Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề cương môn học thơ pháp và những vấn đề lý luận pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.66 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
THƠ PHÁP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
(French Poetry: Some issues of theory)
Chương trình đào tạo: Cử nhân Văn học
Người biên soạn
TS. Đào Duy Hiệp
HÀ NỘI – 2007
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Khoa Văn học
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
THƠ PHÁP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
(French Poetry: Some issues of theory)
1. Thông tin về giảng viên:
1.1. Họ và tên: Đào Duy Hiệp
Chức danh: Giảng viên chính, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: Thứ Hai, từ 8h00 đến 11h00
Địa điểm làm việc: Sẽ thông báo vào buổi đầu tiên của môn học
Điện thoại: 0983318553; 5620956 (NR)
Email: ;
Các hướng nghiên cứu chính:
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Thơ Pháp và những vấn đề lý luận
Mã môn học:
Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Lựa chọn
Môn học tiên quyết:


Môn học kế tiếp:
Yêu cầu đối với môn học: Sinh viên đọc trước sách, tài liệu nghiên
cứu theo yêu cầu của giảng viên.
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lí thuyết : 24
+ Làm bài tập trên lớp : 03
+ Thảo luận : 02
+ Thực hành : 0
+ Tự học xác định : 01
Khoa phụ trách môn học: Khoa Văn học – Từ P.308 đến P.314, tầng
3, nhà B, trường ĐH KHXH-NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại văn phòng Khoa: 04.8581165
3. Mục tiêu của môn học
* Kiến thức:
- Hiểu và nắm được bản chất của thơ;
- Nắm được kiến thức về đặc điểm quá trình vận động của thơ Pháp từ
cổ điển đến hiện đại;
- Trang bị về lí thuyết phê bình thơ song song với thực hành (trên lớp,
2
ở nhà, làm tiểu luận, niên luận, khóa luận tốt nghiệp).
* Kĩ năng:
- Có các kĩ năng thực tiễn về nghề nghiệp (cùng với việc học các môn
khác, sau này có thể viết nghiên cứu, phê bình, dạy học);
- Có kĩ năng tư duy lôgic, tổng hợp, phân tích văn bản thơ một cách
chính xác, khách quan, khoa học và hấp dẫn;
- Có kĩ năng tự tìm kiếm và lựa chọn những vấn đề nghiên cứu trước
mắt và lâu dài, v.v.
* Thái độ:
- Yêu thích môn học và ngành học của mình;
- Có óc tư duy độc lập, phán đoán, so sánh biết người để hiểu mình

hơn: học thơ người để hiểu thơ ta, trân trọng tiếng nói mẹ đẻ;
- Mong muốn, có khát vọng trở thành người giỏi nghề, say mê phát
hiện, tìm tòi khoa học.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Nội dung chính của môn học:
- Cung cấp một cái nhìn mang tính hệ thống, toàn diện về sự vận động
của thơ Pháp từ góc độ nghiên cứu lịch sử văn học và lí luận.
- Cung cấp kiến thức cơ bản về bản chất của thơ; các thể thơ Pháp.
- Song song soi chiếu cái nhìn mang tính chất so sánh với thơ Việt
Nam để SV có cái nhìn toàn diện đồng thời dễ hiểu, dễ nắm được bài.
- Cung cấp kiến thức về các nhà thơ lớn của Pháp qua các thế kỉ
XVII, XVIII, XIX và XX: Cổ điển, Lãng mạn, Tượng trưng, Siêu thực.
- Cung cấp lí thuyết phân tích thơ (cấu trúc ngôn ngữ, hình ảnh, vần
điệu, thời gian, không gian, )
- Vận dụng lí thuyết để phân tích thơ Pháp: thấy được tiến trình của
thơ Pháp qua sáng tác.
- Liên hệ với thơ Việt Nam và ứng dụng lí thuyết để phân tích thơ Việt.
- Phát triển khả năng phân tích, bình luận, nghiên cứu các hiện tượng
thơ trong nước và trên thế giới trên cơ sở những lí thuyết hiện đại.
5. Nội dung chi tiết môn học
Nội dung 1. Thơ là gì? (nguồn gốc, bản chất, định nghĩa)
1.1. Nguồn gốc của thơ: có vần điệu, dễ nhớ, dễ thuộc: “Thơ, ánh
phản chiếu của mọi kí ức”
(1)
;
- Bản chất của ngôn ngữ: tính võ đoán và tùy tiện của ngôn ngữ; từ
ngôn ngữ đến ngôn từ thơ;
- Từ ca dao đến thơ: thơ cũng là văn hóa, kí ức đầu tiên của trẻ thơ:
lời ru, trò chơi, bài hát, những văn bản đầu tiên… Nhà thơ khi đã trưởng thành
thường xuyên nhớ lại những điều đó. Thơ có trước chữ viết rất lâu.

1.2. Cấu trúc ngôn ngữ thơ: cái gì khiến ngôn ngữ bình thường trở
1
La poésie, reflet de toute mémoire, Poésie / Fiche N
o
4, p.103.
3
thành thơ?
- Nguyên tắc lặp lại, song song (parallélisme) xuất hiện trong các văn
bản quan yếu của văn minh (những nghi lễ, ma thuật, lễ bái, phả hệ
(généalogie), lịch sử, huyền thoại, những điều mục pháp lí…) có những nét
giống với ngữ ngôn thơ.
- Chức năng ghi nhớ của thơ: nhà thơ, là một người viết hồi kí
(mémoraliste), một người bất tử: “rất lâu sau khi nhà thơ đã qua đời, bài ca
ngắn của anh ta vẫn còn vang trên đường phố”.
- Vai trò thuộc về kí ức: những trùng lặp hàm nghĩa rằng người ta
thuộc lòng nó, ngâm nga nó. Hiệu quả chuỗi ngâm (litanique) (thần chú -
incantation.
* Cung cấp văn bản phê bình thơ (liên quan đến cấu trúc ngôn ngữ):
“Cấu trúc ngôn ngữ thơ”; “Bài thơ và độc giả của nó”;
1.3. Bản chất của thơ: lời mang tính phù chú + dân gian
* Poésie (Pháp); Poetry (Anh): từ nguyên học: poèsis (Hilạp) từ
poiein, có nghĩa là “làm, sáng tạo”.
* Thơ văn xuôi (poème en prose)
* Văn xuôi mang chất thơ (prose poétique)
* Văn xuôi/thơ (prose/poésie)
1.4. Thơ là gì? Đi tìm định nghĩa cho thơ: Trong truyền thống văn hóa
phương Tây, từ lâu thơ đã được định nghĩa thông qua chính hình thức của
nó: tổ chức vần luật.
- Nhưng một khi thơ đã bước sang thơ tự do, thơ văn xuôi, thì hình
hài của nó đã bắt đầu không còn nhận diện được nữa theo tiêu chí truyền

thống. Thơ đã bị mất đi cái hình thức đặc biệt của nó.
- Nhìn chung, sang thế kỉ XX, mọi ranh giới của các thể loại đã bị
yếu đi, bởi “công việc sâu xa của văn học là tìm cách khẳng định từ trong
bản chất của nó việc phá hủy những sự phân biệt và những giới hạn”
(Maurice Blanchot, L’Espace littéraire, 1955).
- Valéry, coi tất cả mọi diễn từ về thơ được tổ chức dưới hai trục cơ
bản sau: thơ là công việc của ngôn từ; thơ ca được sinh ra bởi thái độ đọc
(hoặc viết): “Thơ, đó là cái nghĩa đầu tiên của từ, đó là nghệ thuật đặc thù
được thiết lập trên ngôn từ. Thơ cũng còn mang cái nghĩa chung, rộng rãi
nhất, khó định nghĩa bởi nó mập mờ nhất: nó khiến ta liên tưởng đến một
trạng thái nào đó, cùng một lúc vừa thụ cảm được vừa sản sinh…” (Valéry,
Tính thiết yếu của thơ, 1947, Tạp văn).
- Trong Các thể loại của diễn từ, T.Todorov đã phân biệt ra ba
nhánh lí thuyết về ngữ nghĩa thơ: a. tu từ học của thơ, tương tự như một
kiểu trang sức: vận âm (và tất cả mọi thủ pháp thuộc về ngôn từ được coi
như cho thơ) gia nhập với tổ chức của văn xuôi để mang lại một sự bổ sung
thêm về khoái cảm (Cổ điển); b. nhánh duy lí: thơ sử dụng ngôn từ ngược
với cách của Voltaire. Nó tìm cách làm cho tình cảm trượt đi qua các từ.
Thơ đã nhổ bật các từ ra khỏi những giá trị thông thường của chúng trong
khi chơi với những sự mở rộng nghĩa mang tính chất tình cảm của chúng.
4
Nhà thơ thông báo những gì mà ngôn ngữ thông thường không nói đến:
“Nhà thơ, thêm vào ý tưởng về cái chết, đã nới rộng ra trong anh ta sức
nặng về mọi cái chết” (R. Char, Chiếc áo khoác vô chủ, 1934); c. có nguồn
gốc từ chủ nghĩa lãng mạn, nhấn trọng âm trên ý nghĩa hơn là trên cấp độ
nghĩa, trên kiểu thức nói hơn là trên những gì đã được nói.
- Ngôn từ của thơ mất đi sự trong suốt của ngôn ngữ thông thường,
nghĩa là, nó hướng tới chính nó mà không phải hướng tới cái nghĩa mà nó
mang. Và chính những gì tạo ra khuynh hướng của thơ để biểu lộ lại khó
nói ra được: ý nghĩa của bài thơ, nằm ở đâu đó trong nghĩa, là không thể

thu tóm lại được ở việc dịch nó. Toàn bộ suy nghĩ hiện đại về thơ đều xoay
quanh những đề tài chính yếu này.
- Thơ không đi đâu cả, nó kết thúc ở chính nó. Thơ làm các từ
nhảy “múa”, cuộc phiêu lưu của từ ngữ làm nên giá trị cho chính nó; nó để
mặc cho văn xuôi trình bày thế giới. Chính vì vậy thơ được cảm nhận như
nằm phía bên kia của ngôn từ thông báo hoặc như cái chết của nó: “Thơ là
tham vọng của một diễn từ mang chở nhiều nghĩa hơn, và được trộn lẫn với
nhiều âm nhạc hơn là ngôn ngữ thông thường không mang và cũng không
thể mang trong nó” (Valéry, Sự chuyển tiếp của Verlaine,1921, Tạp văn).
R.Barthes trong Huyền thoại học, 1957 đã viết: “Thơ tự mình chống lại-
ngôn từ (…) thơ hiện đại của chúng ta luôn tự khẳng định như là một kẻ
giết ngôn từ”.
(phát vấn; đề nghị SV phát biểu)
* Giải thích các định nghĩa.
* Cung cấp cho SV các văn bản lí thuyết về thơ: Jorge Luis Borges:
Bài giảng về thơ; Octavio Paz: Về thơ
Nội dung 2. Tiến trình thơ Pháp (từ Cổ điển đến Hiện đại)
2.1. Các trào lưu, chủ nghĩa thơ Pháp: Cổ điển; Lãng mạn; Tượng
trưng; Siêu thực; Hiện đại.
2.2. Các tác giả tiêu biểu của mỗi thời kì: Malherbe, La Fontaine,
Lamartine, Hugo, Vigny, Baudelaire, Rimbaud, Verlaine, Mallarmé,
Apollinaire, Breton, Eluard;
* Cung cấp văn bản thơ dịch cho SV; đề nghị SV đọc và tìm hiểu
nghệ thuật (hình ảnh, liên tưởng, ngôn ngữ thơ)
2.3. Tìm hiểu sự phát triển của thơ Pháp qua mỗi thời kì:
2.3.1. Sự phối hợp giữa âm luật (mètre) và cú pháp (syntaxe) tạo ra
tính nhạc và sự đối xứng (symétrie), sự mực thước, quy củ (régularité) là
những giá trị cao nhất của chủ nghĩa Cổ điển; thơ hỗn hợp số lượng âm tiết
(alexandrin, décasyllabe và octosyllabe) trong bài thơ Con quạ và con cáo
của La Fontaine sẽ tiếp tục đến Lãng mạn với Lamartine và Musset. Thể

sonnet (mượn của Italie) từ thời Ronsard sẽ còn tiếp tục trong nhiều bài của
Những bông hoa Ác.
2.3.2. Thế kỉ XVIII: Voltaire, A.Chénier - “bậc tiên khu của trào lưu
lãng mạn”. Thế kỉ này vẫn nhấn mạnh tính nhạc trong thơ: “thơ là sự hùng
5
biện du dương”. Rousseau báo hiệu cho thể văn xuôi mang tính nhạc.
2.3.3. Chủ nghĩa lãng mạn ở thế kỉ XIX với “cái tôi được phát hiện
lại” đã “đề cao cảm xúc và nhiệt hứng trữ tình, đả phá giáo điều”. Nhà thơ
nhận ra “căn bệnh của thời đại” (“le mal du siècle”) và “kể” ra những rung
động của trái tim mình.
* Cung cấp văn bản thơ của Lamartine, Hugo, Musset (song ngữ);
* Cung cấp văn bản thơ tượng trưng của Baudelaire, Rimbaud (song
ngữ) để SV đọc trước chuẩn bị cho buổi sau so sánh và phân tích sự khác
nhau giữa thơ lãng mạn và thơ tượng trưng.
Hình ảnh trong thơ thế kỉ XIX chủ yếu vẫn là “một gợi ý hoặc một
tiếng vang” và độc giả vẫn tìm thấy ở đó “những sợi dây bí ẩn ràng buộc
chúng với tim ta”.
2.3.4. Thơ Hiện đại: Khái niệm hiện đại và các tác gia báo hiệu cho
tính hiện đại trong thơ: Baudelaire (1821- 1867); Rimbaud (1854- 1891);
* Thi sơn (Parnasse)
* Lý luận về chủ nghĩa Tượng trưng (Symbolisme)
2.3.5. Chủ nghĩa Siêu thực
* Lí luận (cung cấp văn bản dịch Tuyên ngôn thứ nhất của Chủ
nghĩa Siêu thực do Breton viết);
* Apollinaire (1880- 1918): “sự kinh ngạc đối với phép màu của thế
giới hiện đại”, kĩ thuật cắt dán (collage) đến chóng mặt (Picasso- Braque).
* Giải thích tiền đề ra đời và sự phát triển của Siêu thực; vai trò của
Apollinaire; vai trò và những đóng góp của các nhà thơ siêu thực đối với
thơ đương đại Pháp.
* Cung cấp bài “Hình ảnh trong thơ siêu thực” của Đào Duy Hiệp và

một số bài khác có liên quan đến vấn đề đang học cho SV.
Nội dung 3. Lí thuyết phê bình thơ
3.1. Các trường phái, phương pháp: trường phái Hình thức Nga; thi
pháp học; phê bình cấu trúc;
3.2. Các tác gia, các công trình tiêu biểu:
* Tomachevski (1890-1957), Tynianov (1893-1943): Vấn đề về ngôn
ngữ thơ, 1924; Chklovski (1893-1984): Nghệ thuật như là thủ pháp;
Jacobson (1895-1983): Thơ ca Nga hiện đại (1921), Những vấn đề về thi
pháp, Seuil, 1973; Brik, Những lặp lại của thanh âm, 1917; nhịp điệu (Brik,
Tomachevski);
* Thi pháp thơ đặt ra những vấn đề khác với thi pháp văn xuôi.
Trong phần này, Tadié có đề cập đến những nhà phê bình như: T.S.Eliot
(1888-1965): Truyền thống và tài năng cá nhân; Chức năng của phê bình;
Những ranh giới của phê bình văn học; William Empson: Bảy kiểu mập
mờ (1930); Jean Cohen: Cấu trúc ngôn ngữ thơ (1966), Greimas: Tiểu luận
về kí hiệu học thi pháp (Larousse, 1972); Daniel Delas và Jacques Filliolet:
Ngôn ngữ và thi pháp (Larousse, 1973); Riffaterre: Kí hiệu học về thơ (1978)
và Tính năng sản của văn bản (1979);…
* Cung cấp văn bản dịch lí thuyết cho SV; đề nghị SV đọc và tìm
6
hiểu; SV phát biểu và tập ứng dụng lí thuyết vào phê bình thơ;
3.3. Tìm hiểu một công trình lí thuyết cụ thể; chuẩn bị tự chọn văn
bản thơ để thực hành ở nhà.
* SV có thể tự chọn một vấn đề lí thuyết về thơ để thuyết trình.
Nội dung 4. Phê bình thơ Pháp thế kỉ XIX
4.1. Thơ Hugo; Vigny.
4.2. Baudelaire, Verlaine, Rimbaud, Mallarmé: giới thiệu, so sánh sự
khác nhau giữa thơ lãng mạn và thơ tượng trưng.
* Cung cấp văn bản dịch thơ cho SV; đề nghị SV đọc và tìm hiểu;
SV phát biểu và tập ứng dụng lí thuyết vào phê bình thơ;

4.3. Viết tại lớp một bài phân tích thơ do người dạy cung cấp văn bản
(khoảng 1 trang trở lại).
Nội dung 5. Phê bình thơ tượng trưng Pháp
5.1. Thơ Baudelaire: một số bài trong Những bông hoa Ác
5.2. Thơ Verlaine, Rimbaud
* Cung cấp văn bản dịch thơ cho SV; đề nghị SV đọc và tìm hiểu; SV
phát biểu và tập ứng dụng lí thuyết vào phê bình thơ;
5.3. Tìm hiểu đặc trưng của thơ Tượng trưng.
Nội dung 6. Phê bình thơ siêu thực Pháp
6.1. Thơ Apollinaire: Cầu Mirabaud, thơ Calligramme,
6.2. Breton, Eluard; so sánh sự khác nhau giữa thơ lãng mạn, thơ
tượng trưng và thơ siêu thực;
* Cung cấp văn bản dịch thơ cho SV; đề nghị SV đọc và tìm hiểu;
SV phát biểu và tập ứng dụng lí thuyết vào phê bình thơ;
6.3. Thơ Breton, Eluard; Char, Michaux, Claudel.
Nội dung 7. Phê bình thơ Pháp đương đại
7.1. Phân tích kĩ thơ siêu thực;
7.2. Tìm hiểu đặc trưng,bản chất của siêu thực;
7.3. Từ siêu thực đến đương đại: những tiếp nối và những cách tân.
Nội dung 8. Phê bình thơ Việt Nam
8.1. Tìm hiểu lại bản chất ngôn ngữ Việt, tiếng Hán-Việt; cấu trúc
ngôn ngữ thơ: cái gì khiến ngôn ngữ bình thường trở thành thơ? Lấy ví dụ
trong cuộc sống, trong ca dao, trong thơ cổ điển, thơ Mới, thơ Kháng chiến
chống Pháp, chống Mĩ và thơ đương đại.
8.2. Tìm hiểu thơ từ chỗ có vần đến chỗ không vần: sang thời hiện đại
có vần chưa chắc đã thơ; không vần vẫn có thể rất thơ (cho ví dụ).
8.3. Phân tích thơ của Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Xuân
Diệu, Nguyễn Bính; Đoàn Văn Cừ; tìm hiểu đặc trưng thơ lãng mạn. Sang
thơ Hàn Mặc Tử đã khác. Tại sao?
7

Cung cấp cho SV các văn bản lí thuyết về thơ: Jorge Luis Borges: Bài
giảng về thơ; Octavio Paz: Về thơ; văn bản phê bình thơ.
8.4. Phân tích thơ Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, và một vài gương
mặt thơ Trẻ hiện nay.
Nội dung 9. Tổng ôn
9.1. Thơ là gì? Những định nghĩa SV cần ghi nhớ.
9.2. Thơ Pháp từ Cổ điển đến Hiện đại: những mốc lớn, những tác giả
quan trọng; các trường phái, chủ nghĩa thơ.
* Đề nghị SV phát biểu những hiểu biết của mình về đặc trưng cơ bản
của các trường phái thơ.
9.3. Tiếp cận phê bình thơ: nhấn mạnh tầm quan trọng của các văn
bản lí thuyết đã phát cho SV.
* Đề nghị SV phát biểu về một số vấn đề lí thuyết phê bình thơ.
9.4. Phân tích thơ Pháp và thơ Việt có gì khác nhau? Tại sao?
9.5. SV đã tìm hiểu và đọc câu hỏi ôn tập. Đề nghị SV phát biểu hoặc
nêu câu hỏi thắc mắc.
6. Học liệu
* Chuyên luận nghiên cứu
[1]. Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX, XX, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà
Nội, 2005.
[2]. Rosa Chacel, Thơ văn xuôi, và văn xuôi thơ, TCVH, 7/1996, Nguyễn
Trung Đức dịch.
[3]. Đặng Anh Đào, Tài năng và người thưởng thức, Nxb. Hội nhà văn,
1994.
[4]. Đỗ Đức Hiểu, Đổi mới đọc và bình văn, Nxb. KHXH, Nxb. Mũi Cà
Mau, 1993.
[5]. Đào Duy Hiệp, Thơ và Truyện và Cuộc đời, Nxb. Hội nhà văn, 2001.
[6]. Octavio Paz, Thơ văn và Tiểu luận, Nxb. Đà Nẵng, 1998; Nguyễn
Trung Đức chọn và dịch.
[7]. Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Nxb. Văn hóa thông tin, 2001.

[8]. Octavio Paz, Tiểu luận // VHNN, số 6/1996.
[9]. R.Jacobson, Chủ âm // VHNN, số 1/1998.
[10]. Jean Cohen, Thơ và nghiên cứu thơ // VHNN, số 4/1998, Đỗ Lai
Thúy dịch.
[11]. Paul Claudel, Tôn giáo và thơ ca // VHNN, số 4/1998, Ngân Xuyên
dịch.
[12]. Yu.Lotman, Cơ cấu của văn bản nghệ thuật ngôn từ // VHNN, số
1/2000, Trịnh Bá Đĩnh dịch.
[13]. Đào Duy Hiệp, Victor Hugo - Nhà thơ // VHNN, số 2/2002.
[14]. Đào Duy Hiệp, Thơ, Tiểu thuyết và Phê bình Pháp đầu thế kỉ XXI,
Văn nghệ, số 28 (13-7-2002).
8
[15]. Đào Duy Hiệp, Lao động và nỗi buồn trong Nằm nghiêng của Phan
Huyền Thư, Phụ san Thơ, số 6 (tháng 12 - 2003).
[16]. T.S.Eliot, Truyền thống và tài năng cá nhân // VHNN, số 2/2003, Đỗ
Lai Thúy dịch.
[17]. Đào Duy Hiệp, Thơ Pháp hôm nay, Văn nghệ, số 1+2 (3-10/1/2004).
[18]. Đào Duy Hiệp, Kiểu tự sự trong bài thơ Không nói của Nguyễn
Đình Thi, Văn nghệ, số 3+4+5 (7-31/1/2004).
[19]. Đào Duy Hiệp, Hình ảnh trong thơ Siêu thực, Phụ bản Thơ, số 11
(tháng 5 – 2004).
[20]. Đào Duy Hiệp, Đọc lại bài thơ Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ, Văn nghệ
Trẻ, số 31 (1/8/2004).
[21]. Đào Duy Hiệp, Ngôn ngữ và nhà thơ, Văn nghệ, số 34 (25/8/2007).
[22]. Trịnh Bá Đĩnh, Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb. văn học - Trung
tâm nghiên cứu quốc học, 2002, TBĐ dịch.
[23]. IU.M.Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb. ĐHQG, 2004,
(Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch).
(Lưu ý: Chỉ đọc các phần về Thơ)
* Tác phẩm

[1]. Tuyển tác phẩm Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX, XX, Nxb. Thế giới,
1997, 1995 Phần về Thơ dịch (Baudelaire, Rimbaud, Verlaine, Apollinaire,
Breton…).
[2]. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân việt Nam.
[3]. Thơ Baudelaire, Nxb. Văn học, 1995, Vũ Đình Liên dịch.
[4]. Arthur Rimbaud, Một mùa địa ngục, Nxb. Văn học, 1997, Huỳnh
Phan Anh dịch.
[5]. Apollinaire, Poèmes, Hoàng Hưng chuyển ngữ, Nxb. Hội nhà văn,
1997.
[6]. Thơ Pháp, nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nxb. Văn học, 1992,
Đông Hoài tuyển, dịch, giới thiệu.
[7]. Chủ nghĩa siêu thực trong thơ Pháp thế kỉ XX, Nxb. Văn học, 1994,
Đông Hoài, Quỳnh Thư Nhiên, nghiên cứu, tuyển dịch.
[8]. Đồng Đức Bốn, Trở về với mẹ ta thôi, Nxb. Hội nhà văn, 2000.
[9]. Các Tuyển thơ Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Hoàng Cầm…
9
7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực
hành
Tự
học

thuyết
Bài
tập

Thảo
luận
1. Thơ là gì? 2 0 0 0 0 2
2. Thơ Pháp từ Cổ điển
đến Hiện đại
2 0 0 0 0 2
3. Lí thuyết phê bình thơ 2 0 0 0 0 2
4. Phê bình thơ Pháp thế
kỉ XIX
4 0 0 0 0 4
5. Phê bình thơ Pháp thế
kỉ XX
4 2 0 0 0 6
6. Phân tích thơ Việt 8 1 2 0 1 12
7. Tổng ôn 2 0 0 0 0 2
Tổng 24 3 2 0 1 30
7.2. Lịch trình tổ chức dạy cụ thể
Hình
thức
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu đối với
sinh viên
Nội dung 1. Thơ là gì? (nguồn gốc, bản chất, định nghĩa) (Tuần 1)
TUẦN 1

thuyết
2 giờ
Thơ là gì? Đọc học liệu số 4, 6.

Nội dung 2. Tiến trình thơ Pháp (từ Cổ điển đến Hiện đại) (Tuần 2)
TUẦN 2
Lí Thơ Pháp từ Cổ điển đến Hiện đại Đọc tài liệu nghiên
10
Hình
thức
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu đối với
sinh viên
thuyết
2 giờ
cứu số 5, 6, 7
Nội dung 3. Lí thuyết phê bình thơ (Tuần 3)
TUẦN 3

thuyết
2 giờ
Tiếp cận phê bình thơ Đọc tài liệu nghiên
cứu số 5, 6, 7
Đọc và ghi chép tài
liệu phê bình số 3, 8, 9
Nội dung 4. Phê bình thơ Pháp thế kỉ XIX (Tuần 4, 5)
TUẦN 4

thuyết
2 giờ
Phân tích thơ Pháp XIX Đọc tác phẩm
TUẦN 5


thuyết
2 giờ
Phân tích thơ Pháp XIX (tiếp) Đọc tài liệu nghiên
cứu số 3, 8, 9
Nội dung 5. Phê bình thơ Pháp thế kỉ XX (Tuần 6, 7, 8)
TUẦN 6

thuyết
2 giờ
Phân tích thơ Pháp XX
Phân tích trên văn bản các tác phẩm thơ
tự chọn
- Đọc kỹ tác phẩm
và tài liệu phê bình
- SV lên trình bày
bài nghiên cứu của
mình
TUẦN 7
Bài
tập
2 giờ
Kiểm tra giữa kỳ Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị trước cho
bài kiểm tra
TUẦN 8

thuyết
2 giờ
Phân tích thơ Pháp XX (tiếp) Đọc tác phẩm;

Đọc và ghi chép tài
liệu phê bình
Nội dung 6. Phân tích thơ Việt (Tuần 9 đến tuần 14)
11
Hình
thức
Thời gian,
địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu đối với
sinh viên
TUẦN 9

thuyết
2 giờ
Phân tích thơ Việt Đọc tác phẩm
Đọc và ghi chép tài
liệu phê bình
TUẦN 10

thuyết
2 giờ
SV lên đọc bài phân tích thơ tự chọn của
mình
Đọc tác phẩm; tài
liệu nghiên cứu
TUẦN 11

thuyết
2 giờ

Thực hành trên văn bản Đọc và ghi chép
những nhận định về
tác phẩm của mình
TUẦN 12
Thảo
luận
2 giờ
Thảo luận những vấn đề lí thuyết thơ Đọc tác phẩm; tài
liệu
TUẦN 13

thuyết
2 giờ
Viết thu hoạch tại lớp Đọc tác phẩm; tài
liệu nghiên cứu
TUẦN 14
Bài
tập
1 giờ
Trả bài giữa kì
Tự
học
1 giờ
Nội dung tổng kết (Tuần 15)
TUẦN 15

thuyết
2 giờ
Ôn tập, giải đáp thắc mắc. Theo câu hỏi ôn tập.
12

8. Chính sách đối với môn học
8.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo qui định
(không nghỉ quá 20% tổng số giờ học).
8.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà,
đọc tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm
tra giữa môn và thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giảng viên phụ
trách môn học.
8.3. Sinh viên vi phạm qui định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính
đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm
quy chế thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ
sẽ bị trừ điểm thành phần tương ứng.
8.4. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho
toàn môn học.
9. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
9.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: đánh giá tinh thần thái độ học tập
(điểm danh, thái độ khi nghe giảng, phát biểu ý kiến, kiểm tra việc chuẩn bị
bài )
9.2. Kiểm tra định kỳ: + Bài tập về nhà, trên lớp, tích cực thảo luận ; +
Kiểm tra giữa kỳ; + Kiểm tra, đánh giá cuối kì
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập: bài tập giao tại lớp và làm tại nhà
được cho điểm theo chất lượng bài viết trong tương quan chung so với các
bài của lớp; bài tập tự nghiên cứu, tìm đề tài sẽ được đánh giá theo tiêu chí
bài nghiên cứu (nếu có ý tốt có thể sửa chữa đưa đăng tạp chí, cho thêm
điểm vào việc học tập).
9.4. Trọng số kiểm tra-đánh giá kết quả môn học
* Đánh giá tinh thần, thái độ học tập 10 % (1 điểm)
* Bài tập về nhà, trên lớp, thảo luận 10 % (1 điểm)
* Kiểm tra giữa kỳ 20 % (2 điểm)
* Thi kết thúc môn học 60 % (6 điểm)
* Kết quả môn học 100% (10 điểm)

9.5. Lịch thi: Theo kế hoạch năm học của trường.
10. Câu hỏi và bài tập
1. Nguồn gốc của ngôn ngữ, bản chất của ngôn ngữ.
2. Từ ngôn ngữ đến ngôn từ thơ.
13
3. Bản chất của Thơ. Thơ là gì?
4. Sự phát triển của thơ Pháp.
5. Tính chất cổ điển, hiện đại trong thơ được thể hiện thế nào? Sự khác
nhau giữa chúng?
6. Phê bình Thơ khác với phê bình Truyện ở chỗ nào?
7. Baudelaire: “tính hiện đại” trong quan niệm và thơ của nhà thơ này.
8. Đặc điểm của chủ nghĩa Tượng trưng trong thơ.
9. Tập Những bông hoa Ác có cấu trúc đặc biệt thế nào? Anh (chị) thích
bài thơ nào trong tập? Hãy phân tích một bài.
10. Hình ảnh và giọng thơ Rimbaud và Verlaine. So sánh, phân tích.
11. Công lao lớn của Mallarmé về thơ được thể hiện ở những điểm nào?
Đặc điểm độc đáo trong thơ Mallarmé. Phân tích và chứng minh.
12. Apollinaire có công lao mở đầu về thơ của thế kỉ XX trong nhiều khía
cạnh. Anh (chị) cho biết về những vấn đề đó.
13. Chủ nghĩa Siêu thực trong Thơ là gì. Đặc điểm lớn nhất của phong
trào này. Các đại diện tiêu biểu.
14. Breton và thơ của ông.
15. Hình ảnh của thơ Siêu thực có những điểm nào độc đáo, khác biệt.
Hãy chứng minh.
16. Trong thơ Việt Nam có nhà thơ nào sử dụng kiểu hình ảnh đó không?
Hãy phân tích một bài để chứng minh.
17. Hành trình thơ Việt trong thế kỉ XX có những đặc điểm gì? (Các giai
đoạn 32-45; 45-54; 54-75; 75 đến nay).
Hà Nội, ngày tháng năm
XÁC NHẬN CỦA

TRƯỜNG (KHOA)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIẢNG VIÊN
TS. Đào Duy Hiệp
14

×