Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại cổ phần trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN LUẬT & CỬ NHÂN QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÊN ĐỀ TÀI

VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐINH PHI PHA
LỚP: QUẢN TRỊ - LUẬT

KHÓA: 34

KHOA: QUẢN TRỊ

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. VŨ THỊ THANH VÂN

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này hồn tồn do tơi thực hiện.
Các đoạn trích, số liệu, hình ảnh bên ngồi sử dụng trong khóa luận đều đƣợc tơi
trích dẫn nguồn đầy đủ. Một số nội dung trong khóa luận đƣợc tơi dịch trực tiếp từ
các nguồn tài liệu tiếng Anh và đã chú dẫn nguồn của văn bản gốc.
Nếu nhƣ có bất kỳ sai phạm nào, tơi xin tự chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng.


Tác giả khóa luận

Đinh Phi Pha


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TCTD
NHNN
NHTM
NHTMCP

:
:
:
:

Tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nƣớc
Ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1


1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Kết cấu..................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY……………...5
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề sở hữu chéo

5

1.1.1. Khái niệm sở hữu chéo .....................................................................................5
1.1.2. Lợi ích và tác hại của sở hữu chéo ..................................................................7
1.1.2.1. Lợi ích ............................................................................................................7
1.1.2.2. Tác hại ..........................................................................................................10
1.2. Sở hữu chéo và phân loại các hình thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân
hàng ở Việt Nam....................................................................................................... 14
1.2.1. Hiện tượng sở hữu chéo ở Việt Nam ..............................................................14
1.2.2. Phân loại các hình thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ..15
1.3. Sở hữu chéo giữa các NHTMCP ở Việt Nam .................................................. 16
1.3.1. Khái niệm sở hữu chéo giữa các NHTMCP ở Việt Nam ................................16
1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sở hữu chéo trầm trọng giữa các NHTMCP
tại Việt Nam hiện nay ................................................................................................19


1.3.3. Thực trạng sở hữu chéo giữa các NHTMCP ở Việt Nam ..............................22
1.3.4. Những tác động tích cực và tiêu cực của sở hữu chéo ở các NHTMCP Việt
Nam 23
1.3.4.1. Những lợi ích về mặt kinh tế của sở hữu chéo.............................................23

1.3.4.2. Những tác động tiêu cực của sở hữu chéo ...................................................23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

25

CHƢƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM LIÊN
QUAN ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
26
2.1. Các quy định về việc góp vốn, mua cổ phần .................................................... 27
2.2.Các quy định về sở hữu cổ phần ....................................................................... 29
2.3.Các quy định về trường hợp khơng được cấp tín dụng .................................... 33
2.3.1. Trường hợp khơng cấp tín dụng cho những tổ chức, cá nhân được quy định
tại khoản 1 Điều 126 Luật Các TCTD ......................................................................34
2.3.2. Quy định về việc không cấp tín dụng cho DN hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh chứng khoán mà tổ chức nắm quyền kiểm soát .............................................36
2.3.3. Quy định khơng được cho vay để góp vốn vào TCTD khác trên cơ sở nhận tài
sản bảo đảm bằng chính cổ phiếu của TCTD nhận vốn góp ....................................37
2.4.Giới hạn cấp tín dụng ........................................................................................ 38
2.5.Các quy định về người liên quan ....................................................................... 39
2.6.Các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tốn thiểu ...................................................... 42
2.7.Các quy định về công bố thông tin .................................................................... 43
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

46

CHƢƠNG 3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ VẤN ĐỀ SỞ HỮU
CHÉO – BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
47
3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý vấn đề sở hữu chéo ................. 47

3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản về vấn đề sở hữu chéo.........................................47
3.1.1.1. Khái quát lịch sử sở hữu chéo ở Nhật Bản...................................................47


3.1.1.2.Lý do dẫn đến việc giảm sở hữu chéo ở Nhật Bản .......................................49
3.1.1.3. Một số giải pháp làm giảm bớt sở hữu chéo của Nhật Bản .........................50
3.1.2. Kinh nghiệm của Đức......................................................................................51
3.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ............................................................................54
3.1.4. Kinh nghiệm của Ý ..........................................................................................55
3.1.5. Kinh nghiệm của Mỹ .......................................................................................56
3.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................................................. 57
3.2.1. Một số kinh nghiệm đúc kết từ kinh nghiệm quốc tế .......................................57
3.2.2. Một số giải pháp để giảm ở hữu chéo giữa các NHTMCP ở hiện tại ............58
3.2.3. Đề xuất một số sửa đổi trong các quy định của pháp luật Việt Nam .............59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

60

KẾT LUẬN

61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với một quốc gia, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung và hệ thống
các ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) nói riêng ln đóng một vai trị vơ

cùng quan trọng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các NHTMCP chính là cầu nối giữa
nơi có lƣợng tiền nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn để đầu tƣ sản xuất, kinh
doanh. Nói cách khác, NHTMCP chính là nơi bơm vốn vào nền kinh tế, giúp cho
các hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra của cải cho xã hội đƣợc tiến hành một
cách suôn sẻ. Khi các NHTMCP hoạt động tốt sẽ giúp nền kinh tế quốc gia ổn định
và phát triển thuận lợi. Nhƣng nếu các NHTMCP hoạt động khơng tốt thì khơng
những tác động xấu đến bản thân các NHTMCP này, mà còn ảnh hƣởng trực tiếp
đến tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và thậm chí có
thể ảnh hƣởng dây chuyền lên tất cả các ngành nghề lĩnh vực trong nền kinh tế. Vì
xuất phát từ vai trị là một định chế tài chính trung gian nên bất cứ hành vi nào của
NHTMCP cũng có thể gây ảnh hƣởng đến nền kinh tế.
Theo Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 19/02/2013 về
Phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trƣởng
theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 –
2020, vấn đề tái cơ cấu hệ thống tài chính – ngân hàng là một trong ba nhiệm vụ
trọng tâm. Sở dĩ xuất hiện vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, mà trọng tâm là
các TCTD, là do trong những năm trở lại đây, trong quá trình hoạt động của mình,
các NHTMCP bắt đầu bộc lộ rất nhiều điểm hạn chế dẫn đến hàng loạt những hậu
quả đáng lo ngại. Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất từ hoạt động của hệ
thống NHTMCP tại Việt Nam trong thời gian qua, đó là việc hình thành nên hàng
loạt các khoảng nợ xấu với quy mô khác nhau, mà phần lớn là khó có khả năng thu
hồi. Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các khoản nợ xấu này, mặc dù chủ yếu là
do nền kinh tế giảm sút, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, hay do việc sử dụng
vốn vay khơng hiệu quả, thì cịn có một nguyên nhân là tác động sâu xa từ hệ quả
tiêu cực của sở hữu chéo ngân hàng.
Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng nói chung, và giữa các NHTMCP nói riêng
hiện đang đƣợc xem là một trong những nguyên nhân hình thành nên các khoản nợ
xấu khó thu hồi của các NHTMCP. Trong giai đoạn 2013 – 2015, cùng với mục tiêu
hàng đầu là xử lý nợ xấu, vấn đề cố gắng làm giảm sự phức tạp, chồng chéo của cấu
trúc sở hữu chéo ngân hàng cũng phải đƣợc tiến hành song song. Trên thực tế, sở

hữu chéo chính là câu hỏi khó khăn nhất trong bài tốn tái cơ cấu. Bởi lẽ, để có thể
tái cơ cấu một cách hiệu quả, các cơ quan nhà nƣớc cần phải kiểm tra và tìm ra
đƣợc đƣờng đi của dịng vốn, mà trong ma trận sở hữu chéo, đƣờng đi này là vơ
cùng phức tạp và khơng dễ để có thể lần ra đƣợc tận gốc.
Không những thế, bên cạnh việc các khoản nợ xấu của ngân hàng đã đƣợc thông tin,
vài năm gần đây, xuất hiện một số vụ bê bối liên quan đến một số ngƣời lãnh đạo
của các ngân hàng lớn trong việc thực hiện một số hành vi gây ảnh hƣởng xấu đến
1


hệ thống ngân hàng. Với mục đích làm lợi cho một nhóm nhỏ các cổ đơng và chủ sở
hữu ngân hàng, một số nhân vật này đã lợi dụng mối quan hệ sở hữu chéo để lách
các quy định của pháp luật về bảo đảm an tồn hoạt động tín dụng. Hơn nữa, mặc
dù có một số vấn đề liên quan đến sở hữu chéo đã đƣợc pháp luật quy định một
cách rõ ràng, nhƣng vì cơ chế thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTMCP chƣa
đƣợc hiệu quả đã dẫn đến việc xử lý các vi phạm là một vấn đề không phải dễ dàng.
Mặc dù xét về bản chất, sở hữu chéo đƣợc xem là một hiện tƣợng kinh tế rất bình
thƣờng. Thậm chí trong nhiều trƣờng hợp, sở hữu chéo đã góp phần giúp cho hệ
thống ngân hàng nói chung và tồn bộ nền kinh tế phát triển một cách đáng kể. Tuy
nhiên, nếu các quan hệ sở hữu chéo bị sử dụng quá mức, hoặc bị các nhóm cá nhân
cố tình lợi dụng để trục lợi dẫn đến ảnh hƣởng đến quyền lợi của những chủ thể cịn
lại có liên quan, thì lúc này sở hữu chéo mới bộc lộ những điểm hạn chế. Ngoài ra,
hình thức sở hữu chéo cịn bị ảnh hƣởng rất nhiều bởi những điều kiện của từng
quốc gia cũng nhƣ ở mỗi thời kỳ nhất định. Hiện nay, ở Việt Nam, các mặt tiêu cực
của vấn đề sở hữu chéo này, đặc biệt là giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần với
nhau đang ngày một gia tăng, gây ảnh hƣởng hoặc đe doạ gây ảnh hƣởng đến hệ
thống tài chính ngân hàng nƣớc ta, vốn đã chƣa thật sự bền vững.
Đứng trƣớc những tác động rất lớn và mang tính chất nguy hiểm của sở hữu chéo
trong hệ thống NHTMCP ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với tình
trạng sở hữu chéo ngày càng phức tạp, tinh vi và đa dạng, việc nghiên cứu về bản

chất quan hệ sở hữu chéo, tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng và cách thức tháo
gỡ chúng là một trong những vấn đề cần thiết. Do đó, tơi quyết định chọn đề tài
“Vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trong pháp luật Việt
Nam” làm nội dung khóa luận tốt nghiệp của mình.
Với những kiến thức hạn hẹp đƣợc tích luỹ trong một thời gian nghiên cứu tƣơng
đối ngắn, nhƣng nhờ sự định hƣớng rõ ràng từ Hội đồng tƣ vấn đề cƣơng và sự hỗ
trợ giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn, tơi hy vọng rằng mình có thể đáp ứng
những nhiệm vụ do hội đồng tƣ vấn đã đề ra và hồn thành tốt tồn bộ khóa luận
này. Đồng thời, thơng qua khóa luận này, tơi hy vọng rằng mình có thể góp một
phần nhỏ cơng sức trong việc hồn thiện khung giải pháp cho vấn đề sở hữu chéo
hiện đang là một trong những đề tài đƣợc quan tâm nhất hiện nay ở Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, hiểu đƣợc bản chất của “sở hữu chéo”, nắm đƣợc các ƣu điểm và nhƣợc
điểm của vấn đề sở hữu chéo này.
Thứ hai, hiểu đƣợc quá trình phát triển của sở hữu chéo giữa các NHTMCP ở Việt
Nam, trong đó phải nắm đƣợc nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng sở hữu chéo
ngày một phức tạp trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Thứ ba, phân tích đƣợc một số quy định hiện nay trong pháp luật Việt Nam trực tiếp
hoặc gián tiếp điều chỉnh vấn đề sở hữu chéo này.
2


Thứ tư, thông qua việc nghiên cứu lịch sử vấn đề sở hữu chéo cũng nhƣ một số quy
định nổi bật trong pháp luật một số nƣớc, rút ra một số bài học cho Việt Nam trong
việc giải quyết tình hình sở hữu chéo ở hiện tại và xây dựng khuôn khổ quản lý vấn
đề sở hữu chéo này một cách hiệu quả trong tƣơng lai.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận “Sở hữu chéo giữa các NHTMCP trong pháp
luật Việt Nam hiện nay” là các vấn đề về liên quan đến sở hữu chéo và cấu trúc sở
hữu chéo giữa các NHTMCP. Trong quá trình nghiên cứu, nhằm thể hiện đƣợc một

cách đầy đủ và toàn diện về các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo, bên cạnh mối
quan hệ sở hữu trực tiếp giữa hai ngân hàng với nhau, khóa luận cịn đề cập đến các
mối quan hệ sở hữu chéo một cách gián tiếp thông qua các công ty con, công ty
chứng khốn, cơng ty đầu tƣ tài chính hoặc thơng qua một số chủ thể trong khái
niệm ngƣời liên quan. Tóm lại, đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là tất cả những
vấn đề liên quan đến sở hữu chéo giữa các NHTMCP, kể cả sở hữu trực tiếp và sở
hữu gián tiếp, những vấn đề kinh tế và cả những quy định của pháp luật có liên
quan.
Đồng thời, để tăng tính hiệu quả của khóa luận trong sự nghiên cứu tƣơng quan so
sánh với pháp luật các nƣớc, tác giả có nghiên cứu một số vấn đề về sở hữu chéo ở
một số nền kinh tế của một số nƣớc là Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Ý và Hoa Kỳ một
cách khái quát nhất.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là giữa các NHTMCP và một số chủ thể có liên
quan trong cấu trúc sở hữu chéo gián tiếp. Do nội dung khóa luận tập trung về vấn
đề sở hữu chéo giữa các NHTMCP, nên trong q trình nghiên cứu, mặc dù có
những nội dung sở hữu chéo mang ý nghĩa chung cho tất cả các nhóm sở hữu chéo,
nhƣng những phân tích của tác giả chỉ định hƣớng vào những nội dung nào có liên
quan và ảnh hƣởng trực tiếp đến các NHTMCP. Tuy nhiên, trong q trình phân
tích mơ hình sở hữu chéo ở một số quốc gia đƣợc nêu trong khóa luận, do hình thức
cũng nhƣ mơ hình sở hữu chéo ở mỗi quốc gia có những sự khác biệt nhau, nên việc
nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm chỉ mang tính chất tƣơng đối. Vì thế, trong nội
dung phân tích về tình hình sở hữu chéo ở các quốc gia này sẽ xuất hiện một số
phân tích về sở hữu chéo bên ngoài mối quan hệ giữa ngân hàng với ngân hàng, nhƣ
mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Vì là khóa luận về lĩnh vực pháp lý, nên các vấn đề về kinh tế và nghiệp vụ ngân
hàng chỉ đƣợc đề cập một cách sơ nét, khơng đƣợc phân tích sâu. Tuy nhiên, vì sở
hữu chéo chỉ là một cụm từ kinh tế, chƣa đƣợc quy định nhƣ một chế định trong
pháp luật, nên trong việc nhận diện bản chất vấn đề ở chƣơng 1, tác giả sẽ tập trung
nhiều vào việc phân tích những mặt lợi ích và tác hại của sở hữu chéo trên phƣơng

diện kinh tế.

3


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng xun suốt trong tồn nội dung khóa luận là
phƣơng pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin. Ngồi ra cịn có một
số phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp duy vật lịch sử trong việc phân tích các vấn đề
mang tính chất lịch sử có sự ảnh hƣởng đến vấn đề hiện tại, phƣơng pháp phân tích
về mặt lý luận và thực tiễn, phƣơng pháp tổng hợp thông tin, phƣơng pháp so sánh
luật để so sánh luật và phƣơng pháp nghiên cứu tình huống.
6. Kết cấu
Kết cấu của khóa luận gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1 – Nhận diện vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần
tại Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 2 – Các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh quan hệ sở
hữu chéo giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần và thực tiễn áp dụng.
Chƣơng 3 – Kinh nghiệm của các quốc gia trong việc quản lý sở hữu chéo và bài
học cho Việt Nam.

4


CHƢƠNG 1. NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ SỞ HỮU CHÉO GIỮA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề sở hữu chéo
1.1.1. Khái niệm sở hữu chéo
Sở hữu chéo là một hiện tƣợng xuất hiện phổ biến ở hầu hết các nƣớc trên thế giới,
nơi có sự hiện diện của các tổ chức và cá nhân làm kinh tế, và có nhu cầu đầu tƣ

vốn qua lại với nhau. Hiểu một cách đơn giản, khi có sự đầu tƣ vốn qua lại giữa hai
cơng ty, thì giữa họ đã xuất hiện một mối quan hệ sở hữu chéo. Tùy thuộc vào mơ
hình hệ thống tài chính của quốc gia khác nhau mà vấn đề sở hữu chéo có sự khác
biệt về quy mô, mức độ phức tạp cũng nhƣ các biện pháp quản lý, kiểm soát.
Sở hữu chéo, mặc dù đƣợc xem là một vấn đề mới nổi trội ở Việt Nam trong những
năm gần đây, nhƣng đã tồn tại một cách rất phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt là ở những quốc gia có hệ thống tài chính phụ thuộc vào định chế trung
gian là ngân hàng (bank-based financial system) nhƣ Nhật Bản, Cộng hòa Liên
bang Đức, vấn đề sở hữu chéo đƣợc đề cập rất nhiều.
Khái niệm sở hữu chéo ở Nhật Bản (kabusiki mochiai), đƣợc hiểu là việc hai công
ty sở hữu cổ phần của nhau. Mở rộng hơn, sở hữu chéo có thể đƣợc hình thành dựa
trên sự thỏa thuận của ba bên, đa bên mang tính ổn định hoặc đƣợc hình thành dựa
trên các nhóm hay các mối quan hệ giao dịch.1 Ở Đức, sở hữu chéo đƣợc định nghĩa
là việc các công ty của Đức, cả lĩnh vực công nghiệp cũng nhƣ lĩnh vực tài chính,
nắm giữ những cổ phần dài hạn ở những công ty khác. Mối liên kết cổ phần qua lại
này đã tạo nên một hệ thống sở hữu chéo mà tiếng Đức gọi là Ringverflechtungen
giữa các công ty với nhau hoặc giữa các công ty với các ngân hàng.2
Ở các nƣớc có chế độ tài chính phần lớn phụ thuộc vào sự định hƣớng của thị
trƣờng (market-based financial system) nhƣ Anh, Mỹ (hay còn đƣợc gọi là trƣờng
phái cấu trúc tài chính trực tiếp thơng qua thị trƣờng chứng khốn), vấn đề sở hữu
chéo ít phổ biến hơn nhƣng về mặt khái niệm sở hữu chéo cũng khơng có sự khác
biệt lớn. Theo nghiên cứu của Lott (1996), trong lĩnh vực máy vi tính và ơ tơ của Mỹ
giai đoạn 1994 – 1995, khoảng 77% cổ phần của Intel và 71% cổ phần của
Compaq được sở hữu bởi các công ty mà đồng sở hữu một trong năm cơng ty trong
lĩnh vực máy tính khác (như Apple, Compaq, IBM, Intel, Microsoft, Motorola). Và
56% cổ phần của Chrysler được sở hữu bởi các công ty mà đồng thời có cổ phần
tại Ford và/hoặc General Motors.3

1


Mark Scher (2001), “Bank-firm Cross-shareholding in Japan: What is it, why does it matter, is it winding
down?”, DESA Discussion Paper No.15, page 5.
2
Alberto Onetti, Alessia Pisoni (2009), “Ownership and control in Germany: Do cross-shareholdings reflect
bank control on large companies?”, Corperate Ownership & Control, Volume 6, Issue 4, page 4.
3
Đinh Tuấn Minh (2014), “Vấn đề sở hữu chéo và đầu tƣ chéo trong quá trình tái cơ cấu hệ thống NH tại
Việt Nam”, Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014: Nỗ lực thực hiện 3 đột phá chiến lƣợc, nhà xuất bản Tri
Thức, Hà Nội, trang 227.

5


Nhìn một cách tổng thể, mặc dù có sự khác nhau về mức độ sở hữu chéo ở từng
quốc gia cụ thể, nhƣng về bản chất, nơi nào có sự đầu tƣ vốn qua lại giữa các chủ
thể thì có xuất hiện hiện tƣợng sở hữu chéo. Theo Nguyễn Thành Long, sở hữu chéo
có thể tồn tại dưới hai phương diện: (i) Quan hệ sở hữu giữa các công ty thành viên
trong cùng một tập đồn, hoặc giữa cơng ty mẹ - con/ liên doanh/ liên kết; (ii) Sở
hữu chéo giữa các cơng ty có quan hệ kinh doanh, đối tác.4 Cả hai quan hệ sở hữu
này đều có thể tồn tại trong hai dạng liên kết là liên kết dọc và liên kết ngang trong
chiến lƣợc hợp tác của các cơng ty. Trong đó, mối quan hệ liên kết dọc thể hiện
trong quan hệ giữa các doanh nghiệp có quan hệ đối tác kinh doanh, giữa bên cung
và bên cầu. Liên kết ngang thể hiện ở việc liên kết của các công ty trong cùng một
thị trƣờng mà ở đó có sự cạnh tranh về sản phẩm để tối đa lợi nhuận. Và tùy vào
mục đích, chiến lƣợc cũng nhƣ nhu cầu của các cơng ty, mà các hình thức sở hữu
chéo này ngày một chằn chịt, chồng chéo.
Sở hữu chéo đƣợc thể hiện ở hai hình thức là sở hữu trực tiếp và sở hữu gián tiếp.
Sở hữu trực tiếp là việc doanh nghiệp A sở hữu cổ phần của doanh nghiệp B và
ngƣợc lại doanh nghiệp B sở hữu cổ phần của doanh nghiệp A. Trƣờng hợp sở hữu
gián tiếp là khi doanh nghiệp A mua cổ phần của doanh nghiệp B, và doanh nghiệp

B lại mua cổ phần của doanh nghiệp C. Vậy một cách gián tiếp, doanh nghiệp A đã
có quan hệ sở hữu chéo với doanh nghiệp C.
Chúng ta cũng có thể mơ hình hóa mối quan hệ sở hữu chéo thơng qua các cấu trúc
tại hình 15 của phụ lục hình ảnh. Theo đó, ta có thể thấy một số loại cấu trúc của sở
hữu chéo nhƣ sau:
(1) Loại đơn giản (simple type): công ty A và công ty B cùng sở hữu cổ phần của
nhau.
(2) Loại đường thẳng (straight type): công ty A và công ty B sở hữu cổ phần lẫn
nhau. Ngồi ra, cơng ty A cịn sở hữu cổ phần qua lại với công ty C và công ty B có
sở hữu cổ phần qua lại với cơng ty D.
(3) Loại vịng trịn (circulation type): cơng ty A sở hữu cổ phần của công ty B,
công ty B sở hữu cổ phần của công ty C, công ty C lại sở hữu cổ phần của công ty
D, và cuối cùng công ty D lại sở hữu cổ phần của công ty A.
(4) Loại mạng lưới (web type): Đây là mô hình mà tất cả các cơng ty hoặc ngân
hàng có liên quan đều có sở hữu cổ phần lẫn nhau tạo nên một mạng lƣới quan hệ
dày đặt.
(5) Loại mô hình phóng xạ (radiation type): Đây là loại hình sở hữu chéo có một
ngân hàng trung tâm sở hữu cổ phần của một số những công ty hoặc các ngân hàng
khác, mà các công ty hoặc ngân hàng khác lại khơng có mỗi quan hệ sở hữu lẫn
nhau.
4

Nguyễn Thành Long, “Tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán và tác động ngăn ngừa sở hữu chéo”.
Shen Le Ping (2004), “Legal problem in Parent-subsidiary companies’ cross holding”, Social Science
Research (March 2004), page 73-74.
5

6



(6) Loại mơ hình phóng xạ hỗ trợ (modified radiation type): về cấu trúc chính cũng
tƣơng tự mơ hình số (5), tuy nhiên ngồi ra, các cơng ty đặt ở vị trí các đỉnh cịn có
mối quan hệ sở hữu lẫn nhau.
Mỗi cấu trúc này đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng và đáp ứng những mục đích
liên kết khác nhau của các chủ thể. Loại cấu trúc thứ nhất (1) thƣờng chỉ đề cập trên
lý thuyết. Bởi vì thực tế, các công ty hoặc ngân hàng thƣờng đƣợc sở hữu bởi ít nhất
hai cơng ty khác, và các cơng ty đó cũng đƣợc góp vốn bởi một vài cơng ty khác tạo
nên mơ hình sở hữu chéo rất phức tạp, chƣa tính đến các mối quan hệ sở hữu với
bên thứ ba là các cá nhân, nhóm nhà đầu tƣ.. Và đó là cấu trúc mạng lƣới (4). Mơ
hình đƣờng thẳng (2) có thể minh họa cho sở hữu chéo có sự xuất hiện của các cơng
ty con. Ở đây, ta có thể hiểu đó là mơ hình mà cơng ty B thay vì góp vốn trực tiếp
cho công ty D, lại đầu tƣ thông qua công ty C (là cơng ty con của cơng ty D). Mơ
hình sở hữu chéo (5) và (6) biểu trƣng cho những mơ hình sở hữu chéo mà NH nằm
ở trung tâm và có vai trị chi phối về mặt quản lý hoạt động, và trọng tâm chính là
vấn đề vốn, ví dụ nhƣ mơ hình “main-bank system” của Nhật Bản.
Ở một số quốc gia trên thế giới, có một số thời kỳ, sở hữu chéo đƣợc xem nhƣ một
trong những nguyên nhân hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, dẫn đến khủng hoảng hệ
thống ngân hàng nói riêng, và hệ thống tài chính nói chung. Tuy nhiên, thậm chí khi
đã chỉ ra đƣợc những nhƣợc điểm của sở hữu chéo tác động làm ảnh hƣởng đến một
nền tài chính nào đó, ngƣời nghiên cứu cũng phải đặt nó trong một giai đoạn, một
mốc thời gian cụ thể. Bởi vì, khơng ai có thể phủ nhận đƣợc những đóng góp của sở
hữu chéo đối với q trình phát triển hệ thống tài chính của một số quốc gia tiêu
biểu nhƣ Đức, Nhật Bản.
Do đó, để có thể nghiên cứu xem loại sở hữu chéo nào cần phải duy trì và tăng
cƣờng, loại sở hữu chéo nào cần phải đƣợc gia giảm, bên cạnh việc hiểu đƣợc bản
chất của sở hữu chéo, ta còn phải xem xét sở hữu chéo trong mối tƣơng tác giữa vấn
đề tự do đầu tƣ tạo nên những lợi ích kinh tế, và những vấn đề phát sinh từ sở hữu
chéo cần có sự can thiệp, kiểm sốt và hạn chế của pháp luật. Để có thể phân biệt
đƣợc hai vấn đề này, chúng ta cần phải nghiên cứu hai nội dung là những lợi ích và
những tác hại mà một mối quan hệ sở hữu chéo có thể mang lại.

1.1.2. Lợi ích và tác hại của sở hữu chéo
1.1.2.1. Lợi ích
Một điều mà ta khơng thể phủ nhận đó chính là tính khách quan trong việc hình
thành các mối quan hệ sở hữu chéo, và chính từ những lợi ích kinh tế mà sở hữu
chéo mang lại, ít nhất là cho các bên tham gia hình thành quan hệ, đã khiến cho sở
hữu chéo vẫn luôn tồn tại trong nền kinh tế. Nếu nhƣ sở hữu chéo không mang lại
những lợi ích gì thì hiện tƣợng này khơng thể tồn tại trong một quá trình lâu dài và
ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhƣ vậy. Từ đó, ta có thể nhìn nhận một số ƣu
điểm về khía cạnh kinh tế của sở hữu chéo nhƣ sau:

7


Thứ nhất, sở hữu chéo giúp các công ty liên kết với nhau để tạo thành một khối
vững mạnh. Từ đó các cơng ty trong cấu trúc sở hữu chéo có thể tránh được sự đe
dọa của các thế lực cạnh tranh bên ngồi có ý định thơn tính và hỗ trợ nhau trước
những cú sốc kinh tế.
Trong một số trƣờng hợp, sở hữu chéo đã giúp hạn chế khả năng thơn tính các ngân
hàng trong nƣớc bởi các ngân hàng nƣớc ngoài khi đất nƣớc mở cửa thị trƣờng và
tham gia ký kết, gia nhập những điều ƣớc quốc tế. Ở Nhật Bản, trong những năm
1960 – 1970, khi Nhật Bản gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD), hiện tƣợng sở hữu chéo ở nƣớc này đã tăng lên rất nhanh nhƣ một cách để
hạn chế sự ảnh hƣởng các doanh nghiệp nƣớc ngoài đến môi trƣờng kinh doanh
trong nƣớc.6 Cụ thể hơn, theo Cơ quan hoạch định chính sách kinh tế Nhật Bản
(JEPA),7 sở hữu chéo giúp củng cố sự bền lực trong quản trị doanh nghiệp bằng
cách tạo ra một bức tƣờng thành vững chắc chống lại các cú sốc kinh tế cũng nhƣ là
sự đe dọa của các thế lực bên ngoài có ý định thâu tóm.8
Khi một đất nƣớc mở cửa thị trƣờng, hay sau khi ký kết gia nhập các tổ chức quốc
tế, một trong những dấu mốc diễn ra đó là việc các doanh nghiệp nƣớc ngồi bắt
đầu tiến hành đầu tƣ vào thị trƣờng nội địa. Ở đó, thông qua nhiều cơ chế khác

nhau, các doanh nghiệp nƣớc ngồi có thể đầu tƣ mua cổ phần của các doanh
nghiệp trong nƣớc. Nếu các doanh nghiệp trong nƣớc độc lập với nhau trong quá
trình hoạt động, sự thiếu vững vàng về mặt nguồn vốn và sự kiểm sốt khơng chặt
chẽ các cổ đơng có thể tạo ra những khe hở để các doanh nghiệp nƣớc ngoài thực
hiện hành vi thâu tóm các doanh nghiệp trong nƣớc, rồi từ đó dần dần có thể tiến
đến chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa. Nếu các doanh nghiệp trong nƣớc biết cách liên
kết với nhau, và một trong những cách thức chính là việc thơng qua sở hữu chéo,
các doanh nghiệp có thể cùng nhau hợp tác kinh doanh để giúp tăng trƣởng về mặt
giá trị, đồng thời hỗ trợ nhau trong việc kiểm sốt sự đầu tƣ bởi các doanh nghiệp
bên ngồi. Mặc dù điều này đã bị viện Sáng tạo các cấu trúc chiến lƣợc của chính
phủ Hoa Kỳ (SSI)9 chỉ trích là một trong những tác động làm tăng sự không công
bằng trong lĩnh vực giao thƣơng và đẩy các ngân hàng sở hữu nƣớc ngoài ra khỏi
thị trƣờng tài chính Nhật Bản lúc bấy giờ. Tuy nhiên, đứng trên phƣơng diện của
những doanh nghiệp, tập đoàn của Nhật Bản, việc liên kết này hồn tồn có ích
trong việc củng cố mối liên kết nội bộ, trong khi chƣa đủ sức để tự mình cạnh tranh
với các đối thủ bên ngồi lãnh thổ. Lợi ích của sở hữu chéo đƣợc nêu lên ở đây
thƣờng dành cho các cấu trúc sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp trong cùng một
ngành kinh doanh, nhằm tạo ra sức mạnh liên kết để cạnh tranh với những doanh
nghiệp nƣớc ngoài.
Thứ hai, sở hữu chéo giúp góp phần làm tăng sự thẩu hiểu lẫn nhau giữa các doanh
nghiệp, từ đó tạo thuận lợi trong việc hợp tác kinh doanh và giảm bớt các chi phí
giao dịch.
6

Guo Li & Yakura Shinsuke, “The cross holding of Company shares: A preliminary Legal study of Japan
and China”, page 7.
7
Japan’s Economic Planning Agency.
8
Mark Scher (2001), tldd, trang 6.

9
The Strategic Structural Initiative

8


Bên cạnh việc liên kết để giảm bớt sự đe dọa từ bên ngoài, bản thân các doanh
nghiệp tham gia nắm giữ cổ phần của nhau đã tạo ra cơ cấu sở hữu và quản trị ổn
định giữa các doanh nghiệp, tạo mối quan hệ vững mạnh, và từ đó hƣớng đến việc
giảm một số chi phí giao dịch. Sở hữu chéo có thể đƣợc coi là một biểu hiện của
chiến lƣợc kinh doanh đa ngành nhằm tối đa hóa lợi nhuận. The JEPA White Paper
năm 1992 cũng cho rằng sở hữu chéo đã tạo ra mối quan hệ cố định trong việc cung
cấp hàng hóa và dịch vụ.10 Đặc biệt là trong quan hệ giữa các cơng ty có liên kết
chiều dọc, sở hữu chéo sẽ giúp giảm rất nhiều chi phí giao dịch, từ đó sẽ làm giảm
giá thành và tăng sức cạnh tranh về giá giữa những sản phẩm của những công ty
không nằm trong quan hệ sở hữu chéo. Bên cạnh mục đích nhằm hạn chế sự đe dọa
của các thế lực thơn tính đề cập ở lợi ích thứ nhất, sở hữu chéo với vai trò thứ hai
này, đã làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, điều này có lợi ích rất lớn
trong việc tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ việc tạo ra các giá trị xã hội.
Thứ ba, sở hữu chéo giúp các cơng ty có thể có được nguồn vốn đầu tư ổn định và
lâu dài, giúp công ty gạt bỏ những lo ngại về vấn đề huy động vốn và tập trung
nguồn lực cho những chiến lược kinh doanh và phát triển dài hạn.
Có thể nói, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, vấn đề vốn luôn là vấn đề đƣợc
đặt lên hàng đầu. Một doanh nghiệp muốn hoạt động, vận hành tốt ở hiện tại, hoặc
định hƣớng tốt cho những chiến lƣợc tƣơng lai đều đòi hỏi phải có một số lƣợng
vốn ổn định. Nếu doanh nghiệp lúc nào cũng trong tình trạng thiếu hụt vốn, hay liên
tục phải đi tìm kiếm nguồn vốn để vận hành bộ máy hoạt động, thì doanh nghiệp đó
khơng thể nào dốc toàn lực cho sự sáng tạo cũng nhƣ các chiến lƣợc mang tính đột
phá để khẳng định vị thế của doanh nghiệp. Do đó, sở hữu chéo đã giúp cung cấp
một nguồn vốn ổn định cho ngân hàng và đảm bảo rằng sẽ có những thành viên là

những nhà đầu tƣ ổn định hoặc những ngƣời sẽ sẵn sàng mua cổ phiếu mới bất cứ
lúc nào.11 Xuất phát từ chính vấn đề mấu chốt này, nên thông qua hoạt động sở hữu
chéo, đặc biệt là với các TCTD, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận đƣợc
nguồn vốn cần thiết để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Và
trong nhiều trƣờng hợp, vì do có mối quan hệ sở hữu chéo lẫn nhau, nên các doanh
nghiệp cịn có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn giá rẻ, đồng thời dễ dàng vay mƣợn khi
cần thiết trong suốt q trình hoạt động.
Nói cách khác, ƣu điểm này của sở hữu chéo đƣợc nổi bật lên trong mối quan hệ
của doanh nghiệp với công ty con, công ty liên kết và đặc biệt là trong mối quan hệ
giữa các cơng ty mà một bên nắm vai trị chi phối là các TCTD. Trong trƣờng hợp
này, các TCTD mà cụ thể là ngân hàng, sẽ vừa đóng vai trị là cổ đơng, vừa đóng
vai trị là chủ nợ, giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn
và với một mức chi phí hợp lý. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong những
trƣờng hợp thị trƣờng vốn chƣa phát triển dẫn đến các doanh nghiệp khó tiếp cận
đƣợc với những nguồn vốn nhàn rỗi, hoặc trong trƣờng hợp các doanh nghiệp còn

10
11

Mark Scher (2001), tldd, trang 6.
Mark Scher (2001), tldd, trang 6.

9


quá non trẻ, chƣa thể khẳng định đƣợc mình và do đó chƣa thể tiếp cận đƣợc nguồn
vốn trên thị trƣờng chứng khoán.12
1.1.2.2. Tác hại
Tuy nhiên, trong sự cân đo giữa lợi ích và cái giá phải trả cho việc tận dụng sở hữu
chéo của các bên tham gia quan hệ, nếu nhƣ lợi ích đạt đƣợc cao, các doanh nghiệp

có thể sẵn sàng thực hiện, bất chấp những ảnh hƣởng tiêu cực có thể gây nên cho thị
trƣờng. Những ảnh hƣởng tiêu cực có thể kể đến nhƣ sau:
Thứ nhất, liên kết sở hữu chéo giữa các công ty nội địa có thể gây cản trở đến q
trình gia nhập thị trường nội địa của các công ty nước ngồi.
Cùng với mục đích liên kết nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nƣớc trƣớc sự gia
nhập thị trƣờng của các doanh nghiệp nƣớc ngoài, nếu nhƣ điều này sẽ tạo nên lợi
ích cho các bên trong mối quan hệ sở hữu chéo đó, thì trái lại nó sẽ gây ra sự cản trở
đáng kể cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong việc gia nhập mạng lƣới kinh
doanh đầu tƣ trong nƣớc. Thậm chí trong q trình đƣa ra những lời biện hộ cho
hiện tƣợng sở hữu chéo ở Nhật Bản năm 1992, cơ quan hoạch định chính sách kinh
tế Nhật Bản (JEPA) cũng đã thừa nhận điều này. Theo đó, việc các nhóm cơng ty có
xu hƣớng chỉ thực hiện các hoạt động kinh doanh với nhau đã tạo nên sự khó khăn
cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi có thể gia nhập vào thị trƣờng trong nƣớc. Do đó,
nếu mối quan hệ sở hữu chéo giữa các cơng ty trở nên mạnh lên, có rất nhiều khả
năng sẽ dẫn đến độc quyền, và hạn chế cạnh tranh.13
Điều này không những đúng đối với mối quan hệ giữa các cơng ty trong nƣớc và
các cơng ty nƣớc ngồi, mà trong trƣờng hợp mối quan hệ giữa chính những cơng ty
trong nƣớc, liên kết sở hữu chéo này cũng có thể gây ra những tổn hại tƣơng tự.
Trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong nƣớc, một khi các công ty trong
cùng một ngành, hoặc những công ty chiếm cổ phần cao trong cùng một ngành liên
kết với nhau thơng qua sở hữu chéo, điều này rất có khả năng tạo ra sự độc quyền
nhóm trên thị trƣờng, và trong chừng mực nào đó, có thể dẫn đến sự cạnh tranh
không lành mạnh trên thị trƣờng. Lúc này, thiệt hại gần nhƣ sẽ thuộc về các công ty
không nằm trong mối quan hệ sở hữu chéo, vì khơng đủ khả năng để cạnh tranh về
giá, thị phần với những công ty đã tồn tại mối quan hệ sở hữu chéo. Thông qua
quan hệ sở hữu chéo nhƣ vậy, khi tính cạnh tranh khơng cịn đƣợc đảm bảo, hậu quả
cuối cùng tất yếu thuộc về ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng.
Thứ hai, có thể xuất hiện những liên kết ngầm trong mối quan hệ sở hữu chéo, tồn
tại việc thiếu minh bạch trong cơng bố thơng tin và do đó trở thành điều kiện thuận
lợi để các bên thực hiện hoạt động thao túng.


12

Nguyễn Thành Long, “Tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán và tác động ngăn ngừa sở hữu chéo”,
/>truy cập lúc 4h48’ ngày 26/7/2014.
13
Mark Scher (2001), tldd, trang 6.

10


Từ những mối quan hệ sở hữu chéo giữa các cơng ty liên kết nhƣ trên, nếu khơng có
sự minh bạch, rõ ràng trong báo cáo, sẽ rất dễ dẫn đến những tình trạng liên kết
ngầm giữa các doanh nghiệp. Và một khi đã thiếu sự minh bạch giữa trong mối
quan hệ giữa các công ty, điều này sẽ dẫn đến tâm lý e ngại của các nhà đầu tƣ, đặc
biệt là các cổ đơng chiến lƣợc trong q trình thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Nếu nhƣ
trong những giai đoạn mà thị trƣờng kinh tế trong nƣớc mới mở cửa và cần phải có
sự ổn định cao thì sở hữu chéo giữa các ngân hàng trong nƣớc có thể xem là mặt
lợi. Tuy nhiên, khi nền kinh tế quốc gia bắt đầu bƣớc qua giai đoạn đầu tƣ tăng
trƣởng, nếu các cơng ty vẫn cịn duy trì liên kết cục bộ nhƣ vậy sẽ gây tác dụng
ngƣợc lại đối với việc hỗ trợ sự phát triển. Bởi đối với các quốc gia đang phát triển,
việc huy động vốn đầu tƣ từ các nƣớc ngoài là rất cần thiết để tận dụng những thế
mạnh, kinh nghiệm của họ trong việc phát triển nền kinh tế trong nƣớc. Khi thị
trƣờng tài chính trong nƣớc chƣa thật sự minh bạch, rõ ràng thì khả năng các nhà
đầu tƣ nƣớc ngồi chấp nhận đầu tƣ là không cao.
Mở rộng vấn đề này ra thị trƣờng chứng khoán. Sở hữu chéo trong thị trƣờng chứng
khốn có thể gây ra những tác động tiêu cực, đặc biệt là đối với các công ty niêm
yết. Lý do là các cổ đông sở hữu chéo thông thƣờng nắm giữ cổ phần của nhau
trong một thời gian dài. Nếu lƣợng cổ phiếu nắm giữ bởi các cổ đông này quá lớn,
phần cổ phiếu tự do chuyển nhƣợng (free floating shares) cịn lại ít thì cổ phiếu đó

rất dễ là đối tƣợng của các hoạt động lạm dụng, thao túng thị trƣờng. Trong những
trƣờng hợp cổ phiếu trở thành đối tƣợng trong các đợt lạm dụng, thao túng thị
trƣờng, thông thƣờng các nhà đầu tƣ chiến lƣợc sẽ rất e ngại, điều này gây khó khăn
cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn sau này.14
Khi một doanh nghiệp quyết định tham gia đầu tƣ vốn và một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp hình thành nên quan hệ sở hữu chéo, mục đích của các doanh nghiệp
khơng chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm sự chênh lệch giá cổ phiếu, hay tối đa hóa các
lợi nhuận trong q trình hoạt động. Mục đích sâu xa và cũng là lớn nhất của các
bên là tăng cƣờng quyền lực kiểm soát, với những doanh nghiệp mà mình quan tâm.
Các hoạt động thao túng thị trƣờng sẽ cản trở sự tăng trƣởng các giá trị xã hội, tuy
nhiên, lợi ích nhận đƣợc trong trƣờng hợp thứ hai này phần nhiều lại thuộc về chính
các bên hình thành nên sở hữu chéo. Điều này dẫn đến tác hại rất to lớn cho nền
kinh tế cũng nhƣ là các tổ chức, cá nhân có liên quan nếu nhƣ các cơ quan nhà nƣớc
không quản lý đƣợc hoặc không thể nào quản lý đƣợc hết mối liên kết sở hữu chéo
giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
Thứ ba, sở hữu chéo có thể dẫn đến việc thiếu cẩn trọng trong việc thẩm định vốn
vay và tạo tâm lý ỷ lại cho bên nhận vốn bởi quá trình huy động vốn quá dễ dàng.
Trong trƣờng hợp ngân hàng nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực tài chính, bên cạnh việc sẽ giúp các doanh nghiệp này dễ tiếp cận đƣợc
nguồn vốn, chính điều này có thể làm giảm động lực phát triển, và tăng sức ì cho
chính các doanh nghiệp đƣợc cho vay vốn (hay còn gọi là những doanh nghiệp có
cổ phần chịu sự chi phối của các cổ đơng lớn là các ngân hàng). Các doanh nghiệp
14

Nguyễn Thành Long, “Tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán và tác động ngăn ngừa sở hữu chéo”.

11


này vì dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn vốn nên dễ dẫn đến có các quyết định đầu

tƣ kinh doanh thiếu thận trọng. Đối với bên ngân hàng – chủ thể cấp vốn, vì sự liên
kết giữa chính ngân hàng với các doanh nghiệp này, ngân hàng có thể sẽ dễ dàng
cung cấp tín dụng cho những doanh nghiệp này mà khơng có sự xem xét kỹ lƣỡng
giữa các khả năng sinh lợi cũng nhƣ tính khả thi trong các dự án. Điều này gây ảnh
hƣởng rất nghiêm trọng đến khả năng sử dụng vốn huy động một cách hiệu quả của
chính ngân hàng này. Nếu việc cấp tín dụng, đầu tƣ vốn này thất bại hay không thể
thu hồi, chính những tổ chức, cá nhân có vốn nhàn rỗi và gửi tiền vào ngân hàng sẽ
là những ngƣời gánh chịu hậu quả.
Thông qua các mối quan hệ sở hữu chéo giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp
phi ngân hàng, không những việc đầu tƣ không đƣợc đánh giá một cách chính xác,
mà việc sử dụng nguồn tiền từ đâu để đầu tƣ cũng bị xâm phạm. Nó cũng là nguyên
nhân dẫn đến vấn đề nợ xấu tăng cao ở một số hệ thống ngân hàng ở một số nƣớc.
Số tiền mà các ngân hàng đầu tƣ cho các doanh nghiệp thông qua các mối quan hệ
này đã khơng có khả năng thu hồi do các dự án mang tính khơng khả thi. Từ đó,
chính những ngƣời gửi tiền, và chính hệ thống ngân hàng phải chịu những tổn thất
từ vấn đề này. Và điều này đƣợc đánh giá là vô cùng nguy hiểm.
Thứ tư, sở hữu chéo có những tác động tiêu cực đến cơng tác quản trị nội bộ của
doanh nghiệp.
Sở hữu chéo cũng gây ra những một số ảnh hƣởng đến quá trình quản trị doanh
nghiệp nhƣ: tầm quan trọng của các cổ đông thiểu số trong việc kiểm tra q trình
quản trị của cơng ty.15 Trong nhiều trƣờng hợp, các doanh nghiệp có mối quan hệ sở
hữu chéo lẫn nhau có thể đƣa ra những quyết định kinh doanh khơng hồn tồn vì
mục tiêu lợi nhuận của chính doanh nghiệp đó, khơng thật sự vì lợi ích của cơng ty,
lợi ích của cổ đơng, đặc biệt là các cổ đông nhỏ lẻ không nắm giữ quyền quản lý,
chi phối và điều hành doanh nghiệp. Chúng ta có thể nhìn nhận tình trạng này thơng
qua các quyết định liên quan đến lợi ích nhóm, lợi ích của các thành viên hội đồng
quản trị, ban điều hành và đồng thời đại diện cho phần vốn góp sở hữu chéo. Về lâu
dài, tình trạng thiếu sự giám sát của các cổ đông sẽ làm giảm dần hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp.16
Một số nhà nghiên cứu Nhật Bản, trong quá trình nghiên cứu sự tác động của sở

hữu chéo lên kinh tế Nhật Bản, đã chỉ trích rằng thực tiễn sở hữu chéo ở nƣớc này
đã làm hạn chế công tác quản trị cổ đông. Đây còn đƣợc coi là khuyết điểm lớn nhất
của sở hữu chéo ở Nhật Bản. Với việc thiếu sự giám sát của các cổ đông, các nhà
quản trị của Nhật Bản rất ít chú trọng việc tối đa hóa lợi nhuận. Nói một cách khác,
việc cổ đơng khơng thể giám sát hiệu quả hoạt động điều hành và quản trị công ty,
các nhà quản trị cơng ty đã khơng có động lực để nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận tối đa.
Điều này trái ngƣợc hoàn toàn với Hoa Kỳ, nơi mà các cổ đơng, ít nhất là về mặt lý
thuyết, thực hiện việc giám sát tính hiệu quả của cơng tác quản trị doanh nghiệp, và
là nơi các cổ đơng có khả năng sử dụng quyền của mình để thay đổi công tác quản
15

Guo Li & Yakura Shinsuke, “The cross holding of Company shares: A preliminary Legal study of Japan
and China”, page 4.
16
Nguyễn Thành Long, “Tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán và tác động ngăn ngừa sở hữu chéo”.

12


trị nếu việc vận hành trở nên khơng cịn hiệu quả nữa. Rõ ràng ở Mỹ, các hoạt động
quản trị doanh nghiệp tập trung nhiều vào công tác quản trị hiệu quả vì quyền lợi
của các cổ đơng. Cịn ở Nhật Bản, các bên trong mối quan hệ sở hữu chéo đã thiết
lập những sự thỏa thuận không thể can thiệp đƣợc. Điều này đã tạo ra những đặc
quyền của nhà quản trị trong việc tự mình đƣa ra các quyết định và tự mình điều
chỉnh nó, khơng quan tâm liệu những quyết định đó có gây xâm hại đến quyền lợi
chính đáng của cổ đơng hay khơng. 17
Thứ năm, bên cạnh việc quyền của các cổ đông khác bị ảnh hưởng, trong một số
trường hợp, các thỏa thuận sở hữu chéo cịn có khả năng gây hại hoặc lừa gạt
những cổ đơng khác.
Điều này có thể đƣợc thể hiện nhƣ sau: Sở hữu chéo chỉ đơn thuần là sự dịch

chuyển cổ phiếu nắm giữ bởi các công ty, và hầu hết trong các trƣờng hợp, sẽ không
dẫn đến sự bơm vốn từ bên ngồi. Thơng thƣờng, khi một cơng ty phát hành một số
lƣợng cổ phiếu có giá trị là 100 triệu Yên Nhật, công ty sẽ dùng số vốn huy động
này để mua tƣ liệu sản xuất với giá 100 triệu Yên. Tuy nhiên, trong quan hệ sở hữu
chéo, khi một công ty phát hành thêm cổ phần cho đối tác, đây chỉ đơn thuần là các
giao dịch trên giấy tờ, khơng kèm theo việc thành tốn bằng tiền. Điều này có khả
năng gây thiệt hại cho các cổ đơng của cả hai cơng ty này bởi vì việc gia tăng số
lƣợng cổ phiếu đã làm loãng giá trị của các cổ phiếu họ nắm giữ, nhƣng thực chất
họ không nhận đƣợc bất kỳ một khoảng lợi nhuận nào từ hoạt động đầu tƣ mà họ
đang thực hiện. Đó chính là ngun nhân dẫn đến hiện tƣợng vốn ảo trên thị trƣờng.
Thêm vào đó, các cổ đơng cịn có thêm mối lo ngại về việc bên thứ ba (là một bên
đối tác trong mối quan hệ sở hữu chéo) có thể bán tháo cổ phiếu quy mơ lớn bất cứ
khi nào (mà khơng có sự thay thế bởi một cổ đơng ổn định khác), từ đó có khả năng
dẫn đến sự sụp đổ về giá cổ phiếu trên thị trƣờng vốn.18
Tóm lại, khái niệm sở hữu chéo trên thế giới là một khái niệm mang hàm ý rất rộng,
chỉ tất cả những mối quan hệ sở hữu qua lại với nhau giữa các chủ thể kinh doanh
bất kỳ trên thị trƣờng với những cách thức liên kết vô cùng đa dạng, phong phú. Sở
hữu chéo, xét về góc độ kinh tế, đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các chủ thể tham
gia hình thành cấu trúc sở hữu, đặc biệt là trong ngắn hạn. Trong một số giai đoạn
nhất định, sở hữu chéo thậm chí cịn chính là một trong những yếu tố quan trọng
giúp cho nền kinh tế của một quốc gia có đƣợc những sự phát triển bền vững, và
điển hình là ở hai quốc gia Đức và Nhật Bản. Điều này có nghĩa là, bản chất sở hữu
chéo không phải là một hành vi hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực cho nền kinh tế.
Nếu nhƣ biết sử dụng sở hữu chéo một cách đúng đắn và quản lý tốt hoạt động này,
nó sẽ giúp các doanh nghiệp nói riêng và tồn hệ thống tài chính nói chung có đƣợc
những lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, nếu nhƣ sở hữu chéo bị lạm dụng bởi một nhóm
cá nhân, vì lợi ích cá nhân mà gây ra nhiều ảnh hƣởng tiêu cực đến những chủ thể
khác và tồn thị trƣờng, thì những loại sở hữu đó cần đƣợc sự giám sát chặt chẽ và
nếu cần có thể tiến hành gia giảm. Xét về dài hạn, sở hữu chéo thiếu sự kiểm sốt có
thể dẫn đến thiệt hại trực tiếp lên chính thị trƣờng đó.

17
18

Mark Scher (2001), tldd, trang 7.
Mark Scher (2001), tldd, trang 7.

13


Hiện nay, trong tất cả các mối quan hệ sở hữu chéo, vấn đề sở hữu chéo trong hệ
thống các TCTD là bị phê phán nhiều nhất. Bởi tính chất đặc thù của các TCTD đó
là trung gian tài chính, do đó nếu tồn tại các quan hệ sở hữu chéo các hệ thống các
TCTD, rất có khả năng sẽ dẫn đến rủi ro về mặt hệ thống cho toàn bộ nền kinh tế.
Đa phần các nghiên cứu của các chuyên gia hiện nay đã chứng minh rằng sở hữu
chéo trong hệ thống các TCTD đem lại nhiều rủi ro cho nền kinh tế hơn là những
lợi ích. Các nghiên cứu của Laeven (1999) về vai trò cấu trúc sở hữu chéo đối với
hành vi tín dụng rủi ro tại các NH Đông Á và của Scher (2001) và Gilo (2007) về sở
hữu chéo tại Nhật Bản chỉ ra rằng sở hữu chéo là một nguyên nhân quan trọng dẫn
đến nợ xấu mang tính hệ thống và đỗ vỡ hệ thống tài chính tại các quốc gia châu Á
và châu Mỹ Latin trong vài thập kỷ gần đây. Nghiên cứu của Forlin (2005) về lịch
sử mối quan hệ giữa sở hữu chéo và kiểm soát doanh nghiệp tại Đức cho thấy mơ
hình này khá thành cơng cho đến thập niên 1970 nhưng cũng đã bộc lộ những bất
cập và được điều chỉnh mạnh theo hướng giảm quan hệ sở hữu chéo giữa hệ thống
NH và khu vực doanh nghiệp từ cuối thập niên 1980. Còn nghiên cứu của Donnato
và Tiscini (2009) về sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp Italia cho thấy
mối quan hệ này khiến cho doanh nghiệp phải chịu chi phí về lãi vay cao hơn so với
trường hợp không tham gia vào sở hữu chéo chứ không phải theo chiều ngược lai.19
Tại Việt Nam, cũng giống nhƣ các nƣớc khác, hiện tƣợng sở hữu chéo cũng đã ra
đời từ rất lâu mà xuất phát từ cả nhu cầu đầu tƣ một cách tự nhiên cũng nhƣ theo
những chính sách quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, vấn đề sở

hữu chéo lại bắt đầu bộc lộ nhiều mặt hạn chế, đe dọa gây thiệt hại cho các cá nhân
nói riêng và cho tồn hệ thống tài chính nói chung. Do đó, để trả lời cho các câu hỏi
“Sở hữu chéo ở Việt Nam xuất phát từ đâu, mang nhiều lợi ích hay chứa nhiều tác
hại?”, chúng ta phải đi bƣớc tiếp theo là nghiên cứu sâu vào tình hình sở hữu chéo
tại Việt Nam.
1.2. Sở hữu chéo và phân loại các hình thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân
hàng ở Việt Nam
1.2.1. Hiện tượng sở hữu chéo ở Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, ở Việt Nam, sở hữu chéo đƣợc xem làm một đề tài
nóng, nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ phía giới chuyên gia, những nhà hoạch định
chính sách, cũng nhƣ giới nghiên cứu học thuật. Sở dĩ sở hữu chéo có đƣợc nhiều sự
quan tâm nhƣ vậy là do nó đƣợc các nhà nghiên cứu nhận định là một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng, hiện tƣợng vốn
ảo cũng nhƣ nguy cơ gây thao túng thị trƣờng tài chính.
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngân hàng
giai đoạn 2006 – 2011, vấn đề sở hữu chéo cũng bắt đầu đƣợc đề cập đến. Tuy
nhiên, khái niệm sở hữu chéo ở Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở cách tiếp cận dƣới góc
độ kinh tế. Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chƣa có quy định nào điều chỉnh trực
tiếp hiện tƣợng này.
19

Đinh Tuấn Minh (2014), tldd, trang 234-235.

14


Xét dƣới góc độ kinh tế, trong bài Nghiên cứu về sở hữu chéo trong hệ thống ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam, nhóm tác giả Vũ Hồng Cƣơng, Phạm Minh Tuấn,
Phạm Đức Nam và cộng sự đã đƣa ra định nghĩa: “Sở hữu chéo đƣợc hiểu là mối
quan hệ giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế trong đó các chủ thể kinh tế có quan hệ

sở hữu lẫn nhau”. 20 Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, sở hữu chéo đƣợc hiểu
là việc một ngân hàng này sở hữu một ngân hàng khác, một doanh nghiệp này sở
hữu một doanh nghiệp khác, mối quan hệ vừa gián tiếp vừa trực tiếp.21
Nhìn chung, khái niệm sở hữu chéo ở Việt Nam cũng khơng có gì khác biệt lớn đối
với khái niệm này của các nƣớc khác trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề khác biệt ở
mỗi quốc gia là sự khác nhau về quá trình hình thành sở hữu chéo (do tự bản thân
các chủ thể trong kinh tế xét thấy cần xây dựng) hay từ ban đầu có sự can thiệp của
các cơ quan Nhà nƣớc. Ngoài ra, ở các quốc gia khác nhau, các hình thức tồn tại của
sở hữu chéo cũng có sự khác nhau. Để có thể đánh giá đúng vấn đề sở hữu chéo của
mỗi quốc gia, ta phải phân tích về q trình hình thành, điều kiện kinh tế liên quan.
Đồng thời, phải phân biệt từng loại sở hữu chéo trong hệ thống, từ đó mới có thể
đƣa ra những giải pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề.
1.2.2. Phân loại các hình thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, khi nhắc đến vấn đề sở hữu chéo, có nhiều loại hình sở hữu
chéo với cách thức tiếp cận khác nhau. Mỗi hình thức sở hữu chéo sẽ đặc trƣng cho
một số nhóm chủ thể nhất định và do đó bản chất và mục đích của sở hữu chéo cũng
sẽ khác nhau. Nếu nhƣ không xác định chính xác loại hình sở hữu chéo đang nghiên
cứu, tức là không xác định đƣợc chủ thể thực hiện sở hữu chéo mà mình muốn
nghiên cứu, việc giải quyết vấn đề sở hữu chéo sẽ không thể đạt hiệu quả đƣợc.
Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, sở hữu
chéo trong hệ thống các TCTD hiện nay ở Việt Nam đƣợc chia thành sáu nhóm:22
(1) Sở hữu giữa các NHTM nhà nƣớc và các NHTM nƣớc ngoài tại các ngân hàng
liên doanh.
(2) Cổ đơng chiến lƣợc nƣớc ngồi tại các NHTM, cả nhà nƣớc lẫn cổ phần.
(3) Cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quỹ.
(4) Sở hữu của các NHTM nhà nƣớc tại các NHTM cổ phần.
(5) Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần.
(6) Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc và tƣ nhân.
Cũng theo báo cáo này, trong các nhóm sở hữu chéo vừa nêu, ba nhóm sở hữu chéo
(1), (2) và (3) mang tính tích cực, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam,

gắn trong sự liên hệ về hội nhập sâu rộng với thế giới. Trong khi đó, ba nhóm sở
20

Vũ Hoàng Cƣơng, Phạm Minh Tuấn, Phạm Đức Nam, và nhóm cộng sự Câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu
khoa học SRC (2013), “Nghiên cứu về sở hữu chéo trong hệ thống NH thƣơng mại Việt Nam”, Nội san sinh
viên (Viện nghiên cứu khoa học NH), (01).
21
, truy cập lúc 14h57’ ngày 23/7/2014.
22
Ủy ban kinh tế của Quốc hội (2012), Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012, Chương 3: Bất ổn thị trường tài
chính, nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội, trang 157-159.

15


hữu chéo (4), (5) và (6) lại nằm trong nhóm đáng lo ngại. Điều này khơng có nghĩa
là ba nhóm sở hữu chéo (4), (5), (6) không mang lại lợi ích cho sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam, mà là trong q trình hoạt động, các nhóm sở hữu nằm trong
nhóm này có nhiều khả năng gây ra sự khó quản lý, kiểm sốt cho các cơ quan hữu
quan. Đồng thời, trong một số phƣơng diện, những hình thức sở hữu chéo này có
thể gây nên sự bất ổn của thị trƣờng tài chính quốc gia.
Ngồi ra, với sự phân chia sở hữu chéo thành hai nhóm là sở hữu chéo giữa doanh
nghiệp với TCTD, và giữa những TCTD với nhau, ta có thể đề cập thêm một nhóm
sở hữu chéo thứ (7), đó là:23
(7) Ngân hàng sở hữu các cơng ty chứng khốn, đầu tư tài chính, bảo hiểm, bất
động sản: Trong giai đoạn 2007 trở lại đây, nhiều ngân hàng có xu hƣớng chuyển
sang mơ hình tập đồn tài chính. Trong mơ hình này, các ngân hàng sẽ tham gia góp
vốn thành lập các cơng ty con kinh doanh trên các lĩnh vực bất động sản, mơi giới
chứng khốn, quản lý quỹ, đầu tƣ tài chính.
Vấn đề sở hữu chéo đƣợc đề cập trong khóa luận này chủ yếu là thuộc nhóm thứ

(5), tức là sở hữu chéo giữa các NHTMCP với nhau. Quan hệ này có thể là trực tiếp
hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, để phân tích một cách đầy đủ mối quan hệ giữa các
NHTMCP thông qua sở hữu chéo gián tiếp, tôi đã tiến hành phân tích thêm một số
quan hệ sở hữu chéo giữa NHTMCP với một số cơng ty thuộc nhóm (7).
1.3. Sở hữu chéo giữa các NHTMCP ở Việt Nam
1.3.1. Khái niệm sở hữu chéo giữa các NHTMCP ở Việt Nam
Ngân hàng thƣơng mại đƣợc giải thích là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả
các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật
Các TCTD năm 2010 (Luật các TCTD) nhằm mục tiêu lợi nhuận.24 NHTMCP là
những ngân hàng thƣơng mại đƣợc thành lập dƣới dạng công ty cổ phần hoặc đƣợc
cổ phần hóa theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.
Hiện nay, theo thống kê của NHNN Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2013, trong hệ
thống ngân hàng nội địa ở Việt Nam có 37 NHTMCP, trong đó có 4 ngân hàng
thuộc sở hữu của Nhà nƣớc, đó là: NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
(Vietcombank), NHTMCP Công thƣơng Việt Nam (VietinBank), NHTMCP Đầu tƣ
và Phát triển Việt Nam (BIDV) và NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển nhà Đồng bằng
sông Cửu Long.25 Các vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng này với các
NHTMCP khác sẽ thuộc nhóm (4) – sở hữu giữa các ngân hàng thƣơng mại Nhà
nƣớc và các NHTMCP, và do đó sẽ khơng thuộc đối tƣợng nghiên cứu của khóa
luận này. Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu hiện tƣợng sở hữu chéo giữa 33
NHTMCP ngoài Nhà nƣớc (sau đây đƣợc gọi tắt là NHTMCP) và các chủ thể có
liên quan.
23

Đinh Tuấn Minh (2014), tldd, trang 234-237.
Khoản 3 Điều 4 Luật Các TCTD năm 2010.
25
, truy cập lúc 8h03’ ngày 22/7/2014.
24


16


Sở hữu chéo giữa các NHTMCP đƣợc hiểu là việc các NHTMCP sở hữu cổ phiếu
lẫn nhau. Tuy nhiên, sáu mơ hình nêu trên chỉ xem xét mối quan hệ sở hữu chéo
giữa các chủ thể là các NHTMCP, chƣa xét đến những chủ thể có liên quan đến các
ngân hàng này. Trên thực tế, các hình thức sở hữu chéo này phức tạp hơn rất nhiều,
không chỉ là sở hữu trực tiếp, mà cịn có nhiều trƣờng hợp sở hữu gián tiếp thông
qua hoạt động của công ty con, nhóm cổ đơng lớn hoặc nắm quyền kiểm sốt,…
Bởi vì, nếu chỉ dừng lại ở việc các ngân hàng nắm một lƣợng cổ phần của ngân
hàng khác, việc nhà nƣớc quản lý khơng phải là q khó khăn. Khi xuất hiện thêm
một số chủ thể khác nhƣ các công ty con của NHTMCP, các cổ đơng năm quyền
kiểm sốt, các cổ đông lớn, và đặc biệt là chế định ngƣời liên quan,… việc quản lý
vấn đề sở hữu chéo thông qua các giới hạn quyền nắm giữ sẽ gặp rất nhiều khó khăn
nếu nhƣ pháp luật khơng có những quy định bao quát đƣợc hết. Ví dụ, nếu một nhà
đầu tư hoặc một nhóm các nhà đầu tư hay một doanh nghiệp sở hữu cả ngân hàng
A và ngân hàng B thì thực chất ngân hàng A và ngân hàng B có quan hệ sở hữu với
nhau.26
Mơ hình phổ biến đầu tiên về sở hữu chéo giữa các NHTMCP đƣợc minh họa bằng
Hình 227 của phụ lục hình ảnh. Theo đó, một hoặc một nhóm ngƣời đầu tƣ một số
vốn đáng kể vào ngân hàng A và đƣợc xem là cổ đơng lớn của ngân hàng này. Vì là
cổ đơng lớn, nên họ đã chi phối ngân hàng A trong việc góp vốn hoặc mua cổ phần
lớn của ngân hàng B. Để dễ dàng chi phối ngân hàng B, ngân hàng A đã sử dụng
vai trị là cổ đơng lớn để đƣa ngƣời vào Hội đồng quản trị để tham gia điều hành
ngân hàng B. Từ đó, ngân hàng B thực hiện hoạt động cho vay hoặc góp vốn vào
các công ty do các cổ đông lớn của công ty A sở hữu hoặc có liên quan.
Nhìn vào trƣờng hợp này, ta có thể thấy rằng, bản thân việc sở hữu của ngân hàng A
và ngân hàng B khơng có gì đáng bàn luận. Tuy nhiên, việc một nhóm cổ đông lớn
lợi dụng sở hữu chéo để chi phối hoạt động góp vốn hay đầu tƣ vào các dự án, cơng
ty làm để làm lợi cho mình là điều cần phân tích. Ở đây, những ngƣời có quyền lợi

bị ảnh hƣởng nhất chính là các cổ đơng thiểu số và ngƣời gửi tiền của cả hai ngân
hàng A và B. Trong trƣờng hợp oạt động cho vay hoặc đầu tƣ vốn vào các công ty
thuộc sở hữu của các cổ đơng lớn của ngân hàng A gặp rủi ro thì chính những cổ
đơng thiểu số và ngƣời gửi tiền tại ngân hàng B bị ảnh hƣởng. Một khi các khoản
này trở thành các khoản nợ xấu, nó sẽ gây ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng B, và từ đó ảnh hƣởng đến ngân hàng A. Tại ngân hàng A, do sự thiếu
hiệu quả của các hoạt động đầu tƣ của mình nên sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến các cổ
đông thiểu số và ngƣời gửi tiền của ngân hàng A.
Không dừng lại tại đây, trong trƣờng hợp ngân hàng B do có nhiều khoản “tín dụng
đen” do đầu tƣ hay cho vay nhƣ vậy mà dần rơi vào tình trạng khủng hoảng, thì
nguy cơ mất vốn là rất cao. Nếu mức độ thiệt hại từ các khoản cho vay hoặc đầu tƣ
theo quan hệ này tăng lên, ngân hàng B có thể lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh khoản. Đứng trƣớc nguy cơ sụp đổ, với mục đích bảo vệ sự ổn định của tồn
hệ thống tín dụng, NHNN phải tiến hành hỗ trợ thơng qua các hoạt động nhƣ tái cấp
26

Nguyễn Đức Mậu (2012), “Tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hoạt
động của NH thƣơng mại”, trang 22.
27
Nguyễn Đức Mậu (2012), tlđd, trang 24.

17


vốn,… Nếu quá trình này lập lại nhiều lần, NHNN buộc phải bơm rất nhiều tiền cho
các TCTD, và từ đó sẽ gây tổn thất cho tồn bộ hệ thống tiền tệ quốc gia.
Hình thức sở hữu chéo thứ hai, có thể đề cập đến nhƣ sau. Vào giai đoạn 2006 –
2011, Chính phủ đã đƣa ra các quy định về mức vốn pháp định của các TCTD.
Theo đó, chậm nhất là 31/12/2011, các ngân hàng buộc phải đảm bảo số vốn điều lệ
thực góp hoặc đƣợc cấp theo nhƣ quy định cụ thể cho từng loại hình TCTD. Tuy

nhiên, việc tăng vốn điều lệ thật sự không phải là một việc dễ dàng trong giai đoạn
nền kinh tế nƣớc ta rơi vào khủng hoảng sau khi bong bóng của thị trƣờng chứng
khốn vỡ. Và do đó, để có thể đảm bảo đƣợc số vốn điều lệ nhƣ Chính phủ quy
định, các ngân hàng buộc phải liên kết với nhau, và không cách nào khác là thông
qua sở hữu chéo.
Sở hữu chéo giữa các ngân hàng đặt ra trong tình huống này có thể đƣợc ví dụ một
cách đơn giản nhƣ sau: ngân hàng A cho ngân hàng B vay một số tiền. Số tiền này
đƣợc ngân hàng B sử dụng để mua cổ phần của ngân hàng A và do đó, hiểu một
cách đơn giản, đã giúp ngân hàng A tăng một số vốn điều lệ nhất định. Cũng nhƣ
thế, ngân hàng B đã cho ngân hàng A vay một số tiền để dùng mua cổ phần của
ngân hàng B và giúp ngân hàng B tăng một số vốn điều lệ. Tình trạng này đƣợc mở
ra với sự hỗ trợ giữa nhiều ngân hàng khác nhau đã giúp các ngân hàng đáp ứng
đƣợc yêu cầu tăng vốn điều lệ mà Chính phủ đã đƣa ra, tuy nhiên thực chất thì
khơng có sự tăng nhiều về mặt giá trị.
Một cách thức khác của sở hữu chéo mà các công ty, các NHTM áp dụng, là mơ
hình sở hữu chéo thơng qua các công ty con hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán,
bất động sản, bảo hiểm. Để lách các quy định về đầu tƣ vốn, với mục đích đƣa vốn
vào thị trƣờng chứng khoán hoặc bất động sản, các NHTM đã thực hiện việc mua
trái phiếu của công ty con hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm hoặc đặt
cọc, ủy thác đầu tƣ qua công ty con. Ngƣợc lại, các cơng ty con đó thực hiện các
hoạt động nhƣ gửi tiền, sở hữu cổ phần của chính ngân hàng đó. Ngồi ra, hiện nay
trong cơ cấu sở hữu chéo còn xuất hiện một hiện tƣợng mới là hoạt động ủy thác
đầu tƣ của ngân hàng. Hoạt động này đƣợc minh họa bằng sơ đồ tại Hình 3 phụ lục
hình ảnh. Trong hữu chéo trong trƣờng hợp này đƣợc nhấn mạnh thông qua các
hoạt động ủy thác đầu tƣ. Ngân hàng A có quan hệ sở hữu với cơng ty chứng khoán
của ngân hàng A và ngân hàng B. Thông qua quan hệ sở hữu chéo, ngân hàng A
tiến hành cho ngân hàng B vay liên ngân hàng. Sau đó, cả ngân hàng A, cơng ty
chứng khốn của ngân hàng A và ngân hàng B đều ủy thác cho công ty quản lý quỹ
X để đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán và bất động sản. Việc sụt giảm trên hai loại
thị trƣờng này sẽ tạo nên các khoản thua lỗ đáng kể, và các khoản nợ xấu. Theo một

số chuyên gia, các vấn đề này chỉ mới tập trung ở vài ngân hàng nhỏ. Tuy nhiên,
các hình thái khác nhau của cả sở hữu ngân hàng lẫn các khoản cho vay liên ngân
hàng cho thấy các ngân hàng lớn cũng có thể phải chịu mất vốn đáng kể nếu các
ngân hàng nhỏ không chỉ thiếu thanh khoản mà đồng thời mất khả năng chi trả.28
28

Jonathan Pincus, Vũ Thành Tự Anh, Phạm Duy Nghĩa, Ben Wilkinson, Nguyễn Xuân Thành (2012), « Cải
cách cơ cấu vì mục tiêu tăng trƣởng, công bằng và chủ quyền quốc gia », Bài thảo luận chính sách chuẩn bị
cho Chương trình lãnh đạo quản lý cao cấp Việt Nam (VELP), trang 24.

18


Khái niệm sở hữu chéo không chỉ dừng lại ở việc các doanh nghiệp hoặc các ngân
hàng sở hữu cổ phần của nhau. Điểm đặc trƣng khi nhắc đến sở hữu chéo chính là
khoản vốn thực góp mà các doanh nghiệp đã góp vào để nắm giữ cổ phần của doanh
nghiệp khác. Ta có thể cụ thể hóa một cách đơn giản hiện tƣợng này nhƣ sau: A có
một số tiền ban đầu. A đem số tiền này đi mua cổ phần của doanh nghiệp B và có
đƣợc một số lƣợng cổ phiếu nhất định. Sau đó, A mang số cổ phiếu này đi cầm cố
tại ngân hàng C để vay một khoản tiền. Khoản tiền này đƣợc dùng để mua cổ phiếu
của công ty D. Và tiếp tục lấy lƣợng cổ phiếu này đi cầm cố để vay tiền. Số tiền lại
đƣợc dung để mua cổ phiếu của công ty E. Giả sử A tiếp tục dùng cách thức này để
thực hiện việc mua cổ phần tại nhiều doanh nghiệp khác nhau khác, trên thực tế A
đã có đƣợc rất nhiều cổ phiếu tại những ngân hàng khác nhau và từ đó có thể hƣởng
cổ tức từ rất nhiều loại cổ phiếu trong khi chỉ bắt đầu bằng một số lƣợng vốn nhỏ.
Xét theo nội dung của lý thuyết tạo tiền, bằng cách thức thông qua các công cụ phái
sinh này, A đã tạo ra đƣợc một số lƣợng vốn ảo đầu tƣ vào các doanh nghiệp. Vì thế
A đạt đƣợc một khoảng lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên, xét đến các doanh nghiệp
B, D, E đƣợc A đầu tƣ mua cổ phần, về mặt sổ sách, các doanh nghiệp này đã huy
động đƣợc một nguồn vốn từ A. Tuy nhiên, về mặt thực tế, số tiền này hoàn tồn là

một số tiền ảo đã đƣợc tính nhiều lần trong quá trình A cầm cố, thế chấp các loại cổ
phần đó.
Trên đây, tơi chỉ trình bày một số cấu trúc sở hữu chéo phổ biến hiện nay giữa các
NHTMCP. Trên thực tế, các cấu trúc sở hữu chéo này ngày càng phức tạp và tinh vi
hơn rất nhiều khiến cho các cơ quan Nhà nƣớc và cả những cổ đơng nhỏ của ngân
hàng khó có thể kiểm sốt đƣợc. Sự phức tạp và thay đổi không ngừng trong việc
thiết lập mối quan hệ sở hữu chéo trong những năm gần đây khiến ta cần thiết phải
tiến hành phân tích xem đâu là nguyên nhân dẫn đến sự trầm trọng trong cấu trúc sở
hữu chéo này. Bởi vì, một khi đã xác định đƣợc nguyên nhân thì dù hình thức sở
hữu chéo trên thực tế có biến đổi nhƣ thế nào, việc nghiên cứu và xử lý cũng sẽ rõ
ràng và hiệu quả hơn nhiều.
1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sở hữu chéo trầm trọng giữa các NHTMCP tại
Việt Nam hiện nay
Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến sở hữu chéo trầm trọng ở Việt Nam là đi từ yếu tố vĩ
mơ, và bắt nguồn từ chính sách tiền tệ nới lỏng trong giai đoạn 2006 – 2010.
Vào giai đoạn này, nhằm mục đích hồn thành hai nhiệm vụ cơ bản là ƣu tiên tăng
trƣởng kinh tế và ổn định kinh tế vi mơ, Chính phủ đã thực hiện chính sách tài khóa
– tiền tệ nới lỏng.29 Đối với chính sách tiền tệ, ngoại trừ 6 tháng cuối năm 2008,
NHNN ln duy trì mức lãi suất tái cấp vốn khá thấp, khiến mặt bằng lãi suất huy
động của các ngân hàng cũng thấp tƣơng ứng. Do lãi suất tiền gửi giảm, các ngân
hàng giảm lãi suất cho vay, cùng với nhu cầu cần tiền để đầu tƣ vào thị trƣờng
chứng khoán và bất động sản thời bấy giờ, điều này là ngun nhân dẫn đến sự
29

Vũ Đình Ánh, “Chính sách tài khóa và sự phối hợp với chính sách tiền tệ - một số bài học từ giai đoạn
2006 – 2010”,
/>%20hop%20voi%20chinh%20sach%20tien%20te.pdf, xem lúc 17h40’ ngày 15/7/2014.

19



×