Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu phân cấp nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng tại xã xuân chinh, huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 82 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý của ban giám hiệu trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng & Môi trƣờng, tôi đã thực
hiện khoá luận tốt nghiệp:
“Nghiên cứu phân cấp nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng tại xã
Xuân Chinh, huyện Thường Xn, Tỉnh thanh hóa ”
Nhân dịp hồn thành khố luận, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
cô giáo PGS. TS. Bế Minh Châu, Hạt Kiểm lâm huyện Thƣờng Xuân, UBND
xã Xuân Chinh và các thầy cô, bạn đồng nghiệp trong Khoa QLTNR&MT đã
giúp đỡ tận tình để tơi hồn thành khố luận này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do khả năng và kinh nghiệm của bản
thân cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy, cơ
và các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để khoá luận đƣợc đầy đủ và hồn
thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xn Mai, ngày 3 tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Phạm Văn Châu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
QLTNR&MT
UBND

IUCN

Chữ không viết tắt
Khoa Quản lý tài nguyên rừng
và môi trƣờng
Ủy Ban Nhân Dân


International Union for
Conservation of Nature

WWF

World Wide Fund For Nature

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

VLC

Vật liệu cháy

Otc

Ô tiêu chuẩn

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Hdc

Chiều cao dƣới cành

Dt

Đƣờng kính tán


D1.3

Đƣờng kính ở vị trí 1.3 mét

Hcbtt

Chiều cao cây bụi thảm tƣơi

Đtc

Đô tàn che

Đcp

Độ che phủ

D vlck

Độ dày vật liệu cháy khô

Kckdcđr

Ghi chú

Khoảng cách khu dân cƣ đến
rừng

Mvlc


Khối lƣợng vật liệu cháy

Wvlc

Độ ẩm vật liệu cháy

Tdc

Tính dễ cháy

Svc

Số vụ cháy

Liên minh Quốc tế Bảo
tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên
Tổ chức Bảo tồn Thiên
nhiên Thế giới


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC MẪU BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
PHẦN I Tổng quan các vấn đề nghiên cứu .................................................... 3

1.1 Lịch sử phát triển của khoa học phòng cháy, chữa cháy rừng ..................... 3
1.1.1. Giai đoạn dùng lửa ................................................................................... 3
1.1.2. Giai đoạn phòng chống cháy rừng ........................................................... 3
1.1.3. Giai đoạn quản lý lửa rừng....................................................................... 4
1.2. Sơ lƣợc về nghiên cứu phòng chống cháy rừng trên thế giới và Việt Nam 4
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................. 4
1.2.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 8
PHẦN II MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 13
2.1 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 13
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 13
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 13
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 14
2.4.1. Phƣơng pháp luận................................................................................... 14
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập và kế thừa tài liệu. .............................................. 15
2.4.3. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp. ...................................................... 15
2.4.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu nội nghiệp. ................................................... 19


PHẦN III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 22
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..................................................................... 22
3.1.1.Vị trí địa lý .............................................................................................. 22
3.1.2. Địa Hình ................................................................................................. 22
3.1.3.Đất đai ..................................................................................................... 22

3.1.4. Khí hậu ................................................................................................... 23
3.1.5. Nhiệt Độ : ............................................................................................... 23
3.1.6. Lƣợng Mƣa : .......................................................................................... 23
3.1.7. Độ ẩm : ................................................................................................... 23
3.1.8 Lƣợng bốc hơi hàng năm là 788 mm. .................................................... 23
3.2. Đặc điểm kinh tế - Xã hội. ........................................................................ 23
3.2.1. Đặc điểm kinh tế .................................................................................... 23
3.2.2. Đặc điểm xã hội ..................................................................................... 25
PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ........................................ 27
4.1. Sự phân bố của các trạng thái rừng và đặc điểm cháy rừng tại xã Xuân
Chinh, huyện Thƣờng Xuân, Thanh Hóa. ........................................................ 27
4.2. Đặc điểm của một số yếu tố ảnh hƣởng đến nguy cơ cháy rừng tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................................. 35
4.2.1. Đặc điểm của các yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng đến nguy cơ cháy rừng .. 35
4.2.2. Yếu tố xã hội .......................................................................................... 41
4.3. Phân cấp nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng tại Xã Xuân Chinh huyện
Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa. ....................................................................... 43
4.3.1. Phân cấp nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng theo phƣơng pháp chỉ số
Ect không trọng số ........................................................................................... 44
4.3.2. Áp dụng phƣơng pháp chỉ số Ect có trọng số trong phân cấp nguy cơ
cháy cho các trạng thái rừng. ........................................................................... 47
4.3.3. Lập bản đồ phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho xã Xuân Chinh,
huyện Thƣờng Xuân, Thanh Hóa..................................................................... 50


4.4. Đề xuất một số biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng xã Xuân Chinh,
huyện Thƣờng Xuân, Thanh Hóa..................................................................... 52
4.4.1.Thực trạng công tác PCCCR tại xã Xuân Chinh. ................................... 52
4.4.2. Đề xuất các biện pháp tác động cho từng trạng thái rừng. .................... 54
4.4.3. Các biện pháp cụ thể .............................................................................. 56

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ........................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Phƣơng pháp mục trắc độ ẩm vật liệu cháy rừng ........................... 18
Bảng 2.2 : Bảng màu thể hiện cấp nguy cơ cháy ............................................. 21
Bảng 4.1: Phân bố các trạng thái rừng tại xã Xuân Chinh, Huyện Thƣờng
Xn, Thanh Hóa. ............................................................................................ 27
Bảng 4.2: Tình hình cháy rừng ở xã Xuân Chinh, huyện Thƣờng Xuân tỉnh
Thanh Hóa (2005 - 2015) ................................................................................. 31
Bảng 4.3: Số vụ cháy rừng theo các tháng trong 10 năm (2005 -2015) tại xã
Xuân Chinh, huyện Thƣờng Xuân ................................................................... 33
Bảng 4.4 : Kết quả điều tra tầng cây cao ở các trạng thái rừng ....................... 36
Bảng 4.5: Kết quả điều tra tầng cây bụi, thảm tƣơi, cây tái sinh ở các trạng
thái rừng và đất rừng ........................................................................................ 36
Bảng 4.6 : Thành phần và khối lƣợng VLC ở các trạng thái rừng .................. 40
Bảng 4.7: Khoảng cách từ khu dân cƣ đến các trạng thái rừng ....................... 42
Bảng 4.8 : Thống kê những nhân tố chính ảnh hƣởng đến cháy rừng ở Xã
Xuân Chinh, Huyện Thƣờng Xuân .................................................................. 44
Bảng 4.9a : Kết quả chuẩn hóa và tính tổng điểm các tiêu chuẩn liên quan đến
khả năng cháy rừng bằng phƣơng pháp chỉ số Ect không trọng số ................ 45
Bảng 4.9b : Phân loại rừng theo khả năng cháy của các trạng thái rừng dựa
vào phƣơng pháp chỉ số Ect không trọng số .................................................... 46
Bảng 4.10a : Bảng tính trọng số của các chỉ tiêu ............................................. 47
Bảng 4.10b : Kết quả nhân trọng số của các tiêu chuẩn và tính tổng điểm ..... 48
Bảng 4.10c : Phân cấp nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng theo phƣơng
pháp Etc có trọng số ......................................................................................... 49



DANH MỤC CÁC MẪU BIỂU
Mẫu biểu 2.1 : Điều tra số vụ cháy rừng của khu vực nghiên cứu .................. 15
Mẫu biểu 2.2 : Phiếu phỏng vấn ...................................................................... 16
Mẫu biểu 2.3: Mẫu biểu điều tra tầng cây cao ................................................. 16
Mẫu biểu 2.4 : Mẫu biểu điều tra độ tàn che, che phủ, bề dày thảm khô ........ 17
Mẫu biểu 2.5 : Mẫu biểu điều tra cây bụi thảm tƣơi và cây tái sinh................ 17
Mẫu biểu 2.6 : Mẫu biểu điều tra vật liệu cháy ............................................... 19


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 4.1a : Trạng thái rừng keo tai tƣợng tuổi 3 ............................................. 28
Hình 4.1b : Hình ảnh rừng gỗ lá rộng thƣờng xanh ......................................... 29
Hình 4.1c : Biểu đồ số vụ cháy rừng của các trạng thái rừng tại xã Xuân
Chinh năm 2005 - 2015 .................................................................................... 32
Hình 4.1d : Biểu đồ phân bố tỷ lệ số vụ cháy theo tháng tại xã Xuân Chinh . 34
Hình 4.2 : Phân cấp nguy cơ cháy của các trạng thái rừng năm 2016 tại Xã
Xuân Chinh, Huyện Thƣờng Xuân, Thanh Hóa .............................................. 51


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò quan trọng
chủ đạo trong mối quan hệ tƣơng tác giữa sinh vật với môi trƣờng. Rừng có
vai trị rất quan trọng đối với cuộc sống của con ngƣời cũng nhƣ môi
trƣờng: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nƣớc, là nơi
cƣ trú của các loài động thực vật và tàng trữ các các nguồn gen quý hiếm,
bảo vệ và ngặn chặn gió bão, chống sói mịn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo
vệ sức khỏe con ngƣời…Trong thời gian gần đây diện tích cũng nhƣ chất
lƣợng rừng ngày càng bị giảm sút. Một trong những nguyên nhân đó là do
cháy rừng.
Cháy rừng là hiện tƣợng phổ biến, xảy ra ở hầu hết các quốc gia có

rừng trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cho dù vấn đề này đã nhận đƣợc sự
quan tâm lớn của các chính phủ, các tổ chức, các nhà quản lý, những nhà
chuyên môn và những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực lâm nghiệp. Cháy rừng đã
gây nên những hậu quả tiêu cực lớn đến môi trƣờng sống, nguồn tài nguyên
thiên nhiên và thậm chí cả tính mạng con ngƣời. Số liệu thống kê cho thấy tốc
độ mất rừng hàng năm trên thế giới là 20 triệu ha, một trong những nguyên
nhân cơ bản của mất rừng chính là cháy rừng: Trung bình có khoảng 10 – 15
triệu ha rừng bị cháy/năm.[23]
Ở Việt Nam, theo Báo cáo hàng năm của Cục Kiểm lâm, trung bình
mỗi năm mất đi khoảng từ 30.000- 50.000 ha rừng, trong đó khoảng 10% diện
tích rừng mất đi là hậu quả của cháy rừng. Theo số liệu thống kê trên cả nƣớc,
trung bình mỗi năm xảy ra 1.413 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 3.616 ha rừng tự
nhiên và 3.032 ha rừng trồng[5]. Chính vì những thiệt hại to lớn kể trên mà
cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng ln đƣợc coi là một nhiệm vụ quan
trọng ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
Đặc điểm rừng có liên quan mật thiết với vật liệu cháy, mà vật liệu
cháy là một trong 3 yếu tố hình thành nên đám cháy rừng, tính chất và khối
lƣợng vật liệu cháy chủ yếu do loại hình rừng quyết định. Thực tế cho thấy ở

1


mỗi trạng thái rừng khác nhau thì khả năng cháy của chúng cũng khác nhau.
Điều này đặt ra vấn đề là cần phải phân loại rừng theo nguy cơ cháy để có
những biện pháp quản lý rừng nói chung và cơng tác quản lý lửa rừng nói
riêng hợp lý và hiệu quả.
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng lớn của cả nƣớc, tồn tại nhiều loại
hình rừng có khả năng xảy ra cháy khác nhau. Trong nhiều năm trở lại đây,
cháy rừng vẫn xảy ra, mặc dù ở đây đã nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu trong vấn đề dự báo cháy rừng, song việc nghiên cứu một cách

tổng thể khả năng cháy của các trạng thái rừng cho khu vực chƣa đƣợc thực
hiện một cách hệ thống. Để bổ sung thêm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý
lửa tại khu vực này, tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu phân cấp
nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng tại xã Xuân Chinh, Huyện Thường
Xuân, Tỉnh Thanh Hóa ”

2


PHẦN I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lịch sử phát triển của khoa học phòng cháy, chữa cháy rừng
1.1.1. Giai đoạn dùng lửa
Theo tạp chí Science số ngày 14 tháng 8 năm 2010, một nhóm các nhà
nghiên cứu quốc tế bao gồm 3 nhà nghiên cứu thuộc Học viện nguồn gốc con
ngƣời tại Đại học bang Arizona (Mỹ) đã tìm thấy bằng chứng chứng minh
rằng: Ngƣời hiện đại thời kỳ đầu sống tại khu vực bờ biển mũi phía Nam
Châu Phi 72.000 năm trƣớc đã sử dụng kỹ thuật điều khiển lửa để tăng tính
hiệu quả và chất lƣợng của quá trình chế tạo dụng cụ đồ đá. Bằng chứng đó là
silcrete chƣa đƣợc nung (trái) thể hiện những thay đổi lớn về màu sắc và cấu
trúc sau khi đƣợc nung và đẽo gọt (phải) đƣợc phát hiện tại vị trí cách điểm
khai quật Pinnacle Point, Vịnh Mossel 5 km, các nhà khoa học còn cho biết là
hầu hết các miếng silcrete tìm thấy đều đã đƣợc đẽo gọt tỉ mỉ.
Giai đoạn dùng lửa đƣợc tính từ khi con ngƣời biết dùng lửa cho tới
cuối thế kỷ XIX. Lúc đầu chủ yếu con ngƣời dùng lửa để đốt rừng, khai
hoang, săn bắn và sƣởi ấm, do đó nạn cháy rừng xảy ra rất phổ biến. Đặc biệt
là sau thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển mạnh của chủ nghĩa tƣ bản, hoạt
động di dân, đốt rừng khai hoang cùng với nhu cầu về gỗ tăng cao làm cho
diện tích rừng giảm sút nhanh. Trong giai đoạn này con ngƣời chỉ đơn thuần
là lợi dụng lửa mà chƣa nhận thức đƣợc những tác hại của cháy rừng nên

khoa học về lửa rừng chƣa đƣợc hình thành.[13], [14]
1.1.2. Giai đoạn phòng chống cháy rừng
Giai đoạn này đƣợc bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đến thập kỷ 60 của thế
kỷ XX. đứng trƣớc hậu quả nghiêm trọng của nạn cháy rừng và suy giảm tài
nguyên cũng nhƣ thay đổi môi trƣờng sống, thiêu rụi tài sản và gây ảnh
hƣởng lớn đến cuộc sống của nhân loại. Con ngƣời dần dần nhận thức đƣợc
tầm quan trọng của lửa rừng và đã tiến hành nghiên cứu, áp dụng nhiều biện
pháp phòng và chữa cháy rừng. Cũng từ đây khoa học lửa rừng đã đƣợc hình
thành và ngày càng phát triển.
3


Ngay từ khi khoa học lửa rừng mới hình thành, các nƣớc nhƣ Mỹ,
Canada, Nga (Liên Xô cũ), Australia,… đã bắt đầu nghiên cứu mối liên hệ
giữa các nhân tố khí tƣợng và đặc điểm rừng với cháy rừng để dự báo cháy
rừng. Nghiên cứu và áp dụng nhiều biện pháp phòng và chữa cháy rừng tiên
tiến, kể cả việc dùng máy bay để phát hiện và tham gia dập lửa.[5]
1.1.3. Giai đoạn quản lý lửa rừng
Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, do sự phát triển của khoa học
hiện đại, nhất là ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, giúp cho việc
nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy đạt đƣợc những
bƣớc tiến nhảy vọt. Bên cạnh đó, nhận thức của con ngƣời về lửa rừng cũng
đã đƣợc thay đổi. Lửa rừng khơng chỉ có hại mà cịn có lợi, hay nói cách khác
lửa là kẻ thù nguy hiểm nhất đồng thời cũng là ngƣời bạn tốt của rừng. Vì
vậy, khơng giống với phòng chống cháy rừng chỉ quan tâm tới việc ngăn chặn
cháy rừng, nâng cao năng lực phòng và chữa cháy rừng, quản lý lửa rừng mà
còn quan tâm tới việc khống chế lửa rừng, vừa dùng lửa an toàn theo một quy
trình hợp lý để phục vụ mục tiêu kinh doanh và bảo vệ rừng đã đƣợc định
trƣớc.
Việc lợi dụng lửa hiện đại đã góp phần làm cho khoa học sinh thái rừng

có những bƣớc phát triển mới. Nhiều nhà sinh thái học lâm nghiệp đã cho
rằng lửa rừng là một nhân tố sinh thái. Đồng thời hình thành một phân nhánh
mới của sinh thái học, đó là sinh thái học lửa rừng (Forest fire ecology), nó đi
sâu nghiên cứu các tác dụng và ảnh hƣởng của lửa đến môi trƣờng, thực vật,
động vật, quần thể,…là cơ sở lý luận cho việc dùng lửa trong kinh doanh rừng
và cũng là một bộ phận không thể thiếu trong quản lý lửa rừng.[13]
1.2. Sơ lƣợc về nghiên cứu phòng chống cháy rừng trên thế giới và Việt
Nam
1.2.1. Trên thế giới
Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Lƣơng Nông Liên hợp quốc
(FAO) về hiện trạng rừng toàn cầu năm 2010, thế giới đã mất hơn 13 triệu

4


hécta rừng, rừng chỉ cịn 31 % diện tích tồn cầu với tổng diện tích chƣa đầy 4
tỷ hécta; trong khi đó ở đầu thế kỷ XX diện tích rừng thế giới là 6 tỷ ha.[1]
Số liệu thống kê cho thấy tốc độ mất rừng hàng năm trên thế giới là 20
triệu ha, một trong những nguyên nhân cơ bản của mất rừng chính là cháy
rừng: Trung bình có khoảng 10 – 15 triệu ha rừng bị cháy/năm[23]. Vậy nên
việc bắt đầu nghiên cứu các giải pháp về PCCCR ra đời từ đây.
Những nghiên cứu về phòng chống cháy rừng trên thế giới đƣợc bắt
đầu vào thế kỷ 20. Thời kỳ đầu, chủ yếu tập trung ở các nƣớc có nền kinh tế
phát triển nhƣ: Mỹ, Nga, Đức, Thuỵ điển, Canada, Pháp, Úc v.v.... Sau đó là ở
hầu hết các nƣớc có hoạt động lâm nghiệp. Ngƣời ta phân chia 5 lĩnh vực
chính của nghiên cứu phịng chống cháy rừng: bản chất của cháy rừng,
phƣơng pháp dự báo nguy cơ cháy rừng, các cơng trình phịng chống cháy
rừng, phƣơng pháp chữa cháy rừng và phƣơng tiện chữa cháy rừng. [13]
- Nghiên cứu bản chất của cháy rừng
Về vấn đề này, mọi kết quả nghiên cứu đều đã khẳng định rằng cháy

rừng là hiện tƣợng oxy hoá các vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt độ cao.
Hiện tƣợng này xảy ra khi có mặt đồng thời của 3 yêú tố (gọi là tam giác lửa):
nguồn nhiệt, oxy và vật liệu cháy[3]. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của 3 yếu tố
trên mà cháy rừng có thể đƣợc hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn hoặc
suy yếu đi. Vì vậy, về bản chất, những biện pháp phòng chống cháy rừng
chính là những biện pháp tác động vào 3 yếu tố trên theo chiều hƣớng giảm
thiểu và ngăn chặn quá trình cháy.
Trong một đám cháy có thể xuất hiện một hay một số loại cháy bao
gồm: cháy mặt đất, cháy tán hay cháy ngầm. Tuỳ theo loại cháy rừng mà
ngƣời ta đƣa ra những biện pháp phòng và chữa cháy khác nhau
Kết quả của những nghiên cứu cũng chỉ ra 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh
hƣởng đến sự hình thành và phát triển cháy rừng là thời tiết, loại rừng và hoạt
động kinh tế xã hội của con ngƣời. Thời tiết, đặc biệt là lƣợng mƣa, nhiệt độ
và độ ẩm khơng khí ảnh hƣởng quyết định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm vật
5


liệu cháy dƣới rừng, qua đó ảnh hƣởng đến khả năng bén lửa và lan tràn đám
cháy. Loại rừng ảnh hƣởng đến tính chất vật lý, hố học, khối lƣợng và phân
bố của vật liệu cháy, qua đó ảnh hƣởng đến loại cháy, khả năng hình thành và
tốc độ lan tràn của đám cháy. Hoạt động kinh tế xã hội của con ngƣời nhƣ:
Nƣơng rẫy, săn bắn, du lịch v.v.. ảnh hƣởng đến mật độ và phân bố nguồn lửa
khởi đầu của các đám cháy. Phần lớn các biện pháp phòng chống cháy rừng
đều đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích đặc điểm của của 3 yếu tố trên trong
hoàn cảnh cụ thể của địa phƣơng.
- Nghiên cứu phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định mối liên hệ chặt giữa điều kiện
thời tiết, mà quan trọng nhất là lƣợng mƣa, nhiệt độ và độ ẩm khơng khí với
độ ẩm vật liệu và khả năng xuất hiện cháy rừng. Vì vậy, hầu hết các phƣơng
pháp dự báo nguy cơ cháy rừng đều tính đến đặc điểm diễn biến hàng ngày

của lƣợng mƣa, nhiệt độ và độ ẩm khơng khí. Ở một số nƣớc, khi dự báo
nguy cơ cháy rừng ngoài căn cứ vào yếu tố khí tƣợng ngƣời ta cịn căn cứ vào
một số yếu tố khác, chẳng hạn ở Đức và Mỹ ngƣời ta sử dụng thêm độ ẩm của
vật liệu cháy, ở Pháp ngƣời ta tính thêm lƣợng nƣớc hữu hiệu trong đất và độ
ẩm vật liệu cháy, ở Trung Quốc có bổ sung thêm cả tốc độ gió, số ngày khơng
mƣa và lƣợng bốc hơi v.v...Cũng có sự khác biệt nhất định khi Sử dụng các
yếu tố khí tƣợng để dự báo nguy cơ cháy rừng, chẳng hạn ở Thuỵ Điển và
một số nƣớc ở bán đảo Scandinavia ngƣời ta sử dụng độ ẩm khơng khí thấp
nhất và nhiệt độ khơngkhí cao nhất trong ngày, trong khi đó ở Nga và một số
nƣớc khác lại dùng nhiệt độ và độ ẩm khơng khí lúc 13 giờ. Những năm gần
đây, ở Trung Quốc đã nghiên cứu phƣơng pháp cho điểm các yếu tố ảnh
hƣởng đến nguy cơ cháy rừng, trong đó có cả những yếu tố kinh tế xã hội, và
nguy cơ cháy rừng đƣợc tính theo tổng số điểm của các yếu tố. Mặc dù có
những nét giống nhau nhƣng cho đến nay vẫn khơng có phƣơng pháp dự báo
cháy rừng chung cho cả thế giới, mà ở mỗi quốc gia, thậm chí mỗi địa phƣơng
ngƣời ta vẫn nghiên cứu xây dựng phƣơng pháp riêng. Ngồi ra, vẫn cịn rất ít
6


phƣơng pháp dự báo nguy cơ cháy rừng có tính đến yếu tố kinh tế xã hội và
kiểu rừng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của
phòng chống cháy rừng ngay cả ở những nƣớc phát triển.
- Nghiên cứu về cơng trình phịng chống cháy rừng
Kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định hiệu quả của các loại
băng cản lửa, các vành đai cây xanh và hệ thống kênh mƣơng ngăn cản cháy
rừng. Nhiều tác giả đã nghiên cứu tập đoàn cây trồng trên băng xanh cản lửa,
trồng rừng hỗn giao và giữ nƣớc ở hồ, đập để làm giảm nguy cơ cháy rừng.
Nghiên cứu hệ thống cảnh báo cháy rừng nhƣ chòi canh, tuyến tuần tra, điểm
đặt biển báo nguy cơ cháy rừng. Nhìn chung thế giới đã nghiên cứu hiệu quả
của nhiều kiểu cơng trình phịng chống cháy rừng

- Nghiên cứu về biện pháp phòng và chữa cháy rừng
Khi nghiên cứu các biện pháp phòng chống cháy rừng ngƣời ta chủ yếu
hƣớng vào làm suy giảm 3 thành phần của tam giác lửa:
- Giảm nguồn lửa bằng cách tuyên truyền không mang lửa vào rừng,
dập tắt tàn than sau khi dùng lửa, thực hiện các biện pháp dọn vật liệu cháy
trên mặt đất thành băng, đào rãnh sâu, hoặc chặt cây theo dải để ngăn cách
đám cháy với phần rừng còn lại;
- Đốt trƣớc một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khơ khi chúng cịn ẩm
để giảm khối lƣợng vật liệu cháy vào thời kỳ khô hạn nhất, hoặc đốt theo
hƣớng ngƣợc với hƣớng lan tràn của đám cháy để cô lập đám cháy;
- Dùng chất dập cháy để giảm nhiệt lƣợng của đám cháy hoặc ngăn
cách vật liệu cháy với ơxy khơng khí (nƣớc, đất, cát, hố chất dập cháy
v.v…).
- Nghiên cứu về phương tiện phòng chống cháy rừng
Những phƣơng tiện phòng chống cháy rừng đã đƣợc quan tâm nghiên
cứu trong những năm gần đây, đặc biệt là phƣơng tiện dự báo, phát hiện đám
cháy, Thông tin về cháy rừng và phƣơng tiện dập lửa trong các đám cháy.
Các phƣơng pháp dự báo đã đƣợc mơ hình hố và xây dựng thành
những phần mềm làm giảm nhẹ công việc và tăng độ chính xác của dự báo
7


nguy cơ cháy rừng. Việc ứng dụng ảnh viễn thám và cơng nghệ GIS đã cho
phép phân tích đƣợc những diễn biến thời tiết, dự báo nhanh chóng và chính
xác khả năng xuất hiện cháy rừng, phát hiện sớm đám cháy trên những vùng
rộng lớn.
Những Thông tin về khả năng xuất hiện cháy rừng, nguy cơ cháy rừng
và biện pháp phòng chống cháy rừng hiện nay đƣợc truyền qua nhiều kênh
khác nhau đến các lực lƣợng phòng chống cháy rừng và cộng đồng dân cƣ
nhƣ hệ thống biển báo, thƣ tín, đài phát thanh, báo địa phƣơng và trung ƣơng,

vơ tuyến truyền hình, các mạng máy tính v.v…
Những phƣơng tiện dập lửa đƣợc nghiên cứu theo cả hƣớng phát triển
phƣơng tiện thủ công nhƣ: Cào, cuốc, dao, câu liêm... đến các loại phƣơng
tiện cơ giới nhƣ: Cƣa xăng, máy kéo, máy gạt đất, máy đào rãnh, máy phun
nƣớc, máy phun bọt chống cháy, máy thổi gió, máy bay rải chất chống cháy,
xe chữa cháy rừng, xuồng chữa cháy rừng tràm và bom dập lửa v.v…
Mặc dù các phƣơng pháp và phƣơng tiện phòng chống cháy rừng đã
đƣợc phát triển ở mức cao, song những thiệt hại do cháy rừng vẫn rất khủng
khiếp ngay cả ở những nƣớc phát triển có hệ thống phòng chống cháy rừng
hiện đại nhƣ: Mỹ, Úc, Nga vv...Trong nhiều trƣờng hợp việc khống chế các
đám cháy vẫn không hiệu quả. Nhiều ngƣời cho rằng, ngăn chặn nguồn lửa để
không xảy ra cháy vẫn là quan trọng nhất. Vì vậy, đã có những nghiên cứu về
đặc điểm xã hội của cháy rừng và những giải pháp xã hội cho phòng chống
cháy rừng. Hiện nay, các giải pháp xã hội phòng chống cháy rừng chủ yếu
đƣợc tập trung vào tuyên truyền, giáo dục tác hại của cháy rừng, nghĩa vụ của
cơng dân trong việc phịng chống cháy rừng, những hình phạt đối với ngƣời
gây cháy rừng. Thực tế hiện nay, những nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của các
hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con ngƣời tới nguy cơ cháy rừng không
nhiều. Việc phân cấp nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng để đƣa ra các biện
pháp phịng chống cháy rừng lại càng ít.
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm, cháy rừng
thƣờng xuất hiện vào mùa hanh khô từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 5 năm
8


sau tại tất cả các vùng Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung bộ và Bắc Bộ. Cháy
nhiều xảy ra ở các tỉnh nhƣ Lâm Đồng, Đắc Lắc, Kiên Giang, Quảng Bình,
Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai. Cháy rừng do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh nguyên nhân khách quan do thời tiết

hanh khô là các tác động của con ngƣời nhƣ di dân tự do, đốt đất làm nƣơng,
đốt cỏ để chăn ni, hun khói lấy mật, khai thác gỗ trái phép, du lịch sinh
thái, làm đƣờng giao thông, …
Cháy rừng ở nƣớc ta bị ảnh hƣởng rất rõ rệt của En Ni-nô. Trên khắp
thế giới, khai thác rừng và đất một cách quá mức đã dẫn đến những điều kiện
rất thuận lợi cho sự suy thoái mơi trƣờng sinh thái đến mức khơng thể kiểm
sốt đƣợc. Sự cắt xé diện tích rừng thành nhiều mảnh nhỏ, độ che phủ của tán
lá giảm, khí hậu thay đổi và tình trạng mục nát của gỗ vụn bị đốn trên những
vùng rộng lớn… Đã tạo tiền đề cho những đám cháy lớn và vùng rừng dễ bị
tổn thƣơng hơn. Các tổ chức quốc tế nhƣ WWF và IUCN đã kêu gọi phải có
hành động khẩn cấp và cụ thể, quan tâm tới những nguyên nhân cơ bản của
nạn cháy rừng, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, thay đổi thói quen trong
nơng nghiệp; bổ sung và thi hành luật quốc gia và quốc tế, bảo đảm ngân sách
cho ngăn chặn và quản lý cháy rừng ở các địa phƣơng, ...
Nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng
Công tác dự báo nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam đƣợc bắt đằu từ năm
1981. Tuy nhiên trong thời gian đầu chủ yếu áp dụng phƣơng pháp dự báo
của Nesterop. Đây là phƣơng pháp đơn giản, cấp nguy hiểm của cháy rừng
đƣợc xác định theo giá trị P bằng tổng của tích số giữa nhiệt độ và độ thiếu
hụt bão hồ của khơng khí lúc 13 giờ hàng ngày kể từ ngày cuối cùng có
lƣợng mƣa lớn hơn 3mm. Đến năm 1988, nghiên cứu của TS.Phạm Ngọc
Hƣng đã cho thấy phƣơng pháp của Nesterop sẽ có độ chính xác cao hơn nếu
tính giá trị P kể từ ngày cuối cùng có lƣợng mƣa lớn hơn 5mm. Ngoài ra, trên
cơ sở phát hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa số ngày khô hạn liên tục H (số ngày
liên tục có lƣợng mƣa dƣới 5mm) với chỉ số P, TS. Phạm Ngọc Hƣng cũng đã

9


đƣa ra phƣơng pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo số ngày khơ hạn liên tục.

Ơng xây dựng một bảng tra cấp nguy hiểm của cháy rừng căn cứ vào số ngày
khơ hạn liên tục cho các mùa khí hậu trong năm[14]. Tuy nhiên, khi nghiên
cứu về tính thích hợp của một số phƣơng pháp dự báo nguy cơ cháy rừng ở
Miền Bắc Việt Nam, PGS.TS. Bế Minh Châu (2001) đã khẳng định phƣơng
pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu P và H có độ chính xác thấp ở
những vùng có sự luân phiên thƣờng xuyên của các khối khơng khí biển và
lục địa hoặc vào các thời gian chuyển mùa[3]. Trong những trƣờng hợp nhƣ
vậy, mức độ liên hệ của chỉ số P và H với độ ẩm vật liệu dƣới rừng và tần suất
xuất hiện của cháy rừng rất thấp. Từ 1989-1991, A.N. Cooper- một chuyên
gia về quản lý lửa rừng của FAO đã đề nghị khi tính chỉ tiêu P của GS. V.G.
Nesterop cho Việt Nam nên tính đến sự ảnh hƣởng của yếu tố gió. Chỉ tiêu P
của Nesterop sẽ đƣợc nhân với hệ số là 1.0, 1.5, 2.0, và 3.0 nếu có tốc độ gió
tƣơng ứng là 0-4, 5-15, 16-25, và lớn hơn 25 km/giờ. Trong hội thảo "Sinh
khí hậu phục vụ quản lý bảo vệ rừng và giảm nhẹ thiên tai" tổ chức tại trƣờng
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, nhóm cán bộ của trƣờng đã giới thiệu phần
mềm dự báo lửa rừng. Mục đích của nó là tự động hố việc cập nhật thơng
tin, dự báo và tƣ vấn về giải pháp phòng chống cháy rừng. Phần mềm đã đƣợc
đánh giá nhƣ một sáng kiến trong dự báo lửa rừng Việt Nam. Tuy nhiên, đây
là phần mềm dự báo nguy cơ cháy rừng ở những trạm đơn lẻ, chƣa liên kết
với kỹ thuật GIS và viễn thám, do đó chƣa tự động hoá đƣợc việc dự báo
nguy cơ cháy rừng cho vùng lớn.
Hiện nay Cục Kiểm lâm cũng nhƣ các chi cục Kiểm lâm trên cả nƣớc
đã áp dụng một cách hiệu quả kỹ thuật của tin học, viễn thám và các phƣơng
tiện truyền thông hiện đại vào dự báo, phát hiện sớm và thông tin về cháy
rừng.[23]
Tuy nhiên đến nay các nghiên cứu về phƣơng pháp dự báo nguy cơ
cháy rừng ở Việt Nam còn rất mới mẻ, trong đó vẫn chƣa tính đến đặc điểm
của kiểu rừng, đặc điểm tiểu khí hậu và những yếu tố kinh tế xã hội có ảnh

10



hƣởng đến cháy rừng ở địa phƣơng. Gần đây GS. TS. Vƣơng văn Quỳnh đã
nghiên cứu đề tài cấp nhà nƣớc: “ Nghiên cứu các giải pháp phòng chống và
khắc phục hậu quả của cháy rừng cho vùng U Minh và Tây Nguyên”. Tuy
nhiên, đề tài chƣa tính đến yếu tố xã hội ảnh hƣởng đến nguy cơ cháy rừng.
Đề tài mới chỉ nghiên cứu cho vùng U Minh và Tây Nguyên.[22]
Gần đây việc sử dụng phƣơng pháp phân tích đa tiêu chuẩn hoặc đa
tiêu chí (Multive Criteria Analysis)[10] trong việc phân vùng trọng điểm cháy
hoặc phân cấp nguy cơ cháy rừng. Đây là phƣơng pháp phân tích đánh giá các
mơ hình ( đối tƣợng ) dựa vào hàng loạt các tiêu chuẩn mà những tiêu chuẩn
này đƣợc lƣợng hóa sẽ cho ra một độ đo nào đó để đánh giá một cách tồn
diện, khách quan các mơ hình nghiên cứu. Phƣơng pháp này rất thích hợp khi
mà các tiêu chuẩn đƣợc đo đạc và xác định theo những thang đo hoàn toàn
khác nhau. Chẳng hạn trong việc lựa chọn cây có khả năng phịng chống
cháy, tiêu chí hàm lƣợng nƣớc trong lá thì tính % trong khi đó thời gian bắt
lửa cháy của lá lại tính bằng giây (s).
Việc xây dƣng tiêu chuẩn, lƣợng hóa các tiêu chuẩn và chuẩn hóa các
tiêu chuẩn dễ dàng cho việc đánh giá, so sánh và lựa chọn đối tƣợng nghiên
cứu là những nội dung quan trọng của phƣơng pháp phân tích đa tiêu chuẩn.
cũng cần nói thêm rằng phƣơng pháp phân tích đa tiêu chuẩn cũng đã đƣợc
một số tác giả trong và ngoài nƣớc vận dụng trong nghiên cứu và lụa chọn các
mơ hình dựa trên nhiều tiêu chuẩn có liên quan đến nhân tố về kinh tế, sinh
thái và môi trƣờng nhƣng chƣa thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh. Cho đến
những năm gần đây phƣơng pháp này đã đƣợc tác giả nghiên cứu và đƣa ra
một khuôn mẫu, tuy chƣa thực hồn chỉnh, nhƣng có hệ thống hơn về lý luận.
Nhiều thầy cô giáo, học viên cao học và sinh viên các ngành Lâm học và
Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt nam đả vận
dụng phƣơng pháp này trong việc nghiên cứu và so sánh các mơ hình rừng
trồng, lựa chọn các lồi cây phòng chống cháy rừng, phân vùng trọng điểm

cháy rừng và phân cấp nguy cơ cháy rừng.[10]

11


Ở xã Xuân Chinh, huyện Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa, chƣa có tác
giả nào thực hiện nghiên cứu một cách hệ thống nguy cơ cháy rừng, các
nghiên cứu mới chỉ mang tính chất đơn lẻ chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên
khí hậu mà chƣa quan tâm đến yếu tố kinh tế xã hội. Diện tích rừng của huyện
Thƣờng Xuân rất lớn, tồn tại nhiều loại rừng có nguy cơ cháy cao, đặc biệt
Thƣờng Xuân là một huyện có diện tích lớn nhất tỉnh, địa giới hành chính xã
đƣợc chia làm 16 xã và 1 thị trấn trong đó Xn Chinh là xã có diện tích rừng
khá lớn chiếm tới 80% tổng diện tích tồn xã. Mặt khác xã này tập trung chủ
yếu bà con dân tộc Thái, cuộc sống nguời dân nơi đây cịn gặp nhiều khó
khăn, điều kiện tiếp cận với những nhận thức mới cũng nhƣ kỹ thuật mới còn
hạn chế, hiện tƣợng đốt nƣơng làm rẫy một cách bữa bãi vẫn tồn tại. Nguy cơ
cháy của rừng ln tiềm ẩn. Chính vì vậy, địi hỏi phải tiến hành phân loại
rừng theo nguy cơ cháy để cơng tác quản lý rừng nói chung và quản lý lửa
rừng nói riêng đƣợc thuận lợi và đạt đƣợc hiệu quả cao.

12


PHẦN II
MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu hƣớng tới quản lý lửa rừng một cách có hiệu quả,
hạn chế tối đa các vụ cháy rừng xảy ra hàng năm.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc các mục tiêu:
1, Đánh giá đƣợc đặc điểm của một số nhân tố tự nhiên - kinh tế - xã hội
chủ yếu có ảnh hƣởng đến nguy cơ cháy rừng tại xã Xuân Chinh, huyện
Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2, Xây dựng đƣợc bản đồ phân cấp nguy cơ cháy của các trạng thái
rừng.
3, đề xuất đƣợc một số giải pháp quản lý lửa rừng phù hợp với điều
kiện xã Xuân Chinh, huyện Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Cháy rừng là hiện tƣợng thƣờng xảy ra rất phức tạp, chịu ảnh hƣởng tổng
hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả nhân tố chủ quan và yếu tố khách quan. Tuy
nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu một số yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến nguy cơ cháy
của các trạng thái rừng nhƣ: Cấu trúc của các trạng thái rừng (chiều cao dƣới
cành, độ tàn che, chiều cao cây bụi ), khối lƣợng vật liệu cháy, khoảng cách từ
các trạng thái rừng đến khu dân cƣ, độ dốc, tính dễ cháy của trạng thái rừng, số
vụ cháy của các trạng thái rừng trong vòng 10 năm qua.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu :
1. Nghiên cứu phân bố của các trạng thái rừng và tình hình cháy rừng
tại xã Xuân Chinh.

13


2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến nguy cơ cháy rừng tại khu vực
xã Xuân Chinh.
3. Nghiên cứu phân cấp nguy cơ cháy của các trạng thái rừng tại khu
vực xã Xuân Chinh
4. Đề xuất một số giải pháp phòng cháy, chữa cháy cho xã Xuân Chinh,

huyện Thƣờng Xuân, Thanh Hóa.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
“Cháy rừng là sự xuất hiện và lan tràn của những đám cháy trong rừng
mà khơng nằm trong sự kiểm sốt của con ngƣời, gây nên những tổn thất
nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi trƣờng”. Cháy rừng chỉ xuất hiện khi
có mặt đồng thời cả ba yếu tố: Nguồn lửa, oxy và vật liệu cháy. [3]
- Nguồn lửa phát sinh có thể do con ngƣời hoặc những hiện tƣợng trong
tự nhiên. Ở Việt Nam, hầu hết các vụ cháy là do con ngƣời gây ra bởi các
hoạt động kinh tế xã hội. Do vậy, hoạt động kinh tế xã hội là một yếu tố quan
trọng ảnh hƣởng đến cháy rừng. Những hoạt động này luôn diễn ra phong
phú, đa dạng và sự tác động đến cháy rừng của những hoạt động đó cũng
khơng đơn giản. Vì vậy, đề tài chỉ xét đến yếu tố khoảng cách từ khu dân cƣ
đến trạng thái rừng làm đại diện để nghiên cứu sự ảnh hƣởng của hoạt động
kinh tế, xã hội đến nguy cơ cháy rừng cho khu vực nghiên cứu.
- Oxy là yếu tố khơng thể thiếu để duy trì đám cháy. Tuy nhiên, yếu tố
này luôn tồn tại trong tự nhiên ở mức trên dƣới 21%. Sự tác động vào nhân tố
này là không thể, nên đề tài không đề cập đến yếu tố này.
- VLC là sản phẩm hữu cơ do rừng tạo ra. Đây là yếu tố quyết định cả sự
phát sinh và phát triển của đám cháy. Những tính chất của VLC về: khối
lƣợng, độ ẩm, thành phần…chủ yếu do đặc điểm trạng thái rừng quyết định.
Các trạng thái rừng khác nhau thì nguy cơ cháy rừng cũng có thể khác nhau.
Do đó, đề tài sử dụng một số chỉ tiêu cấu trúc rừng nhƣ: Chiều cao dƣới cành
của cây rừng, độ che phủ, chiều cao của lớp cây bụi và khả năng dễ cháy của
14


loài cây để nghiên cứu phân loại các trạng thái rừng theo khả năng cháy cho
khu vực nghiên cứu.
Nhƣ vậy, Để có thể đánh giá khả năng cháy của các trạng thái rừng, cần

tính đến ảnh hƣởng tổng hợp của nhiều yếu tố cả yếu tố tự nhiên và xã hội.
2.4.2. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu.
Đề tài sử dụng phƣơng pháp tham khảo, kế thừa tài liệu có sẵn của
UBND huyện Thƣờng Xuân, hạt Kiểm Lâm huyện Thƣờng Xuân, UBND xã
Xuân Chinh nơi tiến hành nghiên cứu. kết qủa điều tra đƣợc ghi trong mẫu
biểu sau:
Mẫu biểu 2.1 : Điều tra số vụ cháy rừng của khu vực nghiên cứu


Thơn

Số vụ cháy

Thời gian

Diện tích

Trạng

cháy

cháy

thái cháy

2.4.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp.
2.4.3.1. Phương pháp phỏng vấn
Thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội: tiến hành điều tra 4 thôn trong
xã, cụ thể là: Làng Hành, Làng Chính, Lang Giang, Làng Cụt Ặc, đây là 4
thơn có diện tích rừng lớn nhất, có số nhân khẩu lớn. Đối tƣợng phỏng vấn

chủ yếu là bà con nông dân thƣờng xuyên ra vào rừng, chọn ngẫu nhiên 20
ngƣời trong thôn để phỏng vấn. Các vấn đề phỏng vấn gồm: phong tục tập
quán sử dụng lửa, nhận thức và ý thức của ngƣời dân đối với cơng tác phịng
cháy, khoảng cách từ khu dân cƣ đến khu điều tra và nguyên nhân gây cháy.

15


Mẫu biểu 2.2 : Phiếu phỏng vấn
Stt

Câu hỏi

Câu trả lời

Ghi chú

1
2

2.4.3.2 Phương pháp điều tra chuyên ngành
Qua khảo sát xác định các trạng thái rừng chủ yếu cho khu vực nghiên
cứu. Lập 14 ơ tiêu chuẩn (ƠTC) với diện tích mỗi ơ là 500m², tiến hành điều
tra tình sinh trƣởng, tầng cây cao, cây tái sinh, tầng thảm tƣơi, cây bụi và các
yếu tố dẫn đến cháy rừng ở 9 trạng thái rừng khác nhau có mặt tại khu vực
nghiên cứu.
- Điều tra đặc điểm cấu trúc các trạng thái rừng chủ yếu
Tiến hành điều tra ở các ÔTC. Với mỗi trạng thái rừng, lập 02 ơ tiêu
chuẩn có diện tích 500m2 để tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm chủ yếu
của tầng cao, lớp cây tái sinh, cây bụi, thảm tƣơi và lớp cành khô lá rụng.

+ Đối với tầng cây cao, nghiên cứu một số chỉ tiêu cơ bản: Tên lồi
cây; Đƣờng kính ở vị trí 1,3m (D1.3), xác định bằng thƣớc dây có độ chính
xác đến mm; Chiều cao vút ngọn (HVN) và chiều cao dƣới cành (HDC), xác
định bằng thƣớc Blume-leiss; Đƣờng kính tán (DT) xác định bằng thƣớc dây
hoặc dùng sào có độ chính xác đến 0,1m; Mật độ (cây/ha); Tình hình sinh
trƣởng đƣợc đánh giá với các mức tốt, trung bình và xấu.
Mẫu biểu 2.3: Mẫu biểu điều tra tầng cây cao
Stt OTC: ……………….....Trạng Thái rừng:…………………………………
Tọa Độ :……………………...Vĩ Độ:………………………………………….
Độ dốc :…………………...….Độ cao :………………………………………..
Ngày điều tra:………...……..Ngƣời điều tra:………………………………….
Địa điểm :…………………...………………………………………………….
Ghi chú
STT Loài cây
HVN
HDC
DT
D1.3
1
2
….
16


+ Điều tra độ tàn che, độ che phủ đƣợc xác định theo phƣơng pháp cho
điểm trên 100 điểm ngẫu nhiên điểm phân bố cách đều trong OTC. Nếu
điểm điều tra nằm ngồi tán thì giá trị độ tàn che đƣợc ghi là 0, nếu nằm
trong tán cây đƣợc ghi là 1, cịn nằm ở mép tán thì ghi 0,5. Độ tàn che chung
tồn ơ nghiên cứu là tổng của số điểm điều tra trên tồn ơ tiêu chuẩn đó.
Mẫu biểu 2.4 : Mẫu biểu điều tra độ tàn che, che phủ, bề dày thảm khô

Độ tàn che

Stt

Độ che phủ

Bề dày thảm khơ

1
2
….
+ Điều tra các lồi cây tái sinh, cây bụi và thảm tƣơi
Tiến hành điều tra trên 5 ô dạng bản đƣợc phân bổ ở giữa và bốn góc
ơ nghiên cứu, diện tích mỗi ơ là 4m2. Phƣơng pháp điều tra nhƣ sau:
+ Với cây bụi, thảm tƣơi: Xác định tên các lồi cây; Chiều cao trung
bình từng lồi đƣợc xác định bằng sào có độ chính xác đến 0.1m; Độ che phủ
chung của cây bụi trên ô dạng bản đƣợc xác định theo phƣơng pháp mục trắc.
Mẫu biểu 2.5 : Mẫu biểu điều tra cây bụi thảm tƣơi và cây tái sinh
STT ODB

Loài cây

Chiều cao

Độ tàn che

Sinh trƣởng

1
2

….
+ Điều tra đặc điểm vật liệu cháy
+ VLC khô: Đây là các sản phẩm rơi rụng khô của cây rừng có kích
thƣớc từ 1cm trở lên.
+ VLC cháy tƣơi: Đây là những cây bụi, cỏ tƣơi nhƣng dễ cháy.
+ Xác định khối lƣợng vật liệu cháy: đƣợc điều tra bằng cách cân toàn
bộ vật liệu cháy thu đƣợc từ 9 ơ dạng bản có diện tích 1m2 phân bố ngẫu
nhiên, cách đều trong ÔTC.
17


×