Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Luận văn nghiên cứu đặc điểm hình thái vảy của một số loài trong họ cá phèn mullidae và họ cá lượng nemipteridae ở thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 73 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện. Các số
liệu hồn tồn trung thực, các cơng trình tham khảo có liên quan đều được trích
nguồn chính xác và đầy đủ.
Tác giả

Nguyễn Thị Lƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn, tôi đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ quý báu. Tôi xin cảm ơn Trường Đại học Hồng Đức, Khoa
khoa học Tự nhiên, Phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi
trong suốt q trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hồng Ngọc Thảo đã tận
tình hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các nhà khoa học, q thầy cơ đã góp ý trong q trình
nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn Trường THPT Đặng Thai Mai, bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện luận văn.
Tác giả

Nguyễn Thị Lƣơng

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1


1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 1
3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. Tổng quan về sự phát triển, sinh trưởng của cá và phương pháp nghiên cứu
xác định tuổi cá ..................................................................................................... 3
1.1.1. Sự phát triển và sinh trưởng của cá ............................................................. 3
1.1.2. Phương pháp xác định tuổi cá và mối tương quan với tốc độ sinh trưởng
của cá ..................................................................................................................... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu các lồi cá trong họ Cá phèn và họ Cá lượng ở Việt
Nam ....................................................................................................................... 6
1.3. Một số nghiên cứu về sinh trưởng và tuổi của cá ở Việt Nam ...................... 8
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 10
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................... 10
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 10
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 10
2.3.1. Phương pháp thu mẫu vảy cá .................................................................... 10
2.3.2. Xử lý vảy cá .............................................................................................. 11
2.3.3. Quan sát vịng năm và đo kích thước vảy ................................................. 11
2.3.4. Định tên khoa học các loài ........................................................................ 12
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 13
3.1. Đặc điểm hình thái vảy của các lồi ............................................................ 13
3.1.1. Đặc điểm hình thái vảy của các lồi trong họ Cá phèn ............................. 13
3.1.2. Đặc điểm hình thái vảy của các lồi trong họ Cá lượng ........................... 19
3.2. So sánh tương quan giữa kích thước và trọng lượng của các lồi ............... 29
3.2.1. Tương quan giữa kích thước và trọng lượng của các loài theo độ tuổi .... 29
iii


3.2.2. Tương quan giữa kích thước vảy và chiều dài tiêu chuẩn giữa các loài ... 35

3.3. So sánh cấu trúc, hình thái vảy của các lồi................................................. 38
3.3.1. Cấu trúc, hình thái vảy giữa các lồi trong họ Cá phèn ........................... 38
3.3.2. Cấu trúc, hình thái vảy giữa các lồi trong họ Cá lượng .......................... 41
3.3.3. Khả năng áp dụng tiêu chí hình thái vảy trong phân loại các lồi ............ 44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 49
PHỤ LỤC 1. SỐ ĐO HÌNH THÁI VẢY CỦA CÁC LOÀI .......................... P1

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp chỉ tiêu hình thái vảy của loài Cá phèn sọc đen ................ 14
Bảng 3.2. Tổng hợp chỉ tiêu hình thái vảy của lồi Cá phèn hai sọc ................. 16
Bảng 3.3. Tổng hợp chỉ tiêu hình thái vảy của lồi Cá phèn khoai .................... 18
Bảng 3.4. Tổng hợp chỉ tiêu hình thái vảy của lồi Cá lưỡng đá ....................... 20
Bảng 3.5. Tổng hợp chỉ tiêu hình thái vảy của lồi Cá lưỡng cờ ....................... 23
Bảng 3.6. Tổng hợp chỉ tiêu hình thái vảy của lồi Cá lưỡng mỡ ...................... 25
Bảng 3.7. Tổng hợp chỉ tiêu hình thái vảy của lồi Cá lưỡng ống ..................... 27
Bảng 3.8. Tổng hợp chỉ tiêu hình thái vảy của lồi Cá lưỡng sọc hồng ............ 28
Bảng 3.9. Tương quan kích thước và trọng lượng theo độ tuổi giữa các loài ... 29
Bảng 3.10. Tương quan kích thước vảy theo độ tuổi giữa các loài trong họ Cá
phèn ..................................................................................................................... 31
Bảng 3.11. Tương quan giữa kích thước, trọng lượng và kích thước vảy của các
loài trong họ Cá lượng ........................................................................................ 33
Bảng 3.12. So sánh tỉ lệ giữa các phần của vảy với chiều dài tiêu chuẩn của các
loài trong họ Cá phèn.......................................................................................... 35
Bảng 3.13. Tương quan giữa kích thước vảy và chiều dài tiêu chuẩn ............... 37
giữa các loài trong Họ cá lượng ......................................................................... 37
Bảng 3.14. Bảng so sánh tỉ lệ các phần vảy của các loài trong họ Cá phèn ..... 39

Bảng 3.15. Bảng so sánh về hình thái vảy của các loài trong họ Cá phèn ........ 40
Bảng 3.16. Bảng so sánh về hình thái vảy của các lồi trong họ Cá lượng ....... 43

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sự xuất hiện vịng năm trên vảy cá ....................................................... 5
Hình 1.2. Các vịng năm xuất hiện trên Xương tia gai của cá Acipensen (A, B)
và Xương đá tai của Engraulis (C) ....................................................................... 5
Hình 1.3. Tương quan về tốc độ tăng trưởng của cá với sự tăng trưởng của vảy
cá, cơ sở của phương pháp tính ngược E. Lea ..................................................... 6
Hình 2.1. Vị trí lấy vảy cá và phương pháp đo chiều dài cơ thể cá ................... 10
Hình 2.2. Vị trí lấy vảy cá và phương pháp đo chiều dài cơ thể cá ................... 12
Hình 3.1. Hình dạng vảy và vị trí vịng năm trên vảy Cá phèn sọc đen Upeneus
tragula tuổi 1+ (mẫu 01)..................................................................................... 13
Hình 3.2. Vảy đường bên của Cá phèn sọc đen .................................................. 14
Hình 3.3. Hình dạng vảy và vịng sinh trưởng của Cá phèn hai sọc Upeneus
sulphureus tuổi 1+ (mẫu 25) ............................................................................... 15
Hình 3.4. Vảy đường bên của Cá phèn hai sọc ................................................... 17
Hình 3.5. Hình dạng vảy và vịng sinh trưởng của Cá phèn khoai Upeneus
japonicus tuổi 1+ (mẫu 10) ................................................................................. 18
Hình 3.6. Vảy đường bên của Cá phèn khoai Upeneus japonicu ....................... 19
Hình 3.7. Hình dạng vảy và vịng sinh trưởng của Cá lưỡng đá Scolopsis
taenioptera tuổi 1+.............................................................................................. 20
Hình 3.8. Vảy đường bên của Cá lưỡng đá Scolopsis taenioptera ..................... 21
Hình 3.9. Hình dạng vảy và vịng sinh trưởng của Cá lưỡng cờ Nemipterus
virgatus tuổi 0+ (mẫu 02) ................................................................................... 22
Hình 3.10. Hình dạng vảy và vịng sinh trưởng của Cá lưỡng cờ Nemipterus
virgatus tuổi 1+ (mẫu 09) ................................................................................... 22

Hình 3.11. Vảy đường bên của Cá lưỡng cờ Nemipterus virgatus ..................... 23
Hình 3.12. Hình dạng vảy và vịng sinh trưởng của Cá lưỡng mỡ Nemipterus
bathybius tuổi 0+(mẫu 06) .................................................................................. 24
Hình 3.13. Vảy đường bên của Cá lưỡng mỡ Nemipterus bathybius ................. 25
vi


Hình 3.14. Hình dạng vảy và vịng sinh trưởng của Cá lưỡng ống Nemipterus
marginatus tuổi 0+ (mẫu 04) .............................................................................. 26
Hình 3.15. Vảy đường bên của Cá lưỡng ống Nemipterus marginatus.............. 27
Hình 3.16. Hình dạng vảy đường bên của Cá lưỡng sọc hồng ........................... 28
Hình 3.17. Hình dạng vảy và vịng sinh trưởng của Cá lưỡng sọc hồng
Nemipterus aurora tuổi 0+ (mẫu 01) .................................................................. 29
Hình 3.18. So sánh tương quan giữa kích thước và trọng lượng của các lồi Cá
phèn ở độ tuổi 0+ ................................................................................................ 30
Hình 3.19. So sánh tương quan giữa kích thước và trọng lượng của các lồi Cá
phèn ở độ tuổi 1+ ................................................................................................ 30
Hình 3.20. Tương quan về kích thước các phần của vảy giữa các lồi trong họ
Cá phèn ở độ tuổi 0+ .......................................................................................... 31
Hình 3.21. Tương quan về kích thước các phần của vảy giữa các lồi trong họ
Cá phèn ở độ tuổi 1+ .......................................................................................... 32
Hình 3.22. So sánh tương quan giữa kích thước và trọng lượng của các lồi
trong họ Cá lượng ............................................................................................... 33
Hình 3.23. Tương quan về kích thước vảy giữa các lồi trong họ Cá lượng ..... 34
Hình 3.24. Tương quan giữa các phần của vảy với chiều dài tiêu chuẩn của các
loài trong họ Cá phèn ở độ tuổi 0+ .................................................................... 36
Hình 3.25. Tương quan giữa các phần của vảy với chiều dài tiêu chuẩn của các
loài trong họ Cá phèn ở độ tuổi 1+ .................................................................... 36
Hình 3.26. Tương quan trung bình giữa các phần của vảy với chiều dài tiêu
chuẩn của các lồi trong họ Cá phèn ................................................................. 36

Hình 3.27. Tương quan giữa các phần của vảy với chiều dài tiêu chuẩn của các
lồi trong họ Cá lượng Nemipteridae ................................................................. 38
Hình 3.28. So sánh tỉ lệ các phần vảy của các lồi trong họ Cá phèn ............... 39
Hình 3.29. So sánh tỉ lệ các phần vảy của các loài trong họ Cá lượng ............. 41

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cá là nhóm động vật phổ biến, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng
cho con người trong cuộc sống hàng ngày. Sự tăng trưởng của cá thể hiện ở kích
thước, gồm chiều dài và trọng lượng cơ thể. Mỗi lồi cá có mức độ tăng trưởng
khác nhau và đạt đến kích thước nhất định để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tuy nhiên, việc xác định đến độ tuổi nào sẽ đạt được kích thước hiệu quả cịn ít
được nghiên cứu. Trong nghề đánh bắt cá hiện nay, các loài cá được khai thác ở
bất kỳ độ tuổi, kích thước nào, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất, chất
lượng, đơi khi làm ảnh hưởng đến nguồn lợi của các loài cá ngoài tự nhiên.
Trong nghiên cứu sự tăng trưởng của cá, việc xác định độ tuổi của cá thơng qua
vịng năm trên vảy đã được đưa ra theo các phương pháp tính của E. Lea (1910)
và Rosa Lee (1920). Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng đã được thực hiện để
tính mức độ tăng trưởng chủng quần của các loài theo độ tuổi như cá Đục, cá
Căng ong,… Tuy nhiên, các nghiên cứu về cấu trúc vảy của các loài cá hầu như
chưa được thực hiện.
Trước những vấn đề thực tiễn đó, chúng tơi lựa chọn tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm hình thái vảy của một số loài trong họ Cá phèn
Mullidae và họ Cá lượng Nemipteridae ở Thanh Hóa” nhằm đánh giá được
tính đa dạng trong cấu trúc vảy của các lồi cá làm tiêu chí trong phân loại cũng
như xác định được tuổi của các loài trong họ Cá phèn, họ Cá lượng ở khu vực
nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả được đặc điểm hình thái vảy và tuổi các lồi cá thu được, và mối
tương quan giữa kích thước vảy với chiều dài, trọng lượng của các loài.
- So sánh cấu trúc vảy các lồi làm tiêu chí sử dụng trong phân loại các
loài.

1


3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hình thái vảy của các loài.
- Xác định tuổi của các mẫu cá thu được.
- Phân tích tương quan hình thái vảy với độ tuổi và kích thước của các
lồi trong họ Cá phèn và họ Cá lượng.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về sự phát triển, sinh trƣởng của cá và phƣơng pháp nghiên
cứu xác định tuổi cá
1.1.1. Sự phát triển và sinh trưởng của cá
Sự phát triển của cơ thể là q trình thay đổi một cách thích ứng về chất
lượng và số lượng, xảy ra trong cơ thể từ lúc hình thành nỗn bào trong cơ thể
mẹ cho đến lúc già và chết.
Quá trình phát triển bao gồm hàng loạt các thời kỳ chủ yếu: từ tế bào
trứng, phôi tự do, tiền ấu trùng, ấu trùng, cơ thể con, cá thể trưởng thành và già.
Tất cả đều là các khâu của một chu kỳ sống.
Sinh trưởng của cá cũng như các sinh vật khác là sự tăng lên về kích
thước và khối lượng của cơ thể, là một trong những cơ chế quan trọng đảm bảo

cho cá thể cũng như chủng quần cá điều chỉnh sự thay đổi để đảm bảo sự phát
triển. Quá trình sinh trưởng đặc trưng đối với mỗi lồi cá, đó là tính thích ứng
của các lồi đảm bảo sự thống nhất với mơi trường [7].
+ Trong toàn bộ chu kỳ sống ở mỗi loài cá được phân chia ra hàng loạt
các thời kỳ như sau:
1/ Thời kỳ phôi: Từ khi trứng được thụ tinh đến khi cá chuyển sang giai
đoạn dinh dưỡng ngoài.
2/ Thời kỳ ấu trùng: Hình dạng ngồi và cấu tạo trong chưa mang những
đặc tính của cá trưởng thành.
3/ Thời kỳ cá chưa thành thục sinh dục: Hình dạng ngồi gần với trưởng
thành. Cơ quan sinh dục phát triển yếu. Dấu hiệu sinh dục thứ cấp chưa phát
triển đầy đủ.
4/ Thời kỳ cá trưởng thành: Cá có khả năng sinh sản ra các thế hệ con
cháu.
5/ Thời kỳ già: Chức năng sinh sản giảm, ngừng tăng trưởng theo chiều
dài hoặc tăng rất chậm.
+ Sinh trưởng theo chiều dài và trọng lượng của cá:
3


Sinh trưởng ở cá kéo dài suốt đời sống, mặc dù càng về già tốc độ sinh
trưởng càng chậm. Sinh trưởng là cơ chế tự điều chỉnh sự tái sản xuất của loài,
điều chỉnh số lượng của chủng quần và kích thước của các cá thể trogn chủng
quần đó khi điều kiện mơi trường (như thức ăn,…) có sự biến đổi.
Kích thước theo độ tuổi cũng như tuổi thọ của các lồi cá rất khác nhau.
Cá trỏng Engraulis encrasicholus có tuổi thọ 3 năm, cá Vền 15 năm, cá Chép
sông Amua 16 năm, cá biệt một số khác như cá tầm sống đến 100 tuổi.
Cá có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn thường có số lượng đơng, thành
thục sinh sản sớm. Cá sống lâu có kích thước lớn, tuổi thành thục sinh dục muộn
và số lượng ít. Đặc tính này đặc trưng cho từng loài và là dấu hiệu thích nghi,

đảm bảo cho lồi tồn tại và phát triển.
Sinh trưởng theo chiều dài và trọng lượng của cá xảy ra theo quy luật rất
đặc trưng. Trước lúc cá thể đạt được trạng thái thành thục lần đầu, cá chủ yếu
tăng nhanh về kích thước. Sau khi đạt được trạng thái sinh sản, tốc độ tăng
trưởng theo chiều dài giảm đi, cá tăng nhanh về khối lượng.
1.1.2. Phương pháp xác định tuổi cá và mối tương quan với tốc độ sinh
trưởng của cá
Năm 1910, tác giả E. Lea khi phân tích sự tăng trưởng của cá đã đưa ra
cơng thức tính ngược sinh trưởng để tính chiều dài cá dựa trên sự liên hệ của
chiều dài cơ thể và vảy cá. Ông cho rằng chiều dài cơ thể và các bộ phận khác
như vảy, xương đá tai,… tỉ lệ với nhau và biểu hiện tính nhịp điệu theo mùa.
Đây chính là cơ sở đối với việc xác định tuổi cá và mối tương quan với tốc độ
tăng trưởng của cá. Cơng thức tính ngược Lea như sau: [7]
Ln = (Vn x L) / V
Trong đó: L = số đo chiều dài cá thực tại; Ln = chiều dài cá cần tìm; V =
số đo chiều dài từ tâm vảy đến mép vảy; Vn = số đo chiều dài từ tâm vảy đến
vòng tuổi n.

4


Như vậy, để tính được chiều dài của cá cần xác định được các vịng năm
trên vảy cá. Có nhiều phương pháp để xác định tuổi cá, trong đó có phương
pháp tính vịng năm trên vảy.

Hình 1.1. Sự xuất hiện vòng năm trên vảy cá
A. Vảy tròn; B. Vảy lược; 1. Tâm vảy; 2. Vai vảy; 3. Gờ phóng xạ; 4. Vịng
năm; 5. Vịng non (theo Pravadin, 1972)

Hình 1.2. Các vòng năm xuất hiện trên Xương tia gai của cá Acipensen (A, B)

và Xương đá tai của Engraulis (C)
1. Phần trước; 2. Thùy bên; 3. Tâm; 4. Tâm phụ; 5. Gờ phóng xạ (theo
Pravadin, 1972)

5


Hình 1.3. Tương quan về tốc độ tăng trưởng của cá với sự tăng trưởng của vảy
cá, cơ sở của phương pháp tính ngược E. Lea
(theo Pravadin, 1972)
1.2. Tình hình nghiên cứu các loài cá trong họ Cá phèn và họ Cá lƣợng ở
Việt Nam
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về đa dạng thành phần các loài cá ở
các vùng cửa sông, ven biển của Việt Nam, trong đó có các lồi thuộc họ Cá
phèn Mullidae và họ Cá lượng Nemipteridae.
Nguyễn Thị Phi Loan (2008) nghiên cứu ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên đã
xác định được 134 lồi cá thuộc 55 họ, 16 bộ; trong đó họ Cá phèn có 2 lồi là
Cá tựa phèn Mulloidichthys auriflamma và Cá phèn có râu Pseudapeneus barter
[8].
Theo nghiên cứu của Đinh Thị Phương Anh và Phan Thị Hoa (2010) ở
nam bán đảo Sơn Trà đã xác định được 164 loài cá thuộc 111 giống, 65 họ và 14
bộ; trong đó có 5 lồi thuộc họ Cá phèn và 6 lồi thuộc họ Cá lượng [3].
Võ Văn Quang (2012) nghiên cứu ở vùng biển Bình Cang - Nha Phu, đã
xác định được 190 loài thuộc 122 giống, 62 họ và 13 bộ. Trong đó họ Cá phèn
Mullidae có 5 lồi là Cá phèn đai vàng Parupeneus biaculeatus; Cá phèn khoai

6


Upeneus japonicus; Cá phèn U. quadrilineatus; Cá phèn hai sọc U. sulphureus;

Cá phèn sọc đen Upeneus tragula; 5 loài thuộc họ Cá lượng là Cá lượng
Nemipterus hexodon, Cá đổng nhật Nemipterus japonicus, Cá lượng Nemipterus
zysron, Cá dơi răng nhỏ Scolopsis ciliata và Cá dơi Scolopsis taenioptera [18].
Nguyễn Văn Quân (2013) nghiên cứu khu vực Bạch Long Vỹ cho thấy
khu hệ cá biển quanh đảo có sự phong phú và đa dạng ở cấp loài (393 loài), cấp
giống (229 giống) và cả ở cấp họ (105 họ). Trong đó họ Cá phèn Mullidae có 5
lồi là Upeneus japonicus, U. moluccensis, Parupeneus indicus, P. ciliatus và
loài P. multifasciatus [14].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tường Vi và cộng sự (2015) ở cửa sông Thu
Bồn đã xác định được 139 loài thuộc 17 bộ, 63 họ và 110 giống; trong đó có một
lồi Cá phèn Upeneus japonicus và 2 loài Cá lượng Nemipterus virgatus,
Nemipterus japonicus [9].
Nguyễn Xuân Huấn và cs. (2015) nghiên cứu ở cửa sông Nhật Lệ, đã xác
định được danh sách gồm 127 loài cá thuộc 58 họ và 15 bộ. Trong đó họ Cá
phèn Mullidae có 2 lồi là Cá phèn một sọc Upeneus moluccensis và Cá phèn
sọc đen Upeneus tragula [11].
Nghiên cứu của Biện Văn Quyền, Võ Văn Phú (2017) có điều tra, khảo
sát cá biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh xác định 151 loài, thuộc 103 giống, 64 họ và 15
bộ. Trong đó họ Cá lượng có hai lồi là Cá lượng dơi Nemipterus furcosus và Cá
dơi mo no Scolopsis monogramma. Họ Cá phèn có một lồi là Cá phèn khoai
Upeneus bensasi [2].
Hoàng Ngọc Thảo và cs. (2017) nghiên cứu ở khu vực cửa sông Mai
Giang, Nghệ An ghi nhận được 81 loài cá thuộc 60 giống, 39 họ, 11 bộ . Trong
đó họ Cá phèn có một lồi là Cá phèn sọc đen Upeneus tragula [4].
Cũng trong năm 2017, Nguyễn Xuân Đồng, Phạm Thanh Lưu nghiên cứu
ở vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu đã xác định được 148 lồi cá thuộc 118 giống, 68
họ, 18 bộ; trong đó họ Cá phèn có 2 lồi là Cá phèn vây vàng Mulloidichthys

7



vanicolensis và Cá phèn sọc vàng Upeneus moluccensis; họ Cá lượng có hai lồi
là Nemipterus virgatus và Nemipterus japonicus [12].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Huấn và cs. (2017) ở khu vực vùng
ven biển cửa Sơng Gianh, Quảng Bình xác định được 96 loài cá thuộc, 52 họ, 14
bộ. Trong đó họ Cá lượng có một lồi là Cá lượng Nemipterus balinensis. Họ Cá
phèn có ba lồi là Cá phèn Upeneus asymmetricus, Cá phèn sọc đen Upeneus
tragula, Cá phèn hai sọc Upeneus sulphureus [10].
1.3. Một số nghiên cứu về sinh trƣởng và tuổi của cá ở Việt Nam
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cá được thực hiện ở Việt
Nam cịn ít, dựa trên ngun tắc xác định cấu trúc chủng quần cá dựa trên cấu
trúc các loại tuổi thu được và tính tốc độ sinh trưởng theo phương pháp tính
ngược sinh trưởng của Rosa Lee (1920).
Dựa trên việc xác định độ tuổi của cá và mức độ bắt gặp các loại tuổi để
xác định được hiện trạng khai thác của các loài. Các nghiên cứu này cũng dựa
trên việc thu mẫu ngẫu nhiên trong toàn bộ sản lượng đánh bắt. Từ việc xác định
được độ tuổi và kích thước của từng độ tuổi để xác định được trong cấu trúc
chủng quần của các loài, độ tuổi nào sẽ là độ tuổi khai thác có hiệu quả.
Lê Thị Như Phương và cs. nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và dinh
dưỡng của cá Ong căng Terapon jarbua ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế
đã đánh giá mức độ tưởng quan của kích thước và khối lượng của cá được khai
thác trong 5 nhóm tuổi khác nhau, từ 0+ đến 4+, trong đó nhóm được khai thác
nhiều nhất ở độ tuổi 2+ với 50,3% số cá thể [6].
Nghiên cứu của Lê Thị Nam Thuận trên đối tượng cá chép Cyprinus
carpio ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã xác định cấu trúc tuổi của cá chép
gồm 4 nhóm tuổi (từ 0+ đến 3+), kích thước từ 130-350mm, trọng lượng 30650g. Qua nghiên cứu cũng xác định số lượng cá thể chiếm tỉ lệ lớn trong đàn cá
khai thác ở độ tuổi 0+ và 1+ (chiếm 62,6%), kích thước ở độ tuổi 0+ là 130222mm, trọng lượng 30-172g; độ tuổi 1+ là 155-298mm, trọng lượng 70-280g
[5].
8



Nghiên cứu của Võ Văn Phú và Nguyễn Thị Hoàn ở vùng biển Thừa
Thiên-Huế về cá Chỉ vàng Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) đã xác định
thành phần cá được khai thác gồm 4 nhóm tuổi, từ 0+ đến 3+, trong đó nhóm cá
2+ có số lượng lớn nhất (61,54%), nhóm 0+ thấp nhất (1,05%) [16].
Võ Văn Thiệp (2013) nghiên cứu chủng quần cá Đục được khai thác ở
ven biển Quảng Trị có kích thước dao động trong khoảng 87-272mm và tương
ứng với khối lượng 5-168g. Chủng quần cá Đục được khai thác ở 4 nhóm tuổi
khác nhau, từ 0+ đến 3+. Trong đó, số lượng cá thể cá Đục ở nhóm tuổi 1+ thu
được nhiều nhất (chiếm 55,61%); nhóm tuổi 3+ thu được ít nhất (chiếm
8,56%) [19].

9


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Hình thái vảy một số loài cá trong họ Cá phèn Mullidae và họ Cá lượng
Nemipteridae ở Thanh Hóa.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Các mẫu cá thu ở khu vực biển Thị xã Nghi Sơn từ tháng
06/2020-10/2020.
- Phân tích mẫu tại Phịng thí nghiệm Động vật, Trường Đại học Hồng
Đức.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu mẫu vảy cá
- Mỗi loài: lấy vảy của 10 cá thể. Mỗi cá thể lấy 05 vảy. Vị trí lấy vảy cá
ở giữa thân, dưới khởi điểm vây lưng, phía trên đường bên (hình 1). Lấy thêm
02 vảy đường bên.


Hình 2.1. Vị trí lấy vảy cá và phương pháp đo chiều dài cơ thể cá
L = Chiều dài toàn thân; Lo = Chiều dài tiêu chuẩn
- Khi lấy vảy cá cần ghi chép các thơng tin:
+ Tên lồi cá.
+ Số thứ tự của mẫu cá.

10


+ Đo chiều dài toàn thân cá (L: Đo từ mút mõm đến hết đuôi) và chiều dài
tiêu chuẩn của cá (Lo: Đo từ mút mõm đến khởi điểm vây đi).
+ Trọng lượng cơ thể của cá (P: tính bằng gam).
- Vảy của mỗi mẫu cá được bỏ vào túi nilon riêng, ghi số thứ tự (trùng với
số thứ tự của mẫu cá).
2.3.2. Xử lý vảy cá
Vảy cá được xử lý bằng cách ngâm trong dung dịch NaOH 4% - 10%
trong thời gian 30-60 phút để tẩy mỡ, các chất bẩn hay sắc tố bám trên vảy.
Sau khi ngâm, rửa vảy bằng nước sạch, lau khơ, để lên lam kính quan sát.
Vảy cá được soi dưới kính hiển vi điện tử soi nổi để xác định các vòng
sinh trưởng, vòng năm, gờ phóng xạ trên vảy.
2.3.3. Quan sát vịng năm và đo kích thước vảy
- Quan sát vịng năm trên vảy cá: Theo Mai Đình Yên và cs. (1979) [7].
Tùy thuộc vào từng lồi cá, các vịng sinh trưởng và vịng năm có thể nhìn
rõ ở gốc vảy hay cánh vảy.
- Kí hiệu và tên gọi các nhóm tuổi cá:
+ Cá dưới 1 tuổi: 0
+ Cá 1 tuổi: 1 (đã trải qua mùa đơng và mùa hè, có thể chưa hết 1 năm).
+ Cá dưới 2 tuổi nhưng trên 1 tuổi: 1+
+ Cá 2 tuổi đến dưới 3 tuổi: 2+
- Kí hiệu và phương pháp đo các phần của vảy cá.

1. Chiều dài vảy (S1).
2. Chiều rộng vảy (S2).
3. Bán kính vảy (R):
- Từ tâm vảy đến mép ngồi phần gốc vảy (R1).
- Từ tâm vảy đến mép ngoài phần đối diện gốc vảy (R2).
4. Bán kính tuổi (RY): đo từ tâm vảy đến từng vòng năm vảy (RY1, RY2,
RY3,…) theo hướng từ tâm vảy đến gốc vảy.

11


5. Chiều dài ống đường bên (Lđb). Nếu ống đường bên gấp khúc: đo thêm
chiều dài của từng đoạn.
6. Số gờ phóng xạ.

Hình 2.2. Các chỉ số đo vảy cá
- Kích thước vảy được đo bằng thước kẹp kỹ thuật, sai số đến 0,1 mm.
- Mỗi mẫu cá thu được tiến hành đo và xác định tuổi của 3 vảy trên đường
bên và 2 vảy đường bên.
2.3.4. Định tên khoa học các loài
Xác định tên khoa học các loài bằng phân tích hình thái.
- Xác định tên khoa học các loài trong họ Cá lượng Nemipteridae theo các
tài liệu của FAO (1990, Vol. 12) [22], FAO (2001, Vol. 5) [20].
- Xác định tên khoa học các loài trong họ Cá phèn Mullidae theo các tài
liệu của FAO (Vol. 5; 2001) [20], Nguyễn Văn Lục và cs (2007) [13].
Tên khoa học của các loài theo Eschmeyer's Catalog of Fishes (2021)
[21].
12



Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm hình thái vảy của các lồi
3.1.1. Đặc điểm hình thái vảy của các loài trong họ Cá phèn
3.1.1.1. Cá phèn sọc đen Upeneus tragula Richardson, 1846
- Hình dạng vảy:
Vảy cá phèn sọc đen có dạng vảy lược, hơi dài hơn rộng S1/S2: 1,08
(0,95-1,19); giữa các gờ phóng xạ ở gốc vảy hình lượn sóng; hai bên của phần
cánh vảy hơi cong, đơi khi thẳng. Tâm vảy nằm gần mép phần sau vảy hơn phần
gốc vảy, khoảng cách từ tâm vảy đến gốc vảy bằng 2,53 lần khoảng cách từ tâm
vảy đến mép vảy (R1/R2: 1,59-3,25). Phần mép vảy tách biệt khá rõ ràng, mép
hơi cong; mỏng hơn phần gốc vảy; trên phần mép vảy có nhiều gai nhỏ.

Hình 3.1. Hình dạng vảy và vị trí vịng năm trên vảy Cá phèn sọc đen
Các gờ phóng xạ trên phần gốc vảy rõ, thưa. Có 4 - 7 gờ phóng xạ ở giữa
liên tục từ tâm vảy đến mép của gốc vảy.
Vòng sinh trưởng khá đều, rõ nét; quan sát rõ nhất ở phần gốc vảy và hai
bên cánh vảy. Vòng năm tuổi 1 nằm gần mép vảy, nhìn rõ ở hai bên cánh vảy.
Kích thước: Mẫu cá phèn sọc đen thu được có kích thước cơ thể là 166230,5 mm, nặng 48-130 g. Dựa vào vòng năm trên các mẫu vảy xác định được
13


tuổi của cá từ dưới 1 tuổi đến hơn hơn một năm tuổi (1+). Bán kính vảy phần
gốc trung bình là 6,43 mm; bán kính tuổi 1 trung bình là 3,94 mm.
Bảng 3.1. Tổng hợp chỉ tiêu hình thái vảy của lồi Cá phèn sọc đen
Chỉ tiêu
hình thái

L (mm)

Lo (mm)


P (g)

S1(mm)

S2(mm)

R1(mm)

TB

208,06

151,45

80

9,09

8,46

6,43

min

166,00

114,30

48


7,57

6,69

5,28

max

312,00

182,00

130

10,71

10,02

7,89

R2(mm)

RY1(mm)

Gờ phóng
xạ

TB


2,65

3,94

4-7

1,08

2,53

min

1,93

3,37

4

0,95

1,59

max

3,65

4,97

7


1,19

3,25

Chỉ tiêu
hình thái

S1/S2

R1/R2

- Vảy đường bên:

Hình 3.2. Vảy đường bên của Cá phèn sọc đen
Hình dạng của vảy đường bên khác so với các vảy thông thường: Chiều
dài ngắn hơn chiều rộng (S1/S2: 0,77; 0,73-0,82). Ống đường bên thẳng, nằm
theo hướng hơi xiên từ phía trên xuống và mở ra ở tâm vảy. Chiều dài ống
đường bên trung bình 3,38 mm (2,47 - 5,23 mm).

14


3.1.1.2. Cá phèn hai sọc Upeneus sulphureus Cuvier, 1829
- Hình dạng vảy:
Vảy của Cá phèn hai sọc là vảy lược; hơi dài hơn rộng (S1/S2: 1,11; 1,021,20); mép ngoài phần gốc vảy uốn cong giữa các gờ phóng xạ. Phần cánh vảy
và sau vảy tròn. Tâm vảy nằm gần mép phần sau vảy hơn phần gốc vảy, khoảng
cách từ tâm vảy đến gốc vảy bằng 1,74 lần khoảng cách từ tâm vảy đến mép vảy
(R1/R2: 0,90 - 2,24). Kích thước phần cánh vảy và sau vảy tương đương nhau,
phần gốc vảy lớn hơn một chút.


Hình 3.3. Hình dạng vảy và vịng sinh trưởng của Cá phèn hai sọc
Gờ phóng xạ thưa, phần gốc vảy có 3-5 gờ phóng xạ chạy từ tâm đến mép
vảy, điểm giao nhau của các gờ phóng xạ khơng rõ nét. Viền của phần sau vảy
trơn, có bờ diềm chạy dọc, khơng có tia gai. Vịng sinh trưởng đều, rõ ở phần
gốc vảy, cánh vảy và hai bên của phần sau vảy.
Các mẫu cá thu được có kích thước cơ thể là 106,1 mm ( 95,1-141,9 mm),
trọng lượng 40,3 g (23-55 g). Dựa vào vòng năm trên các mẫu vảy xác định
được tuổi của cá từ dưới 1 tuổi đến hơn hơn một năm tuổi (1+). Bán kính vảy
phần gốc trung bình là 4,5 mm; bán kính tuổi 1 trung bình là 4,11 mm.
Kích thước: Các mẫu cá thu được ở hai nhóm tuổi 0+ và 1+.

15


- Mẫu cá ở nhóm tuổi 0+ có trọng lượng 23 – 51g, kích thước 106,01 mm
(95,1 -141,9 mm), cá được gần một năm tuổi. Phân tích vịng sinh trưởng trên
vảy chưa xuất hiện vòng năm tuổi 1.
- Mẫu cá ở nhóm tuổi 1+ có kích thước 103,6mm, trọng lượng 55g. Phân
tích vịng sinh trưởng trên vảy xác định cá ở nhóm tuổi 1+, vịng năm tuổi 1 xuất
hiện gần mép vảy, cá mới qua giai đoạn một năm tuổi. Bán kính phần gốc vảy
tuổi 1+ trung bình là 4,78 mm; bán kính tuổi 1 trung bình là 4,11 mm.
Bảng 3.2. Tổng hợp chỉ tiêu hình thái vảy của lồi Cá phèn hai sọc
Chỉ tiêu
hình thái

L (mm)

Lo (mm)

TB


130,22

106,01

40,30

7,19

6,47

4,50

Min

119,20

95,10

23,00

5,79

5,37

3,56

Max

150,10


141,90

55,00

8,66

7,35

5,42

R2(mm) RY1(mm)

Gờ phóng
xạ

Chỉ tiêu
hình thái

P (g)

S1(mm)

S1/S2

S2(mm) R1(mm)

R1/R2

TB


2,70

4,11

3-5

1,11

1,74

Min

1,92

4,11

3

1,02

0,90

Max

3,97

4,11

5


1,20

2,24

- Vảy đường bên:
Hình dạng của vảy đường bên khác so với các vảy thông thường: Chiều
dài ngắn hơn chiều rộng (S1/S2: 0,86; 0,70 - 0,87). Ống đường bên thẳng, ngắn,
nằm theo hướng hơi xiên từ phía trên xuống và mở ra ở tâm vảy. Chiều dài ống
đường bên trung bình 1,96 mm (1,61 - 2,38 mm).

16


Hình 3.4. Vảy đường bên của Cá phèn hai sọc
3.1.1.3. Cá phèn khoai Upeneus japonicus Houttuyn, 1782
- Hình dạng vảy:
Vảy cá phèn khoai là vảy lược, có dạng hình thoi; mép phần gốc vảy uốn
cong gấp khúc giữa các gờ phóng xạ. Phần cánh vảy bằng và khơng đối xứng.
Phần sau vảy tròn, hơi lồi ra. Tâm vảy nằm gần mép sau vảy hơn gốc vảy,
khoảng cách từ tâm vảy đến gốc vảy bằng 2,22 lần khoảng cách từ tâm vảy đến
mép vảy (R1/R2: 1,73-3,24). Kích thước phần cánh vảy và sau vảy tương đương
nhau, phần gốc vảy lớn hơn một chút. Gờ phóng xạ thưa, phần gốc vảy có 4-6
gờ phóng xạ chạy từ tâm đến mép vảy, các gờ phóng xạ hội tụ tại tâm vảy rất rõ
nét. Viền của phần sau vảy trơn, khơng có tia gai.
Vịng sinh trưởng đều, rõ ở phần gốc vảy, hai bên của cánh vảy. Vảy cá
phèn khoai có chiều dài lớn hơn chiều rộng (S1/S2: 1,18; 1,08-1,26).
Các mẫu cá thu được có kích thước cơ thể là 157,9 mm (135-189 mm),
trọng lượng 49,9 g (29 – 83 g). Dựa vào vòng năm trên các mẫu vảy xác định
được tuổi của cá từ dưới 1 tuổi đến hơn hơn một năm tuổi (1+). Bán kính vảy

phần gốc trung bình là 5,66mm (4,54-7,36 mm); bán kính tuổi 1 trung bình là
6,15 mm.
Kích thước: Các mẫu cá thu được ở hai nhóm tuổi 0+ và 1+.

17


- Mẫu cá ở nhóm tuổi 0+ có kích thước 135- 165mm, trọng lượng 29-53g,
cá được gần một năm tuổi. Phân tích vịng sinh trưởng trên vảy chưa xuất hiện
vịng năm tuổi 1.

Hình 3.5. Hình dạng vảy và vịng sinh trưởng của Cá phèn khoai
- Mẫu cá ở nhóm tuổi 1+ có kích thước 189mm, trọng lượng 83g. Phân
tích vịng sinh trưởng trên vảy xác định cá ở nhóm tuổi 1+, vòng năm tuổi 1 xuất
hiện gần mép vảy, cá mới qua giai đoạn một năm tuổi. Bán kính phần gốc vảy
tuổi 1+ trung bình là 7,36mm; bán kính tuổi 1 trung bình là 6,15 mm.
Bảng 3.3. Tổng hợp chỉ tiêu hình thái vảy của lồi Cá phèn khoai
Chỉ tiêu
hình thái
TB
Min
Max
Chỉ tiêu
hình thái
TB
Min
Max

L (mm)


Lo (mm)

P (g)

S1(mm)

157,90
135,00
189,00

125,30
107,00
151,00

49,90
29,00
83,00

R2
RY1(mm)
(mm)
2,62
6,15
1,83
6,15
3,21
6,15

Gờ phóng
xạ

4-6
4
6
18

8,28
6,95
10,57

S1/S2
1,18
1,08
1,26

S2(mm) R1(mm)
7,00
6,01
8,51

R1/R2
2,22
1,73
3,24

5,66
4,54
7,36



×