Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Điều tra tài nguyên cây thuốc người hà nhì tại xã y tý, huyện bát xát, tỉnh lào cai khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 105 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THU UYÊN

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN
CÂY THUỐC NGƯỜI HÀ NHÌ
TẠI XÃ Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT,
TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THU UYÊN

Mã sinh viên: 1801756

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN
CÂY THUỐC NGƯỜI HÀ NHÌ
TẠI XÃ Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT,
TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Trần Văn Ơn
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Thực vật
2. Xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai



HÀ NỘI - 2023


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất và chân thành nhất đến PGS. TS
Trần Văn Ơn, người đã trực tiếp đồng hành, hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ tôi rất nhiều
trong xuyên suốt quá trình thực hiện hoạt động nghiên cứu của mình.
Xin cảm ơn ThS. Nghiêm Đức Trọng đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong công tác xử
lý mẫu và giám định tên khoa học của các tiêu bản. Xin cảm ơn Ts. Hoàng Quỳnh Hoa,
ThS. Phạm Thị Linh Giang, ThS. Lê Thiên Kim đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tơi
trong q trình thực hiện đề tài trên bộ mơn. Xin cảm ơn DS. Chu Thị Thoa, đã tạo
điều kiện, chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất, khơng gian thí nghiệm đầy đủ và kịp
thời trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn DS. Bạch Hải Hoàn – Giám đốc Công ty Cổ phần Herbland chi
nhánh Y Tý, Anh Sần Thó Suy, Anh Ly Mị Giờ, Chị Phà Thó De, Chị Sào Sí Be,
Bạn Ly Ché Cà đã hỗ trợ tơi rất nhiệt tình về nơi ăn chốn ở, phương tiện đi lại, cung
cấp rất nhiều thông tin, dữ liệu nghiên cứu, cũng như trực tiếp hỗ trợ kết nối với người
dân trong xã.
Xin cảm ơn những ông bà người dân tộc Hà Nhì đã cung cấp cho tôi những
thông tin quý báu về cây thuốc trong quá trình thực hiện điều tra.
Xin cảm ơn DS Phạm Thị Nga, DS Nguyễn Văn Đức, bạn: Nguyễn Quỳnh
Anh, các em: Trần Thị Ngọc Hân, Đoàn Việt Quốc, Dương Thị Thanh Tâm, Lê
Minh Dương đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong q trình suốt thời gian nghiên cứu khoa học.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô giáo của trường
Đại học Dược Hà Nội, những người đã chỉ dạy và truyền đam mê về nghề Dược trong
suốt 5 năm học tại trường.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln động viên, giúp đỡ tơi mỗi
khi gặp khó khăn trên con đường nghiên cứu khoa học của mình.
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2023

Sinh viên

Phạm Thu Uyên


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 2
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ Y TÝ ......................... 2
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 2
1.1.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 2
1.1.1.2. Địa hình ................................................................................................. 2
1.1.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 2
1.1.1.4. Thủy văn ................................................................................................ 3
1.1.1.5. Tài nguyên ............................................................................................. 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 5
1.1.2.1. Dân cư, dân tộc ..................................................................................... 5
1.1.2.2. Kinh tế ................................................................................................... 5
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng – xã hội .......................................................................... 7
1.1.2.4. Văn hóa - Giáo dục ............................................................................... 7
1.1.2.5. Y tế ......................................................................................................... 8
1.2 NGƯỜI HÀ NHÌ Ở XÃ Y TÝ .............................................................................. 8
1.2.1. Nguồn gốc ..................................................................................................... 8
1.2.2. Quần thể, phân bố ....................................................................................... 8
1.2.3. Đời sống vật thể ........................................................................................... 9
1.2.3.1. Kinh tế-xã hội ........................................................................................ 9
1.2.3.3. Trang phục truyền thống ................................................................... 10
1.2.3.4. Ẩm thực ............................................................................................... 11
1.2.4. Đời sống tinh thần ..................................................................................... 12
1.2.4.1. Ngôn ngữ, chữ viết .............................................................................. 12

1.2.4.2. Lễ hội, phong tục ................................................................................ 12
1.2.4.3. Tín ngưỡng, tơn giáo .......................................................................... 13
1.2.4.4. Nghệ thuật ........................................................................................... 14
1.2.5. Sử dụng cây thuốc của người Hà Nhì ...................................................... 14


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 16
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.................................................. 16
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 16
2.2.1. Điều tra tính đa dạng sinh học và tri thức sử dụng................................ 16
2.2.2. Điều tra về các yếu tố kinh tế - kinh tế xã hội liên quan đến khai thác
sử dụng cây thuốc ................................................................................................ 17
2.2.2.1. Phân loại thảm thực vật của cộng đồng ........................................... 17
2.2.2.2. Lịch mùa vụ......................................................................................... 18
2.2.2.3. Bảo tồn và phát triển trồng cây thuốc người Hà Nhì ở xã Y Tý .... 18
2.2.3. Điều tra phương pháp chữa bệnh của người Hà Nhì ở xã Y Tý ........... 19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................. 20
3.1. CÂY THUỐC VÀ TRI THỨC SỬ DỤNG CÂY THUỐC Ở NGƯỜI HÀ NHÌ
Ở Y TÝ ...................................................................................................................... 20
3.1.1. Đa dạng sinh học cây thuốc người Hà Nhì ở Y Tý ................................. 20
3.1.1.1. Đa dạng các bậc phân loại ................................................................. 20
3.1.1.2. Đa dạng các dạng sống ....................................................................... 43
3.1.1.3. Phân bố cây thuốc ............................................................................... 44
3.1.2. Tri thức sử dụng cây thuốc của người Hà Nhì ở Y Tý........................... 44
3.1.2.1. Cách chữa bệnh của người Hà Nhì ................................................... 44
3.1.2.2. Cơng dụng của các loài cây thuốc ..................................................... 46
3.1.2.3. Bộ phận dùng cây thuốc ..................................................................... 47
3.2. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY THUỐC NGƯỜI HÀ NHÌ Ở Y TÝ ........ 48
3.2.1. Bảo tồn cây thuốc người Hà Nhì .............................................................. 48
3.2.2. Trồng cây thuốc ......................................................................................... 56

3.2.2.1. Các cây trồng chính ............................................................................ 56
3.2.2.2. Điều kiện canh tác cây thuốc người Hà Nhì ở Y Tý ........................ 59
3.2.3. Phát triển du lịch thảo dược ..................................................................... 61
3.3. TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở XÃ Y TÝ ................ 61
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu và sự đa dạng cây thuốc của người Hà Nhì. 61


3.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 61
3.3.2.2. Sự đa dạng cây thuốc của người Hà Nhì ở xã Y Tý ....................... 63
3.3.2. Bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc người Hà Nhì ở xã Y Tý .. 65
3.3.2.1. Bảo tồn tài nguyên cây thuốc người Hà Nhì ở xã Y Tý .................. 65
3.3.2.2 Bảo tồn văn hóa người Hà Nhì ở xã Y Tý ......................................... 67
3.3.2.3. Giá trị về phát triển ............................................................................ 68
3.3.2.4. Giá trị văn hóa-xã hội......................................................................... 69
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 70
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 70
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 71


MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
TIẾNG VIỆT
Viết tắt

Viết đầy đủ

ÂL

Âm lịch

cs


Cộng sự

DL

Dương lịch

KB

Tên /chi/họ khoa học (của cây thuốc chưa được xác định)

KBTTNQG

Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia

NXB

Nhà xuất bản

STT

Số thứ tự

VN

Việt Nam

TIẾNG ANH
Viết tắt


Viết đầy đủ

EN

Endangered

VU

Vulnerable


MỘT SỐ PHIÊN ÂM ĐẶC BIỆT TÊN TIẾNG HÀ NHÌ CỦA CÂY THUỐC
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHĨA LUẬN
STT

Chữ
cái

1

Cách phát âm

Ví dụ

bv

Bắt đầu đọc là b nhưng cuối âm đọc là v

"Lù bvùu"


2

gc

Bắt đầu bằng âm "g" nhưng kết thúc bằng âm
"c"

"Thlà gcá"

3

ie

Đọc nối âm "i" với âm "e"

"Ha truu mìe mịe"

4

ji

Đọc nối âm "ch" và âm "gi"

"Ù jí gụ"

5

p'

Đọc như âm "p" nhưng bật hơi ra


"Pạ p'ư"

6

thl

Đọc là âm "th" và đưa lưỡi chạm lên vòm họng
xong bật hơi ra

"Thlà là mê xư"

7

tz

Đọc âm "t" nối với âm "ch"

"Hà phuu hà mà cứ
tzự"

8

uu

Đọc là âm "u" nhưng kéo dài và tròn miệng

"Vuu tứ"

9


zh

Đọc là âm "ch" nhưng đọc nhanh và bật hơi ra

"Zha nhi pạ zhe"


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Danh mục cây thuốc người Hà Nhì ở xã Y Tý (xếp theo thứ tự họ khoa
học) ................................................................................................................................ 21
Bảng 3.2. Sự phân bố cây thuốc theo các bậc taxon giới Thực vật............................... 42
Bảng 3.3. Danh mục các họ của cây thuốc của người Hà Nhì ở xã Y Tý có từ 4 lồi trở
lên (xếp theo thứ tự giảm dần số loài) ........................................................................... 42
Bảng 3.4. Danh mục các dạng sống của cây thuốc người Hà Nhì ở xã Y Tý (xếp theo
thứ tự giảm dần số loài) ................................................................................................. 44
Bảng 3.5. Danh mục các cách dùng cây thuốc của người Hà Nhì ở xã Y Tý ............... 45
Bảng 3.6. Danh mục các nhóm bệnh người Hà Nhì ở xã Y Tý sử dụng cây thuốc để
chữa bệnh (xếp theo thứ tự số loài giảm dần) ............................................................... 47
Bảng 3.7. Danh mục các bộ phận dùng của các cây thuốc của người Hà Nhì ở xã Y Tý
(xếp theo thứ tự giảm dần số loài) ................................................................................. 47
Bảng 3.8. Danh mục cây thuốc trồng trong Trung tâm Bảo tồn Nông - Dược Y Tý .... 48
Bảng 3.9. Lịch mùa vụ người Hà Nhì (theo Âm lịch) ................................................... 59
Bảng 3.10. Danh mục một số cây thuốc có tần số xuất hiện trong liệt kê tự do lớn hơn
hoặc bằng 8 lần và có chỉ số lặp lại lớn hơn hoặc bằng 0,6 (sắp xếp tần số xuất hiện
giảm dần) ....................................................................................................................... 62
Bảng 3.11. So sánh hệ cây thuốc của người Hà Nhì ở xã Y Tý với hệ cây thuốc ở Việt
Nam ............................................................................................................................... 63
Bảng 3.12. So sánh số loài cây thuốc người Hà Nhì ở Y Tý và ở Trung Quốc ............ 64
Bảng 3.13. So sánh số loài cây thuốc được cộng đồng người Hà Nhì ở xã Y Tý sử

dụng so với số loài cây thuốc ở các cộng đồng khác ở Việt Nam sử dụng (xếp theo
nhóm dân tộc) ................................................................................................................ 64
Bảng 3.14. Danh sách các loài cây thuốc người Hà Nhì có trong Sách đỏ Việt Nam và
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định số
06/2019/NĐ-CP ............................................................................................................. 66
Bảng 3.15. Danh sách các cây thuốc người Hà Nhì ở xã T Tý có trong Quyết định
3657/QĐ-BYT, Quyết định 1976/QĐ-TTg (xếp theo thứ tự tên thường gọi) .............. 68


DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ

Hình 1.1a. Quang cảnh chợ Y Tý ........................................................................................ 8
Hình 1.1b. Một góc chợ bán nơng sản ................................................................................. 8
Hình 1.2a. Nhà của người Hà Nhì ..................................................................................... 10
Hình 1.2b. Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Hà Nhì ...................................... 10
Hình 1.3a. Trang phục phụ nữ Hà Nhì đã lấy chồng ......................................................... 11
Hình 1.3b. Trang phục của trẻ con Hà Nhì........................................................................ 11
Hình 1.4. Bia Hà Nhì ......................................................................................................... 12
Hình 3.1. Kim châm trong phương pháp châm của người Hà Nhì ở Y Tý ....................... 46
Hình 3.2. Thân rễ Xuyên khung khô được bán ở chợ Y Tý .............................................. 56
Hình 3.3a. Đương quy tươi được bán ở chợ ...................................................................... 57
Hình 3.3b.Trồng Đương quy ở nương rẫy......................................................................... 57
Hình 3.4. Trồng thảo quả ở nương rẫy .............................................................................. 58
Hình 3.5a. Trồng Yakon ở nương ..................................................................................... 59
Hình 3.5b. Yakon tươi được bán ở chợ Y Tý .................................................................... 59
Sơ đồ 3.1. Đường cong loài trong phương pháp liệt kê tự do ........................................... 63


ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một nơi có điều kiện tự nhiên và văn hóa đa dạng, Việt Nam là một trong những

quốc gia có sự đa dạng sinh vật cao cũng như nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú [14]
[20]. Theo ước tính, có khoảng 5.117 lồi thực vật đã được ghi nhận có cơng dụng làm
thuốc [25]. Nguồn tài ngun cây thuốc không chỉ được sử dụng trong Y học cổ truyền mà
cịn góp phần vào sự phát triển của Y học hiện đại.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có đặc trưng riêng về đời sống kinh
tế - vật chất và tinh thần cũng như tri thức sử dụng cây cỏ. Tuy nhiên tri thức sử dụng cây
thuốc ở các dân tộc đang bị mai một dần do cuộc sống hiện đại và thiếu việc kế thừa của
các thế hệ sau. Trong khi đó, các hoạt động nghiên cứu về tri thức sử dụng cây cỏ của các
dân tộc ở Việt Nam cịn ít; theo thống kê sợ bộ, mới có khoảng 20/54 dân tộc được nghiên
cứu tri thức sử dụng cây thuốc [9]. Do đó, các hoạt động nghiên cứu điều tra về sự đa dạng
và tri thức sử dụng cây thuốc của các dân tộc ở các khu vực của Việt Nam là rất cần thiết
trong bối cảnh hiện nay.
Hà Nhì là một dân tộc thiểu số của Việt Nam, phân bố ở một số tỉnh thuộc vùng Tây
Bắc của Việt Nam trong đó có xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Dân tộc Hà Nhì cũng
có nguồn tri thức sử dụng cây thuốc phong phú. Tuy nhiên hiện nay, người Hà Nhì cũng
dần dần ít sử dụng các cây thuốc, bài thuốc trong việc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe và những
thế hệ sau cũng không mặn mà với việc kế thừa những tri thức của những người đi trước
để lại. Bên cạnh đó các nghiên cứu về đa dạng và tri thức sử dụng cây thuốc của người Hà
Nhì ở Việt Nam nói chung và người Hà Nhì ở Y Tý rất ít và sơ sài. Cùng với đó, việc chặt
phá rừng để làm nương rẫy làm cho số loài cây thuốc trong tự nhiên bị suy giảm. Do đó,
việc tư liệu hóa tri thức sử dụng cây thuốc của người Hà Nhì ở xã Y Tý là một việc cấp
bách cần thực hiện.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “ Điều tra tài nguyên cây thuốc người Hà Nhì
tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ” đã được thực hiện với các mục tiêu:
- Điều tra đa dạng sinh học và tri thức sử dụng cây thuốc của người Hà Nhì ở
xã Y Tý.
- Điều tra tình hình bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của người Hà
Nhì ở xã Y Tý.

1



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ Y TÝ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lí
Y Tý là một xã vùng cao biên giới thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Xã có diện
tích tự nhiên là 8.602,79 ha [24], nằm ở phía Tây của huyện Bát Xát, cách trung tâm huyện
khoảng 80km [35], cách Sa Pa gần 70km và thành phố Lào Cai gần 100km [33]; có tọa độ
địa lí là: từ 22034'44'' đến 22040'17'' độ vĩ Bắc và từ 1030 31'51'' đến 1030 40'51'' độ kinh
Đơng [10].
Ranh giới: Phía Bắc giáp xã A Lù, huyện Bát Xát; phía Nam giáp các xã Dền Sáng,
Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và xã Sìn Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai
Châu; phía Đơng giáp xã Trịnh Tường và xã Dền Sáng, huyện Bát Xát; phía Tây là biên
giới giáp Trung Quốc [24].
1.1.1.2. Địa hình
Xã Y Tý nằm trên vùng núi đá có độ cao hơn 2.000m, mang tên Cao ngun Y Tý,
có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao với khe sâu tạo ra độ chia cắt mạnh.
Địa hình của xã thấp dần về 2 phía Đơng Nam và Tây Bắc với điểm cao nhất là đỉnh Lào
Thẩn (2.860m) thuộc núi Nhìu Cồ San nằm trên ranh giới tiếp giáp với xã Sàng Ma Sáo và
xã Dền Sáng; điểm thấp nhất là 844,6m cạnh suối Lũng Pô giáp xã Ngải Thầu. Độ cao trung
bình từ 1.000-1.800 m [22].
Các vùng đất của xã chủ yếu có độ dốc lớn: Độ dốc trên 250 chiếm diện tích 6.442
ha (74,44%); độ dốc từ 15-250 chiếm diện tích 1.800 ha (20,80%); độ dốc từ 7-150 chiếm
diện tích 400 ha (4,62%); độ dốc từ 3-70 chỉ chiếm diện tích là 12 ha (0,14%) [10].
1.1.1.3. Khí hậu
Với độ cao hơn 2.000m so với mặt nước biển, Y Tý có khí hậu ơn đới lục địa đặc
thù. Nói chung, khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành; ít khi có ngày mặt trời chiếu sáng
đủ 12 giờ [38]. Mùa hè có nhiệt độ trung bình dao động từ 18 đến 280C [36]. Mùa đơng
khắc nghiệt, có nhiều thời điểm xuống dưới 0 độ.

Theo số liệu quan trắc do trạm khí tượng Sa Pa và Lào Cai cho thấy: Nhiệt độ trung
bình cả năm là 150C, năm cao nhất là 16,60C, năm thấp nhất 14,30C; lượng mưa trung bình
2


năm từ 1.800-3.838 mm; nắng trung bình cả năm là 1.344 giờ, năm cao nhất lên đến 1.600
giờ; độ ẩm khơng khí bình qn hàng năm dao động từ 82-87%, tháng thấp nhất 74%, cao
nhất trong năm 95%; do nằm ở vùng núi cao nên khơng có bão lớn xảy ra nhưng thường
xuyên chịu ảnh hưởng của gió núi, hiện tượng mưa đá về mùa hè từ 2-4 lần/năm, vào mùa
đông thường xảy ra sương muối 5-6 ngày/năm, hiện tượng sương mù xảy ra khá phổ biến
trong tất cả các mùa trong năm [10].
1.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống suối, khe khá dày phân bố đều trên lãnh thổ, do ảnh hưởng của kiến tạo
địa hình nên về mùa mưa thường gây ra lũ ống, lũ quét.
Suối chính chảy qua xã là suối Lũng Pô bắt nguồn từ sườn đông dãy núi Hoàng Liên
Sơn giáp ranh giới với tỉnh Lai Châu và Trung Quốc. Ngồi ra cịn nhiều suối nhỏ hơn, bao
gồm: suối Sim San bắt nguồn từ phía Nam dãy núi Nhìu Cồ San, chảy theo hướng Tây Bắc,
nằm trong lưu vực của suối Lũng Pô, nguồn nước chảy mạnh vào mùa mưa; suối Sín Chải
bắt nguồn từ dãy núi cao thuộc khu vực thơn Phan Cán Sử, Mị Phú Chải qua địa phận các
thôn Lao Chải I, II và thôn Sín Chải; suối Lủng Pặc là nhánh nhỏ của suối Lũng Pô bắt
nguồn từ dãy núi Ma Cheo Va, là ranh giới với xã Ngải Thầu, chảy ra khu vực cầu Thiên
Sinh, lưu lượng nước hạn chế nên thường cạn kiệt về mùa khô; suối Tùng Sáng chảy trong
địa phận xã khoảng 6,5 km theo hướng Đông Bắc, chảy qua địa phận các thơn: Tả Gì Thàng,
Phìn Hồ, do khu vực đầu nguồn có độ dốc lớn, lưu vực nhỏ nên lượng nước không ổn định
[10].
1.1.1.5. Tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng Lào Cai năm 1972, báo cáo khoa học
(Đất Lào Cai) do trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia thuộc Viện địa lý
xây dựng năm 1994 cho thấy xã Y Tý có các nhóm đất chính sau: [22]

- Nhóm đất mùn Alít trên núi cao: Diện tích 1.007,92 ha chiếm 11,65% diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 1.800-2.900 m, ở khu vực phía Tây - Tây Nam và phía
Đơng Nam của xã. Thực vật chủ yếu cây họ thông, sồi, giẻ. Vùng đất tầng dày dưới 26 cm
thường có màu xám đen, từ 26-73 cm có màu xám vàng, từ 73-120 cm có màu vàng đỏ.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: Diện tích 7.078,52 ha chiếm 81,79% diện tích
tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 900-1.800 m, gồm các loại đất sau: 1) Đất mùn đỏ
3


vàng trên đá sét (HFs) diện tích 2.561,00 ha; 2) Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất (HFj)
diện tích 4.517,51 ha với thảm thực vật chủ yếu là họ Dẻ, họ Đậu, họ Xoan, họ Bách tán,
thảm cỏ chủ yếu là cỏ tranh. Đất ít chua do ảnh hưởng của đá vơi.
- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 26,00 ha chiếm 0,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở
độ cao dưới 900 m.
- Đất thung lũng dốc tụ (DI): Diện tích 33,00 ha chiếm 0,38% diện tích tự nhiên.
Loại đất này có độ phì phụ thuộc vào các loại đất vùng lân cận. Đất chua (độ pH từ 5-5,5),
phân bố rải rác trên địa bàn xã.
- Đất phù sa ngịi, suối (Py): Diện tích 2,00 ha chiếm 0,02% diện tích tự nhiên. Đặc
điểm loại đất này có độ phì khá, ít chua, tầng dày của đất trung bình từ 50-70 cm, có khả
năng thâm canh cao các loại cây trồng nơng nghiệp.
- Núi đá: Diện tích 506,56 ha chiếm khoảng 5,86% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ
yếu ở các dãy núi phía Bắc và phía Tây Nam xã [10].
Theo báo cáo tổng kết của UBND xã Y Tý năm (2018) [23],
xã Y Tý có tổng diện tích tự nhiên là: 8.860,78 ha, trong đó nhóm đất nơng nghiệp 6.665,18
ha, nhóm đất phi nơng nghiệp 226,80 ha, đất chưa sử dụng 1.725,81 ha.
b. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Xã Y Tý có nguồn nước mặt dồi dào nhất vào mùa mưa. Suối Tùng
Sáng, Sim San, Sín Chải, Lũng Pặc và hệ thống khe suối nhỏ phân bố đều trên lãnh thổ là
nguồn nước mặt khá phong phú, nếu có phương pháp khai thác sử dụng hợp lý sẽ là nguồn
nước đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành kinh tế và phục vụ đời sống sinh

hoạt của nhân dân [10].
- Nước ngầm: Nằm ở khu vực có địa hình núi cao chia cắt mạnh do đó dù có nguồn
nước mặt phong phú, phân bố tương đối đều trên địa bàn xã nhưng nguồn nước ngầm có
những thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa mực nước ngầm cao, lộ trên mặt đất, khả năng
khai thác tiện lợi, mùa khô mực nước ngầm rất hạn chế. Đây là yếu tố gây ra những khó
khăn về nước ngầm nhất là vào mùa khơ, vì vậy để đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt, sản
xuất cho nhân dân trong xã cần có những giải pháp để lưu giữ nguồn nước ngầm như gìn
giữ và phát triển rừng đầu nguồn [10].

4


c. Tài nguyên rừng
Nguồn tài nguyên rừng tuy phong phú về chủng loại nhưng chất lượng rừng còn
hạn chế, do hậu quả của quá trình canh tác lạc hậu, khai thác rừng. Theo kết quả điều
tra năm 2006, hiện trạng rừng của xã có 2512,00 ha đất có rừng tự nhiên phịng hộ
chiếm 29,20% diện tích tự nhiên. Thực vật rừng chủ yếu là các loại gỗ Re, Dẻ đá, Tống
quán sủi, Sa mộc,… Động vật rừng gồm có Rùa, Rắn, Cầy hương,... Đến năm 2010 đất có
rừng là 3789,10 ha, chiếm 43,78% diện tích tự nhiên [22].
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân cư, dân tộc
Xã Y Tý bao gồm 15 thơn bản, bao gồm: Phìn Hồ, Trung Chải, Phan Cán Sử, Mò
Phú Chải, Ngải Trồ, Tả Gì Thàng, Choản Thèn, Lao Chải I, Lao Chải II, Lao Chải III, Sín
Chải I, Sín Chải II, Sim San I, Sim San II và Hồng Ngài [10].
Xã có 4 dân tộc cùng định cư, sinh sống lâu đời là: Hà Nhì (426 hộ, chiếm 49,31%),
Mơng (291 hộ, chiếm 33,68%), Dao (123 hộ chiếm 14,24%) và Kinh (20 hộ chiếm 2,31%).
Tính đến thời điểm đầu năm 2016, xã có bổ sung thêm 2 dân
tộc là: Giáy (2 hộ), Tày (2 hộ) (chiếm khoảng 0,46%) [10].
1.1.2.2. Kinh tế
a. Kinh tế nông nghiệp

- Ngành trồng trọt: Đến đầu năm 2015, diện tích đất cho sản xuất nơng nghiệp là
928,45 ha; trong đó, lúa (chiếm 288,70 ha), ngô (250,00 ha), thảo quả (435,60 ha), xuyên
khung (50,00 ha),… Ngoài ra một số các loại cây hàng năm khác đang được trồng và phát
triển với diện tích lớn như: Sa mộc, Thơng mã vĩ,... các giống cây ăn quả: Đào, Mận, Lê,
Táo mèo,…) [10].
Khí hậu xã Y Tý phù hợp với các loại cây dược liệu và cây ăn quả ơn đới, Chính
quyền xã thường xuyên kết hợp với các doanh nghiệp nông nghiệp mời chuyên gia về
hướng dẫn, đào tạo bà con cách trồng rau an tồn với một số mơ hình thành cơng xuất khẩu
rau sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản [33].
- Chăn nuôi - thủy sản: Tổng đàn gia súc, gia cầm tồn xã năm 2015 gồm có: Đàn
trâu: 1.240 con; đàn bò: 28 con; đàn lợn: 4.107 con; đàn ngựa: 69 con; tổng đàn gia cầm

5


(gà, vịt, ngan...): 20.590 con. Diện tích ni trồng thủy sản (cá hồi, cá tầm) của xã là: 0,56
ha [22].
- Trồng rừng: Theo kế hoạch trồng rừng năm 2009, địa phương đã triển khai trồng
rừng được 145,67ha, trong đó diện tích rừng phịng hộ là 63,50 ha và diện tích rừng kinh
tế là 82,17 ha, chủ yếu là cây Thông, Sa mộc, Tống quá sủi. Tính đến giữa năm 2015, toàn
xã đã trồng được 3.500 cây, chủ yếu là cây Đào rừng và cây Đào [22].
Theo luật tục của người Hà Nhì, rừng được chia theo đơn vị thơn bản để quản lý.
Mỗi thôn cử ra 2 người kiểm lâm thôn để quản lý rừng của thôn. Nếu cần gỗ để làm nhà,
hộ dân đó phải xin phép kiểm lâm thôn. Kiểm lâm thôn báo cáo già làng, trưởng thôn.
Người khơng được chặt q số cây mình đã xin và khơng được sử dụng sai mục đích. Khi
vi phạm sẽ bị phạt theo luật của thơn bản đó [39].
b. Kinh tế du lịch
Những năm gần đây, Y Tý đã trở thành một điểm du lịch được du khách gần xa biết
đến như Sa Pa thứ hai ở Lào Cai. Cộng đồng các dân tộc trong xã đã mở dịch vụ du lịch
homestay ngay tại bản mình để tăng thêm thu nhập và quảng bá văn hóa [38]. Chỉ tính riêng

năm 2019, Y Tý đón trên 16.000 lượt khách du lịch, trong đó có hơn 100 khách nước ngồi,
đưa doanh thu từ du lịch đạt hơn 6 tỷ đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương và
nâng cao thu nhập cho nhiều hộ gia đình [33]. Ẩm thực phục vụ du lịch ở Y Tý khơng chỉ
có các món ăn truyền thống như: cá suối, bánh chưng đen, thịt gác bếp, gà leo núi, lợn bản,
bia Hà Nhì mà cịn các món ăn kết hợp với dược liệu như: lá đương quy xào với thịt bò,
canh ngọn giảo cổ lam nấu với lòng gà, nụ rồng xào thịt bò,… [36]
Theo quyết định số 2012/QĐ-UBND năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai,
xã Y Tý đã được phê duyệt xây dựng khu du lịch Y Tý với mục tiêu: tập trung đầu tư nâng
cấp phát triển xã Y Tý lên đô thị loại V và thành lập thị trấn Y Tý; hình thành một khu đơ
thị du lịch, hành chính mới (với các khu chức năng như khu bảo tồn làng bản, hành chính
mới, khu resort cao cấp, dịch vụ homestay...) đặc trưng vùng núi Tây-Bắc, một khu du lịch
bảo tồn và phát triển bền vững;…[24]. Với kế hoạch này, trong thời gian tới, kinh tế du lịch
của xã Y Tý sẽ được phát triển nhanh chóng hơn.

6


1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng – xã hội
a. Điện, nước, thủy lợi
- Điện: Tính tới năm 2015, tồn xã có 4 trạm biến áp và khoảng 30 km đường điện
cung cấp cho 4 thôn bản gần khu trung tâm, với 453 hộ được sử dụng điện lưới, còn lại
người dân vẫn sử dụng điện từ các máy thuỷ điện nhỏ [22].
- Thủy lợi: Xã có 6 cơng trình kênh mương dẫn nước tưới cho khoảng 252 ha
ruộng nước, gồm: thuỷ lợi Mò Phú Chải, Mà Mù Sử, Ngải Trồ, Tả Gì Thàng, Hồng Ngài
và Thèn Pả [10].
- Nước sinh hoạt: Người dân sử dụng nước từ 2 nguồn: nguồn nước sạch từ 8 cơng
trình nước sạch tự chảy được xây dựng bằng vốn định canh, định cư hoặc nguồn nước mạch
từ các khe suối nhỏ bằng các phương tiện dẫn nước tự tạo. Trong vài năm gần đây các hộ
nằm trong khu vực trung tâm đã được sử dụng nước sạch qua xử lý. Nguồn nước này được
lấy từ rừng đầu nguồn thơn Mị Phú Chải sau đó được xử lý ở nhà máy cách trung tâm xã

khoảng 3 km [10].
b. Đường xá
Xã có 128,70 km đường giao thơng, gồm: Đường liên xã ô tô đi được dài 12,00 km
và đang được nâng cấp. Đường liên thơn bản, ngõ xóm là trên 72,00 km. Đường rộng trên
4 m là 48,50 km. Đường rộng từ 2-4 m là trên 23,50 km. Với hệ thống đường như vậy, tất
cả các thôn bản của xã đều có thể di chuyển bằng xe máy [10].
Dự án nâng cấp đường từ tuyến Bản Vược - Bản Xèo - Mường Hum - Dền Sáng - Y
Tý-A Lù-A Mú Sung đang được xây dựng dự kiến hoàn thành vào năm 2023; tuyến đường
từ Trịnh Tường -Y Tý cũng được dự kiến khởi cơng năm 2022 và hồn thành trong năm
2024 [35].
1.1.2.4. Văn hóa - Giáo dục
a. Văn hóa
Xã có chợ Y Tý nằm ở thơn Ngải Trồ. Chợ họp vào ngày thứ bảy mỗi tuần [41]. Đây
là nơi gặp mặt giao lưu, trao đổi hàng hoá, đồng thời cũng là nơi để người dân thư giãn,
mua sắm, thưởng thức nét văn hố của mình.

7


Hình 1.1a. Quang cảnh chợ Y Tý

Hình 1.1b. Một góc chợ bán nơng sản

b. Giáo dục
Xã có các cấp học gồm: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở [10]. Trường học
đều là trường bán trú. Hiện nay tất cả trẻ em trong xã đều được cho đi học hết cấp 2 ở xã
và có thể học tiếp cấp Trung học Phổ thông ở huyện Bát Xát. Tỉ lệ thi và học đại học ở xã
còn hạn chế nhưng đang dần được cải thiện.
1.1.2.5. Y tế
Trạm Y tế với 5 cán bộ trong đó có 1 bác sĩ Đơng y người dân tộc Mông. Người dân

đến Trạm y tế chủ yếu để chữa các bệnh như: viêm họng, viêm phế quản (đặc biệt ở trẻ
con), dị ứng (thời tiết, thức ăn, cây rừng), viêm khớp, đau dạ dày, viêm phụ khoa, ngộ độc,
tự tử.
1.2 NGƯỜI HÀ NHÌ Ở XÃ Y TÝ
1.2.1. Nguồn gốc
Người Hà Nhì Đen (cịn có tên gọi như U Ní, Xá U Ní, Khứa Di, A Khà,...) có nguồn
gốc từ Trung quốc. Nhóm người Hà Nhì đầu tiên di cư sang Việt Nam khoảng vào đầu thời
nhà Đường, họ định cư ở xã A Lù và một số xã khác thuộc huyện Bát Xát, sau đó dần dần
di cư sang các thôn của xã Y Tý như Tả Gì Thàng và Choản Thèn [1].
1.2.2. Quần thể, phân bố
Người Hà Nhì ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Lào
Cai, thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Căn cứ vào ngôn ngữ, trang phục và đặc điểm nơi cư
trú, người Hà Nhì ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm: nhóm Hà Nhì Cồ Chồ và nhóm Hà
Nhì Lạ Mí (gọi chung là Hà Nhì hoa) chủ yếu tập trung sinh sống ở tỉnh Lai Châu và tỉnh
Điện Biên; người Hà Nhì Đen tập trung ở tỉnh Lào Cai, nhất là huyện Bát Xát và huyện
8


Phong Thổ, tỉnh Lai Châu [1]. Trong tổng số 21.725 người Hà Nhì (theo Thống kê dân số
và nhà ở năm 2009 của Việt Nam), người Hà Nhì ở Lào Cai là 4.026 người, sinh sống tập
trung ở các xã như Y Tý, Nậm Pung, Trịnh Tường, A Lù, A Mú Sung, Nậm Chạc thuộc
huyện Bát Xát [12]. Toàn huyện hiện có tất cả 3.996 người Hà Nhì [16].
Người Hà Nhì Đen (sau đây gọi tắt là người Hà Nhì) ở xã Y Tý tập trung cư trú ở
9/15 thôn gồm Phan Cán Sử, Mị Phú Chải, Tả Gì Thàng, Choản Thèn, Lao Chải khu 1, 2,
3, Sín Chải 1, Sín Chải 2 [1].
1.2.3. Đời sống vật thể
1.2.3.1. Kinh tế - xã hội
- Công cụ săn bắt thời kỳ đầu của người Hà Nhì chủ yếu có cung tên, nỏ, giáo mác,
gậy,... nhưng tương đối thô sơ, nỏ “kha tư” chủ yếu làm bằng gỗ và dây cây cọ. Về nông
cụ sản xuất, họ thường sử dụng cuốc loại dày, cuốc bướm, cào, búa bổ củi, liềm gặt lúa,

cày, bừa, thùng đập lúa và gùi để có thể canh tác và thu hoạch trên cả ruộng bậc thang trồng
lúa nước và nương trồng các loại hoa màu khác [1].
- Ruộng bậc thang: Do môi trường tự nhiên trên núi cao, nhiều dốc nghiêng lớn nên
người Hà Nhì phải đắp ruộng bậc thang để canh tác lúa nước. Người dân Hà Nhì đắp ruộng
bậc thang theo chiều dốc của thung lũng, tạo máng chảy dẫn nước từ rừng già để tưới tiêu.
Vị trí rừng thiêng thường nằm ở xung quanh làng bản, cùng với đó là việc người dân chăn
thả gia súc ở trong rừng, nước mưa chảy xuống mang theo mùn đất và phân thải của người,
gia súc làm cho lúa và hoa màu có nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau [1].
- Nghề thủ công: Nghề đan lát của người Hà Nhì tương đối phát triển hơn, đặc biệt
là các sản phẩm mây tre đan rất nổi tiếng. Các sản phẩm điển hình nhất là mâm, gùi, rổ, rá,
dần, sàng, nong, chiếu, ghế, nơm... Trong đó khơng thể bỏ qua được mâm ăn cơm - một
sản phẩm đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của người Hà Nhì. Mâm được đan thành hình trịn
bằng mây tre, vầu tre; cao trên dưới 30cm, đường kính 65-70cm (to hay nhỏ tùy từng nhà),
chậu mâm loe rộng [1].
- Phương tiện đi lại: ngày xưa chủ yếu là sử dụng ngựa để chở hàng hóa hay đi lại.
Ngày nay khi mức sống được nâng cao, hầu hết mọi người đều sử dụng xe máy xăng làm
phương tiện, một số gia đình có ơ tơ [1].

9


1.2.3.2. Nhà ở
Nhà truyền thống của người Hà Nhì là kiểu nhà trình tường, tồn bộ hệ thống tường
nhà được trình bằng đất và đất này được lấy ngay từ nền của ngơi nhà. Một điểm đặc biệt
của nhà trình tường là tường nhà có độ dày lớn (40-50 cm), cao từ 4,5-6 m. Nhà trình tường
có đặc điểm là ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Trong điều kiện hiện đại ngày nay,
nhà của người Hà Nhì cũng có thể xây tường bằng bê-tơng nhưng họ vẫn giữ đặc điểm trình
tường (tường thường dày), nguyên liệu mái nhà hay sử dụng lợp mái prôximăng hay lợp
mái tôn [1].
Trong nhà của người Hà Nhì Đen ln có một gian phịng có bàn gỗ để thần đá và

bàn thờ tổ tiên [1].

Hình 1.2a. Nhà của người Hà Nhì

Hình 1.2b. Nhà sinh hoạt văn hóa cộng
đồng của người Hà Nhì

1.2.3.3. Trang phục truyền thống
Trang phục truyền thống của người Hà Nhì thường màu chàm hay màu đen đậm.
Nhìn vào đặc điểm trang phục có thể phân biệt giới tính, tuổi tác của người Hà Nhì.
Trang phục truyền thống cho đàn ông Hà Nhì rất giản dị gồm áo, quần và khăn đội
trên đầu và chỉ mặc khi có dịp lễ tết hoặc lúc cưới, lúc tang, lúc thờ cúng tổ tiên.
Trang phục truyền thống cho phụ nữ Hà Nhì lại đa dạng và cầu kì hơn, cũng bao
gồm áo, quần và khăn. Điểm đặc biệt là phía trước ngực của bộ trang phục là một cái yếm
hình lục lăng với các đường viền được thêu thùa cẩn thẩn bằng các họa tiết hoa văn đơn
giản. Phụ nữ lớn tuổi thì quần áo màu đen, khuy áo màu chàm hoặc đen và may những sợi
dây lên trên, hết sức giản dị. Khăn là một phần quan trọng của trang phục phụ nữ Hà Nhì,
cách đội khăn khác nhau có thể cho biết độ tuổi của cơ gái Hà Nhì, hay là đã lấy chồng hay
10


chưa. Đồ trang sức của phụ nữ Hà Nhì cũng rất đa dạng, chủ yếu là dây chuyền, vòng tay,
khuyên tai bằng bạc hay bằng nhôm.
Trang phục cho trẻ con thì cầu kỳ hơn, đặc biệt là mũ của trẻ con, phân biệt rõ nét
cho con trai và con gái, quần áo tương tự quần áo thanh niên nhưng hoa văn và đồ trang
sức làm bằng nhơm hình tiền xu rực rỡ hơn. Trên đỉnh mũ của trẻ con, người Hà Nhì Đen
đeo thảo quả khơ để kỵ ma [1].

Hình 1.3a. Trang phục phụ
nữ Hà Nhì đã lấy chồng


Hình 1.3b. Trang phục của trẻ con Hà nhì

1.2.3.4. Ẩm thực
Người Hà Nhì sử dụng gạo tẻ để làm lương thực chính cho bữa ăn hằng ngày. Gạo
nếp dùng để chế biến cho món ăn lễ tết như: nấu xơi màu vàng để cúng tế trong các lễ chung
của thôn bản (gồm có cúng cấm làng, cúng rừng cấm, cúng nguồn nước, cúng tết tháng
Sáu...), hay giã xôi làm bánh dày để cúng trong các lễ cúng của từng gia đình (thờ cúng tổ
tiên, dùng trong đám tang, dùng trong cưới xin...) [1].
Ngoài ra, trên nương rẫy hoặc trong vườn nhà, người Hà Nhì cịn trồng ngơ, lạc, các
loại đậu (đậu Hà Lan, đậu cove, đậu đen,…), các loại cải (cải mèo, cải bắp, củ cải, cải
thảo…), các loại ớt,... Họ cũng chế biến thịt gà, thịt lợn, thịt trâu để sử dụng hằng ngày
hoặc thờ cúng trong các nghi lễ. Thường ngày, người Hà Nhì cịn có thói quen làm dưa cải.

11


Đậu xì (thường gọi là bánh đậu xì) được làm từ đậu tương lên men sau đó phơi khơ, là món
đặc sản truyền thống của người Hà Nhì [1].
Một đặc điểm nữa trong ẩm thực của người Hà Nhì là đặc sản bia Hà Nhì. Bia Hà
Nhì truyền thống được làm bằng nguyên liệu gạo nếp bản trồng trên nương, cùng với men
lá mà người dân hái từ trong rừng [32].

Hình 1.4. Bia Hà Nhì
1.2.4. Đời sống tinh thần
1.2.4.1. Ngơn ngữ, chữ viết
Người Hà Nhì có hệ thống ngơn ngữ hồn chỉnh và phong phú, thuộc nhóm ngơn
ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng), gần với Miến hơn [34].
Ở Việt Nam, ngôn ngữ Hà Nhì cũng được nghiên cứu rất sớm, đặc biệt trong cuốn
sách “Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam” của tác giả Chu Thùy Liên đã viết về

việc sử dụng ngôn ngữ của người Hà Nhì Đen ở Việt Nam (tập trung ở huyện Phong Thổ,
tỉnh Lai Châu và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) [13].
1.2.4.2. Lễ hội, phong tục
a. Lễ hội
Dân tộc Hà Nhì là một dân tộc còn giữ được nhiều nét truyền thống, nhất là lễ hội
truyền thống lớn nhỏ liên quan đến tín ngưỡng, nơng nghiệp. Lịch của người Hà Nhì rất
đặc biệt, được ghi bằng 12 con giáp cùng với 12 địa chi, đóng một vai trị cực kỳ quan trọng
trong văn hóa Hà Nhì, đặc biệt là sinh hoạt ngày thường, phong tục tập quán hay lễ hội.
Mười hai tháng trong năm, hầu hết là tháng nào cũng có lễ hội. Trong đó, những lễ tết tiêu
biểu và được quảng bá phổ biến nhất là: Tết năm mới; Lễ cùng rừng thiêng “Gạ ma gio”;
12


Lễ cúng rừng “Mu thu gio”; Lễ hội “Khu già già”; Lễ cúng cơm mới; Tết “Ga Tho Tho”
[13].
Lễ cúng rừng “Gạ ma gio” và “Mu thu gio” là hai lễ không thể tách ra trong khi
nghiên cứu nghi lễ truyền thống của người Hà Nhì. Rừng “Gạ ma gio” nằm ở vị trí trên
làng bản, rừng “Mu thu gio” nằm ở vị trí dưới làng bản [1].
Lễ hội “Khơ giià già” là lễ hội náo nhiệt nhất, nổi tiếng nhất đối với người Hà Nhì.
Vào ngày Thìn đầu tiên tháng 6, tất cả đàn ơng Hà Nhì Đen trong làng đi tìm lấy cỏ tranh
tươi, mỗi nhà khoảng 5 bó để sửa lán thờ. Những người vợ trong gia đình cũng chuẩn bị
xơi nhuộm màu tím và làm bánh dày để thờ cúng và ăn mừng lễ hội [37].
b. Phong tục
- Sinh đẻ: Khi trong nhà có người mới sinh con thì người dân thường lấy cành lá
xanh để cắm hoặc chôn cọc tre hoặc gỗ ở hai bên cửa ra vào để báo tin sinh con và cho
người dân biết khơng nên vào nhà; con trai thì cắm ở bên trái, con gái thì cắm ở bên phải
[34].
- Lễ tang ma: Trong nhà có người chết, con cháu phải cuốn khăn trắng để tang. Đầu
tiên họ sẽ cầm theo 1 chai rượu, 1 nắm dưa và đi thông báo với bà cô của người mất. Người
cô nhận xong tin buồn này thì đổ rượu và ném dưa chua vào bếp. Thơng thường là con cháu

trong gia đình đun nước lá thơm hoặc nước nóng tắm rửa, cắt tóc (chải tóc), thay quần áo
cho người chết. Khi khiêng quan tài đi chôn họ dùng cáng bằng cây tre hoặc vầu già, dùng
dây buộc chặt lại và khiêng đi [1].
- Cúng thần “Thủ tý”: Ở Y Tý, làng nào của người Hà Nhì Đen cũng có thể tìm thấy
được một khu rừng thờ thần “Thủ tý” chung, thần làng của các bản [1].
- Tục cúng thần đá bếp “Phu chu ma”: Tất cả mọi gia đình của người Hà Nhì Đen
ở Y Tý đều có thần đá bếp “Phu chu ma”- đóng vai trị rất quan trọng trong các lễ tết lễ
hội [40].
1.2.4.3. Tín ngưỡng, tơn giáo
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Người Hà Nhì có các vật dụng chuyên dành riêng để
thờ cúng tổ tiên là 2 thớt gỗ, 1 đôi đũa, 4 cái bát để đựng cơm, nước gừng (chè gừng), rượu,
thịt. Mỗi lần đến lễ cúng tổ tiên, các vật dụng này đều được chủ nhà rửa lau cẩn thận và chỉ
dùng riêng cho dịp thờ cùng [1].

13


- Tín ngưỡng gắn liền với rừng, nguồn nước và các thành tố mơi trường thiên nhiên:
Người Hà Nhì quan niệm rằng khu rừng ln có sự tồn tại của các loại thần linh như thần
núi, thần dây leo và thần cây, nơi thờ nguồn nước thiêng có thần nước. Thần cây “Pe gió”
là thần cây tiêu biểu trong văn hóa tín ngưỡng của người Hà Nhì, có thể hiểu là cây cổ thụ,
cây thiêng trong thôn bản của người Hà Nhì [1].
1.2.4.4. Nghệ thuật
Người Hà Nhì rất khéo léo về chế tạo, sử dụng những thứ từ thiên nhiên để làm nhạc
cụ, ví dụ tiêu biểu nhất là kèn lá, đàn “Ót tơ” (một loại đàn 4 dây, các bộ phận đàn làm
bằng gỗ, thùng đàn hình trịn, cùng với cần đàn, đầu đàn dài tới 96,5cm, sáo “Phi sư” (một
loại sáo có sáo ngắn sáo dài, trong đó, sáo ngắn có 4 lỗ hình vng, mỗi một lỗ cách khoảng
2,5cm, dài khoảng 17cm, đường kính 0,8cm, hai đầu khơng bịt), đàn nhị “Sư vu” (có hai
dây nhị bằng tơ, nilon, dài khoảng 80cm, 89cm, hai trục dây, một cần nhị, một bát nhị, tất
cả bộ phần nhị làm bằng gỗ) [1].

1.2.5. Sử dụng cây thuốc của người Hà Nhì
Ở Trung Quốc, theo “Ethnobotanical study of medicinal plants utilised by Hani
ethnicity in Naban River Watershed National Nature Reserve, Yunnan, China” của
Abdolbaset Ghorbani và cs năm 2011 [29]: đã thống kê được tổng số 199 cây thuốc thuộc
73 họ. Các họ chiếm ưu thế là Asteraceae (5,5%), Piperaceae và Verbenaceae (4,5%),
Fabaceae, Liliaceae (4,0%) và Euphorbiaceae, Lamiaceae và Solanaceae (3,5%). Các loài
nổi bật và quan trọng Dendrobium crepidatum Lindl. ex Paxt. (Smith’s SI = 0,41),
Aristolochia sp. (0,306), Microstegium ciliatum (Trin.) A. Camus (0,129), Eupatorium
coelestinum L. (0,119), Litsea martabanica (Kurz) Hook. F. (0,116) và Psidium guajava L.
(0,103). Phần lớn các loài được sử dụng được thu hái từ rừng (chiếm 51,9%), tiếp theo là
đất bỏ hoang (chiếm 22,52%), ruộng canh tác (chiếm 14,5%) và vườn nhà (chiếm 11,08%).
(11)
L.I. Yao và cs trong nghiên cứu “Application and analysis of medicinal plant
resources of six major ethnic minorities living in Xishuangbanna” năm 2020 [31] đã thống
kê được 497 lồi được dân tộc Hà Nhì ở khu tự trị Tây Song Bản Nạp thuộc tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc sử dụng làm thuốc.
Theo nghiên cứu “Ethnobotanical survey of plants traditionally used against
hematophagous invertebrates by ethnic groups in the mountainous area of Xishuangbanna,
Southwest China” của Yi Gou và cs thực hiện năm 2020 [30] để khảo sát về việc sử dụng
14


thực vật để chống lại các lồi động vật khơng xương sống hút máu, người Hà Nhì ở vùng
núi Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã chỉ ra 32 loài thực vật đã được dùng.
Ở Việt Nam, một nghiên cứu điều tra về đa dạng nguồn cây thuốc sử dụng trong
cộng đồng dân tộc Hà Nhì tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai năm 2019 (đã thống kê
được 102 loài thực vật bậc cao có mạch được cộng đồng Hà Nhì sử dụng làm thuốc thuộc
90 chi, 52 họ [15].

15



×