Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và việc mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý trong điều kiện hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 222 trang )


BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
*****






ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ HỖ TRỢ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ
VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ






7535
22/10/2009


Hà Nội - 2008

BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
*****






ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ HỖ TRỢ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ
VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ




Chủ nhiệm Đề tài: TS. Nguyễn Am Hiểu
Phó chủ nhiệm Đề tài: Th.s Nguyễn Thanh Tịnh
Thư ký Đề tài: CN. Cao Đăng Vinh







Hà Nội - 2008

BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
*****




BÁO CÁO PHÚC TRÌNH

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ HỖ TRỢ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ
VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ











Hà Nội - 2008
BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
*****



BÁO CÁO PHÚC TRÌNH


ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ HỖ TRỢ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ
VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ





Chủ nhiệm Đề tài: TS. Nguyễn Am Hiểu
Phó chủ nhiệm Đề tài: Th.s Nguyễn Thanh Tịnh
Thư ký Đề tài: CN. Cao Đăng Vinh






Hà Nội - 2008


DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM VÀ CỘNG TÁC VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT
Họ và tên Địa chỉ công tác
Ban chủ nhiệm
1.
TS. Nguyễn Am Hiểu - Chủ

nhiệm Đề tài
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự
- Kinh tế, Bộ Tư pháp
2.
Th.s Nguyễn Thanh Tịnh - Phó
chủ nhiệm Đề tài
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự
- Kinh tế, Bộ Tư pháp
3.
CN. Cao Đăng Vinh - Thư ký
Đề tài
Chuyên viên Vụ Pháp luật Dân sự -
Kinh tế, Bộ Tư pháp
Cộng tác viên
4.
PGS.TS. Dương Đăng Huệ Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ
Tư pháp
5.
TS. Dương Thanh Mai Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
6.
TS. Phạm Văn Lợi Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
7.
TS. Nguyễn Thị Thu Vân Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ
Tư pháp
8.
TS. Trần Thị Thơ Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ
Tư pháp
9.
Th.s Nguyễn Khánh Ngọc Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp
10.

Th.s Nguyễn Thị Minh Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp
11.
TS. Nguyễn Đình Thơ Đoàn Luật sư Khánh Hoà
12.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam
13.
Trần Minh Sơn Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ
Tư pháp
14.
Phan Hồng Nguyên Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật, Bộ
Tư pháp
15.
Luật sư Trần Anh Đức Công ty Luật VILAF Hồng Đức
16.
Phan Minh Thuỷ Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam


MỤC LỤC

NỘI DUNG ĐỀ TÀI TRANG
PHẦN THỨ NHẤT: BÁO CÁO PHÚC TRÌNH ĐỀ TÀI

Lời mở đầu 01
Chương 1: Tình hình phát triển doanh nghiệp và thực trạng
thực hiện pháp luật của doanh nghiệp
09
1.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp
09

1.2. Thực trạng thực hiện pháp luật của doanh nghiệp
13
Chương 2: Thực trạng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp và thực trạng thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam
hiện nay
23
2.1. Thực trạng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
23
2.2. Thực trạng thị trường dịch vụ pháp lý tại Việt Nam
45
Chương 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp và mở rộng thị trường dịch vụ pháp
lý trong hội nhập kinh tế quốc tế
57
3.1. Cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
57
3.2. Mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý trong hội nhập kinh tế
quốc tế
70
Kết luận 86
PHẦN THỨ HAI: CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ
TÀI


Chuyên đề số 1: Bàn về việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh
nghiệp thực hiện pháp luật
87
Chuyên đề số 2: Thực trạng thực hiện thi hành pháp luật của
doanh nghiệp - Đề xuất tăng cường công tác hỗ trợ việc thực hiện
pháp luật cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

97
Chuyên đề số 3: Thực trạng hoạt động của đội ngũ luật sư tư vấn -
Định hướng phát triển thị trường dịch vụ pháp lý trong bối cảnh
109
phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế
Chuyên đề số 4: Một vài kinh nghiệm về tổ chức pháp chế ở các
doanh nghiệp
126
Chuyên đề số 5: Doanh nghiệp và các cam kết WTO về dịch vụ
pháp lý
136
Chuyên đề số 6: Thực trạng của đội ngũ luật sư tư vấn – Yêu cầu
nâng cao chất lượng đáp ứng hoạt động của doanh nghiệp
156
Chuyên đề số 7: Thông tin pháp lý cho doanh nghiệp - Những kết
quả, khó khăn và giải pháp
170
Chuyên đề số 8: Vai trò của luật sư đối với doanh nghiệp trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
179
Chuyên đề số 9: Vai trò của Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
185
Chuyên đề số 10: Vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp
202


MỤC LỤC


NỘI DUNG ĐỀ TÀI TRANG
PHẦN THỨ NHẤT: BÁO CÁO PHÚC TRÌNH ĐỀ TÀI

Lời mở đầu 01
Chương 1: Tình hình phát triển doanh nghiệp và thực trạng
thực hiện pháp luật của doanh nghiệp
09
1.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp
09
1.2. Thực trạng thực hiện pháp luật của doanh nghiệp
13
Chương 2: Thực trạng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp và thực trạng thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam
hiện nay
23
2.1. Thực trạng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
23
2.2. Thực trạng thị trường dịch vụ pháp lý tại Việt Nam
45
Chương 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp và mở rộng thị trường dịch vụ pháp
lý trong hội nhập kinh tế quốc tế
57
3.1. Cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
57
3.2. Mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý trong hội nhập kinh tế
quốc tế
70
Kết luận 86










PHẦN THỨ NHẤT
BÁO CÁO PHÚC TRÌNH ĐỀ TÀI

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn hai mươi năm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, vị trí, vai trò của
doanh nghiệp tại Việt Nam đã có những đổi thay cơ bản. Qua nhiều bước thăng
trầm, từ chỗ chỉ hoạt động như một công cụ của Nhà nước, không cần biết đến
hiệu quả kinh tế, hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành các ch
ủ thể độc
lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Doanh nghiệp là
người đóng góp chủ yếu trong tổng sản phẩm quốc gia GDP, là đòn bẩy quan
trọng trong việc tạo công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói,
giảm nghèo, góp phần bảo đảm ổn định xã hội và lành mạnh hoá các quan hệ xã
hội.
Năm 1995, khu vự
c doanh nghiệp mới chỉ tạo ra được 103,7 nghìn tỷ
đồng, chiếm 45,3% tổng GDP. Năm 2001, khu vực này đã tạo ra 255,7 nghìn tỷ
đồng, chiếm 53,2% tổng GDP, gấp 2,5 lần năm 1995. Năm 2005, chỉ riêng các
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã đóng góp đến 26% GDP của nền

kinh tế.
1

Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để các
doanh nghiệp phát triển và lớn mạnh. Điều này đã được ghi nhận trong các văn
kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Quan tâm và chăm lo cho sự phát
triển của doanh nghiệp Việt Nam luôn là ưu tiên của các cấp, các ngành. Định
hướng về việc hình thành và phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn
mạnh, có s
ức cạnh tranh cao không chỉ là một nhiệm vụ trước mắt, mà còn được
xác định là một mục tiêu chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước.
Từ năm 1986, khi bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa, hàng loạt văn bản
quy phạm pháp luật đã được ban hành, như Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật
công ty, Luật Hợp tác xã góp phần quan trọng khẳng định địa vị pháp lý cho


1
Nguồn: Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 2
doanh nghiệp Việt Nam. Hàng loạt văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động
kinh doanh cũng được ban hành để ngày càng hoàn thiện hơn môi trường pháp
lý cho hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt, kể từ năm 1999, khi Luật
Doanh nghiệp được ban hành, hàng chục nghìn doanh nghiệp đã được thành lập
mới và đi vào hoạt động để từ đó hình thành nên một cộng đồng các doanh
nghiệp Việt Nam như hiện nay.
Vi
ệc Nhà nước phong tặng các danh hiệu "Sao Đỏ", "Sao Vàng", "Doanh
nhân đất Việt" và đặc biệt là việc từ năm 2004 Chính phủ quyết định lấy ngày
13 tháng 10 hàng năm làm "Ngày Doanh nhân Việt Nam" cũng là những biểu

hiện thể hiện sự tôn vinh các doanh nghiệp và doanh nhân.
Năm 2006, với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế th
ế giới.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho đất nước rất nhiều cơ hội, nhưng
cũng đặt ra vô vàn thách thức, nhất là khi các doanh nghiệp phải hoạt động trong
điều kiện áp dụng một khung pháp lý chung với một tiêu chuẩn cao, khắt khe và
không có sự phân biệt đối xử. Yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải nâng
cao sức cạnh tranh để có thể đứ
ng vững trên thị trường nội địa và thị trường
quốc tế.
Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro pháp lý là không thể tránh khỏi và
điều này luôn là một thách thức đối với doanh nghiệp. Hậu quả của rủi ro pháp
lý trong kinh doanh rất lớn, nó không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho bản thân
doanh nghiệp hay nhà đầu tư, mà trên toàn xã hội. Nó sẽ làm cho hàng ngàn xí
nghiệp, nhà máy phải đóng cửa, người lao động mất việc làm, kéo theo những
tiêu cực khác
Các vụ kiện của nước ngoài về việc bán phá giá cá tra, cá ba sa, bán phá
giá tôm là một trong những thử thách đối với doanh nghiệp Việt Nam trong
tiến trình hội nhập. Một trong những nguyên nhân gây ra tranh chấp là do doanh
nghiệp của Việt nam chưa có đầy đủ những thông tin pháp luật. Hiểu biết pháp
luật là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp.

Trang 3
Để các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trước hết là trách nhiệm của
chính doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò của pháp
luật đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thì nhu cầu tìm hiểu pháp
luật và áp dụng đúng pháp luật phải là một nhu cầu tự thân của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững và phát triển nếu trách nhiệm của
Nhà n

ước được thực hiện đúng đắn và triệt để, trong đó có trách nhiễm hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện của Việt Nam hiện nay.
Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước. Đặc trưng của văn minh
lúa nước là rất linh hoạt, mềm dẻo và trọng tình. "Người nông nghiệp Việt Nam
có truyền thống sống thiên về tình cảm nên ý thức pháp luật rất kém. Luật chủ

yếu chỉ tác động trong phạm vi những vấn đề rộng lớn của quốc gia, còn dân
chúng trong các làng xã thì vẫn sống theo lệ Tính tự trị mạnh của làng xã đã
tạo nên tình trạng "đất lề, quê thói", khiến cho ngay đến phép vua cũng phải
thua lệ làng"
2
.
Với cơ cấu dân số có đến hơn 80% là nông dân hoặc có nguồn gốc xuất
thân từ nông dân thì ý thức pháp luật yếu kém không chỉ là vấn đề của riêng giới
doanh nhân – những chủ doanh nghiệp – mà còn là của phần lớn công chức Việt
Nam.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 260.000 doanh nghiệp, trong đó,
doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 96%. Hàng năm các doanh nghiệp nhỏ và
vừa đóng góp khoảng 30% GDP, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệ
p và gần
80% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa và 100% giá trị sản
lượng hàng hóa một số ngành hàng thủ công mỹ nghệ
3
. Các doanh nghiệp nhỏ
và vừa có mặt ở khắp các địa phương và được coi là trụ cột của kinh tế địa
phương. Sứ mệnh của những doanh nghiệp loại này lớn như vậy, nhưng họ lại
thiếu vốn, thiếu nhân lực để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nên họ


2

Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001, trang 211.
3
Nguồn:

Trang 4
càng chưa thể quan tâm đến việc chủ động tiếp cận các nguồn thông tin pháp
luật.
Số liệu điều tra cho thấy, quy mô vốn của các doanh nghiệp Việt Nam còn
nhỏ, gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% số doanh
nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5
tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê, có t
ới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học
vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học
vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ
2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp
trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn
4
.
Về trình độ kỹ thuật, chỉ có 8% số doanh nghiệp dân doanh có công nghệ,
thiết bị tiên tiến, 50% số doanh nghiệp trung bình, 42% số doanh nghiệp lạc hậu,
mức độ đầu tư đổi mới công nghệ thấp, sức cạnh tranh yếu, ảnh hưởng việc sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Bởi vậy, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp về mặt pháp lý
để
con đường đến với pháp luật của các doanh nghiệp ngắn hơn, nhanh hơn và
đỡ tốn thời gian hơn. Nhà nước cũng đã có nhiều hình thức hỗ trợ pháp lý như
thiết lập cơ sở dữ liệu pháp luật, phát hành công báo rộng rãi, tuyên truyền, phổ
biến pháp luật nhưng các hình thức hiện nay cũng còn nhiều vấn đề chưa phù
hợp với thực tiễn, vì vậy, chưa đáp ứ

ng được yêu cầu của doanh nghiệp và chưa
có hiệu quả thiết thực.
Khái niệm hỗ trợ được hiểu là "sự giúp đỡ nhau, giúp thêm vào"
5
. Sự hỗ
trợ thường được thực hiện khi đối tượng được hỗ trợ yếu hoặc chưa đủ mạnh ở
một góc độ nào đó. Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là một nhiệm vụ của
Nhà nước trong kinh tế thị trường. Nhiệm vụ ấy càng quan trọng hơn khi hiện


4
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 237 ngày 29/11/2005. Số liệu thống kê này là kết quả cuộc điều tra hơn
63 ngàn doanh nghiệp tại 30 tỉnh, thành phố phía Bắc do Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư tiến hành.
5
Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1998, trang 835.

Trang 5
nay các doanh nghiệp Việt Nam đang rất yếu và thiếu kiến thức pháp luật. Tuy
nhiên, Nhà nước không phải là chủ thể duy nhất có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp,
mà còn có các thiết chế khác như các hiệp hội doanh nghiệp, luật sư cũng có
thể cùng với Nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Một thực tiễn khác hiện đang đặt ra đó là các doanh nghiệp Việt Nam
chư
a có thói quen sử dụng tư vấn pháp luật. Đây là một trong những lý do khiến
thị trường dịch vụ pháp lý của Việt Nam vẫn chưa phát triển mặc dù pháp luật
về hành nghề dịch vụ pháp lý đã hình thành từ khá lâu. Tuy nhiên, dù các văn
bản pháp luật về việc hành nghề dịch vụ pháp lý đã được ban hành từ năm 1987
và được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng quy định trong các văn bản
đó vẫn

chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế thị
trường, nhất là nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Các dịch vụ pháp lý cung cấp cho doanh nghiệp còn hạn chế cả về số
lượng, chất lượng và cách thức tiếp cận. Cả nước hiện có hơn 260.000 doanh
nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh cá thể, nhưng mới ch
ỉ có hơn 3.200 luật sư.
Trong đó, số lượng luật sư tư vấn chuyên nghiệp cho doanh nghiệp không đáng
kể ; trình độ của luật sư cũng là vấn đề rất đáng quan tâm.
Trong khuôn khổ của WTO, dịch vụ pháp lý được thừa nhận là một trong
các dịch vụ quan trọng, góp phần tạo lập môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho
hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại, dân sự, giúp hạn ch
ế việc phát sinh
các rủi ro, tranh chấp, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh
nghiệp và người tiêu dùng. Khác với thương mại hàng hoá, tự do hoá thương
mại dịch vụ là một vấn đề rất nhạy cảm, đặc biệt đối với lĩnh vực dịch vụ pháp
lý có hàm lượng trí tuệ cao và liên quan trực tiếp đến thể chế pháp luật và chính
sách của mỗi quốc gia. Trong Hiệp
định Việt Nam - Hoa kỳ, dịch vụ pháp lý
cũng được xếp vào một trong mười loại hình dịch vụ kinh doanh mà Việt Nam
cam kết mở cửa.
Những phân tích trên cho thấy, có rất nhiều yếu tố khách quan dẫn đến
đòi hỏi Nhà nước phải có cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhưng chính

Trang 6
trong cơ chế này còn tồn tại nhiều bất cập, nên cần phải nghiên cứu để hoàn
thiện nó. Những phân tích trên cũng khẳng định, việc nghiên cứu để mở rộng thị
trường pháp lý trong bối cảnh hội nhập kinh tế là cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ pháp lý và mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý
không phải là một đề tài hoàn toàn mớ

i mẻ mà đã có một số công trình, bài viết
đề cập đến từng khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Trong quá trình xây dựng
Luật về Luật sư năm 2006, vấn đề hoàn thiện pháp luật luật sư nhằm đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế cũng đã được đặt ra. Tuy nhiên, chưa có công trình
nghiên cứu mang tính hệ thống để rút ra các luận cứ khoa học, giúp các nhà
hoạch định chính sách có thể tham kh
ảo để hoạch định chính sách hiệu quả hơn.
Chỉ thị số 13/2005/CT-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp điều tra, nghiên cứu Đề án xây dựng cơ chế
hỗ trợ thực hiện pháp luật cho doanh nghiệp. Đề án này không nghiên cứu cơ sở
khoa học và cơ sở lý luận của vấn đề hỗ trợ thực hiện pháp luật cho doanh
nghiệ
p mà chỉ tập trung chủ yếu vào việc điều tra thực tiễn với mục đích phát
hiện nhu cầu của doanh nghiệp và nhận dạng những hạn chế, tồn tại của cơ chế
hiện hành.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài này, hỗ trợ pháp lý được phân tích dưới góc độ Nhà nước
không phải là chủ thể duy nhất mà còn các thiết chế khác như các hiệp hộ
i
doanh nghiệp, ngành nghề, luật sư, các tổ chức luật sư Hỗ trợ pháp lý là một
lĩnh vực có nội hàm rộng và khá ước lệ vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ
quan. Vì vậy, đề tài này không đi sâu và tìm hiểu khái niệm mang tính lý thuyết
mà tập trung nhận diện các hoạt động hỗ trợ pháp lý đang được thực hiện để
phân tích, đánh giá trên cơ sở đó rút ra các luận cứ
khoa học phục vụ cho việc
hoạch định chính sách.

Trang 7
Dịch vụ pháp lý là loại hình dịch vụ do những tổ chức, cá nhân có hiểu
biết, có kiến thức và chuyên môn pháp luật được Nhà nước tổ chức hoặc cho

phép hành nghề thực hiện, nhằm đáp ứng nhu cầu được biết, được tư vấn, hoặc
được giúp đỡ về mặt pháp lý
6
.
Nói chung, không có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ cũng như dịch
vụ pháp lý. Ngay trong quá trình đàm phán của Tổ chức thương mại thế giới
cũng không đưa ra được một khái niệm thống nhất về dịch vụ, mà chỉ đưa ra
danh mục dịch vụ và các phương thức cung cấp dịch vụ được gọi là mode 1,
mode 2, mode 3 và mode 4.
Vì vậy, đề tài này không có tham vọng đưa ra đượ
c một khái niệm về
dịch vụ pháp lý cũng như đề cập đến tất cả các vấn đề của thị trường dịch vụ
pháp lý mà chỉ tập trung nghiên cứu về luật sư, yếu tố cơ bản nhất mở rộng thị
trường dịch vụ pháp lý. Ngoài ra, đề tài cũng đề cập đến vấn đề trọng tài và hoà
giải, những vấn đề mà WTO r
ất quan tâm.
Hỗ trợ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý là những vấn đề tương đối
độc lập với nhau. Tuy nhiên, chúng lại có mối liên hệ tương tác. Việc xác định
đúng đắn, rõ ràng các hoạt động hỗ trợ pháp lý, nhất là các hoạt động hỗ trợ
pháp lý của Nhà nước sẽ điều kiện cho thị trường dịch vụ phát triển lành mạnh.
Bản thân dịch vụ pháp lý, tự nó, cũng s
ẽ phát triển nếu Nhà nước cung cấp các
thông tin pháp lý đầy đủ, rõ ràng và minh bạch, để rồi đến lượt mình, khi dịch
vụ pháp lý đã phát triển, chính nó sẽ góp phần quan trọng để doanh nghiệp thực
thi pháp luật và làm cho hoạt động hỗ trợ pháp lý có ý nghĩa thực tiễn.
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích, làm rõ thực trạng thi hành pháp
luật của doanh nghiệp và thực trạng phát triển của thị trườ
ng dịch vụ pháp lý,
trên cơ sở đó đề xuất cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và các giải pháp để

phát triển thị trường dịch vụ pháp lý.


6
Bộ Tư pháp -Viên Khoa học Pháp lý, Từ điển luật học, trang 218.

Trang 8
Để thực hiện mục tiêu đó, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể sau đây:
Thứ nhất, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật của doanh nghiệp, và
thực trạng cơ chế hỗ trợ pháp lý hiện hành đối với doanh nghiệp, xác định các
tồn tại, hạn chế và xác định những nguyên nhân hạn chế khả năng thực hiện
pháp luật của doanh nghiệp.
Thứ hai,
đánh giá nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp trong mối liên
hệ với việc phát triển thị trường dịch vụ pháp lý.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, xây
dựng cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, làm rõ vai trò, trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước và các các chủ thể khác trong việc hỗ trợ doanh nghiệp
thực hiện pháp luật.
Thứ tư, đánh giá thực trạ
ng thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hiện
nay, tìm ra các hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường dịch vụ pháp
lý, vai trò của luật sư, nhất là luật sư tư vấn trong hoạt động của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, đề xuất các yêu cầu đối với việc mở rộng thị trường dịch vụ pháp
lý.
Để thực hi
ện được các mục tiêu nói trên, Đề tài này được xây dựng theo
bố cục sau đây:
Chương 1. Tình hình phát triển doanh nghiệp và thực trạng thực hiện
pháp luật tại doanh nghiệp.

Chương 2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và thực
trạng thị trường dịch vụ pháp lý Việt Nam.
Chương 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp và mở r
ộng thị trường dịch vụ pháp lý trong điều kiện hội nhập
quốc tế.

Trang 9

Chương 1
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Sự phát triển của doanh nghiệp là một chỉ số quan trọng đồng hành với sự
tăng trưởng kinh tế bởi doanh nghiệp bao giờ cũng là trung tâm các vòng vận
hành kinh tế. Việc các doanh nghiệp huy động các nguồn lực trong nền kinh tế
để hoạt động giữ một vai trò quyết định trong tăng trưởng kinh tế, phát triển đất
nước, bảo đảm tính ổn định và bền vững, đặc biệt là trong quá trình h
ội nhập
kinh tế quốc tế. Sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của doanh nghiệp
hiện nay ở Việt Nam đã góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng, tạo công
ăn việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cá nhân.
Số liệu thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cho thấy, kể từ khi Luậ
t Doanh nghiệp năm 1999 được ban
hành, đã có 160.672 doanh nghiệp đăng ký trong giai đoạn 2001 - 2005, gấp 3,3
lần so với tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập trong giai đoạn từ 1991 –
1999. Cũng trong giai đoạn 2001 – 2005, trung bình hàng năm, số doanh nghiệp
đăng ký gấp khoảng 6 lần so với số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm

trong giai đoạn 1991 – 1999. Số vốn đăng ký mới đạt khoảng 321,2 tỷ đồng
(khoảng 20 tỷ USD), chưa kể
số vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung trong quá
trình hoạt động (do mở rộng kinh doanh) ước tính khoảng 103,4 nghìn tỷ (tương
đương 6,3 tỷ USD).
Ngoài ra còn phải kể đến hàng chục nghìn chi nhánh, văn phòng đại diện
và khoảng hơn hai triệu hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động trên toàn lãnh thổ
Việt Nam. Tỷ trọng đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong tổng đầu tư phát

Trang 10
triển toàn xã hội tăng từ 22,6% năm 2000 lên 26,2% năm 2002. Năm 2003, tỷ
trọng này đạt 29,7%. Năm 2004 là 30,9% và năm 2005 đạt 32,2%.
Số doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập kết hợp với số
doanh nghiệp mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh trong gần sáu năm qua đã
tạo thêm gần hai triệu chỗ làm việc mới, đưa tổng số lao động làm việc ở khu
vực kinh tế tư nhân và hộ kinh doanh cá thể
lên đến khoảng 6 triệu người, chiếm
khoảng 17% lực lượng lao động.
7

Qua một năm thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005, số doanh nghiệp mới
đăng ký thành lập và số vốn đăng ký vẫn tiếp tục tăng mạnh. Năm 2006 có thêm
46.663 doanh nghiệp mới đăng ký thành lập, với số vốn đăng ký là 148.065 tỷ
đồng (9,2 tỷ USD) và 32.137 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi vốn với tổng
số vốn đăng ký bổ sung thêm là 59.347 tỷ đồng (3,68 tỷ USD). Riêng 7 tháng
đầu năm 2007, tổng số
doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ước khoảng 28.600
tỷ đồng với tổng số vốn đăng ký khoảng 222.035 tỷ đồng (13,76 tỷ USD);
khoảng 21.321 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi vốn, với số đăng ký thêm là
128.292 tỷ đồng (7,95 tỷ USD); tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung tăng 68,6%

so với cả năm 2006.
Về đầu tư nước ngoài, năm 2006, vốn đầu tư nướ
c ngoài đăng ký vào Việt
Nam đạt mức kỷ lục 10,2 tỷ USD, tăng gần 4 tỷ USD so với mục tiêu đề ra là
6,5 tỷ USD. Tám tháng đầu năm 2007, vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta vẫn
tiếp tục tăng mạnh với 807 dự án và hơn 7 tỷ USD vốn đăng ký (ước cả năm
2007 có thể đạt tới từ 13 - 17 tỷ USD vốn đăng ký), trong đó gần 3 tỷ USD là
vốn điề
u lệ.
8

Tình hình đăng ký thành lập mới doanh nghiệp giai đoạn 2000 - 2006


7
Nguồn: Báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp
8
Nguồn: Báo cáo đánh giá 1 năm thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư - Hội nghị thường niên doanh
nghiệp dân doanh năm 2007.

Trang 11
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới


Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2001 – 2006 số
lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng trung bình hơn 22%/năm với số vốn tăng
trung bình gần 49,2%/năm. Trong khi đó, giai đoạn 1991 – 1999 chỉ có 41.716
doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký kinh doanh
chỉ đạt gần 26 tỷ đồng. Như vậy, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong
giai
đoạn 2000 – 2006 gấp hơn 4,9 lần tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập
mới trong 10 năm của giai đoạn 1991 – 1999. Đến hết năm 2006, tình bình quân
nước ta đã đạt tỷ lệ một doanh nghiệp trên 300 người dân.
9

Cùng với việc tăng cả về số lượng doanh nghiệp được thành lập và số vốn
đăng ký, cơ cấu các loại hình doanh nghiệp cũng đã thay đổi thể hiện sự thành
công của việc xoá bỏ cơ chế tập trung - kế hoạch hoá. Trước năm 1986, ở Việt
Nam hầu như chỉ có hai hình thức doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước và
hợp tác xã. Hiện nay, cơ cấu này đã hoàn toàn thay đổi. Khu v
ực doanh nghiệp
ngoài quốc doanh của người Việt Nam và người nước ngoài ngày càng tăng
trưởng mạnh. Khu vực hợp tác xã tuy giảm về số lượng nhưng đang từng bước
thể hiện đúng bản chất của nó và vì vậy, cũng bắt đầu hoạt động có hiệu quả. Sự
lớn mạnh vững chắc của một số doanh nghiệp trên thị trường trong nước và
quố
c tế cũng như đóng góp của khu vực dân doanh trong việc tạo ra công ăn
việc làm và thu nhập xã hội là minh chứng cho điều này. Bên cạnh doanh nghiệp


9
Nguồn: Báo cáo tình hình doanh nghiệp dân doanh và định hướng phát triển giai đoạn 2007 -2010 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.


Trang 12
có quy mô lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình đang khẳng định
vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
Sự thay đổi cơ cấu doanh nghiệp đã tạo ra động lực thúc đẩy các doanh
nghiệp cùng cạnh tranh để phát triển. Đó cũng là lý do chủ yếu làm tăng trưởng
nền kinh tế hiện nay. Với số vốn huy động được lên đến gần 30 t
ỷ USD, lớn hơn
số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cùng kỳ, doanh nghiệp dân doanh đã sử
dụng gần 3 triệu lao động, đóng góp hơn 40% GDP và 29% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước. Khu vực doanh nghiệp dân doanh luôn duy trì được tốc độ
tăng trưởng trên 18%/năm, đóng góp khoảng 14,8% tổng thu ngân sách nhà
nước
10
.
Doanh nghiệp ra đời và phát triển mạnh nhất tại một số tỉnh, thành phố
như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà rịa - Vũng tàu, tỉnh Bình
Dương, tỉnh Đồng Nai, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Phúc,
tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Khánh Hoà Sự phát triển này đã dần dần hình thành nên
nhiều trung tâm tinh tế trong một quốc gia; có các trung tâm kinh tế đa ngành
như Hà Nội, thành ph
ố Hồ Chí Minh; có các trung tâm thiên về công nghiệp như
Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc; có các trung tâm thiên về thương mại hàng
hoá và dịch vụ như Quảng Ninh, Khánh Hoà; có trung tâm thiên về công nghiệp
và dịch vụ như Bà rịa - Vũng tàu
Với cơ chế cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt nam cũng đang hàng ngày
thay đổi về chất theo hướng tiến bộ rõ rệt. Có nhiều dấu hiệu cho thấy sự thay
đổi này. Sự đa dạng và phong phú của các sản ph
ẩm trên thị trường. Về chất
lượng sản phẩm còn nhiều vấn đề cần quan tâm nhưng đã bắt đầu có những sản
phẩm gây được niềm tin đối với người tiêu dùng như Bưởi năm roi, Cà phê

Trung nguyên, áo sơ mi Việt tiến, An phước, Giầy Bitis, Honda Việt nam
Nhiều thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá đã hình thành và chắc chắn nếu tính toán
thành giá trị cũng có thể là tiền triệu USD, thậm chí có thể t
ới hàng chục triệu


10
Nguồn: Báo cáo tình hình doanh nghiệp dân doanh và định hướng phát triển giai đoạn 2007 -2006 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư

Trang 13
USD. Trình độ quản lý doanh nghiệp của các doanh nhân cũng ngày càng được
nâng cao. Cơ chế quản lý nội bộ của các doanh nghiệp cũng dần thay đổi theo
hướng chuyên nghiệp hoá và chuyên môn hoá.
1.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Nhận định về tình hình thực hiện pháp luật của doanh nghiệp
Nhu cầu tìm hiểu thông tin và mong muốn áp dụng đúng pháp luật đã bắt
đầu hình thành đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô trung
bình và doanh nghiệp có quy mô lớn, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh những
ngành nghề đặc biệt. Một số doanh nghiệp, ngay từ khi chuẩn bị thành lập đã coi
việc thi hành pháp luật là một tiêu chí quyết định cho sự thành công. Hầu hết các
doanh nghiệp có vố
n đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam
trước khi thành lập và hoạt động, thường bắt đầu bằng việc tìm hiểu pháp luật
Việt Nam. Mức độ tin tưởng vào sự an toàn pháp lý thường là yếu tố quan trọng
nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài trong việc đi đến quyết định có đầu tư vào
thị trường Việt Nam hay không. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ và
vừ
a, việc chủ động tìm hiểu thông tin pháp luật và ý thức thi hành đúng pháp
luật còn là một trong những điều bất cập.

Chỉ thị số 27/2003/CT-TTg ngày 11/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa đã nêu rõ: “Về phía doanh nghiệp, trình độ hiểu biết luật
pháp và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ
phận chủ sở hữu và người quản
lý chưa cao; một số doanh nghiệp còn làm ăn không trung thực, cố tình vi phạm
quy định pháp luật; quản trị nội bộ doanh nghiệp còn yếu, chưa minh bạch …”.
Kết quả khảo sát thực tiễn cũng cho thấy, nhận thức pháp luật của nhiều
chủ doanh nghiệp còn hạn chế. Tình trạng doanh nghiệp đã được thành lập, đi
vào hoạt
động nhưng chủ doanh nghiệp không nắm được các quy định cơ bản về
pháp luật kinh doanh là phổ biến, nhất là ở các địa phương ngoài Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Người quản lý doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp

Trang 14
lớn, thuộc sở hữu Nhà nước chưa thực sự chú trọng đến việc áp dụng, thực hiện
pháp luật để phòng, tránh rủi ro trong kinh doanh.
Trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp, có không ít doanh nghiệp không
thực hiện đúng thủ tục đăng ký kinh doanh, góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, việc xây dựng cơ chế quản lý nội bộ thiếu chặt chẽ,
hợp lý đã gây ra những hậ
u quả tiêu cực, tác động xấu kéo dài cho bản thân
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân góp vốn và thậm chí đối với bên thứ ba.
11

Nhiều trường hợp đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp nhưng
không phải để kinh doanh, mà chỉ nhằm mua bán hoá đơn kiếm lời, hoặc hợp
pháp hoá những hoạt động phi pháp, rửa tiền. Tại địa bàn TP.HCM, năm 2003,
cơ quan chức năng phát hiện có 287 doanh nghiệp “ma” hoạt động, năm 2004
con số này đã lên tới 2.845 và trong 6 tháng đầu năm 2007 vẫn còn phát hiện

được 572 doanh nghiệp “ma”. Tại Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2007 cơ quan
ch
ức năng cũng phát hiện có đến 1.950 doanh nghiệp “ma” hoạt động, nhiều hơn
số doanh nghiệp “ma” phát hiện được trong năm 2005
12
.
Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp chưa chú trọng tới vai trò tư
vấn pháp luật, nhất là trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng, dẫn tới phát sinh
các tranh chấp không đáng có, gây bất lợi cho doanh nghiệp. Nhìn chung, ý thức
chấp hành pháp luật trong kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn yếu, một số
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không đúng quy định của pháp luật. Vi
phạm pháp luật của doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến trên hầu h
ết các lĩnh vực,
trong đó, nổi cộm trong các lĩnh vực chấp hành pháp luật về thuế, mua bán hóa
đơn, trốn thuế, gian lận thương mại, hoạt động kinh doanh khi chưa có đủ điều
kiện hoặc không bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định, gây ô nhiểm
môi trường, vi phạm pháp luật lao động v.v
Trên phạm vi cả nước, đã phát hiện 720 vụ mua bán và sử dụng trái phép
hóa đơn giá trị gia tăng, gây thi
ệt hại cho ngân sách 546,310 tỷ đồng, nhưng


11
Đề án xây dựng cơ chế hỗ trợ thực hiện pháp luật cho doanh nghiệp, Bộ Tư pháp điều tra, nghiên cứu theo Chỉ
thị số 13/2005/CT-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Trang 15
hiện mới thu hồi được khoảng 200 tỷ đồng. Những con số này đã nói lên tình
trạng trốn thuế, gian lận thuế, thành lập doanh nghiệp để buôn bán hóa đơn, bỏ
trốn khỏi địa điểm kinh doanh, sử dụng hóa đơn giả ngày càng nghiêm trọng,

phức tạp, phổ biến và xảy ra ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tội
phạm mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn có nhi
ều loại và xuất hiện ở hầu hết
các địa phương với mức độ khác nhau, nhưng nguy hiểm và nghiêm trọng nhất
vẫn là tình trạng lập doanh nghiệp chỉ để mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Nếu
như trước đây, việc thành lập doanh nghiệp nhằm mua bán hóa đơn bất hợp
pháp mang tính chất tự phát của cá nhân đơn lẻ, thì gần đây, loại tội phạm này
hoạt động tinh vi h
ơn
13
.
Trong một vài năm trở lại đây do cơ chế đơn giản hóa thủ tục thành lập
doanh nghiệp theo hướng giảm thủ tục và thời gian, đồng thời, cùng với việc
Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu bằng cách cho
chậm nộp thuế sau nhập khẩu 30 ngày thì một số doanh nghiệp đã lợi dụng để
chây ỳ, cố tình dây dưa không trả nợ thuế
gây khó khăn cho các cơ quan thu
thuế, làm thất thoát ngân sách nhà nước. Đặc biệt, có rất nhiều trường hợp trốn
thuế, chiếm đoạt thuế của nhà nước bằng cách thành lập doanh nghiệp sau đó
nhập khẩu hàng hóa đưa vào thị trường trong nước tổ chức tiêu thụ nhanh rồi
giải tán doanh nghiệp và lẩn trốn. Chỉ tính riêng TP Hồ Chí Minh trong năm
2004 đã có khoảng 2.300 doanh nghiệp nợ đọng thuế với số
tiền lên đến hàng
trăm tỷ đồng, trong đó, nhiều doanh nghiệp "mất tích", không xác định được trụ
sở. Một số doanh nghiệp được thành lập để kinh doanh trái phép hoặc lừa đảo
gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân sau đó bỏ trốn. Điều đáng nói ở
đây là sau khi vi phạm, "mất tích" trong một thời gian, những chủ doanh nghiệp
đó lại đứng ra xin phép thành lập doanh nghiệp mới và lạ
i tiếp tục vi phạm
14

.


12
Mạnh Bôn, Vi phạm pháp luật về thuế vẫn diễn biến phức tạp, Báo Đầu tư.
13
Mạnh Bôn, Tài liệu đã dẫn.
14
Xem: "Cần xác định nhân thân của người đứng đầu doanh nghiệp thông qua Phiếu lý lịch tư pháp", Người
đại biểu nhân dân, số ra ngày 16/01/2007;
/>

Trang 16
Tình trạng các doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động cũng diễn ra phổ
biến. Nhiều doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động ngắn hạn chứ không ký hợp
đồng xác định thời hạn cho các công việc có tính chất thường xuyên, ổn định.
Rất ít doanh nghiệp đăng ký thỏa ước lao động tập thể với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội. Việc cấp sổ lao động cho người lao động cũ
ng không
được thực hiện nghiêm túc. “Một số doanh nghiệp thực hiện pháp luật lao động
chưa triệt để; chưa quan tâm đúng mức đến việc giao kết hợp đồng lao động và
thoả ước lao động tập thể. Nội dung hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập
thể còn sơ sài, chưa thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của người lao động. An toàn,
vệ sinh lao động ch
ưa được người sử dụng lao động quan tâm đúng mức, đặc
biệt là đối với ngành xây dựng, giao thông là những ngành có nguy cơ gây tai
nạn lao động cao Tình trạng doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện kết
luận thanh tra còn khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn vi
phạm pháp luật về lao động, gây khó khăn trong việc mở rộng và phát triển thị
trường lao động ngoài nước. Các chế độ chính sách cho lao động đặc thù như

lao động nữ, lao động là người tàn tật chưa được thực hiện nghiêm chỉnh”
15
.
Nhìn chung, tình trạng yếu kém trong thực hiện pháp luật của doanh
nghiệp được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:
• Thói quen trong nhiều doanh nghiệp không chú ý tới việc tìm hiểu và
thực hiện pháp luật, phổ biến nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam, nhất là các doanh nghiệp mới được thành lập.
• Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước ch
ỉ quan tâm đến
pháp luật về quản lý nhà nước và vì vậy, chỉ ý thức thực hiện pháp luật hoặc
thuê tư vấn với mục đích "chống chọi" với cơ quan Nhà nước để đề phòng hậu
quả cơ quan nhà nước sẽ xử lý doanh nghiệp khi vi phạm pháp luật về hành
chính và hình sự; chưa ý thức về các rủi ro pháp lý trong quan hệ với khách


15
Nguồn: "Quản lý Nhà nước về lao động - việc làm", Bản tin ngày thứ năm, 29/07/2004;
/>

×