Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

(Skkn 2023) một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.76 KB, 12 trang )

Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng
cho trẻ trong trường mầm non

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng
chiến lược con người nói riêng : “Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng
chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 đến 6 tuổi”. Mục tiêu của giáo dục mầm non là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, giúp bảo tồn tinh hoa của nòi giống và
giúp xã hội pháp triển.
Chính vì vậy, giáo dục mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp
giáo dục và đào tạo con người. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng đã đặt ra cho
chúng ta phải có một đội ngũ làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục có
đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu cơ bản trên. Trong đó cán bộ, giáo viên, cô
nuôi có vai trò then chốt là lực lượng nòng cốt quyết định đến chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non. Cùng với nhiệm vụ
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em hiện nay vấn đề bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong những năm gần
đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc ở nhiều địa phương làm ảnh hưởng đến sức khỏe
và tính mạng của nhiều người. Sức khoẻ vô cùng quan trọng đối với con người,
nếu không có sức khoẻ thì cơ thể chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất
là trẻ ở lứa tuổi Mầm non đang phát triển rất nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu
được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội
những kiến thức trong quá trình giáo dục đồng thời hạn chế được ốm đau, bệnh
tật. Thực tế, tại trường mầm non tôi đang công tác tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và
trẻ thấp còi vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Cụ thể là đầu năm học, trẻ suy dinh dưỡng
trong trường 24 trẻ chiếm 7 %, trẻ thấp còi trong trường 16 trẻ chiếm tỷ lệ 5%.
Đây là điều mà tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra biện pháp nhằm làm giảm
tỷ lệ này xuống mức thấp nhất có thể. Chính vì vậy trường mầm non chúng tôi
đã tạo điều kiện tốt nhất để phát triển thể chất đó là những thực đơn theo mùa và
những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, phong phú, hợp khẩu vị cho trẻ.


Là một cô nuôi chịu trách nhiệm nấu ăn hàng ngày cho các cháu, tôi ý thức
được rằng nấu một bữa ăn ngon, hợp vệ sinh, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng
nhằm giúp trẻ tăng cân, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng là một việc làm thực sự quan
trọng và cần thiết. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm chế biến
món ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm Non”.

1/22


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng
cho trẻ trong trường mầm non

PHẦN II:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo các Nhà khoa học nghiên cứu và cho biết trẻ em ở lứa tuổi mầm non
nhu cầu về dinh dưỡng để hoạt động của trẻ là rất cao. Hơn thế nữa đối với trẻ
em ở lứa tuổi mầm non thì sức khỏe lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ
thể các em đang phái triển mạnh, các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ
đang dần dần được hoàn thiện. Trẻ có khỏe mạnh thì mới tích cực tham gia vào
các hoạt động vui chơi. Nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ đảm bảo phải đầy đủ
các chất cân đối phối hợp, hợp lý đủ bốn nhóm thực phẩm trong một ngày. Đối
với trẻ bị suy dinh dưỡng không thể xem nhẹ vì trẻ bị suy dinh dưỡng nguyên
nhân diễn biến rất phức tạp. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng kéo theo các bệnh liên
quan khác và sức đề kháng của trẻ cũng bị kém đi. Vì thế việc phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ mầm non là thường xuyên, liên tục và là một trong những
vấn đề hết sức quan trọng không chỉ có một cá nhân một trường học quan tâm
mà con là một vấn đề quan trọng cần sự quan tâm của toàn xã hội. Được nhà
trường giao nhiệm vụ là cô nuôi, tôi đã ý thức được trách nhiệm công việc của
mình, hiểu rõ được tầm quan trọng của các bữa ăn và vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm. Nhất là trong tình hình hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều

thông tin về thực phẩm không an toàn như dịch cúm gia cầm H5N1, dịch lở
mồm long móng ở chân bò,dịch lợn tai xanh, nguồn rau không đảm bảo an toàn
do phun các loại thuốc trừ sâu.Vì vậy việc chọn thực phẩm là phải chọn tuyệt
đối an toàn, có chất lượng tươi, ngon để chế biến cho trẻ ăn hàng ngày, dễ tiêu
hoá và nhiều vitamin.
Trường mầm non là cơ sở nuôi trẻ tập thể nên rất cần coi trọng khâu vệ
sinh ăn uống, có như vậy mới tránh được trẻ không bị mắc bệnh về đường ruột
và không bị xảy ra ngộ độc thức ăn. Vệ sinh ăn uống trong các bếp ăn tại nhà
trường mầm non không chỉ vệ sinh về đồ dùng, dụng cụ mà còn chú trọng vào
việc đặt mua thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ và khâu vận chuyển bảo quản
thức ăn sống. Nhưng vệ sinh ăn uống phụ thuộc vào thiết yếu vẫn là khâu đảm
bảo vệ sinh an toàn trong khi sơ chế và chế biến thực phẩm. Ngoài ra còn phải
tuyên truyền cho giáo viên và phụ huynh nhà trường phối hợp với trạm y tế hàng
năm kiểm tra sức khoẻ cho giáo viên, nhân viên 1 năm/ 1 lần, phun thuốc diệt
muỗi, mối, dán mỗi năm 2 lần, và ký hợp đồng với công ty cung cấp thực phẩm
hàng năm.

2/22


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng
cho trẻ trong trường mầm non

2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 . Đặc điểm tình hình:
- Trường mầm non nơi tơi cơng tác được chia làm hai khu. Khu I và khu
II cách nhau khoảng 1km, hai khu đã được cải tạo xây mới. Trường có đầy đủ
các phòng học, phòng ban. Tổng số trẻ toàn trường: 374 trẻ. Điểm trường khu
trung tâm thôn 2: 207 trẻ, điểm trường khu 1: 167 trẻ, 100% các trẻ ăn bán chú
tại trường.

- Về sức khỏe của trẻ: Năm học 2018-2019, qua biểu đồ tăng trưởng và
dựa vào bảng đánh giá chiều cao cân nặng đầu năm học tại điểm trường trung
tâm đã kiểm tra sức khỏe trẻ được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Lớp
Sĩ số
Tháng 9/2018
Cân nặng
Chiều cao
học
Kênh BT
Kênh SDD
Kênh BT
Kênh TC
sinh
A1
28
28 100%
27
96%
1
4%
A2
27
24
89%
3
11%
25
93%
2

7%
A3
42
41
97%
1
3%
41
97%
1
3%
B1
42
39
93%
3
7%
42
100%
B2
28
26
93%
2
7%
26
93
2
7%
B3

35
33
94%
2
6%
33
94%
2
6%
C1
18
14
78%
4
22%
17
94%
1
6%
C2
17
15
88%
2
12%
16
94%
1
6%
C3

25
23
92%
2
8%
24
96%
1
4%
C4
24
22
91%
2
9%
21
89%
3
11%
D1
25
22
88%
3
12%
24
96%
1
4%
D2

15
15 100%
14
93%
1
7%
D3
21
21 100%
19
90%
2
10%
TS
346
325 93%
24
7%
329
95%
16
5%
Qua khảo sát toàn trường có 24 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 7%
và 16 trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 5% .
- Về cô nuôi: Trường có tất cả 8 cô, cả 8 cô đều có kinh nghiệm trong việc
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Cô có thâm niên nhiều nhất là 11 năm và cô ít nhất là
5 năm, trong đó 3 cô có bằng trên chuẩn, 5 cô có bằng đạt chuẩn. Năm học
2018- 2019 tôi được phân công làm việc tại trường khu 1.
- Là cô nuôi được đào tạo qua trường Trung cấp nấu ăn và đã có 10 năm
kinh nghiệm chăm sóc bữa ăn cho các con nên tôi luôn tự tin với khả năng

chuyên môn nghiệp vụ của mình. Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt
nhất để chúng tôi chăm sóc các con chu đáo hơn.

3/22


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng
cho trẻ trong trường mầm non

Về đặc điểm trường tơi có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2. Thuận lợi:
- Xã nơi tôi công tác là một xã rất quan tâm đến giáo dục, là một trong
những xã đi đầu trong công tác xã hội hoá giáo dục, cùng với sự tuyên truyền
đến mọi người dân qua các hình thức giáo dục, dẫn đến sự nhận thức của người
dân về việc chăm sóc giáo dục của trẻ ngày càng được nâng cao.
- Bếp được xây dựng theo tiêu chuẩn bếp ăn một chiều với đầy đủ các
trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng.
- Các cô nuôi trong bếp đều được tham dự lớp tập huấn về vệ sinh an toàn
thực phẩm do trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã tổ chức.
- Nhà trường đã ký hợp đồng đặt hàng tại công ty thực phẩm có uy tín.
- Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện cho cô nuôi đi kiến tập bếp ăn của
trường bạn để học hỏi theo kinh nghiệm.
- Giáo viên và cô nuôi thực hiện tốt hoạt động vệ sịnh cá nhân cho cô và
trẻ, chú trọng công tác vệ sinh môi trường xung quanh lớp và dụng cụ nhà bếp.
2.3. Khó khăn:
* Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì trường còn một số khó khăn sau:
- Hiện nay, vấn đề ngộ độc thực phẩm thường xuyên sảy ra ở mọi nơi do
sử dụng những thực phẩm kém chất lượng, nhiều thực phẩm kém chất lượng
được che đậy rất tinh vi khó có thể phân biệt được.
- Là một xã thuộc ngoại thành Hà Nội, nằm ven sông Hồng, cơ sở vật chất

phục vụ cho chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế, đời sống nhân dân sống chủ
yếu bằng nghề nông.
- Mặc dù nhà trường và xã hội đã hết sức quan tâm, tuyên truyền đến mọi
người dân về việc chăm sóc giáo dục trẻ nhưng vẫn còn một số phụ huynh chưa
đáp ứng với nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao và nuôi dạy con chưa khoa học.
- Trường có 2 điểm trường nằm ở 2 thôn khác nhau nên việc đi lại lấy
thực phẩm gặp không ít khó khăn.
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Biện pháp 1: Tìm tịi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao kiến thức chế
biến món ăn cho trẻ mầm non.
3.3. Biện pháp 3: Lựa chọn thực phẩm an toàn đảm bảo vệ sinh.
+ Quả chuối: Chọn quả chín vàng đều cuống hơi héo không dập nát không
chọn quả cuống tươi bởi vì quả có cuống tươi là chuối được dấm bằng thuốc tàu.
+ Quả cam: Chọn quả đều cuống còn tươi múi căng đều mọng nước
không chọn quả non, rắn, quả cam sẽ không có nước.
4/22


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng
cho trẻ trong trường mầm non

+ Quả dưa: Chọn quả căng đều mọng nước, ruột đỏ vỏ mỏng, không chọn
quả vỏ dày ruột trắng, ăn rất nhạt.
+ Quả xoài: Chọn quả có thịt dày da có màu vàng tươi sáng, có mùi thơm
không chọn quả xanh không có mùi thơm ăn rất chua.
- Với thực phẩm được dùng trong ngày chúng tôi tiến hành theo các
bước như sau:

5/22



Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng
cho trẻ trong trường mầm non

3.4. Biện pháp 4: Cách chế biến món ăn cho trẻ.

6/22


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng
cho trẻ trong trường mầm non

PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
1. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
- Qua quá trình tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp và
qua mạng, qua sách báo tôi đã có được khá nhiều kinh nghiệm trong việc chế
biến món ăn cho trẻ. Từ đó mà tôi đã chế biến ra những món ăn ngon và được
trẻ rất thích và ăn hết xuất.
- Về lựa chọn thực phẩm: Qua bài viết này tôi đã tích lũy được bài học
kinh nghiệm lựa chọn được những loại thực phẩm tươi ngon có chất lượng, đảm
bảo vệ sinh và đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Về chế biến chúng tôi đã nấu ra những món ăn có mùi vị hấp dẫn hơn
được trẻ yêu thích bởi vị ngon cũng như giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại, cách
làm hơi cầu kỳ nhưng sẽ được những món ăn ngon giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn
hết xuất và tăng cân theo đúng định kỳ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng.
- Qua quá trình áp dụng những biện pháp trên từ tháng 9 năm 2018 đến
tháng 3 năm 2019 trường tôi đã đạt được một số kết quả khi so sánh hai bảng
cân đo dưới đây:
Lớp Sĩ số học
Tháng 9/2018

Cân nặng
Chiều cao
sinh
Kênh BT
Kênh SDD
Kênh BT
Kênh TC
A1
28
28 100%
27
96%
1
4%
A2
27
24
89%
3
11%
25
93%
2
7%
A3
42
41
97%
1
3%

41
97%
1
3%
B1
42
39
93%
3
7%
42
100%
B2
28
26
93%
2
7%
26
93
2
7%
B3
35
33
94%
2
6%
33
94%

2
6%
C1
18
14
78%
4
22%
17
94%
1
6%
C2
17
15
88%
2
12%
16
94%
1
6%
C3
25
23
92%
2
8%
24
96%

1
4%
C4
24
22
91%
2
9%
21
89%
3
11%
D1
25
22
88%
3
12%
24
96%
1
4%
D2
15
15 100%
14
93%
1
7%
D3

21
21 100%
19
90%
2
10%
TS
346
325 93%
24
7%
329
95%
16
5%
Lớp

Sĩ số
học
sinh

Tháng 3/2019
Cân nặng
Kênh BT
Kênh SDD
7/22

Chiều cao
Kênh BT
Kênh TC



Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng
cho trẻ trong trường mầm non

A1
28
28 100%
28
100%
A2
28
27
96%
1
4%
27
97%
1
3%
A3
44
44
96%
44
100%
B1
43
43 100%
43

100%
B2
28
28 100%
27
96%
1
4%
B3
34
34 100%
33
97%
1
3%
C1
20
19
95%
1
5%
20
C2
20
18
90%
2
10%
19
95%

1
5%
C3
25
24
96%
1
4%
25
100%
C4
26
26 100%
24
92%
2
8%
D1
25
24
96%
1
4%
25
100%
D2
22
22 100%
21
95%

1
5%
D3
21
21 100%
21
100%
TS
364 358 98%
6
2%
225
98%
7
2%
Qua hai bảng so sánh sức khỏe trẻ đầu năm và cuối năm tôi thấy:
+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng toàn trường đầu năm là 7%, cuối năm là 2%,
giảm 5%.
+ Tỷ lệ trẻ thấp còi toàn trường đầu năm là 5%, cuối năm là 2%, giảm 3%.
100% trẻ đã tăng cân trong từng đợt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi
giảm đáng kể đó là nhờ sự lỗ lực của ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên và bản
thân tôi. Với lòng yêu nghề hay tìm tòi học hỏi từ việc nghiên cứu xây dựng
thực đơn, cách lựa chọn thực phẩm đến việc sơ chế, chế biến các món ăn khoa
học, chúng tôi đã được bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng chế biến món
ăn cho trẻ .
2. KẾT LUẬN
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc hình thành và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ
nghĩa, chuẩn bị mọi điều kiện để giúp trẻ bước vào tương lai.

Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng quý giá cho con người vì vậy mỗi chúng
ta là những người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ cần nắm vững các biện
pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, biết sơ chế chế biến, bảo quản thực
phẩm đảm bảo an toàn đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện.
Là cô nuôi tôi phải nắm vững trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi
dưỡng trẻ khỏe mạnh và an toàn. Chính vì vậy mà năm học vừa qua bản thân tôi
đã tích cực học hỏi, nghiên cứu sáng tạo để chế biến các món ăn ngon hợp khẩu
vị giàu chất dinh dưỡng cho trẻ .

8/22


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng
cho trẻ trong trường mầm non

Tôi luôn tìm hiểu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, và tham gia các
hội thi của trường và huyện tổ chức. Tôi luôn bàn bạc và trao đổi với các chị em
trong trường về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, để giúp nhau hoàn thành tốt
công việc được giao.
Qua việc thực hiện các biện pháp trên tôi cùng các cô trong tổ nuôi đã rút
ra được nhiều kinh nghiệm để chế biến các món ăn đầy đủ và cân đối các dưỡng
chất giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể
chất, tinh thần, trí tuệ.
Trên đây là “Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo các chất dinh
dưỡng cho trẻ” của tôi đã rút ra trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng dinh dưỡng các bữa ăn của trẻ, góp phần giúp trẻ
phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ duy dinh dưỡng. Trẻ đến trường khỏe mạnh, hồn
nhiên là nền tảng để tiếp thu tri thức tiến tới làm chủ nhân tương lai của đất
nước. Đó là thành công lớn nhất của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

3. KHUYẾN NGHỊ
Căn cứ vào thực tế của nhà trường, tình hình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
năm học qua tôi có khuyến nghị như sau:
Tôi mong phòng giáo dục đào tạo và ban giám hiệu nhà trường bồi dưỡng
thêm về chuyên môn cho các cô nuôi được thường xuyên để các cô có thêm
nhiều kinh nghiệm hơn để vận dụng vào công việc của mình, để công tác chăm
sóc trẻ của trường tôi được nâng cao hơn nữa.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi rất mong được sự đóng
góp ý kiến của các cấp lãnh đạo các ban thi đua và các đồng nghiệp để tôi được
hoàn thiện hơn trong nhiệm vụ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 25 tháng 02 năm 2019
Người viết

Nguyễn Thị Xuân

9/22


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng
cho trẻ trong trường mầm non

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình dinh dưỡng trẻ em (Bùi Thúy Ái)
2. Giáo trình dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Đại học Y)
3. Giáo trình dinh dưỡng (NXB Hà Nội)
4. Giáo trình dinh dưỡng cộng đồng (Đinh Quốc Khánh)
5. Tài liệu cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm 2009 – 2010
6. Tài liệu diễn đàn về vệ sinh an toàn thức phẩm
7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II (Vụ giáo dục mầm non)

8. Tạp chí giáo dục mầm non chuyên đề số 10 năm 2004
9. Tạp chí giáo dục mầm non chuyên đề số 15 năm 2010
10. Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017 – 2018
11. Sách chương trình giáp dục mầm non mới


Một số kinh nghiệm chế biến món ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng
cho trẻ trong trường mầm non

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
PHẦN II:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................2
1. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............2
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................3
2.1 . Đặc điểm tình hình:................................................................................3
Về đặc điểm trường tôi có những thuận lợi và khó khăn sau:........................4
2.2. Thuận lợi:................................................................................................4
2.3. Khó khăn:................................................................................................4
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.................................................................4
3.1. Biện pháp 1: Tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao kiến thức chế
biến món ăn cho trẻ mầm non........................................................................4
3.2: Biện pháp 2: Nghiên cứu xây dựng thực đơn .........................................7
3.3. Biện pháp 3: Lựa chọn thực phẩm an toàn đảm bảo vệ sinh.................12
3.4. Biện pháp 4: Cách chế biến món ăn cho trẻ..........................................15
PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ.........................................................20
1. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.................................................................20
2. KẾT LUẬN................................................................................................21
3. KHUYẾN NGHỊ........................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................



ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHẾ BIẾN MÓN ĂN
ĐẢM BẢO CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CHO TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Lĩnh vực

: Chăm sóc nuôi dưỡng

Cấp học

: Mầm non

Tên tác giả

: Nguyễn Thị Xuân

Đơn vị công tác: Trường mầm non A xã Vạn Phúc
Chức vụ

: Nhân viên nuôi dưỡng

NĂM HỌC: 2018 - 2019




×