Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phong tục, tập quán trong quan hệ hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 80 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHONG TỤC, TẬP QN TRONG QUAN HỆ
HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỒNG THỊ DIỄM MY
KHĨA: 34 MSSV: 0955020089
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: Th.s TRẦN THỊ HƢƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, ngồi sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tác giả đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ, ủng hộ từ quý thầy cô và các bạn.
Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên – Th.s Trần Thị
Hƣơng, cô đã dành nhiều thời gian, cơng sức và hết lịng tận tụy giúp đỡ tác giả trong
suốt q trình làm khóa luận.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn quý thầy cô trƣờng Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh
đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tác giả cũng nhƣ các bạn sinh viên.
Đồng thời, tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ, ủng hộ của gia đình, bạn bè trong
thời gian làm khóa luận.
Trân trọng
Tác giả
Hoàng Thị Diễm My


MỤC LỤC


Lời cảm ơn
Lời mở đầu
Mục lục
Chƣơng I: Những vấn đề lý luận chung về phong tục, tập quán trong quan hệ hơn
nhân và gia đình………………………………………………………………….....1
1.1.

Khái niệm phong tục, tập quán và phong tục, tập quán trong quan hệ hôn nhân

và gia đình…………………………………………………………………….1
1.1.1. Phong tục…………………………………………………………………....1
1.1.2. Tập quán…………………………………………………………………….2
1.1.3. Phong tục, tập qn trong quan hệ hơn nhân và gia đình…………………...3
1.1.4. Pháp luật hơn nhân và gia đình……………………………………………...3
1.2.

Đặc điểm của phong tục, tập qn ………………………………………….4

1.2.1. Phong tục, tập qn có hình thức bất thành văn, nội dung phong phú, đa dạng,
thống nhất………………………………………………………………….....4
1.2.2. Phong tục, tập quán gắn bó với đời sống xã hội…………………………….7
1.2.3. Phong tục, tập qn có tính ràng buộc cao …………………………………8
1.2.4. Phong tục, tập quán có mối quan hệ mật thiết với pháp luật………………10
1.3.

Điều kiện áp dụng phong tục, tập qn trong quan hệ hơn nhân và gia

đình………………………………………………………………………………..11
1.3.1. Phong tục, tập quán phải thể hiện tính hợp lí, tiến bộ, không trái đạo đức xã
hội…………………………………………………………………………………12

1.3.2. Phong tục, tập quán phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật hơn
nhân và gia đình năm 2000………………………………………………………..13
1.3.3. Tơn trọng sự thoả thuận trong việc áp dụng phong tục, tập quán trong quan
hệ hơn nhân và gia đình…………………………………………………………..15
1.4.

Ý nghĩa của phong tục, tập qn trong quan hệ hơn nhân và gia đình…….16

1.5.

Phong tục, tập quán trong quan hệ hôn nhân và gia đình ở các nƣớc trên thế

giới……………………………………………………………………………..18


1.5.1. Phong tục, tập quán trong quan hệ hôn nhân và gia đình ở Triều
Tiên…….......................................................................................................18
1.5.2. Phong tục, tập quán trong quan hệ hơn nhân và gia đình ở Pakistan………19
Chƣơng II: Phong tục, tập quán trong quan hệ hôn nhân và gia đình……………..21
2.1.

Phong tục, tập quán tác động lên đời sống xã hội………………………….21

2.2.

Phong tục, tập quán tác động đến các quan hệ pháp luật hơn nhân và gia

đình………………………………………………………………………………...23
2.2.1. Phong tục, tập quán tác động đến pháp luật hôn nhân và gia đình thời phong
kiến………………………………………………………………………………...24

2.2.2. Phong tục, tập quán tác động đến pháp luật hơn nhân và gia đình thời Pháp
thuộc……………………………………………………………………………….28
2.2.3. Phong tục, tập quán tác động đến pháp luật hôn nhân và gia đình hiện
đại……………………………………………………………………………….....30
2.2.3.1.

Phong tục tập quán và hành vi kết hôn của các bên nam nữ………..32

2.2.3.2.

Phong tục, tập quán và quan hệ pháp luật giữa vợ chồng, cha mẹ với

con, các thành viên khác trong gia đình…………………………………………...38
2.3.

Pháp luật ảnh hƣởng đến sự tồn tại của phong tục, tập quán trong hơn nhân gia

đình…………………………………………………………………………….41
2.3.1. Kế thừa và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp trong quan hệ hôn
nhân và gia đình……………………………………………………………………42
2.3.2. Hạn chế và tiến tới loại trừ những phong tục, tập quán không phù hợp với pháp
luật, đạo đức xã hội…………………………………………………………..45
2.3.3. Nghiêm cấm, loại trừ những phong tục, tập quán trái pháp luật, đạo đức xã
hội………………………………………………………………………………….48
Chƣơng III: Thực tiễn và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phong tục,
tập quán trong các mối quan hệ hơn nhân và gia đình…………………………….52
3.1.

Thực tiễn áp dụng phong tục, tập qn trong quan hệ hơn nhân và gia


đình………………………………………………………………………………..52


3.1.1. Sự tác động tích cực của phong tục, tập qn trong quan hệ hơn nhân và gia
đình………………………………………………………………………………..52
3.1.2. Sự tác động tiêu cực của phong tục, tập quán trong quan hệ hơn nhân và gia
đình………………………………………………………………………………..53
3.1.3. Thực tiễn áp dụng Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 về áp dụng phong tục,
tập quán trong quan hệ hôn nhân và gia đình…………………………………55
3.2.

Biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng phong tục, tập qn trong hơn nhân gia

đình………………………………………………………………………………...58
3.2.1. Biện pháp trong lĩnh vực lập pháp…………………………………………59
3.2.2. Biện pháp trong việc thực thi pháp luật…………………………………....61
3.2.3. Biện pháp trong công tác xã hội…………………………………………....62
3.2.4. Định hƣớng sửa đổi Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 về phong tục, tập
qn trong hơn nhân gia đình………………………………………………………63
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình có ý nghĩa là hạt nhân của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng
định “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã
hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia
đình”. Với mọi thời đại, gia đình ln có vai trị quan trọng trong việc hình thành và

phát triển xã hội, làm rạng rỡ bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là nơi giữ gìn, duy trì, vun
đắp những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam đã đƣợc hình thành
trong quá trình lịch sử, góp phần phát huy nền tảng văn hóa, đạo đức của xã hội. Một
trong những cơ sở hình thành nên những vai trị của gia đình đó là phong tục, tập
quán. Phong tục, tập quán trong quan hệ hơn nhân và gia đình của năm mƣơi bốn dân
tộc anh em trên khắp đất nƣớc Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Nó khơng chỉ là
yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, mà còn là một trong những yếu
tố rất quan trọng, có ảnh hƣởng và tác động to lớn, chi phối cách ứng xử mỗi cá nhân
trong gia đình. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phong tục, tập quán trong quan hệ
hơn nhân và gia đình, Đảng và Nhà nƣớc ta ln coi trọng vai trị của gia đình và văn
hóa gia đình. Nghị quyết Trung ƣơng 5, khóa VIII về Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã nêu “Giữ gìn và phát huy
những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trị gương mẫu của các bậc
cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa
gia đình, nhà trường và xã hội.” Nghị quyết Đại hội X của Đảng một lần nữa nhấn
mạnh “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng
với những địi hỏi của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành
mạnh của xã hội, là mơi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân
cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Ngay trong một trong các
nhiệm vụ cơ bản của Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 là “kế thừa và phát
huy truyền thống đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp trong gia đình Việt Nam,


xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu trong hơn nhân và gia đình”. Trên cơ
sở đó, Nhà nƣớc ta đã vận dụng phong tục, tập quán trong quan hệ hơn nhân gia
đình trên thực tế. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cho thấy vẫn còn nhiều bất cập.
Đặc biệt, một số đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, những vùng kinh
tế - xã hội khó khăn vẫn cịn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, trái với

pháp luật hôn nhân và gia đình, ảnh hƣởng đến đời sống xã hội, thuần phong mỹ
tục Việt Nam. Việc áp dụng phong tục, tập quán trong quan hệ hơn nhân và gia
đình cịn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về cả mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn
áp dụng.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phong tục, tập quán trong quan hệ hôn nhân và
gia đình” để nghiên cứu nhằm tìm hiểu về phong tục, tập quán trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình và đƣa ra một số giải pháp khắc phục. Trong q trình
nghiên cứu, tác giả khơng thể khơng có những thiếu sót nhất định, kính mong
nhận đƣợc góp ý quý báu của thầy, cô cùng những ngƣời quan tâm để bài làm
hồn thiện hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, khoa học pháp lý ở nƣớc ta có rất nhiều cơng trình khoa học nghiên
cứu trên khía cạnh nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong tục, tập quán và pháp luật.
Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể về phong tục, tập qn trong hơn nhân và gia
đình vẫn còn hạn chế. Một số đề tài đƣợc nghiên cứu nhƣ:
-

Bộ Tƣ pháp, Ảnh hưởng của phong tục, tập quán đối với đăng kí hộ tịch.

-

Nguyễn Thị Minh Phƣơng, Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và
gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật.

-

Nguyễn Thị Yến Nhi, Phong tục, tập quán và pháp luật hơn nhân và gia
đình, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật.


Những đề tài trên xem xét, giải quyết những khía cạnh liên quan đến vấn đề.
Thiết nghĩ, nghiên cứu “Phong tục, tập quán trong quan hệ hôn nhân và gia đình” là
một vấn đề quan trọng trong giai đoạn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền có kết cấu dân
cƣ phức tạp nhƣ nƣớc ta hiện nay.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của đề tài là là nhằm làm rõ khái niệm phong tục, tập quán; đặc điểm
của phong tục, tập quán; điều kiện áp dụng của phong tục, tập quán trong quan hệ hơn
nhân và gia đình; mối quan hệ giữa phong tục, tập quán với pháp luật và sự tác động
của phong tục, tập quán đến pháp luật hiện hành.
Nhiệm vụ của đề tài là đánh giá thực tiễn áp dụng phong tục, tập quán trong
quan hệ hôn nhân và gia đình qua sự tác động tích cực và tiêu cực. Qua đó, đƣa ra
kiến nghị một số giải pháp về việc xây dựng những quy định pháp luật và thực thi
pháp luật hôn nhân và một số giải pháp thuộc lĩnh vực công tác xã hội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, đối tƣợng nghiên cứu của
đề tài những tài liệu liên quan đến phong tục, tập qn trong quan hệ hơn nhân và gia
đình; hệ thống pháp luật Việt Nam từ thời phong kiến đến nay về phong tục, tập quán
trong quan hệ hôn nhân và gia đình; thực tiễn áp dụng phong tục, tập qn trong quan
hệ hơn nhân và gia đình.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu về mặt lý luận cũng nhƣ
thực tiễn về phong tục, tập qn trong quan hệ hơn nhân và gia đình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận, tác giả dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lê - nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về pháp luật để tiếp cận vấn đề một cách
khoa học và khách quan. Đồng thời kết hợp với nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khoa
học chuyên ngành: phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp
chứng minh… để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn bao gồm:
Chƣơng I: Những vấn đề lý luận chung về phong tục, tập quán trong quan hệ
hôn nhân và gia đình
Chƣơng II: Phong tục, tập quán trong quan hệ hơn nhân và gia đình


Chƣơng III: Thực tiễn và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
phong tục, tập quán trong các mối quan hệ hơn nhân và gia đình


CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG TỤC, TẬP
QN TRONG QUAN HỆ HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.6.

Khái niệm phong tục, tập quán và phong tục, tập quán trong quan hệ

hơn nhân và gia đình.
Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, đa dân tộc, một đất nƣớc có
truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Sự đa dạng và thống nhất của năm mƣơi bốn
dân tộc anh em đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong đời sống văn hóa, kinh tế,
chính trị, xã hội. Sự đa dạng này đƣợc thể hiện qua lối sống, cách ứng xử, ngôn ngữ,
chữ viết… và đặc biệt là phong tục, tập quán.
Phong tục, tập quán là một yếu tố rất quan trọng, nó vừa là sự biểu hiện cụ
thể bản sắc văn hóa riêng của dân tộc, đồng thời nó cũng chi phối, ảnh hƣởng rất lớn
đến đời sống, cách ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng và những quan hệ phát
sinh trong sinh hoạt đời thƣờng. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, phong tục, tập
qn có sự ảnh hƣởng và tác động rất sâu sắc, đậm nét. Đó là những quy tắc, nề nếp,
thói quen điều chỉnh quan hệ trong hơn nhân và gia đình.

1.6.1. Phong tục
Hiện nay, phong tục là khái niệm phức tạp, đƣợc sử dụng nhiều trong sách
báo, đời sống xã hội, song có nhiều cách hiểu khác nhau và vẫn chƣa có sự thống
nhất. Ở góc độ nghĩa của từ, “phong” có nghĩa là nền nếp đã lan truyền rộng rãi,
“tục” có nghĩa là thói quen lâu đời. Theo Từ điển Tiếng Việt thì “phong tục là thói
quen đã có từ lâu đời, đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và
tuân theo”1. Phong tục đƣợc xem là thói quen trong xã hội hay đó là một số tập
quán và nếp sống có ý nghĩa lâu đời và ăn sâu vào đời sống. Phong tục là những
hoạt động sống của con ngƣời hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề
nếp, đƣợc cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục
khơng mang tính bắt buộc, cố định nhƣ nghi lễ, nghi thức nhƣng cũng không tùy
tiện theo hoạt động sống thƣờng ngày. Phong tục cũng đƣợc hiểu là những thói
quen được mọi người tuân thủ tại một địa phương trong một hoàn cảnh bắt buộc
1

Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.627

1


phải chấp nhận lề thói ấy như một phần luật pháp của địa phương. Trên cơ sở
nghiên cứu và từ những khái niệm, định nghĩa khác nhau về phong tục của một số
tác giả, có thể hiểu khái quát như sau: Phong tục là những thói quen đã thành nếp,
được hình thành trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định, có tính ổn định,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được một giai cấp, một tầng lớp, một
dân tộc thừa nhận và tuân theo.
Dù nhìn nhận dưới góc độ nào thì phong tục ln là sự biểu hiện cụ thể của
bản sắc dân tộc. Nó bộc lộ những tính chất, bản chất, màu sắc của dân tộc.
1.6.2. Tập quán
Tập quán đƣợc xem là thói quen hay thói quen bền vững hoặc những tác

phong, ứng xử đƣợc lặp lại theo thời gian. Tập quán chỉ ra thói quen trong sinh hoạt
giao tiếp, trong lao động sản xuất không chỉ của một cá nhân mà phải đƣợc cộng
đồng thừa nhận và tuân theo ở một địa phƣơng, một vùng nhất định. Theo Từ điển
Tiếng Việt thì “tập quán là những thói quen đã có từ lâu đời, đã trở thành nếp
trong đời sống xã hội của cộng đồng dân cư”2. Tập quán có phạm vi điều chỉnh
rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Tính bắt buộc của tập quán không
cao, thƣờng chỉ là những việc rất đáng làm theo, nếu ai khơng làm theo thì bị dƣ
luận phê phán, dị nghị hoặc tẩy chay. Có thể hiểu khái quát: Tập quán là những quy
tắc xử sự, được hình thành trong đời sống xã hội, hoặc giao lưu quốc tế, đang tồn
tại và được các chủ thể thừa nhận và tự giác tuân theo.
Phong tục cũng như tập quán, đều tác động đến các quan hệ xã hội, có tính
bắt buộc thực hiện trong một địa phương hay cả cộng đồng. Nhìn chung, giữa
phong tục và tập quán có mối liên hệ với nhau, nhưng cơ bản phong tục khác tập
quán. Tập quán, ở chừng mực nào đó, là những thói quen sơ khai, tính bắt buộc
không cao, chủ yếu dựa vào sự tự nguyện tuân theo sự phù hợp với cộng đồng.
Phong tục cũng là những thói quen nhưng khác tập quán ở chỗ phong tục là những
khn mẫu ứng xử có tính bắt buộc đối với mọi thành viên vì chúng được coi là
những ứng xử cần thiết cho lợi ích cơng cộng. Phong tục bao giờ cũng ở phạm vi cả
một cộng đồng, mang trong mình những khn mẫu ứng xử là những chuẩn mực
đạo đức, thẩm mỹ, khoa học của cả cộng đồng, xã hội. Phong tục có tính bắt buộc
2

Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.772

2


nghiêm ngặt, những người vi phạm có thể chịu những hình phạt rất nghiêm khắc.
Như vậy, những tập quán hình thành đến mức độ nào đó thì trở thành phong tục.
Cịn phong tục bắt nguồn từ tập qn nhưng có mục đích và tích chất bắt buộc cao

hơn, được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc.
Nhưng phong tục trong quá trình phát triển đến một giai đoạn nào đó mà tính bắt
buộc và những biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện phong tục mất dần thì phong
tục trở thành tập quán.
Tuy phong tục và tập quán có những điểm khác biệt nhưng sự khác biệt này
không đáng kể, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này không tách riêng mà kết
hợp phong tục, tập quán.
1.6.3. Phong tục, tập quán trong quan hệ hôn nhân và gia đình
Phong tục, tập quán trong quan hệ hơn nhân và gia đình là những thói quen
đã thành nếp, hình thành trong điều kiện kinh tế, xã hội nhất định, thể hiện đậm nét
nếp sống, quan niệm của từng địa phƣơng, cộng đồng dân tộc trong việc kết hôn,
quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ với con cái, trong việc ly hôn và
các quan hệ khác về hơn nhân và gia đình đƣợc các chủ thể sống trong địa phƣơng,
cộng đồng xã hội đó thừa nhận và tuân theo một cách tự giác. Phong tục, tập qn
trong quan hệ hơn nhân và gia đình ở mỗi dân tộc, mỗi địa phƣơng là khác nhau,
điều đó tạo nên tính đa dạng, phong phú của phong tục, tập qn về hơn nhân và gia
đình. Phong tục, tập qn trong hơn nhân gia đình thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc
nhƣng khơng có nghĩa là tất cả phong tục, tập quán đó đều tốt đẹp. Bên cạnh những
phong tục, tập quán có ảnh hƣởng tốt đẹp đến đời sống xã hội, đó là những mỹ tục
có giá trị, đƣợc xem nhƣ truyền thống đạo đức thì vẫn tồn tại những phong tục, tập
quán không tốt đẹp, chƣa phù hợp với xã hội.
1.6.4. Pháp luật hôn nhân và gia đình
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nƣớc
ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ
quyền lợi của các tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Theo đó, pháp luật hơn nhân và gia
đình là “tổng hợp các quy phạm pháp luật hơn nhân và gia đình do Nhà nước ban

3



hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành
viên trong gia đình, về những lợi ích nhân thân và những lợi ích về tài sản”3.
Pháp luật và phong tục, tập quán trong quan hệ hơn nhân và gia đình có mối
liên hệ với nhau, đều cùng điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình và đều
tác động qua lại lẫn nhau. Pháp luật hơn nhân và gia đình phát huy những phong tục,
tập quán tốt đẹp, đồng thời nghiêm cấm áp dụng hoặc vận động xóa bỏ những
phong tục khơng phù hợp với xã hội.
1.7.

Đặc điểm của phong tục, tập quán
Một quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống sẽ tạo nên phong tục, tập quán

rất đa dạng và phong phú, sẽ điều chỉnh, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau
nhƣ sản xuất, sinh hoạt, hôn nhân và gia đình… Tuy nhiên, khơng phải vì thế mà
đặc điểm của phong tục, tập quán ở mỗi lĩnh vực là khác nhau mà phong tục, tập
quán trong quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng cũng nhƣ phong tục, tập quán nói
chung đều có những đặc điểm cơ bản, thể hiện nét đặc trƣng của một cộng đồng.
1.7.1. Phong tục, tập qn có hình thức bất thành văn, nội dung phong phú, đa
dạng, thống nhất.
Quốc gia Việt Nam ra đời từ rất sớm, cách đây hơn bốn ngàn năm và ngay từ
đầu đã là một quốc gia đa dân tộc. Lịch sử phát triển của đất nƣớc là lịch sử quy tụ
và mở rộng các thành phần dân tộc, lịch sử tăng cƣờng sự thống nhất quốc gia dân
tộc. Văn hóa của năm mƣơi bốn dân tộc anh em trên khắp vùng miền đất nƣớc đã
tạo nên tính đa dạng các dân tộc. Phong tục, tập quán vốn đƣợc hình thành từ quá
trình lao động sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng làng, bản gắn bó mật thiết với cuộc
sống con ngƣời, nó phản ánh sâu sắc và tồn diện những sinh hoạt của ngƣời dân,
thể hiện những nét đặc trƣng của xã hội Việt Nam cùng với các dân tộc. Vì thế,
phong tục, tập qn có nội dung rất đa dạng và phong phú trong các dân tộc và các
lĩnh vực khác nhau góp phần tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc về văn hóa đất
nƣớc, con ngƣời Việt Nam. Sự đa dạng trong phong tục, tập quán của các đồng bào

dân tộc luôn nằm trong một thể thống nhất. Các dân tộc không tách rời nhau mà
ngày càng gần nhau hơn qua việc giao lƣu văn hóa giữa các vùng miền. Cùng tác

3

Tập bài giảng Luật hơn nhân – gia đình, khoa Luật Dân sự, trƣờng Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tr. 18

4


động đến nhau và tạo nên một khối thống nhất vững chắc và cùng nhau tồn tại trong
một nền văn hóa đa sắc tộc.
Sự đa dạng, phong phú nhƣng thống nhất của phong tục, tập quán thể hiện ở
cách ăn, ở, mặc, hiếu, hỉ… Trong sinh hoạt hằng ngày, ăn uống là nhu cầu tất yếu
của con ngƣời để tồn tại và hoạt động. Nhƣng các dân tộc khác nhau sống trong điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau đã từng bƣớc hình thành các cách ăn uống
khác nhau. Do đó, trên nhiều phƣơng diện, ăn uống đã biểu hiện khá rõ phong tục,
tập quán các dân tộc. Chẳng hạn, các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc sống chủ yếu
bằng nghề làm ruộng nƣớc kết hợp với làm nƣơng trên rẫy cạn, chăn nuôi và khai
thác sản vật của rừng. Họ ăn cơm, rau là chính. Thịt, cá thƣờng dùng khi có khách
quý hay các dịp tết, lễ hội. Ở Tây Nguyên, các dân tộc đều ăn cơm, rau, thịt rừng,
thƣờng dùng nhiều ớt và uống rƣợu cần. Càng đi về phía Nam, cƣ dân Kinh và các
dân tộc thiểu số càng ăn nhiều rau sống, các món ăn pha tạp và mắm. Các cƣ dân
vùng biển lại chế biến thức ăn chủ yếu từ hải sản nhƣ tơm, cá, nghêu, sị… Các dân
tộc nƣớc ta đều sinh sống trong cùng môi trƣờng địa lý nhiệt đới gió mùa với thảm
thực vật và hệ động vật rất phong phú đã tạo cho ứng xử của con ngƣời trong sinh
hoạt ăn uống cũng đa dạng nhƣng đều thể hiện nét đặc trƣng của nền nông nghiệp
nên đa số có tập quán ăn cơm, rau, thịt, thể hiện trong sự thống nhất về nền văn hóa
lúa nƣớc lâu đời.
Trang phục của các dân tộc ở Việt Nam thể hiện phong tục, tập quán của mỗi

dân tộc đó. Trang phục của ngƣời vùng cao Tây Bắc có nhiều phụ kiện, cầu kỳ. Đối
với phụ nữ, ngồi váy áo cịn có tạp dề, thắt lƣng, khăn đội đầu, xà cạp. Ở Tây
Nguyên, trang phục của các đồng bào khá đơn giản nhƣng lại có hoa văn, màu sắc
sặc sỡ. Trang phục của dân tộc Kinh khơng có hoa văn. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc
với những trang phục đa dạng nhƣng tất cả đều có điểm chung là thoải mái, mát mẻ
phù hợp với khí hậu, hịa nhập với thiên nhiên, thích nghi với mơi trƣờng.
Sự đa dạng nhƣng thống nhất của phong tục, tập quán còn đƣợc thể hiện ở
chỗ ở. Để tránh những nguy hiểm của thú rừng, thiên nhiên, ngƣời miền núi có thói
quen sinh sống trong nhà sàn, đây là kiểu nhà phù hợp và an toàn với hồn cảnh
trên. Cịn những ngƣời miền xi, đất đai bằng phẳng, rộng rãi, điều kiện giao thơng
thuận lợi thì nhà ở thƣờng thống mát, xung quanh có vƣờn rộng. Tuy các kiểu nhà
5


khác nhau nhƣng nhìn chung, đều thể hiện tính gọn nhẹ, hịa mình với thiên nhiên,
phù hợp với địa hình và khí hậu nơi đó.
Ngồi cách ăn, mặc, ở thì phong tục, tập quán trong quan hệ hôn nhân và gia
đình cũng rất đa dạng. Hầu khắp các dân tộc nƣớc ta đều tồn tại, đƣợc lƣu truyền từ
đời này sang đời khác những phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình. Họ quan
niệm các quan hệ hơn nhân và gia đình rất quan trọng, ảnh hƣởng khơng chỉ một cá
nhân mà còn ảnh hƣởng đến cả một cộng đồng. Dù ở những thang bậc phát triển xã
hội khác nhau, song chế độ một vợ một chồng bền vững đã tồn tại từ lâu ở các dân
tộc thiểu số. Trai khôn lấy vợ, gái lớn gả chồng đã trở thành thơng tục bắt buộc. Đó
là quyền lợi, trách nhiệm nhằm duy trì và phát triển cộng đồng. Sống độc thân,
không qua hôn thú ở nhiều dân tộc bị coi là một trong những điều cấm kị. Chẳng
hạn, ở dân tộc Thái hiện vẫn phổ biến quan niệm rằng ngƣời không lấy vợ, không
lấy chồng khi chết đi sẽ trở thành ma ác. Ở Tây Nguyên thì khi chết đi, hồn sẽ
không đến với tổ tiên ở thế giới bên kia. Sinh đẻ tự nhiên, đẻ nhiều lần và mong
muốn có nhiều con là tập quán và cũng là nguyện vọng phổ biến của các dân tộc.
Gia đình ở các dân tộc là một tập hợp những cá nhân có cùng huyết thống trực hệ,

sống chung trong một mái nhà, có kinh tế chung và là tế bào tạo nên xã hội. Phong
tục, tập quán trong các quan hệ hơn nhân và gia đình của các dân tộc đều thể hiện
những nét đẹp khác nhau, đều hƣớng đến việc bảo vệ hạnh phúc lứa đơi và ngăn
cấm tính giao ngồi hơn nhân. Các tội ngoại tình, loạn ln… đều bị dƣ luận chê
cƣời, phỉ báng, bị phạt nặng về kinh tế, thậm chí bị đuổi ra khỏi cộng đồng.
Phong tục, tập quán có mối quan hệ mật thiết tới đời sống lao động, sản xuất
của con ngƣời. Vốn đƣợc hình thành từ cuộc sống lâu đời, từ khi con ngƣời hình
thành nên cuộc sống, tạo ra những giá trị chuẩn mực đạo đức trong cách cƣ xử với
môi trƣờng và xã hội, theo đó đã ăn sâu bám rễ vào mỗi con ngƣời trở thành phong
tục, tập quán và đƣợc lƣu truyền bao đời bằng trí nhớ qua thực hành sản xuất và
thực hành xã hội. Vì thế, đa số các phong tục, tập quán của các dân tộc đều có hình
thức bất thành văn. Từ thuở sơ khai của lồi ngƣời, phong tục, tập qn đã dần hình
thành. Cá thể sống trong cộng đồng đó biết đến phong tục, tập quán nhƣ một điều
hiển nhiên và tự giác thực hiện. Việc xây dựng nên các phong tục, tập quán do nhân
dân tiến hành từ xƣa. Đồng bào thƣờng nói “ơng bà để lại cho”, “xưa sao nay vậy”.
6


Từ thế hệ cha ông đến khi con cháu đƣợc sinh ra, noi theo những phong tục, tập
quán mà các thế hệ trƣớc đã thực hiện. Cứ thế, từ thế hệ này sang thế hệ khác,
phong tục, tập quán vẫn tồn tại dù đa số không đƣợc ghi chép lại. Phong tục, tập
quán thƣờng phổ biến bằng truyền miệng, sự ghi nhớ thuộc lịng và hình thức biểu
đạt bằng lời nói vần, với nghệ thuật hình tƣợng của thơ ca dân gian nên dễ nhớ, dễ
đi vào lòng ngƣời, phù hợp với trình độ thẩm mỹ, trình độ tƣ duy và tập quán của
các tộc ngƣời.
Tóm lại, phong tục, tập quán có nội dung rất đa dạng, phong phú, thể hiện
trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở các dân tộc khác nhau, đƣợc lƣu truyền bằng hình
thức bất thành văn nhƣng vẫn trong một thể thống nhất, thể hiện tính chất cộng
đồng, tình nghĩa. Thống nhất trong phong tục, tập quán của các dân tộc đã và đang
tăng cƣờng quá trình di phong dịch tục và làm nền móng cho sự thống nhất đƣợc

hình thành và giữ gìn trên cơ sở sự đa dạng các phong tục, tập quán các dân tộc.
1.7.2. Phong tục, tập quán gắn bó với đời sống xã hội
Phong tục, tập quán đƣợc hình thành từ rất sớm, sinh ra từ trong các quan hệ
sản xuất, sinh hoạt, đƣợc xem nhƣ là một nhu cầu tất yếu khách quan của cuộc sống,
một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống cộng đồng, nhu cầu điều chỉnh, ứng xử
các mối quan hệ với môi trƣờng, xã hội của con ngƣời. Điều đó cho thấy phong tục,
tập quán luôn gắn kết với đời sống xã hội thông qua việc gắn liền với điều kiện kinh
tế và xã hội. Nền tảng kinh tế có dáng dấp của kinh tế nguyên thủy, mang tính chất
khép kín, tự cung, tự cấp. Nền tảng xã hội là một kết cấu xã hội chƣa có sự phân biệt
giai cấp, tầng lớp, giàu nghèo rõ rệt. Chính trong những điều kiện đó, phong tục, tập
quán đã trở thành phạm trù ý thức truyền thống, đồng thời là phƣơng thức điều
chỉnh chủ yếu tác động đến các yếu tố khác trong đời sống xã hội buôn làng.
Phong tục, tập quán là do con ngƣời tạo ra, vì thế, nó mang tính xã hội, thể
hiện đặc trƣng tính cộng đồng làng xã của xã hội Việt Nam. Đặc trƣng của xã hội
Việt Nam phản ánh một phần giá trị của những phong tục, tập quán làng xã, mang
tính độc lập, khép kín nên hình thành tƣ tƣởng khơng có thói quen sống theo pháp
luật mà họ ln tn theo những phong tục, tập qn. Nó nhƣ tấm gƣơng phản chiếu
đời sống, quan hệ, sinh hoạt của nhân dân. Nhìn vào tập quán du canh du cƣ, tập
quán trong sản xuất có thể thấy đời sống kinh tế của ngƣời dân, thấy đƣợc xã hội và
7


văn hóa của một dân tộc nói riêng và một đất nƣớc nói chung. Những phong tục
cƣới hỏi, hơn nhân phụ hệ hay mẫu hệ… tất cả đều thể hiện cách ứng xử trong sinh
hoạt hằng ngày của cộng đồng, những thành viên trong gia đình. Nó gắn liền với đời
sống xã hội, đƣợc mọi ngƣời tôn trọng và thực hiện bởi vì làm đúng phong tục, tập
quán cũng đồng nghĩa với việc phù hợp với các quy tắc xử sự chung của cộng đồng.
Tóm lại, phong tục, tập quán gắn liền với đời sống xã hội của ngƣời dân, nó
chi phối lối sống, quan niệm của con ngƣời trong xã hội về văn hóa, về cái đẹp, cái
hay trong xã hội. Giữa phong tục, tập quán và đời sống xã hội có sự ảnh hƣởng, tác

động qua lại với nhau. Điều kiện xã hội hình thành những phong tục, tập quán phù
hợp với nó, phong tục, tập quán phản ánh sự phát triển của xã hội. Tất cả sự tồn tại
song song trong mối quan hệ biện chứng, thúc đẩy sự phát triển của một nền văn
hóa tiên tiến mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
1.7.3. Phong tục, tập qn có tính ràng buộc cao
Phong tục, tập qn gắn bó gần gũi với đời sống ngƣời dân, nên đối với dân
bản thƣờng họ không quan tâm tới luật pháp nhà nƣớc mà chỉ quan tâm tới những
chuẩn mực đã đƣợc biết đến qua phong tục, tập quán. Do vậy, phong tục, tập quán
đã trở thành chuẩn mực để mọi ngƣời tự giác noi theo. Tuy khơng mang tính cƣỡng
chế nhƣ pháp luật của Nhà nƣớc nhƣng phong tục, tập qn vẫn có tính ràng buộc
cao. Bởi phong tục, tập quán là những đúc kết của cha ông để lại, là những điều
thiêng liêng, là một phần tín ngƣỡng của dân tộc. Phong tục, tập quán thể hiện bản
sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Trải qua bao thế hệ, phong tục, tập quán đã ăn sâu bám
rễ vào trong lòng mỗi ngƣời từ lúc lọt lòng, họ chấp nhận và thực hiện nó nhƣ một
điều tất nhiên. Khơng có một cơ quan nào nào cƣỡng chế, khơng ai bắt buộc phải
thực hiện mà chính trong tiềm thức của những ngƣời sống trong cộng đồng có
phong tục, tập quán đó buộc phải thực hiện. Nó đƣợc thừa nhận một cách đƣơng
nhiên mà những ngƣời thi hành cũng nhƣ những ngƣời tn thủ khơng đặt ra những
nghi ngờ về nó. Cá nhân sống trong cộng đồng phải chịu sự ràng buộc của cộng
đồng, khẳng định phẩm giá của cá nhân ở một xã hội mang nặng truyền thống cộng
đồng. Điều đó hình thành trong nhận thức của cá nhân lối sống trọng tình hơn lý. Họ
sống và tuân theo những quy định của phong tục, tập quán một cách tự nguyện, tạo
cho những phong tục, tập quán có giá trị ràng buộc. Một khi không thực hiện những
8


phong tục, tập quán thì họ sẽ bị trừng phạt. Không phải họ bị trừng phạt bởi những
ngƣời dân mà là chịu phạt trƣớc thần linh, tín ngƣỡng thơng qua sự chứng kiến của
ngƣời dân. Ngƣời Mơng có tục lệ “ăn thề”. Để xác lập quyền sở hữu nƣơng rẫy, đất
đai, cây cối thì hình thức là đánh dấu cắm cành cây hoặc buộc dây, vít hai cọc chéo

trên mảnh đất đồi rừng là nhằm thông báo cây, đất đã có chủ, có dấu đó khơng ai
đƣợc xâm phạm. Sau khi thống nhất nội dung và hình thức họ uống rƣợu thề thay
cho ký cam kết. Nội dung lời thề có đoạn: “Từ nay lửa coi đã tắt, thuốc cháy hết
khơng cịn khói, rượu uống đã nhạt. Mọi việc được tán thành. Kẻ nào đòi lửa cháy
lại, đòi lật thuốc có khói, rượu nhạt thành rượu ngọt, kẻ đó phải xử theo lệ”4. Phong
tục của ngƣời Khơ Mú, Mông, Dao cho rằng rừng đầu nguồn là “rừng thiêng”,
“rừng ma” do thần linh cai quản, tất cả mọi ngƣời đều có trách nhiệm cai quản, ai
vi phạm tuỳ theo hoàn cảnh giàu nghèo mà bị phạt trâu, bò, dê, lợn, rƣợu, gạo để
cúng thần xin tha tội, cá biệt có ngƣời bị đuổi ra khỏi làng bản. Phong tục của ngƣời
Êđê khuyên dạy vợ chồng phải yêu thƣơng quý trọng lẫn nhau, sống với nhau thuỷ
chung “Đã lấy vợ thì phải ở với vợ cho đến chết, đã cầm cần mời rượu thì phải vào
cuộc cho đến khi rượu nhạt, đã đánh cồng thì phải đánh cho đến khi người ta giữ
tay lại”5. Phong tục, tập quán trong quan hệ hôn nhân gia đình ở đa số các dân tộc,
khi trai gái đã qua làm lễ trao vịng khơng đƣợc phép có quan hệ yêu đƣơng với
ngƣời khác. Nếu một trong hai bên vi phạm hay vì lý do nào đó, muốn thối hơn thì
buộc họ phải bồi thƣờng danh dự cho ông mối và bên kia bằng những hiện vật có
giá trị. Ở tộc ngƣời Ba Na, những ngƣời phạm tội loạn luân phải trần truồng ăn vào
máng lợn trƣớc công chúng, coi nhƣ trƣờng hợp giao hợp với thú vật. Từ những
phong tục, tập quán trên, có thể thấy, phong tục, tập qn ln có tính ràng buộc, đó
là bản sắc, truyền thống mang tính thiêng liêng, thần thánh của các dân tộc. Ở các
thời kỳ trƣớc đây và một số nơi hiện nay, khi chúng ta không tuân thủ một số phong
tục, tập qn thì sẽ khơng phải chịu sự xử lý của các cơ quan tổ chức nhà nƣớc nào
nhƣng phải chịu sự không thừa nhận của cộng đồng xã hội và dƣ luận vì hành vi vi
phạm phong tục, tập quán. Ngƣời dân tuân thủ quy tắc của làng xóm hơn là pháp

4
5

Ngơ Đức Thịnh, Luật tục M’nơng (Tập qn pháp), Nxb chính trị quốc gia, 1998
Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Luật tục Ê Đê (Tập quán pháp), Nxb Chính trị Quốc gia, 1996, tr.125


9


luật của nhà nƣớc. Những quy tắc ấy là những gì đúc kết lại từ bao thế hệ, gắn liền
với đời sống, niềm tin của cả cộng đồng.
1.7.4. Phong tục, tập quán có mối quan hệ mật thiết với pháp luật
Phong tục, tập quán định ra nội dung các mối quan hệ xã hội một cách tự
nhiên. Phong tục, tập quán là kho tri thức dân gian về quản lý nhà nƣớc và quản lý
xã hội. Ở một phạm vi nhất định, nó có vai trị và giá trị xã hội nhƣ pháp luật. Nó
điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì và ổn định một trật tự xã hội của cộng đồng,
đảm bảo cho cộng đồng tồn tại và phát triển. Vì vậy, phong tục, tập qn có mối
quan hệ mật thiết với pháp luật. Nếu pháp luật hƣớng đến trật tự xã hội chung thì
phong tục, tập quán hƣớng đến trật tự cộng đồng. Pháp luật tạo lập đồng thuận xã
hội thì phong tục, tập quán tạo lập, củng cố đồng thuận cộng đồng. Song, trật tự xã
hội chỉ có thể tồn tại trên cơ sở trật tự của các cộng đồng. Ngƣợc lại, trật tự xã hội
đƣợc xác lập sẽ làm cho trật tự cộng đồng thêm vững chắc, ổn định. Trong thang
bậc điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vị trí cao hơn, pháp luật ra đời nhằm
duy trì trật tự trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã
hội, đàn áp sự phản kháng của các giai cấp và tầng lớp khác. Pháp luật đƣợc bảo
đảm thi hành bằng sức mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc. Pháp luật có tính hiệu quả,
hiệu lực cao hơn, đối tƣợng áp dụng rộng rãi và đƣợc tuân thủ một cách tuyệt đối.
Tuy pháp luật có vị trí ƣu trội hơn, song trong mối quan hệ với pháp luật, phong tục,
tập quán vẫn thể hiện đƣợc tính độc lập tƣơng đối của mình trong quá trình điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Trong điều kiện một quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh
sống với trình độ khá chênh lệch nhau, pháp luật không thể điều chỉnh tỉ mỉ, cụ thể
chi tiết trong từng mối quan hệ của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Nếu nhƣ pháp luật
đang cịn xa lạ đối với đồng bào dân tộc thì trong một phạm vi, điều kiện nhất định
phong tục, tập qn với giá trị tích cực của nó sẽ đóng vai trị quan trọng và chủ yếu
trong q trình điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể mà pháp luật chƣa quy định.

Thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực khi mà pháp luật
chƣa thực sự thâm nhập sâu vào trong thực tế hay chƣa thực sự cần thiết phải tác
động thì vai trò của phong tục, tập quán là rất cần thiết trong quản lý nhà nƣớc ở các
buôn, làng, xã. Trong nhiều trƣờng hợp, phong tục, tập quán còn bổ sung cho pháp
luật. Pháp luật cũng do con ngƣời tạo ra nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã
10


hội, nhƣng trong một chừng mực nào đó, con ngƣời khơng thể dự đốn đƣợc hết
những tình huống phát sinh trong thực tiễn. Trong khi đó, mỗi dân tộc đã và đang
tồn tại trong cộng đồng mình những phong tục, tập quán đã đƣợc đúc kết sàng lọc
qua nhiều thế hệ, đã đƣợc kiểm nghiệm qua thực tiễn điều chỉnh các quan hệ trong
nội bộ dân tộc đó từ lâu đời và đã khẳng định đƣợc vai trị điều hồ xã hội thì rõ
ràng lúc này nó sẽ bổ sung các quy định còn thiếu của pháp luật. Phong tục, tập
qn cịn có khả năng hỗ trợ cho pháp luật trong nhiều trƣờng hợp mặc dù đã có các
quy định cụ thể của pháp luật, đã có thể áp dụng và thi hành trong cộng đồng một số
dân tộc ít ngƣời. Song nếu có sự hỗ trợ của các phong tục, tập quán với khả năng cố
kết cộng đồng, khả năng truyền cảm, khả năng cụ thể hoá, chi tiết hoá các quy định
của pháp luật trở thành các chuẩn mực đạo đức với các giá trị truyền thống của cộng
đồng thì các quy định, quyết định trên có thể dễ dàng đƣợc thực hiện với hiệu quả
cao.
Tóm lại, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, phong tục, tập quán tốt
đẹp của các dân tộc đã đƣợc chắt lọc trở thành tinh hoa, bản sắc văn hoá riêng của
từng dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo của cả dân tộc Việt Nam.
Với những đặc điểm riêng, phong tục, tập quán của các dân tộc ln có mối quan hệ
chặt chẽ với pháp luật, tạo nên một cơ chế điều chỉnh hồn chỉnh, đóng vai trị quan
trọng trong q trình điều chỉnh các quan hệ xã hội góp phần điều hồ và cân bằng
xã hội giúp cho xã hội luôn ổn định và phát triển.
1.8.


Điều kiện áp dụng phong tục, tập quán trong quan hệ hơn nhân và gia

đình
Phong tục, tập qn trong các quan hệ hơn nhân và gia đình ở các dân tộc rất
đa dạng, phong phú, nó thể hiện bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc và đƣợc áp
dụng để điều chỉnh, quản lý cộng đồng nói chung và trong lĩnh vực quan hệ hơn
nhân và gia đình nói riêng. Tuy nhiên, không phải sự điều chỉnh phong tục, tập quán
đang tồn tại đều đƣợc hoan nghênh. Chúng ta phải thừa nhận một điều rằng bên
cạnh những phong tục, tập quán có ảnh hƣởng tốt đẹp đến đời sống xã hội, đó là
những mỹ tục có giá trị điều chỉnh hữu hiệu các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội, đƣợc xem nhƣ nét đẹp truyền thống đạo đức con ngƣời thì vẫn
tồn tại những phong tục, tập quán chƣa phù hợp cần đƣợc xóa bỏ hoặc khơng phát
11


huy. Bởi vậy, để đƣợc coi là những phong tục, tập quán cần đƣợc bảo vệ và phát
huy trong quan hệ hơn nhân và gia đình thì những phong tục, tập quán đó phải đáp
ứng những điều kiện nhất định.
1.8.1. Phong tục, tập quán phải thể hiện tính hợp lí, tiến bộ, không trái đạo đức xã
hội.
Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn lịch sử xã hội mà con ngƣời có những nguyên
tắc, chuẩn mực đạo đức để đánh giá con ngƣời, xã hội riêng. Phong tục, tập quán
muốn đƣợc áp dụng thì phải mang tính hợp lí, tiến bộ, khơng trái với đạo đức xã hội,
thuần phong mỹ tục, phù hợp với điều kiện xã hội. Với một đất nƣớc có năm mƣơi
bốn dân tộc anh em nhƣ Việt Nam ta thì phong tục, tập qn trong quan hệ hơn nhân
gia và đình rất phong phú, đặc sắc. Bên cạnh phong tục, tập quán tốt đẹp, có những
phong tục, tập qn đã khơng cịn phù hợp với xã hội, thậm chí đi ngƣợc lại với sự
tiến bộ, giá trị đạo đức của một xã hội đang phát triển. Phong tục, tập quán có mối
quan hệ mật thiết với pháp luật, chúng có thể thay thế, bổ sung cho nhau trong một
số các trƣờng hợp nhƣng đó là những phong tục, tập quán tốt đẹp, phù hợp với

truyền thống đạo đức xã hội. Với mục tiêu hƣớng tới xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền, xây dựng một đất nƣớc văn hóa tiến bộ thì những phong tục, tập qn khơng
phù hợp, trái với quy định của pháp luật không thể đƣợc áp dụng, phải đƣợc xóa bỏ.
Một số ngƣời dân thuộc đồng bào dân tộc Giarai, Ba Na có những phong tục, tập
quán nhƣ: trƣờng hợp ngƣời mẹ mới sinh con mà chết sớm thì ngƣời con phải chết
theo mẹ; con sinh ra mà khơng có cha thì bị giết chết hoặc một số trƣờng hợp sinh
đơi thì phải giết một trong hai ngƣời con sinh đôi…Các phong tục lạc hậu này đã đi
ngƣợc lại hoàn toàn với sự nhân văn, tiến bộ của xã hội và các quy định của pháp
luật. Không thể áp dụng những phong tục, tập quán nhƣ vậy trong một xã hội văn
minh, tiến bộ nhƣ hiện nay. Nhƣng ngƣợc lại, phong tục, tập quán của ngƣời Kinh
nhắc nhở, khuyên dạy vợ chồng phải yêu thƣơng, quý trọng, lẫn nhau, sống với
nhau chung thủy. Những phong tục, tập quán này phù hợp với chuẩn mực đạo đức,
với đời sống văn minh nên cần đƣợc áp dụng, phát huy. Vì vậy, để áp dụng phong
tục, tập quán vào việc điều chỉnh các mối quan hệ trong hôn nhân và gia đình thì
trƣớc tiên phải đáp ứng điều kiện về tính khơng trái đạo đức xã hội, hợp lí, tiến bộ,
nhân văn.
12


1.8.2. Phong tục, tập quán phải phù hợp với những ngun tắc cơ bản của Luật hơn
nhân và gia đình năm 2000
Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định: “Trong quan hệ hơn nhân
và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không
trái với những nguyên tắc quy định tại Luật này thì được tơn trọng và phát huy”6.
Có thể nhận thấy, việc áp dụng phong tục tập quán có vị trí, vai trị rất quan trọng
đối với mỗi dân tộc. Về nguyên tắc, nhà nƣớc và xã hội chỉ tôn trọng và phát huy
các phong tục, tập quán tốt đẹp, phù hợp với pháp luật hôn nhân và gia đình. Bản
chất của chế độ xã hội phản ánh vào các quan hệ hơn nhân và gia đình thơng qua các
nguyên tắc cơ bản về xây dựng và củng cố chế độ hơn nhân và gia đình. Do đó, nhà
nƣớc thƣờng lấy các nguyên tắc cơ bản của Luật làm tiêu chí xác định giá trị và

chuẩn mực đạo đức của truyền thống, phong tục, tập quán trong gia đình. Vì vậy,
những phong tục, tập quán đƣợc áp dụng phải phù hợp với những nguyên tắc của
Luật hôn nhân và gia đình. Đó là những ngun tắc sau: “hơn nhân tự nguyện, tiến
bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; hơn nhân giữa các cơng dân Việt Nam
thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn
giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi được tơn trọng và được pháp
luật bảo vệ; vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hố gia
đình; cha mẹ có nghĩa vụ ni dạy con thành cơng dân có ích cho xã hội, con có
nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ, cháu có nghĩa vụ kính trọng,
chăm sóc, ni dưỡng ơng bà, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm,
chăm sóc, giúp đỡ nhau; Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử
giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con
ngoài giá thú; Nhà nước, xã hội, gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em,
giúp đỡ các bà mẹ thực hiện chức năng cao quý của mình”7. Đất nƣớc ta là một
quốc gia đa dân tộc, các dân tộc có nhiều phong tục, tập quán phù hợp với những
nguyên tắc trên. Tập quán xâm canh giữa ngƣời dân ở biên giới Việt Nam và các
nƣớc biên giới Lào, Campuchia, Trung Quốc dẫn đến tình trạng hôn nhân giữa
những ngƣời cùng dân tộc hoặc khác dân tộc nhƣng mang quốc tịch hai nƣớc khác

6
7

Điều 6, Luật hơn nhân và gia đình năm 2000
Điều 2, Luật hơn nhân và gia đình năm 2000

13


nhau mang tính chất phổ biến, đa số họ khi xác lập hôn nhân không tuân thủ các quy
định của pháp luật Việt Nam về việc kết hơn có yếu tố nƣớc ngoài. Đây là tập quán

mang ƣu điểm cơ bản là củng cố và phát triển quan hệ và tình đồn kết giữa cƣ dân
hai nƣớc láng giềng. Do đó, cần đƣợc tơn trọng và pháp luật nên có những qui định
và đƣờng lối giải quyết phù hợp với tính đặc thù của quan hệ trong việc thừa nhận
và giải quyết các tranh chấp phát sinh. Ở các dân tộc Ê Đê, M’nông, Giarai… quan
hệ hôn nhân theo chế độ mẫu hệ. Theo tập tục này, ngƣời phụ nữ đóng vai trị chủ
động cƣới chồng, ngƣời chồng sinh sống bên nhà vợ và con cái sinh ra mang họ mẹ.
Nhƣng nhìn chung, quan hệ hơn nhân của các dân tộc kể trên là tự nguyện. Trai gái
đến tuổi trƣởng thành tự do yêu đƣơng, tự do tìm hiểu ngƣời bạn đời của mình mà
khơng phải chịu sức ép nào cả. Đây là nét tiến bộ quan trọng trong quan hệ hôn
nhân, phù hợp với một trong những nguyên tắc trong Luật hơn nhân và gia đình.
Tập tục đã chỉ rõ điều đó : “Trâu bị khơng ai ép thừng, trai gái không ai ép duyên.
Nếu hai người ưng nhau muốn lấy nhau thì vịng cứ đặt trên chiếu, tự họ họ sẽ cầm
lấy, không một ai cầm trao cho họ”8. Tuy nhiên, có những phong tục, tập quán của
một số dân tộc trái với những nguyên tắc trên. Nhiều dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Lào
Cai… cho con trai đƣợc hƣởng gia tài, con trai trƣởng đƣợc tôn trọng ngang với
ngƣời cha. Tập quán này đã vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các
con trong gia đình.
Tóm lại, việc áp dụng những phong tục, tập qn trong quan hệ hơn nhân và
gia đình phải phù hợp với những nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình. Việc áp
dụng những phong tục, tập qn này khơng làm mất đi mà ngƣợc lại góp phần phát
huy bản chất của chế độ hơn nhân và gia đình mới, loại bỏ đƣợc sự tuỳ tiện và tạo
sự thống nhất trong đánh giá và áp dụng truyền thống, phong tục, tập qn về hơn
nhân và gia đình, tìm ra và loại bỏ đƣợc những phong tục, tập quán lạc hậu khơng
cịn phù hợp với chế độ hơn nhân và gia đình tiến bộ.
1.8.3. Tơn trọng sự thoả thuận trong việc áp dụng phong tục, tập quán trong quan
hệ hôn nhân và gia đình
Trong nhiều trƣờng hợp, có thể áp dụng phong tục, tập quán để điều chỉnh
những mối quan hệ trong hơn nhân và gia đình. Ngồi những điều kiện phù hợp với
8


Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Luật tục Êđê (Tập quán pháp), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.114

14


đạo đức xã hội, hợp lí, tiến bộ, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn
nhân và gia đình thì việc áp dụng phong tục, tập quán phải thuộc một trong những
trƣờng hợp để đảm bảo tính độc lập, tính tự chủ, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm.
Trong trƣờng hợp những tranh chấp chƣa có qui phạm pháp luật hơn nhân và gia
đình điều chỉnh; những tranh chấp đồng thời có thể đƣợc giải quyết trên cơ sở qui
phạm pháp luật hoặc phong tục, tập quán; các bên đƣơng sự khác nhau về dân tộc,
tôn giáo, nghề nghiệp, địa phƣơng sinh sống dẫn đến có sự khác nhau về phong tục,
tập qn thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn áp dụng phong tục, tập quán. Khi
thấy có thể áp dụng đƣợc phong tục, tập quán, thì cần để cho các bên lựa chọn, thoả
thuận việc áp dụng qui phạm pháp luật hay phong tục, tập quán trong giải quyết
tranh chấp của mình. Tuyệt đối không đƣợc áp đặt, cƣỡng ép đƣơng sự, đồng thời
cũng khơng đƣợc cấm đốn, ngăn cản đƣơng sự lựa chọn phong tục, tập quán. Cần
phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Bên cạnh đó, có thể tạo điều kiện thuận lợi
cho sự thỏa thuận. Trong trƣờng hợp phải áp dụng phong tục, tập quán cần phải giải
thích cho các bên rõ nguyên nhân, mục đích của việc vận dụng phong tục, tập quán,
có thể mời các đại diện của cộng đồng nhƣ già làng, trƣởng bản hoặc chức sắc tôn
giáo… tham gia vào việc thoả thuận áp dụng phong tục, tập quán. Nếu không thể
thoả thuận đƣợc với nhau về áp dụng phong tục, tập quán nào, thì lúc đó mới giải
quyết tranh chấp bằng qui phạm pháp luật hoặc áp dụng tƣơng tự pháp luật để giải
quyết.
1.9.

Ý nghĩa của phong tục, tập quán trong quan hệ hôn nhân và gia đình
Phong tục, tập quán trong quan hệ hơn nhân và gia đình đóng vai trị và có ý


nghĩa quan trọng đối với xã hội và pháp luật. Đối với xã hội, phong tục, tập quán là
một trong những bộ phận cấu thành căn bản của truyền thống văn hố và giá trị đạo
đức trong gia đình Việt Nam. Nó chứa đựng và mang bản sắc văn hóa riêng biệt của
mỗi dân tộc. Hiện nay, trƣớc sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, mở rộng giao
lƣu văn hóa thì phong tục, tập qn đang có nguy cơ bị lãng quên. Việc áp dụng
phong tục, tập quán là một trong những biện pháp cần thiết để bảo vệ bản sắc văn
hoá và chuẩn mực đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam trong tình hình nhƣ
hiện nay. Theo nguyên tắc và những điều kiện áp dụng thì những phong tục, tập
quán nào đáp ứng đủ, phù hợp với truyền thống, chuẩn mực đạo đức xã hội hiện nay
15


thì mới đƣợc áp dụng. Thơng qua việc chắt lọc sẽ tạo nên một xã hội tiến bộ và phát
triển. Hơn nữa, điều đó cịn có ý nghĩa trong việc góp phần xây dựng đời sống hơn
nhân và gia đình trong nhân dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số một đời sống hạnh
phúc, bền vững, bình đẳng, tiến bộ.
Gia đình Việt Nam là một tập hợp các truyền thống văn hóa và giá trị đạo
đức, sự phát triển của gia đình gắn liền với qui luật kế thừa và phát triển. Nghĩa là,
trong gia đình các giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức truyền thống cùng tồn tại
với các giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức đƣợc hình thành trong điều kiện kinh
tế – xã hội mới. Nó thể hiện đƣợc tính chất tiến bộ, bền vững và phổ biến khi đƣợc
xây dựng, củng cố trên nền tảng văn hoá và đạo đức truyền thống của gia đình.
Ngƣợc lại, một truyền thống, phong tục, tập quán trong điều kiện kinh tế – xã hội
mới dù tốt đẹp đến mấy cũng không thể tạo ra bản sắc và tính bền vững cho gia đình
nếu khơng đƣợc bổ sung và phát triển bằng các giá trị văn hố và chuẩn mực đạo
đức đƣợc hình thành trong điều kiện kinh tế – xã hội trƣớc đó. Từ mối quan hệ biện
chứng trên, việc ghi nhận kế thừa, phát huy truyền thống đạo đức, phong tục tập
quán tốt đẹp trong gia đình là một trong các nhiệm vụ cơ bản của Luật hơn nhân và
gia đình, khơng mâu thuẫn với nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ hơn nhân và
gia đình mới. Ngƣợc lại, chúng là hai mặt không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu

về gia đình trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã
đề ra là: “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho
gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm cho mỗi người. Phát huy
trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hoá dân tộc
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực hiện tốt Luật hơn nhân và gia đình”.9
Đối với pháp luật, vì phong tục, tập quán và pháp luật hôn nhân và gia đình
có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, bổ sung, thay thế cho nhau, cả hai đều
là công cụ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, đặc biệt các quan hệ hơn
nhân và gia đình mang tính sắc tộc và khu vực. Quan hệ hơn nhân và gia đình thể
hiện các giá trị truyền thống, văn hóa đạo đức, nó chịu sự điều chỉnh của những quy
phạm pháp luật và phong tục, tập quán. Nhƣ vậy, muốn điều chỉnh, quản lý tốt lĩnh
vực hôn nhân gia đình thì cần phải có sự kết hợp hài hòa, hỗ trợ, bổ sung giữa quy
9

Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VIII. Nxb chính trị quốc gia, năm 1996, tr 112-113.

16


×