Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

các biểu hiện lâm sàng của dị ứng thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.45 KB, 4 trang )

Các biểu hiện lâm sàng của Dị ứng thuốc
Chỉ mục bài viết
Các biểu hiện lâm sàng của Dị ứng thuốc
Page 2
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 2 trang
1. Định nghĩa dị ứng thuốc
Là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc
2. Cơ chế gây dị ứng thuốc
Theo miễn dịch sinh lí bệnh có nhiều cơ chế dị ứng thuốc khác nhau
2.1 Phản ứng típ I (phản vệ, quá mẫn tức thì):
• IgE cơ thể sản sinh ra trong lần tiếp xúc thuốc lần đầu gắn lên tế bào mast hoặc bạch cầu đa
nhân ưa base trong lần tiếp xúc tiếp theo làm phóng thích histamin, serotonin, bradikinin…
• Lâm sàng biểu hiện bởi tình trạng sốc phản vệ, mề đay, phù Quincke, hen phế quản…
2.2 Phản ứng típ II (độc tế bào)
• Kháng thể (IgG, IgM) kết hợp với kháng nguyên đã gắn vào màng tế bào trước đó (ví dụ tán
huyết do penicillin) hoặc tế bào đích hấp thu thụ động phức hợp miễn dịch tạo thành từ trước và hoạt hóa
bổ thể
• Tán huyết miễn dịch, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt do thuốc là những biểu hiện lâm sàng
thường gặp
2.3 Phản ứng típ III: (phức hợp miễn dịch lưu hành)
• Phức hợp miễn dịch lắng đọng trên những mạch máu nhỏ ở nhiều cơ quan khác nhau như thận,
da hoạt hóa bổ thể và các tế bào thực bào. Sản phẩm tạo thành từ các phản ứng này gây nên tổn thương
mạch máu mà biểu hiện lâm sàng là bệnh huyết thanh, viêm mạch dị ứng…
2.4 Phản ứng típ IV (qua trung gian tế bào)
• Lympho T mẫn cảm kết hợp đặc hiệu với dị nguyên làm phóng thích các lymphokin, cùng với đại
thực bào gây nên sự viêm
• Viêm da, chàm tiếp xúc, dị ứng với ánh sáng là biểu hiện lâm sàng hay gặp của típ này
3. Các nhóm thuốc gây dị ứng:
Kháng sinh là nhóm thuốc gây dị ứng thuốc hàng đầu. Tiếp theo là nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm
không steroid. Thuốc kháng lao thường gặp thứ ba.


Các nhóm thuốc gây dị ứng

4.Các biểu hiện lâm sàng của dị ứng thuốc:
• Dị ứngthuốc có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Bệnh có thể biểu hiện ngay khi bệnhnhân vừa
tiếp xúc với thuốc hoặc chậm hơn vài giờ cho đến vài ngày.
• Lâmsàng mức độ nặng nhẹ khác nhau với chỉ ngứa, mề đay đến các phản ứng độc da dothuốc,
sốc phản vệ, nếu không xử trí kịp thời có thể nguy hiểm tánh mạng
4.1 Mề đay:
• Xuấthiện sau khi dùng thuốc vài phút hoặc lâu hơn
• Cảmgiác nóng bừng, châm chích như côn trùng đốt vài chổ trên da hoặc toàn thân.Sau đó xuất
hiện các sẩn phù màu hồng hình tròn, hình nhẫn, đường lằn hay dạngbản đồ trên da với đường kính vài
milimet đến vài centimet
• Cácnơi có tổ chức lỏng lẻo như cổ, mi mắt…có hiện tượng phù mềm
• Cảmgiác ngứa luôn luôn có và làm bệnh nhân khó chịu nhất. Càng cào gãi sẩn phùcàng to và
lan rộng ra hơn
• Bệnhnhân có thể có sốt kèm theo đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn…
• Triệuchứng thường kéo dài không quá 24 giờ
4.2 Phù Quincke:
• Mề đay và phù Quincke hay kết hợp với nhautrong biểu hiện dị ứng thuốc. Mề đay xảy ra chủ
yếu trên da, phù Quinckekhông những xảy ra ở những tổ chức dưới da mà còn ở niêm mạc đường hô
hấp, tiêuhóa…
• Phù Quincke xuất hiện sau khi dùng thuốc vàiphút đến vài giờ
• Bệnh thoái lui trong vòng vài giờ, nhưng cóthể tiến triển từng đợt dai dẳng hàng tuần
• Phù Quincke đường tiêu hóa biểu hiện bởi tìnhtrạng buồn nôn, nôn, đau bụng đôi khi lầm với
bụng ngoại khoa
• Biểu hiện hô hấp với cảm giác vướng, nghẹn,khàn tiếng, khó thở đôi khi rất nặng đe dọa suy hô hấp, tử
vong.
• Phù Quikcke não gây nhức đầu, liệt, động kinh
• Phù Quincke ở tử cung gây đau bụng, ra máu âmđạo bất thường
4.3 Hen phế quản:

• Cơn hen phế quản xảy ra ngay sau khi tiếp xúcvới thuốc hay sau dùng thuốc vài giây đến vài
phút với biểu hiện của cơn hen điểnhình khó thở thì thở ra, thở nghe khò khè, phổi nghe ran ngáy ran rít 2
phế trường
4.4 Mất bạch cầu hạt
• Làtai biến dị ứng do thuốc khá nặng
• Lâmsàng bệnh nhân sốt cao đột ngột, lở loét niêm mạc miệng, mũi họng, cơ quan sinhdục, có thể
có biểu hiện lâm sàng của viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm tắctĩnh mạch
• Thểtrạng suy sụp nhanh chóng, bệnh nhân rất dễ tử vong
• Xétnghiệm máu bạch cầu đa nhân trung tính giảm dưới 1500/mm
3
• Nhómthuốc gây giảm bạch cầu hạt hay gặp là các chống co giật (carbamazepin,clozapin,
aminazin), thuốc chống trầm cảm (mirtazapin), thuốc kháng giáp(methimazol, propylthiouracil), các kháng
sinh (nhóm penicillin, tetracyclin,sulfamid…)
4.5 Bệnh huyết thanh
• Xuấthiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 14 sau khi dùng thuốc
• Lâmsàng bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, cảm giác buồn nôn, đau khớp, nổi mềđay, sốt
cao
• Thămkhám phát hiện bệnh nhân sốt, nhiều hạch ngoại biên, phù, gan to, xét nghiệm đạmniệu (+
+)
4.6 Các biểu hiện khác bao gồm viêm da dịứng, chàm tiếp xúc, đỏ da toàn thân, ban mụn mủ cấp toàn
thân, hồng ban nhiễm sắccố định, hồng ban nút, hồng ban đa dạng, nhạy cảm ánh sáng…
4.7 Hội chứng Stevens-Jonhson
• Là hộichứng tổn thương da, niêm mạc cấp tính do thuốc
• Cũngcó thể có tổn thương cơ quan nội tạng như gan, thận
• Triệuchứng xuất hiện sau dùng thuốc vài giờ đến một tuần
• Triệuchứng sớm bao gồm sốt, mệt mỏi, ngứa khắp người, nổi ban đỏ. Sau đó xuất hiệnnhững
mụn nước, bóng nước lan ra toàn thân rải rác hoặc dày đặc trên tất cảvùng da cơ thể trừ da đầu. Các
bóng nước to có thể vở, bong tróc lớp thượng bì,khi lành không để lại sẹo
• Cáchốc tự nhiên ( mắt, mũi, miệng, lổ sinh dục…) bao giờ cũng có biểu hiện loétniêm mạc (2 hốc
trở lên)

×