.
NGUYỄN THỊ VIỆT TRÂM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ VIỆT TRÂM
LUẬN VĂN CAO HỌC
CHẾ ĐỊNH KHIẾU NẠI TRONG PHÁP LUẬT
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NĂM 2015
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ VIỆT TRÂM
CHẾ ĐỊNH KHIẾU NẠI TRONG PHÁP LUẬT
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ANH TUẤN
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn thạc sĩ luật học “Chế định khiếu nại trong pháp luật thƣơng mại
Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các thông tin, dữ liệu nêu trong luận văn là trung thực, các quan điểm, luận
điểm của các tác giả khác sử dụng trong luận văn này được trích dẫn nguồn đầy đủ,
đúng quy định.
Toàn bộ nội dung và kết quả nêu trong luận văn là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn. Tơi xin chịu trách nhiệm về
tính trung thực, khách quan của các kết quả trình bày trong luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng…. năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Việt Trâm
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2004
Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 do Quốc Hội
ban hành ngày 15 tháng 06 năm 2004
Bộ luật Dân sự 2005
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 do Quốc hội ban hành
Bộ luật Tố tụng dân sự
ngày 14 tháng 06 năm 2005
Luật Thƣơng mại 1997 Luật Thương mại số 58/L-CTN do Quốc Hội ban hành
ngày 10 tháng 05 năm 1997
Luật Thƣơng mại 2005 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc Hội ban
hành ngày 14 tháng 06 năm 2005
Luật Tố tụng dân sự
sửa đổi, bổ sung 2011
Luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung số 65/2011/QH12
do Quốc Hội ban hành ngày 29 tháng 03 năm 2011
Luật Khiếu nại 2011
Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 do Quốc hội ban hành
ngày 11 tháng 11 năm 2011
PICC
Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế
Principles of International Commercial Contracts
TAND
Tòa án nhân dân
TANDTC
Tòa án nhân dân tối cao
UNIDROIT
Insitut International Pour I`Unification Des Droits Privé
(Tiếng Pháp)
Viện Thống Nhất Tư Pháp Quốc Tế Roma-Italia
UNCITRAL
United Nations Commission on International Trade Law
Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế
VIAC
Vietnam International Arbitration Centre at the Vietnam
Chamber of Commerce and Industry
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH KHIẾU NẠI TRONG PHÁP
LUẬT THƢƠNG MẠI ........................................................................................... 10
1.1. Khái niệm về khiếu nại .................................................................................... 10
1.1.1.
Định nghĩa ................................................................................................... 10
1.1.2.
Đặc điểm của hành vi khiếu nại hợp lệ ....................................................... 11
1.1.3.
Phân biệt “khiếu nại” và “thông báo” ....................................................... 13
1.1.4.
mại
So sánh thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện trong hoạt động thương
..................................................................................................................... 16
1.2. Quy định pháp luật về chế định khiếu nại ..................................................... 19
1.2.1. Quy định trong pháp luật nước ngoài và quốc tế ........................................... 19
1.2.2. Quy định trong pháp luật Việt Nam ................................................................ 26
1.3. Mục đích và ý nghĩa của việc quy định thời hạn khiếu nại .......................... 30
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TÀI PHÁN VỀ
CHẾ ĐỊNH KHIẾU NẠI TẠI VIỆT NAM - ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT ........................................................................................................................ 34
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành.................................................... 34
2.1.1. Hậu quả pháp lý khi không thực hiện khiếu nại trong thời hạn luật định ...... 34
2.1.2. Phạm vi áp dụng chế định khiếu nại ............................................................... 38
2.1.3. Yếu tố “lỗi” và nguyên tắc thiện chí-trung thực ............................................. 40
2.1.4. Điều kiện khởi kiện và thủ tục tố tụng đối với tranh chấp kinh doanh thương
mại
..................................................................................................................... 44
2.1.5. Nguyên tắc tự do quyết định, định đoạt của đương sự ................................... 47
2.1.6. Thời hiệu khởi kiện trong trường hợp có khiếu nại và một vài vấn đề khác .. 49
2.2. Thực tiễn tài phán về chế định khiếu nại theo Luật Thƣơng mại 2005 ...... 50
2.2.1. Bản án số 20/2010/KDTM-ST ngày 01/01/2011 của Tòa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ................................ 50
2.2.2. Bản án số 15/2009/KDTM-ST ngày 29/07/2009 của Tòa án nhân dân Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh và Bản án số 2506/2009/KDTM-PT ngày 24/12/2009 của
Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tranh chấp hợp đồng quảng cáo ...... 52
2.2.3. Tranh chấp hợp đồng mua bán giữa Công ty cổ phần Cơng nghệ thơng tin
Viễn thơng và Tự động hóa dầu khí (PVTech) và Cơng ty cổ phần Giải pháp quản lý
quốc tế Hồng Quang (SSG) ....................................................................................... 54
2.2.4. Bản án số 64/2006/KDTM-ST ngày 17 Tháng 08 năm 2006 của Tòa án nhân
dân Hà Nội về tranh chấp hợp đồng thương mại ..................................................... 57
2.3. Đề xuất hoàn thiện pháp luật .......................................................................... 59
2.3.1. Đề xuất sửa đổi Điều 318 Luật Thương mại 2005 .......................................... 59
2.3.2. Đề xuất Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn về trình tự
thủ tục khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại ....................................................... 61
2.3.3. Đề xuất xây dựng điều luật sửa đổi, bổ sung về thời hiệu khởi kiện trong
trường hợp có khiếu nại và một vài vấn đề khác ...................................................... 62
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 63
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 64
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài:
Chế định khiếu nại là một trong những chế định quan trọng trong giai đoạn
tiền tố tụng trong tranh chấp thương mại. Chế định này đã được pháp luật thương
mại Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài và quốc tế lưu tâm. Việc hệ thống
pháp luật thương mại dành một khoảng thời gian dành cho quyền khiếu nại giúp các
bên trong giao dịch thương mại có thời gian “ngồi lại với nhau” xem xét lại hành vi
của mình, để khơng ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên và giảm thiểu
chi phí tố tụng đồng thời xác lập quyền của bên bị vi phạm như một trường hợp
miễn trách. Chế định này đặc biệt quan trọng trong các giao dịch mua bán hàng hóa,
giao nhận, vận chuyển nhất là trong các giao dịch thương mại quốc tế. Bởi lẽ, các
giao dịch thương mại này thường diễn ra nhanh chóng và phức tạp. Hơn nữa có
những loại hàng hóa cần qua một thời gian sử dụng mới phát hiện được chất lượng,
khuyết tật của hàng hóa giao nhận.
Với tầm quan trọng như vậy nhưng quy định pháp luật về chế định khiếu nại
trong Luật Thương mại Việt Nam còn chứa đựng nhiều bất cập. Chính những bất
cập này đã gây nên những vướng mắc, khó khăn trong việc hiểu và áp dụng pháp
luật trong thực tiễn tài phán hiện nay. Trong thực tế, hệ thống pháp luật các quốc
gia và thủ tục tố tụng khi phát sinh tranh chấp luôn là vấn đề được các nhà đầu tư
quan tâm hàng đầu - đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Khi họ sử dụng nguồn vốn
của mình để đầu tư, kinh doanh nhằm phát sinh lợi nhuận, họ sẽ luôn xem xét để
đảm bảo rủi ro ở mức thấp nhất, vì trong kinh doanh thì khơng thể tránh khỏi phát
sinh tranh chấp giữa các bên. Một trong những văn bản pháp luật được các nhà đầu
tư lưu tâm đó là Luật Thương mại bên cạnh Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư của
Việt Nam. Và nhất là, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay khi Việt
Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế, gia nhập nhiều tổ chức trong khu vực và
tồn cầu, trong đó có sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO ngày 11/01/2007), gần đây là sự kiện Việt Nam ký kết Hiệp định Hợp tác
kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)(1) nên rất cần sự hài hịa pháp
(1)
TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương) là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada,
Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản. TPP kết thúc vòng đàm phán ngày 05/10/2015.
2
luật trong nước và quốc tế để thu hút đầu tư, lành mạnh hóa và phát triển nền kinh
tế. Qua đó, đề tài góp phần điều chỉnh pháp luật theo một cách hiểu thống nhất để
đảm bảo lòng tin và sự rõ ràng về mặt pháp lý, an toàn cho nhà đầu tư trong và
ngoài nước.
Một lý do nữa là theo quy định của Luật Thương mại thì ngồi các chế tài
được áp dụng để bảo vệ lợi ích của mình, quyền của bên bị vi phạm có thể bị ảnh
hưởng bởi thời hạn khiếu nại. Tuy nhiên, trong thực tiễn thương mại hiện nay, các
thương nhân trong nước và quốc tế có giao dịch thương mại chịu sự điều chỉnh của
pháp luật Việt Nam khi phát sinh vi phạm thường không chú ý đến thời hạn khiếu
nại dẫn đến bị thiệt hại kinh tế khơng đáng có.
Cuối cùng, tác giả mong muốn xây dựng một cơng trình nghiên cứu toàn
diện, thống nhất về chế định khiếu nại trong pháp luật thương mại Việt Nam hay cụ
thể hơn là hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn “Chế định khiếu nại trong
pháp luật thƣơng mại Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Luật kinh tế của mình.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài này chưa được giới luật học nghiên cứu nhiều nên chưa hề có một
cơng trình nghiên cứu quy mơ và tồn diện về vấn đề này, mặc dù thực trạng pháp
luật hiện hành đã dẫn đến nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau dẫn tới những hậu
quả pháp lý khác nhau trong việc giải quyết của các cơ quan tài phán. Điều đó có
thể khiến các bên liên quan chưa thực sự thuyết phục. Tuy nhiên, đề tài đã được đề
cập ở một số bài viết khoa học của các tác giả trên các tạp chí chuyên ngành như:
- Phan Huy Hồng (2009), “Thời hạn khiếu nại trong luật thương mại: Pháp
luật, thực tiễn tài phán và các quan điểm”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 08
(145), tr.45-51.
+ Những vấn đề cơng trình đã giải quyết:
Mặc dù chỉ là bài viết khoa học trên tạp chí chuyên ngành nhưng tác giả đã
khái quát được thực trạng chung của pháp luật và thực tiễn tài phán. Trên cơ sở so
sánh với pháp luật nước ngoài và quốc tế, bài viết đã đề xuất một cách hiểu và áp
3
dụng pháp luật về chế định khiếu nại được quy định trong Luật Thương mại 2005
đúng với chức năng của nó.
+ Những hạn chế, vấn đề chưa được nghiên cứu:
Bài viết chỉ giới hạn ở việc giải quyết vấn đề “Quá thời hạn khiếu nại, các
bên có quyền lợi bị vi phạm có mất quyền khởi kiện tại trọng tài, tồ án có thẩm
quyền hay khơng?” - hay nói cách khác là hậu quả pháp lý của việc khiếu nại hay
khơng khiếu nại, mà vẫn chưa đi sâu tìm hiểu thực tiễn tài phán ở Việt Nam khi
đương sự không có bước khiếu nại thì Tịa án hay Trọng tài có thụ lý đơn khởi kiện
của đương sự hay khơng? Và đây có phải là căn cứ để Tịa án hay Trọng tài xác
định đương sự có quyền khởi kiện hay khơng? Nói cách khác là thủ tục tố tụng
trong các vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án có bao gồm việc xem xét đương
sự đã thực hiện quyền khiếu nại trong thời hạn khiếu nại hay chưa.
Một điểm nữa là bài viết đã đề xuất một cách hiểu và áp dụng pháp luật về
chế định khiếu nại là: “Nếu bên bị vi phạm không khiếu nại trong thời hạn khiếu nại
theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật quy định thì họ mất quyền viện dẫn vi phạm
của bên vi phạm mà không mất quyền khởi kiện. Khi nộp đơn khởi kiện, tòa án vẫn
phải thụ lý đơn khởi kiện và qua xem xét sẽ bác đơn khởi kiện vì bên bị vi phạm
khơng cịn căn cứ cho yêu cầu khởi kiện của mình”. Kết luận đề xuất này không
quan tâm đến yếu tố lỗi (cố ý hay vô ý) của bên vi phạm, vấn đề đạo đức trong kinh
doanh và nguyên tắc thiện chí, trung thực –vốn là các nguyên tắc cơ bản trong giao
kết hợp đồng thương mại. Hơn nữa, với thực tiễn tài phán hiện nay theo như cơng
trình này đã đề cập lại đi ngược với đề xuất này.
-
Phan Huy Hồng (2011), Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng
hóa qua thực tiễn xét xử của Tòa án và Trọng tài Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp trường, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.167-179.
+ Những vấn đề cơng trình đã giải quyết:
Vấn đề khiếu nại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa được tác giả tổng
hợp tại chương 8 của cơng trình khoa học này. Tại cơng trình này, tác giả đã khái
qt pháp luật về chế định khiếu nại của nước ngoài và tìm hiểu chế định khiếu nại
trong pháp luật hợp đồng kinh tế và thương mại Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu
thực tiễn tài phán tại Việt Nam qua từng vụ án cụ thể theo từng giai đoạn văn bản
Luật Thương mại hiện hành Việt Nam có hiệu lực. Qua đó, cơng trình đã có đề xuất
4
ban hành văn bản áp dụng pháp luật để thực hiện thống nhất bởi Tòa án nhân dân
tối cao.
+ Những hạn chế, vấn đề chưa được nghiên cứu:
Cơng trình chỉ giới hạn nghiên cứu pháp luật hợp đồng kinh tế và thương mại
Việt Nam mà chưa đi sâu vào các văn bản pháp luật thương mại chuyên ngành của
Việt Nam.
Về hậu quả pháp lý, cơng trình chỉ đề ra một số giả thiết và quan điểm cụ thể
của tác giả mà chưa phân tích cụ thể được quan điểm của cơ quan tài phán ở Việt
Nam hiện nay theo quan điểm nào qua các bản án cụ thể đã trình bày.
Với những đề xuất, kết luận: Cơng trình có hướng gợi ý nếu Tịa án nhân dân
tối cao có cơ hội ra phán quyết bằng một bản án cụ thể liên quan đến chế định về
thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật Thương mại 2005 sẽ là cơ hội để các cơ
quan tài phán ở Việt Nam áp dụng pháp luật thống nhất (án lệ(2)) nhưng ở Việt Nam
hiện tại vẫn chưa thừa nhận hình thức pháp luật này.
-
Kiều Dương (2010), “Thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện trong
quan hệ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số 07, tr.49-54.
+ Những vấn đề cơng trình đã giải quyết:
Bài viết đã đi vào phân tích các quy định pháp luật về thời hạn khiếu nại,
thời hiệu khởi kiện, mối quan hệ giữa thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện.
+ Những hạn chế, vấn đề chưa được nghiên cứu:
(2)
(Truy cập ngày 13/06/2015)
Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ (án lệ) là một hình thức của pháp luật, theo đó Nhà
nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án (trong các tập san án lệ) làm khuôn
mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau
đó. Tiền lệ pháp cịn là q trình làm luật của tồ án trong việc cơng nhận và áp dụng các nguyên tắc mới
trong quá trình xét xử.
Ở Việt Nam hiện nay tiền lệ pháp vẫn chưa được thừa nhận là một nguồn chính thức. Nhưng thực tế
nó vẫn tồn tại thông qua những biến tướng là việc "hướng dẫn xét xử" của tòa cấp trên (để lấp những "lỗ
hổng" pháp lý đang tồn tại).”
5
Bài viết chỉ khái quát được những quy định pháp luật và phân tích những bất
cập về mặt lập pháp của hệ thống pháp luật Việt Nam về thời hạn khiếu nại và thời
hiệu khởi kiện. Cơng trình chưa đi sâu vào phân tích thực tiễn tài phán hiện nay và
qua đó đưa ra được đề xuất cụ thể về cách hiểu và áp dụng pháp luật thống nhất.
- Ngô Đình Quyến (2008), “Về điều kiện khởi kiện tranh chấp thương mại
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong một vụ án cụ thể”, Tạp chí Tịa án
nhân dân số 03, tr. 33, 34
+ Những vấn đề cơng trình đã giải quyết:
Theo như tên của bài viết này, thì giới hạn bài viết chỉ nêu ra một tình huống
cụ thể trong thực tiễn tài phán nơi tác giả công tác mà Luật Thương mại 2005 gây
khó khăn cho việc hiểu và áp dụng pháp luật về điều kiện khởi kiện vụ án kinh
doanh, thương mại.
+ Những hạn chế, vấn đề chưa được nghiên cứu:
Bài viết chỉ giới hạn việc nêu tình huống thực tiễn cùng các quan điểm khác
nhau theo hướng trao đổi, nghiên cứu trong ngành tòa án mà khơng đi sâu phân tích
quy định pháp luật cụ thể.
Liên quan đến vấn đề về việc hiểu và áp dụng chế định khiếu nại trong Luật
Thương mại 2005 được tác giả Ngơ Đình Quyến nêu ra, trên cùng tạp chí chuyên
ngành đã xuất hiện một số bài viết trả lời và thể hiện quan điểm của cá nhân nơi cơ
quan các tác giả công tác như sau:
- Nguyễn Thị Thu Hiếu (2008), “Về điều kiện khởi kiện tranh chấp thương
mại”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 11, tr. 27, 28.
+ Những vấn đề cơng trình đã giải quyết:
Bài viết là một bài trả lời cho bài viết của tác giả Ngơ Đình Quyến đăng trên
cùng tạp chí ngun ngành. Bài viết đã nổi bật được hai vấn đề sau: Thứ nhất, hành
vi khiếu nại hợp lệ phải đáp ứng các điều kiện: Chủ thể (người bị vi phạm), hình
thức (theo thỏa thuận), nội dung (phải đề ra yêu cầu với bên bị khiếu nại để được
xem xét) và thời hạn (theo thỏa thuận hoặc luật định). Thứ hai, hậu quả của hành vi
khiếu nại không hợp lệ: Không mất quyền khởi kiện vì Luật Thương mại 2005
khơng quy định và theo Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Hay nói cách khác
“hành vi khiếu nại hợp lệ hay khơng trước khi khởi kiện thì khơng ảnh hưởng gì đến
6
quyền khởi kiện mà chỉ ảnh hưởng đến phán quyết của Tòa án khi giải quyết yêu
cầu khởi kiện. Theo đó, nếu hành vi khiếu nại hợp lệ trước khi khởi kiện là cơ sở để
Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện, ngược lại Tòa án sẽ bác yêu cầu khởi kiện vì
khơng có căn cứ. Khiếu nại khơng là thủ tục tiền tố tụng bắt buộc khi xem xét việc
thụ lý một vụ án kinh doanh, thương mại”.
+ Những hạn chế, vấn đề chưa được nghiên cứu:
Mặc dù bài viết đã khái quát được những vấn đề mấu chốt cần xem xét khi
thụ lý một vụ án kinh doanh, thương mại liên quan đến chế định khiếu nại. Nhưng
vẫn chưa đi sâu nghiên cứu được quy định pháp luật và lý do vì sao khi khiếu nại
khơng hợp lệ thì Tịa án khơng có cơ sở xem xét yêu cầu khởi kiện (khi khiếu nại
không hợp lệ bên bị vi phạm sẽ khơng cịn quyền viện dẫn vi phạm của bên vi phạm
nữa. Khi khơng cịn căn cứ cho u cầu khởi kiện thì Tịa án sẽ bác đơn khởi kiện).
- Lê Văn Luật (2008), “Về điều kiện khởi kiện tranh chấp thương mại
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 12, tr. 35,
36, 42.
+ Những vấn đề cơng trình đã giải quyết:
Bài viết cũng là một bài trả lời cho bài viết của tác giả Ngơ Đình Quyến đăng
trên cùng tạp chí nguyên ngành. Bài viết đã nêu ra một quan điểm về hậu quả pháp
lý của việc bên bị vi phạm không thực hiện khiếu nại trong thời hạn luật định theo
Luật Thương mại 2005 “vẫn có quyền khởi kiện vì vẫn cịn trong thời hiệu khởi
kiện. Thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật Thương mại 2005 khơng cần thiết”.
Ngồi ra, tác giả có đề xuất thời hạn thực hiện quyền khiếu nại tương ứng với thời
hiệu khởi kiện và vấn đề liên quan đến hình thức của việc khiếu nại được coi là hợp
pháp.
+ Những hạn chế, vấn đề chưa được nghiên cứu:
Chính những giới hạn trong việc trả lời bài viết trên tạp chí chuyên ngành đã
làm cho bài viết chưa đi sâu và nghiên cứu cụ thể quy định pháp luật cùng thực tiễn
tài phán liên quan đến điều này trong cơ quan tài phán nơi tác giả công tác.
- Trần Quang Vũ (2008), “Về điều kiện khởi kiện tranh chấp thương mại
tại Tòa án qua một vụ án”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 14, tr. 36, 37.
+ Những vấn đề công trình đã giải quyết:
7
Bài viết cũng là một bài trả lời cho bài viết của tác giả Ngơ Đình Quyến đăng
trên cùng tạp chí nguyên ngành. Bài viết đã nêu ra một quan điểm về hậu quả pháp
lý của việc bên bị vi phạm không thực hiện khiếu nại trong thời hạn luật định “vẫn
có quyền khởi kiện vì Luật Thương mại 2005 khơng quy định cụ thể hình thức của
khiếu nại, chỉ cần bên khiếu nại chứng minh được đã thực hiện khiếu nại trong thời
hạn là đủ”. Theo tác giả “Điều 318 Luật Thương mại 2005 chỉ là điều khoản hướng
dẫn để các bên thương lượng với nhau khắc phục hậu quả, nếu không khắc phục
được hoặc không muốn thương lượng thì khởi kiện ra Tịa án. Cịn thời hạn khiếu
nại mà pháp luật quy định, thì khi hết thời hạn đó nếu bên mua khơng thơng báo
cho bên bán thì sẽ mất quyền khiếu nại mà không mất quyền khởi kiện. Mục đích
của pháp luật yêu cầu như vậy cũng là nhằm yêu cầu bên mua phải có nghĩa vụ
kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng. Và muốn khởi kiện cũng phải chuẩn bị hồ sơ tài liệu
rất khó khăn. Đồng thời trong thời hạn như vậy thì “tang chứng, vật chứng” vẫn
còn để các bên dễ chứng minh khi bồi thường thiệt hại”.
+ Những hạn chế, vấn đề chưa được nghiên cứu: Luật Thương mại 2005 đã
dành một điều khoản riêng biệt quy định về thời hạn khiếu nại nhưng với ý nghĩa
của điều này mà tác giả đã trình bày quan điểm thiết nghĩ chưa được thuyết phục.
3.
Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Mục đích của Luận văn nhằm có một cái nhìn tồn diện và thống nhất về chế
định khiếu nại được quy định trong pháp luật thương mại Việt Nam (cụ thể là Luật
Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật chuyên ngành). Trên cơ sở đó, Luận văn
đề xuất nhằm hồn thiện pháp luật với những góp ý cho dự thảo sửa đổi, bổ sung
Luật Thương mại 2005 để xây dựng chế định khiếu nại phù hợp với chức năng mà
chế định này vốn có. Thơng qua đó, Luận văn góp phần giải quyết những vướng
mắc từ thực tiễn tài phán. Đồng thời, Luận văn cũng định hướng cho Tòa án nhân
dân tối cao- là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật thống nhất cho các cơ quan
thực thi pháp luật.
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: Cơ sở lý luận (bản chất, ý nghĩa,…)
và quy định pháp luật của chế định khiếu nại trong pháp luật thương mại Việt Nam.
Cụ thể tại Điều 318 của Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc Hội ban hành
ngày 14 tháng 06 năm 2005. Đồng thời Luận văn tìm hiểu thực trạng, bất cập của
8
pháp luật và thực tiễn áp dụng của chế định khiếu nại trong pháp luật thương mại
Việt Nam của các cơ quan tài phán trong việc giải quyết tranh chấp do vi phạm hợp
đồng thương mại.
4.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu về chế định khiếu nại theo Điều 318 Luật
Thương mại 2005. Ngoài ra, Luận văn cũng mở rộng nghiên cứu các văn bản pháp
luật thương mại chuyên ngành của Việt Nam, pháp luật nước ngoài và quốc tế làm
cơ sở để củng cố cho các quan điểm, luận điểm của tác giả.
5.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả sử dụng:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử,
phương pháp diễn dịch, phân tích, tổng hợp, liệt kê, trong việc đưa ra luận cứ và
trình bày luận chứng để xem xét từng bộ phận của vấn đề cả về mặt lý luận lẫn thực
tiễn nhằm làm sáng tỏ các vấn đề mà Luận văn đề cập đến. Phương pháp này được
sử dụng ở tất cả các phần của Luận văn.
-
Phương pháp so sánh: Luận văn áp dụng phương pháp này khi nghiên
cứu trực tiếp các phần: Phân biệt giữa khiếu nại và thông báo; So sánh thời hạn
khiếu nại và thời hiệu khởi kiện. Ngồi ra, luận văn có sử dụng phương pháp này
khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài và quốc tế, các quy định của pháp luật chuyên
ngành ở Việt Nam, quy định pháp luật thương mại Việt Nam trước đây và các quy
định pháp luật hiện hành, so sánh thực tiễn tài phán theo Luật Thương mại 1997 và
Luật Thương mại 2005.
6.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Về mặt khoa học: Việc nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện pháp luật về “chế
định khiếu nại trong pháp luật thương mại Việt Nam” góp phần mang đến một cách
hiểu và áp dụng pháp luật được thống nhất. Đề tài góp phần trong việc đề xuất sửa
đổi, bổ sung Luật Thương mại 2005. Ngoài ra, đề tài có thể là tài liệu nghiên cứu,
tham khảo cho sinh viên, học viên và những đối tượng quan tâm đến vấn đề này.
Về mặt thực tiễn: Giúp các Hội đồng thẩm phán hay Hội đồng trọng tài có
cơ sở để giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại liên quan đến chế định
khiếu nại được thống nhất và mang tính thuyết phục. Qua đó, đề tài góp phần giải
9
quyết những vướng mắc từ thực tiễn tài phán. Ngoài ra, đề tài có thể là tài liệu tham
khảo cho các doanh nghiệp, cá nhân, khi tham gia hoạt động thương mại chú ý tới
vấn đề này để khơng có những tranh chấp đáng tiếc gây mất thời gian, tiền bạc và
mối quan hệ giữa các bên.
Bố cục của Luận văn
7.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục Luận văn gồm 2 chương:
-
Chương 1. Lý luận chung về chế định khiếu nại trong pháp luật thương mại
Ở chương này, tác giả đưa ra khái niệm về khiếu nại với định nghĩa, đặc
điểm, điều kiện áp dụng để hiểu rõ hơn về nội hàm của nó. Đồng thời, nghiên cứu
lịch sử ra đời và phát triển của chế định khiếu nại ở Việt Nam để truy tìm nguồn gốc
của chế định khiếu nại ở Việt Nam. Qua đó, tác giả có những sự so sánh, phân biệt
khiếu nại và thơng báo, thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện để hiểu rõ hơn về
chế định này. Cũng tại chương này, tác giả nghiên cứu quy định pháp luật nước
ngoài và quốc tế để so sánh với quy định pháp luật ở Việt Nam nhằm tìm được điểm
tiến bộ để tiếp thu vào pháp luật Việt Nam. Tác giả trình bày các quy định pháp luật
về chế định khiếu nại trong Luật Thương mại hiện hành và các văn bản pháp luật
thương mại chuyên ngành ở Việt Nam để có cơ sở xem xét thực trạng pháp luật
được nêu tại chương 2.
-
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn tài phán về chế định khiếu nại
tại Việt Nam - Đề xuất hoàn thiện pháp luật
Ở chương này, tác giả tìm hiểu thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành,
trình bày và phân tích thực tiễn tài phán qua các bản án, phán quyết của cơ quan tài
phán Việt Nam để thấy được hậu quả do quá trình lập pháp gây nên. Trong từng bản
án được nghiên cứu, tác giả có tóm lược kết quả và tóm tắt nội dung bản án để làm
nổi bật được những vướng mắc trong thực tiễn tài phán do thực trạng pháp luật gây
ra liên quan đến vấn đề áp dụng pháp luật về chế định khiếu nại. Qua đó, tác giả
cũng có những phân tích và bình luận bản án để có những đề xuất, kiến nghị hoàn
thiện pháp luật thương mại Việt Nam.
10
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH KHIẾU NẠI TRONG
PHÁP LUẬT THƢƠNG MẠI
1.1.
Khái niệm về khiếu nại
1.1.1. Định nghĩa
Từ điển Tiếng Việt, Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 do Quốc hội ban hành
ngày 11 tháng 11 năm 2011 và các từ điển chuyên ngành của Việt Nam mà tác giả
đã tìm hiểu đều khơng đề cập đến khái niệm cho chế định khiếu nại trong hoạt động
thương mại mà chỉ đưa ra các khái niệm “khiếu nại” liên quan đến lĩnh vực hành
chính, nhà nước. Cụ thể là Từ điển Tiếng Việt(3): “Khiếu nại là đề nghị cơ quan
hoặc tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét một việc làm mà mình khơng đồng ý,
cho là trái phép hay khơng hợp lí” hoặc “khiếu nại là việc u cầu cơ quan hành
chính xem xét lại hành vi của mình khi xét thấy đã vi phạm quyền và lợi ích” (4).
Khoản 1 Điều 2 phần giải thích từ ngữ của Luật Khiếu nại 2011 thì “Khiếu nại là
việc cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này
quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,
cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm khiếu nại trong hoạt động thương mại
thông qua các từ điển nước ngoài mà tác giải tiếp cận được như:
Từ điển Legal Dictionary(5) khiếu nại được hiểu:
- Để yêu cầu tiền, tài sản, hoặc thực thi quyền theo luật.
(3)
Lê Thị Huyền-Minh Trí (2009), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Thanh Niên, tr. 686
(4)
Viện ngôn ngữ học (2008), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội, tr. 108
(5)
(Truy cập ngày 12/05/2015)
“1) v. to make a demand for money, for property, or for enforcement of a right provided by law.
2) n. the making of a demand (asserting a claim) for money due, for property, from damages or for
enforcement of a right. If such a demand is not honored, it may result in a lawsuit. In order to enforce a right
against a government agency (ranging for damages from a negligent bus driver to a shortage in payroll) a
claim must be filed first. If rejected or ignored by the government, it is lawsuit time.”
11
- Yêu cầu (kèm theo khiếu kiện) cho khoản nợ quá hạn, tài sản bị hư hại hoặc
để thực thi quyền. Nếu những yêu cầu này không được đáp ứng, sẽ dẫn đến việc
khởi kiện. Để thực thi quyền chống lại cơ quan nhà nước …tạo một hồ sơ khiếu nại
là điều đầu tiên phải làm. Nếu bị từ chối bởi nhà nước, thì sẽ đến giai đoạn tố
tụng.”
Theo A Dictionary Of Law
(6)
: “Khiếu nại là một yêu cầu bồi thường hoặc
thêm quyền, đặc biệt là quyền khởi kiện một trường hợp cụ thể nào đó (quyền hành
động). Điều khoản này dùng trong tố tụng dân sự”
Tóm lại, khiếu nại trong pháp luật thương mại có thể hiểu là: Yêu cầu thực
hiện trách nhiệm do vi phạm hợp đồng như phải trả tiền, chuyển giao tài sản từ
những thiệt hại hoặc yêu cầu tôn trọng hoặc buộc thực hiện nghĩa vụ tương ứng với
quyền chủ thể (7).
1.1.2. Đặc điểm của hành vi khiếu nại hợp lệ
Theo tác giả đặc điểm của hành vi khiếu nại hợp lệ theo Luật Thương mại
2005 tóm lược lại như sau (8):
- Chủ thể: Bên bị vi phạm;
- Hình thức: Theo luật định. Theo đó, Luật Thương mại 2005 khơng quy
định cụ thể hình thức của khiếu nại phải được thực hiện bằng hình thức nào. Do đó,
bên bị vi phạm có thể khiếu nại bằng nhiều hình thức khác nhau như: Bằng miệng
hoặc văn bản, điện thoại, fax, .... Tuy nhiên, các bên phải để lại bằng chứng cho
việc khiếu nại để dễ dàng cho việc chứng minh khi phát sinh tranh chấp và khởi
kiện;
- Nội dung: Phải đề ra yêu cầu cụ thể với bên bị khiếu nại để được xem xét.
Theo đó, một khiếu nại phải thể hiện được yêu cầu, ý chí, nguyên vọng của bên bị
(6)
Elizabeth A.Martin (2002), A Dictionary of law, Oxford university press, p. 83
“A demand for a remedy or assertion of a right, especialy the right to take a particular case to court (right to
action) the term is used in civil litigation.”
(7)
Tác giả đồng quan điểm với tác giả Kiều Dương: Kiều Dương (2010), “Thời hạn khiếu nại và thời hiệu
khởi kiện trong quan hệ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số
07-12/2010, tr.49.
(8)
Tham khảo: Nguyễn Thị Thu Hiếu (2008), “Về điều kiện khởi kiện tranh chấp thương mại”, Tạp chí Tịa
án nhân dân số 11, tr. 27, 28.
12
vi phạm như phải giao hàng còn thiếu, đổi trả hàng hóa khơng phù hợp với hợp
đồng, trả tiền, chuyển giao tài sản từ những thiệt hại hoặc yêu cầu tôn trọng, buộc
thực hiện nghĩa vụ...;
- Thời hạn: Theo luật định hoặc theo thỏa thuận. Luật Thương mại 2005 quy
định thời hạn khiếu nại do các bên tự do thỏa thuận. Nếu khơng có thỏa thuận sẽ
theo thời hạn luật định:
“1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hố;
trong trường hợp hàng hố có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ
ngày hết thời hạn bảo hành;
3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp
đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối
với khiếu nại về các vi phạm khác.”;
- Các trường hợp áp dụng:
Điều 241 Luật Thương mại 1997 thì thời hạn khiếu nại áp dụng cho các hành
vi thương mại được quy định cụ thể tại Điều 45 Luật Thương mại 1997 bao gồm 14
hành vi như sau: 1- Mua bán hàng hoá; 2- Đại diện cho thương nhân; 3- Môi giới
thương mại; 4- Uỷ thác mua bán hàng hoá; 5- Đại lý mua bán hàng hố; 6- Gia
cơng trong thương mại; 7- Đấu giá hàng hoá; 8- Đấu thầu hàng hoá; 9- Dịch vụ
giao nhận hàng hoá; 10- Dịch vụ giám định hàng hoá; 11- Khuyến mại; 12- Quảng
cáo thương mại; 13- Trưng bày giới thiệu hàng hoá; 14- Hội chợ, triển lãm thương
mại. Theo đó, Điều 241 Luật Thương mại 1997 quy định rõ thời hạn khiếu nại do
các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu khơng có thỏa thuận thì thời hạn được quy
định như sau:“(a) Ba tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng
hàng hoá;(b) Sáu tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về quy cách, chất
lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hố có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là
ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;(c) Ba tháng kể từ khi bên vi phạm phải
hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đối với khiếu nại về các hành vi thương mại
khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 170 của Luật này”. Do vậy, các
trường hợp áp dụng thời hạn khiếu nại theo quy định của luật này là: Áp dụng với
các vi phạm về số lượng, quy cách, chất lượng hàng hóa và nghĩa vụ theo hợp
đồng.
13
Luật Thương mại 2005 khơng cịn giới hạn các hành vi thương mại như Luật
Thương mại 1997 nữa mà Điều 318 Luật Thương mại 2005 áp dụng đối với hoạt
động thương mại nói chung. Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 định nghĩa
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hố, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác.” Theo đó, các trường hợp áp dụng thời hạn khiếu nại theo
Điều 318 Luật Thương mại 2005 là: Áp dụng với các vi phạm về số lượng, chất
lượng hàng hóa và nghĩa vụ theo hợp đồng và các vi phạm khác.
Mặc dù các trường hợp áp dụng của Luật Thương mại 2005 nhìn chung
khơng thay đổi so với Luật Thương mại 1997, nhưng phạm vi áp dụng đã rộng hơn
khi thay cụm từ “hành vi thương mại” bằng “hoạt động thương mại” và “các vi
phạm khác”.
1.1.3. Phân biệt “khiếu nại” và “thông báo”
Trong các văn bản pháp luật hiện nay của Việt Nam và ngay cả văn bản luật
nước ngoài, quốc tế đã sử dụng hai thuật ngữ “khiếu nại” và “thông báo” với cùng
một chức năng và trong cùng một hồn cảnh. Đơi khi, việc sử dụng hai thuật ngữ
này trong cùng một hoàn cảnh khiến người đọc lầm tưởng chúng là hai khái niệm
có nội hàm giống nhau.
Theo Từ điển Tiếng Việt (9) thì: “Thơng báo là việc cho mọi người biết tình
hình, tin tức bằng lời nói hoặc bằng văn bản”. Thông báo vốn được biết đến rộng
rãi với hành động đơn thuần “cho ai đó biết thơng tin”. Trong thực tiễn đời sống xã
hội, “thông báo” được hiểu ở khía cạnh này. Người tiếp nhận thơng tin có thể hành
động hoặc khơng cần hành động nhằm đáp ứng yêu cầu của bên đưa ra thông báo.
Trong các văn bản pháp luật Việt Nam khơng có một định nghĩa hay giải
thích về “thơng báo”, thơng báo hợp lệ hay hình thức của thơng báo như thế nào mà
chỉ tiếp cận với khái niệm “thông báo” qua các yêu cầu “thông báo bằng văn bản”,
“bên A phải thông báo cho bên B” hay “thông báo vi phạm”…
(9)
Viện ngôn ngữ học (2008), tlđd (4), tr. 298
14
Theo từ điển Legal Dictionary “thông báo” được hiểu là: “Hành động đưa ra
thông tin, (thường bằng văn bản trong tất cả các thủ tục tố tụng pháp lý) tất cả các
văn kiện, quyết định, yêu cầu, kiến nghị cho những sự việc chưa diễn ra” (10).
Hơn nữa, Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của Unidroit(11) cũng
đã đưa ra “thông báo” được sử dụng trong giao dịch thương mại quốc tế tại Điều 1.9
như sau:
1. Khi được u cầu, thơng báo có thể được thực hiện dưới bất kỳ hình thức
nào thích hợp.
2. Một thơng báo có hiệu lực khi nó “truyền đạt đến” bên được nhận thông
báo.
3. Trong mục 2 của điều này, một thông báo được coi như “truyền đạt đến”
một bên, khi bên này được thông báo bằng miệng hoặc thư từ gửi đến địa chỉ
thư tín giao dịch của bên này.
4. Trong điều này, “thông báo” bao gồm cả bố cáo, yêu cầu, hay bất kỳ một
thông tin nào khác về một ý định.
Như vậy, theo bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế “thông báo” được
hiểu bao gồm cả bố cáo, u cầu, thơng tin về một ý định. Do đó, bên tiếp nhận
thơng báo phải có hành động hợp lý để đáp ứng lại bên đưa ra thông báo. Nếu
không làm được như vậy, bên đưa ra thông báo sẽ khiếu nại hoặc khởi kiện cho yêu
cầu của họ.
Như vậy, qua việc tìm hiểu định nghĩa “thơng báo” chỉ là hành động đơn
thuần cho ai đó biết thơng tin. Trong khoa học pháp lý nếu thông báo được hiểu
bao gồm cả bố cáo, yêu cầu, hay bất kỳ một thông tin nào khác về một ý định như
bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của Unidroit thì phải được quy định rõ.
Đối với thuật ngữ “Khiếu nại”, tác giả chỉ nghiên cứu “khiếu nại” trong hoạt
động thương mại. Theo Từ điển Tiếng Việt và các văn bản pháp luật của Việt Nam
(10)
Tlđd (5), (Truy cập ngày 12/05/2015)
“1) information, usually in writing in all legal proceedings, of all documents filed, decisions, requests,
motions, petitions, and upcoming dates…”
(11)
Lê Nết (1999), Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh,
tr. 08, 09.
15
khơng có định nghĩa về khiếu nại trong hoạt động thương mại. Theo từ điển Legal
Dictionary(12) và theo A Dictionary Of Law (13): Khiếu nại có thể hiểu là “Yêu cầu
thực hiện trách nhiệm do vi phạm hợp đồng như phải trả tiền, chuyển giao tài sản
từ những thiệt hại hoặc yêu cầu tôn trọng hoặc buộc thực hiện nghĩa vụ tương ứng
với quyền chủ thể” như tác giả đã trình bày tại phần định nghĩa về khiếu nại. Như
vậy, khiếu nại chính là thơng báo đi kèm với u cầu thực hiện nghĩa vụ cụ thể.
Trong một số văn bản pháp luật hiện nay của Việt Nam và ngay cả văn bản
luật nước ngoài, quốc tế đã sử dụng hai thuật ngữ “khiếu nại” và “thông báo” không
theo đúng với chức năng vốn có của nó. Cụ thể:
Trong một số văn bản pháp luật thì “khiếu nại” và “thơng báo” được đề cập
độc lập với nhau: “Thông báo” là tiền đề của “khiếu nại”. Một minh chứng cụ thể
cho điều này là trong thương mại quốc tế thường xuất hiện những thuật ngữ như
“thông báo của một bên” về những khuyết tật của hàng hóa, hàng hóa khơng phù
hợp, số lượng, chất lượng, nghĩa vụ của hợp đồng, …Như Khoản 2 điều 96 Bộ luật
Hàng hải năm 2005: “Hàng hóa được coi là đã trả đủ và đúng như ghi trong vận
đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác, nếu người nhận
hàng không thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển về mất mát, hư hỏng
hàng hóa chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày nhận hàng, nếu không thể phát hiện thiệt
hại từ bên ngồi” và Điều 39 Cơng ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế (Cơng ước Viên 1980 hay CISG 1980) quy định như sau:“Người
mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa khơng phù hợp nếu người mua không
thông báo cụ thể cho người bán về việc khơng phù hợp đó trong một khoảng thời
gian hợp lý kể từ khi người mua phát hiện ra hoặc đáng lẽ phải phát hiện ra sự
không phù hợp đó. Trong trường hợp người mua bị mất quyền khiếu nại về việc
hàng hóa khơng phù hợp nếu họ không thông báo cho người bán biết về việc đó
trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua, trừ
khi thời hạn này khác với thời hạn bảo hành quy định tại hợp đồng.” Trong trường
hợp này, thơng báo chỉ đóng vai trò là tiền đề cho việc tiến hành hay thực hiện một
khiếu nại cụ thể. Khi thực hiện thông báo các bên sẽ có những hành động điều chỉnh
kịp thời quá trình thực hiện hợp đồng như tiến hành giám định để khẳng định chất
lượng của hàng hóa giao nhận hoặc thay thế hàng hóa bị từ chối, hoặc thực hiện
(12)
tlđd (5)
(13)
Elizabeth A.Martin (2002), tlđd (6)
16
nghĩa vụ hợp đồng bổ sung. Nếu bên được thông báo khơng có những hành động
đáp ứng thì bên thơng báo sẽ thực hiện khiếu nại về những vấn đề này. Khi một bên
không thực hiện thông báo trong thời hạn yêu cầu có thể dẫn đến việc bên đó bị mất
quyền khiếu nại đối với những hàng hóa khiếm khuyết hay khơng phù hợp. Nói
cách khác, bên khơng thực hiện thông báo trong thời hạn hợp lý sẽ được coi là
“chấp nhận” những hàng hóa khiếm khuyết hay khơng phù hợp đó(14).
Trong một số điều khoản sự phân biệt giữa “khiếu nại” và “thông báo” là
không rõ ràng như tại Điểm d Khoản 1 Điều 237 Luật Thương mại 2005, thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistic không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối
với hàng hóa trong trường hợp không nhận được thông báo về việc khiếu nại trong
thời hạn 14 ngày, kể từ ngày giao hàng cho người nhận và tại Khoản 4 Điều 96 Bộ
luật Hàng hải quy định: “Người vận chuyển không phải bồi thường đối với tổn thất
phát sinh do việc chậm trả hàng, trừ trường hợp thông báo về việc chậm trả hàng
bằng văn bản được gửi tới người vận chuyển trong vịng sáu mươi ngày, kể từ ngày
hàng hóa lẽ ra được giao theo thỏa thuận trong hợp đồng”. Trong trường hợp này
thông báo về việc chậm trả hàng và thông báo về việc khiếu nại dương như khơng
có sự khác biệt.
Tóm lại, theo quan điểm của tác giả, thơng báo và khiếu nại là hai hành vi
pháp lý độc lập. Thơng báo chính là tiền đề cho việc thực hiện khiếu nại. Hay nói
cách khác, khiếu nại chính là thơng báo đi kèm với yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cụ
thể. Hiểu như vậy mới đúng với chức năng vốn có của hai thuật ngữ này.
1.1.4. So sánh thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện trong hoạt động thương mại
Thời hạn khiếu nại
Tiêu chí
Giống
nhau
(14)
Thời hiệu khởi kiện
-
Đều là khoảng thời gian giới hạn theo quy định của pháp luật cho
phép thực hiện hành vi pháp lý.
-
Chủ thể: Bên có quyền lợi bị vi phạm.
-
Đều được áp dụng khi có vi phạm (quyền và lợi ích bị xâm phạm)
trong hoạt động thương mại
Kiều Dương (2010), tlđd (7), tr.50
17
Ngắn hơn nhiều so với thời Dài hơn so với thời hạn khiếu nại
hiệu khởi kiện.
Thời hạn
Bắt đầu khi phát sinh quyền Bắt đầu khi quyền và lợi ích bị xâm
khiếu nại (giao hàng, vi phạm.
phạm nghĩa vụ…).
Kết thúc theo thời hạn luật Kết thúc theo thời hạn luật định.
định hoặc theo thỏa thuận
(phải kết thúc trước khi kết
thúc thời hiệu khởi hiện).
Phạm vi
áp dụng(15)
Quyền tự
do thỏa
thuận
Hẹp hơn thời hiệu khởi kiện.
Chỉ áp dụng với: vi phạm về
số lượng, chất lượng và một
số nghĩa vụ của hợp đồng
(không bao gồm nghĩa vụ
thanh toán…).
Rộng hơn thời hạn khiếu nại. Thời
hiệu khởi kiện được áp dụng khi có
quyền và lợi ích bị xâm phạm trong
hợp đồng thương mại.
Các bên được phép tự do Không được tự do thỏa thuận mà được
thỏa thuận về thời hạn khiếu quy định cụ thể trong pháp luật chuyên
nại trong hợp đồng, nếu các ngành hoặc luật chung.
bên khơng có thỏa thuận sẽ
căn cứ vào quy định của
pháp luật.
Trƣờng
Pháp luật khơng quy định Có các trường hợp được gián đoạn,
hợp gián
đoạn(16),
các trường hợp gián đoạn, miễn trừ và lặp lại được quy định cụ
lặp lại về việc tính thời hạn. thể tại Điều 160, 161, 162 Bộ luật Dân
Tuy nhiên, pháp luật quốc tế sự 2005
miễn trừ
(15)
Luật Thương mại 2005 quy định chưa rõ vấn đề này. Vì thế, việc so sánh này dựa trên quan điểm của tác
giả.
(16)
Tức là những khoảng thời gian khơng tính vào thời hạn khiếu nại.
18
và lặp lại
thì thời hạn khiếu nại cũng
có tính miễn trừ(17).
Việc quy định thời hạn Giới hạn thời gian cho yêu cầu khởi
khiếu nại giúp bên xem xét kiện giải quyết tranh chấp. Bởi lẽ nếu
lại hành vi của mình và tự một tranh chấp cứ kéo dài mãi mà
giải quyết với nhau trước khi không được giải quyết, lúc nào cũng
yêu cầu tòa án giải quyết(18).
“treo lơ lửng trên đầu” khơng biết lúc
nào dừng thì khơng ai có thể tập trung
làm các việc khác. Mặt khác, để giải
Mục đích
quyết được tranh chấp phải dựa trên
các tài liệu, chứng cứ cụ thể, nếu tranh
chấp càng để lâu mà không được giải
quyết sẽ rất khó khăn cho các cơ quan
tiến hành tố tụng trong việc thu thập,
đánh giá chứng cứ(19).
Giảm bớt sai xót trong hoạt Chấm dứt các tranh chấp thương mại
động thương mại, ổn định đã lâu và khi không thực hiện quyền
Ý nghĩa
giao dịch, giảm thiểu thời
gian và chi phí phát sinh
giúp các bên có thể ngồi lại
với nhau xem xét hành vi
của mình để khơng ảnh
hưởng đến quan hệ hợp tác
khởi kiện trong thời hạn luật định thì
mặc nhiên đã chấp nhận vi phạm. Quy
định về thời hiệu khởi kiện buộc các
đương sự phải ý thức được việc bảo vệ
quyền lợi của mình và sớm có u cầu
cơ quan có thẩm quyền giải quyết,
giữa các bên (8).
tránh tình trạng trì trệ hay khởi kiện
tùy hứng.
(17)
Xem Điều 39, 40 Công ước Viên 1980, tại Điều 26 Công ước Vácsava 1929. Các văn bản này đều quan
tâm và xem xét đến yếu tố lỗi (cố ý) của bên vi phạm để quy định không được miễn trừ trách nhiệm về thời
hạn khiếu nại.
(18)
Xem thêm: Mục đích và ý nghĩa của việc quy định thời hạn khiếu nại tại mục 1.3 của Luận văn
(19)
Phạm Duy Tám, Xác định thời hiệu khởi kiện trong pháp luật dân sự,
(Truy cập ngày 10/06/2015)
19
Hậu quả
pháp lý
Bên có quyền lợi bị vi phạm Bên có quyền lợi bị vi phạm mất
có thể mất hoặc khơng mất quyền khởi kiện tại Tịa án và Trọng
quyền yêu cầu bên vi phạm tài nếu quá thời hiệu khởi kiện.
thực hiện nghĩa vụ nếu quá
thời hạn khiếu nại(20).
1.2. Quy định pháp luật về chế định khiếu nại
1.2.1. Quy định trong pháp luật nước ngoài và quốc tế
Nền kinh tế - xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa để hội nhập, đẩy
mạnh phát triển công-thương nghiệp. Cùng với xu thế đó vấn đề thiết yếu đặt ra là
việc xây dựng hệ thống pháp luật phải phù hợp với pháp luật nước ngoài và quốc tế
để thu hút đầu tư nước ngoài và nhằm tạo điều kiện cho giao dịch thương mại quốc
tế được thuận lợi hơn.
Mục đích của việc nghiên cứu pháp luật nước ngồi và quốc tế để tìm nguồn
gốc cũng như hình thái của chế định khiếu nại. Việc nghiên cứu này hướng tới mục
tiêu “việc xây dựng Luật Thương mại tất yếu cũng phải phù hợp với nguyên tắc,
chuẩn mực của pháp luật, tập quán thương mại quốc tế, từ đó tạo điều kiện cho Việt
Nam tham gia vào các chế định chung của thế giới trong lĩnh vực thương mại”(21).
Ngoài ra, tác giả nghiên cứu hệ thống pháp luật nước ngoài và quốc tế để nhằm tìm
ra điểm tiến bộ, hợp lý của những quy phạm pháp luật tương đồng so với quy định
pháp luật hiện hành ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả có những đánh giá, đề xuất
hồn thiện pháp luật thương mại Việt Nam.
Đầu tiên, tác giả tìm hiểu các văn bản pháp luật điển hình do UNCITRAL
(United Nations Commission on International Trade Law) - Ủy ban Liên hợp quốc
về Luật Thương mại quốc tế ban hành. Điển hình là Cơng ước của Liên hiệp quốc
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Cơng ước Viên 1980 hay CISG 1980). Chế
định khiếu nại được đề cập tại Điều 39 của Cơng ước này. Theo đó, quy định người
mua mất quyền viện dẫn đối với vi phạm hợp đồng về hàng hóa, nếu người mua
(20)
Luật Thương mại 2005 quy định không rõ vấn đề này
(21)
Phan Huy Hồng (2009), “Thời hạn khiếu nại trong luật thương mại: Pháp luật, thực tiễn tài phán và các
quan điểm”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 08(145), tr.48.