Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu điều kiện lập địa của cây bách xanh (calocedrus macrolepis kurz,1873) tại vườn quốc gia ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 67 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian đƣợc sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy, cơ trong
khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng trƣờng Đại học Lâm Nghiệp cùng
toàn thể cán bộ, kiểm lâm vƣờn quốc gia Ba Vì, em đã hồn thành khóa luận với
đề tài: “Nghiên cứu điều kiện lập địa của cây Bách Xanh (Calocedrus
macrolepis Kurz, 1873) tại vƣờn quốc gia Ba Vì”.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài ngun
rừng và Mơi trƣờng nói riêng và tồn thể các thầy, cơ trong trƣờng Đại học Lâm
nghiệp nói chung đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, những bài học
thực tiễn quan trọng trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo Ths. Kiều Thị Dƣơng,
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em, ngƣời đã dành nhiều thời gian công sức để
giúp đỡ em trong q trình làm khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Bùi Văn Năng và cô giáo Ths.
Nguyễn Thị Ngọc Bích đã hƣớng dẫn em trong q trình thực hiện phân tích
mẫu tại TTTH khoa QLTNR & MT để hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ kiểm lâm vƣờn
quốc gia Ba Vì đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em hoàn thành đề tài thực tập.
Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập có hạn nên khơng thể
tránh những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, phê bình
của q thầy, cơ giáo cùng tồn thể bạn đọc. Đó sẽ là hành trang giúp em hồn
thiện kiến thức của mình hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Phùng Thị Ánh

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 3
1.1. Khái niệm lập địa ........................................................................................... 3
1.2. Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng điều kiện lập địa trên thế giới và Việt Nam 4
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................ 4
1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 6
1.3. Lƣợc sử nghiên cứu về điều kiện lập địa của cây rừng nói chung................. 7
1.4. Lƣợc sử về cây Bách Xanh ............................................................................ 8
CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - PHẠM VI - NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 11
2.1. Mục tiêu........................................................................................................ 11
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.................................................................... 11
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 12
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 12
CHƢƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 20
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 20
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 20
3.1.2. Địa hình, địa thế ........................................................................................ 20
3.1.3. Địa chất, đất đai ......................................................................................... 21
3.1.4. Khí hậu thủy văn ....................................................................................... 23
3.1.5. Tài nguyên rừng ........................................................................................ 24
3.2. Đặc điểm cơ bản về kinh tế xã hội ............................................................... 27
3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động ...................................................................... 27
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế chung ............................................................ 27

ii


3.2.3. Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng tại các xã vùng Đệm ............................... 29
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 31
4.1. Đặc điểm khái quát về cây Bách Xanh tại khu vực nghiên cứu .................. 31
4.2. Điều kiện lập địa của cây Bách Xanh tại khu vực nghiên cứu .................... 33
4.2.1. Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu .................................................... 33
4.2.2. Đặc điểm khí hậu khu vực nghiên cứu...................................................... 35
4.2.3. Đặc điểm thổ nhƣỡng khu vực nghiên cứu ............................................... 39
4.2.4. Đặc điểm cấu trúc thực vật tại khu vực nghiên cứu.................................. 42
4.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển nhân rộng cây Bách Xanh tại
VQG Ba Vì .......................................................................................................... 52
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN - TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ .............................. 55
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 55
5.2. Tồn tại........................................................................................................... 56
5.3. Khuyến nghị ................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ đầy đủ

Từ viết tắt
BVNN

Bảo vệ nghiêm ngặt


D1.3

Đƣờng kính 1.3

Độ CP

Độ che phủ

Độ TC

Độ tàn che

Dt

Đƣờng kính tán

HC& DVTH

Hành chính và dịch vụ tổng hợp

Hdc

Chiều cao dƣới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn

ODB


Ô dạng bản

OTC

Ô tiêu chuẩn

PHST

Phục hồi sinh thái

QLTNR& MT

Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng

TPCG

Thành phần cơ giới

TS

Tái sinh

TTTN

Trung tâm thí nghiệm

VQG

Vƣờn quốc gia


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2: Bảng đánh giá độ xốp của đất ................................................. 19
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất VQG Ba Vì - Phân theo phân khu chức
năng .................................................................................................... 24
Bảng 3.2: Trữ lƣợng các loại rừng vƣờn quốc gia Ba Vì ...................... 26
Bảng 4.1: Đặc điểm điều kiện địa hình tại khu vực nghiên cứu ............ 34
Bảng 4.2: Đặc điểm điều kiện khí hậu của vƣờn quốc gia Ba Vì ........... 35
Bảng 4.3: Bảng kết quả điều tra đặc điểm thổ nhƣỡng .......................... 40
Bảng 4.4: Bảng kết quả điều tra tầng cây cao ....................................... 43
Bảng 4.5: Kết quả điều tra đặc điểm cấu trúc tầng cây bụi, thảm tƣơi tại
OTC ................................................................................................... 48
Bảng 4.6: Kết quả nghiên cứu cây tái sinh của khu vực ........................ 51

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Lá Bách Xanh ...................................................................................... 10
Hình 1.2: Thân, vỏ Bách xanh ............................................................................ 10
Hình 1.3: Cành với nón hạt ................................................................................. 10
Hình 1.4: Cành với nón đực ................................................................................ 10
Hình 2.1: Vị trí các OTC của đề tài .................................................................... 11
Hình 2.2: Dụng cụ đo độ chặt Daiki Push cone. ................................................. 14
Hình 2.3: Máy đo pH và độ ẩm đất Kelway Soil pH & Moisture tester............. 14
Hình 4.1: Sơ đồ phân bố Bách Xanh tại khu vực nghiên cứu............................. 32
Hình 4.2: Hình ảnh một số cây Bách Xanh và đặc điểm hình thái của Bách Xanh

tại khu vực nghiên cứu ........................................................................................ 33
Hình 4.3: Biểu đồ giá trị D1.3 trung bình của tầng cây cao tại các OTC ........... 44
Hình 4.4: Biểu đồ giá trị Dt trung bình của tầng cây cao tại các OTC ............... 44
Hình 4.5: Biểu đồ giá trị Hvn trung bình của tầng cây cao tại các OTC ............ 45
Hình 4.6: Biểu đồ giá trị Hdc trung bình của tầng cây cao tại các OTC ............ 46
Hình 4.7: Biểu đồ độ tàn che trung bình của tầng cây cao tại các OTC ............. 47
Hình 4.8: Tầng cây bụi thảm tƣơi tại khu vực nghiên cứu ................................. 49
Hình 4.9: Biểu đồ giá trị độ che phủ trung bình của tầng cây bụi thảm tƣơi tại
các OTC ............................................................................................................... 49
Hình 4.10: Biểu đồ giá trị chiều cao Hvn trung bình của tầng cây bụi thảm tƣơi
tại các OTC.......................................................................................................... 50

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, rừng không những là cơ
sở phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng mà nó còn giữ chức năng sinh
thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào điều hịa khí hậu, đảm bảo chu
chuyển oxy và các nguyên tố khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định, chống xói
mịn của đất, đảm bảo sự phì nhiêu, màu mỡ của đất, làm đẹp cảnh quan mơi
trƣờng. Tóm lại rừng có vai trị hết sức quan trọng đối với các sinh vật và hoạt
động sống của con ngƣời và cung cấp cho con ngƣời nhiều giá trị. Nhƣng ngày
nay, việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng chƣa hợp lý đang làm cho diện
tích rừng ngày một thu hẹp, làm ảnh hƣởng đến hệ sinh thái. Vì vậy việc nghiên
cứu trồng và phục hồi rừng là việc làm cần thiết phải thực hiện nhằm cải thiện
chất lƣợng môi trƣờng và bảo tồn các giá trị của tài nguyên thiên nhiên.
Vƣờn quốc gia Ba Vì nằm sƣờn Tây của thành phố Hà Nội, là nơi hội
tụ hệ du lịch sinh thái có nhiều cảnh quan và di tích lịch sử. Phía Đơng giáp
thủ đơ Hà Nội, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Hịa Bình, phía Bắc giáp tỉnh

Phú Thọ có địa hình và khí hậu đặc trƣng tạo nên sự đa đạng về hệ động
thực vật. Vƣờn quốc gia Ba Vì có 1201 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc
649 chi và 160 họ (Nguồn: VQG Ba Vì, 2008[12]), vƣờn quốc gia Ba Vì đã
tạo điều kiện sống thuận lợi cho nhiều lồi thực vật, trong đó có nhiều lồi
q hiếm nhƣ: Bách Xanh, Thông Tre, Sến Mật, Giổi Lá Bạc, Phỉ Ba Mũi…
Nổi bật là quần thể Bách Xanh sinh sống ở độ cao từ 900m đến đỉnh núi. Từ
độ cao 900m trở lên ta đã thấy lác đác có những cá thể loài cây Bách Xanh
xuất hiện, càng lên cao tần xuất xuật hiện ngày càng tăng, và cuối cùng
Bách Xanh trở thành một trong những loài ƣu thế của ƣu hợp Bách Xanh +
Dẻ + Re + Giổi + Mỡ. Kiểu rừng này đều phân bố ở phần đỉnh sƣờn phía tây
của 3 đỉnh Ngọc Hoa, Tản Viên và Tiểu Đồng, Bách Xanh là cây thân gỗ có
giá trị cao về mặt kinh tế, sinh thái và giá trị bảo tồn. Khơng những thế lồi
Bách Xanh cịn là nguồn thảo dƣợc vô cùng quý giá, hiện đang bị săn lùng
giáo giết. Do vậy việc bảo vệ và phục hồi loài Bách Xanh là việc làm cần
thiết.
1


Từ những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu điều kiện lập địa của cây
Bách Xanh (Calocedrus macrolepis Kurz, 1873) tại Vƣờn quốc gia Ba Vì”
đƣợc thực hiện. Kết quả của đề tài là cơ sở cho các giải pháp đề xuất nhằm bảo
tồn và phát triển nhân rộng mô hình trồng Bách Xanh tại khu vực nghiên cứu.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm lập địa
Lập địa là khái niệm thƣờng dùng trong lâm học. Lập địa rừng là cơ sở kỹ

thuật ứng dụng rất quan trọng của trồng rừng và chăm sóc rừng. Nó đã đƣợc
nghiên cứu và biết đến từ những thập niên 70 của thế kỷ XX
Theo hội những ngƣời công tác lâm nghiệp Mỹ (1971): Lập địa là các loại
hình thực bì và chất lƣợng của chúng ở trên đất rừng và môi trƣờng đất rừng. Tài
liệu “ điều tra lập địa rừng” Đức 1981 cho rằng: Lập địa rừng là tổng thể các
điều kiện hoàn cảnh của thực vật mà chúng là những nhân tố tác dụng đến sinh
trƣởng của thực vật.
Nhà lâm học Đức - Emt Rohring (1982) trong cuốn “ Trồng và chăm sóc
rừng” có nêu rằng: Lập địa là tổng hợp các nhân tố môi trƣờng vật lý và hóa học
mà có tác dụng quan trọng đối với sinh trƣởng, phát triển của cây rừng . Những
nhân tố đó đối với các thế hệ rừng phải đảm bảo ổn định hoặc có sự biến đổi
theo quy luật tuần hoàn.
Nhà lâm học Mỹ D.M Smith (1996) trong quyển “Trồng rừng và thực
dụng” có nêu rằng: Lập địa là tổng thể môi trƣờng của một địa phƣơng, môi
trƣờng là một khoảng khơng gian có cây rừng và sinh vật đang sống tồn tại và
tác dụng qua lại lẫn nhau. (Shen Goufang. Trần Văn Mão dịch. 2001)[11]
Ở Liên Xô (cũ), lập địa đƣợc gọi là điều kiện nơi sinh trƣởng, nghĩa là tác
động tổng hợp của các yếu tố ngoại cảnh hình thành nên các kiểu rừng nhất định
và ảnh hƣởng trực tiếp tới sinh trƣởng của thực vật rừng.
Có rất nhiều định nghĩa về lập địa nhƣng có thể hiểu bản chất của khái
niệm là “Lập địa là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố của
ngoại cảnh ảnh hƣởng tới sinh trƣởng của sinh vật mà chủ yếu là thực vật”. Lập
địa theo nghĩa hẹp bao gồm 3 thành phần: Khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng và lập
địa theo nghĩa rộng bao gồm 4 thành phần: Khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng, thế
giới động thực vật. Kết quả nghiên cứu của tổ chức Nông- Lƣơng Quốc tế
(FAO, 1994)[2] ở các nƣớc vùng nhiệt đới đã chỉ ra rằng: Khả năng sinh trƣởng
3


của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng cây nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất

rõ vào 4 nhân tố nêu trên.
1.2. Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng điều kiện lập địa trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Trên thế giới
Nghiên cứu điều kiện lập địa trên thế giới chủ yếu tập trung ở phân loại
lập địa và đánh giá lập địa, trong đó có Phần Lan, Đức, Liên Xơ (cũ), Mỹ và
Canada có lịch sử nghiên cứu lập địa đi đầu.
Ở Phần Lan Blomquist (1872) đã chia đất nƣớc ra làm 3 đới sinh trƣởng,
mỗi đới lại chia ra làm 3 cấp đất, căn cứ chủ yếu của phân loại là đất, hƣớng
dốc, và thực bì. Ramann (1983) trong cuốn “ Đất học và lập địa rừng” đã nêu
lên nhận thức về đất rừng ứng dụng trong một số thực tiễn lâm nghiệp. Năm
1926 A.C. Cajander đã tiến hành nghiên cứu phân loại lập địa, ông rất coi trọng
nhân tố môi trƣờng và mối quan hệ thực vật và môi trƣờng, ông cho rằng kiểu
lập địa rừng nên lấy đặc trƣng những loài ƣu thế, loài đặc hữu, lồi đặc trƣng
làm cơ sở, ơng lại cho rằng trong một khu vực nhất định có thể thơng qua thực
bì nhất định, đặc biệt là kiểu lập địa đƣợc phản ánh bởi tổ thành cây tầng dƣới
để xác định kiểu lập địa rừng. Những nghiên cứu về phân loại lập địa và kiểu lập
địa đã làm cơ sở khoa học cho loại hình lập địa rừng. Năm 1926, C.A. Kranss
cũng đƣa nhiều nhân tố trong phân loại lập địa, về sau mở rộng thành 1 loại lấy
đặc điểm về khí hậu, địa lý, đất, thực bì làm cơ sở phân loại. Nhiều quan điểm
cho rằng: “Tổng thể lâm phần chính là sự nối nhiều lâm phần có cùng điều kiện
lập địa hoặc điều kiện đất đai”. (Shen Goufang. Trần Văn Mão dịch. 2001) [11]
Nƣớc Đức là một trong những nƣớc đề xuất và nghiên cứu lập địa đầu tiên trên
thế giới, vào đầu thế kỷ 19 đã thực hiện phƣơng pháp kiểu phân lập địa và đại diện cho
cách làm này là Krutch (1804, 1949), Pleil (1821, 1829), và Valter (1887, 1925). Sang
thế kỷ 20, phƣơng pháp phân vùng lập địa ra đời. Phƣơng pháp này nghiên cứu mối
quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau, giữa cac thành phần tự nhiên với cây
trồng trong một không gian nhất định và đƣợc cụ thể hóa trên bản đồ. Đại diện cho cách
làm này có Krauss (1935, 1954), Kopp (1965, 1969) và W.Schwanecker (1965, 1974).
Sau đó 2 phƣơng pháp trên thống nhất lại làm một để phục vụ sản xuất lâm nghiệp. Kết

4


quả 4 cấp phân vị (đơn vị phân chia) đƣợc đề xuất và áp dụng. Đó là: Vùng sinh trƣởngkhu sinh trƣởng- phạm vi bức khảm- dạng lập địa. (Nguyễn Văn Khánh. 1996)[5]
Ở Ucraina , Pogrebnhiac (1951) đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng
rừng và xác định các kiểu rừng dựa trên ba yếu tố chính là khí hậu, độ phì và độ
ẩm của đất. Do khí hậu thƣờng phân bố rộng và dễ nhận biết nên Pogrebnhiac
chú trọng vào độ phì và độ ẩm của đất. Trong khi đó Blaglovidop và Buadop
(1958), Tretop (1981) thì nền lập địa ở vùng Sankt-Peterburg lại đƣợc phân chia
dựa vào các yếu tố: Đá mẹ hình thành đất, địa hình và chế độ thốt nƣớc. Tretop
trong q trình nghiên cứu còn bổ sung thêm tiêu chuẩn phân chia lập địa là kiểu
mùn vì ơng cho rằng kiểu mùn phản ánh quá trình hình thành và phát triển độ
phì đất rừng.( Trần Quốc Hồn. 2014)[4]
Ở Liên Xơ, Blaglovidop và Buadop (1959), Tretop (1981) khi phân chia
điều kiện lập địa có đặc điểm thoát nƣớc kém ở (Sankt Peterburg) đã xác định hệ
thống phân loại lập địa theo 3 cấp, gồm: (1) Nhóm lập địa dựa vào đặc điểm
thốt nƣớc để phân chia. (2) Nhóm phụ lập địa dựa vào điều kiện thốt nƣớc và
đá mẹ hình thành đất để phân chia. (3) Kiểu lập địa dựa vào cả đá mẹ hình thành
đất, địa hình và chế độ thốt nƣớc để phân chia. Pogrebnhiac (1968), cho rằng
kiểu lập địa bao gồm mọi khu đất có điều kiện đất đai giống nhau, dựa vào độ
phì và độ ẩm của đất đã phân lập đƣợc 24 kiểu lập địa. Tùy điều kiện cụ thể, một
kiểu lập địa cịn có thể chia thành các kiểu phụ dựa vào sự khác nhau về độ pH
hay thành các biến chủng nếu khác nhau về đá lẫn, thành phần cơ giới.
Ở Bắc Mỹ nhƣ Canada và Mỹ dùng phƣơng pháp phân loại nhiều nhân tố
nhƣ Hill (1953), Jurdan (1975), Barnes (1982) và đã áp dụng sinh thái học trong
phân loại lập địa rừng.Chất lƣợng lập địa rừng là khả năng sinh trƣởng cây trên
đất rừng, nhận thức đƣợc điều này nhà khoa học mỹ đã xây dựng phƣơng pháp
tiêu chuẩn phân loại lập địa, hệ thống lập địa rừng đƣợc sử dụng rộng rãi ở Đức,
Phần Lan.
Gần đây hệ thống thông tin địa lý, viễn thám ngày càng phát triển mạnh, nhiều

ngƣời dùng phƣơng pháp toán học và phân tích thống kê đa ngun khơng chỉ tổng

5


hợp đƣợc nhiều nhân tố mà có thể phân loại lập địa rừng từ định tính đến định lƣợng,
các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đều tiến hành thăm dò rất nhiều.
Những năm 50 của thế kỷ 20 Trung Quốc cũng có những bƣớc phát triển
nghiên cứu phân loại lập địa về phân loại lập địa rừng. Những năm 1970 đến
nay, nhờ hấp thu đƣợc kinh nghiệm có ích của Đức, Mỹ, Canada, Nhật Bản đã
tiến hành đƣa ra phƣơng án loại hình lập địa cho tổ hợp tác nghiên cứu họ Sa
mộc trên 14 tỉnh miền nam Nhật Bản CUWUS.
1.2.2. Ở Việt Nam
Lập địa du nhập vào Việt Nam từ những năm cuối của thập niên 60.
Nhƣng ngƣời có cơng giới thiệu, hƣớng dẫn, xây dựng phƣơng pháp hoặc quy
trình phải kể đến Lehnmann, Thomasus, Loschau và Schwanecker…
Schwanecker đã cùng cán bộ Việt Nam xây dựng đƣợc 2 cơng trình có ý nghĩa
đó là: “Quy trình về điều tra lập địa lâm nghiệp cấp I” (1971) và “Phân vùng
sinh trƣởng nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa” ( 1974).
Từ những năm 1970, trong chƣơng trình hợp tác lâm nghiệp với C.H.D.C
Đức, các chuyên gia lâm nghiệp Đức đã đƣa công tác điều tra lập địa phục vụ
cho quy hoạch trồng rừng thông nhựa ở tỉnh Quảng Ninh. Năm 1971, ngành
Lâm nghiệp Việt Nam đã ban hành quy trình về điều tra lập địa cấp I. Tuy
nhiên, việc vận dụng quy trình trên cịn hạn chế, chủ yếu chỉ mô tả các điều kiện
lập địa khi thiết kế trồng rừng.
Gần đây, Tretop (1978,1985) và Đỗ Đình Sâm (1990) có đƣa ra những
bảng phân loại mới để áp dụng cho Việt Nam, mỗi tác giả lại có những cải biến
đáng kể so với bảng ban đầu của trƣờng phái Liên Xơ (cũ) trong đó Đỗ Đình
Sâm (1990) có đề nghị xác định mức độ thốt nƣớc và mức độ khơ hạn mùa khô
là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để phân chia lập địa rừng, nhƣng chƣa

đƣợc hội thảo hoặc giới thiệu rộng rãi. (Nguyễn Văn Khánh. 1996)[5]
Năm 1996, theo yêu cầu của dự án trồng rừng Việt – Đức KFW1 thực
hiện tại Lạng Sơn và Bắc Giang, viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã tiến
hành điều tra khảo sát vùng dự án và đề xuất một phƣơng pháp ứng dụng điều
tra lập địa phục vụ cho trồng rừng. Phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng và đánh
6


giá có hiệu quả tại các dự án trồng rừng quốc tế tại Việt Nam nhƣ: Dự án trồng
rừng KFW2 (Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị), dự án khu vực lâm nghiệp
ADB (Phú Yên – Gia Lai – Quảng Trị – Thanh Hoá), dự án lâm nghiệp xã hội
sông Đà (Sơn La – Lai Châu), dự án trồng rừng KFW3 (Lạng Sơn – Bắc Giang
– Quảng Ninh). Cho đến nay, Ban quản lý dự án KFW đã hoàn thiện, trình Bộ
Nơng Nghiệp & Phát triển nơng thơn phê duyệt thành quy trình điều tra lập địa
cho trồng rừng và khoanh ni tái sinh rừng.(Ngơ Đình Quế)[10]
1.3. Lƣợc sử nghiên cứu về điều kiện lập địa của cây rừng nói chung
Trồng rừng là mơn khoa học quan trọng trong công tác xây dựng rừng,
nên các nhà khoa học ở các nƣớc trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu từ rất
sớm, có thể điểm qua 1 số cơng trình nghiên cứu cây rừng điển hình sau đây:
Khi nghiên cứu đặc điểm đất ở Châu Phi, Laurie, Lulian Evans (1974) cho
rằng đất đai ở vùng nhiệt đới rất khác nhau về độ dày tầng đất, cấu trúc vật lý
đất, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng, phản ứng của đất (độ pH) và nồng độ muối.
Vì thế khả năng sinh trƣởng của rừng trồng trên các loại đất ấy cũng khác nhau.
Khi đánh giá khả năng sinh trƣởng của lồi Thơng P. patula ở Swaziland,
Evans, J (1974) đã chứng minh khả năng sinh trƣởng về chiều cao của lồi cây
này có quan hệ khá chặt với các yếu tố địa hình và đất đai.
Khảo sát rừng trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau, Pandey (1983) đã
chỉ cho thấy Bạch đàn E. camaldulensis trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ
kinh doanh từ 10- 20 năm thƣờng chỉ đạt từ 5-10m3/ha/năm, nhƣng ở vùng nhiệt
đới ẩm thì có thể đạt tới 30m3/ha/năm. Rõ ràng điều kiện lập địa khác nhau thì

năng suất rừng trồng cũng khác nhau rõ rệt.
Khi nghiên cứu về sản lƣợng rừng trồng Bạch đàn ở Brazil, Golcalves
J.LM và cộng sự (2004) cho rằng năng suất rừng trồng là sự “kết hơn” thích hợp
giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngồi ra, tác giả cịn chỉ
thấy giới hạn của sản lƣợng rừng có liên quan đến các yếu tố mơi trƣờng theo
thứ tự mức độ quan trọng sau đây: Nƣớc > dinh dƣỡng > độ sâu tầng đất.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã đƣợc chú ý và đã đƣợc đề cập
đến ở các mức độ khác nhau, nổi bật nhất là cơng trình của Đỗ Đình Sâm và
7


cộng sự (1994), khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam
Bộ, các tác giả căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp của cây trồng.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng vùng Đơng Nam Bộ có tiềm năng kinh doanh
sản xuất lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất thích hợp để phát triển loài cây lâm
nghiệp chiếm từ 70- 80%. Đặc biệt, thích hợp để phát triển các lồi cây cung cấp
gỗ cơng nghiệp nhƣ một số lồi Bạch đàn (Eucalyptus) và Keo (Acaia). Ngồi ra
vùng Đơng Nam Bộ cịn thích hợp để trồng rừng gỗ lớn nhƣ Tếch (Tectona
grandis), Sao (Hopea odorata) và Dầu nƣớc (D.alatus). Khi nghiên cứu tiêu
chuẩn phân vùng lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở
Việt Nam, Ngơ Đình Quế và cộng sự (2001) cũng đã nhận định có 4 yếu tố chủ
yếu ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng của rừng trồng công nghiệp bao gồm:
1) Đá mẹ và các loại đất; 2) Độ dày tầng đất và tỷ lệ đá lẫn; 3) Độ dốc; 4) Thảm
thực vật chỉ thị. Khi nghiên cứu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã để phục vụ
trồng rừng, Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2003) cũng đã xây dựng đƣợc bộ tiêu chí
và 24 chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên và 5 tiêu chí về điều kiên kinh tế xã hội.
Nghiên cứu trồng rừng Keo lai trên các loại đất khác nhau ở vùng Đông
Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004) cũng đã chỉ ra rằng mặc dù cũng đã
áp dụng các biện pháp thâm canh nhƣ nhau, nhƣng trên đất nâu đỏ Keo lai sinh

trƣởng tốt hơn trên đất xám phù sa cổ. Khi đánh giá năng suất rừng trồng Bạch
đàn (E.urophylla) trên 3 loại đất khác nhau ở khu vực Tây Nguyên, Nguyễn Huy
Sơn và cộng sự (2004) cũng có nhận xét tƣơng tự, trên đất xám granis ở An Khê
và K’Bang rừng trồng E. urophylla sau 4-5 năm tuổi có thể đạt từ 2024m3/ha/năm, nhƣng trên đất nâu đỏ phát triển trên đá macma axit ở Mang Yang
sau 6 năm tuổi chỉ đạt 12m3/ha/năm, trên đất đỏ bazal thối hóa ở Pleiku sau 4
năm tuổi chỉ đạt 11m3/ha/năm.[18]
1.4. Lƣợc sử về cây Bách Xanh
Cây Bách Xanh (Calocedrus macrolepis Kurz, 1873) thuộc họ: Hoàng
đàn (Cupressaceae), Bộ: Hoàng đàn (Cupressales) là cây thân gỗ to, thƣờng
xanh, có thể cao đến 35m, đƣờng kính, thân 0,6 - 0,8m, thân thẳng, nhƣng khi
8


cao trên 10m thƣờng bị vặn. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Cây Bách Xanh phân
cành sớm, cành to mọc gần ngang, cành con mang các nhánh nhỏ nằm trong
cùng một mặt phẳng. Tán cây hình tháp rộng (Lê Mộng Chân, 2000)[1].
Lá cây Bách Xanh hình vảy, xếp áp sát trên cành thành từng đốt mỗi đốt
có 2 lá lƣng bụng to hơn và 2 lá bên nhỏ hơn. Lá to dài 5mm, lá nhỏ dài 2mm
gần giống lá Pơ mu (Fokienia hodginsii) về hình dạng và màu sắc, mặt trên màu
lục thẫm, mặt dƣới bạc hơn. Nón đơn tính cùng gốc; nón cái hình bầu dục, dài
12 - 18mm, rộng 6mm, hóa gỗ và nứt thành 2 mảnh bên với một mảnh giữa
mang 2 hạt to, mỗi hạt có 2 cánh khơng bằng nhau (Lê Mộng Chân, 2000)[1].
Về hình thái, Bách Xanh giống Pơ mu, nhƣng khác ở chỗ Pơ mu cao to
hơn và nón cái hình cầu mang nhiều hạt với vảy hình khiên có mũi nhọn ở giữa.
Gỗ cây Bách Xanh có thớ thẳng, khá mịn, khi khơ ít nứt nẻ và khơng bị
biến dạng, khơng bị mối mọt và mục, dễ gia công. Dùng để xây dựng nhà cửa,
đóng đồ gỗ cao cấp, tiện đồ mỹ nghệ và làm đồ dùng văn phịng. Do gỗ có mùi
thơm dịu nên cịn đƣợc dùng làm bột hƣơng. Ngồi ra cây có dáng đẹp, có thể
trồng làm cảnh.
Hiện nay, trên thế giới Bách Xanh phân bố ở một số quốc gia nhƣ: Ấn Độ,

Trung Quốc, Mianma, Thái Lan. Ở Việt Nam, Bách Xanh đƣợc phân bố ở các
khu vực: Lào Cai, Sơn La (Yên Châu: Mƣờng Lựm, Vân Hồ), Hà Giang, Hồ
Bình (Mai Châu: Hang Kia, Pà Cị; Đà Bắc), Hà Nội (Ba Vì), Đắk Lắk (Krơng
Bơng: Chƣ Yang Sinh), Lâm Đồng (Đà Lạt, Bi Đúp), Khánh Hoà (Nha Trang,
Hịn Bà), Ninh Thuận. Tình trạng khai thác cây Bách Xanh: Tại khu vực Ba Vì
nói riêng và khu vực có Bách Xanh nói chung, đây là lồi đang nguy cấp, bị
lùng kiếm ráo riết để lấy gỗ làm bột hƣơng, vì nguồn Hồng đàn (Cupressus
torulosa) đã bị cạn kiệt. Vùng suối Đatala (Đà Lạt) chỉ còn những cây Bách
Xanh nhỏ, đƣờng kính dƣới 10cm, ven thác Đarơcao (Đà Lạt) chỉ cịn hơn 50
cây có đƣờng kính trên 5cm. ƣớc tính cả nƣớc ta hiện tại khơng cịn q 500 cây
Bách Xanh có đƣờng kính trên 10cm. Mơi trƣờng sống của Bách Xanh cũng
đang bị thu hẹp dần do nạn phá rừng và nạn nƣơng rẫy. Mức độ đe doạ: Bậc V.
(Nguyễn Xuân Tân. VQG Ba Vì) [15]
9


Do vậy việc nghiên cứu điều kiện lập địa của cây Bách Xanh và phát triển
chúng là cần thiết phải thực hiện. Khi nghiên cứu điều kiện lập địa của cây Bách
Xanh cần xem xét đến các yếu tố hình thành là: Địa hình, thổ nhƣỡng, khí hậu
và thực vật tại khu vực.
Một số hình ảnh sinh thái Bách Xanh tại khu vực

Hình 1.1: Lá Bách Xanh

Hình 1.2: Thân, vỏ Bách xanh

Hình 1.3: Cành với nón hạt (VQG

Hình 1.4: Cành với nón đực (VQG


Cúc Phương, ảnh Phan Kế Lộc)[17]

Cúc Phương, ảnh Averyanov)[17]

10


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - PHẠM VI - NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Cung cấp cơ sở khoa học cho các biện pháp bảo tồn và
phục hồi phát triển loài Bách Xanh.
- Mục tiêu cụ thể: Đánh giá đƣợc điều kiện lập địa của cây Bách Xanh tại
VQG Ba Vì. Đề xuất hƣớng bảo tồn và phát triển cho loài cây Bách Xanh tại
khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Điều kiện lập địa của cây Bách Xanh
(Calocedrus macrolepis) tại vƣờn quốc gia Ba Vì.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu khu vực có Bách Xanh tại
vƣờn quốc gia Ba Vì. Từ độ cao 900m đến đỉnh 1296m.

Hình 2.1: Vị trí các OTC của đề tài

11


2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm về cây Bách Xanh tại VQG Ba Vì.
- Nghiên cứu về điều kiện lập địa cây Bách Xanh tại khu vực nghiên cứu.
+ Điều kiện địa hình: Độ dốc, hƣớng phơi, vị trí tƣơng đối của khu

vực nghiên cứu, độ cao khu vực nghiên cứu.
+ Điều kiện thổ nhƣỡng tại khu vực nghiên cứu: Loại đất, thành phần
cơ giới của đất, pH, độ ẩm, độ chặt, độ xốp, hàm lƣợng Nito và Photpho dễ tiêu
trong đất, hàm lƣợng mùn.
+ Điều kiện về thực vật tại khu vực nghiên cứu: Đặc điểm và cấu trúc
rừng tại khu vực nghiên cứu.
+ Điều kiện khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, lƣợng bốc hơi.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển nhân rộng cây Bách Xanh tại
VQG Ba Vì.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phƣơng pháp kế thừa số liệu
Kế thừa, tham khảo số liệu và tài liệu có sẵn trong các nghiên cứu khoa
học, dự án, chƣơng trình đã và đang đƣợc thực hiện có liên quan đến khu vực
nghiên cứu nhƣ: vị trí địa lý, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…. Số liệu đƣợc
sử dụng trong các khóa luận đƣợc kế thừa từ các báo cáo tổng kết, các báo cáo
nghiên cứu khoa học trƣớc đó.
b. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp
- Khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu: Tìm hiểu sơ bộ diện tích, đặc điểm
đất đai, hƣớng, thực vật điển hình của khu vực nghiên cứu.
- Điều tra thực địa
+ Khảo sát thực địa: Lựa chọn khu vực điển hình. Vì lý do thời gian và kinh
phí hạn hẹp, phƣơng pháp lập OTC là phƣơng pháp phổ biến trong điều tra rừng,
đồng thời căn cứ vào tổng diện tích có cây Bách Xanh, đề tài đã tiến hành lập OTC
điều tra với tổng diện tích OTC chiếm 10 – 20% tổng diện tích có cây Bách Xanh.
Nên đề tài đã tiến hành điều tra Bách Xanh trên 5 OTC (diện tích 500m2/OTC) đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
12


+ Lập ơ tiêu chuẩn: Ơ tiêu chuẩn đo đếm cần đáp ứng các tiêu chí sau: Đại

diện cho kiểu rừng nghiên cứu; Đại diện cho điều kiện địa hình; bao gồm nhiều cây
với các kích thƣớc khác nhau. Ơ tiêu chuẩn nên đƣợc thiết lập ở những kiểu rừng ít
bị tác động và có nhiều cây có đƣờng kính lớn (tối thiểu là rừng trung bình và tốt
nhất là rừng giàu). Lập ơ tiêu chuẩn có kích thƣớc 500m2, với 2 cạnh có chiều dài
lần lƣợt là 25m, 20m. Với ơ trên sƣờn dốc thì cạnh chiều dài phải song song với
đƣờng đồng mức, cạnh chiều rộng vng góc với đƣờng đồng mức.
+ Điều tra về địa hình: Sử dụng địa bàn, GPS, để xác định tọa độ, độ dốc,
độ cao của 5 điểm rồi lấy giá trị trung bình.
Đặt địa bàn trên mặt phẳng song song với đƣờng đồng mức, đọc giá trị
trên máy 3 lần, lấy kết quả trung bình độ dốc đo đƣợc.
Đối với GPS: Tại mỗi vị trí lấy mẫu đất bấm tọa độ điểm để xác định tọa
độ ô tiêu chuẩn điều tra.
Biểu điều tra điều kiện địa hình
Hƣớng phơi:

Vị trí OTC:
Ngƣời điều tra:

STT

Ngày điều tra:

Độ dốc

Hƣớng

(độ)

dốc


Kiểu rừng:
GPS

Kinh độ

Vĩ độ

Độ cao
(m)

Ghi
chú

+ Điều tra điều kiện thổ nhƣỡng
Biểu điều tra điều kiện thổ nhƣỡng
OTC điều tra:

Hƣớng phơi:

Ngƣời điều tra:

OTC

STT

TPCG

Ngày điều tra:

Loại

đất

Kiểu rừng:

Tỷ lệ

Độ

Độ

đá lẫn

chặt

ẩm

(%)

(mm)

(%)

13

Hàm
pH

Độ xốp

lƣợng


(%)

mùn
(%)


* Xác định độ pH và độ ẩm của đất: Sử dụng máy đo pH đất Kelway Soil
pH & Moisture tester. Cắm chặt và ngập cả 2 vòng kim loại xuống đất, đảm bảo
đất tiếp xúc đều và chặt với cả 2 tấm kim loại, làm theo hƣớng dẫn sử dụng dụng
cụ rồi đọc giá trị pH và độ ẩm trên đồng hồ (thang đo tƣơng ứng pH từ 3-8).

Hình 2.2: Dụng cụ đo độ chặt Daiki Hình 2.3: Máy đo pH và độ ẩm đất
Push cone.

Kelway Soil pH & Moisture tester.

* Xác định độ chặt của đất: Độ chặt là đại lƣợng đặc trƣng cho độ xốp của
đất. Daiki Push cone là dụng cụ đo độ chặt của đất có hình trụ dài 25 cm, một
đầu nhọn cắm xuống đất, một đầu là thƣớc đo lực ấn xuống đất. Đọc giá trị độ
chặt với đơn vị mm đo trên máy khi vành đầu cắm bằng mặt đất, đo 3 lần và đọc
giá trị trung bình.
* Xác định thành phần cơ giới của đất: Bằng phƣơng pháp xoe con giun.
Đất đƣợc lấy tại các ô tiêu chuẩn mang về tách đá, sỏi, rễ cây xác định tỷ lệ đá
lẫn, sau đó cho thêm nƣớc vào để đất có thể vê, nặn đƣợc nặn thành các thỏi dài
8-10cm, có đƣờng kính 3 mm, sau đó uốn thành vịng trịn có đƣờng kính 3cm.
Kết quả uốn sẽ cho ta biết đó là loại đất gì:
Khơng vê đƣợc thành thỏi, đất rời rạc: Đất cát.
Vê thành từng đoạn, viên rời rạc: Đất pha cát.
Vê đƣợc thành thỏi nhƣng bị đứt gãy: Đất thịt nhẹ.

14


Vê đƣợc thành thỏi, khoanh bị đứt gãy: Đất thịt trung bình.
Vê đƣợc thành thỏi, khoanh trịn bị rạn nứt: Đất thịt nặng.
Vê đƣợc thành thỏi, không bị rạn nứt khi khoanh tròn: Đất sét.
* Xác định tỷ lệ đá lẫn: Đƣợc tính theo phần trăm diện tích mà nó chiếm chỗ.
* Xác định loại đất: Dựa theo màu sắc đất kết hợp với phƣơng pháp xoe
con giun.
+ Điều tra về cấu trúc rừng: Bao gồm cấu trúc tầng cây cao, cây bụi thảm
tƣơi, tần cây tái sinh.
Với tầng cây cao: Tại mỗi ô tiêu chuẩn điều tra số cây, mật độ cây
(cây/ha), chiều cao vút ngọn của cây, chiều cao dƣới cành, đƣờng kính tán,
đƣờng kính ngang ngực, chất lƣợng sinh trƣởng của cây.
Biểu điều tra tầng cây cao
OTC điều tra:

Hƣớng phơi:

Ngƣời điều tra:

STT

Tên
lồi
cây
cao

Ngày điều tra:


Kiểu rừng:
Tình hình sinh trƣởng

Hvn
(m)

Hdc
(m)

Dt
(m)

D1.3
(m)

T

TB

X

Ghi
chú

Điều tra cây bụi thảm tƣơi: Điều tra đặc điểm cây bụi thảm tƣơi trong mỗi ô
dạng bản 2mx2m đƣợc lập ở 4 góc ơ tiêu chuẩn và trung tâm ô tiêu chuẩn. Trên ô
dạng bản ƣớc lƣợng tỷ lệ phần trăm diện tích đất đƣợc che phủ bởi cây bụi thảm
tƣơi. Chiều cao cây đƣợc đo bằng thƣớc dây và xào chính xác đến 1 cm.
Biểu điều tra tầng cây bụi thảm tƣơi
OTC điều tra:

Ngƣời điều tra:

OTC

ODB

Hƣớng phơi:
Ngày điều tra:

Tên lồi
cây bụi,
Số
thảm
cây/odb
tƣơi

Kiểu rừng:
Tình hình sinh trƣởng

Hvn
(m)

15

T

TB

X


Ghi
chú


Biểu điều tra độ tàn che, che phủ
OTC điều tra:

Hƣớng phơi:

Ngƣời điều tra:
STT

Ngày điều tra:

Kiểu rừng:

Độ che phủ tầng

Độ tàn che tầng

cây bụi thảm tƣơi

cây cao

Ghi chú

Điều tra tầng cây tái sinh: Tại ô tiêu chuẩn điều tra tất cả cây tái sinh có
chiều cao trên 30 cm. Lập 5 ô dạng bản 2mx2m, xác định cây tái sinh mạ trong ô.
Biểu điều tra cây tái sinh
OTC điều tra:


Hƣớng phơi:

Ngƣời điều tra:
TT

Hvn

Hdc

Ngày điều tra:
Dt

(m)

Kiểu rừng:

D gốc

Tình hình Nguồn

(cm)

sinh

Số cây TS

gốc TS mạ

trƣởng


(nếu

có) (cây)

+ Điều tra về khí hậu: Số liệu khí tƣợng đƣợc xin tại VQG Ba Vì.
c. Phƣơng pháp điều tra nội nghiệp
- Phƣơng pháp phân tích trong phịng thí nghiệm
Tại mỗi OTC lấy từ 3 đến 5 mẫu đất. Các mẫu đất đƣợc lấy mang về
phịng thí nghiệm TTTN thực hành khoa QLTNR& MT để phân tích các chỉ
tiêu: Nito dễ tiêu (dạng amon), Photpho dễ tiêu, dung trọng, tỷ trọng, hàm lƣợng
mùn, độ ẩm, độ xốp.
+ Đất sau khi mang về đƣợc phơi khô, nhặt bỏ đá, sỏi, lá cây, rễ cây, …
bỏ vào cối xay nhỏ, rây qua rây, bỏ vào túi nilong để phân tích.
+ Xác định dung trọng đất: Dùng ống trụ kim loại đóng thẳng vào lớp đất
tại khu vực nghiên cứu, bề mặt đất phải đƣợc dọn sạch cỏ, vị trí bằng phẳng,
dùng chùy đặt lên trên (khơng có chùy thì có thể dùng ống trụ khác đặt lên trên,
trên đó có đặt 1 miếng gỗ mỏng), lấy búa đóng ống vào đất (ít nhất phải xác
định 3 lần lặp lại, do đó phải đặt ống song song). Đóng sao cho ống thẳng đứng
16


và lún sâu vào đất. Dùng xẻng hoặc dao đào ống trụ lên. Dùng dao sắc mỏng
gọt phẳng đất ở 1 đầu ống trụ nhẹ nhàng không làm ảnh hƣởng đến trạng thái tự
nhiên của đất. Dùng nắp đậy lại, lật ngƣợc ống, gọt phẳng đất mặt dƣới đáy của
hình trụ. Lau chùi sạch đất bám xung quanh bề mặt ngoài ống trụ. Dùng dao xén
cạy đất trong ống và cho vào túi nilon, cân trọng lƣợng. Cho đất vừa lấy vào tủ
sấy ở nhiệt độ 105oC đến 110oC (trong 8-10 giờ), lấy mẫu cho vào bình hút ẩm
cho nguội đến nhiệt độ phòng, cân mẫu và ghi trọng lƣợng lần 2. Sau đó sấy
mẫu ở nhiệt độ 105oC khoảng 1-2 giờ lấy ra để vào bình hút ẩm và cân. Thao tác

cho đến khi trọng lƣợng mẫu đất không đổi. Áp dụng cơng thức tính tốn dung
trọng của đất.
+ Xác định tỷ trọng đất: Dùng cân cân 10g đất đã qua xử lý vào bình tỷ
trọng (làm cẩn thận tránh đất rơi ra ngoài). Dung cốc đong lấy nƣớc cất đổ đến
1/3 bình, lắc nhẹ cho nƣớc thấm đều vào đất (khơng cho đất bám lên thành
bình). Đặt bình vào khay cách cát trên bếp điện (không đƣợc đậy nút bình) đun
sơi để loại bỏ khơng khí tính thời gian 5 phút (kể từ khi bắt đầu sôi). Dùng cặp
gỗ lấy bình ra, để hộp nhơm phía dƣới đáy bình, tránh làm rơi vỡ trong quá trình
di chuyển , lấy bình ra khỏi hộp nhơm và đặt lên bề mặt phẳng chờ nguội. Dùng
cốc nƣớc cất đổ đến cổ bình để lắng, tiếp tục cho nƣớc cất đến đầy bình, đậy nút
sao cho nƣớc dâng đầy trong ống mao quản của nút bình. Dùng khăn lau sạch
bình và cân khối lƣợng (bình+ đất + nƣớc). Tiếp tục làm thí nghiệm trắng với
bình và nƣớc. cân có khối lƣợng của bình (bình + nƣớc). Áp dụng cơng thức tính
tốn ra tỷ trọng và độ xốp của đất.
+ Xác định hàm lƣợng mùn của đất: Chuẩn bị đất, lấy 5-10 g đất đã qua
rây 1mm, nhặt hết xác thực vật rồi nghiền nhỏ bằng cối mã não, rây qua rây
0,25mm trộn đều. Dùng cân phân tích cân 0,1g đất để phân tích mùn cho vào
bình tam giác 100ml. Dùng cốc đong và ống đong 100ml lấy 10ml K2Cr2O7 0,4
N cho vào bình tam giác đã cho đất ở trên, vừa cho vừa lắc nhẹ bình tránh để đất
bám lên thành bình, để K2Cr2O7 ngấm đều vào đất. Cho bình vào trong tủ sấy
với nhiệt độ 150oC trong 15 phút. Dùng cặp sắt lấy bình xuống, để nguội dùng
bình tia nƣớc cất (10-20 ml) rửa phễu xung quanh thành bình (để rửa K2Cr2O7
17


bám vào, sau đó bỏ phễu ra. Cho 4 giọt chỉ thị Feroin lắc nhẹ. Chuẩn dộ bằng
dung dịch Fe2+ 0,12N đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu nâu đỏ
(bền trong 1 phút). Làm thí nghiệm trắng: cân 0,1g đất đã nung hết chất hữu cơ
cho vào bình tam giác, cho vào 10ml K2Cr2O7 0,4N và tiến hành các thủ tục nhƣ
trên. Áp dụng cơng thức tính toán hàm lƣợng mùn của đất.

+ Xác định hàm lƣợng Nito dễ tiêu (dạng amon) trong đất: Cân 10g đất
tƣơi cho vào bình tam giác 250ml. Thêm vào bình 100ml KCl 0,1N rồi lắc trong
5 phút rồi yên trong 1 giờ sau đó lọc qua giấy lọc rồi lấy 10 ml dung dịch lọc
cho vào bình định mức 50ml. Thêm vào 2ml dung dịch Seignetle 50%, 2ml
dung dịch Netle rồi định mức đến vạch bằng nƣớc cất. Tiến hành đo mật độ
quang của dung dịch trên máy so màu quang điện UV- VIS với bƣớc sóng
410nm và so sánh với đƣờng chuẩn để tính nồng độ của dung dịch.
+ Xác định hàm lƣợng Phot pho dễ tiêu trong đất (phƣơng pháp Oslen):
Chuẩn bị mẫu: mẫu đƣợc phơi khơ khơng khí đập nhỏ và loại bỏ hết xác động
thực vật, đá sỏi, tạp chất… và rây qua rây có kích thƣớc lỗ 1mm. Cân 5g đất đã
chuẩn bị bằng cân phân tích chính xác đến 0,1mg. Cho tồn bộ vào bình tam
giác 250ml. Thêm vào 100ml dung dịch chiết rút (NaHCO3 0,5M) rồi lắc trong
30 phút. Sau đó lọc qua giấy lọc vào bình tam giác 250ml. Dịch lọc này để phân
tích P trong đất. Nếu dung dịch lọc có màu vàng (là màu hợp chất hữu cơ) thì
lấy khoảng 20ml dịch lọc lắc với 1 ít than hoạt tính (khoảng 3 hạt đỗ đen) trong
10 phút rồi lọc để loại bỏ chất màu gây ơ nhiễm. Lấy chính xác 5ml dung dịch
sau khi lọc qua giấy lọc cho vào bình định mức 50ml rồi 1ml axit H2SO4 4,5N,
25ml dung dịch hiện màu (là hỗn hợp của 800ml dung dịch Amoni molipdad
làm việc và 200ml dung dịch axit ascobic). Để nguyên bình trong khoảng thời
gian từ 30-120 phút rồi đo màu ở bƣớc sóng 880nm. So sánh với đƣờng chuẩn
để xác định nồng độ Phot pho trong đất.
+ Độ xốp của đất: Đƣợc tính tốn theo cơng thức dựa trên tỷ trọng và
dung trọng của đất. Bảng đánh giá độ xốp theo Đặng Văn Minh (chủ biên),
Nguyễn Thế Đặng, Dƣơng Thanh Hà, Hoàng Hải, Đỗ Thị Lan trong cuốn Đất
lâm nghiệp (2006) [8] có thang đánh giá nhƣ sau:
18


Bảng 2: Bảng đánh giá độ xốp của đất
Độ xốp chung (%)

>70

Đánh giá
Đất quá tơi xốp

55- 65

Tầng canh tác- rất tốt

50- 55

Tầng canh tác- đạt yêu cầu

<50

Tầng canh tác- không tốt
( Nguồn: Đất lâm nghiệp, 2006)[8]

d. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu đƣợc tính tốn và xử liệu số liệu bằng phần mềm excel.
Ngồi ra đề tài cịn sử dụng phần mềm autocad để xây dựng sơ đồ lấy
mẫu đất và phân bố cây tại khu vực nghiên cứu.

19


×