Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

đề cương môn học thiết kế và trình bày báo in

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.06 KB, 24 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: THIẾT KẾ VÀ TRÌNH BÀY BÁO IN
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Báo chí
Bộ môn: Báo viết – Báo ảnh

1. Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Nguyễn Thu Giang
- Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân, giảng viên
- Thời gian, địa điểm làm việc: Giảng viên sẽ thông báo cho sinh viên vào
buổi đầu tiên của môn học
- Địa chỉ liên hệ: như trên
- Điện thoại: 04.8581078 / 0913526830
- Email:
- Các hướng nghiên cứu chính: Thiết kế cho truyền thông, nghiên cứu công
chúng, lý thuyết truyền thông đại chúng,
- Các giảng viên tham gia giảng dạy: Theo điều hành của Bộ môn Báo viết –
Báo ảnh
2. Thông tin chung về môn học:
- Tên môn học: Thiết kế và trình bày báo in
- Tên tiếng Anh: Newspaper design and layout
- Mã môn học: JOU3001
- Số tín chỉ: 02
- Môn học: Bắt buộc
- Các môn học tiên quyết: Cơ sở lý luận báo chí - truyền thông
- Các môn học kế tiếp: Không hạn chế
- Các yêu cầu đối với môn học: Sinh viên chủ yếu sử dụng phòng học của nhà
trường (có gắn máy chiếu). Ngoài ra, sinh viên làm việc nhóm có thể đăng ký
sử dụng phòng máy tính (gồm 04 máy tính) của Khoa Báo chí để tập dàn trang
bằng phần mềm chuyên dụng.
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:


+ Nghe giảng lý thuyết: 12 giờ
+ Thảo luận: 06 giờ
1
+ Thực hành, thực tập: 08 giờ
+ Tự học xác định: 04 giờ
- Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách: Khoa Báo chí, tầng 1, nhà A, 336 Nguyễn
Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Mục tiêu môn học:
3.1. Mục tiêu chung
- Kiến thức:
+ Sinh viên hiểu được vai trò, cách thức tổ chức, vị trí trong toà soạn của
khâu thiết kế báo đối với chất lượng của một ấn phẩm báo chí.
+ Sinh viên trau dồi thói quen và khả năng nhìn nhận một sản phẩm báo
chí như một chỉnh thể trọn vẹn của nội dung và hình thức.
+ Sinh viên nắm được các nguyên tắc thiết kế báo cơ bản: Thiết kế một
bài báo, thiết kế một trang báo, sử dụng ảnh, sử dụng chữ, sử dụng màu
sắc.
+ Sinh viên biết tổ chức một bài báo trọn vẹn về cả nội dung và hình thức.
- Kỹ năng:
+ Sinh viên có khả năng tự thiết kế được một bài báo, một trang báo in
theo đúng các nguyên tắc cơ bản.
+ Sinh viên có kỹ năng làm việc cơ bản với một số phần mềm thiết kế
(Quark Xpress, Photoshop).
+ Sinh viên được tăng cường khả năng làm việc theo nhóm thông qua các
bài tập nhóm.
+ Sinh viên được tăng cường khả năng thuyết trình.
- Thái độ, chuyên cần:
+ Sinh viên hình thành được khả năng thực hành có hướng dẫn.
+ Sinh viên được rèn luyện khả năng tự học và khả năng cộng tác vì mục
tiêu chung.

+ Sinh viên rèn luyện cách làm việc chính xác và kiên nhẫn.
3.2. Mục tiêu chi tiết của môn học
Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
2
Nội dung 1:
Dẫn nhập
môn Thiết
kế và trình
bày báo in
• Nêu được vị trí
của thiết kế và trình
bày báo in trong tổng
thể quy trình làm báo.
• Phân biệt được hai
khâu thiết kế và trình
bày báo in.
• Liệt kê được các
yếu tố hình thức trên
trang báo (khổ báo,
nền, chữ, khung, màu
sắc v.v )
• Tóm lược được
sự phát triển về
hình thức của báo
in trên thế giới
• Tóm lược được
sự phát triển về
hình thức của báo
in ở Việt Nam
• Phân tích được

áp lực thay đổi về
hình thức đối với
báo in trong môi
trường truyền
thông hiện đại.
• Phân biệt được
tiêu chí đối với
thiết kế để đọc và
thiết kể để nhìn.
Nội dung 2:
Thiết kế
một bài báo
in
• Nêu được quy
trình đọc báo in.
• Nêu được quy tắc
trình bày bài báo theo
ba cách cơ bản: từ
trên xuống, thuận kim
đồng hồ, ngược kim
đồng hồ.
• Vẽ được hướng
đọc trong một bài
báo
• Thiết kế được
hướng đọc liền
mạch trong một
bài báo
• Áp dụng các
quy tắc thiết kế

để trình bày được
một bài báo đúng
quy trình đọc.
Nội dung 3:
Thiết kế
một trang
báo in
(Bắt đầu
triển khai
bài tập
nhóm ở nhà)
• Nêu được vai trò
của cột báo trong thiết
kế trang báo.
• Nêu được quy tắc
thiết kế báo theo
module (theo gói)
• Nêu được quy tắc
điểm nhấn trên trang
báo
• Trình bày được
quy tắc thiết kế
một trang báo có
ảnh
• Trình bày được
quy tắc thiết kế
một trang báo
không ảnh.
• Trình bày được
quy tắc thiết kế

• Áp dụng các
quy tắc thiết kế
để trình bày được
một trang trong
(tuỳ chọn trang
đơn hay trang
đôi).
Áp dụng các quy
tắc thiết kế để
trình bày được
3
trang nhất một trang nhất.
Nội dung 4:
Sử dụng
ảnh trong
thiết kế và
trình bày
báo in
• Nêu được vai trò
của ảnh trong thiết kế
báo in.
• Nêu được quy tắc
sử dụng ảnh làm điểm
nhấn cho trang báo
• Nêu được tiêu chí
chọn ảnh dùng trên
báo in.
• Cắt cúp được
ảnh để tăng cường
hiệu quả thông tin

• Bố trí được
nhiều ảnh trên một
trang báo theo
đúng quy tắc
• Viết được chú
thích ảnh
• Phân tích
những vấn đề gây
tranh cãi về đạo
đức người làm
báo trong việc
dùng ảnh.
Nội dung 5:
Sử dụng
chữ trong
thiết kế và
trình bày
báo in
• Nêu được vai trò
của chữ trong thiết kế
báo in
• Phân biệt được hai
kiểu chữ cơ bản (có
chân và không chân)
• Nêu được ưu
điểm, nhược điểm của
từng loại chữ trong
thiết kế báo.
• Giải thích được
cách sử dụng chữ hoa

và chữ thường.
• Phân tích được
việc áp dụng ba
cách đọc của mắt
người vào thiết kế
báo (Đọc liên tục,
đọc đứt quãng và
đọc toàn thể)
• Chỉ ra được
được mối quan hệ
giữa chiều dài của
dòng và khoảng
cách giữa các dòng
• Phân tích được
các lỗi thường
gặp khi sử dụng
chữ trên trang báo
• Phân tích được
phong cách của
các tờ báo thông
qua cách sử dụng
chữ
Nội dung 6:
Sử dụng
thông tin đồ
hoạ, hộp
thông tin và
các yếu tố
phụ khác
trên trang

• Nêu được vai trò
của thông tin đồ hoạ
và hộp thông tin trong
việc thiết kế báo
• Liệt kê được các
loại thông tin đồ hoạ
và các kiểu hộp thông
tin.
• Nêu được các
quy tắc trình bày 4
yếu tố phụ khác
gồm: trích dẫn,
dòng kẻ, nền,
khoảng trắng.
• Tổng kết được
cách trình bày bài
báo theo nhiều
cửa (kết hợp với
kiến thức các bài
đã học)
4
báo
Nội dung 7:
Sử dụng
màu sắc
trong thiết
kế và trình
bày báo in
• Nêu được những
quy tắc cơ bản trong

việc phối màu (bánh
xe màu, màu nóng,
màu lạnh, phối màu
tương phản, phối màu
hoà sắc v.v )
• Trình bày được
những quy tắc cơ
bản về dùng màu
để thiết kế báo in.
Áp dụng được
các quy tắc phối
màu và thiết kế
màu để phân tích
phong cách của
các tờ báo thông
qua màu sắc mà
chúng sử dụng.
Nội dung 8:
Thuyết
trình bài
tập lớn
• Sinh viên nộp sản
phẩm đúng hạn.
• Sản phẩm đáp ứng
các nguyên tắc đã
học.
• Sản phẩm thể
hiện được quá
trình làm việc
nhóm của sinh

viên.
• Nhóm sinh
viên thuyết trình
trôi chảy, giàu
sức thuyết phục
về sản phẩm của
nhóm
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Thiết kế và trình bày báo in là môn học cung cấp kiến thức và kỹ năng xây
dựng hình thức cho một tờ báo in.
Sinh viên ngành báo chí đã được trang bị rất đầy đủ kiến thức về việc sáng tạo
nội dung của tác phẩm báo in (thông qua các môn học về thể loại báo chí,
ngôn ngữ báo chí, biên tập báo chí, ảnh báo chí v.v.). Môn học thiết kế và
trình bày báo in sẽ giúp sinh viên có khả năng sắp xếp các yếu tố nội dung đó
một cách có hệ thống, tổ chức chúng thành một trang báo, một tờ báo cụ thể.
Bởi lẽ mục tiêu của môn học không phải là đào tạo ra những nhà thiết kế báo
in chuyên nghiệp nên môn học không chú trọng nhiều vào những kỹ năng
trình bày nặng tính kỹ thuật mà tập trung vào việc chỉ ra những đặc thù,
phương pháp, quy tắc của việc trình bày báo.
Nguyên tắc cơ bản mà môn học này theo đuổi là giúp sinh viên hình dung
được mối quan hệ chặt chẽ giữa hình thức của tờ báo với nội dung và phong
cách của nó. Từ đó, sinh viên sẽ có năng lực thẩm định, đánh giá độ chuyên
5
nghiệp của một tờ báo in, đồng thời, tăng cường khả năng tổ chức một tác
phẩm báo in, không chỉ về hình thức mà cả về nội dung của tác phẩm.
5. Nội dung chi tiết môn học:
Nội dung 1. Dẫn nhập môn Thiết kế và trình bày báo in
1.1. Vị trí, vai trò của thiết kế và trình bày báo in trong quy trình làm báo
1.2. Sơ lược sự phát triển về hình thức tờ báo in trên thế giớ
1.3. Sơ lược sự phát triển về hình thức tờ báo in ở Việt Nam

1.4. Những áp lực và xu hướng thay đổi trong việc trình bày báo in hiện đại
1.5. Đặc trưng của thiết kế báo in so với các loại hình thiết kế khác
1.6. Các yếu tố hình thức trên trang báo in
Nội dung 2. Thiết kế một bài báo in
2.1. Quy trình đọc
2.2. Các quy tắc trình bày báo theo quy trình đọc: từ trên xuống, thuận chiều
kiem đồng hồ, ngược chiều kim đồng hồ
2.3. Hướng đọc và các quy tắc xây dựng hướng đọc cho một bài báo
2.4. Quy tắc trình bày cụ thể với các loại bài báo:
- Bài báo không ảnh
- Bài báo một ảnh ( dọc hoặc ngang)
- Bài báo hai ảnh (dọc hoặc ngang)
Nội dung 3. Thiết kế một trang báo in
3.1. Vai trò và các quy tắc sử dụng cột báo
3.2. Thiết kế trang báo theo module (theo gói)
3.4. Thiết kế trang báo có điểm nhấn
3.5. Thiết kế trang nhất
3.6. Thiết kế một trang trong
- Trang đơn
Trang đôi
Nội dung 4: Sử dụng ảnh trong thiết kế và trình bày báo in
5.1. Vai trò của ảnh trong việc thiết kế và trình bày báo in
5.2. Tiêu chí ảnh đẹp và các lỗi cần tránh khi sử dụng ảnh
5.3. Cắt cúp để tăng hiệu quả của ảnh
5.4. Quy tắc sắp xếp nhiều ảnh trên một trang báo để tạo điểm nhấn
5.5. Vai trò các cách viết chú thích ảnh
6
5.6. Đạo đức nhà báo trong việc sử dụng ảnh trên báo in.
Nội dung 5 : Sử dụng chữ trong thiết kế và trình bày báo in
4.1. Các cách đọc và vai trò của chữ trong thiết kế báo in

4.2. Đặc điểm và cách sử dụng chữ có chân và không chân
4.3. Đặc điểm và cách sử dụng chữ thường và chữ in hoa
4.4. Các yếu tố kỹ thuật trong việc sử dụng chữ:
- Chiều cao chữ x
- Tracking (khoảng cách chữ)
- Leading (khoảng cách dòng)
-Độ dài của dòng
4.5. Thiết lập phong cách cho tờ báo nhờ việc sử dụng chữ
Nội dung 6: Sử dụng thông tin đồ họa, hộp thông tin và các yếu tố phụ
khác trên trang báo
6.1. Vai trò của thông tin đồ hoạ và hộp thông tin
6.2. Các loại thông tin đồ hoạ và hộp thông tin thường dùng cho báo in
6.3. Vai trò và cách trình bày các yếu tố: Dòng kẻ, trích dẫn, nền, khoảng
trắng
6.4. Thiết kế bài báo nhiều cửa
Nội dung 7: Sử dụng màu sắc trong thiết kế và trình bày báo in
7.1. Màu sắc đối với báo in: So sánh báo đen trắng và báo màu
7.2. Các quy tắc cơ bản trong việc phối màu
7.3. Thận trọng khi dùng màu trong thiết kế và trình bày báo in
7.4.Dùng màu sắc để tạo phong cách cho tờ báo
Nội dung 8: Thuyết trình bài tập nhóm
6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc:
1. Tim Harrower, The newspaper designer’s handbook 5
th
Edition, NXB Mc
Grawhill, 2002, Mỹ.
2. Hà Huy Phượng, Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in, Nxb Lý
luận chính trị, 2006. Tài liệu có tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng

Thi, Hà Nội.

Do môn học này khá mới nên sinh viên cần dùng nhiều tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh do giảng viên
cung cấp. Đây đều là những tài liệu dễ hiểu, đòi hỏi trình độ tiếng Anh vừa phải, sinh viên có thể dễ dàng đọc
được sau 5 học kỳ học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với những phần tham khảo quan trọng, giáo viên cần cung
cấp tài liệu đã dịch ra tiếng Việt để sinh viên tiện theo dõi. Việc dịch tài liệu giáo viên phục trách môn học
hoàn thành dần.
7
3. Jan V. White, Graphic Design for the electronic age – The manual for
traditional and desktop publishing, Watson Guptill Publications, 1998, New
York
6.2. Học liệu tham khảo:
4. Daryl Moen, Newspaper Layout and Design - A team approach, 3
th
edition,
Iowa State University, 1995, Mỹ
5. Mario Garcia, Pure design, Miller media, 2002, Mỹ.
6. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001.
Tài liệu có tại phòng Tư liệu, Khoa Báo chí, phòng 107 nhà A, 336
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
7. Alan Swann, Design and layout (2 tập), NXB Trẻ, Tp. HCM, 2004. Tài
liệu có tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.
8. Tina Sutton, Nghệ thuật phối màu, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2005.
Tài liệu có tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.
9. Earl English, Clarence Hach, Tom E.Rolnicki, Scholastic Journalism 8
th
edition, Iowa state university Press, 1990, Mỹ.
10.John D.Berry (edited), Contemporary newspaper design, Mark Batty
Publisher, Mỹ, 2004.
11.Vũ Quang Hào, Báo chí và đào tạo báo chí Thuỵ Điển, Hà Nội, 2004. Tài

liệu có tại phòng Tư liệu, Khoa Báo chí, phòng 107 nhà A, 336 Nguyễn
Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
12.Robert Lockwwod, News by design, Quark Express Press, Mỹ, 1992
13.John McWade, Before and after page design, Peachpit Press, Mỹ, 2003.
14.Tom Ang, Picture Editing 2
nd
edition, Focal Press, Anh, 2000
15.Steven E. Ames, Element of newspaper design, Mỹ, 1989
16.Rob Melton, News writer’s handbook, Bản ebook, Mỹ, 2000.
6.3. Các nguồn tư liệu khác:
17.Website Viện nghiên cứu báo chí Poynter: www.poynter.org (phần
graphic/design).
18.Website của nhà thiết kế báo Mario Garcia:
19.Website Today’s front page (Trang chủ các tờ báo trên thế giới cập nhật
theo ngày) - />8
20.Website Hiệp hội thiết kế báo chí Mỹ (The society for news design):
/>21.Trang web của American Press Institute:

22.Trang web của nhà thiết kế báo Ron Reason: http:// www.ronreason.com
23.Lưu Thiên Hương, Maket báo chí Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại,
Luận văn thạc sĩ, Khoa báo chí – ĐHKHXH&NV HN, 2001.
7. Các hình thức tổ chức dạy học:
7.1. Lịch trình chung:
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy môn học Tổng số
Lên lớp Thực hành Tự học
xác định

thuyết
Bài tập Thảo

luận
Nội dung 1 2 2 4
Nội dung 2 2 2 4
Nội dung 3 2 2 2 6
Nội dung 4 2 2 2 6
Nội dung 5 2 2
Nội dung 6 2 2
Nội dung 7 2 2
Nội dung 8 2 2 4
Cộng 12 6 8 4 30

7.2. Lịch trình cụ thể cho từng nội dung
Tuần 1- Nội dung 1: Dẫn nhập môn Thiết kế và trình bày báo in
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
2 giờ tín chỉ
Trên lớp - Tóm lược sự phát
triển về mặt hình thức
của báo in trên thế
giới.
- Tóm lược sự phát
triển về mặt hình thức
của báo in ở Việt Nam
- Áp lực thay đổi đặt

- Tim Harrower,
trang 2 -17
- Vũ Quang Hào,
Ngôn ngữ báo chí,
trang 313 – 341.
- Hà Huy Phượng,
trang 17-33, trang
132 – 141, trang
9
ra đối với báo in trước
sự cạnh tranh của các
phương tiện truyền
thông hiện đại hơn
(gồm có áp lực thay
đổi về cả nội dung và
hình thức)
- Vị trí của khâu thiết
kế và trình bày báo in
trong quy trình làm
báo.
- Thế nào là thiết kế?
Thiết nào là trình bày?
Vai trò của từng khâu.
- Các yếu tố hình thức
trên trang báo in ((khổ
báo, nền, chữ, khung,
màu sắc v.v ).
- Một vài xu hướng
của thiết kế báo in
hiện đại

- Mối quan hệ giữa
yếu tố thông tin và
yếu tố thẩm mỹ trong
thiết kế và trình bày
báo in
169-190.
Ở nhà - Đọc hết tài liệu
được giao.
Tuần 2- Nội dung 1: Dẫn nhập môn Thiết kế và trình bày báo in
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Thảo luận
2 giờ tín chỉ
Trên lớp Cùng sinh viên tao đổi
các vấn đề sau:
- Cách học tập như thế
- Sinh viên đọc kỹ
tài liệu của tuần
trước để có đủ
10
nào để đạt hiệu quả
cho môn học này.
- Thách thức đặt ra
cho báo in hiện nay.
Liệu báo in có bị

“tuyệt chủng” trước
sự cạnh tranh của các
loại hình khác?
- Báo in ở Việt Nam
có đặc thù gì khác với
báo in trên thế giới?
Điều đó ảnh hưởng
thế nào đến tập quán
làm báo và đọc báo
của người Việt Nam?
- Các tờ báo in có
lượng độc giả lớn hiện
nay của Việt Nam tập
trung ở đâu? Tại sao
lại như vậy?
- Thế nào là một tờ
báo đẹp? (Lấy ví dụ
bằng báo in Việt Nam
và báo in thế giới)
- Tại sao một hoạ sĩ
có tài lại có thể là một
người thiết kể báo tồi?
kiến thức tham gia
thảo luận.
- Mỗi sinh viên
mang theo một tờ
báo in tự chọn
(trong hoặc ngoài
nước) để lấy ví dụ
trong khi thảo

luận.
Ở nhà Đọc thêm tài liệu
của Lưu Thiên
Hương để tìm hiểu
sự phát triển về
mặt hình thức của
báo in Việt Nam.
11
Tuần 3- Nội dung 2: Thiết kế một bài báo in
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
2 giờ tín chỉ
Trên lớp - Ba cách đọc nói
chung:
+ Đọc liên tục
+ Đọc đứt quãng
+ Đọc toàn thể
- Quy trình đọc một
bài báo theo nghiên
cứu Eye track của
viện nghiên cứu báo
chí Poynter như sau:
Ảnh (kèm chú thích)
=> Tít bài => chapeau

=> Nội dung.
- Quy trình này quy
định cách thức thiết
kế một bài báo sao
cho độc giả đọc báo
được thuận lợi nhất.
- Ba cách trình bày
một bài báo thuận quy
trình đọc: Từ trên
xuống, thuận chiều
kim đồng hồ, ngược
chiều kim đồng hồ.
- Thế nào là ngắt đứt
dòng đọc?
- Các bố trí các yếu tố
phụ trong việc tổ chức
một bài báo, gồm có
tít lớn/tít nhỏ, tít
chính/tít phụ, tóm tắt,
- Tim Harrower,
trang 22, trang 46
- 69
- Hà Huy Phương,
trang 146 – 152.
12
trích dẫn, hộp số liệu,
biểu bảng.
Ở nhà Bắt đầu học sử dụng
phầm mềm dàn trang
Đọc: Hà Huy

Phượng trang 223
– 267
Tuần 4. Nội dung 2: Thiết kế một bài báo in
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Thực hành
2 giờ tín chỉ
Trên lớp - Tổng kết lại cách
trình bày bài báo đúng
quy trình đọc.
- Mô hình hoá các lỗi
trình bày sai thường
gặp.
- Sinh viên nhận biết
các lỗi trình bày bài
báo trên tờ báo in
mang theo.
- Cắt dán để sắp xếp
lại các bài báo bị trình
bày sai theo đúng quy
trình đọc (trình bày
theo ít nhất 3 cách
khác nhau).
- Nếu bài viết có 2
ảnh thì giải quyết ra

sao?
- Cắt dán để trình bày
thử một bài báo gồm 2
ảnh.
- Biên tập lại cấu trúc
một bài báo (bổ sung
thêm 1 -2 yếu tố phụ)
- Đọc kỹ tài liệu
đã giao
- Mang theo một
tờ báo in trong
nước, kéo, hồ dán,
giấy A3, bút viết.
- Sinh viên làm
việc độc lập, nộp
sản phẩm cho giáo
viên. (5% điểm
số)
13
rồi trình bày lại theo
đúng quy trình đọc.
Ở nhà Tiếp tục học sử dụng
phầm mềm dàn trang
Đọc: Hà Huy
Phượng trang 223
– 267
Tuần 5. Nội dung 3: Thiết kế một trang báo in
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,

địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
2 giờ tín chỉ
Trên lớp - Thứ tự ưu tiên cho
việc đọc trang báo:
ngoài/trong, lẻ/chẵn,
trên/dưới, trái/phải,
to/nhỏ, đậm/nhạt.
- Vai trò và các
nguyên tắc chia cột
báo.
- Vai trò và nguyên
tắc tạo dựng lưới
(grid) cho trang báo.
- Nguyên tắc điểm
nhấn trong thiết kế
báo.
- Khái niệm Trung
tâm ấn tượng thị giác
trên trang báo (Centre
of visual impact)
- Nguyên tắc chia
mảng trên trang báo
- Nguyên tắc tổ chức
trang báo theo gói
(modular page design)
- Thiết kế trang nhất

- Thiết kế trang đôi
- Tim Harrower,
trang 32 – 37,
trang 72 – 98.
- Hà Huy Phượng,
trang 141 – 168.
- Bài The magic of
sketching tại
www.poynter.org
- Bài The grid –
The structure of
design tại
www.poynter.org
- Bắt đầu giao bài
tập lớn theo nhóm
5-8 em tuỳ theo
kích thước lớp
học. Mỗi nhóm
cần 1 em khá tiếng
Anh để giúp các
bạn dịch tài liệu, 1
em khá máy tính
để thực hiện dàn
trang (45% điểm
số)
14
- Thiết kế trang
chuyên đề.
Ở nhà Bài tập về nhà: Tìm
lỗi sai trong những

mô hình các trang báo
do giáo viên cung cấp.
Tuần 6. Nội dung 3: Thiết kế một trang báo in
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
Chuẩn bị
Ghi chú
Thực hành
2 giờ tín chỉ
Trên lớp - Chữa bài tập ở nhà
của tuần 5
- Nhận biết lỗi chia
cột trên các tờ báo
Việt Nam.
- Các nhóm dựng lại
các trang báo có bố
cục lộn xộn sử dụng
nguyên liệu từ các
trang báo cũ.
- Sinh viên bắt đầu
làm việc theo
nhóm của bài tập
lớn.
- Các nhóm nộp
cho giáo viên bài
viết trình bày ý
tưởng, phác thảo

và phương án thực
thi bài tập lớn đã
giao từ tuần trước.
Nhận xét sẽ được
gửi cho các nhóm
theo email trong
vòng vài này để
bắt đầu triển khai.
- Mang theo một
số tờ báo Việt
Nam và thế giới
- Mang kéo, hồ
dán, giấy A3, bút
viết, thước kẻ
Ở nhà - Triển khai các ý
tưởng, phác thảo của
bài tập lớn
Làm bài tập lớn
15
Tuần 7. Nội dung 3: Thiết kế một trang báo in
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Tự học xác
định
2 giờ tín chỉ

Ở nhà - Sinh viên giỏi ngoại
ngữ trong nhóm tiến
hành dịch các tài liệu
khó bằng tiếng Anh
liên quan tới bài tập
cho các bạn đọc kỹ.
- Dựa trên ý tưởng,
phác thảo có sẵn, các
sinh viên khác tìm
kiếm tư liệu, tự viết
bài, dựng trang, chia
mảng.
- Nhóm dàn trang bắt
đầu dàn thử những
phác thảo đầu tiên.
- Tìm tài liệu liên
quan tới nội dung
bài tập lớn (chủ
yếu là tiếng Anh).
Giáo viên sẽ
hướng dẫn cách
tìm kiếm.
- Có thể sử dụng
phòng máy của
Khoa (có 5 máy
tính) để thực tập
dàn trang.
Tuần 8. Nội dung 4: Sử dụng ảnh trong thiết kế và trình bày báo in
Hình thức tổ
chức dạy học

Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
2 giờ tín chỉ
Trên lớp - Vai trò tối quan
trọng của ảnh đối với
nội dung và hình thức
của tờ báo in.
- Thế nào là một ảnh
tốt cho báo chí? Thế
nào là ảnh kém ?
- Tiêu chí chọn ảnh
cho báo in.
- Quy tắc sử dụng ảnh
như một đơn vị thông
- Tim Harrower,
trang 29-31, trang
100 – 130.
- Hà Huy Phượng,
trang 75 – 96
16
tin độc lập.
- Quy tắc sử dụng ảnh
làm điểm nhấn trên
trang báo.
- Cách xử lý ảnh : cắt
cúp ảnh như thế nào

cho hiệu quả ?
- Cách viết chú thích
ảnh và các lỗi thường
gặp khi viết.
Ở nhà - Tiếp tục làm bài tập
lớn
- Tự học xử lý ảnh
trên phần mềm
photoshop
Đọc Hà Huy
Phượng 251 –
267.
Tuần 9. Nội dung 4: Sử dụng ảnh trong thiết kế và trình bày báo in
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Thảo luận
2 giờ tín chỉ
Trên lớp - Đạo đức nhà báo khi
dùng ảnh. Thảo luận
các ví dụ do giáo viên
đưa ra.
- Tình hình sử dụng
ảnh báo chí trên báo
chí Việt Nam hiện
nay.

- Làm sao để loại bỏ
những bức ảnh vô
nghĩa trên các trang
báo?
- Mỗi sinh viên
chọn 1 ảnh đẹp,
một ảnh kém chất
lượng trên các tờ
báo ngày ra ngày
hôm trước. Đem
tới lớp để cùng
thảo luận.
- Đọc bài Tragedy
in photos: A new
standard của Phil
Nesbitt trên trang
web của American
Press Institute
Ở nhà - Tiếp tục làm bài tập
lớn
Đọc Hà Huy
Phượng 251 –
17
- Tiếp tục tự học xử lý
ảnh trên phần mềm
photoshop
267.
Tuần 10. Nội dung 4: Sử dụng ảnh trong thiết kế và trình bày báo in
Hình thức tổ
chức dạy học

Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Thực hành
2 giờ tín chỉ
Trên lớp - Thực hành viết chú
thích cho các bức ảnh
trên các tờ báo Việt
Nam.
- Biên tập lại các chú
thích ảnh viết chưa
đúng quy tắc.
- Các nhóm 4 người
cùng lên ý tưởng cho
một phóng sự ảnh.
Phác hoạ bố cục trình
bày của phóng sự đó.
- Các nhóm cùng thảo
luận, cân nhắc các vấn
đề sẽ gặp phải nếu
phóng sự ảnh được
triển khai trên thực tế.
- Mỗi sinh viên
mang theo một số
tờ báo trong và
ngoài nước, kéo,
hồ dán, giấy A3,
bút màu.

- Tìm trước ở nhà
những bức ảnh
“có vấn đề”, các
chú thích ảnh còn
thiếu hoặc cần sửa
chữa.
- Sinh viên chia
nhóm 4 người để
làm bài tập trên
lớp
Ở nhà - Tiếp tục làm bài tập
lớn
- Tiếp tục tự học xử lý
ảnh trên phần mềm
photoshop
Đọc Hà Huy
Phượng 251 –
267.
Tuần 11. Nội dung 5: Sử dụng chữ trong thiết kế và trình bày báo in
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
2 giờ tín chỉ
Trên lớp - Vai trò của chữ
trong thiết kế báo.

- Jan V. White, 12
40.
18
- Thế nào là một font
chữ dễ đọc, một văn
bản dễ đọc, một thiết
kế dễ đọc?
- Đặc trưng, cách sử
dụng chữ có chân,
chữ không chân trong
thiết kế báo.
- Các nguyên tắc sử
dụng độ dài của dòng,
khoảng cách các
dòng, chữ in hoa.
- Việc kết hợp màu
sắc và chữ.
- Tim Harrower,
18-21
- Bài Sans Serif:
User's Guide in
Brief trên trang
www.poynter.org
Ở nhà - Tiếp tục làm bài tập
lớn
- Thảo luận nhóm
để chọn font chữ,
chia cột phù hợp
cho trang báo
trong bài tập lớn.

Lý giải rõ ràng tại
sao lại có sự lựa
chọn như vậy.
Tuần 12. Nội dung 6: Sử dụng thông tin đồ hoạ, thông tin bổ sung và các
yếu tố phụ khác trên trang báo.
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Tự học xác
định
2 giờ tín chỉ
Ở nhà - Thiết kế báo giống
như kể một câu
chuyện, càng gần gũi,
càng đa thanh thì càng
hấp dẫn.
- Một số gợi ý và quy
tắc về việc sử dụng đồ
- Tim Harrower,
trang 136, 137,
trang 150 – 182
- Hà Huy Phượng,
trang 96- 119
- Vũ Quang Hào,
Ngôn ngữ báo chí,
19

thị, biểu bảng, bản đồ,
sơ đồ trong thiết kế
báo in
- Các quy tắc và gợi ý
cho việc sử dụng
thông tin bổ sung cho
bài viết (side bar).
- Một số gợi ý về việc
sử dụng câu trích dẫn
như một chất liệu thiết
kế.
trang 287 – 213
- Tiếp tục làm bài
tập lớn
- Sử dụng kiến
thức vừa học để
bổ sung thông tin
đồ họa, side bar,
trích dẫn cho trang
báo của nhóm.
Tuần 13. Nội dung 7: Sử dụng màu sắc trong thiết kế và trình bày báo in
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Lý thuyết
2 giờ tín chỉ

Trên lớp - Bảng màu và các
nguyên tắc phối màu
- Sự khác biệt giữa
việc dùng màu trong
mỹ thuật và trong
thiết kế báo.
- Nguyên tắc sử dụng
màu sắc như một
phương tiện truyền tải
sắc thái của thông tin
chứ không phải để
trang trí đơn thuần.
- Làm việc với báo
đen trắng và cách sử
dụng các khoảng
trắng trong thiết kế.
- Đọc bài viết
Understanding
Color của Anne
Van Wagener
trang web
www.poynter. org.
- Đọc bài viết
Color, Contrast &
Dimension in
News Design do
Peige Stark Adam
soạn trên trang
www.poynter.org
- Tham khảo thêm

Tina Sutton, Nghệ
thuật phối màu.
- Bốc thăm thứ tự
thuyết trình bài tập
lớn cho tuần sau.
20
Ở nhà - Các nhóm hoàn
thành bài tập lớn.
- Làm slide trình
bày: ý tưởng, kế
hoạch, phương án
và lý giải chi tiết
cách lựa chọn đề
tài, ảnh, font chữ,
bố cục, phân công
công việc v.v.
trong sản phẩm do
từng nhóm thực
hiện
- Viết báo cáo chi
tiết nộp giáo viên
từ 3-5 trang A4.
Tuần 14. Nội dung 8: Thuyết trình bài tập lớn theo nhóm
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
Chuẩn bị
Ghi chú

Thực hành
2 giờ tín chỉ
Trên lớp - Các nhóm thuyết
trình theo thứ tự đã
bốc thăm.
- Cả lớp thảo luận về
sản phẩm của từng
nhóm. Tổng thời gian
trình bày và thảo luận
của mỗi nhóm từ 15
-20 phút.
- Giáo viên nhận xét
ưu nhược điểm của
từng nhóm: chất
lượng sản phẩm, khả
năng hợp tác và phân
công công việc, kỹ
năng thuyết trình.
- Hoàn tất việc bài
tập lớn và chuẩn
bị slide thuyết
trình trước lớp,
- Nộp báo cáo gửi
cho giáo viên (tất
cả các nhóm,
không kể thứ tự).
21
- Cuối giờ, giáo viên
phát cho sinh viên nội
dung ôn tập thi học

kỳ.
Ở nhà Ôn tập thi học kỳ Chuẩn bị các câu
hỏi để hỏi giáo
viên.
Tuần 15. Nội dung 8: Thảo luận về bài tập lớn của các nhóm - Tổng kết,
ôn tập
Hình thức tổ
chức dạy học
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính Yêu cầu SV
chuẩn bị
Ghi chú
Thảo luận
2 giờ tín chỉ
Trên lớp - Giáo viên nhận xét,
tổng kết về bài tập lớn
của các nhóm.
- Giải đáp các thắc
mắc của sinh viên.
- Hướng dẫn thi hết
môn.
- Xem lại toàn bộ
bài học của 14
tuần trước
Ở nhà Xây dựng đề cương
ôn tập, chuẩn bị cho
thi hết môn
8. Chính sách đối với môn học
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học.

- Các bài tập phải nộp đúng hạn
- Đi học đầy đủ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ)
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn trong đề cương môn học.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học.
9.1. Mục đích và trọng số kiểm tra
Hình thức
Tính chất của
nội dung kiểm
tra
Mục đích kiểm tra Trọng số
22
Bài tập cá nhân Chủ yếu kiểm tra
kiến thức tích luỹ
ngay trong buổi
học.
Đánh giá ý thức học
tập thường xuyên và
khả năng làm việc độc
lập.
5%
Bài tập lớn Kết hợp lí luận và
ứng dụng thực
tiễn
Đánh giá khả năng
học tập xuyên suốt
học kỳ, kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng
thuyết trình. Bài tập
lớn này có giá trị như
bài giữa kỳ.

45%
Bài thi hết môn Kết hợp lí thuyết
và khả năng ứng
dụng thực tế
Đánh giá khả năng
học tập của sinh viên
và năng lực phê phán.
50%
Ghi chú: Giáo viên điểm danh từng buổi để đánh giá độ chuyên cần của từng
sinh viên. Sinh viên nghỉ quá 20% số buổi học sẽ không được thi.
9.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá
9.2.1. Bài tập viết cá nhân
Loại bài tập này thường dùng để kiểm tra sự chuẩn bị, tự làm việc của sinh
viên về một vấn đề không lớn nhưng trọn vẹn. Các tiêu chí đánh giá các loại
bài tập này có thể bao gồm:
1) Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lí.
2) Thể hiện kĩ năng phân tích, tổng hợp trong việc giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu.
3) Có bằng chứng về việc sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn.
4) Ngôn ngữ trong sáng
Ngoài ra, tuỳ loại vấn đề mà giảng viên có thể có các tiêu chí đánh giá riêng.
9.2.2. Loại bài tập lớn học kì
Các tiêu chí chung
1) Đặt vấn đề, xác định đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu hợp lí và lôgíc.
23
2) Có bằng chứng rõ rệt về năng lực tư duy phê phán, kỹ năng phân tích, tổng
hợp, đánh giá trong việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
3) Có bằng chứng về việc sử dụng các tài liệu, các công nghệ, kỹ năng,
phương pháp, giải pháp do giảng viên hướng dẫn.

4) Bố cục hợp lí, ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn hợp lệ, trình bày rõ ràng.
Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 4 tiêu chí
Điểm Tiêu chí
9 – 10 - Đạt cả 4 tiêu chí
7 – 8
- Đạt 2 tiêu chí đầu.
- Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa đầy đủ, sâu sắc,
chưa có bình luận.
- Tiêu chí 4: còn mắc vài lỗi nhỏ.
5 – 6
- Đạt tiêu chí 1.
- Tiêu chí 2: chưa thể hiện rõ tư duy phê phán, các kĩ năng phân
tích, tổng hợp, đánh giá còn kém.
- Tiêu chí 3, 4: còn mắc một vài lỗi nhỏ
Dưới 5
- Không đạt cả 4 tiêu chí.
9.3. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại) : Do Khoa hoặc Trường sắp xếp

DUYỆT
(Khoa/trường)
PGS.TS. Đinh Văn Hường
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
(Ký tên)
PGS.TS. Đinh Văn Hường
GIẢNG VIÊN
(Ký tên)
Nguyễn Thu Giang
+++++++
Nguồn: , ngày download: 19/11/2009
24

×