Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Thực trạng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần quản lý đường sông số 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.49 KB, 67 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh
nghiệp nào cũng phải có 3 yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đối
tượng lao động để thực hiện được mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con
người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động.
Nó là một trong 03 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó TSCĐ là
một trong những bộ phận quan trọng nhất. TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích,
phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như
đầu tư, bảơ quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá được tiến hành một cách thường
xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số và
chất lượng sản phẩm sản xuất, dịch vụ vận tải và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện
được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình.
Trong thực tế hiện nay, ở Việt Nam các doanh nghiệp nước ta mặc dù đã nhận
thức được tác dụng của TSCĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các
doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng
bộ và chủ động cho nên TSCĐ sử dụng một cách lãng phí, chưa pháp huy được hiệu
quả kinh tế của chúng và như vậy là lãng phí vốn đầu tư ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ cũng như hoạt
động quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và
nghiên cứu tại trường đại học và thực tập tại công ty cổ phần quản lý đường sông số
8, em thấy vấn đề sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả, có ý nghĩa to lớn không chỉ
trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với Công
Ty Cổ Phần Quản Lý Đường Sông số 8 là nơi mà TSCĐ sử dụng rất phong phú,
nhiều chủng loại cho nên vấn đề quản lý sử dụng gặp nhiều phức tạp. Xuất phát từ
những lý do trên và với mong muốn trở thành nhà quản lý trong tương lai, trong thời
gian thực tập tại công ty cổ phần quản lý đường sông số 8 cùng với sự hướng dẫn
giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Th.s- Nguyễn Thị Liên cùng với toàn thể ban lãnh
đạo và cán bộ công nhân viên Công Ty Cổ Phần Quản Lý Đường Sông số 8, em đã
chọn Đề tài “Thực trạng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần


quản lý đường sông số 8 ”.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐƯỜNG
SÔNG SỐ 8
1.1.Quá trình ra đời và phát triển của công ty
1.1.1.Thông tin chung về công ty
 Tên giao dịch : Công ty cổ phần quản lý đường sông số 8
 Địa chỉ trụ sở chính : Hồng Thái – An Dương – Hải Phòng
 Điện thoại : 0313.29329
 Fax : 0313.293284
 Mã số thuế: 0200127927 - 1
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần quản lý đường sông số 8 tiền thân là Đoạn quản lý đường
sông Hải Phòng được thành lập từ năm 1966. Trải qua quá trình chuyển đổi về cơ chế
quản lý, đơn vị đuợc tái thành lập như sau:
- Quyết định số: 2014/QĐ-TCCB-LĐ ngày 24/8/1988 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải về việc tách chuyển Đoạn QLĐS Quảng Ninh và Đoạn QLĐS Hải
Phòng để tổ chức thành Xí nghiệp quản lý giao thông đường thuỷ 3 trực thuộc Liên
hiệp các Xí nghiệp quản lý giao thông đường thuỷ.
- Quyết định số: 2787/QĐ ngày 26/12/1991 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải về việc tổ chức lại Liên hiệp các Xí nghiệp quản lý giao thông đường thủy, trong
đó Đoạn QLĐS số 8 trực thuộc Khu quản lý đường sông.
- Nghị định số: 08/CP ngày 30/01/1993 của Chính phủ thành lập Cục đường
sông Việt Nam, Quyết định số: 282/QĐ-TCCB-LĐ ngày 27/02/1993 cña Bộ trưởng
Bộ giao thông vận tải về việc chuyển nguyên trạng các đơn vị thuộc khu quản lý
đường sông về trực thuộc Cục ĐSVN trong đó có Đoạn quản lý đường sông số 8.
- Quyết định số: 2811/QĐ-BGTVT ngày 22/9/2004 của Bộ trưởng Bộ GTVT
về việc sát nhập nguyên trạng Xí nghiệp Báo hiệu Đường sông vào Đoạn QLĐS số 8
trực thuộc Cục ĐSVN.
- Công ty được thành lập theo Quyết định số 4012/QĐ-BGTVT ngày

25/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê quyệt phương án và
chuyển Đoạn quản lý đường sông số 8 trực thuộc Cục Đường sông Việt Nam thành
3
công ty cổ phần và được Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hải Phòng cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203002045 ngày 16/02/2006.
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty.
Công ty cổ phần quản lý đường sông số 8 là đơn vị quản lý đường thủy nôi
địa khu vực được cục đường sông Việt Nam giao quản lý 11 tuyến sông trung ương
quản lý trên địa bàn thành phố Hải Phòng và một số tỉnh lân cận như Hải Dương,
Quảng Ninh, Thái Bình với tổng chiều dài là 216,8km, triển khai 757 báo hiệu theo
phương án cục đường sông phê duyệt.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị, nhằm tránh đầu tư dàn trải - không
hiệu quả và quá mạo hiểm, trước hết công ty đầu tư chiều sâu phát triển những ngành
nghề truyền thống, đầu tư phát triển dần một số ngành nghề có liên quan đến sông
nước nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Cụ thể, công ty đăng ký ngành nghề
hoạt động và kinh doanh sau:
1. Quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa.
2. Điều tiết đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.
3. Nạo vét đảm bảo giao thông đường sông, khảo sát lập phương án và thực
hiện các công việc phụ trợ phục vụ đảm bảo an toàn ĐTNĐ.
4. Trục vớt thanh thải vật chướng ngại.
5. Sản xuất, lắp đặt, sửa chữa các loại báo hiệu ĐTNĐ.
6. Đóng mới, sửa chữa các phương tiện vận tải thuỷ.
7. Gia công, sửa chữa cơ khí công nghiệp và dân dụng.
8. Xây dựng các công trình giao thông công nghiệp và dân dụng.
9. Nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ tùng đóng mới - sửa
chữa phương tiện thuỷ và sản xuất báo hiệu ĐTNĐ.
10. Các dịch vụ trên sông khác:
- Hoa tiêu dẫn luồng trên các tuyến ĐTNĐ.
- Kinh doanh khai thác cát, vật liệu xây dựng, kho bãi và san lấp mặt bằng.

- Dịch vụ vận tải thuỷ, cung ứng xăng, dầu và các dịch vụ, du lịch trên sông.
1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty
4
SƠ ĐỒ 1.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
QUẢN LÝ ĐƯỜNG SÔNG SỐ 8
Phòng
TCHC
Phòng
KHKD
Phòng
KTTH
BAN
KIỂM
SOÁT
Phòng
KTTV
-Ban điều hành XN –Các trạm
QLĐS: Điều tiết song Đào Hạ
Lý, Núi Voi, Kênh Đồng,
Tiên Lãng, Văn Úc -Các
phân trạm: Thái Bình, Nội
Thành
XN QLĐS
tuyến Nam
ĐẠI HỘI
ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
HỘI
ĐỒNG
QUẢN

TRỊ
BAN GĐ
ĐIỀU
HÀNH
XN QLĐS
tuyến Bắc
- Ban điều hành XN –Các
trạm QLĐS: Bến Kiền, Bến
Đụn –Phân trạm: Nhà vàng,
Bạch Đằng –Tổ dịch vụ sửa
chữa lưu động trên sông.
XNC.khí
và SX
B.hiệu
Đ.sông
- Ban điều hành XN –Các tổ:
Sắt hàn, Máy điện tiện, Trang
trí và Bảo vệ
XN C.
trình và
D.vụ
Đ.sông
- Ban điều hành XN –Các tổ:
Tàu HS 14, Duy tu và sửa
chữa, Dịch vụ và bảo vệ.
5
-Công ty thành lập 02 Xí nghiệp QLĐS thực hiện nhiệm vụ Quản lý,bảo trì
đường thủy nội địa. Mỗi xí nghiệp có Ban điều hành (gồm:01 Giám đốc,01 Phó Giám
đốc,một số CBCNV để thực hiện nhiệm vụ) và các Trạm – Phân Trạm QLĐS, Tổ
dịch vụ;mỗi Trạm – Phân Trạm,Tổ dịch vụ có 01 Trạm trưởng (Phân Trạm trưởng,Tổ

trưởng) và có thể bố trí 01 Trạm Phó. Cụ thể:
+ Xí nghiệp QLĐS Tuyến Nam gồm:Ban quản lý điều hành Xí nghiệp,các
Trạm QLĐS (Điều tiết sông Đào Hạ Lý, Núi Voi, Kênh Đồng, Tiên Lãng,Văn úc) và
một số Phân Trạm (Nội thành, Thái Bình).
+ Xí nghiệp QLĐS Tuyến Bắc gồm: Ban quản lý điều hành Xí nghiệp,các
Trạm QLĐS (Bến Kiền,Bến Đụn), Phân Trạm Nhà Vàng và Tổ dịch vụ sửa chữa cơ
khí lưu động trên sông.
-Công ty thành lập 02 Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ. Mỗi Xí nghiệp có Ban
điều hành(gồm:01 Giám Đốc,01 Phó Giám Đốc,một số cán bộ nghiệp vụ để thực
hiện nhiệm vụ) và các Tổ sản xuất - dịch vụ có 01 Tổ Trưởng và 01 Tổ phó. Cụ thể:
+Xí nghiệp Công trình và dịch vụ đường sông gồm: Ban điều hành Xí
nghiệp,Tổ tàu HS14, Tổ duy tu và sửa chữa,Tổ dịch vụ và bảo vệ.
+Xí nghiệp Cơ khí và sản xuất báo hiệu đường sông gồm: Ban điều hành Xí
nghiệp,Tổ sắt hàn, Tổ máy – điện – tiện, Tổ trang trí, Tổ bảo vệ.
- Công ty có 04 phòng tham mưu,nghiệp vụ; mỗi phòng có 01 trưởng phòng ,01
phó phòng và một số cán bộ nghiệp vụ. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng cụ thể
như sau:
a. Phòng Tổ chức Hành chính
* Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
- Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược:
- Công tác thống kê tổng hợp sản xuất;
- Công tác điều độ sản xuất kinh doanh;
- Công tác lập dự toán;
- Công tác quản lý hợp đồng kinh tế;
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
- Công tác đấu thầu;
6
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
*Nhiệm vụ:

+ Công tác kế hoạch:
Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai
đoạn;
Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư;
Chủ trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế
hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty;
Phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở
đó dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, yếu, tìm
nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
+Công tác lập dự toán:
Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
Soát xét hồ sơ Tham mưu cho Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết
toán khối lượng thực hiện hoạt động công ích, sản xuất- thương mại - dịch vụ, các dự
án đầu tư xây dựng công trình, mua sắm thiết bị, khắc phục bão lụt để trình cấp có
thẩm quyền duyệt.
+ Công tác hợp đồng:
Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng
nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng
kinh tế,
Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do Công ty
làm Chủ đầu tư và Hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư nhiên
liệu, hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các lĩnh vực
khác theo quy định hiện hành. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác
nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.
Chủ trì trong công tác các định mức, quy chế khoán.
+Công tác đấu thầu:
Chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các
dự án nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Chủ trì tham mưu trình tự thủ
tục đầu tư - xây dựng, đấu thầu - giao thầu - giao khoán;

7
Lập và soát xét hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phần chỉ dẫn đối với nhà thầu,
tham mưu tổ chức đấu thầu theo quy định;Tham gia vào tổ chuyên gia giúp việc đấu
thầu; tham mưu cho Giám đốc giải quyết mọi thủ tục có liên quan từ khâu chuẩn bị
đến khâu kết thúc đấu thầu.
* Quyền hạn:
Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ
quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực
hoạt động của Công ty;
Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của
Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám
đốc;
Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc
phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những
nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao;
Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết
định thành lập.
Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích
phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên;
Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không
phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó;
*Trách nhiệm:
Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình
được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công
tác tham mưu;Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà
nước trong quá trình thực hiện công việc;Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực
hiện các nhiệm vụ được giao;Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công
việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được
Công ty giao;Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện

các nhiệm vụ nêu trên;
b. Phòng Kế hoạch – Kinh doanh.
* Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
8
- Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược:
- Công tác thống kê tổng hợp sản xuất;
- Công tác điều độ sản xuất kinh doanh;
- Công tác lập dự toán;
- Công tác quản lý hợp đồng kinh tế;
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
- Công tác đấu thầu;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
* Nhiệm vụ:
+ Công tác kế hoạch:
Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai
đoạn;Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư;Chủ trì
lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty;Thống kê, tổng hợp tình hình
thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các công tác khác được
phân công theo quy định;
Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch năm của mỗi đơn vị.
Tổng hợp các số liệu và lấy ý kiến của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị thành viên
để lập kế hoạch của Công ty.
Phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở
đó dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, yếu, tìm
nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
+ Công tác lập dự toán:
Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt;

Soát xét hồ sơ Tham mưu cho Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết toán
khối lượng thực hiện hoạt động công ích, sản xuất- thương mại - dịch vụ, các dự án
đầu tư xây dựng công trình, mua sắm thiết bị, khắc phục bão lụt để trình cấp có thẩm
quyền duyệt.
+ Công tác hợp đồng:
Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng
nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng
kinh tế,
9
Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do Công ty
làm Chủ đầu tư và Hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư nhiên
liệu, hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các lĩnh vực
khác theo quy định hiện hành. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác
nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.
Chủ trì trong công tác các định mức, quy chế khoán.
+ Công tác đấu thầu:
Chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các
dự án nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty.Chủ trì tham mưu trình tự thủ tục
đầu tư - xây dựng, đấu thầu - giao thầu - giao khoán;Lập và soát xét hồ sơ mời thầu,
hồ sơ yêu cầu phần chỉ dẫn đối với nhà thầu, tham mưu tổ chức đấu thầu theo quy
định;Tham gia vào tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu; tham mưu cho Giám đốc giải
quyết mọi thủ tục có liên quan từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đấu thầu.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.
* Quyền hạn:
Được quyền yêu cầu các đơn vị trong Công ty phối hợp và quan hệ với các cơ
quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực
hoạt động của Công ty;
Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của
Công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám

đốc;
Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc
phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những
nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao;
Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định
thành lập.
Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích
phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên;
Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không
phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó;
* Trách nhiệm:
10
Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình
được quy định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công
tác tham mưu;Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà
nước trong quá trình thực hiện công việc;Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực
hiện các nhiệm vụ được giao;Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công
việc của phòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được
Công ty giao;Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện
các nhiệm vụ nêu trên;
c. Phòng Kỹ thuật Tổng hợp.
*Chức năng :
- Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an
toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty;
- Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh trong toàn Công ty.
*Nhiệm vụ :
- Xây dựng phương án thi công, phương án kỹ thuật cho các dự án, các loại phương
tiện xe máy thiết bị thi công, các sản phẩm khác để tổ chức thực hiện trong toàn
Công ty.

- Kiểm tra, xác định khối lượng, chất lượng, quy cách vật tư, mức hao phí lao động
trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt; Xây dựng phương án thi công,
phương án PCCN, phương án an toàn lao động và vệ sinh môi trường đối với các
công trình lớn trọng điểm; Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập và duyệt phương án
thi công, phương án PCCN, phương án an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với
các công trình nhỏ.
- Phối hợp cùng với phòng Kinh doanh, phòng Phát triển dự án lập hồ sơ dự thầu các
công trình Công ty tham gia đấu thầu.
11
- Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong quá trình sản xuất về
mặt kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, máy móc thiết bị và vệ sinh môi
trường.
- Hướng dẫn và cùng các đơn vị trực thuộc lập hồ sơ nghiệm thu công trình, phối hợp
với chủ đầu tư nghiệm thu bàn giao công trình.
- Quản lý, bảo quản, sửa chữa, điều động toàn bộ xe máy thiết bị thi công trong toàn
Công ty. Lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị máy móc hàng quý, năm. Phối hợp
cùng phòng Kinh doanh, phòng Tài chính kế toán khoán quản ca xe, máy các loại tại
các đơn vị trực thuộc Công ty và các đối tác ngoài Công ty.
- Trực tiếp tổ chức thi công công trình do Giám đốc Công ty quyết định.
- Phối hợp với phòng Tổ chức hành chính xây dựng kế hoạch kiểm tra tay nghề, đào
tạo, đào tạo lại, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Công ty.
- Quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, mạng
lưới an toàn viên, vệ sinh viên, lực lượng phòng chống cháy nổ đến các đơn vị trực
thuộc trên phạm vi toàn Công ty.
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, phương án đổi mới công nghệ, trang thiết bị đáp
ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, các sáng kiến, sáng chế vào sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Đề xuất với lãnh đạo Công ty về các biện pháp tăng cường công tác quản lý nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật và tiến bộ
KHKT vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Đình chỉ thi công đối với đội trưởng, cá nhân và công trình khi phát hiện có sự vi
phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý kỹ thuật, an toàn lao động, an toàn PCCN
và báo cáo Giám đốc Công ty có biện pháp xử lý kịp thời.
- Phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
12
- Đề nghị lãnh đạo Công ty về việc khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng bậc và
các quyền lợi khác đối với tập thể và các cá nhân thuộc phòng quản lý
d. Phòng Kế toán Tài vụ.
* Chức năng
Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác giám sát, điều hành kinh phí NSNN, kinh
phí thu hợp pháp khác và công tác nghiệp vụ kế toán theo đúng quy định hiện hành
của Nhà nước.
* Nhiệm vụ
+ Quản lý tài chính:
- Lập dự toán và thẩm tra dự toán của các đơn vị trình Hiệu trưởng duyệt.
Giám sát sử dụng kinh phí thu, chi trong toàn Trường (trừ Ban QLDAĐXD).
- Thanh toán kịp thời các khoản chi thường xuyên cho các hoạt động của Nhà
trường theo đúng quy định.
- Thu, nộp các khoản thuế, tiền thuê nhà, điện, nước và các khoản thu hợp
pháp của Trường.
- Kiểm soát các hồ sơ mua sắm, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn thuộc
kinh phí của Nhà trường (trừ kinh phí thuộc Ban QLDAĐXD quản lý).
- Cùng với các đơn vị chức năng soạn thảo, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung Quy
chế chi thiêu nội bộ trình Hiệu trưởng duyệt.
+ Kế toán:
Thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ công tác kế toán theo các quy định của
Nhà nước đối với đơn vị sư nghiệp công lập có thu.
1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện thông qua bảng

sau :
13
BẢNG 1.1 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
QUẢN LÝ ĐƯỜNG SÔNG SỐ 8 GIAI ĐOẠN NĂM 2011,2012,2013
STT Chỉ tiêu
Kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm So sánh(%)
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
1 Vốn (đ)
16.600.192.374 17.545.145.464 18.109.912.057 105,7 103,2
2 Lao động ( người)
955 946 965 99,0 102,0
3 Doanh thu (đ)
5.446.169.945 5.754.522.569 6.510.639.810 105,66 113,14
4 Lợi nhuận (đ)
583.549.530 489.398.671 715.874.095 83,86 146,27
5
Thu nhập bình
quân của người
lao động (đ)
5.375.000 5.476.000 5.625.000 101,88 102,72
6
Nộp ngân sách
nhà nước (đ)
525.902.473 237.211.629 360.842.212 45,1 152,12
7
Tỷ suất lợi nhuận
(lần)
3,51 2,79 3,95 79,48 141,57
Nguồn : BCTC năm 2011,2012,2013- Công Ty Cổ Phần QLĐS số 8
-Phân tích ,đánh giá :

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Quản Lý Đường
Sông số 8 được nêu trong bảng 1.1 ta thấy:
*Vốn kinh doanh :
+Vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng
5,7%,tương ứng với vốn kinh doanh năm 2012 tăng 944.953.090 (đồng) so với năm
2011.
+Vốn kinh doanh của năm 2013 so với năm 2012 tăng 3,2% tương ứng với vốn
kinh doanh năm 2013 tăng 564.766.590 (đồng) so với năm 2012.
Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ khả năng huy động vốn , sử dụng vốn để
tái đầu tư,mở rộng sản xuất của doanh nghiệp trong những năm gần đây.
*Lao động :
+Số lượng lao động năm 2012 so với 2011 giảm 1% ,tương ứng với số lượng
lao động năm 2012 giảm 9 người so với năm 2011.
+Số lượng lao động năm 2013 so với 2012 tăng 2%, tương ứng với với số
lượng lao động năm 2013 tăng 19 người so với năm 2012.
14
*Doanh thu :
+Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng 5,66%,tương ứng với doanh thu
năm 2012 tăng 308.352.624(đồng) so với năm 2011.
+Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 13,14%,tương ứng với doanh thu
năm 2013 tăng 756.117.241(đồng) so với năm 2012.
Doanh thu qua các năm đều tăng cho thấy doanh nghiệp đã phát huy được khả
năng của mình trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp có thế mạnh. Đồng thời tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các doanh nghiệp trong ngành.
*Lợi nhuận :
+Lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 giảm 16,14% tương ứng với lợi nhuận
năm 2012 giảm 94.150.859 (đồng) so với năm 2011.
+Lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012 tăng 46,27%,tương ứng với lợi nhuận
năm 2013 tăng 226.75.424 (đồng) so với năm 2012.
Từ năm 2011 đến năm 2012 vốn kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp

đều tăng nhưng chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp lại giảm. Điều này thể hiện
doanh nghiệp chưa có chiến lược hợp lý dẫn tới việc tổng quỹ chi vượt quá tổng quỹ
thu – một trong những nhân tố bất lợi đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên đến năm 2013 ,lợi nhuận của doanh nghiệp đã tăng khá nhanh. Đó là do
doanh nghiệp đã khắc phục được những yếu kém ,phát huy được những mặt mạnh
của mình cũng như tìm kiếm và tận dụng tốt các cơ hội trong môi trường kinh doanh.
*Thu nhập bình quân đầu người lao động :
+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 so với năm 2011 tăng 1,88%, tương
ứng với thu nhập bình quân năm 202 tăng 101.000 (đồng) so với năm 2011.
+ Thu nhập bình quân của người lao động năm 2013 so với năm 2012 tăng
2,72%, tương ứng với thu nhập bình quân của người lao động năm 2013 tăng
149.000 (đồng) so với năm 2012.
Thu nhập bình quân của người lao động qua các năm đều tăng cho thấy doanh
nghiệp đang thực hiện tốt công tác tuyển dụng,đãi ngộ ,trả công ,thù lao cho người
15
lao động ;không ngừng quan tâm đến quyền lợi ,đời sống người lao động. Đây là một
trong các giải pháp mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút nguồn nhân lực bên ngoài
cũng như phát huy được sự sáng tạo năng động ,nâng cao ý thức trách nhiệm của đội
ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp.
*Nộp ngân sách nhà nước :
+Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước năm 2012 so với năm 2011 giảm
54,9%,tương ứng với nộp ngân sách nhà nước năm 2012 gảm 288.690.844 (đồng) so
với năm 2011.
+Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước năm 2013 so với năm 2012 tăng 52,12%,
tương ứng với nộp ngân sách nhà nước năm 2013 tăng 123.630.583 (đồng) so với
năm 2012.
*Tỷ suất lợi nhuận :
+ Tỷ suất lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 giảm 20,52%, tương ứng với tỷ
suất lợi nhuận năm 2012 giảm 0,0072 (lần) so với năm 2011.
+Tỷ suất lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012 tăng 41,57% ,tương ứng với tỷ

suất lợi nhuận năm 2013 tăng 0,0116 (lần) so với năm 2012.
1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty.
1.4.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty :
Công ty Cổ Phần Quản lý Đường Sông số 8 có vốn điều lệ :6.000.000.000
(đồng).
Mệnh giá cổ phần ; 10.000 (đồng)
Số cổ phần và giá trị cổ phần đã góp :
-Số cổ phần : 600.000 cổ phần
-Trị giá cổ phần : 6.000.000.000 (đồng)
Trong đó :
+ Cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước là : 315.395 CP, chiếm 52,6%.
+ Cổ phần thuộc sở hữu của NLĐ trong C.ty : 186.605 CP, chiếm 31,0%.
16
+ Cổ phần của cổ đông ngoài : 98.000 CP, chiếm 16,4%.
Với số vốn như trên công ty đặc biệt chú trọng đầu tư vào:
- Sản xuất,lắp đặt,sửa chữa các loại đèn báo hiệu ĐTNĐ
-Đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thủy
-Nhập khẩu máy móc,vật tư,thiết bị,phụ tùng,phụ tùng đóng mới-sửa chữa phương
tiện vận tải thủy
Ngoài ra công ty còn đầu tư vào các dịch vụ như:
-Hoa tiêu dẫn luồng trên các tuyến ĐTNĐ
-Kinh doanh khai thác cát,vật liệu xây dựng,kho bãi và san lấp mặt bằng
-Dịch vụ vận tải tàu thủy,cung ứng xăng,dầu và các dịch vụ,du lịch trên sông
Hầu hết các nghành nghề của công ty đều liên quan đến TSCĐ vì vậy việc quản lý và
sử dụng TSCĐ như thế nào là hợp lý,tránh gây lãng phí cũng là một vấn đề lớn của
công ty. Tuy nhiên với việc huy động các nguồn vốn,nguồn lực theo các chiến lược
của công ty đã đề ra,cũng đã phần nào giải quyết được những khó khăn và đem lại
nhiều thắng lợi cho công ty.
1.4.2. Đặc điểm kỹ thuật của công ty
Công nghệ: Chủ động tìm kiếm các công nghệ mới, các sáng kiến cải tiến kĩ

thuật, các phần mềm ứng dụng… cập nhật các thông tin về khoa học, công nghệ, ý
tưởng có liên quan đến quản lý, đến sản xuất kinh doanh của đơn vị, đề xuất áp dụng
vào đơn vị.
1.4.3. Đặc điểm lao động và tiền lương của công ty
a. Đặc điểm lao động
BẢNG 1.2 SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THEO TRÌNH
ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
1.Công nhân đã 695 72,77 683 72,19 690 71,50
17
qua đào tạo
2.Trung cấp 50 5,23 46 4,86 42 4,35
3.Cao đẳng 67 7,01 52 5,49 60 6,21
4.Đại học 143 14,99 165 17,46 173 17,94
Tổng 955 100 946 100 965 100
Nguồn : Phòng Kỹ Thuật Tổng Hợp – Công Ty Cổ Phần QLĐS số 8 năm
2011,2012,2013
Qua bảng số liệu trên ta thấy chất lượng nguồn nhân lực của công ty khá cao. Cụ thể
lao động đã qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng cao nhất với 71,50%. Lao động có trình

độ trung cấp chiếm tỷ trọng thấp nhất là 4,35%. Số công nhân có trình độ cao đẳng
chiếm 6,21%. Còn lại là số công nhân có trình độ đại học với tỷ lệ là 17,94%.
BẢNG 1.3 SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THEO
GIỚI TÍNH.
Đơn vị tính : Người
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1.Nam 860 90,55 863 91,22 867 89,84
2.Nữ 95 9,55 83 8,78 98 10,16
Tổng 955 100 946 100 965 100
Nguồn : Phòng Kỹ Thuật Tổng Hợp - Công Ty Cổ Phần QLĐS số 8 năm
2011 ,2012,2013
Qua bảng trên cho ta thấy do tính chất ngành nghề kinh doanh nên tỷ lệ lao
động nam nhiều hơn nữ. vì vậy mà hàng năm công ty tuyển số lượng lao động nam
cũng nhiều hơn nữ.
BẢNG 1.4 SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THEO ĐỘ
TUỔI LAO ĐỘNG.
Đơn vị tính: Người
Độ tuổi
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
18 -25 113 11,83 128 13,53 141 14,61
18
25 – 35 323 33,82 335 35,41 345 35,85
35 – 45 451 47,22 418 44,18 416 43,10
45 – 60 68 7,13 65 6,88 63 6,44
Tổng 955 100 946 100 965 100

Nguồn : Phòng Kế Toán – Công Ty Cổ Phần QLĐS số 8

Từ bản số liệu trên cho ta thấy số lượng lao động theo độ tuổi biến động qua
từng năm : Tăng tỷ lệ lao động trẻ tuổi,giảm tỷ lệ lao động lớn tuổi. Cụ thể : Tỷ lệ lao
động trong độ tuổi 18-25 tăng từ 11,83%năm 2011 lên 14,61% năm 2013. Tỷ lệ lao
động trong độ tuổi 25-35 tăng từ 33,82% năm 2011 lên 35,85% năm 2013. Tỷ lệ lao
động trong độ tuổi từ 35-45 giảm từ 47,22%năm 2011 xuống còn 43,10% năm 2013.
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi 45-60 giảm từ 7,13% năm 2011 xuống còn 6,44% năm
2013. Với nguồn lao động trẻ tuổi,năng động,sáng tạo,nhiệt huyết …đây sẽ là một lợi
thế mạnh của công ty.
BẢNG 1.5 SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THEO TÍNH
CHẤT CÔNG VIỆC
Đơn vị tính : Người
Chi tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1.Lao động
gián tiếp
105 10,99 105 11,09 112 11,60
2.Lao động
trực tiếp
850 89,01 841 88,91 853 88,4
Tổng 955 100 946 100 965 100
Nguồn : phòng Kỹ Thuật Tổng Hợp - Công Ty Cổ Phần QLĐS số 8 năm
2011,2012,2013
Nhìn chung lao động gián tiếp từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng tăng
năm 2011 có 10,99% đến năm 2013 đạt 11,60%. Lao động trực tiếp thì có xu hướng
giảm ,năm 2011 có 89,01% đến năm 2013 còn 88,4 %. Điều này cũng chứng tỏ chính
sách thực hiện áp dụng công nghệ khoa học vào hoạt động kinh doanh của công ty
ngày càng được nâng cao.
b.Đặc điểm tiền lương
19

* Các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Quản Lý Đường Sông Số 8
Nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao dộng, kết hợp chặt chẽ giữa
lợi ích chung của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động, đồng thời
với mong muốn có hình thức trả lương đúng đắn để làm đòn bẩy kinh tế, khuyến
khích người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công, giờ công
và năng suất lao động, Công ty đã nghiên cứu thực trạng lao động tại Công ty và đưa
ra quyết định áp dụng hình thức trả lương như sau :
- Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức trả lương thời gian theo sản phẩm được Công ty áp dụng cho cán
bộ công nhân viên ở bộ phận làm công việc hành chính, không trực tiếp sản xuất ra
sản phẩm. Mức hoàn thành sản lượng kế hoạch là căn cứ để tính lương theo thời
gian, theo sản phẩm cho các cán bộ công nhân viên tại các văn phòng hành chính,
quản lý.
Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi nghành nghề cụ thể có một mức
lương riêng như thang lương công nhân, thang lương lái xe… trong mỗi tháng mức
lương lại tuỳ theo trình độ thành thạo, nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn mà chia thành
nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức nhất định mà Công ty gọi là “ mức
lương cơ bản” của mỗi người lao động.
Mức lương cơ bản = Hệ số lương ( bậc lương ) x lương thực tế
Ví dụ 1 :
Hệ số lương = 2,34
Mức lương cơ bản = 2,34 x 1.150.000 = 2.691.000 (đồng)
Tiền lương tháng của nhân viên được tính như sau :
Tiền lương phải trả Mức lương Số ngày làm
trong tháng cho = ngày của x việc thực tế
công nhân viên công nhân viên trong tháng
20
Trong đó :
Mức Mức lương cơ bản Tiền phụ cấp các Mức độ
lương tính cho 1 tháng + loại của nhân viên x hoàn thành

ngày của = của nhân viên (nếu có) kế hoạch
nhân Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ
viên (26 ngày)
Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp ở Công ty chia làm 2 loại :
- Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp giản đơn
- Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp có thưởng
Tiền lương Mức lương cơ Tiền phụ Mức độ
theo sản bản tính cho 1 + cấp cố định x hoàn thành
phẩm gián = tháng của NV hàng tháng kế hoạch
tiếp giản 26 ngày
đơn
Mức tiền Tiền phụ Tiền Mức độ
lương cơ cấp cố thưởng hoàn
Tiền lương bản tính + định + theo x thành
theo sản cho 1 tháng hàng xếp kế
phẩm gián = của NV tháng loại hoạch
tiếp có 26 ngày
thưởng
21
- Hình thức trả lương khoán
Hình thức khoán công việc được áp dụngcho những công việc lao động giản
đơn mà rõ nhất là thể hiệnở việc chi nhánh giao khoán công việc cho các công việc
bảo vệ, lái xe… hay giao khoán từng công trình, hạng mục công trình cho các đội,
tổ.

Tiền lương = Mức lương khoán quy định cho từng công việc
khoán công việc được ghi rõ trong hợp đồng
+ Chế độ tiền lương và một số chế độ khác khi tính lương
- Lương làm thêm giờ :
* Đối với lao động trả lương theo thời gian :

Tuỳ theo yêu cầu của sản xuất, công tác, các bộ phận phụ trách baó cáo giám
đốc để yêu cầu nhân viên làm thêm giờ nhưng không được bố trí làm quá 4 giờ
trong một ngày, quá 200 giờ trong một năm. Lương làm thêm giờ được tính bằng
1,5 hoặc 2 lần lương cơ bản. Nếu vào ngày chủ nhật, ngày lễ được hưởng hệ số 2.
Nếu làm vào ngày bình thường hưởng hệ số 1,5.
Lương thêm = BLCB x 1.150.000 x Số ngày làm thêm giờ x 150%
giờ 26 (200%)
* Đối với lao động trả lương theo sản phẩm :
Sau khi hoàn thành định mức số lượng, số lượng sản phẩm tính theo giờ tiêu
chuẩn, nếu Công ty yêu cầu công nhân làm thêm giờ thì đơn giá những sản phẩm làm
thêm ngoài giờ được tăng thêm 50 % nếu sản phẩm được làm thêm vào ngày thường,
tăng thêm 100% nếu sản phẩm được làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ.
- Phụ cấp làm đêm
* Đối với trả lương theo thời gian :
Phụ = BLCB x 1150.000 x Tổng số ca trong 1 tháng x 40%
22
cấp 26
- Đối với lương trả theo sản phẩm thì nếu làm việc vào ban đêm, đơn giá tiền
lương sẽ được tăng thêm ít nhất là 35% so với đơn giá tiền lương làm việc vào
ban ngày.
- Phụ cấp trách nhiệm :
Được áp dụng cho cán bộ quản lý các phòng ban hoặc một số cá nhân có công
việc đòi hỏi trách nhiệm cao.
Phụ cấp = Hệ số trách nhiệm x 1.150.000 x Hệ số lương
trách nhiệm
- Phụ cấp độc hại :
Công nhân làm việc trong môi trường độc hại, bao gồm công nhân ở bộ phận
sơn bả thì được hưởng phụ cấp độc hại là 4.000 – 5.000 đồng / ca
- Lương nghỉ phép :
Công ty thực hiện đúng quy định của Bộ luật lao động. Cán bộ công nhân viên

làm đủ 11 tháng thì được nghỉ 12 ngày và cứ 5 năm công tác liên tục thì được nghỉ
thêm 1 ngày, cứ từ 30 năm trở lên thì được nghỉ thêm 6 ngày. Nếu người lao động
làm việc dưới 16 tháng thì thời gian nghỉ hết năm đó và đủ được sang hết quý I năm
sau. Ngày đi đường ngoài ngày nghỉ phép hàng năm nên thời gian đi về từ ngày thứ 3
trở lên thì được tính vào thời gian nghỉ phép.
Thời gian cán bộ công nhân viên nghỉ phép được hưởng nguyên lương cơ bản.
Tiền tàu xe đi nghỉ phép được thanh toán theo đúng quy định của nhà nước.
Lương phép = Bậc lương x 1.150.000 x Số ngày nghỉ phép
26
Tiền lễ tết : được tính trả cho công nhân bằng tiền một ngày công.
-Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám Đốc.
23
- Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương cho thành viên Hội đồng quản trị,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh
doanh.
-Trong trường hợp Điều lệ công ty khong có quy định khác thì thù lao, tiền lương
lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được
trả theo quy định sau đây :
+Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và tiền thưởng.
Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của
thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính
mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao của Hội
đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên.
+Thành viên Hội đồng quản trị có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại
và các chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ mà họ được giao.
+Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định.
-Thù lao của thành viên Hội đồng quản trị và tiền lương của Giám đốc,Tổng giám
đóc và người quản lý khác dược tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo
quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện

thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty phải báo cáo
Đại hội đồng cổ đông trong cuộc hop thường niên.
1.4.4. Đặc điểm tình hình tài chính
BẢNG 1.6 CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN QUẢN LÝ ĐƯỜNG SÔNG SỐ 8
Đơn vị tính : VNĐ
Chỉ tiêu
Năm So sánh (%)
2011 (1) 2012 (2) 2013 (3) (2)/(1) (3)/(2)
1.Tài sản
16.600.192.37
4
17.545.145.46
4
18.109.912.05
7
1,05 1,03
-Tài sản ngắn
hạn
8.782.422.528 8.734.933.977 8.826.535.635 0,99 1,01
-Tài sản dài hạn 7.817.769.846 8.810.211.487 9.283.376.422 1,12 1,05
+Tài sản cố
định
6.614.994.948 7.697.902.567 8.057.123.369 1,16 1,04
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán ền mặtKế toán ngân hàngKế toán bán hàng và công nợ phải thuKế toán mua hàng và công nợ phải trảKế toán thuếKế toán TSCĐ công cụ dụng cụKế toán ền lươngThủ quỹ
24
+Các khoản
ĐTTC dài hạn

1.024.565.354 957.903.686 993.203.515 0,93 1,03
2.Nguồn vốn
16.600.192.37
4
17.545.145.46
4
18.109.912.05
7
1,05 1,03
-Nợ phải trả 5.461.352.093 5.367.875.199 5.849.425.161 0,98 1,08
-Nợ ngắn hạn 5.390.397.803 5.290.220.909 5.773.483.871 0,98 1,09
3.Nguồn vốn
chủ sở hữu
11.138.840.28
1
12.177.270.26
5
12.260.486.89
6
1,09 1,0
-Vốn chủ sở
hữu
11.138.840.28
1
12.177.270.26
5
12.260.486.89
6
1,09 1,0
-Nguồn kinh phí

và quỹ khác
0 0 0 0 0
Nguồn : BCTC – Công ty Cổ Phần QLĐS số 8 năm 2011,2012,2013
Qua bảng trên ta thấy,tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty cổ phần
quản lý đường sông số 8 trong 3 năm qua luôn có dấu hiệu gia tăng. Cụ thể như sau :
- Giai đoạn1 :từ năm 2011 đến năm 2012,tài sản và nguồn vốn từ 16.600.192.374 đồng
tăng lên 17.545.145.464 đồng tương ứng 1,05%.
- Giai đoạn 2 :từ năm 2012 đến năm 2013,tài sản và nguồn vốn từ 17.545.145.464
đồng tăng lên 18.109.912.057 đồng tương ứng 1,03%.
Điều này cho chúng ta thấy quy mô về vốn của công ty ngày càng tăng. Việc áp
dụng khoa học công nghệ vào sản suất kinh doanh đã đạt được kết quả tốt cho công
ty. Và tăng khả năng cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh. Công ty
ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
1.4.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Phòng Kế toán là trung tâm cung cấp thông tin về sự vận động của tài sản, các
thông tin về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như hiệu quả sử dụng
vốn. Đây là những căn cứ giúp cho lãnh đạoo Công ty đưa ra quyết định kịp thời,
đúng đắn để chỉ đạo sản xuất kinh doanh cho đơn vị mình.
25
Sơ đồ số 2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
-Đặc điểm tổ chức của bộ máy kế toán:
Hiện nay, phòng kế toán có 11 người: 1 kế toán trưởng, 9 kế toán viên và 1
thủ quü, trong đó cụ thể từng vị trí nhân sự được bố trí:
 Kế toán trưởng:
Có nhiệm vụ tổ chức và kiểm tra công tác hạch toán ở đơn vị, chỉ đạo hạch
toán các khâu, các bộ phận kế toán. Kế toán trưởng có nhiệm vụ quan trọng trong
việc thiết kế phương án tự chủ tài chính đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả
mọi nguồn vốn của Công ty, như: việc tính toán chính xác mức vốn cần thiết, tìm ra
biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn, tăng lợi nhuận cho Công ty.
 Kế toán tổng hợp (phó phòng kế toán):

Cùng kế toán trưởng chỉ đạo hạch toán ở bộ phận kế toán, tập trung các phần
hành kế toán riêng của từng kế toán chi tiết lên sổ tổng hợp, sau đó đối chiếu và tập
hợp báo cáo tổng hợp, lên báo cáo quyết toán. Mở sổ theo dõi các quỹ xí nghiệp.
 Kế toán tiền mặt và ngoại tệ (1 người):
Có trách nhiệm mở sổ kế toán "quỹ tiền mặt", hàng ngày ghi chép tình hình
nhập-xuất-tồn quỹ tiền mặt. Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và lập báo cáo về tình
hình tăng giảm tiền mặt cũng như ngoại tệ của Công ty.
 Kế toán theo dõi tiền vay ngân hàng (2 người):
Mở sổ theo dõi chi tiết đối với từng loại tiền, từng ngân hàng. Chịu trách
nhiệm theo dõi lập báo cáo TGNH.
 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương(1 người):

×