Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.18 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
o0o
TIỂU LUẬN
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG XĂNG DẦU PETROLIMEX
Giáo viên : PGS.TS. ĐẶNG THỊ NHÀN
Lời nói đầu
Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) từ
cuối năm 2006, kể từ đây nền kinh tế của đất nước ta bắt đầu hội nhập sâu và rộng
với nền kinh tế thế giới, hoạt động thương mại quốc tếcủa Việt Nam không chỉ diễn
ra với các nước bạn truyền thống nữa mà mở ra với cả thị trường lớn trên quy mô
toàn cầu. Cùng với quá trình hội nhập, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
và các nước khác càng diễn ra sôi động, tuy nhiên bước vào một môi trường mới, các
doanh nghiệp Việt Nam phải đối phó với rất nhiều khó khăn, thách thức. Một mặt,
các doanh nghiệp Việt Namthiếu vốn để hoạt động mặt khác lại chưa có uy tín lớn
cũng như chưa có kinh nghiệm và chưa nắm bắt được các quy tắc giao dịch quốc tế
do thời gian tham gia chưa lâu.
Chính vì vậy, hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các Ngân hàng Thương
mại nổi lên như một mắt xích trọng yếu, tạo nền tảng vững chắc giúp giải quyết hầu
hết các khó khăn, vướng mắc của các bên trong giao dịch thương mại quốc tế. Là một
Ngân hàng Thương mại tương đối trẻ so với các ngân hàng khác tại Việt Nam, nhưng
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) đã sớm xây dựng các dịch vụ tài
trợ thương mại dành cho các doanh nghiệp và đã đạt được uy tín nhất định trong lĩnh
vực này.
Trong thời gian tìm hiểu nghiệp vụ tại PG Bank, các thành viên của nhóm tiểu
luận đã rất ấn tượng với hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng bởi sự
phát triển ngày càng đa dạng, phong phú về loại h́nh cũng như tỉ trọng rất đáng kể
của thu nhập từ hoạt động này trong tổng thu của ngân hàng.


Vì vậy nhóm đã thời gian để nghiên cứu và thực hiện tiểu luận với đề tài: “Thực
trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex ”.
Nội dung tiểu luậ gồm có ba phần:
• Phần I: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
• Phần II: Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng
Xăng dầu Petrolimex
• Phần III: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài
trợthương mại quốc tế tại Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex
Nhóm tiểu luận xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Đặng Thị Nhàn, Cô đã giúp
nhóm có được những kiến thức nền tảng cơ bản về môn Tài trợ Thương mại Quốc tế,
đồng thời đã có những định hướng và gợi ý vô cùng quý báu để nhóm có thể thực
hiện được đề tài này. Nhóm cũng rất biết ơn các chị tại Phòng Thanh toán xuất nhập
khẩu của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và
cung cấp cho nhóm những số liệu vô cùng quý giá trong thời gian nhóm tìm hiểu
nghiệp vụ tại ngân hàng.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG
TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX
1.1 . Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
Hội sở chính Tầng 16, 23 và 24, Tòa nhà Mipec, 229 phố Tây Sơn, Phường Ngã Tư
Sở, Quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: (+84) 4 6281 1298 Fax: (+84) 4 6281 1299
Website: www.pgbank.com.vn
SWIFT: PGBLVNVX REUTERS DEALING: PGBH
Công ty Kiểm
toán
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Tầng 12A, Tòa nhà Vinaconex, 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (+84) 4 6288 3568 Fax: (+84) 4 6288 5678
Giấy phép đăng

ký kinh doanh
Số 1400116233 (đăng ký thay đổi lần thứ 16) do Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Thành phố Hà Nội cấp vào ngày 22/11/2012
Ngành, nghề
kinh doanh
Hoạt động ngân hàng; hoạt động tín dụng. Dịch vụ thanh toán trong
nước. Hoạt động thanh toán quốc tế.
Hội đồng Quản
trị
Ông Bùi Ngọc Bảo Chủ tịch
Ông Trần Long An Ủy viên
Ông Trần Ngọc Năm Ủy viên
Ông Nguyễn Quang Định Ủy viên
Ông Nguyễn Mạnh Hải Ủy viên
Ban Kiểm soát 1. Ông Nguyễn Quốc Trung Trưởng ban
2. Bà Thái Thị Lan Hương Thành viên
3. Ông Nguyễn Quang Nghị Thành viên
Ban Lãnh đạo
Ông Nguyễn Quang Định Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Tiến Dũng Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Hồng Đức Phó Tổng Giám đốc
Ông Đinh Thành Nghiệp Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Thành Tô Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Văn Hảo Giám đốc Tài chính
1.2 . Sơ đồ tổ chức
1.3. Các sản phẩm và dịch vụ chính
Sản phẩm và dịch vụ cho Khách hàng cá nhân
Khả năng đáp ứng hoàn hảo nhu cầu đa dạng của khách hàng bằng hệ thống
sản phẩm dịch vụ toàn diện là thế mạnh mà PG Bank luôn tự hào. Khách hàng của
PG Bank có thể hoàn toàn yên tâm sẽ được cung cấp những sản phẩm và dịch vụ cần

thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất tại bất kỳ Chi nhánh/Phòng Giao dịch
nào của PG Bank trên toàn quốc.
Giải pháp Tài chính
Đầu tư
 Tiết kiệm lãi suất kỳ hạn
 Tiết kiệm lãi suất thả nổi
 Sản phẩm huy động cơ cấu
 Sản phẩm huy động trả lãi trước
Tín dụng
 Cho vay mua nhà
 Cho vay thế chấp
 Cho vay du học
 Cho vay doanh nghiệp nhỏ
 Cho vay đầu tư
Giải pháp Ngân hàng
Tài khoản
 Tài khoản vãng lai
 Tài khoản tiết kiệm
 Tài khoản tiết kiệm rút gốc linh hoạt
Sản phẩm Thanh toán
 Thanh toán nội địa
 Thanh toán quốc tế
 Chuyển tiền quốc tế
 Ngoại hối
Dịch vụ Thẻ
 Thẻ đa năng Flexicard
Dịch vụ Ngân hàng Trực Tuyến - Flexilink
 Ngân hàng Điện tử
 Ngân hàng Di động
 Ngân hàng SMS


Sản phẩm và dịch vụ cho Khách hàng doanh nghiệp
PG Bank cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ nhằm hỗ trợ tối đa nhất các
vấn đề và thách thức mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động quản lý
kinh doanh. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ ngân
hàng đa dạng với tính cạnh tranh
Giải pháp Ngân hàng
Quản lý dòng tiền
 Dịch vụ tài khoản
 Dịch vụ thu chi tiền mặt
 Dịch vụ chi hộ lương
 Dịch vụ quản lý thanh khoản
Thanh toán quốc tế
 Dịch vụ xuất nhập khẩu
 Tài trợ thương mại
 Tài trợ thu mua
Dịch vụ thẻ
Thẻ đa năng Flexicard
Dịch vụ Ngân hàng Trực Tuyến – Flexilink
Ngân hàng Internet
Ngân hàng Di động
Ngân hàng SMS
Giải pháp Tài chính
Ngoại hối
 Giao dịch giao ngay
 Giao dịch kỳ hạn
 Giao dịch hoán đổi tiền tệ
Phái sinh
 Hợp đồng kỳ hạn
 Hoán đổi lãi suất

 Phái sinh hàng hóa
 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro
Thị trường vốn nợ
Thị trường vốn
Tư vấn tài chính doanh nghiệp
1.4 Một số chỉ tiêu cơ bản của PGB
Từ sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động năm 2007, PGB đã có những bước
phát triển mạnh mẽ. Tổng tài sản của Ngân hàng tăng gấp 4,1 lần trong giai đoạn
2007 - 2012, đạt 19.251 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2012.
Bên cạnh chú trọng mở rộng quy mô, nâng cao các chỉ tiêu về an toàn vốn,
chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính luôn được coi
là trọng tâm trong các kế hoạch hoạt động của PGB. Hệ số an toàn vốn tối thiểu
(CAR) luôn đáp ứng quy định của NHNN và tiêu chuẩn quốc tế, đạt 22,62% năm
2012. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản của PGB, giai đoạn 2009 - Q2/2013:
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
31/12/200
9
31/12/201
0
31/12/201
1
31/12/201
2
30/06/201
3
1 Vốn điều lệ 1.000 2.000 2.000 3.000 3.000
2 Vốn chủ sở hữu (trừ Quỹ
KTPL)
1.082 2.172 2.591 3.171 3.230

3 Tổng tài sản 10.419 16.378 17.582 19.251 19.710
4 Cho vay khách hàng 6.267 10.886 12.112 13.787 13.155
5 Cho vay khách hàng/Tổng tài
sản
59,7% 65,8% 67,8% 70,0% 67%
6 Tỷ lệ nợ xấu 1,23% 1,42% 2,06% 8,44% 8,3%
7 Huy động thị trường 1 6.946 10.766 11.044 12.432 13.790
8 Huy động thị trường 2 2.146 3.229 3.758 3.427 2.276
9 Tín dụng thị trường 2 2.164 2.220 1.685 2.471 2.414
10 Lợi nhuận trước thuế 230 293 594 319 49
11 ROA 2,1% 1,6% 2,6% 1,3% 0,5%
12 ROE 16,6% 19,4% 18,7% 8,6% 3,3%
13 NIM 3,9% 4,3% 7,1% 5,6% -
14 EPS 1.750 2.182 2.231 993 163
15 Hệ số an toàn vốn tối thiểu
CAR
12,9% 20,6% 16,7% 22,6% 21,63%
16 Số lượng nhân viên 876 1.158 1.373 1.441 1.442
Nguồn: BCTC kiểm toán, hợp nhất các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và BCTC hợp
nhất, chưa kiểm toán của PGB
Báo cáo tài chính của PGB trong các năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm và theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận
chung tại Việt Nam (VAS). Các thông tin này được trích từ các báo cáo tài chính đã
công bố của PGB do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam kiểm toán.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XĂNG DẦU PETROLIMEX
2.1 Các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế chủ yếu được thực hiện ở NH
2.1.1 Trong hoạt động nhập khẩu
* Nhờ thu

- Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ ngân hàng nước ngoài gửi đến, PGB
thông báo cho khách hàng ngay trong ngày. Bộ chứng từ sẽ được giao nhận cho
khách hàng sau khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
- Hướng dẫn sử dụng dịch vụ :
+ Đối với nhờ thu trả ngay D/P: Khách hàng cần thanh toán toàn bộ giá trị để
được nhận bộ chứng từ.
+ Đối với nhờ thu trả chậm D/A: Khách hàng cần cam kết trả tiền bằng văn
bản hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu.
* Thư tín dụng
- Dịch vụ phát hành L/C: PGB phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng
( bên nhập khẩu) L/C có thể được phát hành miễn ký quỹ hoặc ký quỹ một tỷ lệ nhất
định tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng cũng như theo thỏa thuận riêng giữa
PGB và khách hàng.
- Hướng dẫn sử dụng dịch vụ: yêu cầu khách hàng xuất trình các giấy tờ để mở
L/C:
+ Yêu cầu phát hành thư tín dụng (theo mẫu chuẩn của PGB)
+ Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương như
hợp đồng
+ Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Công thương hoặc Bộ quản lý chuyên
ngành đối với hàng nhập khẩu cần giấy phép
+ Văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về việc đăng ký và trả nợ nước
ngoài đối với L/C nhập khẩu có thời hạn trả chậm trên 1 năm.
- Dịch vụ thanh toán L/C: Khi nhận được bộ chứng từ do ngân hàng nước
ngoài gửi đến, PGB kiểm tra bộ chứng từ và thông báo ngay cho khách hàng.
Nếu chứng từ phù hợp với L/C, PGB sẽ thực hiện thanh toán cho người hưởng lợi.
Nếu chứng từ không phù hợp, PGB sẽ thông báo ngay cho khách hàng.
Nếu chấp nhận bộ chứng từ, khách hàng làm thủ tục thanh toán hoặc chấp nhận thanh
toán và nhận bộ chứng từ. Nếu khách hàng không chấp nhận, PGB sẽ thông báo từ
chối thanh toán đến ngân hàng nước ngoài.
- Hướng dẫn sử dụng:

+ Đối với L/C trả ngay: nếu chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C,
khách hàng cần nộp đủ số tiền chưa ký quỹ và nhận bộ chứng từ. PGB thực hiện
thanh toán cho nước ngoài đồng thời ghi nợ tài khoản của khách hàng
+ Đối với L/C trả chậm: nếu chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C,
khách hàng sẽ trả phí chấp nhận thanh toán, nhận bộ chứng từ và thực hiện thanh toán
khi đến hạn.
- Dịch vụ Ký hậu vận đơn/ Phát hành bảo lãnh nhận hàng theo L/C, nhờ thu:
PGB ký hậu trên vận đơn hoặc phát hành Bảo lãnh nhận hàng (trường hợp khách
hàng chưa nhận được chứng từ vận tải gốc) để khách hàng làm thủ tục nhận hàng với
người vận chuyển
- Hướng dẫn sử dụng: yêu cầu khách hàng xuất trình hồ sơ gồm:
+ Yêu cầu Ký hậu vận đơn /phát hành Bảo lãnh nhận hàng (theo mẫu của PGB)
+ Hoá đơn thương mại
+ Với trường hợp ký hậu vận đơn, xuất trình bản gốc chứng từ vận tải
+ Với trường hợp phát hành Bảo lãnh nhận hàng, xuất trình bản sao chứng từ
vận tải, mẫu bảo lãnh nhận hàng (nếu có)
Sau khi kiểm tra các điều khoản cam kết thanh toán như ký quỹ/vay để thực
hiện thanh toán PGB thực hiện Ký hậu vận đơn/Phát hành bảo lãnh nhận hàng theo
yêu cầu của khách hàng.
- Dịch vụ phát hành L/C (L/C trả ngay, trả chậm): PGB phát hành L/C theo
yêu cầu của khách hàng (bên nhập khẩu). L/C có thể được phát hành miễn ký quỹ
hoặc ký quỹ một tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng cũng như
theo thỏa thuận riêng giữa PGB và khách hàng.
- Hướng dẫn sử dụng:
+ Yêu cầu phát hành thư tín dụng (theo mẫu chuẩn của PGB)
+ Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương như
hợp đồng
+ Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Công thương hoặc Bộ quản lý chuyên
ngành đối với hàng nhập khẩu cần giấy phép.
+ Văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về việc đăng ký và trả nợ nước

ngoài đối với L/C nhập khẩu có thời hạn trả chậm trên 1 năm
-Dịch vụ thanh toán L/C: Khi nhận được bộ chứng từ do ngân hàng nước
ngoài gửi đến, PGB kiểm tra bộ chứng từ và thông báo ngay cho khách hàng. Nếu
chứng từ phù hợp với L/C, PGB sẽ thực hiện thanh toán cho người hưởng lợi. Nếu
chứng từ không phù hợp, PGB sẽ thông báo ngay cho khách hàng. Nếu chấp nhận bộ
chứng từ, khách hàng làm thủ tục thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán và nhận bộ
chứng từ. Nếu khách hàng không chấp nhận, PGB sẽ thông báo từ chối thanh toán
đến ngân hàng nước ngoài.
Hướng dẫn sử dụng dịch vụ:
+ Đối với L/C trả ngay: nếu chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C,
khách hàng cần nộp đủ số tiền chưa ký quỹ và nhận bộ chứng từ. PGB thực hiện
thanh toán cho nước ngoài đồng thời ghi nợ tài khoản của khách hàng.
+ Đối với L/C trả chậm: nếu chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C,
khách hàng sẽ trả phí chấp nhận thanh toán, nhận bộ chứng từ và thực hiện thanh toán
khi đến hạn.
- Dịch vụ Ký hậu vận đơn/ Phát hành bảo lãnh nhận hàng theo L/C, nhờ
thu
PGB ký hậu trên vận đơn hoặc phát hành Bảo lãnh nhận hàng (trường hợp khách
hàng chưa nhận được chứng từ vận tải gốc) để khách hàng làm thủ tục nhận hàng với
người vận chuyển.
Hướng dẫn sử dụng dịch vụ: Quý khách xuất trình bộ hồ sơ yêu cầu bao gồm:
+Yêu cầu Ký hậu vận đơn /phát hành Bảo lãnh nhận hàng (theo mẫu của
PGB).
+Hoá đơn thương mại.
+Với trường hợp ký hậu vận đơn, xuất trình bản gốc chứng từ vận tải.
+Với trường hợp phát hành Bảo lãnh nhận hàng, xuất trình bản sao chứng từ
vận tải, mẫu bảo lãnh nhận hàng (nếu có).
Sau khi kiểm tra các điều khoản cam kết thanh toán như ký quỹ/vay để thực
hiện thanh toán PGB thực hiện Ký hậu vận đơn/Phát hành bảo lãnh nhận hàng theo
yêu cầu của Quý khách

2.1.2 Trong hoạt động xuất khẩu
* Nhờ thu
PGB tiếp bộ chứng từ, lập lệnh đòi tiền và gửi đi theo đúng chỉ thị của khách
hàng, ghi có vào tài khoản của khách hàng ngay khi được ngân hàng nước ngoài
thanh toán.
Hướng dẫn sử dụng: Khách hàng xuất trình bộ chứng từ tại PGB, lập yêu cầu
nhờ thu gửi PGB (theo mẫu chuẩn do PGB ban hành).
* Thư tín dụng
-Thông báo/Sửa đổi Thư tín dụng (L/C)
Nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng nước ngoài, PGB kiểm tra tính
chân thực của L/C hoặc sửa đổi L/C, và thông báo đến khách hàng qua điện thoại.
Bản gốc của L/C, hoặc sửa đổi L/C sẽ được giao trực tiếp cho khách hàng tại trụ sở
PGB hoặc qua dịch vụ bưu điện.
Hướng dẫn sử dụng dịch vụ:
+ Khách hàng cần yêu cầu người mở L/C (đối tác nhập khẩu) phát hành L/C
thông báo qua PGB
+ Để đảm bảo an toàn thanh toán, khách hàng nên đề nghị PGB tư vấn các điều
khoản thanh toán, lựa chọn NH phát hành L/C trước khi ký kết hợp đồng.
-Gửi chứng từ theo L/C đi đòi tiền Ngân hàng nước ngoài: PGB lưu ý
khách hàng về các sửa đổi cần thiết:
+ Trường hợp PGB không chiết khấu bộ chứng từ: PGB lập lệnh đòi tiền theo
qui định của L/C và ghi có vào tài khoản (TK) của khách hàng ngay khi được ngân
hàng (NH) nước ngoài thanh toán.
+ Trường hợp PGB chiết khấu bộ chứng từ: PGB ghi có vào TK của khách
hàng theo đúng thỏa thuận chiết khấu.
Hướng dẫn sử dụng dịch vụ:
+ Khách hàng yêu cầu đối tác XK phát hành L/C trong đó PGB là NH được chỉ
định (available with PGB) hoặc có thể thanh toán tại bất kỳ NH nào (available with
anybank).
+ Khách hàng xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn quy định của L/C. Nếu

L/C không có quy định, thời hạn này được hiểu là 21 ngày kể từ ngày giao hàng.
Khách hàng nên xuất trình trước khi hết hạn để có thời gian kiểm tra và sửa chữa sai
sót.
- Dịch vụ chuyển nhượng L/C: PGB thực hiện chuyển nhượng L/C theo yêu
cầu của người hưởng lợi thứ nhất. Người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu chuyển
nhượng từng phần hoặc toàn bộ trị giá L/C. PGB thông báo L/C đến người hưởng lợi
thứ 2. PGB tiếp nhận chứng từ và gửi chứng từ đi thanh toán.
Hướng dẫn sử dụng dịch vụ:
+ Khách hàng yêu cầu ngân hàng phát hành L/C cho phép chuyển nhượng và
không có điều khoản nào làm cho L/C không thể chuyển nhượng; L/C quy định PGB
là NH chuyển nhượng hoặc NH chỉ định
+ Người hưởng lợi thứ nhất có thể chuyển nhượng cho 1 hoặc nhiều người
hưởng lợi thứ 2. Nếu L/C không cho phép giao hàng từng phần, người hưởng lợi thứ
nhất chỉ được chuyển nhượng cho tối đa 1 người hưởng lợi thứ hai
+ Người hưởng lợi thứ hai không được chuyển nhượng cho người hưởng lợi
tiếp theo
-Dịch vụ xác nhận L/C:PGB cam kết sẽ thanh toán (hoặc chấp nhận thanh
toán và thanh toán khi đến hạn) cho bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với các điều
khoản, điều kiện của L/C do ngân hàng nước ngoài phát hành cho khách hàng. Khách
hàng được PGB đảm bảo thanh toán, nhờ đó loại bỏ được các rủi ro từ phía nước
ngoài, đồng thời được PGB chiết khấu miễn truy đòi nếu xuất trình bộ chứng từ phù
hợp.
Hướng dẫn sử dụng dịch vụ: Khách hàng cần yêu cầu đối tác NK phát hành
L/C có các điều khoản sau:
+ Cho phép xác nhận
+ Chỉ định PGB là NH xác nhận và NH thanh toán
+ Ngoài ra, khách hàng nên tham khảo ý kiến của PGB về các điều khoản
thanh toán trước khi ký kết hợp đồng XNK sử dụng L/C xác nhận qua PGB
2.1.3 Bảo lãnh nước ngoài /L/C dự phòng
* Thông báo bảo lãnh nước ngoài/ Thư tín dụng dự phòng

Nhận được bảo lãnh/thư tín dụng dự phòng hoặc sửa đổi từ Ngân hàng nước
ngoài thông qua mạng SWIFT hoặc bằng thư, PGB kiểm tra tính chân thực của bảo
lãnh/thư tín dụng dự phòng hoặc sửa đổi và thông báo đến khách hàng qua điện thoại.
Bản gốc của bảo lãnh/thư tín dụng dự phòng hoặc sửa đổi sẽ được giao trực
tiếp cho khách hàng tại trụ sở PGB hoặc qua dịch vụ bưu điện.
*Phát hành bảo lãnh nước ngoài /Thư tín dụng dự phòng
PGB phát hành bảo lãnh nước ngoài/thư tín dụng dự phòng theo yêu cầu của
khách hàng. Bảo lãnh/thư tín dụng dự phòng có thể được phát hành miễn ký quỹ hoặc
ký quỹ một tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng cũng như theo
thỏa thuận giữa PGB và khách hàng.
Hướng dẫn sử dụng: khách hàng cần xuất trình các giấy tờ sau khi yêu cầu
PGB phát hành bảo lãnh:
+ Yêu cầu phát hành bảo lãnh/ thư tín dụng dự phòng (theo mẫu của PGB)
+ Các tài liệu liên quan đến nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh
+ Các giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu của PGB
Căn cứ vào đặc điểm của tình hình sản xuất, kinh doanh, năng lực chuyên môn,
khả năng tài chính và uy tín của khách hàng, PGB và khách hàng thoả thuận áp dụng
hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với bên
bảo lãnh trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và PGB.
2.2 Kết quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NH
Với mạng lưới ngân hàng đại lý khá rộng khi thiết lập quan hệ đại lý với 314
ngân hàng tại 57 quốc gia trên thế giới và về cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông báo
LC tới tất cả các nước có quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam, hoạt động TTTMQT
tại PGB khá phát triển. Hoạt động TTTMQT đã được triển khai thực hiện tại PGB từ
nhiều năm nay. Hoạt động năm sau thường có giá trị và lợi nhuận cao hơn năm trước.
Hiện nay, hoạt động TTTMQT chủ yếu được thực hiện tại PGB là phương thức tín
dụng chứng từ - LC (chủ yếu là phát hành LC) và nhờ thu nhập khẩu.
Năm 2011, PGB đã xử lý 196.569 giao dịch thanh toán, số lương giao dịch
tăng rất mạnh, tăng tới 45% so với năm 2010 (135.400 giao dịch). Hoạt động
TTTMQT trong năm 2011 của PGB đã đạt được kết quả tương đối tốt. Ngân hàng đã

phát hành 379 LC với tổng trị giá lên tới 122.009.789,47 USD. Số lượng LC phát
hành tuy giảm 12,67% về số lượng nhưng lại tăng 3,89% về giá trị so với năm 2010.
Bên cạnh đó, dịch vụ Nhờ thu hàng nhập cũng đạt 133 món với tổng trị giá đạt
16.213.754,05 USD, giảm 37,85% về số lượng nhưng tăng tới 31,82% về giá trị so
với 2010.
Năm 2012, Ngân hàng đã tập trung triển khai cải tiến chất lượng dịch vụ, sử
dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hơn khi sử dụng hoàn toàn module xử lý
điện tập trung giúp chất lượng thanh toán được cải thiện, theo đó, hoạt động
TTTMQT cũng gặt hái nhiều thành quả hơn. Trong năm 2012, PGB đã phát hành 304
LC, số lượng LC phát hành giảm 20% tuy nhiên tổng trị giá tăng 29% so với năm
2011, đạt 157,6 triệu USD. Lượng L/C nhập khẩu phát hành giảm nhiều do ảnh
hưởng của suy giảm kinh tế, và chính sách hạn chế giải ngân của PG Bank đầu năm,
tuy nhiên vẫn có nhiều L/C giá trị lớn được mở với hai mặt hàng phổ biến là khô đậu
tương và thép cuộn. Nhờ thu hàng nhập đạt 130 món, đạt 18,3 triệu USD, tăng 12,9%
so với năm 2011.
6 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng đã phát hành 122 LC với tổng trị giá là 33,4
triệu USD, giảm hơn 50% về giá trị so với 6 tháng cuối năm 2012. Nhờ thu hàng
nhập đạt 27 món trị giá 3 triệu USD, giảm 40% về số lượng và giảm 37% về giá trị so
với 6 tháng cuối năm 2012. Về thanh toán xuất khẩu, PGB đã thực hiện thanh toán
154 bộ chứng từ theo LC trị giá 45 triệu USD, giảm 23% về giá trị so với 6T cuối
năm 2012. Giá trị nhờ thu không theo chứng từ là 3 triệu USD cũng giảm 41% về giá
trị so với 6T cuối năm 2012.
Tình hình phát hành LC từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 như sau:
Nhờ thu hàng nhập:
Các mặt hàng chủ yếu trong hoạt động TTTMQT:
2.3. Những tồn tại trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NH
Thứ nhất, do bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng còn một
số tồn tại như: căn cứ trả tiền duy nhất là bộ chứng từ nhưng nhiều khi bộ chứng từ
không phù hợp, không thống nhất. Điều này dễ dẫn đến tranh chấp, hiểu lầm giữa các
ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ, gây ra rủi ro cho chính các ngân hàng

và cả hai bên xuất nhập khẩu.
Ngân hàng tiến hành thanh toán dựa trên sự phù hợp về bề mặt của các chứng
từ chứ không dựa vào tình hình giao hàng thực tế và tính chân thực của bộ chứng từ.
Điều này đã và đang tạo ra kẽ hở cho việc thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo,
gây rủi ro cho ngân hàng và người nhập khẩu. Ngoài ra, do có liên quan tới nhiều lĩnh
vực, nhiều quốc gia nên phương thức này đòi hỏi các bên tham gia đặc biệt là thanh
toán viên phải có trình độ nghiệp vụ cao.
Thứ hai, sai sót từ phía khách hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu
gây nên rủi ro trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ tại PGB cũng như tại
nhiều ngân hàng khác. Những sai sót đó hầu hết đều bắt nguồn từ trình độ yếu của
khách hàng.
Thứ ba, khả năng thu thập thông tin, đánh giá tình hình doanh nghiệp của PGB
còn nhiều bất cập. Do đó, việc phân loại khách hàng chưa được đầy đủ và thiếu chính
xác. Có khách hàng có hiện tượng vi phạm cam kết với ngân hàng hoặc tình hình tài
chính không lành mạnh nhưng vẫn được thực hiện bảo lãnh. Các quy định an toàn
trong ký quỹ đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố, cam kết của ngân hàng chưa được áp
dụng chặt chẽ.
Hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động này ở nước ta còn hẹp, bất cập và
chưa đồng bộ. Bởi vậy, rất khó cho các đối tác Việt Nam khi có sự khác biệt giữa luật
quốc gia với các điều kiện và thông lệ quốc tế nếu có tranh chấp.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU
PETROLIMEX
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng
xăng dầu Petrolimex.
3.1.1. Tầm nhìn & Chiến lược của Ngân hàng xăng dầu Petrolimex.
Tầm nhìn
Trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam
thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao dựa trên đội ngũ
nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp và một nền tảng công nghệ hiện đại.

Chiến lược kinh doanh
Phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng, trong đó ưu tiên tập trung và áp dụng
chiến lược khác biệt hóa để trở thành ngân hàng hàng đầu tại những lĩnh vực, dịch vụ
mà PG Bank có lợi thế cạnh tranh:
• Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp: tập trung vào khách hàng là các cổ đông lớn,
đối tác và khách hàng của các cổ đông lớn; khách hàng doanh nghiệp vừa và
nhỏ
• Dịch vụ ngân hàng bán lẻ: cá nhân, hộ kinh doanh cá thể
• Dịch vụ ngân hàng đầu tư: cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư cho các khách
hàng doanh nghiệp của ngân hàng
Văn hóa doanh nghiệp
Nhằm tạo dựng và duy trì sự bền vững cho những thành công của Ngân hàng, nhất là
trong bối cảnh thị trường hội nhập có tính cạnh tranh cao như hiện nay, PG Bank luôn
đặc biệt quan tâm xây dựng một văn hóa doanh nghiệp riêng của Ngân hàng, tập
trung vào 5 giá trị cốt lõi:
• Tính tuân thủ.
• Tinh thần trách nhiệm
• Sáng tạo
• Tính chuyên nghiệp
• Luôn hướng đến hiệu quả.
Ý nghĩa logo
Logo PG Bank thể hiện tính năng động, hiện đại, công nghệ cao. Thông qua cách
điệu hai vệt sáng vẽ lên trong không gian của hai cạnh đồng tiền, logo PG Bank liên
tưởng đến sự vận hành và phát triển liên tục của PG Bank với một nguồn năng lượng
dồi dào trong thị trường tài chính tiền tệ. Sự vận hành của 2 vệt sáng là biểu trưng
của sự hòa quyện và gắn kết chặt chẽ để đem lại cảm giác yên tâm và sự tin cậy cho
khách hàng, là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của Ngân hàng. Màu
sắc của logo PG Bank thể hiện hai màu cơ bản của thương hiệu Petrolimex.
* Định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân
hàng xăng dầu Petrolimex.

Xác định phương thức thương mạiquốc tế bằng L/C vẫn là phương thức chủ đạo và
đóng góp phí nhiều nhất vào tổng phí trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại
PG Bank nên trong thời gian sắp tới PG Bank sẽ tiếp tục triển khai nghiệp vụ này
theo hướng sau:
- Phấn đấu tăng tỷ lệ thu dịch vụ phí thương mạiL/C trong tổng phí dịch vụ của
Ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng và độ an toàn của dịch vụ thương mạiquốc tế bằng phương
thức L/C.
- Tiếp tục tăng khối lượng thương mạixuất nhập khẩu bằng phương thức L/C, trong
đó đẩy mạnh thương mạiL/C xuất khẩu nhằm cân bằng thu chi ngoại tệ.
- Tăng cường tiếp thị mở rộng mạng lưới khách hàng, nhất là khách hàng xuất
khẩu.
- Nói chung, trong tương lai, PG Bank sẽ tiếp tục mở rộng các hoạt động tài trợ
thương mại quốc tế theo chiều hướng tăng cả về số lượng và chất lượng . Để hoàn
thành được những mục tiêu này, PG Bank cần phải đẩy mạnh áp dụng các giải
pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ này.
3.2. Những giải pháp chủ yếu.
3.2.1. Thực hiện tốt công tác tổ chức & đào tạo cán bộ nghiệp vụ tài trợ thương
mại quốc tế.
Con người là yếu tố quan trọng nhất tác động đến mọi hoạt động của ngân
hàng. Cụ thể, con người ở đây là các cán bộ ngân hàng tham gia trực tiếp vào
quá trình cung cấp dịch vụ, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến ngân
hàng.
Chính vì vậy, năng lực nghiệp vụ, trình độ hiểu biết, thái độ phục vụ và tác phong
làm việc của cán bộ ngân hàng sẽ là điều kiện để ngân hàng tăng sức
cạnh tranh trên
thị trường. Chất lượng của đội ngũ cán bộ sẽ giúp khách hàng
thấy thuận tiện và tin
tưởng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Do đó, công tác đào tạo đội ngũ nên tập
trung vào các vấn đề sau:

- Đào tạo bài bản và có hệ thống các vấn đề cơ bản cho cán bộ đặc biệt là
nhân viên mới để cán bộ hiểu đúng bản chất, vai trò và tính chất rủi ro của nghiệp
vụ tài trợ thương mại quốc tế.
Ngân hàng nên tiến hành đào tạo chuyên sâu cho
cán bộ nghiệp vụ,
khuyến khích các cán bộ tiếp tục nâng cao bậc học trong ngành
nghề đồng thời
cam kết hoàn trả học phí sau khi kết thúc khoá học có bằng hoặc
chứng chỉ.
Việc đào tạo cần tập trung theo trọng điểm một cách toàn diện để tránh
đào tạo tràn lan gây lãng phí.
- Phương thức đào tạo có thể là mở lớp học ngay tại Ngân hàng hoặc cử
cán bộ đi
học bên ngoài hoặc tổ chức phong trào thi đua, các buổi thảo luận
hoặc hội thảo
trong ngân hàng và giữa các ngân hàng bạn để cán bộ trao đổi
thông tin với nhau và
rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Trước xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, ngân hàng cũng nên trao đổi
kiến thức ngoại ngữ, tin học và cập nhật thông tin mới cho cán bộ bằng cách
cung cấp cho cán bộ những công cụ đầy tiện ích để cán bộ tự nghiên cứu. Đồng
thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ khi thực hiện công tác của munh.
- Bên cạnh việc đào tạo, ngân hàng nên có một tổ chức, sắp xếp hợp lý,
công việc và trách nhiệm phải phù hợp với trình độ và năng lực được giao, có
như vậy cán bộ mới phát huy được hết khả năng làm việc hiệu quả. Đặc biệt,
ngân hàng nên tuyển thêm và mạnh dạn sử dụng những cán bộ trẻ có năng lực,
có trình độ thực sự trong công việc để bổ xung đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trong
thời gian này.
3.2.2. Giải pháp đa dạng hóa L/C trong phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ tại PG Bank.

Xu thế hiện nay của các ngân hàng hiện đại là dịch chuyển theo hướng: cơ
cấu tỷ trọng từ thu dịch vụ ngoài hoạt động tín dụng hàng ngày tăng lên. Thanh toán
quốc tế là một trong những phương thức mà vai trò của ngân hàng là rõ rệt và lớn
nhất so với các phương thức thanh toán khác. Phát triển hệ nghiệp vụ tín dụng chứng
từ nói riêng và hoạt động thanh toán quốc tế nói chung giúp cho ngân hàng chuyển
dịch được cơ cấu từ doanh thu tín dụng là chính sang thu dịch vụ nhằm giảm bớt rủi
ro tín dụng cho ngân hàng. Đồng thời, qua phân tích và đánh giá về lợi ích của ngân
hàng cũng như đối tượng khách hàng hướng tới khi áp dụng các loại L/C đặc biệt
vào hoạt động thanh toán quốc tế. Có thể đưa ra nhận định sau: Ngân hàng PGBank
hoàn toàn có khả nằng áp dụng thành công các loại L/C đặc biệt vào phương thức tín
dụng chứng từ.
3.2.3. Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng.
- Ở nước ta hiện nay, đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức tài chính ngân
hàng, trong đó, ngoài những ngân hàng của Việt Nam, còn có những ngân hàng nước
ngoài với thế mạnh về vốn, uy tín, kinh nghiêm, công nghệ. Để có thể giành được thị
phần và đứng vững trong cạnh tranh thì PGBank cần phải ra sức tăng cường hoạt
động Marketing của mình. Để có một hoạt động marketing tốt trước hết phải xây
dựng được những chiến lược marketing hiệu quả. Một chiến lược marketing hỗn hợp
bao gồm:
* Chiến lược sản phẩm.
* Chiến lược giá.
* Chiến lược phân phối.
* Chiến lược quảng cáo, tiếp thị.
Dựa vào việc hoạch định các chiến lược trên, PGBank cần đưa ra những biện pháp cụ
thể như sau:
- Thứ nhất, hoàn thiện và nâng cao chất lượng những sản phẩm dịch vụ thanh toán
quốc tế mà ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng, đồng thời đa dạng hoá vŕ phát
triển sản phẩm mới. Ở nước ta, phương thức thanh toán TDCT vẫn còn được ưa
chuộng, do vậy đa dạng hoá các loại L/C là rất cần thiết, đây là một trong những yếu
tố mang tính cạnh tranh cao, là lợi thế so với ngân hàng khác. Chính vì thế, PGBank

cần đưa ra những sản phẩm mơí, khác biệt so với đối thủ. Phát triển sản phẩm, dịch
vụ thanh toán quốc tế mới theo hướng liên kết toàn hệ thống, liên kết với các sản
phẩm dịch vụ khác của ngân hàng và có tính ràng buộc đối với khách hàng, đó là
những gói sản phẩm đa dạng. Theo đó ngân hàng vừa là thủ quỹ vừa là kế toán, là
chủ nợ, con nợ, là trung gian thanh toán tìên hàng Bên cạnh việc xây dựng biểu giá
cho 1 gói sản phẩm, toàn hệ thống nên xây dựng 1 biểu phí dịch vụ thanh toán có tính
chất cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
- Thứ hai, tăng cường hoạt động hỗ trơ, tư vấn cho doanh nghiệp. Trong tình hình
hiện nay, đa số các nhà kinh doanh XNK của nước ta còn thiếu kinh nghiệm khi
thương lượng ký hợp đồng với ngoại thương cũng như giao dịch buôn bán với nước
ngoài, nhát là đối với các doanh nghiệp còn non trẻ mới bước vào thương trường
quốc tế. ọ thiếu trình độ chuyên môn về thanh toán quốc tế, non yếu về trình độ ngoại
ngữ, không am hiểu về các điều kiện thương mại và các tập quán trong kinh doanh.
Do đó, thường dẫn đến kết qủa là phát sinh tranh chấp, kiện tụng, kinh doanh kém
hiệu quả. Chính vì thế, công tác tư vấn càng phát triển bao nhiêu thì ngân hàng sẽ tạo
được niềm tin, thu hút được ngày càng nhiều khách .
Như đã trình bày, việc đa dạng hoá các loại hình L/C không chỉ xuất phát từ bản
thân ngân hàng muốn là được mà phải do nhu cầu từ phía các doanh nghiệp. Tới lượt
các doanh nghiệp XNK, họ cũng không thể muốn mở loại L/C nào thì đề nghị Ngân
hàng phát hành mở là xong, mà phải theo sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng
thương mại. Vì thế, tư vấn cho khách hàng nên sử dụng loại L/C nào là tốt nhất trong
1 trường hợp cụ thể phải bắt đầu từ khi doanh nghiệp chuẩn bị ký kết hợp đồng ngoại
thương. Cụ thể như sau:
+ Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu đóng vai trò là trung gian buôn bán, họ
không đảm bảo chắc chắn về nguồn hàng, nên tư vấn cho doanh nghiệo thoả thuận
dùng loại L/C chuyển nhượng.
+ Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn về tài chính, nên tư vấn cho
họ thoả thuận sử dụng lại L/C điều khoản đỏ để có thể nhận được khoản tiền ứng
trước từ phía đối tác.
- Thứ ba, tích cực bám sát và giới thiệu sản phẩm của ngân hàng tới khách hàng, đẩy

mạnh công tác tiếp thị. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như
hiện nay, không phải khách hàng tìm đến ngân hàng mà bản thân ngân hàng phải chủ
động tìm kiếm khách hàng . Nhân viên chăm sóc khách hàng phải đến với các cá
nhân, xuống từng doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của mình.

×