Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

khảo sát trực khuẩn gram âm sinh men tại bệnh viện tu huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.76 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
Nghiên cứu Y học

Vi sinh
1

KHẢO SÁT TRỰC KHUẨN GRAM ÂM SINH MEN - LACTAMASE
PHỔ MỞ RỘNG PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Mai Văn Tuấn*, Nguyễn Thanh Bảo*
TÓM TẮT
Mở đầu: Hiện nay, sự xuất hiện các chủng trực khuẩn gram âm sinh men (
β
-lactamase) phổ mở rộng
(ESBL) đang được xem như một vấn đề cấp thiết của ngành y tế toàn cầu, đặc biệt là các chủng gây nhiễm
khuẩn bệnh viện (NKBV). Tỷ lệ VK sinh ESBL cũng như mức độ đề kháng kháng sinh của chúng thường
khác nhau tùy theo quốc gia, khu vực và nơi nghiên cứu.
Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ trực khuẩn gram âm sinh ESBL trong NKBV và nhiễm khuẩn cộng đồng
(NKCĐ) tại Bệnh viện trung ương Huế; (2) Đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của các VK sinh ESBL
phân lập được.
Phương pháp: Từ tháng 10 đến tháng 12/2006, khảo sát tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL từ 214 trực khuẩn
gram âm phân lập tại Bệnh viện trung ương Huế bằng phương pháp Javier. Thực hiện kháng sinh đồ
thường quy theo phương pháp Kirby-Bauer đối với các chủng vi khuẩn phân lập được
Kết quả: Tỷ lệ sinh ESBL là 30,4% (65/214 chủng); Số lượng chủng sinh ESBL phân lập nhiều nhất là:
E. coli (27 chủng), K. pneumoniae (15 chủng) và P. aeruginosa (12 chủng); Tỷ lệ VK sinh ESBL gây NKBV
là 64,6%(42/65 chủng); VK sinh ESBL phân lập được nhiều nhất ở: mủ (44,61%), nước tiểu (23,07%), máu
và đàm (10,77%); Các khoa phòng có tỷ lệ phân lập vi khuẩn sinh ESBL cao là: các khoa Ngoại (49,22%) và
khoa CCHS (23,07%); Các chủng sinh ESBL đề kháng với các kháng sinh cao hơn nhiều so với chủng không
sinh ESBL.
Kết luận: Đối với E. coli và K. pneumoniae: Các chủng sinh ESBL đề kháng với các kháng sinh cao hơn
nhiều so với chủng không sinh ESBL (trên 70%). Chỉ còn Imipenem và Amoxicillin/acid Clavulanic là nhạy
cảm tốt với K. pneumoniae (tỷ lệ nhạy lần lượt là 100% và 80%). Cả hai nhóm VK sinh ESBL gây NKBV và


nhóm gây NKCĐ đều có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao.
SUMMARY
AN INVESTIGATION OF ESBL-PRODUCING GRAM NEGATIVE BACILLE AT HUE CENTRAL
HOSPITAL
Mai Van Tuan, Nguyen Thanh Bao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 150 - 156
Background: Nowadays, the emergence of extended-spectrum
β
-lactamase (ESBL) – producing gram
negative bacille is considered a critical medical issue, espeially in nosocomial infection. The rate of ESBL-
producing bacteria as well as the antibiotic resistance vary regionally.
Objectives: (1) To investigate the prevalence of ESBL-producing bacille detected from cases of
nosocomial and community infections; (2) To study the antibiotic resistance of detected species.
Method: FROM 10/2006 to 12/2006, we carried out a survey of the prevalence of Extended-Spectrum
Beta-Lactamse producing bacteria among 214 Gram-Negative Bacilli isolated at Hue central hospital. The
Antibiotics Sensitivity Test (AST) was performed for detected species.
Results: Sixty five of the 214 isolated (30.4%) were ESBL producers; ESBL were mainly produced by E.
* B
ộ môn Vi Sinh

B
ệnh viện Trung
ương Hu
ế.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
Nghiên cứu Y học

Vi sinh
2


coli (27 strains), K. pneumoniae (15 strains) and P. aeruginosa (12 strains); The prevalence of ESBL
producing bacteria responsible for nosocomial infection was 64.6% (42/65 strains); A high percentage of pus
(44.61%), urine (23.07%), blood and sputum (10.77%) isolates produced ESBL; The department with high
frequency of ESBL producing bacteria: the surgical departments (49.22%) and Intensive Care Unit
(23.07%); The frequency of antibiotic-resistant ESBL (+) bacteria was higer than ESBL (-) bacteria.
Conclusion: For E. coli and K. pneumoniae: ESBL-producing species yielded stronger antibiotics
resistance than that of non-ESBL-producing species (
>
70%). Imipenem and Amoxicilline/clavulanique acid
give the good effect on K. pneumoniae (100% and 80% respectively). ESBL-producing pathogens causing
nosocomial infection and community acquired infection show high antibiotics resistance.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, sự đề kháng kháng sinh của các
trực khuẩn gram âm đối với các kháng sinh
nhóm β-lactamase bằng cách sinh men β-
lactamase phổ mở rộng (ESBL) đang được xem
như một vấn đề cấp thiết của ngành y tế toàn
cầu, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm sinh ESBL
gây nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV). Rất nhiều
nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam
đã ghi nhận sự gia tăng của các vi khuẩn (VK)
sinh ESBL. Tỷ lệ VK sinh ESBL cũng như mức
độ đề kháng kháng sinh của chúng thường khác
nhau tùy theo quốc gia, khu vực và nơi nghiên
cứu
(2,6,9,11)
. Theo thông báo của Bộ Y tế năm 2003,
VK đường ruột sinh ESBL là nguyên nhân của 30-
50% các trường hợp NKBV

(2)
. Tại Thừa Thiên Huế,
chưa có có nhiều nghiên cứu về VK sinh ESBL, vì
vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm:
- Xác định tỷ lệ trực khuẩn gram âm sinh
ESBL trong NKBV và nhiễm khuẩn cộng đồng
(NKCĐ) tại Bệnh viện trung ương Huế.
- Đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của
các VK sinh ESBL phân lập được.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Các trực khuẩn gram âm được phân lập tại
khoa Vi Sinh, Bệnh viện trung ương Huế từ
tháng 10 đến tháng 12 năm 2006.
- Chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện: là
nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện
và là hậu quả của tình trạng nằm viện: các triệu
chứng khởi phát sau nhập viện 48 giờ, hoặc bệnh
nhân có tiền sử nằm viện 2 tuần trước đó, hoặc
bệnh nhân được chuyển đến từ bệnh viện khác
và VK phân lập được phù hợp với các tác nhân
từ bệnh viện.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang (cross
sectional study).
Biến số nghiên cứu
+ Chủng loại vi khuẩn.
+ Vị trí phân lập vi khuẩn.
+ Tính sinh ESBL: có hay không.

+ Vi khuẩn sinh ESBL từ bệnh viện hay từ
cộng đồng.
+ Kết quả kháng sinh đồ của các chủng
sinh ESBL.
- Cỡ mẫu: n=(Z
2
(1-
α
/2)
x
2
d
p.q
)=195,9≈196 mẫu.
Trong đó: p=0,15;=0,05; d=0,05.
- Kỹ thuật nuôi cấy, phân lập và định danh
VK theo thường quy của Tổ chức Y tế thế giới.
Thực hiện kháng sinh đồ theo hướng dẫn của
NCCLS
(17)
.
- Phát hiện ESBL theo phương pháp do
Jarlier mô tả với khoảng cách giữa đĩa
Amoxicillin/acid Clavulanic (AMC) và đĩa
Cephalosporin thế hệ 3 là 30mm (từ trung tâm
đến trung tâm)
(15)
. Nếu nghi ngờ, sẽ thu hẹp
khoảng cách xuống còn 20mm. Thử nghiệm
dương tính (VK sinh ESBL) khi có sự tăng kích

thước vùng vô khuẩn của đĩa Cephalosporin thế
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
Nghiên cứu Y học

Vi sinh
3

hệ 3 về phía đĩa AMC hoặc có vùng vô khuẩn
giữa các đĩa nói trên.
KẾT QUẢ
Tỷ lệ các trực khuẩn gram âm sinh ESBL
Đặc điểm chung của trực khuẩn gram âm
sinh ESBL
- Số chủng trực khuẩn gram âm được thử:
214 chủng. Tỷ lệ các VK gram âm trong tổng số
các VK phân lập được trong giai đoạn nghiên
cứu: 214/445 = 48,1%.
- Số chủng sinh ESBL: 65 chủng. Tỷ lệ ESBL
(+): 30,4%. Trong đó: NKBV là 42 chủng (19,6%),
NKCĐ là 23 chủng (10,8%).
Tỷ lệ các loại vi khuẩn sinh ESBL:
Bảng 1. Tỷ lệ các loại vi khuẩn sinh ESBL
Vi khuẩn Số
lượng
ESBL
(+)
% % từng
loại VK
Escherichia coli
62 27 41,5 43,5

P. aeruginosa
58 12 18,5 20,7
Klebsiella
pneumoniae
28 15 23,1 53,6
Shigella flexneri
25 0 0
Aci. baumannii
12 3 4,6 25,0
Proteus mirabilis
7 5 7,7 71,4
Enterobacter
cloacae
6 3 4,6 50,0
Pseudomonas spp.

6 0 0
Vi khuẩn khác
10 0 0
Tổng cộng 214 65 100%
Tỷ lệ các loại vi khuẩn sinh ESBL ở bệnh
viện và cộng đồng:
Bảng 2. Tỷ lệ các loại vi khuẩn sinh ESBL ở NKBV
và NKCĐ
VK Bệnh viện

Cộng đồng

Klebsiella pneumoniae
12 3

Pseudomonas aeruginosa
11 1
Escherichia coli
10 17
Proteus mirabilis
5 0
Acinetobacter baumannii
3 0
Enterobacter cloacae
1 2
Tổng cộng
42 (64,6%)

23 (35,4%)
Tỷ lệ các trực khuẩn gram âm sinh ESBL
theo loại mẫu nghiệm và theo khoa phòng
Tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL theo các loại mẫu
nghiệm
Bảng 3. Tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL theo các loại mẫu
nghiệm
ESBL (+)
Loại mẫu
nghiệm
(n) (%)
ESBL (-)

(n)
Tổng
cộng (n)


Mủ
29 (K.ngoại:
22)
44,61 56 85
Nước tiểu
15 (ng 6:7; ng

4:2)
23,07 20 35
Máu 7 10,77 21 28
Đàm 7 10,77 13 20
Dịch khác 2 3,08 1 3
Dịch màng
bụng
1 1,54 3 4
Dịch não tủy

1 1,54 1 2
Dịch ối 1 1,54 1 2
Dịch niệu
đạo
1 1,54 0 1
Sản dịch 1 1,54 0 1
Phân 0 0 29 29
Loại khác 0 0 4 4
Tổng cộng 65 100% 149 214
Phân bố vi khuẩn sinh ESBL gây NKBV,
NKCĐ theo mẫu nghiệm:
Bảng 4. Phân bố vi khuẩn sinh ESBL gây NKBV,
NKCĐ theo mẫu nghiệm

Mẫu nghiệm NKBV NKCĐ
Mủ 22 7
Đàm 7 1
Máu 6 1
Nước tiểu 4 11
Loại dịch khác 3 3
Tổng cộng 42 23
Tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL theo các khoa phòng
Bảng 5. Tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL theo các khoa phòng
ESBL (+)
Khoa
(n) (%)
ESBL (-)
(n)
Tổng cộng

(n)
Các khoa
Ngoại
32 49,22 54 86
Cấp cứu hồi
sức
15 23,07 18 33
Huy
ết học lâm
sàng
4 6,15 2 6
Sản 3 4,62 2 5
Nội thận - CXK


3 4,62 3 6
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
Nghiên cứu Y học

Vi sinh
4

ESBL (+)
Khoa
(n) (%)
ESBL (-)
(n)
Tổng cộng

(n)
Nội tổng hợp -

LK
2 3,08 1 3
Nội tim mạch

1 1,54 3 4
Nội TK - NT -
HH
1 1,54 2 3
Truyền nhiễm

1 1,54 6 7
Da liễu 1 1,54 3 4
Ung bướu 1 1,54 0 1

Nhi cấp cứu 1 1,54 0 1
Nhi lây 0 0 26 26
Khoa khác 0 0 29 29
Tổng cộng 65 100% 149 214
Phân bố vi khuẩn sinh ESBL gây NKBV,
NKCĐ theo khoa
Bảng 6. Phân bố vi khuẩn sinh ESBL theo khoa
Khoa NKBV NKCĐ
Cấp cứu hồi sức (p<0,05) 13 2
Ngoại CTCH - Bỏng 5 1
Ngoại dịch vụ 4 1
Ngoại tổng hợp 4 2
Ngoại thần kinh 3 0
Ngoại tiết niệu 3 5
Ngoại tiêu hoá 1 0
Ngoại nhi - cấp cứu bụng 0 3
Huyết học lâm sàng 4 0
Sản 2 1
Nội thận - cơ xương khớp 0 3
Khoa khác 3 5
Tổng cộng 42 23
Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các trực
khuẩn gram âm sinh ESBL
Tỷ lệ kháng kháng sinh của E. coli
Bảng 7. Tỷ lệ kháng kháng sinh của E. coli ESBL(+)
và ESBL(-)
Tần số khảo sát

Tỷ lệ đề kháng (%)


Kháng sinh
ESBL (+)

ESBL (-)

ESBL (+)

ESBL (-)

p
Amoxicillin/

A. clavulanic
26 34 19,2 11,8
Amikacin 26 35 2,6.9 8,6

Ampicillin 26 33 100,0 54,5
Cefotaxime 15 15 100,0 0,0 <0,05

Ceftazidime 26 34 65,4 8,8 <0,05

Cephalothin 25 34 100,0 17,6 <0,05

Chloramphenicol

25 33 52,0 39,4
Ciprofloxacin 26 34 92,3 35,3 <0,05

Gentamicin 26 35 73,1 22,9 <0,05


Tần số khảo sát

Tỷ lệ đề kháng (%)

Kháng sinh
ESBL (+)

ESBL (-)

ESBL (+)

ESBL (-)

p
Imipenem 26 35 0,0 0,0
Tetracycline 20 29 80,0 58,6
Bactrim 26 35 88,5 57,1
Tỷ lệ kháng kháng sinh của K. pneumoniae:
Bảng.8. Tỷ lệ kháng kháng sinh của K.pneumoniae
ESBL(+) và (-)
Tần số khảo
sát (n)
Tỷ lệ đề
kháng (%)
Kháng sinh
ESBL
(+)
ESBL
(-)
ESBL

(+)
ESBL
(-)
p
Amoxicillin/A.
clavulanic 15 13 20,0 15,4
Amikacin 15 13 73,3 15,4

Ceftazidime 15 13 93,3 23,1 0,05

Cephalothin 14 13 92,8 30,8
Chloramphenicol 15 12 86,6 33,3
Ciprofloxacin 15 13 93,3 23,1 0,05

Gentamicin 15 12 86,6 25,0
Imipenem 15 13 0,0 0,0
Tetracycline 13 13 100,0

30,8
Bactrim 15 13 93,3 30,8
Tỷ lệ kháng kháng sinh của VK sinh ESBL
gây NKBV và NKCĐ:
Bảng 9. Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn sinh
ESBL gây NKBV và NKCĐ
NKBV
NKCĐ
Kháng sinh
n

R (%)


n

R (%)

p
Amoxicillin/Clavulanic acid 42

35,7

23

26,1


Amikacin 42

81,0

23

8,7 <0,01

Cefotaxime 19

100,0

12

91,7



Ceftazidime 41

95,1

23

52,2


Cephalothin 41

100,0

22

95,5


Ciprofloxacin 42

83,3

23

82,6


Gentamicin 42


95,2

23

60,9


Imipenem 42

2,4 23

0,0
Tetracycline 37

97,3

18

77,8


Bactrim 42

92,9

23

87,0



BÀN LUẬN
Về tỷ lệ các trực khuẩn gram âm sinh ESBL
Tỷ lệ sinh ESBL
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ trực
khuẩn gram âm sinh ESBL là 30,4%. Ở TP. Hồ
Chí Minh, tác giả Nguyễn Việt Lan (1999) nghiên
cứu VK đường ruột sinh ESBL tại bệnh viện Chợ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
Nghiên cứu Y học

Vi sinh
5

Rẫy, có 4,3% E. coli và 4,7% K.pneumoniae sinh
ESBL. Tại bệnh viện Thống Nhất (2005) đã phát
hiện 17,8% VK sinh ESBL, tại bệnh viện Bình
Dân (2006) thì tỷ lệ VK đường ruột sinh ESBL là
14,7%. Với Nguyễn Thị Yến Xuân (2004), tỷ lệ
VK sinh ESBL ở các bệnh nhân được chẩn đoán
NKBV là 41%, tỷ lệ này cao do nghiên cứu chỉ
tập trung ở các bệnh nhân bị NKBV
(145,113,14)
. Ở
miền Bắc, Chu Thị Nga (2006) nghiên cứu tỷ lệ
sinh ESBL ở bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng là
30%
(4)
. Ở miền Trung, theo Nguyễn Thị Ngọc
Huệ tại Bệnh viện đa khoa Bình Định (2004), tỷ

lệ sinh ESBL chung là 22%
(12)
. Như vậy kết quả
của chúng tôi cao hơn nhiều so với một số tác giả
ở TP. Hồ Chí Minh, tương đương với kết quả tại
Hải Phòng.
Loại vi khuẩn sinh ESBL
Các nghiên cứu trong nước cho thấy E. coli,
K. pneumoniae chiếm tỷ lệ cao trong các VK sinh
ESBL (BV Thống Nhất: K. pneumoniae (18%), E.
coli (17,7%)
(9)
; BV bệnh nhiệt đới, tỷ lệ E. coli sinh
ESBL là 37,9%, K.pneumoniae là 17,2%,
P.aeruginosa là 8,6%
(10)
). Các nghiên cứu của các
tác giả khác cũng ghi nhận tỷ lệ sinh ESBL cao ở
hai loại VK này
(4,5,12,14)
.
Các nghiên cứu ở các nước trên thế giới đều
ghi nhận tỷ lệ cao E. coli, K. pneumoniae sinh
ESBL (Thái Lan-2006: E. coli là 26,3%
K.pneumoniae là 21%; Pháp-2004: E. aerogenes
đứng đầu (36,3%), tiếp đến là K. pneumoniae
(18,8%), E. coli (16,2%)). Bên cạnh E. coli và K.
pneumoniae, nhiều tác giả cũng ghi nhận Proteus
mirabilis, E. cloacae sinh ESBL
(1,9,16)

.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 6 loại trực
khuẩn gram âm sinh ESBL là E. coli, K. pneumoniae,
P. aeruginosa, P. mirabilis, E. cloacae và A. baumannii.
Trong đó đứng đầu là E. coli (41,5%), K. pneumoniae
(23,1%) và P. aeruginosa (18,5%).
Vi khuẩn sinh ESBL gây NKBV và NKCĐ:
Tỷ lệ VK sinh ESBL gây NKBV ở nghiên cứu
của chúng tôi là 64,6%, NKCĐ là 35,4%. Trong
NKBV, các VK sinh ESBL chủ yếu là K.
pneumoniae, P. aeruginosa và E. coli. Trong khi đó,
ở NKCĐ vi khuẩn sinh ESBL chủ yếu là E. coli.
Theo Hoàng Kim Tuyến, hai tác nhân chiếm ưu
thế trong số các VK đường ruột sinh ESBL gây
NKBV là K. pneumoniae (54,3%) và E. coli
(32,6%)(9). Tác giả Nguyễn Thị Yến Xuân ghi
nhận E. coli (37,9%), các Klebsiella (36,2%) và các
Pseudomonas (17,2%) là các VK đường ruột sinh
ESBL hàng đầu gây NKBV
(11)
.
Về tỷ lệ các trực khuẩn gram âm sinh ESBL
theo loại mẫu nghiệm và theo khoa phòng
Tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL theo loại mẫu
nghiệm
Kết quả của chúng tôi cho thấy VK sinh ESBL
ở BVTW Huế thường có trong mủ (44,61%), nước
tiểu (23,07%), đàm và máu (cùng 10,77%).
Theo Chu Thị Nga, VK sinh ESBL gặp nhiều
nhất ở mủ (34,9%), đàm, dịch hút phế quản

(31,3%), nước tiểu (15,7%), máu (13,3%)… Theo
Bộ Y Tế (2003), VK sinh ESBL là những VK chính
gây nhiễm trùng đường tiểu (>50%), nhiễm
khuẩn máu (5-20%), nhiễm khuẩn vết mổ (10-
20%). Ở các nghiên cứu khác, như ở bệnh viện
Thống Nhất (TPHCM), tỷ lệ E. coli và K.
pneumoniae sinh ESBL gặp nhiều nhất là ở đàm
(50%), nước tiểu (34,6%). Ở bệnh viện Bệnh nhiệt
đới (2004) thì VK gram âm sinh ESBL thường
gặp ở nhiễm trùng đường tiểu (42,1%), nhiễm
khuẩn hô hấp (dịch rửa phế quản) là 47,4% và
các nhiễm trùng khác (nhiễm trùng máu và dịch
báng) là 10,5%
(1,4,5,11)
.
Phân bố vi khuẩn sinh ESBL gây NKBV,
NKCĐ theo mẫu nghiệm
Theo kết quả của chúng tôi, VK sinh ESBL
gây NKCĐ thường có ở nước tiểu. Còn vi khuẩn
sinh ESBL (+) gây NKBV thường phân lập được
từ mủ và đàm. Điều này cũng phù hợp với
nhiều tác giả, ghi nhận vị trí nhiễm khuẩn bệnh
viện thường là nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm
khuẩn vết mổ, nhiễm trùng đường tiểu và
nhiễm trùng máu
(9,17)
. Tỷ lệ VK sinh ESBL tại
BVTW Huế thường gặp ở các khoa Ngoại và
CCHS, mà mẫu nghiệm thường gặp ở các khoa
này là mủ vết thương và đàm. Trong khi đó, tại

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
Nghiên cứu Y học

Vi sinh
6

bệnh viện Bệnh nhiệt đới (2004), các VK gram
âm sinh ESBL gây NKBV thường được phân lập
từ bệnh phẩm hô hấp và nước tiểu
(11)
. Có lẽ do
đặc điểm riêng của bệnh viện Bệnh nhiệt đới là
mẫu bệnh phẩm phần lớn đến từ bệnh truyền
nhiễm, nên không có bệnh phẩm mủ vết mổ.
Tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL theo các khoa phòng
Theo nghiên cứu của chúng tôi, các VK sinh
ESBL tập trung chủ yếu ở các khoa Ngoại
(49,22%) và khoa CCHS (23,07%). Tác giả Chu
Thị Nga ở Hải Phòng cũng đưa ra tỷ lệ ở khoa
CCHS là 46,9%, ở các khoa Ngoại là 42,3%
(4)
.
Theo Paterson D.L. và cộng sự (2005), các VK
sinh ESBL thường tập trung ở ICU và có thể lây
lan đến các khoa phòng khác trong bệnh viện.
Các khoa phòng bị ảnh hưởng gồm phẫu thuật
thần kinh, bỏng, thận, sản phụ khoa, huyết học
và ung bướu, lão khoa. Đường lây lan chủ yếu là
từ bàn tay của nhân viên y tế. Nhiều tác giả đã
ghi nhận nguy cơ cao bị nhiễm VK sinh ESBL là

nằm ở ICU, có phẫu thuật gần đây, có dụng cụ
xâm nhập (sonde tiểu, catheter tĩnh mạch…), sử
dụng Cephalosporin thế hệ 3
(18)
.
Phân bố vi khuẩn sinh ESBL gây NKBV,
NKCĐ theo khoa phòng
Các vi khuẩn sinh ESBL gây NKCĐ thường
có ở hầu hết các khoa lâm sàng. Còn vi khuẩn
sinh ESBL gây NKBV thường phân lập được từ
các khoa Ngoại và CCHS. Theo Phạm Lê Tuấn
(2006) NKBV thường tập trung cao ở khoa
CCHS (25,8%), khoa Nhi (16,0%), khoa Ngoại
(12,9%)
(9)
. Tác giả Vũ Thị Kim Cương ghi nhận tỷ
lệ NKBV cao nhất ở khoa CCHS (12,9%)
(17)
.
Về tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các trực
khuẩn gram âm sinh ESBL
Các chủng E. coli sinh ESBL ở BVTW Huế có
tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao hơn nhiều so với
các VK không sinh ESBL, nhất là với các
Cephalosporin, Ciprofloxacin và Gentamicin
(p<0,05). Tác giả Chu Thị Nga ghi nhận mức độ
đề kháng cao của E. coli sinh ESBL với
cefotaxime (90,7%), ciprofloxacin (68,3%) và
Gentamicin (82,5%). Theo Nguyễn Thị Yến
Xuân, E. coli ESBL (+) đề kháng với AMC là

59,1%, CAZ là 42,9%, Ceftriaxone là 95,2% và
Ofloxacin là 73,7%. Các kháng sinh còn nhạy
cảm tốt là Amikacin, Tazocin, Imipenem
(4,11)
.
Đối với K. pneumoniae, các chủng sinh ESBL
đề kháng mức độ cao với các loại kháng sinh
(>70%), chỉ có imipenem và AMC còn nhạy cảm
(0% và 20% đề kháng). Trong khi đó, các chủng
K. pneumoniae sinh ESBL có tỷ lệ kháng thấp hơn
được ghi nhận ở bệnh viện Việt - Tiệp (Hải
Phòng)(AK: 29,2%, CAZ: 57,1%, CIP: 58,6%) và ở
bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP. HCM)(AK: 30%,
CAZ: 57,1%, ofloxacin: 33,3%)
(4,11)
.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ các trực khuẩn gram âm sinh ESBL
- Tỷ lệ trực khuẩn gram âm sinh ESBL là 30,4%
(65/214 chủng).
- Số lượng chủng sinh ESBL phân lập nhiều
nhất là: E. coli (27 chủng), K. pneumoniae (15 chủng)
và P. aeruginosa (12 chủng).
- VK có tỷ lệ sinh ESBL cao nhất là P.
mirabilis(71,4%), tiếp đến là K. pneu-moniae (53,6%),
E. coli (43,5%) và P. aeruginosa (20,7%).
- Tỷ lệ VK sinh ESBL gây NKBV là 64,6%,
NKCĐ là 35,4%.
- Loại VK sinh ESBL gây NKBV thường gặp là
K. pneumoniae, P. aeruginosa và E. coli. Đối với

NKCĐ, thường phân lập được E. coli sinh ESBL.
- VK sinh ESBL phân lập được nhiều nhất ở:
mủ (44,61%), nước tiểu (23,07%), máu và đàm
(10,77%).
- Các khoa phòng có tỷ lệ phân lập vi khuẩn
sinh ESBL cao là: các khoa Ngoại (49,22%) và khoa
CCHS (23,07%).
- Phần lớn các VK sinh ESBL gây NKBV được
phân lập từ các bệnh phẩm mủ (22/42 chủng), đàm
(7/42 chủng) và máu (6/42 chủng). Trong khi đó,
với NKCĐ thường phân lập VK sinh ESBL từ
nước tiểu (11/23 chủng).
- Các khoa Ngoại và khoa CCHS là những nơi
có tỷ lệ phân lập VK sinh ESBL gây NKBV cao
(34/42 chủng).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
Nghiên cứu Y học

Vi sinh
7

Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của trực
khuẩn gram âm sinh ESBL
* Đối với E. coli: Các chủng sinh ESBL đề
kháng với các kháng sinh cao hơn nhiều so với
chủng không sinh ESBL. Đối với các kháng sinh
nhóm Cephalosporin, Ciprofloxacin và
Gentamicin, sự khác biệt trong đề kháng là có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
* Đối với K. pneumoniae: tỷ lệ đề kháng với

các kháng sinh của các chủng sinh ESBL cao hơn
nhiều so với chủng không sinh ESBL (trên 70%).
Chỉ còn Imipenem và Amoxicillin/acid
Clavulanic là nhạy cảm tốt với các chủng VK
này (tỷ lệ nhạy lần lượt là 100% và 80%).
* Cả hai nhóm VK sinh ESBL gây NKBV và
nhóm gây NKCĐ đều có tỷ lệ đề kháng kháng
sinh cao. Riêng Amikacin, nhóm gây NKBV có
tỷ lệ đề kháng cao hơn (p<0,01).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anucha Apisarnthanarak, Linda M. Mundy (2006).
“Prevalence, Treatment, and Ơutcome of Infection Due to
Extended-Spectrum Beta-Lactamse-Producing
Microorganisms.” Infection Control and Hospital
Epidemiology 27(3): 326-327.
2. Bộ Y Tế (2003), Tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm
khuẩn bệnh viện. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tập I, trang
33-53.
3. Bradford, P. A. (2001). "Extended-Spectrum β-Lactamases
in the 21st Century: Chracterization, Epidemiology, and
Detection of This Important Resistance Threat." Clinical
Microbiology Reviews 14(4): 933-951.
4. Chu Thị Nga, Nguyễn Thị Thông và cộng sự (2006), « Tỷ
lệ sinh ESBL ở các chủng Klebsiella, E. coli và Enterobacter
phân lập tại bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng từ 1/7/2005
đến 31/6/2006 ». Báo cáo Hội nghị tổng kết Chống nhiễm
khuẩn bệnh viện năm 2006 - Vụ điều trị, Bộ Y tế, trang 66-
72.
5. Gaynes R., Jonathan R. Edwards (2005). “ Overview of
Nosocomial Infections Caused by Gram-Negative Bacilli.”

Clinical Infectious Diseases 41:848-54.
6. Gomersall, C. (2006). "Extended-spectrum β-lactamases."
14th Congress of Asia Pacific Association of Critical Care
Medicine, Beijing, China.
7. Hoàng Kim Tuyến, Đặng Mỹ Hương, Thái Hữu Duyên,
Nguyễn Thị Thanh Tâm (2005), « Phát hiện sớm ESBLs và
hiệu quả lâm sàng », Báo cáo khoa học Bệnh viện Thống
Nhất, TP. Hồ Chí Minh.
8. Jarlier V., Nicolas M., Fournier G., Philippon A. (1988).
"Extended broad-spectrum β-lactamases conferring
transferable resistance to newer β-lactam agents in
Enterobacteriaceae: hosital prevalence and susceptibility
patterns." Rev Infect Dis. 10(4): 867-78.
9. Lavigne J.P., N. B., Catherine Chanal, Aba mahamat,
Sylvie Michaux-Charachon, Albert Sotto (2004).
"Molecular Epidemiology of Enterobacteriaceae Isolates
Producing Etended-Sectrum Beta-Lactamases in a French
Hospital." Journal of Clinical Microbiology 42(8): 3805-
3808.
10. Lưu Thị Vũ Nga, Lê Văn Phủng (2005), « Cải tiến kỹ thuật
phát hiện men
β
-lactamases phổ rộng”, Tài liệu Hội nghị tổng
kết Hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây
bệnh thường gặp tại Việt Nam (ASTS) năm 2004, trang 64-
70.
11. Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cộng sự (2004), « Kết quả giám
sát tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây
bệnh phân lập được tại bệnh viện đa khoa Bình Định năm
2002-2004 », Tài liệu Hội nghị tổng kết Hoạt động theo dõi

sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Việt
Nam (ASTS) năm 2004, trang 86.
12. Nguyễn Thị Yến Xuân (2004), Khảo sát yếu tố nguy cơ
nhiễm trùng bệnh viện do vi khuẩn sinh men β-lactamases
phổ mở rộng tại bệnh viện Nhiệt đới từ tháng 5 năm 2002
đến tháng 2 năm 2004, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú,
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
13. NCCLS (2005). "Performance standards for antimicrobial
susceptibility testing." Approved standard M 100-S15.
Wayne, Pennsylvania. 25 (10): 35.
14. Nguyễn Việt Lan, Võ Thị Chi Mai, Trần Thị Thanh Nga
(2000), « Khảo sát vi khuẩn đường ruột tiết men
β
-lactamases
phổ mở rộng tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học TP. Hồ
Chí Minh, phụ bản 1, tập 4.
15. Paterson D.L., Robert A. Bonomo (2005). “Extended-
Spectrum Beta-Lactamases: a Clinical Update.” Clinical
Microbiology Reviews 18(4): 657-686.
16. Perilli M.,B. Segatore, M.R.De Massis, M.L.Riccio,
C.Bianchi, A.Zollo, G.M.Rossolini, G. Amicosante
(2000)."TEM-72,a New Extended-Spectrum Beta-
Lactamases Detected in P. mirabilis and M. morganii in
Italy." Antimicrobial Agents and Chemotherapy 44(9):
2537-2539.
17. Phạm Lê Tuấn và cộng sự (2006), « Tình hình nhiễm khuẩn
bệnh viện tại một số bệnh viện thuộc sở y tế thành phố Hà
Nội », Báo cáo Hội nghị tổng kết Chống nhiễm khuẩn bệnh
viện năm 2006 - Vụ điều trị, Bộ Y tế, trang 5-14.
18. Vũ Thị Kim Cương (2007), Khảo sát tình hình kháng

kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện
tại bệnh viện Thống Nhất từ 15/10/2004 đến 30/6/2005,
Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
Nghiên cứu Y học

Vi sinh
8



×