Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

báo cáo tình húng lâm sàng sốc phản vệ tại bệnh viện lao cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.04 KB, 11 trang )

Báo cáo tình huống lâm sàng sốc
phản vệ tại bệnh viện tỉnh Lào Cai
Báo cáo viên : Nguyễn Việt Hải
Tình huống 1
Bệnh nhân nam 15 tuổi, có tiền sử từng bị nổi
mẩn ngứa toàn thân do ăn con Cào Cào nướng
năm 7 tuổi. Cách vào viện 3 giờ, bệnh nhân ăn
ốc luộc tại nhà bạn học, sau ăn 2 giờ xuất hiện
nổi mần ngứa vùng mặt, cổ, đau bụng, buồn
nôn, nôn 3 lần, kèm theo có đi ngoài phân lỏng
4 -5 lần, mệt mỏi nhiều, được gia đình đưa vào
viện.
Tình trạng bệnh nhân lúc vào viện:
- Tỉnh, không sốt
- Da lạnh, dấu hiệu mất nước không rõ ràng.
- Nổi mẩn ngứa từng đám vùng mặt, cổ, vai trái.
- Đau quặn bụng từng cơn vùng quanh rốn.
- Không khó thở, nhịp thở 18ck/p, phổi thông khí
đều hai bên, không có rales co thắt.
- Tim nhịp nhanh đều, T1T2 mờ, F# 135l/p
- Mạch quay nhanh nhỏ, HA 60/40mmHg
*Chẩn đoán :Tiêu chảy cấp - mất nước mức độ
B.
*Xử trí:
- Lập hai đường truyền ngoại vi
Natriclorid 0.9% x 500ml
(truyền TM thành dòng)
Natriclorid 0.9% x 2000ml
Kaliclorua 0,5g x 04 ống
( TM Lg/P)



Sau 20 phút, bệnh nhân lơ mơ, gọi hỏi đáp ứng
chậm, da lạnh, HA không đo được.
CĐ: Sốc phản vệ dị nguyên đường tiêu hóa.
Xử trí:
Adrenalin 1mg x 1/2 ống
(tiêm tĩnh mạch)
Sau tiêm 5 phút, bệnh nhân tỉnh, tức ngực nhẹ, HA
60/40mmhg.
Adrenalin 1mg x 02 ống
Natriclorid 0.9% x 500ml
( Truyền TM XXXg/p)

* Sau 30 phút duy trì Adrenalin đường tĩnh mạch,
bệnh nhân tỉnh, mạch quay rõ, HA 110/60mmhg.
Bệnh nhân được duy trì Adrenalin 11h, giảm dần
tốc độ truyền và cắt Adrenalin giờ 18, ra viện sau
26 giờ điều trị.


* Ý kiến thảo luận:
Những sai sót trong tiếp cận, chẩn đoán và xử
trí bệnh nhân.

• Tình huống 2

Bệnh nhân nam 14 tuổi, có tiền sử khỏe mạnh, không có
tiền sử dị ứng .
Cùng ngày vào viện bệnh nhân xuất hiện ho, sốt, đau
họng, được gia đình đưa đến trạm y tế xã khám và được

chẩn đoán viêm họng cấp. Bệnh nhân đã được kê đơn
thuốc gồm: Clamynat 625mg, Alphatrymotrypsin
4200UI, Bổ phế. Về nhà bệnh nhân tự uống 2 viên
Clamynat 625mg ( không theo chỉ định trong đơn
thuốc). Sau uống 30 phút xuất hiện da nổi mẩn đỏ, khó
thở, đau bụng và đi ngoài phân lỏng 1 lần. Bệnh nhân
được đưa lại trạm y tế khám lại, được chẩn đoán :
TD ngộ độc thuốc kháng sinh do uống quá liều hướng
dẫn.
* Xử trí : Ringerlactac x 500ml
( truyền TM )
Chuyển BV tỉnh điều trị tiếp.
- Tình trạng bệnh nhân lúc vào khoa cấp cứu
bệnh viện tỉnh:
+ Kích thích vật vã
+ Nổi vân tím toàn thân, sùi bọt mép.
+ Mạch quay khó bắt, HA không đo đươc, tim
nhịp mờ, khó nghe.
+ Phổi giảm thông khí hai bên, có rales ẩm.
• Chẩn đoán: Sốc phản vệ
Xử trí: Oxy mast 8l/p
Natriclorid 0.9% x 1000ml
(TM XL g/p)
Adrenalin 1mg x 1/2 ống
( Tiêm tĩnh mạch)
Dimedrol 0,01g x 01 ống
Solumedrojl 40mg x 01 lọ
Canxiclorua 0,5g x 01 ống
( TMC)
• Sau 5 phút bệnh nhân tím tái toàn thân. Ngừng tuần

hoàn
- Ép tim ngoài lồng ngực
- Adrenalin1mg x 10 ống
Tiêm tĩnh mạch 01 ống/ lần cách 3 phút
- Đặt NKQ, thở máy.
* Sau 30 phút cấp cứu ngừng tuần hoàn thất bại, bệnh
nhân hôn mê sâu,Glasgow 3đ, đồng tử giãn tối đa,
mất phản xạ ánh sáng.Gia đình bệnh nhân xin mang
xác về.



* Tình huống 3

Bệnh nhân nam 32 tuổi, có tiền sử khỏe mạnh, không
có tiền sử dị ứng.
Bệnh nhân bị viêm tấy mô mềm vùng vai, được một y
sĩ quân đội kê đơn, kháng sinh đường tĩnh mạch ,
alphatrymotrypsin. Sau khi tiêm alphatrymotrypsin
15 phut bệnh nhân xuất hiện tức ngực, khó thở, vã mồ
hôi,không được xử trí gì, đưa vào bệnh viện tỉnh (
cách 7km) điều trị.
Vào bệnh viện tỉnh trong tình trạng ngừng tuần hoàn,
đồng tử 2mm, phản xạ ánh sáng yếu. sau 30 phút cấp
cứu ngừng tuần hoàn, bệnh nhân có tim đạp trở lại,
hôn mê sâu, đồng tử giãn 5mm, mất phản xạ ánh
sáng. Điều trị tại khoa 3 ngày, bệnh nhân vẫn hôn mê
sâu, glasgow 3đ, mất PXAS, gia đinh đưa bệnh nhân
về.





×