Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

nền kiến trúc hy lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 15 trang )

Tìm hiểu nền kiến trúc Hi Lạp cổ đại
Sự xuất hiện nền văn minh Hi Lạp, tiền đề cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
phát triển:
Vào khoảng thế kỉ VIII trước công nguyên, một nhà nước chiếm hữu nô lệ ra đời và
tồn tại ở phía bên kia Địa Trung Hải đến thế kỉ thứ II trước Công Nguyên. Đó là nhà
nước Hi Lạp cổ đại. Vị trí địa lí của Hi Lạp không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp,
nhưng rất thuận lợi trong việc giao thông đường biển. Hi Lạp là nét trung tâm công
nghiệp lớn nhất của Châu Âu về sản xuất thủ công nghiệp và ngoại thương. Đây là cơ sở
lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển củ nền văn minh Hi lạp, trong đó nghệ thuật điêu
khắc và nghệ thuật kiến trúc
Nghệ thuật Hi Lạp nói chung, nghệ thuật kiến trúc nói riêng đã đạt được những thành
tựu to lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của văn hoá thế giới.
Thành tựu của nghệ thuật tạo hình vừa biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời của người Hi Lạp
vừa chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hi Lạp về trí tuệ. Các chuẩn mực về tỉ lệ con
người đến nay vẫn là chuẩn mực, là sự khâm phục đối với con người thười kì Phục Hưng
họ đã tìm thấy trong nền nghệ thuật cổ đại Hi Lạp một tư tưởng nhân văn cao cả một nền
nghệ thuật hiện thực, ca ngợi giá trị vẻ đẹp con người . Vai trò của nghệ thuật Hi Lạp đối
với sự phát triển văn hoá và nghệ thuật nhân loại là rất lớn. “Không có các cơ sở đó, cơ
sở do Hi Lạp và La Mã xây nên, thì không thể có Châu Âu hiện đại”- Ăng - ghen . Sự
phát triển của nghệ thuật Hi Lạp không giống với sự phát triển của Ai Cập của các nước
khác. Bên cạnh đó, chế độ dân chủ đã tạo điều kiện cho các tài năng nghệ thuật phát triển.
ở Hi Lạp cổ đại tên tuổi các vị vua hay người đứng đầuthành bang không được biết
đÕn. Xã hội Hi Lạp cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ. Nhưng bên trong xã hội Êy lại chứa
dựng những tư tưởng dân chủ tiến bộ. Chế độ đó mở đường cho các nhà khoa học,các
nhà nghệ thuật được phát triển tài năng, sáng tạo. Hơn thế nữa, mảnh đất Hi lạp - ngườn
gốc của các thần thoại Hi Lạp. Mọi câu chuyện thần thoại ra đời đều muốn giải thích các
hiện tượng tự nhiên và xã hội. Quan niệm củ thế giới thần linh cung giống thế gới con
người “thần nhân đồng hình”.
Nghệ thuật Hi Lạp (kiến trúc và điêu khắc) được chia làm ba thời
kì:
- Thời kì cổ sơ: Từ thế kỉ VII (T.CN) đến thế kỉ VI (T.CN).


- Thời kì cổ điển: Từ thế kỉ V (T.CN) đến thế kỉ IV (T.CN).
- Thời kì Hi Lạp hóa: Từ thế kỉ III (T.CN) đến thế kỉ II (T.CN).
Tương ứng với ba thời kì đó, trong kiến trúc có ba kiểu cột chính đó là:
1
 Thức Doric: Ra đời sớm nhất và được phát triển ở Penoponnese miền nam nước ý.
Cột Doric đơn giản bằng những đường thẳng, những rãnh sâu.Thức cột Doric, có hậu
thân là thức cột Toscan, là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột
cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Nói chung, thức
cột này không có phần đế cột lẫnkhông có phần đầu cột. Vẻ đẹp thức cột này thường
được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng, do nú được sử dụng
ở tầng dưới cùng của đấu trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất. Tỷ lệ đường
kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4.
 Thức Inonic: Là sự kết hợp giữa đường
cong và đường thẳng, vừa khoẻ khoắn vừa
mềm mại. Phần thân cột là những rãnh thẳng,
phần đầu cột được trang trÝ bằng những
đường cong mềm mại, duyên dáng hơn.Thức
cột Ionicmang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và
giàu tính trang trí hơn cột Doric. Nguồn gốc
cột Inonic là Ionia, thuộc địa của Hy Lạp. Cột
Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric
chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều
cao cột là 1:9. Ngoài ra, cột này có thêm đế
cột ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào
trong. Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba dải. Các
ngôi đền có cột này là đền Artemis ở Ephesus, đền thờ Apollo
Epikourios ở Bassae, đềnErecteyon ở Athena.
2
 Thức Coranhtieng: Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ 5
trước Công nguyên, có đường nét mảnh mai, giàu trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết hoa

lệ, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp. Thức cột này
do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra. Cột này có ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng
3
nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian. Có thể thấy công trình sử dụng
loại cột này tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.Các loại cột trên sau này
được người La Mã cổ đại kế thừa và phát triển, đồng thời sáng tạo thêm hai loại thức cột
mới là Toscan vàComposite.
4
Quần thể đền đài Hi Lạp
Thức kiến trúc Hi Lạp
Thức kiến trúc trong đó tương quan giữa các bộ phận của hệ “dầm - cột” đạt tới mức
độ hoàn mĩ có nhiệu quả nghệ thuật cao.
Các nhà kiến tróc sư đã nghiên cứu tìm tòi, phát minh ra nhứng thức cột đạt đến độ chắc
chắn về cấu trúc, thẩm mĩ về hình thể tạo nên một kiến trúc có một không hai, và đã để
lại cho nhân loại mét kho báu kiến thức về kến trúc và những di sản nghệ thuật của nhân
loại.


Những
n ghiên
cứu th
ứ c
cột của
c ác
kiến tr
ú c sư
Quá
trình
phát
triển

đền đài
Hy Lạp
cổ đại
Đền thờ
Hy
Lạp cổ
đại có
đặc
điểm là
5
nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài. Các loại hình đền đài được phân theo mức độ phức
tạp của cách thiết kế những cột đó như sau:
 Loại đền cổ nhất có dạng hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn và có hai cột ở
chính cạnh ngắn này, gọi là dạng cột đôi ở hiên (Distyle); ví dụ như ngôi đền thờ
thầnThemis ở Rhamnus.

Những gì còn sót lại của đền thờ thầnThemis ở Rhamnus.
 Loại đền cổ thứ hai có dạng như trên, nhưng có thêm
hai cột ở cạnh ngắn phía sau nữa, gọi là dạng cột đôi ở
hiên cả hai đầu ;
ví dụ đền thờ Artemis ở Eleusina.


 Loại đền giống loại đền thứ nhất, nhưng thay vì hai
cột mà là bốn cột ở phía trước, gọi là dạng hàng cột mặt
trước hay hàng cột hiên;
ví dụ ngôi đền ở Selinus.
• Loại đền giống loại đền thứ hai, nhưng có bốn cột ở cạ
nh ngắn phía trước và bốn
cột ở cạnh ngắn phía

6
sau, gọi là loại hàng cột cả hai đầu (Amphi-Prostyle) (tiền tố
"amphi" có nghĩa là "cả hai phía").

•Loại đền hình tròn, vành ngoài có hàng cột
vòng quanh gọi là nhà
Loại đền hình chữ nhật có tường chịu lực là chính,
nhưng mặt ngoài tường ghộp thờm cỏc cột, gọi là
loại đền cú cỏc hàng cột giả bao quanh hay bổ trụ
bao quanh (Pseudo-Peripteral); ví dụ đền thờ thần
Zeus ở Olympia.

Đền thờ thần Zeus ở Olympia.
•Loại đền hình chữ nhật có một hàng cột chạy ở vành ngoài chu vi công trình, gọi
là loại đền cú cỏc hàng cột bao quanh (Peripteral); ví dụ đền Hephaestos và đền
Parthenon ở Athena, đền Paestum
•Loại đền hình chữ nhật, có hai hàng cột chạy bao xung quanh công trình, có tên
gọi là đền Dipteral; ví dụ đền Olympeion ở Athena,…
Mặt bằng đền th
ờ Hy Lạp cổ đại
được tạo thành b
ởi ba thành phầ
n chính: pronao
s
(tiền sảnh), naos
(gian thờ) và pat
henon (phòng để
châu báu). Ngoài ra, còn có opisthodomos (hậu sảnh )
Vẻ đẹp của đền đài Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự ra đời và phát triển của các loại
thức cột.

Kiến trúc Hi Lạp cổ đại là kiểu kiến trúc phòng cột, chủ yếu là các dãy cột cao đồ
sộ, không có tường, thường là kiến trúc đền thờ với ba kiểu cột đặc trưng cho ba thời
kì của nghệ thuật Hi Lạp cổ đại. Điển hình nhất có thể kể đến đền thờ Parthenon
một trong bảy kỳ quan thế giới
7


Đền
thờ Pá c-tê-
nông(447
– 432 T.CN)
Đền thờ Parthenon được xây dựng vào năm 443 trước công nguyên. Vẻ đẹp của
Parthenon còn được thể hiện, bộc lộ trong sự đơn giản, trang nhã mà khoẻ khoắn, mạnh
mẽ của khối kiến trúc chủ yếu dựa trên những đường thẳng với sự trang trí bằng các tác
phẩm điêu khắc và phù điêu dạng trổ ngang. Công trình có mặt bằng hình chữ nhật kích
thước 31m x 70m cao 14m. Có hành lang cột bao quanh: Mặt chính 8 cột, mặt bên gồm
17 cột, các cột.
Đền thờ nữ thần Artemiss.(550 tr.CN)
Đền thờ nữ thần
Artemis
được
xây dựng gồm các ngôi đền xây dựng đầu tiên
vào khoảng năm 550 TCN với sự giúp đỡ tài chính của Croesus. Thế nhưng, vào năm 356
TCN, công trình kiến trúc nguy nga này bị thiêu huỷ. Trong vòng vài thập niên sau,
người ta dựng tại địa điểm cũ ngôi đền mới, theo hình dáng của ngôi đền ban đầu.
Đền nguyên thủy cũ kích thước 55x110m tính ở bậc thang phía trên, ba phía là một dãy
cột gồm hai hàng rào bao quanh, một chiếc cổng có mái che với hàng cột. ba mươi sáu
cột nằm ở phía trước lối ra vào trang trí bằng các tác phẩm chạm nổi, một đặc điểm khác
thường đối với các nghôi đền Hy Lạp, chính bản thân các cột chạm trổ từ 40 đến 48
8

đường rãnh mỏng khoét sâu ở thân cột. quanh ngôi đền phía trên các cột có một trụ gạch.
Đá cẩm thạch dùng trong công trình được lấy từ mỏ đỏ cách công trường 11km, khoảng
cách khá xa kiến việc vận chuyển những tảng đá nặng trên 40 tấn trở thành một thử
thách. Kích thước đáng kinh ngạc của ngôi đền và các tảng đá sư dụng trong công trình
đòi hỏi những kỹ thuật mới trong vận chuyển và dựng đá đứng thẳng. trong khi phương
pháp của Chersiphron chưa từng áp dụng ở nơi khác, xây dựng đền đồ sộ này quả thật là
chứng cứ cho sự khéo léo, tài tình của ông. Nghưng tiếc thay, chỉ một phần rất ít của công
trình còn tồn tại cho đến ngày nay.
Không chỉ có đền thờ Parthenon, Đền thờ nữ thần Artemis, ở hy lạp còn rất nhiều công
trình kiến trúc nổi tiếng như:

n Erechteon. nĐề Đề
Athena Nike
Nghệ thu tậ iêuđ kh cắ Hi L pạ

Giai o nđ ạ 1:
Thời kỳ cổ sơ (thế kỷ thứ VII-VI tr.CN) có đặc điểm là các tượng
nam khỏa thân, nữ mặc áo dài có hình dáng thẳng đứng và trong
9
dáng tĩnh, hai tay buông theo thân, cân đối. Mặt tạo hình chưa chuẩn về giải phẫu, phần
lớn các tượng nhỏ bằng đất nung, hoặc ngà voi, hoặc bằng gỗ thể hiện một cách sơ lược
hình tượng các con vật, con người hay hình người kết hợp với con vật, hay diễn tả các vị
thần, được gắn liền với tôn giáo

Thế kỉ thứ VI tr. CN phong cách làm tượng đã có sự chuyển biến. Các tượng thẳng đứng,
tĩnh đần được thay thế bằng những pho tượng có dáng động từ đơn giản đến phức tạp
dần. Nửa đầu thế kỉ V tr. CN điêu khắc Hi lạp được đánh dấu bằng các tác phẩm trạm nổi
ở các đền thờ. Con người được diễn tả ở nhiều tư thế vận động khác nhau, sinh động
hơn.
Tượng nam thanh niên

Giai đoạn 2:
Thời kì cổ điển (thế kỉ V - IV tr.CN): Là giai đoạn lí tưởng hoá.Người đứng đầu về điêu
khắc thời kì này là Phidias, còn có Polyclete, Myzon, …với những tượng đáng động. Tỉ
lệ chuẩn cân đối giữa đầu-thân-tay-chân, hài hoà của cơ thể nam giới, mềm mại sống
động của hệ thống cơ, chất liệu đá dường như đã làm người xem hình dung như những
nếp vải, như những bó cơ, như chất da thịt mịn màng, …ở tượng Doripho, làm cho ta có
cảm nhận được sự vững của cơ thể, sự chuẩn xác về giải phẫu tạo hình kết hợp với cái
đẹp của đường nét, hình khối.
10
T ngượ Th n v n miloầ ệ ữ Người Ném Đĩa(450 tr.CN)
T ngượ th n Zeusầ (450 tr.CN) hình mô ph ng ỏ
T ngượ Nữ Th nầ Chi nế Th ngắ
Giai đoạn 3:
Thời kì Hi Lạp hoá (thế kỉ V - IV tr.CN): giai đoạn
này bớt chất lí tưởng hoá, tăng thêm chất hiện
thực. Tìm đến mét phong cách mới. Hoặc đẩy cao
hơn về mặt biểu hiện những tình cảm đau thương, bi
thảm. Hoặc diễn tả phức tạp hơn, hoặc cường diệu
11
hoá. Thể loại thường gặp trong điêu khắc thời kì Hi Lạp hoá là nhóm tượng và phù điêu
lớn. Tiêu biểu là nhóm tượng Lao - cun:
Nhóm tượng đẹp và mang nhiều chất bi tráng, diến tả một cảnh tượng khủng khiếp về số
phận con người. nhốm tượng diễn tả ba nhân vật, mỗi người mang mét nét đẹp riêng.
Ngoài cái lí tưởng về thể hình, tác giả còn muốn nhấn mạnh vẻ đẹp về tính cách , về sù
bộc lộ nội tâm. Cụ thể ở đây qua các hình dáng, thái độ khác nhau của ba nhân vật đã bộc
lộ nỗi khiếp sợ, đau đớn kiệt sức của ba cha con Lao - cun. Sức căng vặn của ba cơ thể,
kết hợp với đường cong phức tạp uốn Ðo của hai con rắn đã tạo.
Nhóm tượng Lao-cun
Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đền đài. Tuy nhiên, ngày nay người ta
vẫn chưa biết hết các công trình này vì một số tượng bị thất lạc, bị chìm xuống biển bởi

những lí do nào đó. Nhưng những gì còn lại cũng đã đủlàm cho người đời sau ngỡ ngàng
và khâm phục. .
Đó là những tượng nhỏ, tượng bán thân vốn được dựng ở các quảng trường. Lại có những
tượng thần lớn dựng ở đền, như tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, hoặc những
tượng nhiều người biết qua phiên bản như Lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Mi-lô v.v…
Tượng bằng đá cẩm thạch trắng, được tạo dáng đến mức hoàn hảo, với những đường nét
mềm mại, tinh tế lạ lùng, với tư thế và vẻmặt sống động, có thần. Phần lớn là tượng thần,
nhưng ở đây lại được thể hiện là người và rất đẹp. Giá trị hiện thực và nhân đạo cũng
là ở đó. Tượng Hi Lạp đã trở thành một kiểu mẫu nghệ thuật, một vật chiêm ngưỡng của
đời sau.
Những phát hiện về kiến trúc Hi Lạp cổ đại
Các công trình kiến trúc cũng đạt tới trình độ tuyệt mĩ. Hầu hết các công trình này là đền
thờ thần. Đền là một nền nhà rộng để làm lễ, phía trong là bệthờ, xung quanh có tường và
có cửa vào. Thông thường có một hành lang rộng chạy xung quanh đền, được viền bằng
một hàng cột có cạnh. Phía trên hàng cột, dưới mái, ở hai đầu hồi thường kết bằng những
tấm phù điêu được trang trí rất sinh động.
Dưới bầu trời Địa Trung Hải, những ngôi đền nổi bật lên không phải bằng chiều cao
đồ sộ, bằng màu sắc thâm trầm bí ẩn, mà bằng đá cẩm thạch trắng, bằng hàng cột duyên
dáng, bằng vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát, tươi tắn, gần gũi, có sức thu hút, làm say mê lòng
người. Dường như đây không phải là nơi thâm nghiêm linh thiêng thờ cúng mà như được
xây dựng làm nhà bảo tàng nghệ thuật. .
12
Giá trị nghệ thuật cao và giá trị hiện thực sinh động của các kiến trúc cổ đại Hi Lạp chính
là chỗ đó. .
Ở A-ten có một khu thờ cúng xây trên một quả núi nhỏ ở ngoại vi thành phố. Ở đây
người ta được thấy một số đền đẹp nhất của Hi Lạp, trong đó có ngôi đền Pác-tê-nông,
mặc dù ngày nay đã bị vỡ lở khá nhiều.
Nghệ thuật Hy Lạp và sự giàu có của châu Á đã kết hợp tạo dựng nên một công trình kiến
trúc thần thánh và nguy nga. Đền thờ nữ thần Artemiss nằm trong số Bảy kỳ quan bởi
tính tráng lệ về kiến trúc và kích thước khác thường.

Hội tụ tất cả các yếu tố trên là điều kện tuyệt vời cho sự phát triển của văn hoá, nghệ
thuật Hi Lạp. Nghệ thuật tạo hình Hi Lạp nhất là kiến trúc và điêu khắc đã đạt tới đỉnh
cao chỉ sau hơn 200 năm, từ thế kỉ VII đến thế kỉ Vtr.CN.
Giai đoạn sơ kì (từ thế kỉ 7 tr. CN.)
Điêu khắc mang nhiều chất nguyên thuỷ, tượng người thườngở thế đứng thẳng, đàn
ông ở dạng khoả thân, miêu tả hình tượng chiến sĩ và các anh hùng. Cuối giai đoạn sơ kì,
xuất hiện nhiều phù điêu và tượng trang trí ở các đền thờ.
Giai đoạn cổ điển của điêu khắc Hi Lạp (từ thế kỉ 5 tr. CN.)
Thể hiện lí tưởng và những quy chuẩn mĩ thuật của chủ nghĩa anh hùng, đặc điểm chung
của tượng là cơ thể tráng kiện, tinh thần cao thượng. Myrông (Myron) là một đại biểu của
thời kì này, chuyên tạc tượng đồng, tác phẩm “Người ném đĩa” là sự kết hợp cao độ giữa
động tác mạnh mẽ và tinh thần sung mãn (x. Myrông). Phiđiat (Phidias) thường làm
tượng có kích cỡ lớn và dùng vật liệu quý nhưvàng, ngà voi (nay chỉ còn những bản sao
chép nhỏ), tác phẩm quan trọng nhất của ông là các điêu khắc ở đền Pactênông
(Parthénon - thành Aten; x. Phiđiat). Đỉnh cao của nghệ thuật hy lạp và cũng là một đỉnh
cao của nghệ thuật thế giới là Pôlyclet (Polyclète), chuyên tạc tượng chiến binh và võ sĩ;
bức “Người cầm giáo”, một tượng nam có tỉ lệ giữa đầu và thân là 1/7, được coi là
tỉ lệ chuẩn mực của điêu khắc cổ điển (x. Pôlyclet). Ở cuối giai đoạn cổ điển, phong cách
nghệ thuật mang chất lí tưởng được thay thế bằng cách biểu hiện mang tính thếtục, có
nhiều nét cá tính hơn, chứa đậm tư tưởng và tình cảm của tác giả. Đại biểu cuối cùng của
giai đoạn này là nhà điêu khắc Lyxip (Lysippe), tương truyền ông có đến 1500 tác phẩm,
hầu hết bằng đồng.
Giai đoạn “Hi Lạp hoá” (323 tr. CN - thế kỉ 1 tr. CN.)
Điêu khắc phát triển khuynh hướng thế tục, nhưng ở một số tác phẩm xuất sắc vẫn
giữ được tinh thần cổ điển, tiêu biểu là tượng “Nữ thần chiến thắng”
Tượng nữ thần ở giai đoạn này cho thấy ý nguyện của các nhà điêu khắc không phải là
đúc tạothiên thần, mà là diễn tả vẻ đẹp thân hình của người phụ nữ, phục vụ cho
sự hưởng thụ cái đẹp nhân tính. Trung tâm mĩ thuật của giai đoạn này là tiểu Vương quốc
Pecgam (Pergam; Pecgamôn), nơi có đàn tế thần Zơt (Zeus) xây dựng năm 180 tCn., với
13

những phù điêu trang trí mô tả cuộc chiến giữa người khổng lồ với thần, nhóm tượng Lao
cum không còn tinh thần cổ điển mà mang tính khoa trương.
Nghệ thuật Hi Lạp nói chung, nghệ thuật kiến trúc nói riêng đã đạt được những thành tựu
to lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của văn hoá thế giới. Thành
tựu của nghệ thuật tạo hình vừa biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời của người Hi Lạp vừa
chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hi Lạp về trí tuệ.
“Trên một phương diện nào đó, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Hi Lạp được coi là
tiêu chuẩn và những kiểu mẫu không thể bắt trước được”.
“Không có các cơ sở đó, cơ sở do Hi Lạp và La Mã xây nên, thì không thể có Châu
Âu hiện đại”- Ăng - ghen .

Mục lục
Sự xuất hiện nền văn minh Hi Lạp, tiền đề cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
phát triển 1
Nghệ thuật Hi Lạp (kiến trúc và điêu khắc) 1
Thức kiến trúc Hi Lạp 4
14
Vẻ đẹp của đền đài Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự ra đời và phát triển của các loại
thức cột. 7

Nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp 9

Những phát hiện về kiến trúc Hi Lạp cổ đại 12
15

×