Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Cam kết việt nam về dịch vụ pháp lý với tư cách là thành viên của wto những vấn đề pháp lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

PHAN THỊ THU THẢO

CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ PHÁP
LÝ VỚI TƢ CÁCH LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TP.HCM, NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan, khóa luận tốt nghiệp “Cam kết của Việt Nam về dịch vụ
pháp lý với tư cách là thành viên của WTO” là công trình của riêng tác giả, được
thực hiện trên cơ sở tham khảo các tài liệu và nghiên cứu các quy định của pháp
luật có liên quan dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Việt Dũng. Các số liệu nêu
trong khóa luận này là trung thực và chính xác. Các thơng tin mang tính chất
tham khảo được trích từ các nguồn hợp pháp và đáng tin cậy.

Tác giả khóa luận

Phan Thị Thu Thảo


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1


CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT WTO ĐỐI VỚI DỊCH
VỤ PHÁP LÝ ........................................................................................................ 6
1.1. Khái quát về dịch vụ pháp lý và khung pháp lý của WTO đối với dịch vụ
pháp lý .................................................................................................................... 6
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ pháp lý với tư cách là một ngành
dịch vụ. ............................................................................................................ 6
1.1.2. Khung pháp lý của WTO về dịch vụ pháp lý. ..................................... 11
1.1.2.1. Quy định chung của GATS về thương mại dịch vụ...................... 11
1.1.2.2. GATS và nghĩa vụ của các nước thành viên WTO trong lĩnh vực
dịch vụ pháp lý. .......................................................................................... 14
1.2. Chế độ pháp lý cơ bản áp dụng đối với dịch vụ pháp lý. .............................. 18
1.3. Nội dung cơ bản của cam kết của một số nước thành viên WTO về dịch vụ
pháp lý................................................................................................................... 22
CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PHÁP
LÝ VÀ CAM KẾT WTO LIÊN QUAN CỦA VIỆT NAM ............................ 26
2.1. Tổng quan về chính sách pháp luật điều chỉnh dịch pháp lý của Việt Nam. 26
2.2. Cam kết của Việt Nam về dịch vụ pháp lý trong WTO. ............................... 31
2.2.1. Khái quát về Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam. .............. 31
2.2.2. Phạm vi dịch vụ pháp lý trong bảng phân loại CPC của WTO. .......... 34
2.2.3. Nội dung cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ pháp lý. ............... 39
CHƢƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN LIÊN
QUAN TỚI CHẾ ĐỘ THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PHÁP LÝ VÀ


MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TRƢỚC YÊU CẦU HỘI
NHẬP QUỐC TẾ ............................................................................................... 46
3.1. Thực tiễn về thực hiện dịch vụ pháp lý của Việt Nam. ................................. 46
3.1.1. Đánh giá tác động của các quy định liên quan với nghĩa vụ pháp lý từ
cam kết WTO của Việt Nam. ........................................................................ 46
3.1.2. Thực trạng hoạt động của những tổ chức cung ứng dịch vụ pháp lý. . 55

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về dịch vụ pháp lý của Việt
Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO và hội nhập quốc tế.57
3.2.1. Từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh ngành dịch
vụ pháp lý trong hội nhập kinh tế quốc tế. .................................................... 57
3.2.2. Nâng cao năng lực hoạt động nghiệp vụ cho ngành dịch vụ pháp lý.. 59
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
WTO, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội nhập của đất
nước, mang đến cho đất nước chúng ta nhiều cơ hội trong công cuộc cải cách và
phát triển đất nước.
Trong suốt những năm qua, Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện các cam kết
của mình đối với tổ chức này trong các lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, nơng nghiệp,
thuế, dịch vụ… Nhìn chung, dịch vụ là một trong những nhóm ngành khá mới và
hết sức phức tạp. Việc tạo một hành lang pháp lý an tồn cho sự phát triển của nó
là sự khó khăn khơng chỉ đối với nước ta mà cịn nhiều nước trên thế giới, đặc
biệt là quá trình thực thi các cam kết ở Việt Nam.
Dịch vụ pháp lý có vai trị quan trọng trong chính sách thu hút đầu tư nước
ngồi ở các quốc gia vì dịch vụ pháp lý luôn đi cùng các hoạt động kinh tế,
thương mại, đầu tư trong thương mại quốc tế. Thế nên, dịch vụ pháp lý là mối
quan tâm hàng đầu của các quốc gia phát triển muốn đầu tư vào thị trường mới,
nhất là đối với một số nước có lợi thế cạnh tranh như Hoa Kì, Anh, Úc. Do đó,
việc địi hỏi thị trường có nền dịch vụ pháp lý phù hợp là yếu tố quyết định cho

sự phát triển của kinh tế thế giới.
Đối với Việt Nam, dịch vụ pháp lý là một ngành khá mới, việc mở rộng thị
trường trong ngành dịch vụ này gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn. Trong
giai đoạn trước khi gia nhập WTO, sức ép hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị
trường chỉ thực sự xuất hiện khi Việt Nam ký kết và thực hiện Hiệp định Thương
mại – Hoa Kì (BTA). Kể từ khi thực hiện BTA và nhất là với việc ban hành Nghị
định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ thì thị trường


2

dịch vụ pháp lý đã có những bước đi rõ nét trong việc tạo thuận lợi cho các tổ
chức luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Sau khi
gia nhập WTO, chúng ta đã có những cam kết cụ thể về ngành dịch vụ pháp lý
này được quy định trong các văn bản khác nhau nhằm hội nhập kinh tế quốc tế
và đưa ngành dịch vụ pháp lý phát triển cùng với các ngành dịch vụ khác trong
nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta. Tuy nhiên, thách thức đối với thị
trường dịch vụ pháp lý của chúng ta hiện nay là khơng nhỏ vì đây là ngành cịn
mới mẻ, số lượng đội ngũ hành nghề chiếm tỉ lệ chưa cao, cũng như trình độ và
kinh nghiệm của chúng ta cịn thấp so với nhiều quốc gia khác trong WTO. Vậy
thì chúng ta phải có những bước đi như thế nào để tìm kiếm những thế mạnh
riêng để phát triển ngành dịch vụ pháp lý ở Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay?
Để hiểu rõ hơn về quy định của WTO về dịch vụ pháp lý và nội dung cam
kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý cũng như
những tác động của việc thực hiện cam kết. Tác giả xin chọn đề tài khoá luận:
“CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ PHÁP LÝ VỚI TƯ CÁCH LÀ
THÀNH VIÊN CỦA WTO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”
2. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu:

Làm sáng tỏ các vấn đề về mặt lý luận các vấn đề liên quan đến pháp luật
WTO về dịch vụ pháp lý như đưa ra các khái niệm và đặc điểm của dịch vụ pháp
lý, phân tích chế độ pháp lý cơ bản của WTO đối với dịch vụ pháp lý và nghĩa vụ
pháp lý của các nước thành viên trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Bên cạnh đó,
trình bày nội dung cơ bản trong cam kết về dịch vụ pháp lý của một số thành
viên WTO.


3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, trình bày tổng quan các về chính sách pháp
luật điều chỉnh dịch vụ pháp lý của Việt Nam từ năm 1945 đến nay, quá trình mở
cửa thị trường dịch vụ pháp lý của Việt Nam, phân tích cụ thể cam kết của Việt
Nam về dịch vụ pháp lý trong WTO về mặt hình thức và nội dung, đánh giá sự
phù hợp giữa quy đinh pháp luật Việt Nam với cam kết về dịch vụ pháp lý của
Việt Nam trong WTO. Từ đó, đánh giá tác động của các quy định liên quan trong
cam kết với nghĩa vụ pháp lý của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và những ảnh
hưởng của nó đến thị trường dịch vụ pháp lý Việt Nam.
Cuối cùng, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức cung
ứng dịch vụ pháp lý trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, tác giả sẽ đưa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về dịch vụ pháp lý của Việt Nam để
đáp ứng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO và hội nhập kinh tế quốc tế.
 Đối tƣợng nghiên cứu:
Khóa luận nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện những nội dung
quy định của WTO và cam kết của Việt Nam về dịch vụ pháp lý.
3. Phạm vi nghiên cứu
Để làm sáng tỏ nội dung của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề
sau: Quy định của WTO về dịch vụ pháp lý, pháp luật của một số nước thành viên
WTO về dịch vụ pháp lý, nội dung cam kết về dịch vụ pháp lý trong Biểu cam kết cụ
thể về dịch vụ của Việt Nam, pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực

dịch vụ pháp lý, thực trạng hoạt động của ngành dịch vụ pháp lý Việt Nam, đề xuất các
biện pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực của ngành dịch vụ pháp lý
Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về nghĩa vụ thành viên WTO và định hướng hội
nhập kinh tế quốc tế.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu khóa luận là phép biện chứng


4

khoa học kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê dựa
trên các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế cũng như các nguồn tư liệu, sách
báo, bài viết, của các học giả và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
lĩnh vực dịch vụ pháp lý.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
 Ý nghĩa khoa học:
Khóa luận là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề pháp
luật điều chỉnh hoạt động dịch vụ pháp lý của WTO và Việt Nam. Qua đó, tác giả
muốn đưa ra cách tiếp cận vấn đề một cách lôgic và khoa học về nội dung cam kết
dịch vụ pháp lý của Việt Nam và đánh giá tác động của việc thực hiện cam kết đối
với nghĩa vụ pháp lý của Việt Nam trong WTO, đồng thời nghiên cứu sự phù hợp
giữa quy đinh pháp luật Việt Nam với cam kết về dịch vụ pháp lý của Việt Nam
trong WTO. Tìm kiếm và trình bày thực trạng hoạt động của các tổ chức cung
ứng dịch vụ pháp lý tại Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về dịch vụ pháp lý cũng như giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt
động của ngành dịch vụ pháp lý Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.
 Giá trị ứng dụng của đề tài:
Nghiên cứu đề tài khóa luận này khơng chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà
cịn có giá trị về mặt thực tiễn: Giúp hiểu biết toàn diện và rõ ràng hơn về những
quy định của WTO trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý, những nội dung cam kết của Việt

Nam về dịch vụ pháp lý trong WTO và những quy định của pháp luật về dịch vụ
pháp lý. Thông qua việc đánh giá sự phù hợp giữa quy định pháp luật Việt Nam
với cam kết về dịch vụ pháp lý của Việt Nam trong WTO, có thể dự báo sự phát
triển của pháp luật về dịch vụ pháp lý của Việt Nam trong thời gian tới. Từ đó, đưa
ra các giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật dịch vụ pháp lý Việt Nam và nâng
cao năng lực hiệu quả hoạt động của ngành dịch vụ pháp lý Việt Nam trong nền


5

kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về pháp luật WTO đối với dịch vụ pháp lý.
Chương II: Chính sách thương mại đối với dịch vụ pháp lý và cam kết
WTO liên quan của Việt Nam.
Chương III: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan tới chế độ
thương mại đối với dịch vụ pháp lý và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện trước
yêu cầu hội nhập quốc tế.


6

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT WTO ĐỐI VỚI DỊCH
VỤ PHÁP LÝ

1.1. Khái quát về dịch vụ pháp lý và khung pháp lý của WTO đối với dịch
vụ pháp lý
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ pháp lý với tư cách là một ngành dịch

vụ.
 Khái niệm:
Theo Từ điển Luật học – Nhà xuất bản Tư pháp, dịch vụ nói chung được
hiểu là “sản phẩm kinh tế gồm những công việc dưới dạng lao động thể lực, khả
năng tổ chức, quản lý, kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu
cầu sản xuất kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng của tổ chức, cá nhân”. Trong
nền kinh tế thị trường, hoạt động cung ứng dịch vụ rất đa dạng, phong phú, đó có
thể là các dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng, dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất kinh
doanh, dịch vụ mang tính chất nghề nghiệp chun mơn.
Là một lĩnh vực dịch vụ thương mại đặc biệt, dịch vụ pháp lý cũng đang
trở thành một lĩnh vực thu hút rất nhiều sự quan tâm của xã hội cũng như những
khách hàng trên thị trường dịch vụ. Bởi thế, cùng với các ngành thuộc sở hữu trí
tuệ và các ngành thương mại dịch vụ khác, dịch vụ pháp lý được đưa vào hệ
thống thương mại thế giới và được điều chỉnh bởi Hiệp định chung về thương
mại dịch vụ (viết tắt là GATS).
Theo nghĩa rộng, dịch vụ pháp lý bao gồm dịch vụ tư vấn (advisory
services), dịch vụ đại diện (representation services) và tất cả các hoạt động liên
quan đến quản lý tư pháp (thẩm phán, cơng tố viên, thư kí tịa án, luật sư…). Tuy
nhiên, hoạt động liên quan đến quản lý tư pháp không nằm trong phạm vi Hiệp


7

định GATS, bởi vì ở hầu hết các nước, các hoạt động này được coi là “loại dịch
vụ cung cấp trong khi thực hiện quyền lực nhà nước” theo Điều I(3) GATS.
GATS điều chỉnh tất cả các dịch vụ tư vấn và đại diện trong nhiều lĩnh vực pháp
luật khác nhau1.
Trong “Bảng phân loại các lĩnh vực dịch vụ” của WTO 2 thì “dịch vụ pháp
lý” được quy định như một tiểu ngành của “dịch vụ chuyên môn” (professional
services) nằm trong ngành “dịch vụ kinh doanh” (bussiness services). Theo Danh

mục phân loại dịch vụ tạm thời của Liên hợp quốc (CPC) kèm theo mã số cho
từng lĩnh vực và phân ngành dịch vụ cụ thể thì dịch vụ pháp lý có mã số 861 bao
gồm các tiểu phân ngành sau:
- Dịch vụ tư vấn và đại diện trong nhiều lĩnh vực khác nhau (CPC 8611);
- Dịch vụ tư vấn và đại diện liên quan đến luật hình sự (CPC 86111);
- Dịch vụ tư vấn và đại diện về các thủ tục tại tòa án liên quan đến các lĩnh
vực pháp luật khác (CPC 86119);
- Dịch vụ tư vấn và đại diện về các thủ tục tố tụng theo luật tại các tổ chức
mang tính tịa án (CPC 8612/CPC 86120);
- Dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng (CPC 8613/CPC 86130);
- Dịch vụ thông tin và tư vấn pháp lý khác (CPC 8619/CPC 86190).
Bảng CPC được sửa đổi năm 1998 của Liên hợp quốc về cơ bản không
thay đổi nhiều về dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, tiểu ngành dịch vụ pháp lý được bổ
sung “dịch vụ trọng tài và hịa giải” mà trước đây thuộc về nhóm dịch vụ liên
quan đến tư vấn quản lý3.
Bảng Danh mục CPC của Liên hợp quốc đã có sự phân biệt các dịch vụ
1

Theo Điều I Hiệp định GATS quy định về phạm vi và điểu chỉnh của GATS, GATS được áp dụng cho các loại
dịh vụ được trao đổi trên thế giới. Cho nên GATS sẽ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến dịch vụ pháp lý của các
thành viên WTO.
2
WTO, Bảng phân loại các loại dịch vụ, MTN.GNS/W/120, (1991).
3
Liên hợp quốc, Danh mục phân loại dịch vụ tạm thời của Liên hợp quốc, S/CSC/W6/Add.10, (27/3/1998).


8

pháp lý thành tư vấn và đại diện trong lĩnh vực luật hình sự hay các lĩnh vực

pháp luật khác hoặc thủ tục tại toà án hay thủ tục tại các cơ quan tài phán ngoài
toà án. Tuy nhiên, việc phân loại CPC này không phản ánh đúng thực tiễn thương
mại quốc tế vì nó khơng liên quan với cam kết của các nước thành viên WTO
trong dịch vụ pháp lý. Chính vì vậy, các nước thành viên WTO khi đàm phán mở
cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ GATS đã chọn áp dụng cách phân loại
sau:
- Pháp luật của nước tiếp nhận dịch vụ (tư vấn/đại diện);
- Pháp luật nước mình và/hoặc pháp luật nước thứ ba (tư vấn/đại diện);
- Pháp luật quốc tế (tư vấn/đại diện);
- Dịch vụ chứng từ pháp lý và chứng nhận;
- Các dịch vụ khác về tư vấn và thông tin pháp luật.
Trong khn khổ WTO, các nước thành viên có thể cho phép các chuyên
gia nước ngoài thực hành pháp luật trong nước, pháp luật quốc tế, pháp luật của
nước mà chuyên gia đó xuất xứ hoặc pháp luật của nước thứ ba. Trong tất cả
những trường hợp này, thành viên WTO có thể chỉ cam kết mở cửa dịch vụ tư
vấn (như trường hợp Việt Nam) hoặc mở rộng cho dịch vụ tranh tụng. Theo đó,
một chun gia nước ngồi có thể đại diện cho khách hàng trước tòa án hoặc tổ
chức trọng tài ở nước tiếp nhận dịch vụ. Khi các chuyên gia thực hành pháp
luật quốc tế, pháp luật của nước họ hay pháp luật của nước thứ ba, họ thường
được gọi là Nhà tư vấn luật Quốc tế (Foreign Legal Consultants - FLCs). Định
nghĩa này cũng được đưa vào một số Biểu cam kết theo GATS. 4
Tóm lại, theo quy định của WTO, dịch vụ pháp lý được hiểu là bao gồm
“các lĩnh vực tư vấn và đại diện đối với pháp luật nước tiếp nhận dịch vụ, pháp
4

Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, "Chương 5 - Dịch vụ pháp lý", Tổng quan về tự do hóa thương
mại dịch vụ (Legal Services - Background Note by the Secretariat - S/C/W/43, 6 July 1998, World Trade
Organisation), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2006), tr.5.



9

luật nước sở tại, nước thứ ba, luật pháp quốc tế; dịch vụ chứng thực giấy tờ tài
liệu; các dịch vụ tư vấn và thơng tin khác”.
Ta có thể đưa ra định nghĩa khái quát về dịch vụ pháp lý như sau: Dịch vụ
pháp lý là một loại hình thương mại dịch vụ liên quan đến lĩnh vực pháp luật
mà trong đó cung ứng dịch vụ cung cấp các thơng tin pháp lý, thực hiện công
việc cho khách hàng với mục đích nhận thù lao, góp phần bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của khách hàng, bảo vệ pháp chế.
 Đặc điểm:
Dịch vụ pháp lý là một lĩnh vực thuộc ngành thương mại dịch vụ, do đó sẽ
có những đặc điểm chung của ngành thương mại dịch vụ:
Thứ nhất, dịch vụ pháp lý mang tính vơ hình của sản phẩm dịch vụ: Đó là
sản phẩm vơ hình, khơng thể nhìn thấy, cảm nhận, nghe thấy trước khi khách
hàng tiêu dùng trực tiếp sản phẩm đó.
Thứ hai, dịch vụ pháp lý có q trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch
vụ diễn ra đồng thời, gắn bó với nhau về khơng gian và thời gian. Bởi vì, khác
với sản xuất vật chất, sản xuất dịch vụ không thể làm sẵn để lưu kho sau đó mới
đem ra tiêu thụ. Sự tương tác giữa nhà cung cấp và khách hàng là tính năng đặc
biệt trong tiếp thị dịch vụ.
Thứ ba, khách hàng là người tham gia vào tiến trình dịch vụ pháp lý với 4
tư cách sau: Khách hàng là người sử dụng, tiêu dùng dịch vụ; khách hàng là yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ; khách hàng là người đồng
sản xuất với nhà cung ứng, khách hàng là nhà quản lý. Ngoài ra, tùy thuộc vào
loại hình dịch vụ khác nhau, khách hàng có vai trị quyết định trong xác định địa
điểm cung cấp dịch vụ.
Thứ tư, dịch vụ pháp lý khi lưu thông qua biên giới gắn với từng con
người cụ thể, chịu tác động bởi tâm lý, tập quán, truyền thống văn hóa, ngơn ngữ



10

và cá tính của người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ, điều này khác với
thương mại hàng hóa, sản phẩm hang hóa là vật vơ tri vơ giác, đi qua biên giới có
bị kiểm sốt nhưng khơng phức tạp như kiểm soát con người trong thương mại
dịch vụ, vì thế mà thương mại dịch vụ phải đối mặt nhiều hơn với những hàng
rào thương mại so với thương mại hàng hóa 5.
Bên cạnh những đặc điểm chung của thương mại dịch vụ trên, dịch vụ
pháp lý cịn có những đặc điểm riêng biệt sau:
Thứ nhất, dịch vụ pháp lý có đối tượng “hàng hóa đặc biệt”: Trong dịch
vụ pháp lý, người cung cấp dịch vụ sẽ “bán” cho người sử dụng dịch vụ “kiến
thức và kĩ năng pháp luật” theo sự yêu cầu của họ. Ngược lại, người sử dụng
dịch vụ sẽ trả thù lao cho người cung cấp dịch vụ căn cứ vào thỏa thuận của hai
bên. Đây chính là sự đặc biệt dễ nhận thấy của dịch vụ được cung cấp trong dịch
vụ pháp lý. “Hàng hóa” dùng để trao đổi, mua bán trong dịch vụ pháp lý là “kiến
thức và kĩ năng pháp luật”.
Thứ hai, dịch vụ pháp lý sự gắn bó mật thiết với hệ thống pháp luật nhất
định: Dịch vụ pháp lý hoạt động gắn liền với các quy định pháp luật của quốc
gia và pháp luật quốc tế. Ở mỗi thời kì khác nhau với những quy định pháp lý
khác nhau thì dịch vụ pháp lý sẽ có nội dung hoạt động khác nhau. Đối với hệ
thống pháp luật khác nhau của mỗi quốc gia sẽ có các sản phẩm dịch vụ pháp lý
khác nhau. Sản phẩm dịch vụ pháp lý ở các quốc gia phải phù hợp với các quy
định chung của thế giới trong tiến trình hội nhập trong những giai đoạn khác
nhau.
Thứ ba, dịch vụ pháp lý gắn liền với quá trình thực thi pháp luật: Là
một trong những lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, cũng như các chủ thể kinh doanh
khác, các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý cũng rất quan tâm đến vấn đề lợi nhuận.
5

Hồ Văn Vĩnh, "Thương mại dịch vụ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Trong sách: Thời cơ và thách thức

khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, (2006).


11

Tuy nhiên bên cạnh thù lao của khách hàng và những lợi ích vật chất, họ cịn
phải lưu tâm đến các yếu tố phi vật chất. Bởi bản chất của hoạt động dịch vụ
pháp lý trước hết phải được thể hiện ở việc tuân thủ pháp luật, dựa vào pháp luật
để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng hay nói cách khác là dựa trên những quy
phạm pháp luật để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Thực hiện cung cấp dịch vụ
pháp lý xét trên phương diện pháp luật là hoạt động cầu nối quan trọng giữa
những người xây dựng pháp luật và những những người là đối tượng của việc áp
dụng pháp luật. Luật sư, chuyên gia pháp lý bằng việc cung cấp các sản phẩm
dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, tranh tụng, đại diện ngồi tố tụng… đã
thực hiện cơng việc áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn đời sống xã
hội.
Dịch vụ pháp lý có nhiều điểm khác biệt so với các ngành thương mại dịch
vụ khác. Trong đó điểm khác biệt lớn nhất của dịch vụ pháp lý so với các ngành
thương mại dịch vụ khác chính là sự gắn bó trực tiếp và mật thiết của các dịch vụ
được cung cấp đối với một hệ thống pháp luật nhất định. Từ sự phân tích các đặc
điểm cơ bản của dịch vụ pháp lý, ta đã hiểu được vì sao dịch vụ pháp lý luôn là
một lĩnh vực được các quốc gia quan tâm và bảo hộ cao trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, đặc biệt là những quốc gia khơng có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh
vực này.
1.1.2. Khung pháp lý của WTO về dịch vụ pháp lý.
1.1.2.1. Quy định chung của GATS về thƣơng mại dịch vụ.
Thương mại dịch vụ là một lĩnh vực mới mẻ song đã có sự phát triển mạnh
mẽ và ngày càng có những đóng góp quan trọng về nhiều mặt của đời sống kinh
tế - xã hội của lồi người. Vì vậy, vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ trên
phạm vi toàn cầu cũng đã được đặt ra. Trên cơ sở GATT 1994, GATS đã đưa ra



12

thương thảo ở vòng đàm phán Urugoay và đã trở thành một hiệp định quan trọng
của WTO. GATS có phạm vi điều chỉnh trên tất cả các loại dịch vụ, ngoại trừ các
dịch vụ được cung cấp thuộc phạm vi các hoạt động chức năng của cơ quan
Chính phủ (cụ thể là việc cung cấp dịch vụ khơng mang tính chất thương mại và
cạnh tranh với bất cứ nhà cung cấp nào) và một số dịch vụ thuộc lĩnh vực vận tải
hàng khơng (ví dụ quyền lưu thơng và các dịch vụ liên quan trực tiếp đến quyền
lưu thông).
GATS đưa ra các nghĩa vụ chung (nguyên tắc chung) áp dụng bắt buộc đối
với tất cả các thành viên WTO là nghĩa vụ tối hụê quốc, nghĩa vụ minh bạch hóa
và nghĩa vụ liên quan đến doanh nghịêp dịch vụ độc quyền. Tuy nhiên, đây chỉ là
các nghĩa vụ chung về thương mại dịch vụ. Nghĩa vụ cụ thể (nghĩa vụ riêng) của
mỗi thành viên trong việc mở cửa thị trường dịch vụ của nước mình (cho dịch vụ
và nhà cung cấp dịch vụ từ các nước thành viên WTO khác) bao gồm cam kết về
mức độ mở cửa thị trường, cam kết về đối xử quốc gia được nêu trong Biểu cam
kết dịch vụ riêng của nước đó (Biểu này là kết quả của quá trình đàm phán mở
cửa thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO).
GATS bao gồm 03 nhóm nội dung sau:
- Các nguyên tắc và quy định cơ bản điều chỉnh thương mại dịch vụ nói
chung;
- Các phụ lục về các điều kiện đặc biệt liên quan đến từng ngành dịch vụ cụ
thể;
- Các cam kết tự do hóa đối với từng ngành và phân ngành cụ thể nêu trong
Biểu cam kết dịch vụ của các nước thành viên.
GATS chỉ quy định các nghĩa vụ đối với Chính phủ các quốc gia thành
viên (GATS khơng quy định gì về quyền lợi hay nghĩa vụ cho doanh nghiệp).
Tuy nhiên, doanh nghiệp lại được hưởng lợi hoặc chịu tác động của hiệp định



13

này thơng qua việc chính phủ các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ trong
GATS khi ban hành chính sách, quy định về thương mại dịch vụ ở nước mình.
GATS khơng có định nghĩa chính thức về dịch vụ và cũng khơng có quy
định chính thức về cách thức phân loại dịch vụ. Tuy nhiên, ban thư kí của WTO
đã chia các hoạt động dịch vụ thành 12 ngành với 155 phân ngành.
Dựa trên kết quả đàm phán, mỗi nước thành viên WTO phải đưa ra Biểu
cam kết cụ thể về dịch vụ (gọi tắt là Biểu cam kết dịch vụ) của mình. Biểu cam
kết dịch vụ của mỗi nước là tập hợp tất cả các cam kết cụ thể của nước đó về
mức độ mở cửa trong từng ngành, phân ngành cụ thể. Mỗi cam kết gồm có 2
phần:
Phần cam kết nền (còn gọi là cam kết chung): là các cam kết áp dụng cho
tất cả các ngành dịch vụ nêu trong Biểu cam kết dịch vụ, thường là các điều kiện
về phương thức cung cấp dịch vụ như cung cấp dịch vụ qua biên giới hay tiêu
dùng dịch vụ ở nước ngoài.
Phần cam kết riêng: là các cam kết cụ thể trong từng ngành dịch vụ.
Trường hợp có khác biệt giữa cam kết nền và cam kết riêng thì áp dụng quy định
tại cam kết riêng. Mỗi nước thành viên có một Biểu cam kết dịch vụ riêng, nghĩa
vụ của họ trong việc mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ sẽ thực hiện theo
Biểu này.
Các dịch vụ xuất hiện trong Biểu cam kết dịch vụ được gọi là dịch vụ có
cam kết. Việc mở cửa thị trường đối với các dịch vụ này của nước thành viên sẽ
bị ràng buộc bởi cam kết. Các dịch vụ không xuất hiện trong Biểu cam kết dịch
vụ được gọi là dịch vụ không cam kết. Đối với những trường hợp này, nước
thành viên có thể tùy ý quyết định mở cửa hay không mở cửa, và mức độ mở cửa
(nếu có) cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.



14

Biểu cam kết dịch vụ gồm 4 cột: cột mô tả ngành/phân ngành, cột nêu các
cam kết mang tính hạn chế về tiếp cận thị trường, cột nêu các cam kết mang tính
hạn chế về đối xử quốc gia và cam kết bổ sung. Các cam kết được xác định riêng
cho từng phương thức cung cấp dịch vụ: cung cấp dịch vụ qua biên giới, tiêu
dùng dịch vụ ở nước ngoài, hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài và hiện diện của thể nhân. Các cam kết trong từng dịch vụ, từng phương
thức cung cấp dịch vụ có nội dung khác nhau.
Về cơ bản, các cam kết thường có nội dung rơi vào 4 loại sau: cam kết
toàn bộ, cam kết kèm theo những hạn chế, khơng cam kết hoặc khơng cam kết vì
khơng có tính khả thi kỹ thuật.
1.1.2.2. GATS và nghĩa vụ của các nƣớc thành viên WTO trong lĩnh vực
dịch vụ pháp lý.
Khi gia nhập WTO, trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và lĩnh vực dịch vụ
pháp lý nói riêng, các nước thành viên phải tuân thủ hai nhóm nghĩa vụ sau:
 Nghĩa vụ chung:
Các nước thành viên WTO phải tuân thủ nghĩa vụ này một cách bắt buộc
và trực tiếp.
 Nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (MFN) – Điều II GATS:
Nguyên tắc MFN là nguyên tắc quan trọng vào loại bậc nhất của WTO,
nên nguyên tắc này được thể hiện ngay tại Điều II của GATS. Bất cứ các thành
viên nào của WTO đều phải có nghĩa vụ tuân thủ nguyên tắc này khi tham gia
vào các quan hệ thương mại dịch vụ. Theo đó, nếu một nước dành cho một nước
thành viên đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự đối xử ưu đãi
đó cho tất cả các nước thành viên khác.


15


Trong dịch vụ pháp lý, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ đối xử
bình đẳng (về chính sách, pháp luật, thủ tục...) giữa các nhà cung cấp dịch vụ đến
từ các quốc gia khác nhau (nếu các quốc gia này đều là thành viên của WTO).
Ví dụ: Nếu nước A là thành viên WTO cho phép một doanh nghiệp từ
nước B (thành viên WTO) lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam
để cung cấp dịch vụ pháp lý thì theo nguyên tắc MFN nước A cũng phải cho
phép các doanh nghiệp của các nước thành viên WTO khác lập doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý.
Các thành viên WTO phải áp dụng các điều kiện cấp phép, điều kiện hoạt
động tương tự nhau đối với các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý đến từ các nước
thành viên WTO khác nhau.
Tuy nhiên, nguyên tắc MFN cũng có những ngoại lệ cho các thành viên
khi thực hiện nghĩa vụ chung này:
Nghĩa vụ riêng theo cam kết riêng của từng nước: Theo Khoản II.2 GATS
và Phụ lục về các miễn trừ thuộc Điều 2 cho phép các quốc gia thành viên được
từ chối thực hiện nghĩa vụ MFN trong một số dịch vụ, với điều kiện các ngoại lệ
này phải được liệt kê trong Danh mục các miễn trừ MFN được trình khi kết thúc
vòng đàm phán Uruguay (hoặc vào thời điểm gia nhập). Bản liệt kê các miễn trừ
MFN trong danh mục cam kết của mỗi quốc gia thành viên được thực hiện theo
mẫu chung, nêu các thông tin đầy đủ liên quan tới mỗi miễn trừ, gồm (i) mô tả
phân ngành áp dụng miễn trừ; (ii) mô tả biện pháp áp dụng, chỉ rõ tại sao biện
pháp này không phù hợp với quy định tại Điều II về MFN; (iii) các nước là đối
tượng của miễn trừ; (iv) thời hạn áp dụng; (v) lý do áp dụng. Trong lĩnh vực dịch
pháp lý, các quốc gia thành viên có thể được phép không thực hiện nghĩa vụ tối
huệ quốc khi đáp ứng các điều kiện trên.


16


Về nguyên tắc, các miễn trừ MFN trong thương mại dịch vụ nói chung và
dịch vụ pháp lý nói riêng của mỗi thành viên không được vượt quá thời hạn 10
năm và sẽ được đàm phán tại các vòng đàm phán tiếp theo về tự do hoá thương
mại dịch vụ. Bên cạnh đó, Hội đồng Thương mại dịch vụ thực hiện việc rà soát
các miễn trừ được áp dụng sau thời gian hơn 5 năm.
Theo thỏa thuận khu vực hoặc các hiệp định thương mại tự do: Các quốc
gia thành viên được phép không thực hiện nghĩa vụ tối huệ quốc trong trường
hợp các quốc gia này tham gia vào những thỏa thuận khu vực hay hiệp định
thương mại tự do về việc cho nhau hưởng đối xử ưu đãi trong thương mại dịch
vụ ở mức cao hơn so với các nước thành viên WTO không tham gia thỏa thuận
hay hiệp định này. Bởi vì, về nguyên tắc, các cam kết trong những văn kiện này
được ưu tiên áp dụg trong các quan hệ thương mại dịch vụ.
Hiện nay, các miễn trừ theo các thỏa ước quốc tế liên quan đến dịch vụ
pháp lý không nêu tên và dạng hiệp định. Một trong những lý do chính là các
thoả thuận ưu đãi này được đàm phán giữa một vài thành viên và chưa được thể
hiện thành hiệp định.
 Nghĩa vụ minh bạch hóa (Điều III GATS):
Các thành viên phải có nghĩa vụ cơng khai các quy định của mình trong
lĩnh vực dịch vụ pháp lý và công bố tất cả các luật, quy định xác đáng và thiết lập
các điểm thơng tin trong các cơ quan hành chính của mình. Từ các điểm thơng tin
này, các cơng ty và chính phủ nước ngồi có thể lấy thơng tin liên quan đến các
quy định điều chỉnh ngành dịch vụ này. Hơn nữa, các nước thành viên cũng phải
thông báo cho WTO tất cả thay đổi về các quy định liên quan đến dịch vụ pháp
lý. Tuy nhiên, Điều IIIbis GATS đã liệt kê các ngoại lệ đối với nguyên tắc này:
Trong trường hợp việc cung cấp các thơng tin bí mật liên quan đến việc thực hiện
nghĩa vụ minh bạch hóa của một nước thành viên có thể gây cản trở đến việc thi


17


hành pháp luật, hoặc trái với lợi ích cơng cộng, hoặc làm phương hại đến quyền
lợi thương mại hợp pháp của một doanh nghiệp cụ thể (doanh nghiệp nhà nước
hay tư nhân) của nước mình thì nước thành viên đó được quyền khơng cung cấp
các thơng tin đó.
 Nghĩa vụ riêng:
Nghĩa vụ riêng của mỗi nước thành viên WTO được thể hiện trong biểu
cam kết riêng về dịch vụ của nước đó. Cũng như các ngành dịch vụ khác, nghĩa
vụ riêng của mỗi nước trong ngành dịch vụ pháp lý thể hiện ở 2 vấn đề: Mở cửa
thị trường dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài; mức độ đối xử quốc
gia đối với dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
 Cam kết về mức độ mở cửa thị trường:
Các nước thành viên có nghĩa vụ cho phép dịch vụ và các nhà cung cấp
dịch vụ pháp lý của các nước thành viên khác tiếp cận thị trường nội địa ở mức
độ nhất định. Với mỗi nước, cam kết mở cửa thị trường đối với lĩnh vực này
được thực hiện ở mức độ mở cửa khác nhau tùy thuộc vào kết quả đàm phán khi
gia nhập WTO. Tuy nhiên, thực chất nội dung mỗi cam kết mở cửa thị trường
trong từng phân ngành dịch vụ nói chung, dịch vụ pháp lý nói riêng là bao gồm
các điều kiện có tính ràng buộc, hạn chế đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài ở mức độ khác nhau.
 Cam kết về đối xử quốc gia:
Nghĩa vụ đối xử quốc gia đòi hỏi một nước thành viên WTO phải có chính
sách, quy định đối với dịch vụ pháp lý, các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý từ các
nước thành viên khác bằng hoặc tốt hơn các chính sách, quy định áp dụng cho
dịch vụ pháp lý và doanh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực này của nước


18

mình. Nguyên tắc đối xử quốc gia chỉ được áp dụng khi một dịch vụ đã gia nhập
vào thị trường.

Vì vậy, cam kết về đối xử quốc gia trong dịch vụ pháp lý thực chất là tập
hợp các điều kiện, hạn chế mà các nước thành viên áp dụng với các nhà cung cấp
dịch vụ pháp lý và dịch vụ pháp lý nước ngoài (theo cách kém ưu đãi hơn, khơng
bình đẳng với các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ pháp lý trong nước).
Với những thành viên chưa có cam kết trong lĩnh vực dịch vụ này, sẽ được tự do
đưa ra quy định về bất kì hạn chế hay điều kiện nào, miễn là thành viên vẫn phải
đảm bảo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.
Cần lưu ý rằng GATS vẫn khẳng định chủ quyền của nước thành viên
trong việc quản lý, điều tiết việc cung cấp dịch vụ nhằm thực hiện các mục tiêu
chính sách của mình. GATS cũng khơng can thiệp vào mục tiêu chính sách của
mỗi nước. Nói cách khác, chính sách thương mại dịch vụ của mỗi nước vẫn do
chính phủ nước đó quyết định. Các doanh nghiệp thực hiện thương mại dịch vụ ở
đâu vẫn phải tuân thủ quy định nội địa ở đó. Tuy nhiên, GATS đưa ra hệ thống
các nguyên tắc chung mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ, qua đó có thể
đảm bảo rằng các quy định về dịch vụ ở các nước này được quản lý, thực hiện
một cách hợp lý, khách quan, công bằng và không tạo ra các rào cản không cần
thiết đối với thương mại.
1.2. Chế độ pháp lý cơ bản áp dụng đối với dịch vụ pháp lý.
 Phạm vi áp dụng GATS đối với dịch vụ pháp lý:
Tất cả các nhóm dịch vụ thuộc "dịch vụ pháp lý" đều có thể được các thành
viên của WTO đưa ra cam kết trong biểu cam kết mở cửa thị trường.
 Phương thức cung cấp dịch vụ pháp lý:
Cũng như các loại hình thương mại dịch vụ khác, dịch vụ pháp lý được
cung cấp theo một trong 4 phương thức sau:


19

Cung cấp dịch vụ qua biên giới (phương thức 1): Là phương thức mà theo
đó các chuyên gia pháp lý, các luật sư của một thành viên này cung cấp dịch vụ

pháp lý sang lãnh thổ của một thành viên khác. Theo phương thức này, người
cung cấp và người sử dụng dịch vụ đều không di chuyển ra khỏi lãnh thổ nước
mình.
Tiêu dùng ngồi lãnh thổ (phương thức 2): Là phương thức mà theo đó,
người mua dịch vụ pháp lý sử dụng dịch vụ pháp lý tại một nước khác với nước
của người cung cấp dịch vụ.
Hiện diện thương mại (phương thức 3): Là phương thức mà theo đó nhà
cung cấp dịch vụ pháp lý của một thành viên thiết lập các hình thức hiện diện
như cơng ty 100% vốn nước ngồi, cơng ty liên doanh, chi nhánh… trên lãnh thổ
của một quốc gia/vùng lãnh thổ thành viên khác nhằm thực hiện các hoạt động
cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng tại quốc gia/vùng lãnh thổ đó.
Hiện diện thể nhân (phương thức 4): là phương thức theo đó các chuyên
gia pháp luật, các luật sư của một thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một
thành viên khác cung cấp dịch vụ pháp lý.
 Quy chế tối huệ quốc (MFN):
Theo các Hiệp định của WTO, về nguyên tắc, các quốc gia không thể phân
biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình. Nếu một quốc gia hoặc vùng
lãnh thổ trao cho một nước nào đó một đặc quyền thương mại thì cũng phải đối xử
tương tự như vậy với tất cả các thành viên còn lại của WTO. Nguyên tắc này được
áp dụng ngay cả khi một nước không đưa ra cam kết cụ thể nào về mở cửa thị
trường trong khuôn khổ WTO.
Điều khoản tối huệ quốc được áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ, nhưng
các nước được phép tạm thời miễn áp dụng điều khoản này đối với một số ngành
đặc biệt, trong đó có ngành dịch vụ pháp lý.


20

Hiện nay, trong các thành viên của WTO có 4 thành viên có miễn trừ Tối
huệ quốc đối với dịch vụ pháp lý là Bru-nây, Bungary, Cộng hòa Dominica và

Singapo6.
 Tiếp cận thị trường:
Các nước thành viên liệt kê các điều kiện mang tính hạn chế đối với nhà
cung cấp dịch vụ pháp lý nước ngồi. Càng có nhiều biện pháp, điều kiện được
liệt kê trong cột “hạn chế tiếp cận thị trường” đối với dịch vụ pháp lý trong Biểu
cam kết dịch vụ thì mức độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài càng hạn chế.
Một trong những hạn chế tiếp cận thị trường chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ
pháp lý là yêu cầu về quốc tịch của người cung cấp dịch vụ. Dịch vụ tư vấn luật quốc
tế và luật nước xuất xứ hoặc nước thứ 3 hầu như không áp dụng yêu cầu về quốc tịch.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài vẫn rất khó
tiếp cận dịch vụ này do vấp phải các yêu cầu chung về quốc tịch đối với dịch vụ
pháp lý.
Mặt khác, hàng rào quan trọng về tiếp cận thị trường của dịch vụ này
được thể hiện qua những hạn chế về việc di chuyển của các nhà chuyên môn, quản
lý và kỹ thuật.
Một hạn chế khác là hạn chế về hình thức pháp lý. Hầu hết các Biểu cam
kết của các nước đều quy định các hạn chế về lựa chọn hình thức pháp lý đối với
tư nhân (quyền sở hữu duy nhất) hay liên danh, trừ các công ty hữu hạn và hình
thức liên doanh trong vài trường hợp.
 Đối xử quốc gia:
Các nước thành viên liệt kê các biện pháp nhằm duy trì sự phân biệt đối xử
giữa nhà cung cấp dịch vụ pháp lý trong nước với nhà cung cấp dịch vụ pháp lý
6

Xem Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, chú thích 4, tr.16.


21


nước ngoài. Càng nhiều biện pháp, quy định trong cột “hạn chế đối xử quốc gia”
của dịch vụ pháp lý trong Biểu cam kết thì sự phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp
dịch vụ trong nước với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng lớn.
Các hạn chế về đối xử quốc gia trong dịch vụ pháp lý được nêu trong các
Biểu cam kết đa số là các yêu cầu về cư trú và sự phân biệt đối xử trong q trình
cấp phép nói chung, hạn chế liên kết hoặc thuê các chuyên gia địa phương, hạn
chế về việc sử dụng tên tuổi của công ty quốc tế và nước ngồi.
Ngồi các hạn chế trên, cịn có các hạn chế đối xử quốc gia khác, bao gồm:
yêu cầu về ngơn ngữ, cơng nhận bằng cấp nước ngồi chỉ dành cho cơng dân đã
học tập ở nước ngồi, u cầu các doanh nghiệp nước ngồi phải có khả năng
cạnh tranh tại nước xuất xứ, yêu cầu các luật sư nước ngồi tham gia tích cực
trong hoạt động kinh doanh để có thể duy trì lợi nhuận tại một cơng ty luật trong
nước. Tất cả các biện pháp này đều là những hạn chế đối xử quốc gia bởi vì
chúng phân biệt đối xử đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài dù theo quy
định hay trên thực tế.
Số lượng các hạn chế đối xử quốc gia và tiếp cận thị trường được cam kết
trong dịch vụ pháp lý khá nhỏ. Tuy nhiên cũng nên ghi nhớ rằng ngoài những
thành viên khơng cam kết có thể từ chối đãi ngộ quốc gia và tiếp cận thị trường,
thì các thành viên khác đã cam kết trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý đều duy trì các
hạn chế tiếp cận thị trường dựa trên cách tiếp cận “chọn - cho”7.
 Quy định trong nước:
Đa số các biện pháp quy định trong nước về dịch vụ pháp lý trong các
Biểu cam kết là u cầu về trình độ chun mơn luật pháp nước tiếp nhận dịch
vụ hay luật nước xuất xứ hay nước thứ ba, yêu cầu về cấp phép đối với dịch vụ
tư vấn luật quốc tế và trong nước. Hai biện pháp này thường chỉ có hiệu quả đối
7

Phương pháp tiếp cận “chọn – cho” (positive) là cam kết theo dạng “chỉ được làm những gì được phép làm”



×