Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng dẻ ăn quả (castanopsis boisii hichel et a camus) tại xã hoàng hoa thám, thị xã chí linh, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 96 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, chuyên
ngành Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng tại Trƣờng Đại học Lâm
nghiệp, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên,
các cơ quan đơn vị, bạn bè và gia đình.
Trƣớc hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Ban
Chủ nhiệm khoa Quản lý tài ngun rừng và mơi trƣờng cùng tồn thể các
thầy cô giáo trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập và hồn thành chƣơng trình học.
Xin trân trọng cảm ơn cơ giáo, ThS. Kiều Thị Dƣơng đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ tơi thực hiện và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Trạm Quản lý rừng Bắc Chí Linh, Ban
Quản lý rừng tỉnh Hải Dƣơng đã tạo mọi điều kiện giúp tôi thu thập số liệu và
hồn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng môn và ngƣời thân trong gia đình
đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành bài khóa
luận này. Chắc chắn bài khóa luận khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong
các thầy cơ giáo và bạn bè góp ý để khóa luận đƣợc hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 14 tháng5 năm 2015
Sinh viên

Đinh Thị Minh Tuyền


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 8
1.2.1. Nghiên cứu về phục hồi rừng .................................................................. 8


1.2.2. Một số mơ hình phục hồi rừng của Việt Nam đã đƣợc áp dụng........... 11
1.3. Đặc điểm hình thái và sinh thái của Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii Hickel
et A. Camus) .................................................................................................... 13
CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 15
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 15
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 15
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 16
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng khu vực nghiên cứu ..................... 16
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu ................ 16
2.4.3. Mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu sinh trƣởng của cây tái sinh với một
số đặc điểm điều kiện lập địa .......................................................................... 17
2.4.4. Đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng Dẻ tại khu vực nghiên cứu ... 17
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
2.5.1. Phƣơng pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu ............................................ 17
2.5.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa .............................................................. 17
CHƢƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 29


3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 29
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 29
3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 29
3.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 30
3.1.4. Thủy văn................................................................................................ 30
3.1.5. Hiện trạng đất đai trên địa bàn khu vực ................................................ 30
3.2. Kinh tế xã hội ........................................................................................... 31

3.2.1. Dân số, lao động, dân tộc và phân bố dân cƣ ....................................... 31
3.2.2. Kinh tế, văn hóa, xã hội ........................................................................ 32
3.2.3. Y tế, giáo dục ....................................................................................... 32
3.2.4. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 33
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 34
4.1. Đặc điểm điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu ...................................... 34
4.1.1. Điều kiện địa hình ................................................................................. 34
4.1.2. Điều kiện khí hậu .................................................................................. 35
4.1.3. Đặc điểm thổ nhƣỡng ............................................................................ 38
4.2. Đặc điểm cấu trúc rừng Dẻ khu vực nghiên cứu ..................................... 40
4.2.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao ............................................................ 40
4.2.2. Đặc điểm cấu trúc cây bụi thảm tƣơi .................................................... 42
4.3. Mối quan hệ giữa một số đặc điểm sinh trƣởng của cây tái sinh với một
số đặc điểm điều kiện lập địa .......................................................................... 54
4.3.1. Ảnh hƣởng điều kiện lập địa tới sinh trƣởng chiều cao cây tái sinh ... 54
4.3.2. Ảnh hƣởng của điều kiện lập địa đến sinh trƣởng đƣờng kính cây ...... 56
4.4. Đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng Dẻ khu vực nghiên cứu ........... 60
4.4.1. Duy trì độ ẩm đất phủ hợp .................................................................... 60
4.4.2. Điều chỉnh độ tàn che ở mức thích hợp ................................................ 61
4.4.3. Điều chỉnh phân bố cây tái sinh ............................................................ 62


4.4.4. Điều chỉnh số cây tái sinh có triển vọng theo chiều cao ....................... 62
4.4.5. Tác động tùy thuộc nguồn gốc tái sinh ................................................. 63
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ..................................... 64
5.1. Kết luận .................................................................................................... 64
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 65
5.3. Khuyến nghị ............................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Giải thích

CBTT

Cây bụi thảm tƣơi

CP

Che phủ

D 1.3

Đƣờng kính 1.3 m (cm)

Do

Đƣờng kính gốc (cm)

Dt

Đƣờng kính tán (m)

Hdc

Chiều cao dƣới cành (m)


Hvn

Chiều cao vút ngọn (m)

Hvnts

Chiều cao vút ngọn cây tái sinh (m)

N

Dung lƣợng mẫu của 5 tuyến điều tra

N/ha

Mật độ (cây/ha)

R

Hệ số tƣơng quan

Sig.

Hệ số kiểm tra sự tồn tại của phƣơng trình

TKTM

Thảm khơ thảm mục

TT


Thứ tự


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng biểu

Trang

1

Bảng 4.1. Đặc điểm điều kiện địa hình tại các tuyến điều tra

34

2

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu khí hậu khu vực nghiên cứu (năm

36

2014)
3

Bảng 4.3. Bảng điều tra điều kiện khí hậu

38

4


Bảng 4.4. Đặc điểm thổ nhƣỡng khu vực nghiên cứu

39

5

Bảng 4.5. Thống kê đặc điểm cấu trúc tầng cây cao khu vực

41

nghiên cứu
6

Bảng 4.6. Đặc điểm cây bụi thảm tƣơi ở các tuyến điều tra

43

7

Bảng 4.7. Thống kê đặc điểm cấu trúc lớp cây tái sinh tại các

46

tuyến điều tra
8

Bảng 4.8. Bảng phân bố tái sinh theo cấp chiều cao

48


9

Bảng 4.9. Nắn phân bố cây tái sinh theo chiều cao theo hàm

48

khoảng cách
10

Bảng 4.10. Chất lƣợng cây tái sinh ở các tuyến điều tra

50

11

Bảng 4.11. Nguồn gốc tái sinh của Dẻ tại các tuyến điều tra

51


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình ảnh

TT

Trang

1


Hình 2.1. Vị trí các tuyến điều tra tại xã Hồng Hoa Thám

15

2

Hình 4.1. So sánh lƣợng mƣa và lƣợng bốc hơi tại khu vực

37

nghiên cứu năm 2014
3

Hình 4.2. Đặc điểm đất và tiến hành xoe con giun xác định 40
thành phần cơ giới đất

4

Hình 4.3. Hình ảnh tầng cây cao ở các tuyến điều tra

42

5

Hình 4.4. Chất lƣợng của Dẻ ở các tuyến điều tra

42

6


Hình 4.5. Cây bụi thảm tƣơi cao vƣợt trội ở các tuyến điều

44

tra
7

Hình 4.6. Cây bụi thảm tƣơi phát triển tốt ở các tuyến điều

44

tra
8

Hình 4.7. Nơi khơng đƣợc phát dọn CBTT

45

9

Hình 4.8. Nơi đƣợc phát dọn CBTT

45

10

Hình 4.9. Tỷ lệ che phủ cây bụi thảm tƣơi ở các tuyến điều 45
tra

11


Hình 4.10. Tỷ lệ che phủ thảm khơ thảm mục ở các tuyến

45

điều tra
12

Hình 4.11. Dẻ tái sinh từ chồi

47

13

Hình 4.12. Dẻ tái sinh từ hạt

47

14

Hình 4.13. Phân bố cây tái sinh theo chiều cao theo phân

49

bố khoảng cách
15

Hình 4.14. Sơ đồ phân bố cây tái sinh tại 5 tuyến điều tra

53



DANH MỤC PHỤ BIỂU
TT

Tên phụ biểu

1

Phụ biểu 01. Kết quả phân tích đất của 5 tuyến điều tra

2

Phụ biểu 02. Ảnh hƣởng điều kiện lập địa đến sinh trƣởng chiều cao cây

3

Phụ biểu 03. Ảnh hƣởng của điều kiện lập địa đến sinh trƣởng đƣờng kính gốc

4

Phụ biểu 04. Ảnh hƣởng của điều kiện lập địa đến sinh trƣởng đƣờng kính tán

5

Phụ biểu 05. Cây bụi thảm tƣơi ở các tuyến điều tra

6

Phụ biểu 06. Chiều cao vút ngọn trung bình tầng cây cao ở các tuyến


7

Phụ biểu 07. Chiều cao dƣới cành trung bình tầng cây caoở các tuyến

8

Phụ biểu 08. Đƣờng kính 1.3 m trung bình tầng cây cao ở các tuyến

9

Phụ biểu 09. Đƣờng kính tán trung bình tầng cây cao ở các tuyến

10 Phụ biểu 10. Độ tàn che trung bình tầng cây cao ở các tuyến
11 Phụ biểu 11. Tỷ lệ che phủ CBTT và TKTM các tuyến điều tra
12 Phụ biểu 12. Chiều cao trung bình cây bụi thảm tƣơi các tuyến điều tra
13 Phụ biểu 13. Đƣờng kính gốc trung bình cây tái sinhở các tuyến điều tra
14 Phụ biểu 14. Chiều cao vút ngọn trung bình cây tái sinh ở các tuyến điều tra
15 Phụ biểu 15. Đƣờng kính tán trung bình cây tái sinh ở các tuyến điều tra
16 Phụ biểu 16. Mật độ trung bình của cây tái sinh ở các tuyến điều tra
17 Phụ biểu 17. Phẩm chất cây tái sinh ở các tuyến điều tra
18 Phụ biểu 18. Nguồn gốc cây tái sinh ở các tuyến điều tra
19 Phụ biểu 19. Máy đo độ ẩm và pH đất Kelway soil tester
20 Phụ biểu 20. Dụng cụ đo độ chặt đất Push-cone
21 Phụ biểu 21. Dụng cụ đo độ tàn che


ĐẶT VẤN ĐỀ
“Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng
thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong q trình phát

triển của mình, chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hƣởng lẫn nhau với
hoàn cảnh bên ngoài” (M.E.Tcachenco, 1952). Rừng ảnh hƣởng đến nguồn
thức ăn và nơi ở của động, thực vật, tác động đến nguồn nƣớc và đất, đồng
thời điều hịa khí hậu. Do đó ta có thể nhận thấy rừng là một thể tổng hợp
phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần
thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hồn cảnh trong tổng
hợp đó. Rừng ln ln có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và
tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về
số lƣợng sinh vật, những khả năng này đƣợc hình thành do kết quả của sự tiến
hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần
rừng. Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao.
Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia đã và đang có nhiều nỗ lực trong
việc phục hồi các hệ sinh thái rừng, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững
và ứng phó với biến đổi khí hậu. Điển hình là dự án “Trình diễn năng lực
phục hồi rừng và quản lý rừng bền vững ở Việt Nam”, đạt đƣợc kết quả là đến
hết năm 2012 tổng diện tích của Việt Nam đạt 13.682.043 ha, tỷ lệ che phủ
đạt 40,7 %. Để tiếp tục thúc đẩy tiến trình phát triển, bảo vệ, sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí
hậu, mục tiêu đặt ra của dự án một mặt tiếp tục phủ xanh những vùng đất bị
suy thối, mặt khác cần khuyến khích những giải pháp phục hồi hệ sinh thái
rừng, đặc biệt là trồng rừng với các loài cây bản địa để tăng giá trị đa dạng
sinh học, đồng thời đẩy mạnh công tác bảo tồn trong hệ thống các vƣờn quốc
gia và khu bảo tồn.

1


Phục hồi rừng tại Việt Nam nói chung và phục hồi rừng Dẻ ăn quả tại
tỉnh Hải Dƣơng nói riêng đang rất đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và cấp chính quyền
quan tâm. Bởi lẽ giá trị kinh tế cũng nhƣ sinh thái của Dẻ ăn quả mang lại là

không nhỏ. Dẻ ăn quả là một trong những lồi cây rừng có khả năng cung cấp
thực phẩm giàu dinh dƣỡng với sản lƣợng cao trên vùng đất đồi núi, đồng thời
nó cũng đƣợc xem là một trong những lồi cây rất có triển vọng cho những
giải pháp lồng ghép các mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ở nhiều
vùng của nƣớc ta. Tuy nhiên rừng Dẻ đang có xu hƣớng suy thoái dần do một
mặt những cây Dẻ nhiều tuổi chƣa đƣợc chăm sóc tốt, do đó ảnh hƣởng đến
lớp cây tái sinh dẫn đến khả năng phục hồi rừng Dẻ gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những lý do đó, tơi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề
xuất một số giải pháp phục hồi rừng Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii Hickel
et A. Camus) tại xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương”
nhằm giải quyết khó khăn trên. Đề tài đi vào việc đƣa ra một số giải pháp kỹ
thuật nhằm phục hồi rừng Dẻ mang lại lợi ích về kinh tế và sinh thái, đồng
thời hƣớng tới phát triển rừng bền vững.

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Phục hồi rừng đƣợc hiểu là một quá trình ngƣợc lại của diễn thế thối hóa
của rừng thứ sinh nhằm khơi phục hay phục hồi lại cấu trúc và sản lƣợng rừng
đến hoặc gần đến trạng thái ban đầu. Có 3 thuật ngữ đƣợc dùng trong phục
hồi rừng là restoration (khôi phục), rehabilitation(phục hồi) và reclaimtion
(cải tạo). Thuật ngữ “rehabilitation” nhấn mạnh đến việc phục hồi hệ sinh thái
rừng đến một mức độ bền vững nào đó nhƣng khơng nhất thiết phải giống
nhƣ hệ sinh thái ban đầu. Trên thực tế rất khó có thể cải tạo rừng theo quan
điểm “restoration” tuyệt đối vì rất khó và rất lâu mới có thể tạo lập đƣợc trạng
thái rừng ban đầu do đã có sự thay đổi sâu sắc về các quá trình vật chất và
năng lƣợng ở rừng thứ sinh. Vì vậy thuật ngữ “rehabilitation” thƣờng đƣợc

chấp nhận rộng rãi trong nghiên cứu phục hồi rừng thứ sinh nghèo vì có quan
điểm thực tế hơn, không nhằm tới việc khôi phục nguyên trạng hệ sinh thái
ban đầu mà chỉ nhằm đƣa rừng đến trạng thái ổn định nào đó (theo hƣớng tiến
hóa) và nâng cao sản lƣợng lâm phần. [5].
Còn theo Harrington (1999), Kumar (1999), Bradshaw (2002) và IUCN
(2003) đều cho rằng phục hồi rừng là quá trình tái thiết lập khả năng sản xuất
của hệ sinh thái ở một mức độ nào đó mà khơng nhất thiết phải có sự hiện
diện của tất cả các loài động thực vật nhƣ hệ sinh thái rừng nguyên sinh. Dƣới
tác động của các yếu tố sinh thái và kinh tế, những khu rừng phục hồi có thể
xuất hiện một số loài mới. Và nhƣ vậy, theo thời gian chức năng phòng hộ
của rừng thứ sinh và một số dịch vụ khác cũng có thể đƣợc thiết lập.
Quan điểm hiện nay về phục hồi rừng thứ sinh nghèo đƣợc chia thành 3
nhóm chính nhƣ sau:

3


Một là, phục hồi rừng là đƣa rừng đến trạng thái hoàn chỉnh, tiếp cận
trạng thái trƣớc khi bị tác động. Cairns (1995), Jordan (1995) và Egan (1996)
là những ngƣời đại diện điển hình cho quan điểm này.
Hai là, nhấn mạnh hệ sinh thái rừng đƣợc phục hồi tới mức độ bền
vững nào đó bằng con đƣờng tự nhiên hoặc nhân tạo mà không nhất thiết
giống nhƣ hệ sinh thái ban đầu. Đây cũng là quan điểm nhận đƣợc nhiều sự
tán đồng nhất. Điển hình của quan điểm này là Harrington (1999), Kumar
(1999), Bradshaw (2002), IUCN (2003), David Lamb (2003).
Ba là, tập trung vào việc xác định các nguyên tố và yếu tố rào cản của
quá trình phục hồi rừng. Điển hình là nghiên cứu của ITTO (2002) khi nhấn
mạnh, những khu vực đất rừng bị thối hóa, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trong
đất thấp, kết cấu không tốt, nhiều mầm bệnh, xói mịn mạnh và lửa rừng. Để
phục hồi rừng cần phải xác định ảnh hƣởng của các nhân tố tới sự mất rừng,

từ đó cố gắng hạn chế hoặc loại bỏ chúng. Đây đƣợc coi nhƣ là một quan
điểm, một sự nhìn nhận mới về phục hồi rừng, vì nó đã bƣớc đầu gắn kết phục
hồi rừng với các yếu tố xã hội, khi nguyên nhân chính gây nên mất rừng tại
các nƣớc nhiệt đới chính là con ngƣời. [4].
Việc nghiên cứu phục hồi rừng trên thế giới đƣợc bắt đầu từ rất sớm. Năm
1930, Richard P.W. đã có những nghiên cứu đầu tiên về diễn thế tái sinh phục
hồi rừng, qua đó ơng cho rằng, trong mỗi ô dạng bản các cây tái sinh tự nhiên
có dạng phân bố cụm hoặc đều và thế hệ cây tái sinh có tổ thành giống hoặc
khơng giống lớp cây tầng cao. Đây là những nghiên cứu mở đầu rất quan
trọng cho khoa học phục hồi rừng, song nó chƣa chỉ ra đƣợc những giải pháp
cụ thể để phục hồi rừng.
Tuy nhiên, khoa học nghiên cứu về phục hồi rừng mới thực sự phát triển vào
những năm 1950 trở lại đây. Điển hình là nghiên cứu của Barnard (1950),
Smith (1952) ở Malaysia và nghiên cứu của Lampreht ở Venezuela (1954).

4


Những kết quả nghiên cứu đó đều đi đến thống nhất rằng: Cần lợi dụng triệt
để thảm thực vật hiện có với các đều kiện lập địa khác nhằm duy trì tái sinh tự
nhiên kết hợp với trồng bổ sung để phục hồi lại cấu trúc rừng gần giống ban
đầu. [10].
Khi nghiên cứu về rừng nhiệt đới châu Á, Van Steenis (1956) đã đƣa ra kết
luận sau: tái sinh vệt thích hợp với những cây ƣa sáng mọc nhanh, vịng đời
ngắn; cây tái sinh phân tán, liên tục phù hợp với lồi cây ban đầu chịu bóng
hoặc những lồi cây ƣa bóng. [8].
Khi nghiên cứu về những khu rừng nƣơng rẫy bị bỏ hoang ở Brazil, Weidelt
(1968) cho thấy, sự phát triển của các khu rừng thứ sinh có xu hƣớng tiến đến
giá trị ban đầu của rừng nguyên sinh về số lƣợng và thành phần loài. Tuy
nhiên, nghiên cứu này chƣa đề cập đến các biện pháp nhằm thúc đẩy q trình

đó diễn ra nhanh và hiệu quả. [12].
Năm 1975, khi phân tích sự phát triển của thảm thực vật thứ sinh, Whitimore
đã nhấn mạnh: khoảng thời gian để các khu rừng tái sinh hạt đạt đƣợc tới
trạng thái là rừng nguyên sinh có thể tới hàng trăm năm. Các khu rừng thuần
loài đƣợc tạo thành bởi những loài mà hạt của chúng có thể nảy mầm và trụ
đƣợc trên các khu đất trống vào thời điểm thích hợp và cần lợi dụng lớp cây
chồi, xử lý thực bì theo băng rạch, tránh phát nắng để sớm tạo hoàn cảnh
rừng. Đặc biệt các nghiên cứu về kỹ thuật làm giàu rừng cũng tƣơng đối phát
triển, từ năm 1965 đã nghiên cứu và đƣa ra khái niệm làm giàu rừng là bổ
sung các lồi cây có giá trị kinh tế vào những nơi rừng đã phục hồi nhƣng
thiếu hụt loài cây có giá trị. Đến năm 1989, Han Lamprecht và Aubreulle đã
bổ sung thêm rằng, làm giàu rừng là lựa chọn tối ƣu nhất cho lâm phần ban
đầu không đủ lồi cây tái sinh có giá trị kinh tế, từ đó đã xây dựng hồn chỉnh
phƣơng pháp làm giàu rừng theo rạch. [13].

5


Năm 1996 các nghiên cứu của Fedmaner đã chỉ ra rằng, các nhân tố ảnh
hƣởng đến quá trình tái sinh phục hồi rừng chủ yếu là điều kiện lập địa, thành
phần lồi, nguồn gen mẹ gieo giống, ... Song đó mới chỉ là nghiên cứu tổng
hợp mà chƣa chỉ ra đƣợc nhân tố nào ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất, biện pháp
khắc phục ra sao?
Các nghiên cứu trên, tuy ở những khía cạnh khác nhau song đều có ý nghĩa
lớn lao, đặt nền móng cho khoa học phục hồi rừng ngày nay.
Phục hồi hệ sinh thái rừng trở thành vấn đề nóng nỏng từ thập kỷ 80 của thế
kỷ 20.
Năm 1980 Cairn chủ biên cuốn “Quá trình phục hồi hệ sinh thái bị tổn thất”, 8
nhà khoa học đã tham gia biên soạn nhiều vấn đề về sự tổn thất hệ sinh thái và
các biện pháp khắc phục. Do sự suy thối rừng có rất nhiều mức độ nên các

hoạt động phục hồi rừng cũng rất đa dạng, điều này phụ thuộc vào hiện trạng
của rừng khi tiến hành phục hồi. Trong lịch sử có một số kiểu trồng rừng
đƣợc áp dụng để khôi phục rừng ở các nƣớc nhiệt đới nhƣ sau:
-Trồng rừng kiểu Taungya (Psyllid):
Taungya có nguồn gốc từ Miến Điện và là một trong các đóng góp chủ yếu
của nhiệt đới cho nền lâm học thế giới. “Taungya” nghĩa là canh tác trên đồi
núi có tính chất tạm thời, hay nói cách khác là trồng trọt du canh, cơ sở của
trồng rừng kiểu taungya là lợi dụng những ngƣời trồng trọt du canh để trồng
nên những quần thể rừng non sau khi những ngƣời trồng trọt bỏ lại đất không
canh tác nữa. Kiểu Taungya đã đƣợc sử dụng chủ yếu ở các khu vực rừng
nhiệt đới, có tính chất phân mùa nhƣng nó vẫn đƣợc áp dụng ở các khu vực
rừng mƣa với một quy mô không nhỏ. Chẳng hạn nhƣ ở Ấn Độ
(Krishnaswamy, 1952), Pakixtan (Ghani, 1957), Công gô Kinsaxa (Sở Lâm
nghiệp Công gô, 1958) và Nijerya (Redhead, 1960). Ở khu vực Mayumbe của

6


Công gô, ngƣời ta đã sử dụng một phƣơng thức giống với taungya để trồng
chuối đƣa ra thị trƣờng bán lấy tiền.
-Trồng dặm dưới tán kiểu quảng canh (Extensive Enrichment Planting)
“Trồng dặm dƣới tán” bao hàm việc trồng các cây con vào trong rừng và
trƣớc khi cây con mọc lên vững vàng thì rừng càng ít phải chịu đựng sự can
thiệp càng tốt. Trồng dặm dƣới tán kiểu quảng canh đƣợc áp dụng nhiều ở các
khu vực nói tiếng Pháp tại Châu Phi. Năm 1949 qua điểm lại các kết quả thu
đƣợc trong trồng rừng kiểu quảng canh, Brasnett đã kết luận rằng cách trồng
dặm dƣới tán đem lại một phƣơng pháp để tái sinh từng phần, hoặc để tăng tỷ
lệ có giá trị lồi cây ở nơi mà: 1) sự tái sinh tự nhiên bị thiếu hụt và không thể
thúc đẩy đƣợc một cách thích đáng; 2) có ít cây có thể bán đƣợc đến mức là
chăm sóc những đám cây tái sinh tự nhiên nằm rải rác thì tổn phí cịn đắt hơn

là rừng có thể bù đắp đƣợc; 3) nơi nào mà khơng thấy có mặt lồi cây có giá
trị.
-Trồng dặm dưới tán kiểu thâm canh (Intensive Enrichment Planting)
Khác hẳn với trồng rừng dƣới tán kiểu quảng canh, kiểu trồng dặm dƣới tán
kiểu thâm canh yêu cầu phải chăm sóc cho tồn bộ quần thể sau khi trồng.
Trồng rừng dƣới tán kiểu thâm canh nhằm thiết lập một quần thể có trữ lƣợng
đầy đủ nhƣng đồng thời cũng lợi dụng bất kỳ lớp cây tái sinh hợp yêu cầu nào
có thể có mặt trong khoảnh trồng cây, nói chung là trồng dặm dƣới tán đƣợc
áp dụng ở nơi nào mà lớp cây tái sinh này thiếu hụt. Kiểu trồng này đã đƣợc
áp dụng ở nhiều nơi và vào nhiều thời điểm khác nhau và thƣờng đem lại kết
quả rất thỏa đáng. Ở New South Wales, phƣơng pháp này đã đƣợc dùng để
tạo ra một số các rừng trồng cao tuổi nhất và thành cơng với lồi Araucaria
cunninghamii, phƣơng pháp này đã đƣợc dùng ở Xây lan (Holmes, 1956 1957), Ấn Độ (Krishnaswamy, 1952), Puectô Ricô và Malaysia.
-Trồng rừng không tàn che bằng lao động trả công (Open Plantation by
Direct labour)

7


Kiểu tái sinh nhân tạo chủ yếu sau cùng đƣợc áp dụng ở các khu vực rừng
mƣa là xây dựng những rừng trồng không tàn che bằng lao động trả công,
ngƣợc lại với cách xây dựng các rừng này theo kiểu taungya. Cách làm này là
sử dụng một loài cây khác nhau, dƣới những điều kiện biến đổi khác nhau.
Ngƣời ta đã lựa chọn rất nhiều loài cây –Pinus radiata ở Tân Tây Lan,
Araucauria spp. ở Queensland và Tân Ghinê, Tectona và Pinus spp. Ở một số
nơi tại Inđônêsia, Pinus caribaea ở Xurinam ... Kỹ thuật này đại diện cho
hình thức lâm sinh mang tính chất thâm canh nhất đã đƣợc tiến hành và cũng
là hình thức tốn nhất nhìn về số vốn phải bỏ ra, nhƣng nó đã chứng tỏ là đem
lại lợi nhuận ở mức cao.
Nhƣ vậy, việc phục hồi rừng tự nhiên đã đƣợc rất nhiều nhà khoa học trên thế

giới quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay các phƣơng thức lâm sinh cho phục
hồi và phát triển rừng tự nhiên có hai dạng chính sau:
- Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên khơng đều tuổi bằng cách lợi dụng lớp thảm
thực vật tự nhiên hiện có và sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên để thực hiện
xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc trồng bổ sung. Ngồi ra, cịn có thể sử dụng
phƣơng thức chặt chọn từng cây hay từng đám, phƣơng thức cải thiện quần
thể và chặt nuôi dƣỡng rừng tự nhiên để dẫn dắt rừng có cấu trúc gần giống
với cấu trúc rừng tự nhiên nguyên sinh.
- Dẫn dắt rừng theo hƣớng đều tuổi, có một hoặc một số lồi cây bằng phƣơng
thức chủ yếu là cải thiện tổ thành rừng tự nhiên, tạo lập rừng đều tuổi bằng tái
sinh tự nhiên đều tuổi nhƣ các phƣơng thức chặt dần tái sinh dƣới tán rừng
nhiệt đới, phƣơng pháp cải tạo rừng bằng chặt trắng trồng lại, phƣơng thức
trồng rừng kết hợp với nông nghiệp (Taungya).
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về phục hồi rừng

8


Phục hồi rừng trƣớc hết là phục hồi lại thành phần chủ yếu của rừng là thảm
thực vật cây gỗ. Phục hồi rừng là một quá trình sinh học gồm nhiều giai đoạn
và kết thúc bằng sự xuất hiện một thế hệ mới thảm cây gỗ bắt đầu khép tán.
Quá trình phục hồi rừng sẽ tạo điều kiện cho sự cân bằng sinh học xuất hiện,
đảm bảo cho sự cân bằng này tồn tại liên tục và cũng vì thế mà chúng ta có
thể sử dụng chúng liên tục. [3].
Những nghiên cứu về biện pháp phục hồi rừng đã diễn ra từ những năm 1950,
đặc biệt là năm 1961. Nhƣng phải tới những năm 90 mới thực sự có các cơng
trình nghiên cứu chun sâu về phục hồi rừng và diễn thế rừng ở Việt Nam,
điển hình là nghiên cứu phân loại đối tƣợng và đề xuất giải pháp phục hồi
rừng:

- Năm 1993 khi nghiên cứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái rừng ở miền Nam
Việt Nam, nơi rừng bị nhiễm chất độc màu da cam, Thái Văn Trừng đã kết
luận rằng: để phục hồi loại rừng này cần thiết phải qua hai bƣớc. Một là trồng
lồi cây có khả năng tổng hợp nitơ tự nhiên để giải phóng đất, hai là chặt bỏ
lớp cây này rồi trồng cây rừng có giá trị. Cùng năm đó khi nghiên cứu rừng
tái sinh tự nhiên dƣới tán rừng khộp ở Easup - Đăk Lăk, Đỗ Quang Điệp đã
đƣa ra kết luận về độ tàn che của rừng, thảm mục, độ dày đặc của thảm tƣơi,
điều kiện lập địa là những nhân tố ảnh hƣởng sâu sắc đến số lƣợng và chất
lƣợng cây tái sinh.
- Nguyễn Ngọc Lung (1995) và Nguyễn Luyện (1992) đều cho rằng, hiệu quả
phục hồi rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện tự nhiên, đặc tính
sinh vật học của các lồi, điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực đó.
- Vũ Xuân Đê (1999) đã nghiên cứu và cho rằng cần thiết phải hỗ trợ tái sinh
tự nhiên bằng tái sinh nhân tạo vì tiêu chuẩn cơ bản để xét đối tƣợng làm giàu
rừng là tái sinh tự nhiên không đủ khả năng đảm bảo cho rừng phục hồi với
chất lƣợng và trữ lƣợng cao. [4].

9


Hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều tập trung tìm hiểu quy luật của quá
trình diễn thế tái sinh phục hồi rừng. Những kết quả này sẽ là cơ sở khoa học
nhằm xác định các biện pháp phục hồi rừng. Song để phục hồi rừng có hiệu
quả cần thiết phải có quy trình quy phạm cụ thể và phù hợp. Do vậy quy
phạm ngành (QPN) 14 - 92 kèm theo quyết định (QĐ) số 200 QĐ - KT
(Quyết định - Kỹ thuật) năm 1993 về quy trình quy phạm các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh phục hồi rừng đã đƣợc ban hành. QPN 21- 98 đã bổ sung thêm
các tiêu chuẩn mang tính lƣợng hóa nhằm xác định đối tƣợng, biện pháp, thời
gian và kết quả đạt đƣợc của hoạt động phục hồi rừng.
Một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho phục hồi rừng thứ sinh nghèo chủ

yếu đƣợc áp dụng hiện nay:
- Kỹ thuật phục hồi rừng bằng khoanh nuôi bảo vệ (KNBV): là giải pháp lợi
dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế rừng tự nhiên để tạo lại rừng, thông
qua các biện pháp ngăn chặn có tính chất hành chính với các tác động có hại
từ bên ngồi nhƣ chặt phá, chăn thả, đốt rừng, ...(Theo QPN 14 - 92, [5]).
- Kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên: là một biện pháp phục hồi rừng dựa vào
năng lực tái sinh tự nhiên của rừng nghèo hiện có (hạt hoặc chồi) là chính,
thơng qua kỹ thuật ngƣời ta có thể trồng bổ sung mật độ và tổ thành cây tái
sinh để đảm bảo rừng đƣợc phục hồi tốt, đáp ứng các mục tiêu đề ra. (Theo
QPN 14 - 92, [5]).
- Kỹ thuật phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (KNXTTS), kết
hợp làm giàu rừng: là giải pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, diễn thế tự
nhiên để phục hồi rừng thông qua các biện pháp bảo vệ, biện pháp kỹ thuật
lâm sinh và trồng bổ sung cần thiết. (Theo QPN 21- 98, [5]).
- Kỹ thuật làm giàu rừng: là biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm cải thiện tỷ lệ
cây mục đích ở rừng thứ sinh nghèo (hoặc tỷ lệ cây tốt ở rừng trồng) mà
không loại bỏ thảm thực vật rừng cũ và các cây non mục đích sẵn có. [5].

10


Ngoài các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu có thể tác động vào rừng nhằm
khơi phục rừng thứ sinh nghèo, trong cuốn “Cẩm nang đánh giá đất phục vụ
trồng rừng” [11] hƣớng dẫn hƣớng sử dụng đất mang lại tiềm năng sản xuất
đất (cao, trung bình, thấp). Hƣớng sử dụng phụ thuộc vào thảm thực vật, độ
dày tầng đất kết hợp điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đƣa ra những biện pháp
nhƣ xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng bằng cây bản địa chịu bóng, trồng cây
lâm sản ngồi gỗ hay khoanh ni bảo vệ ...
Vấn đề nghiên cứu đƣa ra giải pháp phục hồi rừng Dẻ ăn quả ở đề tài này
cũng góp một phần nhỏ vào việc phục hồi rừng nói chung và có những hƣớng

mới trong giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng.
1.2.2. Một số mơ hình phục hồi rừng của Việt Nam đã đƣợc áp dụng
- Mơ hình phục hồi rừng đảm bảo chức năng phòng hộ và sinh kế cho cộng
đồng dân tộc thiểu số vùng hồ thủy điện Sơn La đạt đƣợc những kết quả rất
khả quan: Sau 4 năm xây dựng mơ hình, cấu trúc rừng phục hồi đã có những
thay đổi đáng kể và đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra về mặt cấu trúc rừng. Từ
rừng chỉ có kết cấu 1 tầng tán, sau 4 năm thực hiện dự án trở thành rừng 2
tầng tán, độ tàn che tăng lên từ 0,3 - 0,7. Sinh trƣởng chiều cao vút ngọn tăng
192,59 %, sinh trƣởng đƣờng kính trung bình tăng 185,31 %, xuất hiện thêm
2 - 3 lồi trong cơng thức tổ thành ở cả tầng cây cao và 4 - 5 loài ở tầng cây
tái sinh. [9].
- Dự án phục hồi rừng bền vững tại tỉnh Phú Thọ tại 2 huyện Tân Sơn và
Thanh Sơn với mơ hình trình diễn phục hồi rừng nghèo kiệt ở cộng đồng: Dự
án đƣợc triển khai thực hiện từ năm 2010 xây dựng thành cơng 100 ha mơ
hình phục hồi rừng thứ sinh nghèo kiệt bằng trồng bổ sung cây gỗ bản địa và
trồng cây lâm sản ngoài gỗ. Kết quả đạt đƣợc: Chất lƣợng và độ che phủ của
rừng không ngừng nâng lên từ 35,9 % năm 2000 lên 50 % năm 2012, ƣớc tính
giá trị sản xuất lâm nghiệp hằng năm đạt khoảng 350 tỷ đồng; góp phần

11


khơng nhỏ vào việc phịng, chống, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trƣờng sinh
thái, điều tiết nguồn nƣớc, đời sống ngƣời trồng rừng ngày càng cải thiện,
thêm gắn bó với rừng.
- Dự án phục hồi rừng bằng các biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi tại vùng đồi
núi ven biển tỉnh Phú Yên: Sau 7 năm thực hiện khoanh nuôi đã đạt đƣợc
nhiều kết quả cao hơn so với năm đối chứng. Các biện pháp tác động đối với
rừng sau 3 - 4 năm khoanh nuôi chỉ là phát luỗng dây leo bụi rậm, chặt bớt
một số cây phi mục đích chèn ép cây tái sinh, bảo vệ, trồng bổ sung, ... Tuy

nhiên sau 7 năm khoanh nuôi các biện pháp tác động ở mức cao hơn nhƣ điều
chỉnh tổ thành tầng cây cao, điều chỉnh tổ thành cây tái sinh, trồng bổ sung …
[7].
- Tại các lâm trƣờng Ba Rền - Quảng Ninh, Hƣơng Sơn - Hà Tĩnh, Kon Hà
Nừng - Tây Nguyên đã tiến hành xây dựng các mơ hình phục hồi rừng nhƣ
mơ hình làm giàu rừng theo đám, mơ hình ni dƣỡng rừng sau khai thác
chọn, mơ hình làm giàu rừng bằng khoanh ni xúc tiến tái sinh rừng.
- Năm 1999, Giáo sƣ Đỗ Đình Sâm đã tiến hành đề tài xây dựng 5 ha mô hình
khoanh ni xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung. Lợi dụng tái sinh hiện có,
tùy theo diện tích các khoảng trống mà đƣa cây vào trồng bổ sung với số
lƣợng từ 100 - 300 cây/ha. Kết quả thu đƣợc rất tốt, cây đƣa vào trồng bổ
sung và cây tái sinh tự nhiên đều sinh trƣởng ổn định.
Tóm lại, đã có nhiều kết quả nghiên cứu giải pháp phục hồi rừng, những
cơng trình đề cập trên đây là những định hƣớng quan trọng cho việc giải
quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài. Cho đến nay, vấn đề nghiên cứu giải
pháp phục hồi rừng Dẻ tại xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dƣơng cịn ít. Trên cơ sở lựa chọn và vận dụng những kết quả của tác giả đi
trƣớc, đề tài nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng cũng nhƣ đặc điểm
điều kiện lập địa đồng thời căn cứ vào các văn bản hiện hành thơng qua đó đề

12


tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp tác động vào rừng
nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh, phịng hộ góp phần khơi phục và phát
triển rừng.
1.3. Đặc điểm hình thái và sinh thái của Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii
Hickel et A. Camus)
a, Đặc điểm hình thái
Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii Hickel et A. Camus) hay có tên gọi khác là Dẻ

gai Yên Thế, thuộc họ Dẻ (Fagaceae), là cây gỗ nhỡ cao từ 10 – 15 m, đƣờng
kính có thể đạt 30 ÷ 40 cm, thân trịn, thẳng, xù xì. Vỏ dày màu xám trắng nứt
dọc nhỏ, có đoạn thân dƣới cành trịn dẹp và dài, vết đẽo hoặc xƣớc chảy
nhựa màu tím nhạt sau đó trở thành màu đen. Cành non nhẵn, nhiều đốm
trắng, cành nhánh dài, màu chàm trắng, khơ giịn dễ gãy, uốn cong xuống phía
gốc, mang lá đều đặn, tán lá rộng xum x.
Lá đơn, mọc cách, thn hình ngọn giáo hoặc hình trái xoan, mép ngun,
đầu hơi trịn, lá dài 9 - 16 cm, rộng 4 - 7 cm, mặt trên xanh đậm, nhẵn bóng,
mặt dƣới nhiều vảy nhỏ màu hồng gỉ sắt xếp dày đặc. Gân bên có từ 10 - 14
đôi và nhiều gân nhỏ mảnh, hơi nổi rõ ở mặt dƣới. Cuống lá mảnh, dài từ 1,5
- 1,8 cm, có lá kèm hình gai sớm rụng. Tán lá Dẻ rất dễ nhận biết từ xa trên
các quả đồi nơi có Dẻ phân bố.
Hoa đơn tính cùng gốc mọc đầu cành, hoa tự đực hình bơng đi sóc mảnh
dài 5 - 10 cm, trục chính hoa hình sợi có lơng, hoa đực đơn độc, chỉ nhị kéo
dài, bao phấn tròn. Hoa tự cái trên trục, dài hơn, có lơng mềm, hoa có lá bắc
ngắn, hoa cái thƣa, đầu nhụy xẻ 3. Bông mang quả dài 4 - 7 cm, thƣờng cong
lại, tập trung ở phần gốc, phía ngồi đƣợc bao bọc hồn tồn bởi đấu, đƣờng
kính 2 - 3 cm, nhiều gai nhọn xếp bó sát nhau, khơng phủ kín vách đấu, vách
trong có lơng dày, màu nâu, khi chín giãn ra để quả lị ra ngồi, mỗi đấu có
một quả, hình bầu dục, dài từ 1 - 2cm, đƣờng kính 0,7 - 1,0 cm, rốn nhỏ, nhọn

13


đầu màu nâu nhạt, có lơng tơ mềm, gốc trịn, vỏ quả giịn, dễ vỡ, trong có
phơi trắng, nhiều tinh bột, thơm.
Hệ rễ hỗn hợp, rễ cọc và rễ bên phát triển.
b, Đặc điểm sinh thái
Dẻ có thể bắt đầu ra hoa kết quả từ tuổi 4 - 5 trở đi, đạt sản lƣợng cao ở tuổi
20 - 35 sau đó giảm dần cho đến 40 - 50 tuổi. Hoa Dẻ nở rộ từ tháng 9 đến hết

tháng 11 và quả chín vào tháng 8 đến tháng 9 năm sau. Mùa sai quả phụ thuộc
nhiều vào điều kiện thời tiết đặc biệt là gió hại và các đợt rét đậm rét hại.
Thông thƣờng mùa sai quả là 2 năm.
Dẻ ăn quả là cây thƣờng xanh, ƣa sáng, sinh trƣởng tốt trên đất pha cát phát
triển trên sa thạch hoặc phấn sa. Thƣờng tập trung thành quần thể ƣu thế ở
chân và sƣờn đồi.
Tái sinh hạt tốt trên đất trống hoặc dƣới tán rừng thƣa, khả năng tái sinh chồi
mạnh, là loài cây tiên phong ở rừng sau khai thác kiệt.

14


CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần đƣa ra giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở Việt Nam
nói chung và rừng Dẻ ăn quả tỉnh Hải Dƣơng nói riêng nhằm định hƣớng phát
triển rừng bền vững, bảo tồn giá trị đa dạng sinh học.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu sinh trƣởng của Dẻ tái sinh
với một số đặc điểm điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi rừng Dẻ tại khu vực nghiên
cứu.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Rừng Dẻ ăn quả tại xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dƣơng.

Vị trí lập các
tuyến điều tra


Hình 2.1. Vị trí lập các tuyến điều tra tại xã Hoàng Hoa Thám

15


2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài đƣợc thực hiện tại xã Hồng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dƣơng.
-Thời gian: Công tác thu thập số liệu ngoại nghiệp từ 15/03/2015 đến
31/03/3015.
- Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của điều kiện lập địa nhƣ độ dốc, độ
cao, độ ẩm đất, độ dốc, độ tàn che, độ che phủ cây bụi thảm tƣơi và thảm khô
thảm mục đến sự sinh trƣởng đƣờng kính tán, đƣờng kính gốc và chiều cao
vút ngọn Dẻ tái sinh.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng khu vực nghiên cứu
- Một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao: Đƣờng kính tại vị trí 1.3 m (D1.3),
chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dƣới cành (Hdc), đƣờng kính tán (Dt), độ
tàn che (TC) ,...
- Đặc điểm cấu trúc cây bụi, thảm tƣơi: Tên loài cây bụi thảm tƣơi, tỷ lệ che
phủ, chiều cao trung bình, tình hình sinh trƣởng.
- Đặc điểm cấu trúc cây tái sinh: Đặc điểm về chiều cao vút ngọn (Hvn),
đƣờng kính tán (Dt), đƣờng kính gốc (Do), chất lƣợng cây tái sinh, nguồn gốc
tái sinh, mật độ.
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu
- Điều kiện địa hình: Kinh độ, vĩ độ, độ dốc, hƣớng dốc, vị trí tƣơng đối của
khu vực nghiên cứu.
- Đặc điểm thổ nhƣỡng: Loại đất, bề dày tầng đất, độ xốp, tỷ lệ đá lẫn, thành
phần cơ giới, màu sắc, độ chặt, độ ẩm, pH ...

- Điều kiện khí hậu khu vực: Nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, tốc độ gió, lƣợng
bốc hơi, số giờ nắng, ...

16


2.4.3. Mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây tái sinh với một
số đặc điểm điều kiện lập địa
- Ảnh hƣởng của điều kiện lập địa đến sinh trƣởng chiều cao cây
- Ảnh hƣởng của điều kiện lập địa đến sinh trƣởng đƣờng kính cây
2.4.4. Đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng Dẻ tại khu vực nghiên cứu
- Giải pháp kỹ thuật
- Giải pháp quản lý
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phƣơng pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu
Để thực hiện các nội dung đã đề ra, đề tài đã tiến hành kế thừa các số liệu về
điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, thổ nhƣỡng, tài nguyên của khu
vực, điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, dân tộc, lao động, ngành nghề, sản
xuất hàng hóa, phong tục tập quán của khu vực nghiên cứu, các văn bản quy
phạm về khoanh nuôi phục hồi rừng, kế hoạch, chiến lƣợc phát triển nông lâm
nghiệp của địa phƣơng, số liệu về hiện trạng rừng. Đây là những thơng tin rất
hữu ích cho việc đƣa ra giải pháp phục hồi rừng Dẻ của đề tài.
2.5.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa
2.5.2.1. Phương pháp xác định đặc điểm cấu trúc rừng Dẻ
*Điều tra tầng cây cao
Tiến hành điều tra 5 tuyến, chiều rộng tuyến là 10 mét, chiều dài tuyến phụ
thuộc vào cây tái sinh cứ 20 mét một lại tiến hành kéo dài thêm tuyến, coi mỗi
một cây tái sinh là một mẫu, tƣơng ứng với việc điều tra 6 cây cao gần nhất
xung quanh cây tái sinh, tại mỗi cây tái sinh ta đo độ dốc, độ cao, đo khoảng
cách từ cây mẹ đến cây tái sinh; đo cƣờng độ ánh sáng dƣới tán và ngồi nơi

trống, tốc độ gió, nhiệt độ và độ ẩm dƣới tán; đo độ chặt, độ ẩm, pH của đất,
xác định thành phần cơ giới của đất thông qua phƣơng pháp xoe con giun, xác
định tỷ lệ đá lẫn. Lập các ô dạng bản lấy cây tái sinh làm trung tâm của ô

17


×