Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của lưỡng cư, bò sát trong một số sinh cảnh tại xã y tý, huyện bát xát, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ ĐỨC DŨNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ
CỦA LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT TRONG MỘT SỐ SINH CẢNH
TẠI XÃ Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ ĐỨC DŨNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ
CỦA LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT TRONG MỘT SỐ SINH CẢNH
TẠI XÃ Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số: 60.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN NGỌC

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả của luận văn là hoàn toàn trung thực, do tôi thu thập và xử lí. Đồng thời,
luận văn này chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ một hội đồng nào trước đây.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Đức Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn khoa học
rất tận tình của TS. Hoàng Văn Ngọc. Xin được gửi đến thầy những tình cảm
thiêng liêng và lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi của các thầy cô trong khoa Sinh học, phòng Đào tạo- Trường Đại học

Sư phạm Thái Nguyên; Ban quản lí và cán bộ Chi cục kiểm lâm, Đảng ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cũng như
nhân dân địa phương trong quá trình thu thập tài liệu và thực địa. Tôi xin trân
trọng cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình nghiên cứu và phân tích số liệu, tôi cũng nhận được sự
giúp đỡ tận tình về chuyên môn của của TS. Nguyễn Thiên Tạo (Bảo tàng Thiên
nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam). Xin được trân trọng cảm
ơn thầy.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, thủ trưởng đơn vị và các
anh chị em đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi vượt qua khó khăn để
hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Đức Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii




MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT........................................................... iv

DANH LỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................. v
DANH LỤC CÁC HÌNH ................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
1.1. Lịch sử nghiên cứu LCBS ở các tỉnh miền núi phía Bắc ............................. 4
1.2. Lịch sử nghiên cứu LCBS ở tỉnh Lào Cai .................................................. 11
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 13
2.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 13
2.1.1. Vị trí địa lí .......................................................................................... 13
2.1.2. Địa hình .............................................................................................. 13
2.1.3. Khí hậu - thủy văn.............................................................................. 14
2.1.4. Tài nguyên.......................................................................................... 15
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................ 17
2.2.1. Dân cư, dân tộc .................................................................................. 17
2.2.2. Thực trạng kinh tế - xã hội ................................................................. 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii


Chương 3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN,
THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 24
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 24
3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 24

3.3. Địa điểm nghiên cứu................................................................................... 24
3.4. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 24
3.5. Thiết bị nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ....................................... 24
3.5.1. Thiết bị nghiên cứu ............................................................................ 24
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 25
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 33
4.1. Thành phần loài LCBS ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .............. 33
4.2. Nhận xét về thành phần loài LCBS ở KVNC............................................. 35
4.2.1. Sự đa dạng về thành phần phân loại học.......................................... 35
4.2.2. So sánh sự tương đồng về thành phần loài LCBS của KVNC
với một số khu vực khác ............................................................................ 37
4.2.3. Mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài LCBS bổ
sung cho tỉnh Lào Cai ................................................................................ 38
4.3. Sự phân bố LCBS ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ...................... 40
4.3.1. Phân bố theo sinh cảnh..................................................................... 40
4.3.2. Phân bố theo nơi ở............................................................................ 44
4.3.3. Phân bố theo độ cao ......................................................................... 48
4.4. Các loài LCBS quý hiếm ở khu vực nghiên cứu ........................................ 50
4.5. Các nhân tố đe dọa khu hệ LCBS và đề xuất hướng bảo tồn ..................... 51
4.5.1. Các nhân tố đe dọa LCBS ở KVNC................................................. 51
4.5.2. Đề xuất hướng bảo tồn LCB Sở KVNC .......................................... 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv





DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BS

Bò sát

DC

Dân cư

DTTN

Diện tích tự nhiên

đtg

Đồng tác giả

IUCN 2015

Danh lục đỏ IUCN version 2015.4

KBT

Khu bảo tồn

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên


KVNC

Khu vực nghiên cứu

LC

Lưỡng cư

LCBS

Lưỡng cư, bò sát

SC

Sinh cảnh

SĐVN

Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Phần Động vật

VQG

Vườn quốc gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv





DANH LỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang
Bảng 2.1.

Tọa độ, độ cao, thời gian khảo sát trên các tuyến ......................... 26

Bảng 4.1.

Danh sách thành phần loài LCBS ở KVNC .................................. 33

Bảng 4.2.

Đa dạng bậc phân loại LC ở KVNC .............................................. 35

Bảng 4.3.

Đa dạng bậc phân loại BS ở KVNC .............................................. 36

Bảng 4.4.

Chỉ số tương đồng (Sorensen-Dice index) về đa dạng loài
giữa KVNC với một số khu vực khác ........................................... 37

Bảng 4.5.

Sự phân bố các bậc phân loại của LCBS theo sinh cảnh .............. 41

Bảng 4.6.


Sự phân bố các bậc phân loại của LCBS theo nơi ở ..................... 44

Bảng 4.7.

Danh sách các loài LCBS quý hiếm ở KVNC .............................. 50

Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ số loài LCBS phân bố trong từng sinh cảnh ở KVNC (%) ....... 42
Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ số loài LCBS phân bố trong từng nơi ở tại KVNC (%) ..... 45
Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ số loài LCBS phân bố theo độ cao tại KVNC (%) ............. 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v




DANH LỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1.

Bản đồ các điểm thu mẫu thuộc xã Y Tý, huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai ................................................................................. 23

Hình 3.1.

Bàn chân lưỡng cư không đuôi ................................................... 28


Hình 3.2.

Số đo lưỡng cư không đuôi ......................................................... 29

Hình 3.3.

Tấm đầu của rắn .......................................................................... 29

Hình 3.4.

Các loại vảy lưng ở rắn ............................................................... 30

Hình 3.5.

Cách đếm số hàng vảy thân ......................................................... 30

Hình 3.6.

Vảy bụng, vảy dưới đuôi và tấm hậu môn .................................. 30

Hình 3.7.

Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya) ........................................ 31

Hình 3.8.

Lỗ tai thằn lằn (theo Bourret, 1943) ............................................ 31

Hình 3.9.


Mắt thằn lằn (theo Bourret, 1943) ............................................... 31

Hình 4.1.

Sự tương đồng về đa dạng loài tập hợp theo nhóm giữa
KVNC với các khu vực khác ...................................................... 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lưỡng cư, bò sát (LCBS) là những mắt xích quan trọng trong lưới thức
ăn của các quần xã sinh vật. Với số lượng loài rất phong phú và đa dạng, LCBS
là tài sản vô giá đối với cộng đồng, là nền tảng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường đồng thời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
đối với nông nghiệp và góp phần vào việc cân bằng sinh thái trong hệ tự nhiên
và hệ nhân văn.
Ngoài giá trị khoa học, LCBS từ lâu đã được con người sử dụng làm thực
phẩm, dược liệu, vật trang trí - động vật cảnh, trong kỹ nghệ da, và là thiên địch
của rất nhiều loài sâu bọ phá hoại mùa màng, kể cả một số loài gặm nhấm gây
hại cho con người như chuột... Mặt khác, ở một mức độ nhất định, chúng cũng
là động vật gây hại: các loài rắn độc đe dọa sức khỏe, tính mạng con người và
vật nuôi; là những vật chủ trung gian truyền bệnh của nhiều loài kí sinh; hay có
thể xâm hại ngành thủy sản do các loài cá cũng là con mồi tự nhiên của nhiều
LCBS…

Nghiên cứu khu hệ LCBS ở Việt Nam nhìn chung mới chỉ được thực hiện
ở các khu bảo tồn (KBT), vườn quốc gia (VQG) và một số tỉnh trên diện rộng.
Ở Lào Cai chỉ có một số nghiên cứu được thực hiện ở VQG Hoàng Liên huyện
Sa Pa, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hoàng Liên huyện Văn Bàn, còn những
khu rừng già thuộc các huyện khác chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về
LCBS.
Y Tý thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là một xã vùng cao biên giới đặc
biệt khó khăn, với độ cao trung bình 2.000 m so với mặt nước biển, có đường
biên giới dài 17 km tiếp giáp với nước Trung Quốc. Toàn xã có tổng diện tích
đất tự nhiên là 8.654 ha, với 15 thôn bản gồm4 dân tộc chính cùng sinh sống (Hà

1


Nhì, Mông, Dao, Kinh). Nằm trên Cao nguyên Y Tý, khu rừng già Y Tý rộng
hơn 1.000 ha, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao, xung quanh là
các khe nước, suối hẹp là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài LCBS sinh sống. Do
đó, việc nghiên cứu khu hệ LCBS ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là hết
sức cần thiết, nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học của khu vực này, làm cơ sở
cho người dân biết tầm quan trọng để bảo vệ và phát triển các loài động vật, đặc
biệt là LCBS.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của Lưỡng cư, Bò sát trong một
số sinh cảnh tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định đa dạng thành phần loài LCBS ở khu vực nghiên cứu (KVNC).
- Xác định sự phân bố của LCBS theo sinh cảnh (SC) ở xã Y Tý, huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo tồn LCBS ở xã Y Tý, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn
liệu khoa học cập nhật về hiện trạng khu hệ LCBS của vùng nghiên cứu. Mô tả
được sự đa dạng về thành phần loài và các loài quý hiếm, đồng thời xác định
được sự phân bố của LCBS theo sinh cảnh, nơi ở và độ cao. Mô tả được đặc điểm
hình thái, sinh thái của những loài quý hiếm.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung số liệu góp
phần xây dựng cơ sở khoa học cho công tác quản lý, xây dựng KBTTT Bát Xát
theo Quyết định số 3049/QĐ-UBND, ngày 05/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lào Cai. Đồng thời bổ sung mẫu LCBS cho phòng Bảo tàng khoa Sinh học
trường ĐHSP Thái Nguyên.
2


4. Nội dung nghiên cứu
- Phân chia các môi trường sống của LCBS ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai.
- Điều tra thành phần loài. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học
của các loài LCBS ở KVNC.
- Nghiên cứu sự phân bố theo độ cao, SC và nơi ở của các loài LCBS
ở KVNC.
- So sánh sự đa dạng của LCBS ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
với một số KVNC khác ở Tây Bắc Việt Nam.
- Đánh giá tầm quan trọng, hiện trạng và các mối đe doạ đến các loài
LCBS. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý và bảo tồn các loài LCBS ở
xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
5. Đóng góp của đề tài
- Xây dựng danh sách thành phần loài LCBS ở xã Y Tý, huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai.
- Lập danh sách các loài quý hiếm theo các mức độ ở KVNC.

- Cung cấp tư liệu về phân bố, sinh học, sinh thái học và đánh giá sự đa
dạng loài với các vùng địa lí lân cận, góp phần bổ sung vào đa dạng khu vực
phân bố LCBS của tỉnh Lào Cai.
- Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên và đề xuất
một số giải pháp bảo tồn LCBS ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

3


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu LCBS ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình phức tạp và
sinh cảnh tự nhiên đa dạng nên khu hệ động vật có tính đa dạng cao [88]. Đây là
nơi giao lưu, hội tụ của các luồng thực vật, động vật từ In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xia ở phía Nam lên, Ấn Độ, Hi-ma-lay-a, Mi-an-ma, Hoa Nam từ phía Bắc xuống,
là một trong 16 nước có tiềm năng đa dạng sinh học cao của Châu Á và là một
trong 34 điểm nóng về đa dạng sinh học của thế giới [9].Từ thế kỷ XX đến nay,
số lượng loài LCBS ghi nhận ở Việt Nam ngày càng tăng, việc nghiên cứu về
LCBS đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Theo thời
gian, vấn đề này ngày càng được quan tâm nhiều hơn và mở rộng ra nhiều vùng
khác nhau với nhiều hướng mới.
Các công trình nghiên cứu về LCBS ở Việt Nam đã được công bố bắt đầu
từ những năm 30 của thế kỷ XX. Từ năm 1933 đến 1944,Bourret đã viết 4 cuốn
chuyên khảo về LCBS Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia), gồm Les
Serpents de l’Indochine (Tome I, II) (1936) mô tả 105 loài rắn ở miền Bắc Việt
Nam, Les Tortues de l’Indochine (1941) mô tả 17 loài và phân loài rùa ở miền
Bắc Việt Nam, Les Batraciens de l’Indochine (1942) mô tả 59 loài và phân loài
LC vàLes Lézards de l'Indochine (được xuất bản chính thức năm 2009) mô tả
177 loài và phân loài thằn lằn [30]. Đây được coi là những tài liệu đầy đủ nhất

về LCBS ở giai đoạn trước 1954 của Đông Dương. Địa điểm khảo sát trong các
nghiên cứu của ông tập trung ở miền Nam, trong khi vùng Đông Bắc chủ yếu ở
các khu nghỉ mát (Mẫu Sơn, Tam Đảo...), các khu đồn trú của lính Pháp (Ngân
Sơn...). Các nghiên cứu LCBS ngay sau đó bị đình trệ khi cuộc kháng chiến
chống Pháp nổ ra ở Việt Nam.

4


Năm 1962, Đào Văn Tiến đã có những ghi nhận đầu tiên về loài trăn đất
(Python molurus) và ba ba gai (Palea steindachneri) ở Đình Cả (Võ Nhai, Thái
Nguyên)[12]. Tiếp theo đó là các đợt khảo sát và thu mẫu của Nguyễn Văn Sáng
(1967), Nguyễn Quốc Thắng (1968), Đỗ Tước (1969), Kim Ngọc Sơn (1970), và
một số chuyến hướng dẫn thực địa sinh viên của trường ĐH Tổng hợp Hà Nội
Theo Trần Kiên (1981), xác định tổng cộng 34 loài LC và 74 loài BS ở Bắc Thái
cũ (nay gồm Thái Nguyên và Bắc Kạn)[12].
Từ năm 1977 đến 1982, Đào Văn Tiến đã liên tiếp công bố 5 bài báo tổng
hợp và xây dựng khóa định loại cho 87 loài LC(1977) [45], 32 loài rùa và 2 loài
cá sấu (1978) [46], 77 loài thằn lằn (1979) [47], 165 loài rắn (1981 [48],1982[49])
ở Việt Nam. Khóa định loại này đã góp phần đáng kể vào việc xác định tên loài
LCBS sau đó.
Cuối thế kỷ XX, một loạt những công bố của các nhà khoa học đã thống kê
và bổ sung rất nhiều loài mới cho danh lục LCBS Việt Nam. Trước tiên phải kể đến
công bố về thành phần loài rắn ở miền Bắc Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng và đtg
(1981). Đến năm 1995, Lê Nguyên Ngật và đtg đã thống kê có 32 loài ếch nhái ở
rừng Tam Đảo [16]. Năm 1998, Lathrop và đtg mô tả loài mới phát hiện ở Tam
Đảo(Lepolalax sungi) và ở Tuyên Quang (Leptolalax nahangensis) [68]. Tiếp theo
đó, Nguyễn Văn Sáng (2000) đã thống kê được: Ở vùng núi Yên Tử (Bắc Giang)
có 19 loài LC và 36 loài BS trong đó có 3 loài LC và 2 loài BS đặc hữu Việt Nam,
2 loài LC và 12 loài BS quý hiếm [37]; ở Hữu Liên (Lạng Sơn) có 20 loài LC và 28

loài BS [36]. Hồ Thu Cúc và đtg (2000) [6] mô tả một vài đặc điểm hình thái, tập
tính và phân bố của 10 loài Rhacophorus trong đó có các loài ở vùng Đông Bắc:
Rhacophorus calcaneus, Rhacophorus rainwardtii.
Sang thế kỷ XXI, việc nghiên cứu về LCBS đã được mở rộng ra tại nhiều
khu vực, những công bố và ghi nhận về các loài mới của các tác giả trong và
ngoài nước đã nâng tổng số loài LCBS tại Việt Nam lên khá nhiều.

5


Năm 2001, Hồ Thu Cúc và đtg đã tái phát hiện, bổ sung khu phân bố và
mô tả một số loài của giống Ếch cây sần Theloderma: T. gordoni, T. asperumở
Tam Đảo, đổi tên Rhacophorus leprosus corticalis từng phát hiện ở Mẫu Sơn
(Lạng Sơn) thành T. corticalephát hiện lại ở núi Tam Đảo [7]. Năm 2004, Lê
Nguyên Ngật và đtg đã công bố thành phần loài ở Hồ Núi Cốc gồm 18 loài LC,
44 loài BS trong đó có 13 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2000, 3 loài trong
Danh lục Đỏ IUCN 2000 [18]. Cũng trong năm này, Đặng Huy Phương và đtg
(2004) đã thống kê ở khu vực núi Tây Côn Lĩnh(Hà Giang) có 33 loài LC, 18
loài BS [34]. Sau đó, Bain và đtg(2004) đã công bố36 loài LC, 16 loài BS, bổ
sung cho nghiên cứu của Đặng Huy Phương tại Hà Giang, trong đó có mô tả 2
loài mới Rana iriodes và Rana tabaca, ghi nhận vùng phân bố mới của 8 loài và
7 phân loài [59]. Trong thời điểm đó, Phạm Nhật và đtg cũng đã thống kê được
69 loài ở Ba Bể- Na Hang (dự án PARC) [32], đồng thời Lê Trọng Trải và đtg
cũng đã thống kê được 34 loài LCBS tại khu vực Bản Thi, Xuân Lạc- Chợ Đồn
(Bắc Kạn) [50].
Từ năm 2005 đến 2009, liên tiếp những ghi nhận mới của nhiều tác giả
được công bố tại nhiều KVNC, như:
Lê Nguyên Ngật và đtg (2005) đã ghi nhận có 22 loài LC, 49 loài BS, xác
định được 22 loài quý hiếm, đồng thời xác định 31 loài ở khu vực Thần Sa- Phượng
Hoàng, bổ sung 16 loài cho danh sách LCBS ở Thái Nguyên, tổng kết danh sách

này có 80 loài [19]. Năm 2007, Lê Nguyên Ngật và đtg thống kê được ở 3 huyện
Chiêm Hóa, Na Hang, Sơn Dương (Tuyên Quang) có 97 loài LCBS (gồm 43 loài
LC thuộc 8 họ, 3 bộ và 54 loài BS thuộc 14 họ, 2 bộ) với 22 loài quý hiếm; và đã
bổ sung 48 loài so với danh lục 2005 [21]; thống kê ở Hà Giang có 86 loài (gồm
49 loài LC, 37 loài BS), bổ sung 8 loài LC, 23 loài BS cho Hà Giang so với danh
lục 2005 [22]. Năm 2008, tác giả này tiếp tục bổ sung ghi nhận khu phân bố của
thằn lằn cá sấu Shinisaurus crocodilusus ở vùng núi Tây Yên Tử- Sơn Động (Bắc
Giang) [25]; thống kê ở KBTTN Xuân Nha có 25 loài LC và 48 loài BS, trong đó
6


ghi nhận bổ sung cho khu hệ LCBS tỉnh Sơn La 71 loài [24]. Đến năm 2009, Lê
Nguyên Ngật và đtg đã tổng kết được số loài LCBS ở vùng Đông Bắc là 278 loài
(chiếm 51,01% số loài LCBS ở Việt Nam), trong đó có 109 loài LC thuộc 36
giống, 10 họ, 3 bộ và 169 loài BS thuộc 86 giống, 22 họ, 3 bộ. Vùng Đông Bắc có
đủ 6 bộ LCBS và đặc biệt có đủ 5 loài thuộc bộ LC Có đuôi (Urodela) của Việt
Nam [26]. Năm 2011, Lê Nguyên Ngật và đtg đã tổng hợp và lập danh sách các
loài LCBS ở 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình, đã thống kê được
59 loài LC và 98 loài BS [27].
Cùng thời gian đó, Böhme và đtg (2005) đã mô tả một loài cá cóc mới
cho khoa học Tylototritonvietnamensis ở vùng đất thấp Lục Nam (Bắc Giang),
Cao Bằng, Nghệ An [62].Cũng tại Bắc Giang, Trần Thanh Tùng và đtg (2006)
thống kê ở vùng núi Yên Tửcó 101 loài LCBS (41 loài LC, 60 loài BS) [54];
sau đó tác giả này đã lần lượt đưa ra các danh sách loài LCBS khác nhau ở
khu vực núi Yên Tử theo các năm: 2007 với 123 loài, kèm sự phân bố theo
sinh cảnh và độ cao [23]; 2008 với 133 loài, trong đó có 37 loài đặc hữu và
quý hiếm [55].
Tiếp đến là những công bố mới của Nguyễn Quảng Trường và đtg đã ghi
nhận 67 loài LCBS (trong đó có 35 loài LC thuộc 7 họ, 2 bộ và 32 loài BS thuộc
10 họ, 2 bộ), bổ sung 4 loài LC, 6 loài BS so với trước đó; trong đó có 15 loài

LC và BS quý hiếm ở Hà Giang, ghi nhận một số loài hiếm gặp như:
Paramesotriton deloustali ở Đá Đin (huyện Xín Mần), Tylototriton asperrimus,
Bombina microdeladigitora, Amolops chapaensis, Rhacophorus hoanglienensis
và Ophisaurus harti ở Tây Côn Lĩnh (2006) [52]; ghi nhận vùng phân bố mới
cho loài Ateuchosaurus chinensis ở Vị Xuyên (Hà Giang) (2008) [71];Orlov và
đtgphát hiện và mô tả loài mới cho khoa học Goniurosaurus huulienensis ở Lạng
Sơn (2008) [82]. Cuối năm 2009, Đặng Huy Phương đã xác định ở Hà Giang có
73 loài LCBS, trong đó có 41 loài LC và 32 loài BS [35].

7


Tại khu vực Thái Nguyên, Lê Xuân Cảnh và đtg (2007) xác định có 47 loài
(gồm 17 loài LC và 30 loài BS), trong đó 1 loài LC, 14 loài BS quý hiếm và đề
xuất các khu bảo vệ cấp quốc gia ở Định Hóa và Võ Nhai [3]. Cùng năm đó, ở
Bắc Kạn, Trương Văn Lã và đtg bước đầu đã thống kê được 244 loài động vật
rừng bao gồm 47 loài thú, 186 loài chim, 25 loài BS và 16 loài LC tại khu vực
Tam Tao - Chợ Đồn (Bắc Kạn) [13]; tại tỉnh Lai Châu, Orlov và đtg (2007) mô tả
2 loài mới ở huyện Tam Đường: Amolops splendissimus và A. minutus [81].
Ở Phú Thọ, Trần Minh Hợi và đtg (2008) đã đưa ra danh lục LCBS ở VQG
Xuân Sơn (Phú Thọ) gồm 27 loài LC và 44 loài BS (theo Nguyễn Lân Hùng Sơn,
2013 [43]); trong công trình của Nguyễn Văn Sáng (2009) cập nhật cho VQG
này có 29 loài LC (8 họ, 3 bộ) và 48 loài BS (14 họ, 2 bộ) [41].
Trong năm 2009, Hoàng Văn Ngọc và đtg đã bổ sung Na Hang (Tuyên
Quang) vào khu phân bố của thằn lằn tốt mã bốn vạch Plestiodon quadrilineatus
và Vị Xuyên (Hà Giang) vào khu phân bố của thằn lằn tốt mã tam đảo Plestiodon
tamdaoensis [29]; ghi nhận vùng phân bố mới của thạch sùng đuôi dẹp
Hemidactylus garnotii ở Hà Giang, Tuyên Quang và Chợ Đồn (Bắc Kạn) [28].
Đỗ Thành Trung và Lê Nguyên Ngật (2009) đã nghiên cứu khu hệ LCBS
của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên từ năm 2007 đến 2008 và thống kê được 16

loài LC và 23 loài BS [51].
Orlov và đtg (2009) đã ghi nhận sự phân bố loài Protobothrops
trungkhanhensis, mẫu thu ở KBTTN Trùng Khánh (Cao Bằng)[83].
Kể từ năm 2009 đến nay, nhiều đề tài được thực hiện theo những hướng
nghiên cứu mới tại nhiều khu vực đã bổ sung những ghi nhận mới về thành phần
loài cho Danh lục LCBS Việt Nam.
Năm 2010, Nguyễn Văn Sáng và đtg thống kê ở KBTTN Xuân Nha có 50
loài BS và 28 loài LC, trong đó ghi nhận bổ sung cho danh sách LCBS Sơn La 4
loài [42].

8


Herbert và đtg (2010)mô tả loài mới Gekko canhi ở Hữu Liên (Lạng
Sơn)[66]; ghi nhận vùng phân bố mới của loài Scincella monticola ở Mẫu Sơn
(Lạng Sơn); công bố loài Scincella apraefrontalis được thu thập tại vườn quốc
gia Hữu Liên - Hữu Lũng (Lạng Sơn) [73]; công bố loài thằn lằn mới Scincella
darevskii dựa trên mẫu vật thu được tại huyện Tuần Giáo (Điện Biên) [72]. Sau
đó, David và đtg (2012)công bố loài mới Oligodon nagao ở Lạng Sơn, Cao Bằng,
Quảng Tây (Trung Quốc) và Trung Lào [63]; Nguyễn Quảng Trường và đtg
(2013) công bố 1 loài mới thuộc nhóm Gekko japonicus ở Cao Bằng và Quảng
Tây (Trung Quốc)[78]; công bố loài thằn lằn mới Hemiphyllodactylus zugi
(Reptilia: Gekkonidae) ở Hạ Lang (Cao Bằng) dựa trên kết quả phân tích phân
tử và so sánh hình thái (2013) [76].
Năm 2013, Lê Xuân Cảnh đã thu thập cơ sở dữ liệu các loài động vật có
nguy cơ bị đe dọa ở Việt Nam, trong đó có 169 loài BS (gấp 3,84 lần so với 44
loài năm 2007) và 72 loài LC (gấp 5,54 lần so với 13 loài năm 2007), báo động về
đa dạng sinh học LCBS ở nước ta nói chung và vùng Đông Bắc nói riêng [4].
Nguyễn Lân Hùng Sơn và đtg (2013) tiếp tục thu thập mẫu của 32 loài
LCBS để cung cấp cho Bảo tàng thiên nhiên VQG Xuân Sơn, trong đó có 19 loài

LC (thuộc 5 họ, 1 bộ) và 13 loài BS (thuộc 5 họ, 1 bộ), bổ sung cho các kết quả
trước đó 11 loài LC và 6 loài BS, nâng tổng số loài LCBS lên 94 loài (40 loài
LC, 54 loài BS) [43]. Nghiên cứu này cũng mở rộng vùng phân bố của loài cóc
mày Leptolalax firthi lần đầu tiên được phát hiện trong rừng thường xanh trên
núi ở Kon Tum và Quảng Nam năm 2012 của Rowley và đtg [87].
Orlov và đtg(2013) đã mô tả loài mới loài Azemiops kharini ở Tam Đảo
(Vĩnh Phúc) và bàn luận về lịch sử tự nhiên của giống Azemiops [85].
Vũ Tiến Thịnh (2013) xác định được 11 loài BS quý hiếm ở KBT Nam Xuân
Lạc (Bắc Kạn)[44].
Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Hữu Thắng (2013) đã khảo sát và tổng hợp tài
liệu, xác định ở khu vực Phia Oắc- Phia Đén (Cao Bằng) có 32 loài LC và 49
loài BS, trong đó có 14 loài LCBS quý hiếm [10].
9


Hecht và đtg(2013) đã công bố 30 loài LCBS lần đầu tiên ghi nhận ở
KBTTN Tây Yến Tử (Bắc Giang). Nghiên cứu này đã nâng tổng số loài LCBS
ở đây này lên 76 loài, trong đó có 1 loài thuộc bộ Không chân, 1 loài thuộc bộ
Có đuôi, 34 loài thuộc bộ Không đuôi, 18 loài thằn lằn và 22 loài rắn [65].
Năm 2014, Ziegler dựa trên các cuộc khảo sát tiến hành giữa tháng 12 năm
2006 và tháng 5 năm 2008 trong rừng Tùng Vải- Quản Bạ(Hà Giang) đã ghi nhận
được 8 loài LCvà 12 loài BS cho tỉnh Hà Giang, đồng thời nâng tổng số danh
sách loài LCBS của Hà Giang lên tới 102 loài, trong đó có 50 loài LC và 52 loài
BS [91].
Mới đây nhất, Đặng Huy Huỳnh và đtg (2015) đã tiến hành khảo sát đa
dạng động vật rừng (thú, chim, bò sát, ếch nhái) tỉnh Cao Bằng [11]. Theo Phạm
Thị Kim Dung và đtg (2015) [8] đã ghi nhận bổ sung 6 loài LC thuộc 3 họ (Họ
Cóc mày Megophryidae, Họ Ếch nhái Ranidae, Họ Ếch cây Rhacophoridae) ở
tỉnh Bắc Kạn. Mcleod và đtg (2015) đã công bố thêm 1 loài mới Limnonectes
nguyenorum với mẫu vật thu ở tỉnh Hà Giang [69].

Tại Thái Nguyên, Hoàng Văn Ngọc, Phạm Đình Khánh (2015) đã bổ sung
16 loài LCBS(thuộc 5 họ, 2 bộ) cho danh lục LCBS tỉnh Thái Nguyên, nghiên
cứu này được ghi nhận ở KBTTN Thần Sa-Phượng Hoàng [31].
Cùng năm 2015, theo nghiên cứu của Ma Ngọc Linh, Hoàng Văn Ngọc
[15] cũng đã ghi nhận bổ sung 7 loài cho danh lục LCBS ở tỉnh Bắc Kạn; trong
đó 2 loài thuộc họ Thằn lằn bóng (Scincidae), 3 loài thuộc họ Rắn nước
(Colubridae) và 2 loài thuộc họ Rắn lục (Viperidae).
Năm 2016, Pham Văn Anh và đtg đã công bố một loài mới thuộc họ
Odorrana (Odorrana mutchmanni) tại Hạ Lang (Cao Bằng) [86].
Nói chung, những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước tại vùng Đông Bắc Việt Nam chủ yếu tập trung vào vấn đề định loại, phân
loại để phát hiện ra những loài mới, bổ sung cho danh lục LCBS Việt Nam, đồng
thời đưa ra phương án quản lí và bảo tồn những giống loài quý hiếm.
10


1.2. Lịch sử nghiên cứu LCBS ở tỉnh Lào Cai
Từ thời kì Pháp thuộc đến nay, Sa Pa (Lào Cai) được biết đến là một địa
danh du lịch nổi tiếng. Ngoài những công trình kiến trúc lớn như nhà nghỉ, đường
xá… do thực dân Pháp xây dựng trong thế kỷ trước, thì những công bố khoa học
tại đây cũng đã được biết đến như là những cột mốc lịch sử. Đặc biệt là trong
lĩnh vực phân loại và định loại LCBS. Về thành phần loài LCBS ở vùng núi Sa
Pa từ năm 1934-1943, Bourret đã lập danh sách gồm 25 loài LC, 7 loài thằn lằn,
49 loài rắn và 2 loài rùa [94].Nghiên cứu của Ohler và đtg (2000) ghi nhận ở
VQG Hoàng Liên có 42 loài LC trong đó có 6 loài đặc hữu [79].
Bước sang thế kỷ XXI, những vấn đề về LCBS tại Sa Pa tiếp tục được
nghiên cứu, đồng thời mở rộng thêm toàn tỉnh Lào Cai.
Năm 2001, Lê Nguyên Ngật và đtg ghi nhận 112 loài trong đó có 44 loài
LC và 68 loài BS ở vùng núi Sa Pa [17]. Grosjean và đtg (2001) đã mô tả chi tiết
đặc điểm hình thái nòng nọc của loài Leptobrachium echinatum [96].

Hồ Thu Cúc và đtg (2001) tái phát hiện, bổ sung khu phân bố và mô tả
một số loài của giống Ếch cây sần Theloderma: T. gordoni Fansipan (Lào Cai),T.
asperum,T. bicolor ở Sa Pa [7].
Orlov và đtg(2001) đã công bố đa dạng họ Ếch cây Rhacophoridaeở vùng
núi Hoàng Liên (đỉnh Fansipan - Sa Pa) có tổng số 4 giống, 20 loài góp phần
nâng tổng số loài ếch cây ở Việt Nam ở thời điểm này lên 5 giống, 40 loài [80].
Toàn bộ số mẫu thu được ở đai độ cao từ 1.200-2.400 m, trong sinh cảnh rừng
thường xanh lá rộng và lá kim. Năm 2010, Orlov ghi nhận và mô tả lại hai loài
rắn Oligodon lacroixi ở độ cao 1.500 m và Maculophis bellus chapaensis ở độ
cao 1.900 m (Sa Pa, Lào Cai) [84].
Nghiên cứu của Tordoff và đtg (2002) tại KBTTN Văn Bàn (Lào Cai) đã
ghi nhận 22 loài LC và 10 loài BS cho khu vực [89].
Nguyễn Văn Sáng và đtg đã: Thống kê LCBS ở Văn Bàn từ 73 loài (bao
gồm 39 loài LC và 34 loài BS, trong đó có 16 loài quý hiếm), bổ sung khu phân
bố của rắn lục mũi hếch Deinakistrodon acutus, cóc mày phê Brachytarsophrys
feae, ếch cây chân đỏ Rhacophorus bipunctatus, ếch vân nam Paa yunnanensis

11


và loài rất hiếm gặp rắn đai má Liopeltis frenatus ở đây vào năm 2004 [38] lên
80 loài (42 loài LC, 38 loài BS) kèm theo phân chia theo dạng SC và độ cao trong
năm 2005 [39]. Tính đến năm 2009, theo Nguyễn Văn Sáng [70], tổng số loài
LCBS ở Lào Cai là 175 (gồmcó 83 loài LC, 90 loài BS), trong đó số loài được
biết đến ở Bát Xát là 20 (gồm 9 loài LC, 11 loài BS).
Năm 2006, Bain và đtg đã mô tả loài mới ghi nhận cho Lào Cai là Rana
cucae. Mẫu vật thu được ở 1 nhánh con sông Nậm Tha (Văn Bàn) trong rừng
xanh núi thấp, ở độ cao 640 m [60]. Đến năm 2009, tác giả này lại tiếp tục ghi
nhận bổ sung khu vực phân bố cho loài Leptobrachium promustache trên đám lá
khô trong rừng ở độ cao 1.300-1.400 m (Văn Bàn) [61].

Năm 2009, Nguyễn Quảng Trường và đtg đã bổ sung các ghi nhận mới về
vùng phân bố cũng như thông tin về sinh cảnh sống và sinh sản của các loài thuộc họ
Cá cóc Salamandridae ở Lào Cai. Theo ông, loài cá cóc bụng hoa Paramesotriton
deloustali thường sống ở các suối đá trong rừng thường xanh có độ cao từ 250-1.200
m; loài cá cóc sần Tylototriton asperrimus được tìm thấy ở vũng nước nhỏ trong rừng
thường xanh, ở độ cao 800 m tại Văn Bàn (Lào Cai) [53].
Năm 2010, Herbertvà đtg đã ghi nhận và mô tả loài mới Gekko canhi ở Sa
Pa [66]; Tropidophorus boehmei ở núi Fansipan - Sa Pa (mẫu thu được dọc suối
rừng Hoàng Liênở độ cao 1.200-1.300 m) và ở Văn Bàn [74].
Ziegler và đtg (2010) đã ghi nhận loài Boiga cyanea thu được ở rừng
thường xanh trên núi Fansipan (Sa Pa) [90].
Đến năm 2013, Nguyễn Quảng Trường đã tiếp tục mô tả và bổ sung một
loài mới cho giống Oreolalax (Anura: Megophryidae) là Oreolalax sterlingaethu
được ở độ cao 2.900 m trên núi Hoàng Liên (Sa Pa) [77].
Nhìn chung, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã có nhiều công trình
nghiên cứu tại Lào Cai, nhưng chủ yếu là tại khu vực VQG Hoàng Liên huyện Sa Pa,
KBTTN Hoàng Liên huyện Văn Bàn. Những công bố trên chủ yếu là lập danh sách
loài, xác định những loài quý hiếm làm cơ sở cho việc xây dựng các KBTTN.
Do đó, xã Y Tý (Bát Xát) đã trở thành một khu vực nghiên cứu hoàn toàn
mới đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đặc biệt kể từ quyết định
thành lập KBTTN Bát Xát (2013) [56].
12


Chương 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lí
Xã Y Tý nằm cách trung tâm huyện lị Bát Xát khoảng 82 km về phía Tây

Bắc dọc theo tuyến đường liên xã từ thị trấn Bát Xát- Mường Hum- Y Tý, có tọa
độ địa lí là: từ 22o34'44'' đến 22o40'17'' vĩ độ Bắc và từ 103o31'51'' đến 103o40'51''
kinh độ Đông [33], [56].
- Phía Đông giáp xã Trịnh Tường (Bát Xát).
- Phía Nam giáp xã Dền Sáng, Sàng Ma Sáo(Bát Xát - Lào Cai) và xã Sin
Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu).
- Phía Tây giáp Trung Quốc với 17 km đường biên giới chạy dọc theo con
suối Lũng Pô.
- Phía Bắc giáp xã Ngải Thầu (Bát Xát).
Xã Y Tý có 15 thôn bản bao gồm: Phìn Hồ, Trung Chải, Phan Cán Sử, Mò
Phú Chải, Ngải Trồ, Tả Gì Thàng, Choản Thèn, Lao Chải I, Lao Chải II, Lao
Chải III, Sín Chải I, Sín Chải II, Sim San I, Sim San IIvà Hồng Ngài.
Xã Y Tý có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển thành khu trung tâm cụm
kinh tế quốc phòng trong tương lai. Tuy nhiên do vị trí cách xa trung tâm huyện
nên gặp không ít khó khăn trong giao lưu kinh tế, văn hoá- xã hội, xây dựng cơ
sở hạ tầng.
2.1.2. Địa hình
Địa hình xã Y Tý tương đối phức tạp, với các dãy núi cao, khe sâu tạo ra
độ chia cắt mạnh, địa hình thấp dần về 2 phía Đông Nam và Tây Bắc. Điểm cao
nhất là 2.900 m thuộc đỉnh núi Nhìu Cồ San nằm trên ranh giới tiếp giáp với xã
Sàng Ma Sáo và xã Dền Sáng. Điểm thấp nhất là 844,6 m cạnh suối Lũng Pô
giáp xã Ngải Thầu, độ cao trung bình từ 1.000-1.800 m [33].
13


- Độ dốc > 25o có diện tích 6.442 ha chiếm 74,44% diện tích tự nhiên
(DTTN).
- Độ dốc từ 15-25o có diện tích 1.800 ha chiếm 20,80% DTTN.
- Độ dốc từ 7-15o có diện tích là 400 ha chiếm 4,62% DTTN.
- Độ dốc từ 3-7o có diện tích là 12 ha chiếm 0,14% DTTN.

2.1.3. Khí hậu - thủy văn
2.1.3.1. Khí hậu
Xã Y Tý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ảnh hưởng
của địa hình núi cao, nên khí hậu của xã mang tính chất của khí hậu tiểu vùng
cận nhiệt đới và ôn đới ẩm [33].
Theo kết quả quan trắc do trạm khí tượng Sa Pa và Lào Cai cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình cả năm là 15oC, năm cao nhất là 16,6oC, năm thấp
nhất 14,3oC.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.800-3.838 mm.
- Nắng trung bình cả năm là 1.344 giờ, năm cao nhất lên đến 1.600 giờ.
- Độ ẩm không khí bình quân hàng năm dao động từ 82-87%, tháng thấp
nhất 74%, cao nhất trong năm 95%.
- Chế độ gió: do nằm ở vùng núi cao nên không có bão lớn xảy ra nhưng
thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió núi.
- Hiện tượng mưa đá về mùa hè từ 2-4 lần/năm, vào mùa đông thường xảy
ra sương muối 5-6 ngày/năm, hiện tượng sương mù xảy ra khá phổ biến trong tất
cả các mùa trong năm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp
và đời sống con người.
2.1.3.2. Thủy văn
Hệ thống suối, khe khá dày phân bố đều trên lãnh thổ, do ảnh hưởng của
kiến tạo địa hình nên về mùa mưa thường gây ra lũ ống, lũ quét gây ảnh hưởng
lớn tới sản xuất và đời sống dân sinh.
14


- Suối chính chảy qua xã là suối Lũng Pô bắt nguồn từ sườn đông dãy núi
Hoàng Liên Sơn giáp ranh giới với tỉnh Lai Châu và Trung Quốc chảy qua địa
phận với chiều dài khoảng 17 km theo hướng Tây - Tây Bắc, đồng thời cũng là
đường Biên giới quốc gia với Trung Quốc.
- Suối Sim San bắt nguồn từ phía Nam dãy núi Nhìu Cồ San, chảy theo

hướng Tây Bắc. Nằm trong lưu vực của suối Lũng Pô, nguồn nước chảy mạnh
vào mùa mưa, qua địa phận các thôn Sim San I, Sim San II.
- Suối Sín Chải bắt nguồn từ dãy núi cao thuộc khu vực thôn Phan Cán
Sử, Mò Phú Chải. Nằm trong lưu vực suối Lũng Pô chảy theo hướng Tây
Bắc với chiều dài khoảng 6 km qua địa phận các thôn Lao Chải I, II và thôn
Sín Chải.
- Suối Lủng Pặc là nhánh nhỏ của suối Lũng Pô bắt nguồn từ dãy núi Ma
Cheo Va, là ranh giới với xã Ngải Thầu. Chảy ra khu vực cầu Thiên Sinh, lưu
lượng nước hạn chế nên thường cạn kiệt về mùa khô.
- Suối Tùng Sáng chảy trong địa phận xã khoảng 6,5 km theo hướng Đông
Bắc, chảy qua địa phận các thôn: Tả Gì Thàng, Phìn Hồ. Do khu vực đầu nguồn
có độ dốc lớn, lưu vực nhỏ nên lượng nước không ổn định.
Ngoài ra là các khe suối nhỏ khác tạo nên mạng lưới thủy văn khá dày
phân bố đều trên địa bàn xã.
2.1.4. Tài nguyên
2.1.4.1. Tài nguyên đất
Kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng Lào Cai năm 1972, báo cáo
khoa học (Đất Lào Cai) do trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia
thuộc Viện địa lý xây dựng năm 1994 cho thấy xã Y Tý có các nhóm đất chính
sau [33]:
- Nhóm đất mùn Alít trên núi cao: Diện tích 1.007,92 ha chiếm 11,65%
DTTN, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 1.800-2.900 m, khu vực phía Tây - Tây Nam
và phía Đông Nam của xã.
15


- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: Diện tích 7.078,52 ha chiếm 81,79%
DTTN, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 900-1.800 m, gồm các loại đất sau:
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (HFs) diện tích 2.561,00 ha.
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất (HFj) diện tích 4.517,51 ha.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 26,00 ha chiếm 0,3% DTTN, phân bố ở độ
cao dưới 900 m, chủ yếu là loại đất nâu vàng trên phù xa cổ và lũ tích.
- Đất thung lũng dốc tụ (DI): Diện tích 33,00 ha chiếm 0,38%. Đây là loại
đất thứ sinh được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của
các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc. Loại đất này có độ phì phụ thuộc vào các
loại đất vùng lân cận, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt trung bình, đất chua
(độ pH từ 5-5,5), phân bố rải rác trên địa bàn xã.
- Đất phù sa ngòi, suối (Py): Diện tích 2,00 ha chiếm 0,02% DTTN. Loại
đất này được hình thành qua quá trình lắng đọng, bồi tụ lâu đời, hoặc sự chuyển
rời dòng chảy kết hợp với quá trình canh tác lâu đời làm biến đổi cơ, lý, hóa tính
của đất. Đặc điểm loại đất này có độ phì khá, ít chua, tầng dày của đất trung bình
từ 50-70 cm, có khả năng thâm canh cao các loại cây trồng nông nghiệp.
- Núi đá: Diện tích 506,56 ha chiếm khoảng 5,86% tổng DTTN. Phân bố
chủ yếu ở các dãy núi phía Bắc và phía Tây Nam xã.
2.1.4.2. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Xã Y Tý có nguồn nước mặt dồi dào nhất là vào mùa
mưa.Suối Tùng Sáng, Sim San, Sín Chải, Lũng Pặc và hệ thống khe suối nhỏ
phân bố đều trên lãnh thổ là nguồn nước mặt khá phong phú, nếu có phương
pháp khai thác sử dụng hợp lý sẽ là nguồn nước đảm bảo đáp ứng được nhu cầu
phát triển các ngành kinh tế và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Nước ngầm: Nằm ở khu vực có địa hình núi cao chia cắt mạnh do đó dù
có nguồn nước mặt phong phú, phân bố tương đối đều trên địa bàn xã nhưng
nguồn nước ngầm có những thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa mực nước ngầm
cao, lộ trên mặt đất khả năng khai thác tiện lợi, mùa khô mực nước ngầm rất hạn

16


×