đặc biệt là của khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
c. Kết quả đạt được trên các mặt hoạt động năm 2010
 Công tác thị trường:
Tuy phải cạnh tranh gay gắt với thị trường nhưng đơn vị vẫn tổ chức khai thác
thị trường tốt và đã ký được nhiều hợp đồng mang về nhiều việc làm thu nhập ổn
định cho người lao động.
Năm 2010 thực hiện 42 hợp đồng, trong đó hợp đồng ký với công ty Kết cấu
thép xây dựng 1 hợp đồng, còn lại là ký với các đơn vị khách hàng ngoài công ty.
Với đặc thù chuyên ngành sản xuất kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn. Trong
những năm qua đơn vị sản xuất kết cấu kiện khung nhà thép tiền chế đã đạt được
những thành công, tạ niềm tin cho bạn hàng. Tuy nhiên các mặt hàng truyền thống
hiện đang gặp sự cạnh tranh lớn, công ty cần phải có những tư duy khai thác mới các
mặt hàng khác có tính đột phá, nâng cao trình đọ chuyên môn tay nghề, từ chỗ sản
xuất các mặt hàng kết cấu khung nhà thông dụng công ty cần tiến tới sản xuất các
mặt hàng thiết bị phi tiêu chuẩn, mang tính chuyên nghiệp cao. Đây là một thi trường
còn nhiều tiềm năng phát triển, giá trị nhân công với các mặt hàng này cao hơn mặt
hàng truyền thống, tạo thu nhập cho người lao động có trình độ chuyên môn tay nghề
cao.
 Công tác quản lý và điều hành sản xuất:
Bước vào đầu năm 2010 đã tiến hành rà soát và sửa đổi quy chế của đơn vị.
Bố trí tăng cường lực lượng cho cả ba khu vực, thiết kế kỹ thuật, sản xuất kết cấu, thi
công công trình, song nhân lực lắp ráp mặc dù đã được bổ sung nhưng vẫn có lúc

chưa đảm đương kịp thời yêu cầu nhiệm vụ.
Khâu điều hành sản xuất đã được cải tiến dùng các biên bản, phiếu giao nhiệm
vụ… Mệnh lệnh sản xuất có lúc có nơi chưa được thi hành kịp thời, đầy đủ, tác
phong làm việc của một số bộ phận trong công ty còn mang tính vừa làm vừa trông
chờ, thụ động trong công việc. Công ty cần kiên quyết thực hiện đúng theo quy chế,
đánh giá con người hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác, kịp thời khuyến khích
khả năng làm việc của từng bộ phân. Với một số bộ phận làm việc không hiệu quả
cần có những thay đổi để mang tính thực tiễn hơn.
SVTH: Lương Thị Kim Ly 6 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
Công tác nghiệm thu bàn giao thanh toán công trình mặc dù đã có nhiều cố
gắng nhưng chưa kịp thời. Dẫn đến công tác thu hồi vốn chậm trễ gây khó khăn về tài
chính cho SXKD.
 Công tác tài chính kế toán:
Công tác tài chính có nhiều cố gắng nhằm đảm bảo vốn cho sản xuất kinh
doanh, thực hiện đúng quy định kế toán của nhà nước và công ty.
Tồn tại: Thu đòi công nợ với khách hàng đạt thấp, từ đó có số dư nọ phải thu,
phải trả lớn. Vòng quay của đồng vốn thấp thiếu vốn cho sản xuât kinh doanh, từ đó
dẫn tới tiến độ thi công một số công trình kéo dài. Không nghiệm thu, thanh quyết
toán bàn giao cho bên A đúng tiến độ.
 Công tác sản xuất và thi công:
Xác định được sản xuất kết cấu là mặt hàng chiến lược của đơn vị nên đã đầu
tư máy móc thiết bị, nhà xưởng sân bãi. Sản phẩm của đơn vị chính là sản phẩm kết
cấu nên phân xưởng cơ khí vẫn là bộ phận chính của đơn vị, đội ngũ công nhân là lực
lượng trê khỏe có tay nghề cao và đồng đều cùng với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ
cộng với sự yêu nghề, yêu đơn vị là động lực thúc đẩy sản xuất. Trong năm qua phân
xưởng cơ khí đã có sự cố gắng, nhiều xông trình đòi hỏi mặt bằng thiết bị chuyên
dụng lớn nhưng phân xưởng cơ khí đã tìm ra được những biên pháp thi công hợp lý
thực hiện tốt quá trình sản xuất, đảm bảo tiến độ không để tai nạn lao động xảy ra.
Đội lắp ráp năm qua đã đáp ứng được yêu cầu của công ty đảm bảo chất

lượng, mỹ quan công trình và an toàn lao động. Làm tăng uy tín cho đơn vị, đặc biệt
mặc dù gặp nhiều những công trình rất khó khăn về điều kiện thi công nhưng đội lắp
ráp đã thể hiên một sự cố gắng hết mình vì chất lượng công trình, vì một tập thể phát
triển hoàn thành công trình một cách xuất sắc, được chủ đầu tư đánh giá cao.
Phòng kỹ thuật đã triển khai kịp thời ý kiến của giám đốc từ khâu thiết kế, bóc
tách bản vẽ… Tuy nhiên khả năng làm việc độc lập của từng nhân viên trong phòng
vẫn chưa cao, chưa mang tính chuyên nghiệp, năng lực còn yếu. Xác định khoa học
là then chốt và luôn đi trước một bước lãnh đạo công ty đã có những đầu tư đi trước
một bước lãnh đạo công ty đã có những đầu tư về thiết bị, con người để tăng khả
năng làm việc mang tính hiệu quả cao. Trong năm qua phòng đã tiếp nhận những cán
bộ trẻ nhiệt huyết gắn bó lâu dài với với đơn vị, có khả năng năng lực và trình độ
chuyên môn đại học chính quy. Với lực lượng trẻ này lãnh đạo đơn vị đã xác định là
lực lượng chủ chốt trong những năm tới để kế thừa và phát triển đơn vị đi lên.
♦ Tồn tại :
SVTH: Lương Thị Kim Ly 7 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
- Những gì đạt được còn khiêm tốn so với sự đầu tư mới về năng lực thiết bị và
nhân lực.
- Chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao, chưa đẹp.
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý và người lao động còn hạn chế, chưa thực
hiện đúng và đầy đủ quy chế đã đề ra. Người lao động chưa phát huy hết trách nhiện
của mình trong khâu này.
- Một số công trình thi công còn kéo dài tiến độ so với hợp đồng ký kết do
nhiều lý do chủ quan và khách quan mang lại.
 Công tác an toàn và vệ sinh môi trường:
Vệ sinh an toàn lao động đã được quan tâm, trang thiết bị phòng hộ lao động
được trang cấp kịp thời, chấp hành đầy đủ quy trình quy phạm trong sản xuất thi
công. Chăm lo cho sức khỏe người lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho
CBCNV. Về thiết bị máy móc được bảo dưỡng kiểm tra độ an toàn.
Tuy vậy, công tác vệ sinh môi trường chưa được các đơn vị coi trọng thường

xuyên, duy trì thành nề nếp. Vẫn còn nguy cơ mất an toàn trong thi công sản xuất.
Đặc biệt công tác an toàn tại các công trường thi công luôn tiềm ẩn những nguy cơ
mất an toàn về lao động. Nếu không thường xuyên quán triệt sẽ xảy ra những tai nạn
khó lường.
 Công tác đầu tư:
Công tác đầu tư cơ bản chúng ta đã giải quyết trong năm 2010, các thiết bị
tương đối đồng bộ cả về thiết bị sản xuất và thiết bị văn phòng, cần phát huy hiệu quả
các chi phí đầu tư trên để đảm bảo thu hồi vốn hiệu quả.
 Các hoạt động phong trào khác
Năm qua công ty đã phá huy tính dân chủ trong doanh nghiệp, dưới sự lãnh
đạo của Đảng ủy, chỉ đạo của giám đốc. Các tổ chức như công đoàn, đoàn thanh niên
hoạt động sôi nổi, ngoài sản xuất được quan tâm đúng mức góp phần vào thành tích
chung của đơn vị, động viên phong trào thi đua hồ hởi phấn khởi trong lao động sản
xuất, đẩy nhanh tiến độ công trình tăng năng suất trong lao động.
Vậy năm 2010, đạt được kết quả như vậy là một sự cố gắng lớn của lãnh đạo
và tập thể CBCNV toàn đơn vị, vượt qua khó khăn thách thức dành thắng lợi rất
đáng phấn khởi, cổ vũ động viên chúng ta vươn lên vững tin tiến lên dành nhiều
thắng lợi to lớn hơn và đây cũng là nền tảng để giúp doanh nghiệp thực hiện nhiệm
vụ của năm tới 2011.
1.1.2. Kế hoạch và quy trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp năm 2011
1.1.2.1. Khái niệm chung về kế hoạch và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch
a. Khái niệm chung về kế hoạch kinh doanh
SVTH: Lương Thị Kim Ly 8 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
- Kế hoạch kinh doanh là một văn bản nêu rõ hoạt động kinh doanh, xác định sứ
mệnh, mục đích, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp và
được sử dụng như một bản lý lịch về doanh nghiệp.
- Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cách hợp
lý, xử lý các tình huống bất chắc và ra các quyết định kinh doanh một cách hiệu quả.
Kế hoạch kinh doanh cung cấp những thông tin cụ thể và có tổ chức về doanh nghiệp

và hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tiến hành trong tương lai.
- Một kế hoạch kinh doanh tốt là một phần thiết yếu của bất kỳ đơn xin vay nào.
Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng làm công cụ để thông báo
cho nhân viên kinh doanh, nhà cung cấp, và các đối tượng liên quan khác về hoạt
động và mục tiêu của doanh nghiệp.
- Giá trị lớn nhất mà bản kế hoạch kinh doanh đó là nó phác ra được một bức
tranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh tế của doanh nghiệp
bao gồm việc mô tả và phân tích các viễn cảnh tương lai kinh doanh của doanh
nghiệp.
b. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanh
nghiệp cẩn
trọng nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào vì:
- Thứ nhất, lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp quyết định có nên
tiến hành hoạt động kinh doanh hay không.
- Thứ hai, lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp biết cách điều chỉnh
mô hình, mục tiêu kinh doanh. Lập kế hoạch kinh doanh cho phép chủ doanh nghiệp
đánh giá những tácđộng của các yếu tố khác nhau đối với lợi nhuận hoặc dòng tiền
của doanh nghiệp.
- Thứ ba, lập kế hoạch kinh doanh giúp cải thiện xác suất thành công. Khởi sự
hoặc mở rộng một doanh nghiệp phát sinh rủi ro cho chủ doanh nghiệp, các bên cho
vay, và nhà đầu tư. Việc trả lời các câu hỏi, thay đổi suy nghĩ và giải quyết các vấn
đề trên giấy tờ thường dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn so với việc đã thực hiện mà
phải sửa đổi.
- Thứ tư,lập kế hoạch kinh doanh giúp huy động vốn. Hầu hết các bên cho vay
và nhà đầu tư yêu cầu kế hoạc kinh doanh bằng văn bản trước khi chính thức xem xét
đơn xin vay. Các bên cho vay và nhà đầu tư muốn biết chủ doanh nghiệp có nghiêm
túc đối với hoạt động kinh doanh không. Một kế hoạch kinh doanh phản ánh sự hiểu
biết của ban quản lý doanh nghiệp đối với họa động kinh doanh và những rủi ro liên
quan

c. Các bước của quy trình lập kế hoạch
SVTH: Lương Thị Kim Ly 9 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
Nguồn: Phòngkế hoạch – thị trường
Sơ đồ 2: Quy trình lập kế hoạch
Bước 1: Nghiên cứu và dự báo nhu cầu:
Đây là bước đầu tiên của quá trình lập kế hoạch, người quản lý cần phải nhận
thức được doanh nghiệp mình đang đứng trước những cơ hội nào về sản xuất kinh
doanh, phân tích tình hình chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội… tác động đến doanh
nghiệp như thế nào. Nghiên cứu thu thập thông tin về khách hàng, thị trường, đối thủ
cạnh tranh. Sử dụng phương pháp định tính, định lượng để dự báo nhu cầu khách
hàng.
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu:
Trên cơ sở nghiên cứu và dự báo nhu cầu doanh nghiệp phải thiết lập các mục
tiêu kế hoạch chỉ ra điểm kết thúc quá trình thực hiện kế hoạch doanh nghiệp sẽ đi
đến đâu, đạt đến trình độ phát triển với những chỉ tiêu đặc trưng cho trình độ phát
triển ấy như: doanh thu, tổng giá trị sản lượng, lợi nhuận trước và sau thuế, chia cổ
tức, vốn, số lượng lao động…
Bước 3: Phân tích các tiền đề:
SVTH: Lương Thị Kim Ly 10 LỚP: K5QTDNCN B
Nghiên cứu và dự báo nhu cầu
Thiết lập các mục tiêu
Phân tích các tiền đề
Xây dựng các phương án
Đánh giá các phương án
Lựa chọn phương án và ra quyết
định
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
Các tiền đề lập kế hoạch chính là các dự báo về nhu cầu thị trường, về môi
trường doanh nghiệp cùng với những đánh giá về trình độ hiện tại của doanh nghiệp,

năng lực sản xuất, tiền vốn, các khoản dự trữ về vât tư… phân tích đánh giá về điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp.
Bước 4: Xây dựng các phương án:
Dựa vào các mục tiêu và các điều kiện tiền đề để xây dựng các phương án đạt
được mục tiêu đó:
- Có thể có nhiều con đường khác nhau để đi đến mục tiêu nên cần xây dựng
nhiều phương án tối ưu tùy vào các điều kiện cụ thể khác nhau.
- Tuy nhiên công ty cũng không nên xây dựng quá nhiều phương án vì tốn kém
nguồn lực, thời gian xây dựng đánh giá kéo dài và có thể bị mất cơ hội.
Bước 5: Đánh giá các phương án:
Các phương án mà công ty xây dựng đều nhằm mục đích giữ uy tín với bạn
hàng và mở rộng thị trường sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng.Với các
tiêu chuẩn để đánh giá các phương án như:
- Tiết kiệm chi phí
- Bảo vệ môi trường
- Tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhân viên
- Lợi nhuận thu được
- Mối quan hệ với đối tác, địa phương
Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định:
Dựa vào kết quả đánh giá quản lý sẽ đưa ra quyết định loại bỏ những phương
án bất lợi không hiệu quả hoặc hiệu quả không cao và đưa ra quyết định lựa chọn
những phương án tiết kiệm được chi phi nhiều nhất, có hiệu quả nhất và lợi nhuận tối
ưu…
Công ty dựa vào việc đánh giá các phương án lựa chọn ra các dự án tốt nhất
dựa vào việc đánh giá một số chỉ tiêu phân tích dự án như: IRR, NPV, B/C…
1.1.2.2. Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch của công ty năm 2011
a. Chỉ tiêu chủ yếu:
Các chỉ tiêu ĐVT KH năm 2011
Giá trị tổng sản lượng Trđ 88.118
Tổng doanh thu Trđ 80.108

Khối lượng kết cấu thép Tấn 3.240
SVTH: Lương Thị Kim Ly 11 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
Tôn lợp m
2
80.000
Nộp ngân sách Trđ 977,688
Lợi nhuận trước thuế Trđ 1.025
Lợi nhuận sau thuế Trđ 768,75
Đầu tư Trđ 4.137,2
Tiền lương TB/người/tháng Trđ 4,2
Tỷ lệ chia cổ tức(% lợi nhuận sau
thuế)
% 15
Nguồn: Phòng kế hoạch- thị trường
Bảng 3: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011
b. Mục tiêu nhiệm vụ:
- Tập trung mọi nguồn lực, thực hiên thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
năm 2011 theo nhiệm vụ và Nghị quyết Đảng ủy công ty.
- Tập trung đẩy mạnh công tác thanh quyết toán công trình, thu đòi công nợ các
khách hàng, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.
- Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình một doanh nghiệp
trong Công ty cổ phần.
- Mục tiêu hàng đầu là đem lại lợi nhuận tối đa cho cổ đông và tạo việc làm ổn
định cho người lao động.
- Cải tiến quy chế, xây dựng cơ chế mới cho phù hợp với thực tiễn nhằm tăng
hiệu quả công việc.
- Từ mục tiêu đó, chúng ta quyết tâm phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu chung còn
lại.
 Mục tiêu về sản xuất kết cấu:

Các công trình cuối năm 2010 đầu năm 2011 là thời điểm tị trường thuận lợi
để chúng ta tìm kiếm bạn hàng. Thực hiện các hợp đồng đã ký trong năm 2010, khẩn
trương khai thác và phát triển sản xuất để đạt được mục tiêu sản xuất 3240 tấn kết
cấu/ năm.
 Mục tiêu về thi công xây lắp:
- Thi công bàn giao các phần việc còn lại của công trình còn dở dang để nhanh
chóng thu hồi vốn.
SVTH: Lương Thị Kim Ly 12 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
- Chuyên môn hóa lực lượng lắp dựng, kiểm tra giám sát kỹ thuật tranhd những
sai sót về kỹ thuật, trong thi công đảm bảo độ chính xác cao. Xây dựng và phát triển
lực lượng xây lắp đủ lớn mạnh để xây dựng hoàn thiện công trình đảm bảo mỹ quan
và chất lượng công trình. Đầu tư về con người để có đủ khả năng đảm đương công
việc trong thời gian tới.
 Mục tiêu về công tác đầu tư:
- Trước mắt đầu tư ngay máy phun sơn áp lực phục vụ ho hợp đồng gang thép
giai đoạn II.
- Tiếp theo đầu tư kéo dài nhà xưởng về phía cuối thêm ít nhất là bốn gian, mục
tiêu dồn tổ sơn hoàn chỉnh về phía sau, nhằm tăng diện tích cho tổ gá và tổ hàn giảm
bớt sự chồng chéo giữa hai tổ như hiên nay, đồng thời hạn chế lượng sơn khác màu
phát tán vào kết cấu đã hoàn chỉnh.
- Kéo dài bán mái 04 gian đầu xưởng phía thực nghiệm với LK 12m nhằm làm
vị trí cho các máy công cụ hoạt động, giải phóng diện tích cho khu vực tổ phôi và vị
trí tập kết vật liệu.
- Về chiến thuật dài hạn thiết kế chế tạo một cổng trực ngoài trời có khẩu độ
16m – h8 có sức nâng 10 đến 12 tấn hoạt động dọc sân nhà xưởng hướng cổng xưởn
mục tiêu dùng khi chế tạo các mặt hàng có kích thước và trọng lượng lớn. Đồng thời
dùng phục vụ tổ sơn tập trung sơn khu vực này, và dùng để bốc xếp kết cấu lên ce trả
hàng.
- Tiếp tục đầu tư thêm 2 đến 3 máy hàn con rùa để bổ xung thêm vì những máy

hàn cũ qua nhiều năm sử dụng nay đã quá hư hỏng không đáp ứng được tiến độ hợp
đồng.
- Vấn đề con người cho đi đào tào thêm 02đ/c kỹ sư có tính chuyên sâu về các
phần mềm thiết kế để sử dụng các thông số kỹ thuật một cách chính xác và bài bản.
- Đầu tư thêm cho đội ngũ thi công công trình một số nhân lực có trính độ trẻ
khỏe để đáp ứng nhiệm vụ.
- Năng lực sản xuất của công ty với sản lượng trên 3000 tấn/ năm việ vận
chuyển và lắp dựng hai chiều tương đối lớn, chủ động phương tiện là vô cùng cần
thiết, do đó việc huy động góp vốn cá thể ngoài cổ đông với công ty để có thiết bị
chủ động cũng cần được quan tâm xem xét.
c. Hướng giải pháp cho nhiệm vụ thực hiện kế hoạch:
 Công tác thị trường:
- Thị trường luôn là một khâu quan trọng hàng đầu bao gồm chiếm lĩnh và
duy trì thị trường truyền thống, đồng thời mở ra nhiều thị trường mới, chào bán
hàng… Nhu cầu của thị trường mục tiêu của nhà sản xuất, sản xuấ hàng tốt, đẹp phù
SVTH: Lương Thị Kim Ly 13 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
hợp thị hiếu của khách hàng là trách nhiệm của nhà sản xuất, đồng thời tạo vị thế của
doanh nghiệp trên thương trường.
- Tích cực chuẩn bị và tranh thủ các cơ hội khi mở ra các dự án lớn của nhà
nước và các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trong thời gian tới sẽ xây dựng
quy chế khoán tìm việc một cách hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh và tìm việc thu
hồi công nợ đạt hiệu quả cao. Do đó doanh nghiệp phải nâng cao trình độ, xây dựng
thương hiệu của sản phẩm, làm các Catalog quảng cáo để mở rộng thị trường tạo nên
niềm tin với bạn hàng.
- Cải tiến các phụ kiện bao che bên ngoài để cho tổng thể sản phẩm là một
nhà xưởng mang tính chuyên nghiệp cao, mang tính mỹ quan.
 Công tác quản lý và điều hành sản xuất:
- Tiếp tục sắp xếp bố trí lại bộ máy quản lý phù hợp, đầu tư con người có
trình độ chuyên môn cao đào tạo lại và nâng cao tay nghề cho người lao động để đảm

đương tốt nhiệm vụ.
- Soạn thảo lại quy chế công ty cho phù hợp với điều lệ của Công ty cổ phần
và thực sự khuyến khích những người có tài năng, có sáng kiến, có năng suất chất
lượng cao, đây là khâu cực kỳ quan trọng .
- Xem xét lại các định mức kinh tế kỹ thuật, giao khoán chi phí tiền lương
lao động trực tiếp sản xuất và gián tiếp theo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Năm 2011, Công ty sẽ điều chỉnh mức kinh tế kỹ thuật, giao khoán cho
phù hợp trên cơ sở nâng cao đồng lương thu nhập cao cho người lao động, các bộ
phận sản xuất cần nẩng cao hơn nữa hiệu suất công việc trên đầu người để tăng thu
nhập lên cao.
- Công tác kỹ thuật cần được cải tiến theo những xu hướng mới, các khung
thép thiết kế theo yêu cầu khách hàng cần đảm bảo tính chịu lực một cách an toàn
hợp lý tạo mỹ quan mới.
- Các khâu bóc tách vật tư, cung úng vật tư, cho sản xuất cần hết sức kịp
thời và đầy đủ. Khắc phục kịp thời các tồn tại, bố trí trách nhiệm cho từng khâu, từng
việc.
- Tăng cường kỷ cương trong điều hành, kỷ luật trong sản xuất, thực hiện
theo quy chế của công ty.
- Quan tâm thường xuyên khâu chất lượng sản phẩm, chấp hành đúng quy
trình kiểm tra, nghiệm thu hàng hóa, thực hiện quy trách nhiệm và thưởng phạt kịp
thời.
 Công tác tài chính kế toán:
- Có biện pháp hữu hiệu và quyết liệt trong công tác thanh toán và thu đòi
công nợ. Phân loại các con nợ , từ đó phân công trách nhiệm cụ thể cho bộ phân và cá
SVTH: Lương Thị Kim Ly 14 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
nhân thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ. Nghiên cứu quy chế trả % phụ cấp
hoặc gắn liền tiền lương vào kết quả thu hồi công nợ và kết quả hoàn thành công
việc. Thành lập ban thu hồi công nợ để đi đòi nợ.
- Tăng cường hạch toán nội bộ, hạch toán giá thành cho từng sản phẩm theo

giai đoạn như: chuẩn bị kỹ trước khi ký kết hợp đồng, hạch toán lãi lỗ khi nghiệm thu
kết thúc công trình. Dự báo và thông báo kịp thời những khâu bất hợp lý và điều hành
sản xuất cho lãnh đạo để có hướng khắc phục.
- Tiết kiệm chi phí, thường xuyên kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ cho các đội
hạch toán theo đúng chế độ nhà nước.
 Công tác an toàn vệ sinh môi trường:
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quy trình quy phạm an toàn
trong thi công sản xuất, ngăn ngừa các tai nạn thông thường, không để tai nan nghiêm
trọng xảy ra. Mở lớp bồi dưỡng kỹ thuật lắp ráp , tổ chức cho người lao động học tập
an toàn theo định kỳ hàng năm. Vận động mọi người tham gia giữ gìn môi trường
xanh sạch đẹp ở khu vực làm việc, sản xuất, thi công.
 Các công tác khác:
- Kết hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức quần
chúng khác để tiếp tục vận độn người lao động thi đua lao dộng sản xuất, tham gia
các phong trào, hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Tóm lại: Nhiệm vụ kế hoạch năm 2011 của doanh nghiệp là rất nặng nề đòi
hỏi mọi CBCNV trong công ty cần tích cực phấn đấu trên mọi lĩnh vực, cần có sự cố
gắng ngay từ đầu năm nhằm đạt được các chỉ tiêu kế hoạch năm đã đề ra.
1.2 Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tế tại công ty và trực tiếp tìm hiểu các hoạt động của công
ty, em nhận thấy một số điểm sau:
1.2.1Điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức.
 Điểm mạnh:
- Là một đơn vị có thâm niên sâu trong ngành sản xuất kết cấu thép, nên có thị
trường truyền thống rất ổn định, khách hàng tin cậy.
- Được đầu tư thiết bị chuyên ngành sản xuất kết cấu thép sớm hơn những công
ty khác trong cùng ngành.
- Có đội ngũ kĩ sư có thâm niên cao chuyên về sản xuất kết cấu thép.
- Số lượng công nhân đông, đảm bảo đáp ứng yêu cầu tiến độ công trình.
 Điểm yếu:

- Công ty chưa chú ý tới việc đề ra các chiến lược cấp công ty mà chỉ đề ra các
kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn.
SVTH: Lương Thị Kim Ly 15 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
- Hình ảnh công ty chủ yếu được truyền miệng qua những khách hàng truyền
thống của công ty chứ chưa có được một bộ phận chuyên trách trong việc xây dựng
chiến lược phát triển doanh nghiệp mở rộng khắp cả nước.
- Trụ sở sản xuất chính của công ty đặt tại Thái Nguyên, xa các trung tâm đầu
não kinh tế như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng… nên mất rất nhiều thời gian và chi
phí vận chuyển hàng hóa..
 Cơ hội:
- Sau khi nền kinh tế ổn định, Công Ty đã nhiều được nhiều các nhà đầu tư lớn
chú ý đến.
- Nhà nước mở nhiều dự án đầu tư: Thành lập nhà máy lọc dầu và nhiều nhà
máy xi măng ở Nghi Sơn- Thanh Hóa.
- Các chính sách của nhà nước cho ngành thép nhằm ổn định giá thép trong
nước.
 Thách thức:
- Số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều: Do nước ta ra nhập WTO, nhà
nước đang thực hiện chính sách mở cửa mở nên một số doanh nghiệp nước ngoài
sản xuất kết cấu thép sẽ vào Việt Nam sẽ cạnh tranh với Công ty.
- Giá cả thị trường nguyên vật liệu không ổn định đã gây khó khăn cho việc dự
trữ nguyên vật liệu và bản báo giá sản phẩm cho khách hàng dễ cao hơn các đối thủ
cạnh tranh, dẫn đến khả năng mất dần các khách hàng truyền thống đã gắn bó lâu
năm.
- Chính sách tiền tệ của nhà nước nếu bất hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động
của doanh nghiệp trong việc vay vốn thực hiện kinh doanh và các khách hàng trong
việc muốn mở rộng sản xuất cần thêm vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Điện năng phục cụ cho sản xuất thường thất thường ảnh hưởng đến việc sản
xuất làm không đáp ứng kịp thời cho tiến độ thi công.

1.2.2 Chiến lược của công ty
Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức công ty đã đưa ra chiến
lược như sau:
Chiến lược chung:
1. Đầu tư mở rộng sản xuất.
2. Cải tiến chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện phù hợp với nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng.
3. Khai thác thị trường mới, đặc biệt là các khu công nghiệp tập trung.
Các chiến lược cụ thể:
 Chiến lược marketing:
SVTH: Lương Thị Kim Ly 16 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
- Do đặc thù là công ty chuyên sản xuất kết cấu thép, nên công ty sẽ thực
hiện marketing tạo các khu công nghiệp tập chung như Hải Phòng, Hà nội, Quảng
Ninh.
- Mở rộng thị trường ra cả nước, ngoài thị trường truyền thống, công ty mở
rộng khai thác thị trường mới.
 Chiến lược về con người:
- Bồi dưỡng, bổ túc đào tạo để nâng cao tay nghề của công nhân, kĩ sư để
tiếp cận và ứng dụng những công nghệ mới, để nhanh chóng có thể thực hiện tốt các
công việc phi tiêu chuẩn.
- Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp.
- Giải quyết tốt vấn đề tạo việc làm cho công nhân, không để tình trạng công
nhân phải nghỉ không lương khi không có đủ công việc để làm.
 Chiến lược nghiên cứu- phát triển:
- Tiếp cận sản xuất các mặt hàng mới phi tiêu chuẩn của các công trình như
xi măng, dầu khí…
- Tận dụng nguồn vật tư, phế liệu để dùng đúc lại thành các chi tiết cường
độ cao.
 Chiến lược sản xuất:

- Tách phân xưởng thành các đội sản xuất nhỏ, thực hiện chính sách làm
khoán dưới sự giám sát của các chủ xưởng, và công ty.
- Áp dụng hệ thống ISO vào sản xuất.
- Khoanh vùng sản xuất độc hại như phun sơn, phun cát… Đảm bảo sự an
toàn cho công nhân.
Thay thế các thiết bị hiện đại như: Dùng các trục, gòong…
1.2.3 Kết luận
- Công ty đã xây dựng cho mình kế hoạch và các mục tiêu của năm tiếp theo sau khi
tổng kết việc sản xuất kinh doanh của năm cũ một cách tương đối chính xác, thậm chí
vượt chỉ tiêu. Điều này chứng tỏ công ty đã có những nhận định rất chính xác về tình
hình hoạt động của công ty trong năm tiếp theo.
- Tuy nhiên tình hình có thể nhận thấy công ty có được bản kế hoạch tương đối chính
xác vậy là do công ty đã có những khách hàng truyền thống hết sức thân thiết từ quá
trình phát triền hơn 40 năm nay. Điều này làm cho công tác kế hoạch được hoạch
định chính xác như vậy.
- Việc xác định chiến lược của công ty chưa thực sự được quan tâm đến dù đây là
việc quan trọng cần thực hiện. Công ty không có những chiến lược quant trọng như
SVTH: Lương Thị Kim Ly 17 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, chiến lược marketing, chiến lược phát
triển công ty,…
1.3 Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của doanh nghiệp
1.3.1 Tên, địa chỉ và lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Kết cấu thép Thái nguyên là đơn vị trực thuộc Tổng công ty
xây dựng công nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước có nhiều năm kinh
nghiệm trong thi công các công trình xây lắp công nghiệp trong phạm vi cả nước.
Tiền thân là Xí nghiệp kết cấu thép xây dựng được thành lập từ những năm
1970 phục vụ sản xuất thi công cho công trình trọng điểm là Công ty Gang thép thái
nguyên.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, nay đổi tên là Công ty cổ phần

kết cấu thép thái nguyên với năng lực và thiết bị đồng bộ tiên tiến cho chuyên ngành
sản xuất kết cấu thép cơ khí.
- Tên công ty: Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên thuộc Tổng công ty
xây dựng công nghiệp Việt Nam.
- Tên giao dịch: THAINGUYEN CONSTRUCTION & STEEL STRUCTURE
JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: COMESS THAINGUYEN
- Địa chỉ: số 635, Đường 3-2, Phường Tân Lập, Tp Thái Nguyên, Tỉnh Thái
Nguyên.
- Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng & mở tài khoản tại ngân hang.
- Loại hình doanh nghiệp: Công Ty cổ phần.
- Ông: Phan Thế Đẩu- Chủ tịch HĐQT- GĐ công ty
- Điện thoại: 02803 847 562
- Fax: 02803 847 417
- Website: steelthainguyen.com
- Email:
- Mã số thuế: 4600425354
- Số tài khoản: 39010000000076 của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thái
Nguyên.
- Vốn điều lệ: 4.200.000.000 vnđ (Bốn tỷ hai trăm triệu đồng chẵn)
Trong đó:
 Số cổ phần phổ thông Công ty cổ phần kết cấu thép xây dựng đăng ký
góp là 1.512.000.000 vnđ, chiếm 36% vốn điều lệ.
 Số cổ phần phổ thông cổ đông đăng ký mua là 2.688.000.000 vnđ,
chiếm 64% vốn điều lệ.
SVTH: Lương Thị Kim Ly 18 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
Hàng năm Công ty có thể sản xuất Hơn 6000 tấn sản phẩm bao gồm: Nhà thép
tiền chế, kết cấu thép các công trình công nghiệp, dân dụng và công cộng, thiết bị phi
tiêu chuẩn và các thiết bị khác.

Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, Công ty đã tham gia vào các
công trình trọng điểm của nền kinh tế quốc dân như: Sản xuất thi công khu liên hiệp
Gang thép Thái nguyên, các nhà máy Nhiệt điện, Nhà máy ximang, các nhà máy chế
biến thực phẩm, các công trình có vốn đầu tư nước ngoài như Nhà máy kết cấu thép
Zamil, Nhà máy sản xuất Honda, nhà máy sản xuất otô Toyota, Thiết bị phi tiêu
chuẩn của các nhà máy thức ăn gia súc......Cùng với yêu cầu ngày càng cao của thị
trường, Công ty đã đầu tư mở rộng nhà xưởng, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu ngày
càng khắt khe của thị trường chính vì vậy sản phầm của công ty luôn được sự tín
nhiệm và đánh giá cao của các chủ đầu tư.
Công ty có đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề trên 400 người
có thể cùng lúc đáp ừng được nhiều nhu cầu của các bạn hàng. Với đội ngũ thiết kế
chuyên nghiệp sẽ tư vấn, thiết kế cho khách hàng những sản phẩm phù hợp và thoả
mãn với nhu cầu của khách hàng, đảm bảo về tính an toàn và chịu lực cao.
Công ty có thể thiết kế, chế tạo, thi công lắp dựng hoàn chỉnh các Nhà thép tiền
chế cho mọi khẩu độ cho các dự án: Nhà máy sản xuất, nhà xưởng, nhà kho, các khu
trung tâm thương mại vui chơi giải trí....
Chế tạo các loại thiết bị phi tiêu chuẩn như Thùng phễu cho các nhà máy thức
ăn gia súc, các thiết bị đường ống chịu áp lực, Trạm trộn Bê tông, các Xe gòng cho
các nhà máy gạch Tuynen.....
Chế tạo các thiết bị nâng hạ cầu trục từ 1 đến 100 tấn cho các nhà máy thép, nhà
máy chế tạo, kho xưởng....
Ngoài ra Công ty còn đảm đương xây dựng các Công trình Nhà ở, khu văn
phòng, trụ sở làm việc như: Trụ sơ làm việc của Huyện Văn quan- Lạng sơn, Bệnh
vịên A Thái nguyên...
Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành sản xuất thép kết cấu nên công
ty đã tạo được hình ảnh là một đối tác đáng tin cậy trong con mắt của khách hàng và
các doanh nghiệp trong ngành.Trong quá trình sản xuất kinh doanh với đội ngũ kỹ sư
có nhiều kinh nghiệm và công nhân lành nghề, công ty cổ phần kết cấu thép Thái
Nguyên luôn áp dụng các công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm có chất lượng
ổn định, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Công ty luôn tạo điều kiện học tập,

nâng cao trình độ và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, đảm bảo vệ
sinh môi trường và an toàn lao động. Đặc biệt công ty luôn coi trọng việc xây dựng,
áp dụng, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 coi đó là công cụ quyết
định tồn tại và phát triển của công ty.
SVTH: Lương Thị Kim Ly 19 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm kết cấu thép và cơ khí: Nhà thép tiền chế,
dầm thép tổ hợp, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cột điện cao hạ thế, cột vi ba truyền
hình, các thiết bị xây dựng, các loại cầu trục phục vụ cho các công trình công nghiệp
và dân dụng.
- Sản xuất cầu trục từ 3 tấn đến 100 tấn.
- Thiết kế nhà thép tiền chế, dầm thép tổ hợp, kết cấu thép phi tiêu chuẩn.
- Xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng, cơ sở hạ tầng, xây lắp đường dây
và trạm biến áp.
- San lấp mặt bằng, xây dựng công trình giao thông ( cầu, đường, cống ), xây
dựng công trình thuỷ lợi.
- Đầu từ kinh doanh nhà ở bất động sản.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
1.3.3 Quy trình sản xuất của công ty
SVTH: Lương Thị Kim Ly 20 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất của công ty
Nội dung cơ bản các bước trong quy trình công nghệ bao gồm có 8 bước. Từng
công đoạn sẽ được các đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, từ khâu lấy nguyên vật liệu
trong kho tới khi xuất sản phẩm đều được phối hợp nhịp nhàng và thường xuyên
được kiểm tra để đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ công việc.
SVTH: Lương Thị Kim Ly 21 LỚP: K5QTDNCN B
Kho nguyên liệu
Bộ phận lấy dấu

Xuất công trình
Gá dựng hình
Hàn
Vệ sinh + sơn
Cắt hàn hơi
Mài + vệ sinh
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
Các bước sản xuất bao gồm:
Bước 1: Kho nguyên liệu:
Đây là khâu đầu tiên để tiến hành sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu được
chuyển từ kho ra phân xưởng nhằm phục vụ quá trình sản xuất.
Bước 2: Bộ phận lấy dấu:
Sau khi nguyên liệu được đưa ra thì bộ phận lấy dấu sẽ dựa vào bản vẽ kỹ thuật
của sản phẩm mà từ đó đánh dấu lên nguyên liệu theo bản vẽ nhằm phục vụ cho bước
3 là cắt hàn hơi.
Bước 3: Cắt hàn hơi:
Sau khi đã được vẽ các chi tiết cần thiết đẻ có thể cắt đúng nhu cầu của sản
phẩm thì sẽ được cắt. Đậy là khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất sản phẩm vì
đây là khâu hình thành nên bộ khung của sản phẩm.
Bước 4: Mài + vệ sinh:
Mài + vệ sinh cũng là khâu không kém phần quan trọng. Mài các cạnh của
nguyên liệu vật liệu được cắt tạo nên để sau này khi lắp ghép thì các phần của sản
phẩm không bị vênh nhau, lệch nhau. Những phần nguyên kiệu được dùng cho sản
xuất sản phẩm cũng phải được làm sạch do quá trình vật liệu đẻ trong kho lâu ngày
cũng như quá trình vận chuyển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra.
Bước 5: Gá dựng hình:
Vật liệu sau khi được vệ sinh xong sẽ được gá dựng hình. Công đoạn này có thể
tạo nên hình dáng của sản phẩm phục vụ cho bước 6.
Bước 6: Hàn:
Hàn các mối ghép đã được ghép sẵn lại với nhau tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh.

Bước 7: Vệ sinh + Sơn:
Sau khi hàn sản phẩm lại một lần nữa được vệ sinh cho hết bụi bẩn trong quá
trình gá dựng hình và hàn mục đích của vệ sinh là sơn ăn hơn, đẹp hơn.
Bước 8: Xuất công trình:
Sản phẩm hoàn thiện được đưa đi các công trình để lắp ghép với nhau tạo nên
sản phẩm hoàn chỉnh.
1.3.4 Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị rong doanh nghiệp
1.3.4.1 Số cấp quản trị
Cấp quản trị là sự thống nhất tất cả các bộ phận quản trị ở trình độ nhất định. Là
doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần nên cơ cấu tổ chức quản trị
của công ty CP Kết Cấu Thép Thái Nguyên bào gồm có 4 cấp quản lý:
- Cấp 1: Hội đồng quản trị
- Cấp 2: Giám đốc
- Cấp3: Các phòng ban chức năng
SVTH: Lương Thị Kim Ly 22 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
-Cấp 4: Tổ đội phân xưởng
Trong đó:
- Cấp quản trị: Là bộ phận có toàn quyền quyết nhân danh công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.
- Ban giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người điều
hành các hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản
trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Các phòng ban chức năng: Các phòng ban có chức năng giúp các phó tổng
giám đốc giám sát các hoạt động của công ty.
- Tổ đội phân xưởng: Trực tiếp thực hiện sản xuất ra sản phẩm.
1.3.4.2 Mô hình tổ chức công ty
SVTH: Lương Thị Kim Ly 23 LỚP: K5QTDNCN B
Giám đốc
Phó giám đốc 1

Phó giám đốc 2
HĐQT
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kế
hoạch thị
trường
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng kế
hoạch kỹ
thuật tổng
hợp
Đội lắp dựng Xưởng cơ khí
Tổ phôi
Tổ sơn
Tổ gá
Tổ hàn
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
Sơ đồ: Mô hình tổ chức của công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
1.3.4.3 Chức năng cơ bản của bộ máy quản lý
 Giám đốc:
Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, là người điều hành về mọi
công tác quản lý cao nhất, chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về mọi hoạt
động của công ty. Giám đốc công ty thực hiện trách nhiệm về quyền ahnj của mình

theo Luật doanh nghiệp, điều hành toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Ngoài việc điều hành chung, Giám đốc còn trực tiếp phụ trách những vấn đề cụ
thể như sau:
+ Là chủ tài khoản
+ Phụ trách công tác tài chính kế toán
+ Phụ trách công tác tổ chức cán bộ
+ Phụ trách công việc tại phòng tổ chức hành chính
 Phó giám đốc:
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, được phân công và ủy quyền
theo văn bản, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty. Phó giám đốc phân
công ủy , ủy quyền. Trường hợp giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc
phân công, ủy quyền. Trường hợp giám đốc trực tiếp xem xét, chỉ đạo điều hành
công việc thực hiện lĩnh vực công việc đã phân công cho phó giám đốc phụ trách thì
việc quyết định của giám đốc là quyết định cuối cùng, các phó giám đốc cũng được
ủy quyền tham dự các cuộc họp với các tổ chức và chủ động giải quyết các vấn đề cơ
sở đã được bán bạc trong tập thể lãnh đạo công ty. Nếu các vấn đề có liên quan với
nhau thì cùng phối hợp giải quyết.
- Phó giám đốc 1:
Phó giám đốc 1 kiêm chủ tịch công đoàn, phụ trách tổ chức công tác hành
chính, tự vệ, giải quyết các vấn đề về chế đọ lao động, các công tác văn hóa xã hội,
khen thưởng, kỉ luật và trực tiếp phụ trách công tác thanh toán, thu hồi công nợ.
- Phó giám đốc 2:
Phó giám đốc 2 phụ trách công tác khoa học kĩ thuật, thực hiện chức năng thẩm
quyền kế hoạch từ khi xây dựng đến lúc thực hiện kế hoạch, chịu trách nhiệm thanh
toán và thanh lý các hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, phó giám đốc 2 còn trực tiếp kiểm
SVTH: Lương Thị Kim Ly 24 LỚP: K5QTDNCN B
Báo cáo thực tế môn học  GVHD: Ths.Ngô Thị Hương Giang
tra, giám sát an toàn và nghiệm thu chất lượng sản phẩm, trực tiếp thiết kế kí thuật
theo đơn đặt hàng, theo dõi và chịu trách nhiệm về cơ cấu sản phẩm kết cấu thép, phụ
trách trưởng ban sáng chế, sáng kiến, thi đua khen thưởng.

 Phòng tổ chức hành chính (Phòng TCHC)
Phòng TCHC có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty làm các
công tác sản xuất và quản lý, được điều hành sản xuất kinh doanh cho phù hợp với
quá trình thực hiện nhiệm vụ từng thời kì. Cụ thể:
- Đối với vấn đề lao động:
Phòng TCHC phụ trách lập sổ lao động theo dõi tình hình lao động và báo cáo
cho cấp trên theo định kì hoặc đột xuất , căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh
hàng năm, lặp kế hoạch cho thư kí tuyển dụng số lao động bố sung.
- Đối với công tác tổ chức cán bộ:
Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ, nghị quyết của Đảng ủy công ty , phòng
TCHC tham mưu cho giám đôc, sắp xếp bộ máy quanr lý và tổ chức các đội, xưởng
thực hiện nhiệm vụ kinh doanh cho phù hợp với từng thời kì hoặc, mục tiêu sản xuất.
- Đối với công tác y tế:
Phòng TCHC lập và quản lý thẻ bảo hiểm, duy trì việc khám sức khỏe định kì
cho công nhân, lập hồ sơ sức khỏe, hướng dẫn cán bộ dể giám định thương tật, bệnh
nghề nghiệp, nghỉ chế độ.
- Đối với chế độ chính sách:
Phòng TCHC trực tiếp phụ trách việc lập sổ bảo hiểm xã hội để theo dõi giải
quyết các chế độ chính sách cho ngươi lao động trong công ty, giải quyết các chế độ
chính sách cho người lao động như: lễ tết, nghỉ phép, ốm đau, thai sản, trợ cấp khó
khăn….
- Đối với chế độ tiền lương:
Phòng TCHC xây dựng đơn giá tiền lương trình công ty phê duyệt và sử dụng
quỹ lương, xây dựng quy chế tiền lương theo lao động, thực hiện việc phân phối tiền
lương cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
- Đối với công tác hành chính:
Phòng có nhiệm vụ tổng hợp và chuẩn bị cho các hội nghị trong công ty, thực
hiện chức năng thư kí cho hội nghị, tiếp nhận toàn bộ các công văn gửi đến và
chuyển cho nơi nhận hồ sơ liên quan đến công ty phục vụ việc tra cứu tài liệu, triệu
tập

Và đôn đốc các thành phần dự họp…
- Đối với công tác bảo vệ, tự vệ:
SVTH: Lương Thị Kim Ly 25 LỚP: K5QTDNCN B

×