Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tìm hiểu về UCP No.600 đối với giảng viên và học sinh, sinh viên chuyên ngành thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.17 KB, 3 trang )

BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
TÌM HIỂU VỀ UCP No.600 ĐỐI VỚI
GIẢNG VIÊN VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
Nguyễn Tiến Đà
* UCP-DC là gì ?
Hiện nay có rất nhiều tài liệu viết về UCP-DC đặc biệt là sự thay đổi của UCP.No 600 so với
UCP.No 500. Tuy nhiên, có nhiều lý do cần có sự giới thiệu về khía cạnh này ở nội bộ nhà trường có
đào tạo bậc trung cấp và cao đẳng chuyên ngành Thương mại quốc tế. Thứ nhất, các tài liệu viết đều ở
khía cạnh rất rộng và thường dành cho giảng viên, sinh viên đại học. Thứ hai, trong chương trình giảng
dạy ở các trường, ngay cả trường đại học, UCP chỉ được giới thiệu như là một văn bản chứ không thành
một bài học đầy đủ, nên việc hiểu biết nó tùy thuộc vào khả năng tra cứu và liên hệ với nhiều môn
nghiệp vụ khác trong chuyên ngành. Thứ ba, các tài liệu viết về UCP rất chuyên sâu nên không có một
sự giới thiệu mang tính tổng quát đến học sinh, sinh viên (HSSV) và giảng viên chuyên ngành của nhà
trường. Thứ tư, sự nhìn nhận và hiểu biết đầy đủ về tầm quan trọng của UCP trong thanh toán quốc tế
còn hạn chế nên ảnh hưởng đến khả năng truy cập, tìm hiểu. Cuối cùng, UCP thực sự quan trọng đối với
thanh toán bằng L/C trong các hợp đồng ngoại thương đối với cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu cũng
như nhân viên ngân hàng có liên quan.
Hầu hết, việc thanh toán của các doanh nghiệp ngoại thương hiện nay đạt hiệu quả thấp, thời gian
thanh toán thường bị vi phạm, chứng từ thanh toán thường bị sai sót thường xuyên, khả năng đòi tiền
bằng bộ chứng từ thanh toán bị giảm hiệu quả rõ rệt, tranh chấp về thanh toán thường xảy ra và phần
thiệt hại luôn thuộc về người bán... do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một nguyên nhân hết sức
cơ bản là sự hiểu biết và vận dụng về UCP.
Trong khả năng giới hạn về phạm vị bài viết, chúng tôi chỉ mong muốn giới thiệu những nét cơ bản
về UCP, những điểm thay đổi mới nhất của UCP.No 600 so với UCP No.500, nhấn mạnh tầm quan trọng
của nó để qua đó các giảng viên chuyên ngành liên quan và HSSV trong nhà trường có cơ sở tham khảo,
nghiên cứu sâu hơn.
UCP-DC (Uniform Customs Practice - Documentary Credit): dịch sang tiếng Việt Nam là Quy tắc
thống nhất về thực hành tín dụng chứng từ - dùng cho thanh toán bằng L/C (Letter of Credit). UCP do
phòng Thương mại quốc tế ICC (International Commerce Chamber) phát hành. ICC được thành lập vào
năm 1919 có trụ sở tại Pa-ri (Pháp). Với mục tiêu ban đầu là thúc đầy thương mại quốc tế vào thời điểm


mà chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ đe dọa nghiêm trọng hệ thống thương mại thế giới. Trên tinh
thần đó, UCP được ban hành lần đầu tiên vào năm 1933 (UCP số 82) nhằm thống nhất những quan niệm
trong thực hành Thư tín dụng (L/C) giảm thiểu sự xung đột pháp luật giữa các giới thương nhân các
quốc gia với nhau và giữa họ với ngân hàng trong vấn đề thanh toán liên quan đến L/C. Đến nay đã có
trên 180 nước trên thế giới và khu vực áp dụng UCP cho thấy sự thành công của quy tắc này. UCP là
quy tắc của một tổ chức quốc tế phi chính phủ (ICC), chứ không phải là luật pháp quốc tế hay luật pháp
quốc gia.
UCP được sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1951. (UCP số 151)
UCP được sửa đổi lần thứ hai vào năm 1962. (UCP số 222)
UCP được sửa đổi lần thứ ba vào năm 1974. (UCP số 290)
UCP được sửa đổi lần thứ tư vào năm 1983. (UCP số 400)
UCP được sửa đổi lần thứ năm vào năm 1993. (UCP số 500)
UCP được sửa đổi lần thứ sáu vào năm 2007. (UCP số 600) Có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.
(Số kèm theo UCP là số hiệu văn bản ấn hành, còn được viết tắt là UCP No...)
* Vai trò, tầm quan trọng của UCP-DC:
Thanh toán Tín dụng chứng từ (Documentary Credit: DC) hay còn gọi là phương thức thanh toán
bằng L/C là phương thức thanh toán phổ biến trong thanh toán quốc tế hiện nay, chiếm 60%. Ở Việt
Nam ta chiếm đến 80% (theo GS.TS Võ Thanh Thu, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh), nguyên
1
BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
nhân là do phương thức này đảm bảo cho người bán chắc chắn thu được tiền và người mua chắc chắn
nhận được hàng như ý muốn. Nhưng muốn điều đó thực hiện được, người bán phải lập đúng bộ chứng
từ thanh toán (Documentary Payment) theo đúng nội dung L/C mà người mua đã yêu cầu ngân hàng mở
ra, đồng thời việc lập chứng từ đúng cũng chứng minh rằng người bán đã giao hàng đúng và đó là lý do
bảo vệ quyền lợi của người mua (người nhập khẩu - NK).
Như vậy, đối với ngân hàng thông báo,UCP tạo ra cơ sở chung nhất trong việc phục vụ kiểm tra
chứng từ thanh toán của doanh nghiệp xuất khẩu (XK) bằng L/C, bảo vệ quyền lợi cho người XK. Đối
với ngân hàng phát hành, L/C tạo cơ sở cho ngân hàng kiểm tra chứng từ đảm bảo quyền lợi nhập hàng
của người nhập khẩu.
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK):

UCP là cẩm nang giúp doanh nghiệp NK mở L/C chính xác, kiểm tra chứng từ thanh toán của người
XK để nhập được hàng theo nguyện vọng nhập hàng của mình. Giúp doanh nghiệp XK lập chứng từ
thanh toán đúng với yêu cầu của L/C để được ngân hàng thanh toán tiền hàng.
UCP còn là tài liệu giúp cho các doanh nghiệp giám sát các dịch vụ ngân hàng đối với mình.
UCP còn là căn cứ để doanh nghiệp kiện, khiếu nại về thanh toán làm ảnh hưởng đến quyền lợi của
doanh nghiệp mình.
* Những chú ý cần thiết khi sử dụng UCP:
- Xin nhắc lại rằng UCP không phải là luật pháp quốc tế vì vậy nó không mang tính chất bắt buộc
các bên trong hợp đồng ngoại thương phải áp dụng. Việt Nam đã công nhận và tuyên bố áp dụng, nếu áp
dụng thì dẫn chiếu đến UCP trong thư tín dụng của mình.
- Hiện nay là UCP No 600, nhưng không có nghĩa là các UCP trước đó hết hiệu lực, các bên có
quyền sử dụng bất cứ UCP nào nếu muốn dẫn chiếu nó vào thư tín dụng.
- Các bên không có nghĩa vụ phải thực hiện đúng từng điều quy định của UCP, nếu thỏa thuận thống
nhất có quy định khác so với nội dung một số điều trong UCP thì ghi rõ quyết định đó trong L/C để ràng
buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên.
- UCP bản gốc bằng tiếng Anh do Phòng Thương mại quốc tế ICC phát hành mới có giá trị dẫn
chiếu và tranh chấp, các loại bảng dịch sang các thứ tiếng chỉ có giá trị tham khảo.
- UCP chỉ áp dụng trong thanh toán quốc tế, không áp dụng trong thanh toán nội địa.
- UCP không phải là văn bản duy nhất điều tiết thanh toán tín dụng chứng từ. Một số văn bản sau
đây vẫn có giá trị điều tiết các hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ:
+ ISP 98 (the International Standby Practices 98) Quy tắc thực hành thư tín dụng dự phòng Quốc
tế 98.
+ eUCP (the UCP Supplement for Electronic Presentation) Phụ lục của UCP về xuất trình chứng từ
điện tử.
+ ISBP (International Standard Banking Practice for the examination of documents under
documentary credit) Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho việc kiểm tra chứng từ
trong phương thức tín dụng chứng từ.
* Nguyên nhân thay đổi của UCP No.600 so với UCP No.500:
- Sự tiến bộ không ngừng về trình độ kinh doanh quốc tế trong suốt hơn 10 năm qua kể từ 1993
(UCP No.500).

- Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời của thương mại điện tử, sự xuất hiện
thanh toán bằng chứng từ điện tử ngày càng phổ biến.
- Sự bùng nổ của hệ thống ngân hàng cùng với trình độ phục vụ tiên tiến.
- Ngoại thương ngày càng phát triển mạnh, các liên kết khu vực và liên kết quốc tế liên quan đến
thương mại quốc tế phát triển nhanh.
- Thanh toán bằng L/C vẫn ngự trị, tuy nhiên hệ thống chứng từ theo phương thức thanh toán L/C
của UCP No.500 đã trở nên không đáp ứng kịp, có nhiều bất cập cho các nhân viên ngân hàng khi phục
vụ quá trình thanh toán.
- Theo thông lệ, giống như cách làm với INCOTERMS, cứ sau 10 năm phải đổi mới để kịp thay thế
những lạc hậu bổ sung những điểm mới.
2
BẢN TIN KHOA HỌC, CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
* Những điểm thay đổi cơ bản của UCP No.600 so với UCP No.500:
- Thứ nhất, ngôn ngữ dùng trong UCP No.600 rõ ràng, dể hiểu hơn, việc giải thích và khái niệm,
định nghĩa cũng rõ ràng hơn.
- Thứ hai, UCP.No 600 gồm 39 điều ngắn gọn hơn so với 49 điều của UCP No.500.
- Thứ ba, đưa vào 3 điều khoản mới là 2; 3 và 5.
- Thứ tư, chỉnh sửa các điều khoản, cụ thể: 4; 5; 7; 8; 9; 10; 12; 13; 14; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 22; ..;
38.
Mặc dù có nhiều thay đổi nhưng chúng ta cần nắm vững rằng: UCP No.600 quy định những vấn đề
cơ bản về phương thức thanh toán bằng L/C bao gồm: Các đối tượng kinh doanh XNK liên quan đến
thanh toán L/C; Các ngân hàng, vai trò của nó; Các thuật ngữ thanh toán cần được các bên thống nhất;
Thủ tục mở L/C; Quy định về các chứng từ, cơ quan lập, nội dung các chứng từ; số lượng chứng từ, các
thuật ngữ trong các chứng từ, chứng từ thanh toán hợp lệ, không hợp lệ; Chứng từ của các phương thức
vận tải; Trị giá thanh toán; Vận dụng tập quán trong thanh toán bằng L/C v.v... những nội dung này hết
sức quan trọng nhưng trong chương trình đào tạo chính quy các giáo viên không thể nào có đủ thời gian
cho phép để đề cập hết.
Do vậy, chúng tôi thiết nghĩ rằng đối với giáo viên yêu cầu bắt buộc là phải nắm vững nội dung của
UCP tuy rằng việc đưa những nội dung nào là cần thiết kết hợp vào từng phần của bài giảng các học
phần về thanh toán L/C là tùy vào khả năng và nghệ thuật của họ, nhưng hướng dẫn cho HSSV làm bài

tập, thực hành như: mở L/C; kiểm tra L/C, lập chứng từ thanh toán mà không nắm vững UCP thì thật là
thiếu sót.
Đối với HSSV, tuy giáo viên không giảng đầy đủ về UCP trên lớp học, hay phải chờ ngoại khóa về
chuyên đề này, nhưng trách nhiệm của các em là phải tìm đọc theo sự hướng dẫn của giáo viên, việc này
cần tạo thành một thói quen tự giác như truy cập hàng ngày các văn bản pháp luật vậy. Nếu các em cho
rằng chỉ trông chờ vào bài giảng của thầy cô ở lớp mà thôi thì khi ra trường công tác e rằng sự đa dạng
trong các loại hình kinh doanh sẽ làm các em bối rối về xử lý các vấn đề liên quan đến thanh toán bằng
L/C như nói ở trên, lúc đó hoặc tự ta gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc phải nhờ đến dịch vụ thanh
toán thuê và như vậy niềm tin của doanh nghiệp vào người cán bộ XNK bị giảm đi rất nhiều.
------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
* Văn bản UCP No.500; UCP No.600 bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt.
* Cẩm nang sử dụng UCP No.600; GS-TS Nhà giáo ưu tú Đinh Xuân Trình; NXB Lao động Xã hội,
Hà Nội, 2008.
* Hướng dẫn đọc để hiểu UCP No.600; GS-TS Võ Thanh Thu; NXB Thống kê, 2007.
* Các chứng từ trong thanh toán bằng L/C (liên hệ Gv. Nguyễn Tiến Đà).
3

×