Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã lê lợi huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.1 KB, 58 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Để đánh giá kết quả học tập sinh viên khóa 2014 -2018. Được sự nhất
trí của Nhà trường, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, tôi tiến hành
thực hiện khóa luận: “ Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương trong
công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Lê Lợi- huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng
Ninh”, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Bảo Thanh và T.S Nguyễn Hồng
Hải.
Đến nay khóa luận đã hồn thành, tơi xin gửi lời cảm ơn đến thầy cơ
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và rèn luyện tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Tôi xin chân thành gửi
lời biết ơn sâu sắc nhất tới Lê Bảo Thanh và thầy Nguyễn Hồng Hải, người đã
trực tiếp hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện khóa luận.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn UNBD xã Lê Lợi - huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất, cung cấp những số liệu, thông tin
quý báu và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian tơi thực tập tại địa phương.
Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và năng lực của bản thân có hạn,
nên đề tài khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tơi mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cơ giáo và các bạn để khóa luận của tơi hồn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 09 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trần Thanh Mai


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 3
1.1 . Thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam .................................... 3
1.2 . Khn khổ pháp lý và chính sách liên quan đến quản lý rừng cộng đồng ..... 5
1.3 . Một số vấn đề trong quản lý rừng cộng đồng hiện nay ............................ 9
CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

........................................................................................................... 10

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 10
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 10
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 10
2.3 . Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: ................................................. 10
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn ....................................................................... 11
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 13
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............ 14
3.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................... 14
3.1.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính ...................................................... 14
3.1.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................. 14
3.1.3. Khí hậu, thời tiết................................................................................... 15
3.2. Đặc điểm tài nguyên................................................................................. 17
3.2.1. Tài nguyên đất ....................................................................................... 17
3.2.2. Tài nguyên khoáng sản.......................................................................... 17


3.2.3. Tài nguyên du lịch và nhân văn ............................................................ 17
3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng .......................................................................... 18
3.3.1. Giáo dục và đào tạo .............................................................................. 18

3.3.2. Giao thông ............................................................................................. 19
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 20
4.1 . Một số đặc điểm tài nguyên rừng tại xã Lê Lợi ...................................... 20
4.2 . Thực trạng công tác bảo vệ rừng tại xã Lê Lợi ....................................... 21
4.2.1. Hoạt động bảo vệ rừng ......................................................................... 21
4.2.2. Hoạt động bảo vệ rừng của chính quyền xã ......................................... 25
4.2.3. Thực trạng công tác bảo vệ rừng của địa phương theo ý kiến của người
dân ................................................................................................................... 26
4.3 . Thực trạng sự tham gia của nguời dân trong công tác bảo vệ rừng ........ 28
4.3.1. Các hoạt động có sự tham gia của người dân trong công tác bảo vệ rừng 28
4.3.2. Mức độ tham gia quản lý rừng của người dân ..................................... 30
4.4 . Các phương án quản lý bảo vệ rừng tại địa phương: .............................. 32
4.4.1. Tổ đội quản lý bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng .............................. 33
4.4.2. Phương án phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Lê Lợi ......................... 35
4.4.3. Vai trò của các tổ chức nhà nước và tổ chức cộng đồng đối vói cơng tác
quản lý bảo vệ rừng xã Lê Lợi ........................................................................ 38
4.4.4. Mơ hình SWOT về mơ hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã Lê
Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 40
4.5 . Đề xuất giải pháp thu hút người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng tại địa
phương ........................................................................................................... 43
4.5.1. Nâng cao nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR ... 43
4.5.2. Giải pháp kinh tế ................................................................................... 43
4.5.3. Thực hiện chỉ tiêu khai thác nhựa thông, lâm sản ................................ 45
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI- KIẾN NGHỊ ............................... 46
5.1. Kết luận .................................................................................................... 46
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 47


5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

HTBV

Hợp tác bảo vệ

QLBV&PTVR

Quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

THCS

Trung học cơ sở

PCCCR


Phòng cháy chữa cháy rừng

BVR

Bảo vệ rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

KLĐB

Kiểm lâm địa bàn

RCĐ

Rừng cộng đồng

TT-BNN&PTNT

Thông tư- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tiến trình phát triển chính sách LNCĐ ở Việt Nam ........................ 5
Bảng 1.2: Khái quát chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư
thôn ................................................................................................................... 8
Bảng 4.1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp xã Lê Lợi .................................. 20
Bảng 4.3: Hiệu quả nâng cao công tác bảo vệ rừng ........................................ 29

Bảng 4.4: Mức độ tham gia ký cam kết bảo vệ rừng ...................................... 30
Bảng 4.5: Mức độ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng ..................................... 31
Bảng 4.7: Tổng hợp tài nguyên rừng .............................................................. 36
Bảng 4.8: Tổng hợp lực lượng chữa cháy ....................................................... 37
Bảng 4.9: Dự tính kinh phí cho kế hoạch PCCC giai đoạn 2017-2020: ......... 37
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh ( Nguồn: Internet) ................ 14
Hình 4.1: Sơ đồ mơ hình quản lý bảo vệ rừng của xã lê Lợi .......................... 21


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam với 2/3 diện tích là vùng đồi núi, đây là nơi sinh sống của
hơn 24 triệu đồng bào thuộc 54 dân tộc, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc ít
người mà cuộc sống của họ ln gắn bó mật thiết với đất đai, rừng núi, đây
cũng là nơi hoạt động chủ yếu của ngành lâm nghiệp. Vì vậy, việc xã hội hố
ngành lâm nghiệp khơng chỉ là một yêu cầu thực tế khách quan của Việt Nam
mà nó cịn phù hợp với xu thế phát triển nghề rừng trên thế giới, đặc biệt là
các nước đang phát triển.
Huyện Hoành Bồ là địa danh nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác
động từ các khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh. Cùng với các
huyện thị khác trong tỉnh, Hoành Bồ đã và đang đẩy nhanh tốc độ cơng
nghiệp hố, hiện đại hố; văn hố xã hội chuyển biến tích cực, đời sống nhân
dân không ngừng được nâng cao. Xã Lê Lợi là một trong 13 xã, thị trấn của
huyện Hoành Bồ. Tuy nhiên tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là diện tích rừng
tự nhiên cũng đã dần bị thu hẹp; sự cố môi trường ngày càng tăng (biến đổi
khí hậu, lũ lụt, hạn hán, lở đất, cháy rừng...); đời sống sức khoẻ của một bộ
phận cộng đồng bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chủ yếu là nạn phá rừng làm
nương rẫy, cháy rừng, khai thác rừng bừa bãi và vượt chỉ tiêu cho phép, …
ảnh hưởng trực tiếp đến rừng, cùng với đó là áp lực từ sự phát triển kinh tế xã hội, cuộc sống khó khăn của người dân cũng như những nhà chức trách.
Đây là vấn đề mà ngành lâm nghiệp đang trực tiếp phải đối mặt, việc quản lý

bảo vệ rừng và các vấn đề phát sinh từ cộng đồng. Vì vậy trong cơng tác quản
lý bảo vệ rừng địi hỏi sự vào tham gia của mọi cá nhân, tổ chức và các bên
liên quan, đặc biệt là chính quyền và người dân địa phương nhằm thực hiện
mục tiêu quản lý rừng đạt hiệu quả cao. Đây cũng là điểm quan trọng giúp
cho công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả cao hơn.
Trong vài năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu quản lý bảo vệ rừng đã có
nhiều phương thức tiếp cận khác nhau. Một trong số đó là quản lý bảo vệ
rừng dựa vào cộng đồng. Ở Việt Nam, quản lý rừng cộng đồng là thực tiễn có
1


từ lâu đời và đang trở thành một phương thức quản lý rừng có hiệu quả được
nhà nước quan tâm, khuyến khích phát triển.Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả
quản lý rừng cộng đồng là rất cần thiết, nghiên cứu này làm cơ sở nhằm đúc
rút kinh nghiệm cho việc giao rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ rừng bền
vững và hiệu quả hơn. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu: “ Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác quản
lý bảo vệ rừng tại xã Lê Lợi - huyện Hồnh Bồ - tỉnh Quảng Ninh” nhằm góp
phần nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng , hướng tới sự phát triển bền
vững của tài nguyên rừng tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 . Thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam
Quản lý rừng cộng đồng là thực tiễn có từ lâu đời và đang trở thành
một phương thức quản lý rừng có hiệu quả được nhà nước quan tâm, khuyến
khích phát triển. Phương thức quản lý rừng này rất sinh động, phong phú

mang lại hiệu quả trong quản lý rừng và phát triển cộng đồng vùng cao.
Tính đến 31 tháng 12 năm 2007 cả nước có 10.006 cộng đồng dân cư
thơn, chủ yếu là các cộng đồng các đồng bào dân tộc ít người, đang quản lý và
sử dụng 2.792.946,3 ha rừng và đất trống đồi trọc (gọi chung là đất lâm
nghiệp) để xây dựng và phát triển rừng, trong đó: 1.916.169,2 ha đất có rừng
(chiếm 68,6%) và 876.777,1 ha đất trống đồi trọc (chiếm 31,4%). Diện tích
đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý nêu trên chiếm 17,20% diện tích đất quy
hoạch cho mục đích lâm nghiệp trên tồn quốc (16,24 triệu ha); diện tích đất
lâm nghiệp có rừng do cộng đồng quản lý chiếm 15% tổng diện tích rừng của
cả nước (12.873.815 ha). Trong diện tích đất lâm nghiệp có rừng do cộng
đồng quản lý và sử dụng thì rừng tự nhiên chiếm tuyệt đại đa số lên đến 96%,
rừng trồng chỉ chiếm có 4%. Cộng đồng quản lý chủ yếu rừng phòng hộ, đặc
dụng (71%), rừng sản xuất chỉ chiếm 29%. (Theo Phạm Xuân Phương, 2008).
Cộng đồng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp nêu trên với 3 hình thức sau:
- Thứ nhất, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định
lâu dài (có quyết định hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng, sau
đây gọi tắt là giao) với diện tích 1.643.251,2 ha tương đương 58,8% diện tích đất
lâm nghiệp do cộng đồng quản lý và sử dụng. (Theo Nguyễn Bá Ngải, 2009)
- Thứ hai, rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ
lâu đời nhưng chưa được Nhà nước giao (chưa có bất kỳ một loại giấy tờ hợp
pháp nào, gọi tắt là chưa giao) với diện tích 247.029,5 ha tương đương 8,9%.

3


Đó là các khu rừng thiêng, rừng ma, rừng mó nước, những khu rừng cung cấp
lâm sản truyền thống cho cộng đồng. (Theo Nguyễn Bá Ngải, 2009)
- Thứ ba, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ
chức nhà nước (Lâm trường, Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ…)

được các cộng đồng nhận khốn bảo vệ, khoanh ni và trồng mới theo hợp
đồng khoán rừng lâu năm, 50 năm, gọi tắt là nhận khốn với diện tích
902.662,7 ha tương đương 32,3%. Nếu xét về vùng địa lý, vùng Tây Bắc có tỷ
lệ rừng cộng đồng cao nhất với 1.893.300,9 ha, chiếm 67,8% so với tổng diện
tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý trên cả nước. Tiếp đến là các vùng
Đông Bắc 760.131,1 ha, vùng Tây Nguyên 62.422,3 ha và Bắc Trung Bộ
58.541,7 ha. (Theo Nguyễn Bá Ngải, 2009).
Các loại rừng cộng đồng hình thành từ các nguồn gốc khác nhau nhưng
đều được 3 chủ thể chính quản lý là cộng đồng dân cư thơn, dịng tộc và nhóm
hộ hoặc nhóm sở thích. Đối với rừng do cộng đồng dân cư thơn và dịng tộc
quản lý thường ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù
hợp với tập quán truyền thống, điều kiện sản xuất và thị trường kém phát
triển, trình độ quản lý cịn thấp. Rừng do nhóm hộ hoặc nhóm sở thích tự
cùng nhau liên kết để quản lý thường ở các vùng sản xuất và thị trường phát
triển, đang dần tiếp cận đến phương thức sản xuất hàng hóa, trình độ sản xuất
của các hộ nông dân cao, khả năng đầu tư lớn. Chính từ cơ sở này mà quản lý
rừng cộng đồng ở Việt Nam đang dần hình thành theo 2 xu hướng phù hợp
với điều kiện cụ thể ở từng vùng, đó là quản lý rừng cộng đồng đáp ứng nhu
cầu sinh kế và quản lý rừng cộng đồng cho sản xuất hàng hóa.
Quản lý rừng cộng đồng đáp ứng nhu cầu sinh kế ở các vùng sâu, vùng
xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tập quán truyền thống, điều
kiện sản xuất và thị trường kém phát triển, trình độ quản lý cịn thấp. Các sản
phẩm từ rừng chủ yếu được sử dụng cho tiêu dùng trong cộng đồng như gỗ để
làm nhà, củi đốt, khai thác lâm sản ngoài gỗ. Rừng được quản lý theo truyền
thống được quy định trong hương ước của cộng đồng. Nhà nước và địa
4


phương cần có chính sách riêng về quy chế khai thác và sử dụng lâm sản cũng
như cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, tổ chức và vốn để cộng đồng có thể quản

lý rừng.
1.2 . Khn khổ pháp lý và chính sách liên quan đến quản lý rừng cộng đồng
Hiện nay, cộng đồng quản lý rừng là một thực tiễn. Thực tiễn này đang
chỉ ra nhiều hình thái và cách thức cộng đồng tham gia quản lý rừng, trong
khi các khía cạnh về mặt pháp lý và chính sách về cơ chế hưởng lợi cho đối
tượng cộng đồng dân cư thôn quản lý rừng đáng được từng bước cải thiện
nhưng vẫn cịn nhiều điểm chưa rõ ràng. Khn khổ luật pháp và chính sách
của Chính phủ dần được hình thành và tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho
việc phát triển:
Bảng 1.1: Tiến trình phát triển chính sách LNCĐ ở Việt Nam
(Theo Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Hồng Quân, Ernst Kuester, Vietnam
Community Forestry 2005)
Giai đoạn
Trƣớc

Diễn giải về phát triển chính sách

năm + Thừa nhận sự tồn tại của rừng cộng đồng Lâm nghiệp thuộc

1954

địa, phong kiến thừa nhận rừng cộng đồng truyền thống.
Quản lý rừng cộng đồng dựa trên các hương ước và luật tục
truyền thống.

1954-1975

+ Không quan tâm đến rừng cộng đồng nhưng tôn trọng cộng
đồng đang quản lý những khu rừng theo truyền thống miền
Bắc, thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và hợp tác hóa,

tập trung phát triển lâm nghiệp quốc doanh (Lâm trường quốc
doanh) và lâm nghiệp tập thể (Hợp tác xã nông - lâm nghiệp).
Mặc dù không quan tâm lâm nghiệp hộ gia đình và LNCĐ,
nhưng về cơ bản, Nhà nước vẫn tơn trọng cộng đồng vùng
cao quản lý rừng theo phong tục truyền thống, lâm nghiệp hộ
gia đình được xác định là kinh tế phụ. Trong khi đó ở miền
Nam, giống thời kỳ trước năm 1954.

1976-1985

+ Tập trung và kế hoạch hóa cao độ lâm nghiệp quốc doanh
5


và tập thể, rừng do cộng đồng quản lý bị thu hẹp. Sau giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chính phủ chỉ chú ý
phát triển 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể (hợp tác
xã). Lâm nghiệp quốc doanh và lâm nghiệp tập thể phát triển
ở quy mơ lớn theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung cao độ.
LNCĐ và lâm nghiệp hộ gia đình khơng được khuyến khích
phát triển. Tuy nhiên, một số nơi ở vùng cao, vùng đồng bào
dân tộc vẫn tồn tại các khu rừng do cộng đồng tự công nhận
nhưng mức độ tự quản dần bị mai một và lỏng lẻo. Quyết
định 184 của Hội đồng Bộ trưởng năm 1982 và Chỉ thị 29 của
Ban bí thư năm 1983 về giao đất giao rừng cho các thành
phần kinh tế quốc doanh và tập thể, bắt đầu chú ý đến hợp
đồng khoán rừng cho hộ gia đình.
1986-1992

+ Lần đầu tiên đề cập làng bản là chủ rừng hợp pháp đối với

rừng truyền thống của làng bản. Năm 1986, Chính phủ bắt
đầu thực hiện cơng cuộc đổi mới bằng việc thừa nhận 5 thành
phần kinh tế. Năm 1988 và năm 1991 lần đầu tiên ra đời Luật
Đất đai và Luật BV&PTR cho phép giao đất, giao rừng cho tổ
chức, cá nhân và hộ gia đình. Lâm nghiệp hộ gia đình được
thừa nhận ngày 17/1/1992. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Thủ tướng Chính phủ) ra Nghị định số 17/HTBT về việc
thi hành Luật BV&PTR xác nhận làng, bản có rừng.

1993-2002

+ Tăng cường q trình phi tập trung hoá trong quản lý rừng,
quan tâm đến xã hội hóa nghề rừng nhưng chính sách đối với
LNCĐ chưa rõ ràng. Ở các địa phương thực hiện nhiều mơ
hình quản lý rừng cộng đồng nhưng ở mức độ tự phát hoặc
mang tính chất thí điểm.

Từ 2003 đến + Hình thành khung pháp lý cơ bản cho lâm nghiệp cộng
nay

đồng Theo Luật Đất đai mới năm 2003, cộng đồng dân cư
thôn được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng
đất nông nghiệp với tư cách là người sử dụng đất.
6


Như vậy, đến nay Việt Nam đã có khung pháp lý và chính sách cơ bản
cho quản lý rừng cộng đồng, được thể hiện trong 2 Bộ Luật lớn, đó là Luật
Đất đai năm 2003, Luật BV&PTR năm 2004 và các văn bản chính sách khác
(Theo Nguyễn Bá Ngải, 2009). Khung pháp lý và chính sách này thể hiện các

điểm căn bản sau đây:
- Thứ nhất, cộng đồng dân cư là chủ rừng, người sử dụng rừng có tư
cách pháp nhân đầy đủ hoặc không đầy đủ tuỳ theo từng điều kiện của mỗi
cộng đồng và đối tượng rừng được giao hay nhận khoán.
- Thứ hai, cộng đồng được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán
rừng lâu dài khi đáp ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành
như: Khu rừng hiện cộng đồng dân cư thơn đang quản lý sử dụng có hiệu quả;
Khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho lợi ích chung của cộng đồng;
Khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện khơng thể giao cho tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân mà cần giao cho cộng đồng dân cư thơn để phục vụ lợi ích
của cộng đồng.
- Thứ ba, cộng đồng được hưởng các quyền khi tham gia quản lý rừng
theo quy định của pháp luật như: Được công nhận quyền sử dụng rừng ổn
định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng; Được khai thác, sử dụng lâm sản
và các lợi ích khác của rừng vào mục đích cơng cộng và gia dụng cho thành
viên trong cộng đồng; Được sản xuất lâm nghiệp- nông nghiệp, ngư nghiệp
kết hợp; Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng
được giao; Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của
nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các cơng
trình cơng cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại; Được bồi thường thành quả lao
động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng khi nhà nước có quyết định
thu hồi rừng.
- Thứ tư, cộng đồng thực hiện nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo
quy định của pháp luật như: Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng; Tổ
chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm
7


quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng;
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp

luật; Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời
hạn giao rừng.
Bảng 1.2: Khái quát chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cƣ
thơn (Theo Phạm Xn Phƣơng, 2008)
Tiêu chí
Hình thức giao

Theo pháp luật về

Theo pháp luật bảo vệ và phát

đất đai

triển rừng

Nhà nước giao đất - Nhà nước giao rừng sản xuất. rừng
rừng

phịng

hộ phịng hộ khơng thu tiền sử dụng đất.

khơng thu tiền sử u cầu:
dụng đất.

- Diện tích rừng giao cho cộng đồng
phải nằm trong phương án giao rừng
của UBND xã đã được UBND huyện
phê duyệt.
- Rừng giao cho cộng đồng phải

nằm trong phạm vi xã.

Hạn mức

Không quy định.

Không quy định.

Thời hạn

Ổn định, lâu dài.

- Rừng sản xuất: 50 năm – có gia
hạn.
- Rừng phịng hộ: ổn định lâu dài.

Tình trạng rừng

Khơng phân biệt các quyền

Các quyền

- Các quyền chung.
- Không được phân chia rừng cho
các thành viên trong thôn; không
được chuyển đổi, chuyển nhượng,
tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn
kinh doanh bằng giá trị quyền sở hữu
rừng sản xuất là rừng trồng, giá trị
quyền sử dụng rừng được giao.


8


1.3 . Một số vấn đề trong quản lý rừng cộng đồng hiện nay
 Những điểm thiếu trong cơ chế chính sách
Chính sách hiện nay chưa quy định riêng về cộng đồng hưởng lợi rừng,
trên thực tế đang vận dụng những quy định về hưởng lợi và nghĩa vụ từ những
quy định cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân và tổ chức; chưa có quy định
rõ ràng về khai thác gỗ thương mại khi cộng đồng được giao và quản lý rừng
tự nhiên; những quy định về thủ tục hành chính cũng chưa rõ; những quy định
về tiêu chuẩn kỹ thuật khá phức tạp và cộng đồng khó có thể tiếp cận. Những
thiếu hụt và chưa đầy đủ nêu trên đã và đang làm hạn chế cộng đồng tham gia
quản lý rừng.
 Những vấn đề về kỹ thuật trong quản lý rừng cộng đồng
- Một là, quy trình quy phạm lâm sinh hiện tại không phù hợp để áp
dụng trong điều kiện cộng đồng dân tộc thiểu số .
- Hai là, kế hoạch quản lý rừng cộng đồng chưa được thừa nhận và thể
chế hoá như một phương án kinh doanh rừng hay phương án điều chế rừng
cộng đồng.

9


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần nâng cao công tác bảo vệ rừng, hướng tới sự quản lý bền
vững của tài nguyên rừng tại xã Lê Lợi, huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần nhằm góp phần hướng tới sự phát triển bền vững tại địa
phương. Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút cộng
đồng tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Lê Lợi:
• Đánh giá thực trạng cơng tác bảo vệ rừng của xã Lê Lợi.
• Đánh giá được thực trạng sự tham gia cả người dân trong công tác quản
lý bảo vệ rừng tại xã Lê Lợi.
• Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân trong
công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Lê Lợi.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành tìm hiểu những nội dung sau :
• Đánh giá đặc điểm tài nguyên rừng tại xã Lê Lợi.
• Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Lê Lợi.
• Đánh giá thực trạng về sự tham gia của người dân trong cơng tác quản
lý bảo vệ rừng tại xã Lê Lợi.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích cộng đồng địa phương
tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Lê Lợi.
2.3 . Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
 Thu thập các số liệu tổng quan từ các chương trình, dự án, hội thảo, các
văn bản pháp luật liên quan.

10


 Thu thập các số liệu về tình hình cơ bản tại UBND xã, ban Lâm nghiệp
xã, hồ sơ giao rừng cho cộng đồng và các báo cáo hàng năm của các cơ quan
ban ngành.
 Các khóa luận, các cơng trình nghiên cứu về quản lý bảo vệ rừng dựa
vào cộng đồng, các quyết định và các chính sách liên quan đến quản lý.

2.3.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn bán định hướng và đánh giá có sự tham gia của người dân:
Chính là sử dụng bảng câu hỏi có định hướng để biết thơng tin thơng qua hình
thức trả lời miệng và phiếu câu hỏi đã có sẵn. Sử dụng phương pháp đánh giá
nơng thơn có sự tham gia gồm các công cụ như:
 Khảo sát thôn bản: Điều tra thực địa với sự tham gia của trưởng thôn,
thành viên tổ QLBV&PTVR và người dân trong thơn.
 Phân tích kinh tế hộ gia đình: phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập các
thông tin về cơ cấu thu nhập, đời sống kinh tế của cộng đồng, hoạt động tham
gia QLBVR ...
 Đối tượng được phỏng vấn:
+ Những đối tượng được lựa chọn phỏng vấn: Bao gồm cán bộ kiểm
lâm, chính quyền xã và các hộ dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.
+ Phương pháp lựa chọn đối tượng phỏng vấn: Các đối tượng được lựa
chọn theo phương thức chọn lọc có hệ thống cụ thể là:
Với các hộ gia đình: Do các hộ nhận khốn bảo vệ rừng nằm chủ yếu ở
các thôn Bằng Xăm, Yên Mỹ và thôn Đè E nên chọn 10 hộ gia đình tham gia
nhận khoán bảo vệ rừng ở 3 khu vực trên với lý do: Nhằm đảm bảo về mặt
thời gian, thuận tiện cho việc đi lại trong buổi phỏng vấn.
Với cán bộ kiểm lâm: Phỏng vấn 02 các cán bộ kiểm lâm viên của xã.
Với chính quyền xã: Tiến hành phỏng vấn 02 người.
Phiếu điều tra bao gồm những câu hỏi được soạn sẵn, bảng câu hỏi
được thiết kế từng đối tượng theo một trình tự, một hệ thống đã định để thu
thập thông tin chủ yếu sau:
11


+ Tình hình bảo vệ rừng như: cháy rừng, chặt phá rừng, sâu bệnh hại.
+ Những tác động xấu vào rừng như: mất rừng, suy thoái rừng.
+ Nhận thức của người dân về bảo vệ rừng.

+ Những hoạt động bảo vệ rừng nào người dân tham gia và không tham
gia.
+ Sự tham gia của người dân vào các phương án bảo vệ rừng của các
cấp chính quyền.
 Cách thiết kế câu hỏi và thực hiện phỏng vấn:
Cách thiết kế câu hỏi: Thiết kế câu hỏi theo các tiêu chí sau:
• Câu hỏi phỏng vấn được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, khái quát.
• Câu hỏi phỏng vấn tránh quá rõ ràng để tránh các đối tượng dựa vào
đó mà nói.
• Các câu hỏi ban đầu không nên đề cập quá sâu về vấn đề nghiên cứu
và đi sâu dần ở các câu hỏi tiếp theo.
 Cách thực hiện phỏng vấn:
Trước khi thực hiện phỏng vấn, tôi đã xác định những người nào là đối
tượng phỏng vấn, tiến hành làm quen với mọi người bằng cách hỏi han mọi
người qua đó giới thiệu về bản thân cho mọi người biết và mong mọi người
giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu tại đia phương.
Phỏng vấn các đối tượng trên tinh thần nghiên cứu, học hỏi, mong
muốn được tìm hiểu về tài nguyên rừng và công tác bảo vệ tài nguyên rừng
của người dân với thái độ, cử chỉ, lời nói và hành động thể hiện mong muốn
được mọi người giúp đỡ.
 Dung lượng mẫu:
Dung lượng mẫu được phân chia theo các đối tượng khác nhau, cụ thể
như sau:
+ Chính quyền xã: 02 người.
+ Hộ nhận khoán: 10 hộ.
+ Cán bộ kiểm lâm : 02 người.
12


Ngồi ra, về một số mức độ cơng tác bảo vệ rừng theo ý kiến của người

dân, cam kết bảo vệ rừng cấp thôn để nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ
rừng. Phương pháp bổ sung thêm là tiến hành phỏng vấn 20 người dân địa
phương trên địa bàn xã, tập trung đơng người như nhà văn hóa thôn, quản
nước thông qua các phiếu trả lời nhanh.
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Phương pháp này được thực hiện thông qua tổng hợp các nguồn tài
liệu, số liệu và kết quả phỏng vấn, phân tích để thấy được mức độ tham gia
của người dân vào công tác bảo vệ rừng làm cơ sở để đề xuất nhằm thúc đấy
người dân tham gia hoạt động bảo vệ rừng.
 Để đánh giá mức độ tham gia của người dân trong công tác bảo vệ
rừng, trong đề tài này đã sử dụng mơ hình phân tích SWOT.
 Dựa vào những chỉ tiêu này để đánh giá mức độ tham gia của người
dân tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
 Tổng hợp thông tin về các đối tượng phỏng vấn, được thực hiện khu
xử lý số liệu.
 Do khóa luận chỉ sử dụng chủ yếu 2 phương pháp nghiên cứu là:
Nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn thu thập thông tin nên cơng tác nội nghiệp
chỉ có việc tổng hợp số liệu bằng các phép toán đơn giản với sự trợ giúp của
phần mềm Excell.

13


CHƢƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính
Xã Lê Lợi thuộc địa giới hành chính huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng
Ninh, có diện tích tự nhiên 3.979,29 ha.


Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh ( Nguồn: Internet)
Xã có ranh giới hành chính:
+ Phía Bắc: giáp xã Sơn Dương, huyện Hồnh Bồ.
+ Phía Nam, Tây nam: giáp thành Phố Hạ Long.
+ Phía Đơng: giáp xã Thống Nhất, huyện Hồnh Bồ.
+ Phía Tây: giáp Thị trấn Trới, huyện Hồnh Bồ.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Lê Lợi là một trong các xã ở phía Nam huyện Hồnh Bồ, vùng này
nằm về phía nam cánh cung lớn bình phong Đơng Triều - Móng Cái, có độ
cao trung bình từ 200 m đến 350 m, cao nhất là 580 m, thấp nhất là 1,5 - 3 m.
Xen giữa các đồi núi thấp tạo thành các thung lũng, cánh đồng ruộng bậc
thang. Do địa hình phức tạp bị chia cắt nhiều, nên đất bằng không tập trung
14


thành khu vực lớn, mà xen kẽ giữa các đồi núi thấp đó là các thung lũng bãi
bằng, đất lầy úng, bãi bồi ven sông suối, ven biển cồn cát tạo thành những rải
ruộng bậc thang có diện tích tương đối lớn để cày cấy được phân bố dọc theo
tuyến đường quốc lộ 279 và đường tỉnh lộ 326. Có độ cao trung bình 20m có
nơi chênh lệch khá cao tạo cho ruộng đất ở thế bị rửa trơi, xói mịn tương đối
mạnh, có hiện tượng kết von. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển
nơng - lâm nghiệp, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi
trồng thuỷ sản và phát triển các khu cơng nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
3.1.3. Khí hậu, thời tiết
Xã Lê Lợi là xã vùng thấp của huyện miền núi lại nằm sát biển nên chịu
ảnh hưởng của vùng khí hậu Đơng Bắc tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn
hợp, là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt
(Xuân, hạ, thu, đơng).
Nhiệt độ trung bình năm là 23,1°C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 36,6°C,
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 5,5°C, nhiệt độ thấp thường bắt đầu từ tháng 11 đến

tháng 2 năm sau, cao dần từ tháng 4 đến tháng 8, hàng năm xã Lê Lợi có ngày
giá lạnh dưới 12°C thường xuất hiện khoảng 3 - 4 ngày, số ngày nóng trên
38°C khoảng 7 - 10 ngày, nhiệt độ giao động từ 15 - 20°C khoảng 200 ngày
trong năm.
Là xã chịu ảnh hưởng của khí hậu Đơng Bắc nên lượng mưa trung bình
1 năm là 1.786 mm, năm cao nhất khoảng 2.852 mm, thấp nhất khoảng 870
mm, lượng mưa phân theo 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, tập
trung chiếm từ 75% đến 85% tổng lượng mưa trong năm. Trong đó mưa
nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa chỉ còn 15% đến 20% tổng lượng mưa năm, mưa ít nhất là tháng
12.
Độ ẩm khơng khí: Do có lượng mưa khá lớn lên lượng bốc hơi trung
bình hàng năm khá cao, đạt tới 82%, độ ẩm khơng khí cao nhất vào tháng 3,
tháng 4 đạt tới 88%, thấp nhất vào tháng 10, tháng 11 đạt trị số là 76%.
15


Xã Lê Lợi có 2 loại gió thịnh hành thổi theo hướng và 2 mùa rõ rệt. Về
mùa đơng, gió thường thổi theo hướng Bắc và Đông bắc từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau, với tốc độ gió trung bình 2,98m/s. Đặc biệt có gió mùa
Đơng Bắc tràn về thường lạnh, giá rét thời tiết khô hanh, thường bị ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp, gia súc gia cầm và sức khoẻ con người. Về mùa hè,
gió thường thổi theo hướng Nam và Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 9, gió
thổi từ vịnh Hạ Long vào mang nhiều hơi nước gây ra mưa nhiều, tốc độ gió
trung bình khoảng từ 3 đến 4m/s, tạo thành luồng khơng khí mát mẻ.
Là xã thuộc huyện miền núi ven biển nên thường hay bị ảnh hưởng trực
tiếp của bão, bão thường xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 9, hàng năm thường
có từ 3 đến 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Đặc biệt trong năm 2005, xã Lê
Lợi chịu ảnh hưởng nặng nề của các cơn bão số 2,4,5,7 đã làm thiệt hại cho
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và đời sống của nhân dân.

Sương muối thường xảy ra ít, song cũng có năm sương muối xuất hiện
vào cuối tháng 12 đầu tháng 1 gây thiệt hại đến vật ni và cây trồng.
Khí hậu của huyện Hồnh Bồ nói chung và của xã Lê Lợi nói riêng có
đủ lượng nhiệt, ánh sáng mặt trời, hàng năm có khoảng 1.600 giờ nắng, tích
ơn hữu hiệu là 8.000°C. Độ ẩm cao, lượng mưa dồi dào thuận lợi cho phát
triển nhiều loại cây trồng: Lương thực (Lúa, ngô, khoai, sắn,…), cây thực
phẩm (Rau xanh, đậu, đỗ,…), cây công nghiệp ngắn ngày (Đậu tương, lạc,…)
cây ăn quả vải, nhãn, na,… Nhiệt độ trung bình của xã Lê Lợi là 23,1°C, nhiệt
độ tối thấp là 5,5°C. Nhiệt độ tối thấp hàng năm diễn ra rất ít. Người nơng dân
trồng trọt theo từng mùa nên rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát
triển tốt.
Chế độ thuỷ văn của xã Lê Lợi chịu ảnh hưởng của nhiều dạng địa hình,
hầu hết bắt đầu từ các dãy núi phía Bắc chảy theo hướng Bắc Nam. Vì mật độ
sơng suối của xã khơng nhiều, địa hình dốc thoải ra biển, nên lưu lượng nước
về mùa khô hay bị hạn chế, rất khó khăn trong sản suất cây vụ đông và vụ lúa
đông xuân.
16


3.2. Đặc điểm tài nguyên
3.2.1. Tài nguyên đất
Địa hình đồi núi và đồng bằng ven biển nên xã Lê Lợi có nhiều loại đất
khác nhau:
+ Đất phù sa: Được hình thành từ sản phẩm bồi tụ của các con sông
suối lớn trong vùng.
+ Đất mặn: Đất mặn được hình thành từ những sản phẩm phù sa sông lắng
đọng trong môi trường nước do ảnh hưởng của nước mặn ven cửa sơng tràn có
tổng số muối tan > 25%. Đất mặt chủ yếu phân bố ở các bãi ngồi sơng.
+ Đất vàng đỏ: Phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn của xã
+ Đất mùn vàng đỏ trên núi: Được hình thành chủ yếu trên đá sét và đá

cát bột kết ở độ cao tuyệt đối trên 700m
+ Đất nhân tác: Đất nhân tác hình thành do tác động của con người.
Tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con người như như hoạt
động san ủi làm ruộng bậc thang, hoặc các hoạt động của công nghiệp khai
thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn dày trên 50cm.
3.2.2. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của xã Lê Lợi gồm nhiều núi đá vôi, mỏ đất sét,
mỏ than, mỏ kim loại,... Có thể nói đây là tài nguyên góp phần mang lại cho
Lê Lợi những thế mạnh riêng có của một xã miền núi.
3.2.3. Tài nguyên du lịch và nhân văn
Vùng núi đá vôi của xã Lê Lợi có rất nhiều hang động đẹp, rừng tự
nhiên có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp với hệ động thực vật phong phú.
Ngồi ra, xã Lê Lợi cịn có nhiều các các danh lam thắng cảnh khác, như hồ
Yên Lập, An Biên; hệ thống đền,chùa được xây dựng lâu đời như: chùa Yên
Mỹ, đình làng Trới, Nghè Lê Lợi thờ Vua Lê Thái Tổ là nơi khách du lịch
trong tỉnh thường xuyên ghé thăm.
Xã Lê Lợi có lịch sử văn hoá lâu đời, đời sống văn hoá chưa được cải
thiện lắm so với các nơi khác, nhưng có thể nói vùng đất và con người nơi
17


đây đã phát huy tốt truyền thống và bản sắc của dân tộc, cần cù trong lao
động, anh dũng kiên cường trong chống giặc ngoại xâm. Nơi đây đã sớm trở
thành một trong những khu căn cứ cách mạng quan trọng, góp phần vào cơng
cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Đây chính là niềm tự hào khơng
những của lịch sử dân tộc nói chung mà cịn là nguồn cổ vũ lớn lao thơi thúc
và khích lệ nhân dân các dân tộc Hoành Bồ tiếp tục vươn lên xây dựng quê
hương ngày càng giàu đẹp.
3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng
3.3.1. Giáo dục và đào tạo

Nét văn hóa:
Có thể nói, đời sống văn hóa của nhân dân xã Lê Lợi trong những năm
qua không ngừng được nâng lên. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
huyện, xã, hiện nay hệ thống đài phát thanh đã phủ sóng đạt 90 % các địa bàn
của huyện. Các thơng tin chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế được phản ánh kịp
thời trên hệ thống truyền thanh, truyền hình.
Mạng lưới giáo dục:
Tính đến nay, trên tồn xã có 05 trường học:
- Trường trung học cơ sở: 1 trường
- Tiểu học: 2 trường
- Mầm non: 02 trường.
Về đội ngũ giáo viên của trên tồn xã giáo dục thường xun khơng
ngừng được tăng cường và chuẩn hóa, từng bước đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao trong giáo dục. Tính đến nay, tồn xã đã cơ bản hồn thành chương
trình phổ cập giáo dục THCS, quy mơ trường lớp và các loại hình giáo dục
phát triển, cơ sở vật chất trường học được tăng cường. Trong năm vừa qua
cơng tác xã hội hố giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh. Tuy nhiên, cơ sở vật
chất dạy và học vẫn còn thiếu so với yêu cầu, một số trường còn thiếu sân
chơi, thiếu nhà công vụ... chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho giảng dạy.

18


3.3.2. Giao thông
Khoảng cách từ trung tâm xã đến trung tâm huyện cách khoảng 04 km.
Hệ thống đường giao thông (đường bộ và đường thuỷ) bao gồm: Đường vành
đai Trới Vũ Oai, đường liên xã chạy qua trung tâm xã, đường liên thôn và
đường vận chuyển nguyên liệu của Nhà máy xi măng Thăng Long, ngồi ra
cịn có tỉnh lộ 326 chạy giáp ranh với địa bàn xã.
Với hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã như vậy rất thuận lợi

cho việc vận chuyển, lưu thơng hàng hố với địa bàn bên ngoài. Với điều kiện
trên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã
trong đó có phát triển kinh tế lâm nghiệp.

19


×