Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận Quảng cáo Thương mại trong Pháp luật Thương mại Việt NamMột số vấn đề về lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.82 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Quảng cáo (cụ thể là quảng cáo thương mại) là một trong những hoạt động
cần thiết và quan trọng của Doanh nghiệp nhằm quảng bá thương hiệu cũng
như sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình đến rộng rãi với khách hàng. Sẽ
không là nói quá nếu cho rằng quảng cáo là khâu nối quan trọng giữa sản
xuất và tiêu dùng, giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng trong một thế giới
tràn ngập của thông tin và hàng hóa dịch vụ. Nhà sản xuất luôn muốn thu
được lợi nhuận từ sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình còn người tiêu dùng
luôn muốn được sử dụng những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng
với giá cả phù hợp. Thông qua các hình thức quảng cáo khác nhau, doanh
nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng, nắm bắt xu thế, thị hiếu, nhu cầu cần
thiết của khách hàng qua đó cung cấp những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù
hợp, còn đối với khách hàng, thông qua Quảng cáo, người ta có thể biết được
đầy đủ và rõ ràng những thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ mà mình quan tâm.
Quảng cáo được xem như là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát triển bền vững và có tầm nhìn
luôn chú trọng đầu tư cho quảng cáo, coi quảng cáo là hoạt động có tính
chiến lược. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có những thay
đổi vượt bậc trên bước đường hội nhập kinh tế thế giới, kéo theo đó là sự
phát triển không ngừng của hoạt động quảng cáo thương mại. Các hình thức
quảng cáo thương mại trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn, có tác động
mãnh mẽ đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và hoạt động tiêu thụ
hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng…đồng thời nó cũng làm phát sinh
nhiều vấn đề mới đối với sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật trong khi bộ
khung pháp lý của chúng ta còn chưa hoàn thiện
Vậy Hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam quy định như thế nào về hoạt
động Quảng cáo Thương mại? Những vấn đề nổi bật đáng chú ý nào từ lý
luận đến thực tiễn trong quy định của Pháp luật Thương mại về Quảng cáo
thương mại? Phương hướng hoàn thiện Hệ thống Pháp luật Thương mại đối


với lĩnh vực Quảng cáo Thương mại ra sao? những câu hỏi đó sẽ được giải
đáp một phần nào qua bài thuyết trình với chủ đề : “Quảng cáo Thương
mại trong Pháp luật Thương mại Việt Nam-Một số vấn đề về lý luận và
thực tiễn”
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 1
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 2
NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung về Quảng cáo Thương mại và Hệ thống pháp luật
thương mại điều chỉnh đến hoạt động quảng cáo Thương mại
1. Giới thiệu chung về Quảng cáo Thương mại
Quảng cáo theo góc nhìn Kinh tế học là hình thức tuyên truyền được trả phí
(hoặc không) để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công
ty. ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người
với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các
phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay
tác động đến người nhận thông tin.
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng
của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp
bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
1.1. Đặc điểm của quảng cáo
1. Quảng cáo là hình thức truyền thông phải trả tiền;
2. Bên trả phí quảng cáo là một tác nhân được xác định;
3. Nội dung quảng cáo tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, nhằm thuyết
phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào đối tượng;
4. Quảng cáo được chuyển đến đối tượng bằng nhiều phương tiện truyền
thông khác nhau;
5. Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận đối tượng khách hàng tiềm
năng;
6. Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể.
1.2. Các loại hình quảng cáo

• Quảng cáo thương hiệu (brand advertising);
• Quảng cáo trực tuyến (online advertising);
• Quảng cáo địa phương (local advertising);
• Quảng cáo chính trị (political advertising);
• Quảng cáo hướng dẫn (directory advertising);
• Quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct-respond advertising);
• Quảng cáo thị trường doanh nghiệp (Business-to-business advertising);
• Quảng cáo hình ảnh công ty (institution advertising);
• Quảng cáo dịch vụ công ích (public service advertising)
• Quảng cáo tương tác (interact advertising)
1.3. Phương tiện quảng cáo
Quảng cáo được chuyển đi bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau,
như:
• Truyền hình: là phương tiện tác động đến người tiêu dùng đa dạng và
toàn diện nhất, bằng âm thanh, hình ảnh sống động. Chi phí hình thức này
thường là đắt nhất. Đôi khi gián tiếp bằng hình thức bảo trợ các show,
hay kèm theo logo quảng cáo trên nền sàn, hay treo trên tường đàng sau
diễn viên, MC.
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 3
• Báo chí: tác động bằng hình ảnh và khẩu hiệu. Đôi khi bằng những bài
viết giả như tường thuật bằng những phóng viên được mướn.
• Internet: Khi công nghệ thông tin và Internet phát triển, loại hình báo
mạng cũng phát triển nên các công ty thường khai thác phương tiện này.
Còn có thể gửi vào các hòm email để quảng cáo, hay gọi là thư rác. Hay
các đoạn phim quảng cáo trên các trang mạng. Xem thêm : Quảng cáo
trực tuyến. Ngày nay internet rất phổ cập đến nhiều gia đình, đó là một lợi
thế để các doanh nghiệp khai thác quảng cáo sản phẩm và thương hiệu ở
các mạng trên internet.
Với doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thì họ phải cho mọi người trong
xã hội nhìn thấy và nhớ đến thương hiệu dịch vụ của mình, đó chính là quảng

cáo hình ảnh hoặc đoạn text.
Với doanh nghiệp muốn bán sản phẩm tức là bán cho khách hàng cuối
cùng, họ phải tập trung giới thiệu sản phẩm của họ đến trực tiếp người có
nhu cầu thì hiệu quả mới cao.
• Phát thanh: tác động bằng âm thanh, là những đoạn quảng cáo bằng
lời nói hay âm nhạc.
• Quảng cáo qua bưu điện: Gửi thư đến nhà các khách hàng kèm theo
thông tin giới thiệu về công ty và sản phẩm. Chi phí khá rẻ, nhưng tác
dụng thấp vì mỗi thư chỉ tác động được đến 1 gia đình
• Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển: sơn hình sản phẩm và tên
công ty lên thành xe, nhất là xe bus để có diện tích thân xe lớn và lượng
khách đi xe rất nhiều trong mỗi ngày, có tác dụng khá hiệu quả. Nhưng vì
sơn lên thành xe thì khó thay đổi liên tục nên người ta thường dùng xe bus
là phương tiện quảng cáo cho những sản phẩm có vòng đời khá dài hoặc
thương hiệu cả công ty chứ không giới thiệu những sản phẩm vòng đời
ngắn, hình ảnh quảng cáo nhanh bị lạc hậu
• Quảng cáo qua ấn phẩm danh bạ doanh nghiệp: là những ấn phẩm
phát rộng rãi đến người tiêu dùng
• Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn. Tờ rơi là hình thức
công ty thường dùng, cho đội ngũ nhân viên tiếp thị đi đến các ngã tư, nơi
công cộng phát giấy in giới thiệu về sản phẩm và địa chỉ cung cấp
• Quảng cáo trên bao bì sản phẩm
• Quảng cáo truyền miệng: thông qua đội ngũ nhân viên đi tuyên truyền
• Quảng cáo từ đèn LED: là những đèn lớn treo nơi công cộng đập vào
mắt người đi đường thấy hình ảnh và sản phẩm công ty
• Quảng cáo SMS: thông qua các hãng viễn thông, gửi tin nhắn đến các
khách hàng giới thiệu về sản phẩm, chương trình khuyến mại mà công ty
đang áp dụng
• Quảng cáo qua các chương trình giới thiệu sản phẩm tại các nơi công
cộng

2. Hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh đến hoạt động quảng cáo
Thương mại
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 4
Đối với Hệ thống Pháp thống Pháp Luật Thương mại Việt Nam, hoạt động
quảng cáo Thương mại được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật
sau:
- Luật Thương mại 2005 (Mục 2 Quảng Cáo Thương Mại: từ Điều 102
đến Điều 116).
- Luật Quảng cáo 2012
- Luật Cạnh tranh 2004 (điều 45: Quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh)
- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo 2012.
II. Một số vấn đề thực tiễn về Quảng cáo Thương mại trong Pháp luật
thương mại Việt Nam
1. Quy định của pháp luật
Hoạt động Quảng cáo Thương mại được quy định khá rõ ràng và chặt chẽ
trong các văn bản pháp Luật ở Việt Nam. Cụ thể:
Điều 102 Luật Thương mại 2005 định nghĩa về quảng cáo thương mại như
sau:
“Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân
để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của
mình.”
Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo cũng nói rõ:
“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có
mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.
Trong khuôn khổ nội dung của bài này, nhóm xin được đi sâu vào nghiên cứu
về các quy định của Pháp luật liên quan đến các trường hợp vi phạm pháp

luật về quảng cáo trong Luật thương mại 2005 và các pháp luật liên quan.
1.1. Điều 109 Luật Thương mại 2005 quy định: Các quảng cáo thương mại bị
cấm
1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền,
an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với
truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái
với quy định của pháp luật.
3. Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh hoặc cấm quảng cáo.
4. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng
hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị
trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.
5. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ
chức, cá nhân.
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 5
6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá,
công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức
phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.
8. Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản
phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức,
cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
9. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp
luật.
Ta có thể thấy Luật Thương mại 2005 khi điều chỉnh về các hành vi quảng
cáo bước đầu đã đưa ra được những quy định mang tính khái quát chung, có
tính định hướng cụ thể cho Luật Quảng cáo kế thừa và phát triển các nội

dung điều chỉnh một cách rõ ràng, chặt chẽ hơn.
1.2. Luật Quảng cáo 2006 cũng đưa ra những quy định cho các hành bi quảng
cáo trái Pháp luật:
Trước hết là quy định về các danh mục hàng hóa, sản phẩm dịch vụ bị cấm
quảng cáo ( điều 7)
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm
dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm
nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám st của thầy
thuốc.
6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa
có tính chất kích động bạo lực.
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy
định khi có phát sinh trên thực tế.
1.3. Kế thừa một số nội dung của Luật thương mại, Luật quảng cáo đã phát
triển khá chặt chẽ bộ khung quy định về các hành vi cấm thực hiện hoạt động
quảng cáo (Điều 8 Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo):
1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật
này.
2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền
quốc gia, an ninh, quốc phòng.
3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức,
thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông,
an toàn xã hội.

Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 6
5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc
huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh
đạo Đảng, Nhà nước.
6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được
cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả
năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu
dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn
bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả,
chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá
cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của
tổ chức, cá nhân khác.
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”
hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh
theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của
pháp luật về cạnh tranh.
13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức,
thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát
triển bình thường của trẻ em.
15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận
quảng cáo trái ý muốn.
16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín

hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Tuy nhiên trong quá trình điều chỉnh hoạt động quảng cáo Thương mại, khá
nhiều bất cập diễn ra.
2. Thực trạng pháp luật quảng cáo
2.1. Mặt tích cực
Nhìn tổng quan, Luật Quảng cáo đã đạt được những điểm then chốt như sau:
- Thể chế hoá chủ trương đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
Đảng và Nhà nước, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp
- Thống nhất của bộ máy quản lý nhà nước, tính thống nhất trong hệ thống
pháp luật của nước ta; cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) và các Điều ước quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia trong lĩnh
vực quảng cáo.
- Kế thừa các quy định của Pháp lệnh Quảng cáo.
- Điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam với các
quy định tương đối cụ thể, rõ ràng để khi ban hành tạo cơ sở pháp lý thích
hợp.
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 7
- Thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước
về họat động quảng cáo, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động quảng cáo trong khuôn khổ của pháp luật.
- Thay cấp phép quảng cáo bằng phương pháp hậu kiểm, tạo lập bình đẳng
giữa cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.
2.2. Mặt hạn chế
Mặc dù vậy trong quá trình áp dụng thực tiễn, các nhà sản xuất kinh doanh
hàng hóa dịch vụ vẫn tìm cách để “lách luật” quảng cáo một cách tinh ti và
khó kiểm soát, đặc biệt là quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên mạng
Internet… Theo quy định, các nội dung quảng cáo trước khi phát trên truyền
hình, hoặc các phương tiện quảng cáo khác phải được cơ quan chức năng
kiểm duyệt chặt chẽ. Thế nhưng, việc kiểm soát hiện nay dường như không
xuể, thậm chí quảng cáo, rao vặt trên mạng gần như bị “thả nổi”, dẫn đến đầy

rẫy những thông t$in, hình ảnh quảng cáo thiếu trung thực, thiếu thẩm mỹ,
khiến người tiêu dùng lúng túng khó xác định được đâu là thật, đâu là giả.
2.2.1. Một số bài viết về chất lượng sản phẩm quảng cáo
- Đã từ lâu, thói quen của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm luôn phụ
thuộc vào những hình ảnh quảng cáo. Song, chất lượng sản phẩm có được
như quảng cáo hay không mới là điều đáng bàn. Hàng ngày, trên các kênh
truyền hình dày đặc những hình ảnh quảng cáo về thực phẩm tiêu dùng như
hạt nêm Knorr, Maggi…với những lời giới thiệu như: “Được chiết xuất từ thịt
thăn, xương ống”, “Thơm từ thịt, ngọt từ xương”. Thậm chí, với loại bột nêm
Maggi cao cấp xương hầm, trên bao bì ghi rõ “3 ngọt: ngọt thịt, ngọt xương,
ngọt tủy”.
Với cách quảng cáo này, các bà nội trợ đều nhầm tưởng rằng toàn bộ sản
phẩm đóng gói được chiết xuất từ thịt và xương, nên đều mua dùng thay các
loại gia vị, bột ngọt khác.
Tuy nhiên, ít ai biết được rằng tỷ lệ thịt và xương này chỉ mang tính… tượng
trưng, tức là chỉ chiếm từ 1,8-2% còn lại 98% là chất điều vị, chất tạo ngọt
khác. Thậm chí, ngay trên bao bì cũng ghi tỷ lệ như vậy nhưng những thước
phim quảng cáo đã được thổi phồng khiến người tiêu dùng nhầm lẫn.
Một chuyên gia về công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Đại học Bách
khoa Hà Nội khẳng định, thành phần của hạt nêm rất khó được chiết xuất từ
xương, xương ống mà chủ yếu từ thịt. Xương, tủy có chất béo, khi cô đặc lại
cũng không để lâu được vì chất béo này rất dễ bị ôi thiu. Khả năng tỉ lệ từ thịt
cũng thấp bởi lẽ giá thành cao. Như vậy, những thước phim quảng cáo hàng
ngày vẫn đang “đánh lừa” người tiêu dùng.
- Một vụ việc nữa cũng khiến nhiều người nghi ngờ là sản phẩm KiHIV chữa
HIV/AIDS, AntiK chữa ung thư đã làm xôn xao dư luận trong thời gian vừa
qua. Theo đó, "HIV sẽ giảm dần cho đến hết khi sử dụng KiHIV từ 3 đến 6
tháng", lời quảng cáo của Công ty cổ phần thuốc thiên nhiên VN làm cộng
đồng người nhiễm HIV xáo động, song thực tế chưa ai kiểm nghiệm sản phẩm
này

Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 8
Khi thực hiện quảng cáo cho sản phẩm này Công ty cổ phần thuốc thiên nhiên
VN đã khẳng định sản phẩm đã được Viện Kiểm nghiệm chứng nhận, thế
nhưng khi khi các cơ quan chức năng vào cuộc đã xác định đây là hành vi
mập mờ, không đúng sự thật. Bởi Viện Kiểm nghiệm hoàn toàn không chứng
nhận thuốc này tốt với bệnh nhân HIV/AIDS.
Hơn nữa, họ đối phó, thậm chí là qua mặt cơ quan chức năng khi nhãn sản
phẩm ghi "Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS", nhưng quảng cáo và tư vấn trực tiếp thì
lại đảm bảo "chữa khỏi".
- Mỳ Tiến Vua: Quảng cáo nói không, kiểm định nói có
Ngay sau khi có đoạn quảng cáo với thông
điệp “Mỳ Tiến Vua - Mỳ vì sức khỏe”, “Mỳ
Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi
chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat
(loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim
và bệnh mạch vành)” được phát trên
truyền hình, khán giả ngay lập tức có cảm
giác lo sợ về việc ăn phải loại mỳ có chứa
chất Transfat và mỳ Tiến Vua của công ty
CP Hàng tiêu dùng Masan mới là loại tốt
cho sức khỏe.
Tuy nhiên, khi kiểm nghiệm mẫu mỳ Tiến Vua, nhiều người mới ngã ngửa vì
trong thành phần của mỳ cũng có Transfat.
Trước đó, quảng cáo này cũng đụng phải sự phản ứng gay gắt của các doanh
nghiệp kinh doanh mặt hàng này.
Bởi lẽ, thông điệp quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua của Công ty cổ phần
Masan có nội dung: khi cho nước sôi vào vắt mì, nếu nước trong tô chuyển
sang màu vàng đục, chứng tỏ sản phẩm có sử dụng phẩm màu E102. Với cách
so sánh hai hình ảnh vắt mì vàng sậm và vàng nhạt, quảng cáo đã gây ấn
tượng mạnh cho người tiêu dùng “mì màu vàng sậm là có sử dụng phẩm

màu”.
Sau khi Công ty Acecook VN gửi đơn lên Cục Quản lý cạnh tranh khiếu nại
mẩu quảng cáo của Công ty Masan đưa thông tin gây nhầm lẫn về chất lượng
mì ăn liền, ngày 28/6 Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã yêu cầu
phía Masan chỉnh sửa từ ngữ trong quảng cáo, tránh gây hiểu nhầm cho
người tiêu dùng.
- Quảng cáo sữa TH: Sữa sạch hay chỉ là slogan?
TH True Milk ra đời với tiêu chí “sữa sạch” đã đánh trúng với tâm lý của
không ít các bà mẹ trẻ khi mong muốn tìm cho con mình nguồn sữa đảm bảo
chất lượng. Tuy nhiên, sự việc được dấy lên vào cuối tháng 7/2011 khi Hiệp
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 9
hội Sữa gửi khiếu nại tới Bộ Y tế, Bộ Công thương và các đơn vị trực thuộc về
việc dùng từ “sạch” trong thông điệp quảng cáo “Tinh túy thiên nhiên được
giữ vẹn nguyên trong sữa tươi sạch” của TH True Milk.
Không ít các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sữa cũng lên
tiếng phản đối cách quảng
cáo này bởi dù ít, dù nhiều,
quảng cáo của TH True Milk
về “sữa sạch” đã phần nào đó gây
hiểu nhầm, ảnh hưởng tới
việc kinh doanh của họ.
Mặc dù vậy, công văn trả lời
của Bộ Y tế lại cho rằng: Đây “chỉ là quảng cáo” nên không có cơ sở kết luận
nội dung quảng cáo có hàm ý là các sản phẩm sữa khác không sạch.
2.2.3. Một số vi phạm pháp luật quảng cáo liên quan đến các sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ:
- Quảng cáo rượu trá hình dưới dạng MV âm nhạc
Tháng 6/ 2013, ca sỹ Hồ Ngọc Hà thực hiện một MV âm nhạc đầu tư kĩ lưỡng
về âm thanh, hình ảnh tuy nhiên ngay sau khi ra mắt MV, Hồ Ngọc Hà và ekip

vấp phải sự phản ứng dữ dội của dư luận. Lý do vì trong MV xuất hiện một số
cảnh quay quảng cáo rượu cận rõ nhãn hiệu. Đặc biệt MV này thể hiện bài hát
“Cảm ơn cha” của nhạc sỹ Hồng Thuận với ca từ da diết tình cảm, mang ý
nghĩa thiêng liêng về tình phụ tử nhưng bị cố ý đan cài vào vài chi tiết món
quà tặng cha là những chai rượu ngoại, cụ thể là Gold Label của hãng
Johnnie Walker và Singleton 12. MV âm nhạc trở thành một clip quảng cáo
khiến đa số người xem cảm thấy sự đối lập giữa bài hát nhẹ nhàng và cách
thức quảng cáo đồ uống có cồn. MV “Cám ơn cha” của nữ ca sỹ Hồ Ngọc Hà đã
vi phạm Khoản 15, Điều 22, Nghị định 94/2012 về sản xuất, kinh doanh rượu:
cấm tài trợ các chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao; vi phạm Điều 7
Luật quảng cáo có hiệu lực từ ngày 1/1/2013: Cấm sử dụng các loại rượu có
độ cồn từ 15 độ trở lên trong quảng cáo; vi phạm Nghị định 97/NĐ-CP về việc
quản lý các hoạt động Internet: cấm sử dụng Internet để quảng cáo cho các
dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa bị cấm hoặc chưa được phép lưu hành trên thị
trường. MV tuy đã bị xử phạt hành chính nhưng hậu quả gây ra lớn hơn là cố
tình cổ vũ cho một trào lưu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, cụ thể rượu
trong đời sống của người già. Vốn là một dự án xuất phát ý tưởng rất nhân
văn, ngợi ca tình yêu thương của người cha và lòng biết ơn của những người
con nhưng cuối cùng vì những hình ảnh quảng cáo hãng rượu rõ nét nên dự
án âm nhạc đã biến thành một cuộc trao đổi lợi ích thương mại.
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 10
- Quảng cáo thuốc lá
Tuy không còn rầm rộ quảng cáo qua băng rôn, áp phích, pano… nhưng thuốc
lá vẫn được trưng bày khá bắt mắt tại các điểm bán thuốc lá.
Đến nay, Việt Nam đã hoàn toàn cấm các hoạt động quảng cáo, khuyến mại
thuốc lá công khai trên báo đài, truyền hình, pano, áp phích quảng cáo. Tuy
nhiên, hình ảnh các loại thuốc lá vẫn đến được với người tiêu dùng bởi các
“chiêu” lách luật quảng cáo rất tinh vi. Điển hình nhất là hình thức trưng bày
bắt mắt tại các điểm bán thuốc lá. Các điểm bán này đã “lách luật” quy định
“tại mỗi điểm bán không được pháp trưng bày quá một bao/gói hoặc trưng

bày quá một tút/hộp của một nhãn hiệu thuốc lá” theo thông tư số
78/2008/TT-BVHTTDL.
Điều tra liên tục trong 3 năm (2009 – 2011) do Trường Đại học Y tế công
cộng thực hiện tại tại 1.500 điểm bán thuốc lá tại 10 tỉnh, thành trên cả nước
cho thấy, tỷ lệ điểm bán vi phạm quy định cấm trưng bày quá 1 bao/tút của
một nhãn hiệu thuốc lá chiếm đến hơn 90%. Thậm chí ngay cả khi mức phạt
tăng 1,5-2 lần, vi phạm vẫn không giảm.
Theo Thạc sĩ Lê Thị Thanh Hương, điều phối viên dự án Hướng tới một Việt
Nam không có quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá, Đại học Y tế công
cộng, quy định cho phép trưng bày thuốc lá tại điểm bán chính là kẽ hở để
các công ty thuốc lá tiếp tục quảng bá hình ảnh của các loại thuốc lá đến
người tiêu dùng.
“Các công ty thuốc lá nghĩ ra đủ chiêu trò để lách quy định trên. Ví dụ, trưng
bày nhiều sản phẩm của một nhãn hiệu thuốc lá tạo thành các điểm quảng
cáo hấp dẫn, dễ nhận biết tại điểm bán”.
Thậm chí thuốc lá được trưng bày lẫn với các sản phẩm thông thường khác
như kẹo, bánh… tạo ấn tượng rằng thuốc lá không phải là một sản phẩm độc
hại. Điều này vô tình thúc đẩy hành vi mua và bắt đầu hút thuốc ở thanh
thiếu niên, tạo ấn tượng rằng việc hút thuốc là được chấp nhận về mặt xã hội
và khiến giới trẻ bị lôi cuốn. Ngoài ra, việc trưng bày này cũng làm những
người đã cai thuốc có nguy cơ tái nghiện, gợi nhớ đến ham muốn hút thuốc
trở lại ở những người đang cố gắng bỏ.
Trong khi đó, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá
từ năm 2004. Theo đó Việt Nam cần ban hành quy định cấm triệt để bất cứ
hình thức trưng bày sản phẩm nào và cấm bày sản phẩm thuốc lá ở các điểm
kinh doanh, kể cả đại lý cố định và người bán rong trên phố. So với yêu cầu
này, thì Thông tư 78/2008/TT-BVHTTDL của Việt Nam vẫn còn yếu và là một
kẽ hở để các công ty quảng cáo thuốc lá lách luật.
Tuy nhiên, kẽ hở này không những chưa được khắc phục mà đang bị làm yếu
đi trong Dự thảo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá.

Cụ thể, Khoản b Điều 25 của Luật quảng cáo có quy định “tại các điểm bán,
không được trưng bày quá một bao/một tút/hộp của một sản phẩm của một
nhãn hiệu thuốc lá”. Theo thạc sĩ Hương, cụm từ “một sản phẩm” trong quy
định này là một kẽ hở rất lớn mà các công ty thuốc lá sẽ khai thác triệt để.
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 11
“Trên thực tế, mỗi nhãn hiệu thuốc lá thường có từ 5 đến 10, thậm chí nhiều
hơn các loại sản phẩm khác nhau. Vì thế, nếu cho phép trưng bày một bao/
một tút của một sản phẩm của một nhãn hiệu thuốc lá thì mỗi cửa hàng bán
lẻ sẽ trưng bày hàng chục loại sản phẩm khác nhau của mỗi nhãn hiệu. Với
hàng trăm nhãn hiệu thuốc lá hiện có tại Việt Nam, chúng ta sẽ có hàng ngàn
loại sản phẩm thuốc lá được phép trưng bày tại các điểm bán. Điều đó đồng
nghĩa với việc hàng trăm ngàn điểm bán lẻ trên các đường phố của nước ta
sẽ trở thành hàng trăm ngàn điểm quảng cáo thuốc lá”, thạc sĩ Hương chia sẻ.
“Với quy định còn nhiều kẽ hở này, các công ty thuốc lá sẽ vẫn tiếp tục khai
thác triệt để. Còn các điểm bán thuốc lá thì vì lợi nhuận chắc chắn vẫn vi
phạm. Như vậy, mặc dù trong dự thảo Luật chúng ta có quy định cấm quảng
cáo các sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức nhưng các công ty thuốc lá sẽ
tận dụng kẽ hở về quy định trưng bày để quảng cáo tràn lan các sản phẩm
thuốc lá tại các điểm bán. Như vậy, quy định về cấm quảng cáo thuốc lá sẽ
không phát huy được tác dụng như mong muốn của nhà quản lý. Và để tránh
kẽ hở này, Điều 25, khoản 1b quy định về trưng bày thuốc lá trong Dự Luật
cần bỏ chữ "một sản phẩm" và chỉ cho trưng bày như theo quy định hiện nay
(Thông tư 78/2008/TT-BVHTTDL). Ngoài ra, cần có lộ trình tiến tới cấm
hoàn toàn trưng bày thuốc lá tại điểm bán”, bà Hương nói.
Bên cạnh “kẽ hở” về quảng cáo, trưng bày trong dự thảo Luật Phòng chống
tác hại của thuốc lá, nhiều vấn đề khác cũng đang được tranh cãi như quy
định về khu vực cấm hút thuốc nhưng được phép bố trí nơi dành riêng cho
người hút thuốc, quy định về các hoạt động tài trợ của ngành công nghiệp
thuốc lá…
- Quảng cáo thuốc

Được quảng cáo là chữa khỏi HIV, song thành phần của thực phẩm chức năng
KiHIV chỉ gồm tam thất, hạt sen, gừng, nghệ và gelatin.
Ngày 12/6, Thanh tra Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội và Cảnh sát
kinh tế Công an Hà Nội đã kiểm tra công ty cổ phần
thuốc thiên nhiên Việt Nam (Naphavina). Công ty này
bán 4 sản phẩm KiHBV, KiHCV, KiHIV và AntiCa, theo
quảng cáo là có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B, viêm gan C, HIV và ung
thư. Giá bán mỗi viên nang là 2 USD, liều dùng cho bệnh nhân HIV là 12-20
viên/ngày.
Theo ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, Naphavina
mới nộp hồ sơ công bố 4 sản phẩm nói trên lên Cục An toàn vệ sinh thực
phẩm hôm 4/5. Chưa được cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm nhưng
Naphavina đã quảng cáo ở một số tờ báo: "Uống KiHIV giúp bệnh nhân HIV
phục hồi chức năng tuần hoàn, tiêu hóa, bệnh nhân AIDS có thể giảm và hết
virus sau 3-6 tháng, sử dụng KiHBV giúp phục hồi sức khỏe, tiêu diệt hết virus
gây viêm gan B ".
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 12
Trong khi đó, thành phần của 4 loại viên nang trên cũng chỉ là tam thất 60%,
hạt sen 20%, gừng 10%, nghệ và gelatin 10%. Sở Y tế Hà Nội đã quyết định
tạm đình chỉ lưu hành 4 sản phẩm này.
- Quảng cáo sữa
Tại Khoản 4 Điều 7 Luật Quảng cáo quy định "Cấm quảng cáo các sản phẩm
sữa ghi là thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi", nghĩa là sản
phẩm nào giới thiệu để thay thế sữa mẹ cho đến 24 tháng tuổi không được
phép quảng cáo. Luật không cấm quảng cáo các sản phẩm làm thức ăn bổ
sung cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên vì việc ăn bổ sung (dân gian gọi là ăn
dặm) là vô cùng quan trọng đối với trẻ ở lứa tuổi này. Theo một chuyên gia
dinh dưỡng thì suy dinh dưỡng thể còi ở trẻ em Việt Nam có nguyên nhân do
ăn dặm không đúng cách. Ngay trong chính Quy chuẩn quốc gia do chính Bộ Y
tế ban hành cũng quy định: Các sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 6-

36 tháng tuổi là nhằm mục đích ăn bổ sung. Nếu các sản phẩm ghi "dùng thay
thế sữa mẹ" hoặc "sữa thay thế sữa mẹ" rất cần thiết phải cấm, còn ghi "thực
phẩm bổ sung" tại sao lại cấm? Điều đó cũng không phù hợp theo Quyết định
số 189/QĐ-BYT, Bộ Y tế ban hành "10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm
2020" - thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020
tầm nhìn đến 2030; "Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa
và các sản phẩm của sữa phù hợp với từng lứa tuổi".
Ngoài ra, các chuyên gia đang lo ngại rằng các quảng cáo sữa đã khiến ngày
càng nhiều bà mẹ không cho con bú đầy đủ để có thể đảm bảo sức khỏe cho
con mình. Các nhà làm luật đang tranh cãi về vấn đề xiết chặt hơn nữa những
quảng cáo này.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng quảng cáo sữa bột cho trẻ nhỏ đang gây ra
nhận thức sai lầm, làm cho khách hàng tin rằng loại thức ăn bổ sung này tốt
hơn sữa mẹ.
Các nhà làm luật đã kêu gọi cần phải có những điều lệ nghiêm ngặt hơn đối
với quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ khi thảo luận về dự án Luật
Quảng cáo trong phiên họp quốc hội (21/5- 21/6). Bộ luật này dự định sẽ
được thông qua vào 21/6.
Các nhà làm luật muốn được thông qua lệnh cấm quảng cáo các sản phẩm
sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới mười hai tháng tuổi hoặc có thể mở rộng
đến dưới 24 tháng tuổi.
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xóa bỏ điều khoản đề xuất giữ
ngưỡng 12 tháng và cho là điều khoản này đã có trong một nghị định ban
hành năm 2006.
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 13
Tuy nhiên các nhà làm luật mong muốn việc bảo vệ tốt hơn nữa việc nuôi con
bằng sữa mẹ cho rằng việc cấm quảng cáo này cần được quy định trong một
điều khoản của Luật Quảng cáo sửa đổi. Một số người khác nói rằng ngưỡng
giới hạn lẽ ra phải là 24 tháng.
Nguyễn Ngọc Phương, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho biết xóa bỏ điều

khoản này gây bối rối các nhà làm luật.
Ông cho biết: “Tôi đề nghị cấm quảng cáo các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ,
bình và núm vú giả cho trẻ dưới 24 tháng tuổi”.
Khúc Thị Duyên, đại biểu của tỉnh Thái Bình nói rằng khảo sát của các nhà
làm luật cho thấy các bà mẹ Việt Nam có đủ sữa vẫn mua sữa bột kể cả khi họ
không có đủ tiền vì họ tin vào các quảng cáo nói rằng sữa tốt cho con họ.
Bà Hajeebhoy của dự án A&T cho biết quảng cáo sản phẩm của các công ty
sữa bột cho trẻ em trên 6 tháng tuổi giống với sản phẩm dành cho trẻ em
dưới 6 tháng, hậu quả là các bà mẹ bị nhầm lẫn.
“Quảng cáo chỉ một sản phẩm trong một dòng các sản phẩm có thể có tác
dụng với tất cả các sản phẩm còn lại bởi người tiêu dùng sau đó sẽ áp những
liên tưởng tích cực về hãng lên tất cả các sản phẩm đến từ hãng đó”.
Bà nói thêm rằng bất kì hạn chế nào về quảng cáo sữa bột ở một mức tuổi sẽ
dẫn đến sự phát triển của một sản phẩm mới, do đó các quy định cần tập
trung vào cấm việc quảng cáo các loại sữa bột cho trẻ nhỏ.
Theo quan điểm của bà Hajeebhoy, vấn đề này còn liên quan đến mặt thông
tin, giáo dục.
Bà cho biết thêm phụ nữ không được ủng hộ thỏa đáng khi mang thai, họ
không được tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ, cho con bú thế nào, trẻ cần được
bú bao lâu thì no mặc dù không thể tính toán được nhưng cảm giác là trẻ
không được bú đủ.
“Phụ nữ cần được khuyến khích và tư vấn phù hợp. Khi làm mẹ, bạn luôn
căng thẳng đặc biệt trong lần đầu tiên. Nuôi con bằng sữa mẹ nghe có vẻ dễ
dàng nhưng thực ra lại không hề dễ, nó cũng đòi hỏi phải học hỏi”.
Quan trọng nhất, bà Hajeebhoy nói thêm, sữa mẹ cung cấp tất cả những
dưỡng chất trẻ cần trong 6 tháng đầu tiên. Sữa mẹ chứa tất cả chất béo,
protein, và vitamin cần thiết mà bà Hajeebhoy gọi là “đặc trưng loài”.
3. Một số vấn đề về hạn chế về quy định của Pháp luật liên quan đến
quảng cáo
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 14

1. Ngoài những điểm tích cực, dự thảo Luật Quảng cáo còn rất nhiều khiếm
khuyết, đặc biệt là: các quy định nhằm hạn chế quảng cáo: 15% diện tích với
tạp chí; 10% với quảng cáo trên báo nói và báo hình; 15% diện tích mỗi
khuôn hình của báo điện tử, trang tin điện tử. Đây là những quy định hết sức
thiếu thực tế và góp phần hạn chế sự phát triển lĩnh vực truyền thông – Khi
các cơ quan chủ quản các phương tiện truyền thông bị bóp nghẹt nguồn thu.
2. Theo quy luật về cung – cầu, việc hạn chế diện tích, thời lượng quảng cáo sẽ
dẫn đến giá quảng cáo tăng vọt. Điều này sẽ có tác động rất xấu đến quá
trình sản xuất và lưu thông hàng hóa Doanh nghiệp sẽ không đủ ngân sách để
quảng cáo và một trong những đặc tính cực kỳquan trọng của quảng cáo:
Quảng cáo không đủ tần xuất, thời lượng thì gần như là ném tiền qua cửa sổ
vì hiệu quả gần bằng không. Với giá quảng cáo tăng vọt như vậy thì doanh
nghiệp lấy đâu ra tiền để quảng cáo một cách hiệu quả?
3. Khi diện tích quảng cáo bị thu hẹp dẫn đến giá quảng cáo tăng thì chỉ có
những tập đoàn lớn –hầu hết là của nước ngoài mới đủ kinh phí để quảng
cáo và chắc chắn, họ sẽ mua hết, mua dài hạn những vị trí quảng cáo tốt
nhất, hiệu quả nhất. Vậy, cơ hội nào cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ với
số vốn hạn chế, ngân sách quảng cáo ít? Trong khi đó chủ trương của Đảng và
Nhà nước là tạo mọi điều kiện để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng
các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ quảng bá dịch vụ, sản phẩm như thế nào khi
giá quảng cáo đắt đỏ và không thể chen chân có chỗ.
4. Những đơn vị quản lý, sở hữu phương tiện truyền thông hầu hết đều không
hoạt động dựa vào ngân sách Nhà nước. Ngay như Đài Truyền Hình Việt Nam
cũng không dựa vào nguồn ngân sách từ 5 năm nay, các báo điện tử, trang tin
điện tử cũng không hoạt động dựa vào ngân sách nhưng những phương tiện
tiện truyền thông này đóng vô cùng lớn trong việc phát triển kinh tế thông
qua việc quảng bá thông tin, nân cao dân trí và đặc biệt là cầu nối giữa sản
xuất và tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo.
5. Diện tích quảng cáo nhỏ dẫn đến nguồn thu duy nhất của các trang tin điện
tử, báo điện tử bị bó hẹp. Đồng nghĩa với điều này là nội dung đi xuống vì

không đủ tiền để duy trì hoạt động và sẽ có rất nhiều trang tin điện tử, báo
điện tử có thể phải đóng cửa: Doanh nghiệp thiệt, Nhà Nước thiệt (vì mất đi
phương tiện truyền thông), người lao động mất việc làm, các công ty kinh
doanh internet cũng thiệt hại theo …
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 15
DANH SÁCH NHÓM 5
1. Nguyễn Anh Tuấn
2. Nguyễn Thị Thùy Linh
3. Đoàn Thị Hoa Liễu
4. Hà Nguyễn Phương Nhung
5. Hồ Thị Tâm Nhã
6. Trần Khánh Ly
7. Hoàng Thị Thu Hà
8. Nguyễn Đình Hiệu
9. Nguyễn Tiến Việt
10. Thới Thị Kim Thảo
Nhóm 5 Luật Kinh tế K35B Trang 16

×