Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nghiên cứu khả năng phát triển thị trường giầy dép của công ty bitis tại thị trường hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.14 KB, 27 trang )

Lời mở đầu
Giầy dép là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Việt
Nam hiện nay đang là một trong mười nước xuất khẩu hàng đầu thế giới trong
ngành giầy dép. Sản phẩm giầy dép của Việt Nam có chất lượng cao, rất có uy
tín trên thị trường quốc tế. So với sản phẩm của các nước khác, sản phẩm của
Việt Nam bền hơn nhưng kém về mẫu mã, kiểu dáng. Chính vì vậy mà sản
phẩm của Việt Nam vẫn chưa chiếm được ưu thế trong thị trường nước ngoài.
Vấn đề bức thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất giầy dép Việt Nam lúc này
là phải cải tiến sản phẩm đồng thời có những biện pháp Marketing xúc tiến để
có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc
và Đài Loan.
Bitis là một trong những thương hiệu giầy dép hàng đầu Việt Nam và cũng là
thương hiệu có uy tín trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua
Bitis đã để mất dần thi phần nước ngoài do nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy
việc giành lại thị phần cho Bitis là điều rất cần thiết bởi đây là thương hiệu rất
có uy tín của Việt Nam. Tuy vậy trước mắt ta nên tập trung vào thị trường Hoa
Kỳ bởi đây là một trong những trung tâm kinh tế của thế giới, là thị trường có
quy mô lớn. Nếu thành công trong việc chiếm thị trường này thì khả năng phát
triển tại các thị trường khác là rất lớn. Do chủng loại của Bitis rất đa dạng,
phong phú nên để đạt hiệu quả cao trong việc giành lại thị phần ta có thế chọn
một loại sản phẩm làm tiên phong, từ đó phát triển ra các loại sản phẩm khác, ta
có thể chọn loại sản phẩm là giầy dép thời trang mùa hè vì đây là sản phẩm có
khả năng phục vụ cho nhiều tầng lớp, có quy mô thị trường lớn, dễ cải tiến và
cũng là loại sản phẩm đang phải chịu nhiều sức ép từ phía các đối thủ cạnh
tranh.
Từ những lý do trên nhóm quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng
phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s tại thị trường Hoa Kỳ”.
I. Giới thiệu về công ty
1. Công ty Biti’s
Tính đến năm 2006 thì Biti’s đã có 26 năm hoạt động trên thị trường. Gồm có
ba thành viên: Công ty sản xuất hàng têu dùng Bình Tiên (Bitis ), Công ty trách


nhiệm hữu hạn Bình Tiên Đồng Nai (DONA Bitis ), Công ty liên doanh Sơn
Quán. Tổng số lao động hiện nay là 750 lao động. Hiện nay Bitis đã có hệ thống
phân phối rộng khắp cả nước và nước ngoài. Bitis hiện có ba văn phòng đại diện
ở Trung Quốc, hai trung tâm thương mại lớn là trung tâm thương mại Thái
Nguyên và trung tâm thương mại cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Tổng số Chi nhánh
của Bitis là 11 Chi nhánh với hơn 4500 đại lý cửa hàng trên toàn quốc. Không
chỉ dừng lại ở thị trường trong nước Bitis cũng rất thành công ở thị trường nước
ngoài. Hiện Bitis đã có mặt ở trên 40 nước khác nhau ở Châu Á, Trung Đông,
Châu Âu, Châu Mỹ. Năm 2001 Biti’s được tổ chức BVQI và QUACERT cấp
giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000. Trong suốt 8 năm liền từ năm 1996 - 2004 Biti’s được người tiêu
dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, là thương hiệu uy tín hàng
đầu trong ngành giầy dép Việt Nam.
Khởi nghiệp từ hai tổ sản xuất là Vạn Thành và Bình Tiên từ năm 1982 với 20
công nhân chuyên sản xuất các loại dép cao su đơn giản. Sau một thời gian hoạt
động có hiệu quả cao đến năm 1990 hợp tác xã cao su Bình Tiên đã đầu tư hệ
thống dây chuyền công nghệ của Đài Loan và bắt đầu sản xuất giầy dép xốp
EVA.
Năm 1991 hợp tác xã liên doanh với công ty Sukuan-Đài Loan. Đây là công ty
liên doanh đầu tiên của Việt Nam trong ngành giầy dép.
Năm 1992 hợp tác xã cao su Bình Tiên chuyển thành công ty sản xuất hàng tiêu
dùng Bình Tiên. Sau đó tiếp tục lập ra công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Tiên
Đồng Nai và Công ty liên doanh Sơn Quán chuyên sản xuất giầy dép các loại
phục vụ nhu cầu mọi lứa tuổi tạo nên thương hiệu Biti’s.
Sản phẩm của Biti’s rất đa dạng, phong phú bao gồm các như dép xốp, sandal
thể thao, sandal da nam nữ thời trang, giầy dép thể thao, giầy tây, dép y tế, Hài,
Lào Phục vụ nhu cầu của mọi lứa tuối. Về sản phẩm giầy dép thời trang mùa
hè Bitis có các loại như dép xốp, sandal thể thao, dép da nam nữ, guốc gỗ.
Biti’s có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước rất thuận lợi cho người tiêu
dùng mua sản phẩm .

Giá cả Bitis tương đối cao do sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, độ bền
cao. Thông thường một đôi dép mùa hè cùa Biti’s có giá từ 80.000 đến
150.000đ.
Biti’s là doanh nghiệp rất quan tâm tới truyền thông và xúc tiến. Chính điều này
đã góp phần lớn vào việc khuyếch trương thương hiệu Biti’s làm cho Biti’s trở
thành thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam trong hơn 10 năm
qua.
2. Sản phẩm giầy dép :
Giầy dép của Biti’s bao gồm các loại: dép xốp, sandal thể thao, giầy dép da nam
nữ, guốc gỗ
- Dép xốp: quai và đế được làm từ Mousse là loại xốp dai, mềm, nhẹ, thoáng
phù hợp với mọi lứa tuổi
- Sandal thế thao: phần quai được làm từ vật - phụ liệu cao cấp, chủ yếu là quai
ngang, kiểu dáng thể thao. Phần đế được làm từ TPR hoặc làm từ cao su. Có độ
ma sát cao chống trơn trượt phục vụ cho các buổi picnic, dã ngoại, cắm trại
hoặc rất phù hợp với học sinh, sinh viên khi đi học, vừa đảm bảo được sự thông
thoáng mà không trái với quy định của trường
- Dép da nam: Phần quai được làm bằng vật - phụ liệu cao cấp, mềm, màu sắc
chủ yếu là màu đen, nâu. Phần đế được làm từ PU nhẹ mềm, bền thích hợp với
mùa hè, kiểu dáng trẻ trung năng động.
- Guốc gỗ: Phần quai được làm từ vật tư cao cấp là Si PU, PVC. Phần đế được
làm từ gỗ thiên nhiên, nhẹ thuận tiện cho đi lại. Hoa văn trên đế được thiết kế
nổi bật, đậm chất Đông Á.
Các sản phâm của Biti’s phục vụ cho mọi lứa tuổi, mọi nhu cầu. Thông thường
được chia thành các sản phẩm cho trẻ em, các sản phẩm cho nam và sản phẩm
cho nữ. Giành cho trẻ em có các sản phẩm như dép xốp, sandal thể thao. Sản
phẩm cho nam có sandal thể thao, giầy dép da và dép xốp không có quai hậu.
Sản phẩm cho nữ có giầy dép kiểu, guốc, dép xốp
Về phần phát triến sản phẩmmới Biti’s có đội ngũ thiết kế đông đảo, trung bình
cho ra đời 2-3 sản phẩm mới mỗi loại một năm. Đây là nỗ lực rất lớn bởi đội

ngũ thiết kế còn non trẻ, việc thiết kế đôi khi gặp khó khăn. Nhìn chung vẫn chỉ
sử dụng chất liệu cũ như Mousse, PU, TPR chỉ thay đổi về màu sắc, kiểu quai.
Những đổi mới chỉ là phần nhựa chưa thể hiện sự đột phá.
II. Giới thiệu thông tin về thị trường
Trong những năm qua, các doanh nghiệp trong ngành da giầy Việt Nam đã phát
huy các tiềm năng, tận dụng các lợi thế để tìm kiếm các bạn hàng mới, mở rộng
các thị trường xuất khẩu. Cho đến nay, ngành đã đạt được những thành quả
đáng khích lệ, đó là thị trường xuất khẩu được mở rộng đến nhiều nước thuộc
nhiều thị trường khác nhau. Hoạt động xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam
không những vươn tới nhiều thị trường trên thế giới mà hơn nữa còn tạo được
cho mình những sự tin tưởng từ phía các đối tác. Hiện nay, thị trường xuất khẩu
chủ yếu của các doanh nghiệp da giầy Việt Nam là khu vực thị trường các nước
EU, các nước ở khu vực Châu Á, đặc biệt là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc,
Nhật Bản và một số nước ở khu vực châu Mỹ.
Trong số các quốc gia thuộc châu Mỹ có quan hệ thương mại với Việt Nam, Mỹ
vẫn là đối tác thương mại lớn nhất, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng
đầu năm 2012 đạt 16,23 tỷ USD tăng 17,18% so với cùng kỳ năm 2011. Mỹ là
một thị trường tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế giới theo hiệp hội công nghiệp giầy
Mỹ (FIA) thì hàng năm Mỹ tiêu thụ khoảng 1,461 tỷ đôi giầy trong đó có
khoảng 85% lượng giầy này là nhập khẩu. Như vậy thị trường Mỹ là một thị
trường nhập khẩu đầy tiềm năng. Những năm qua, Mỹ chủ yếu nhập khẩu giầy
dép từ các nước EU như Đức, Pháp, Anh Kể từ khi Mỹ bỏ cấm vận đối với
Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất giầy dép Việt Nam bắt đầu xâm nhập thị
trường này, song kim nghạch còn rất nhỏ. Vì vậy, Mỹ trở thành thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
với thị trường Mỹ chiếm tới 76,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam với thị trường châu Mỹ.Tính theo mặt hàng, dệt may Việt Nam xuất khẩu
đạt trên 4,95 tỷ USD, chiếm 38,16% tổng kim ngạch, tăng 8,15% so với cùng
kỳ 2011; giầy dép các loại hơn 1,45tỷ USD, chiếm 11,19%, tăng 17,68%; gỗ và
các sản phẩm từ gỗ gần 1,15tỷ USD, chiếm 8,84%, tăng 30,65%; thủy sản hơn

790,17 triệu USD, chiếm 6,09%, tăng 9,75 %; máy móc, thiết bị, dụng cụ và
phụ tùng khác đạt 666,01triệu USD, chiếm 5,13%, tăng 90,15%.
Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, thị trường Mỹ vẫn còn rất nhiều dư địa để
khai thác. Trong đó có việc các nhà đặt hàng/nhập khẩu của Mỹ đang dịch
chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế về mặt thuế suất
đối với một số ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam (thay vì chọn mua hàng từ
Trung Quốc) ngày càng r‚ nét. Nhiều doanh nghiệp nhận định, xuất khẩu hàng
hóa sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng mạnh sau khi Chính phủ Mỹ tung ra gói
kích thích kinh tế mới. Sức mua tăng và giá các mặt hàng vào Mỹ cũng tăng,
đây chính là cơ hội rất thuận lợi mà nhiều doanh nghiệp đang khẩn trương khai
thác.
Tuy nhiên, để thực sự đứng vững và phát triển trên thị trường Mỹ các doanh
nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường này để nắm bắt được những
nhu cầu thị hiếu của thị trường này nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm
cũng như tìm hiểu về luật pháp của nước này để tránh những vi phạm không
đáng có bởi người Mỹ rất coi trọng các nguyên tắc đặc biệt là pháp luật.
Một số nét khái quát về thị trường Mỹ
Hoa Kỳ hay Mỹ tên chính thức: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập
hiếnliên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm
gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington.
Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 305 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia
lớn hạng ba về tổng diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một
trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của
những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong đó 21% độ
tuổi 14, 66.4% tuổi từ 15- 64 và 12,6% độ tuổi trên 65, tuổi thọ trung bình là
77,4 năm, sắc tộc chủ yếu là người da trắng 77,1%, hàng năm có khoảng 1 triệu
người nhập cư vào Mỹ.
Trình độ giáo dục cao, số người sử dụng internet là 170 triệu người năm 2003.
Hoa Kỳ có hệ thống cảng biển rất đồ sộ 14.695 cảng vào năm 2001, lãnh thổ
của Hoa Kỳ gồm 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc.

1. Hệ thống chính trị
Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền
phân lập. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng song không được
trái với hiến pháp và pháp luật của liên bang.
Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dưới một hệ thống lưỡng đảng gần như suốt
chiều dài lịch sử Hoa Kỳ. Đối với các chức vụ được đưa ra bầu cử ở các cấp,
bầu cử sơ bộ do tiểu bang đảm trách sẽ được tổ chức để chọn ra các ứng cử viên
của từng đảng chính yếu để chuẩn bị cho tổng tuyển cử sau đó. Từ lần tổng
tuyển cử năm 1856, hai đảng có ảnh hưởng chi phối là Đảng Dân chủ được
thành lập năm 1824 và Đảng Cộng hòa thành lập năm 1854.
2. Cơ chế hoạch định chính sách thương mại
Hiến pháp của Hoa Kỳ quy định quốc hội có quyền quản lý ngoại thương và
quy định thuế nhập khẩu. Song quốc hội uỷ quyền quyền này cho các cơ quan
hành pháp thực hiện và những cơ quan này phải có trách nhiệm báo cáo và tham
vấn thường xuyên với các uỷ ban của quốc hội và các nhóm cố vấn của khu vực
tư nhân.
· Quốc hội liên bang: Có vai trò ban hành và giám sát luật, tất cả các hoạt động
ngoại thương của Hoa Kỳ đều do quốc hội ban hành, các hiệp định song phương
hoặc đa phương do chính quyền ký kết đều phải được quốc hội thông qua mới
có hiệu lực thi hành.
· Chính quyền liên bang: Đứng đầu là tổng thống, giúp việc cho tổng thống có
một hệ thống các uỷ ban chuyên trách về các vấn đề, các vấn đề thương mại có
uỷ ban chính sách thơng mại, có chức năng giúp cho tổng thống các vấn đề
thương mại.
· Đại diện thương mại: Đại diện thương mại là các thành viên nội các, mang
hàm đại sứ có nhiệm vụ: xây dựng và điều phối, cố vấn, đàm phán thương mại,
phối hợp chính sách thương mại với các cơ quan khác, là phát ngôn viên của
tổng thống về thương mại quốc tế, báo cáo các vấn đề liên quan tới hoạt động
thương mại với tổng thống.
· Bộ thương mại bao gồm các cơ quan quản lý thương mại quốc tế và cục quản

lý xuất khẩu. Cơ quan quản lý thương mại quốc tế thực thi các luật chống phá
giá, chống trợ giá, theo d‚i việc tuân thủ các hiệp định thương mại mà Hoa Kỳ
là một thành viên tham gia.
· Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ là một cơ quan độc lập như toà án thực
hiện các công việc nghiên cứu, báo cáo, điều tra và khuyến nghị lên tổng thống
nhiều vấn đề liên quan đến chính sách thương mại.
· Uỷ ban cố vấn tư nhân hoặc chính phủ chuyên cố vấn cho tổng thống các vấn
đề có liên quan nhằm bảo vệ lợi ích cho quốc gia.
3. Một số nét lớn về kinh tế
· Kinh tế Hoa Kỳ có quy mô lớn nhất thế giới, tới 15.640 tỉUSD trong năm
2012.Đây là một nền kinh tế hỗn hợp, nơi mà các công ty, các tập đoàn lớn và
các công ty tư nhân là những thành phần chính của nền kinh tế vi mô, ảnh
hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Hoa Kỳ. Kinh tế Hoa Kỳ cũng duy trì được
năng suất lao động cao, GDP bình quân đầu người cao, khoảng 47.000
USD( 2012)
· Theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tháng 4/2013 đã giảm 0,4% so với
tháng 3, chủ yếu là nhờ giá xăng dầu giảm mạnh tới 8,1%. Đây cũng là mức
giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2008, so với cùng kỳ năm ngoái, CPI của Mỹ
trong tháng 4 chỉ tăng 1,1%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu giữ lạm phát ở mức
2% của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed)
· Cơ cấu nền kinh tế: Hiên nay có tới 80% GDP được tạo ra từ ngành dịch vụ,
công nghiệp chiếm 18% và nông nghiệp chỉ chiếm 2%, trong tương lai tỷ trọng
ngành dịch vụ sẽ còn tiếp tục tăng. Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai trò chi phối
thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin
học, bưu điện, Các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa mỳ, ngô,hoa quả, bông,
thịt bò, lâm sản, sản phẩm sữa, cá.
· Xuất khẩu - các mặt hàng xuất khẩu: sản phẩm nông nghiệp 9.2%, hỗ trợ công
nghiệp 26.8%, hàng hóa (transistors, máy bay, các bộ phận của môtô, máy tính,
thiết bị viễn thông) 49.0%, hàng tiêu dùng (xe ô tô, y khoa) 15.0% (2003).
· Nhập khẩu - các mặt hàng nhập khẩu:sản phẩm nông nghiệp 4.9%, hỗ trợ công

nghiệp 32.9% (dầu thô 8.2%), hàng hóa 30.4% (máy tính, thiết bị viễn thông,
các bộ phận xe motor, máy văn phòng, thiết bị điện), hàng tiêu dùng 31.8% (xe
ô tô, quần áo, y khoa, đồ đạc, đồ chơi) (2003)
· Các bạn hàng chính của Hoa Kỳ là các nước WTO, NAFTA và một số nước
có ký hiệp định song phương với Mỹ. Việt Nam là một trong những nước đã ký
hiệp định thương mại với Mỹ.
· Cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở nước này, Hoa Kỳ sẽ mất ngôi vị nền kinh
tế số 1 hành tinh trong vòng 20-30 năm nữa. Cùng với cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, sự sụp đổ của USD - “ngoại tệ vua”. Cứ mỗi ngày trôi qua, đồng
tiền màu xanh lá này mất dần vị thế như một loại tiền tệ được sử dụng chính
trong các hoạt động giao dịch toàn cầu, cũng như vai trò là ngoại tệ dự trữ của
thế giới. Tỷ lệ các danh mục đầu tư có liên quan đến USD của các ngân hàng
trung ương trên thế giới đang giảm dần, từ 70% xuống còn 66% cách nay hơn 2
năm và hiện nay là 61,1%. Thay vào đó, các ngân hàng trung ương và nhà đầu
tư đang nhắm đến các loại tài sản dự trữ khác như vàng hoặc hàng hóa. Các nhà
phân tích của Money Morning đưa ra một danh sách các ứng viên có thể soán
ngôi USD, gồm SDR - quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),
vàng, dầu mỏ và các loại ngoại tệ khác.
4. Luật lệ thương mại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ có hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp ngoài hệ thống pháp luật chung
của liên bang, mỗi bang của Hoa Kỳ đều có những luật lệ riêng của từng bang.
Trong đó liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu tại nước này có hai bộ luật quan
trọng là: luật thuế chống trợ giá và luật thuế chống phá giá.
a. Luật thuế chống trợ giá
Mục đích của luật thuế chống trợ giá là tiêu diệt lợi thế cạnh tranh không bình
đẳng của những sản phẩm nước ngoài được chính phủ nước ngoài trợ giá nhập
khẩu vào Hoa Kỳ. Mức thuế chống trợ giá được áp bằng đúng mức trợ giá.
Thuế này được áp dụng khi có đủ hai điều kiện:
· Thứ nhất, Bộ thương mại Hoa Kỳ phải xác định được sản phẩm nhập khẩu
được trợ giá trực tiếp hay gián tiếp cho các yếu tố đầu vào của sản xuất.

· Thứ hai, Uỷ ban thương mại quốc tế phải xác định hàng nhập khẩu đó gây
thiệt hại vật chất hoặc đe doạ thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành
công nghiệp đó tại Hoa Kỳ. Việc điều tra luật chống trợ giá thường được tiến
hành khi có đơn khiếu kiện của các ngành sản xuất trong nước lên bộ thương
mại hoặc uỷ ban thương mại quốc tế.
b. Luật thuế chống phá giá
Luật này được áp dụng rộng hơn luật chống trợ giá, thuế chống phá giá được áp
dụng khi hàng hoá nhập khẩu nước ngoài được bán phá giá vào thị trường Hoa
Kỳ hoặc sẽ bán phá giá vào thị trờng Hoa Kỳ với “giá thấp hơn giá thông
thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá của hàng hoá nhập khẩu
vào Hoa Kỳ thấp hơn giá của hàng hoá đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ ba
thay thế thích hợp ( trong trường hợp nền kinh tế phi thị trường).
Thuế chống phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện:
· Thứ nhất, bộ thương mại Hoa Kỳ phải xác định hàng hoá nước ngoài đang
được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ.
· Thứ hai, Uỷ ban thương mại quốc tế phải xác định hàng nhập khẩu được bán
phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe doạ gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn
cản sự hình thành ngành công nghiệp đó tại Hoa Kỳ.Thủ tục điều tra chống bán
phá giá cũng được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của một ngành công nghiệp
hoặc do bộ thương mại khởi xướng.
Thuế chống phá giá được áp bằng mức chênh lệch giữa “giá bình thường” và
giá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Bộ thương mại Hoa Kỳ sẽ xác định giá
bình thường của hàng hoá nhập khẩu theo ba cách, thứ tự uư tiên là giá của
hàng hoá đó tại nước xuất xứ, giá của hàng hoá đó tại thi trường thứ ba, và “giá
trị tính toán” bằng tổng chi phí cộng lợi nhuận,tiền hoa hồng bán hàng và các
chi phi hành chính khác, nếu nước xuất xứ bị coi là phi thị trường thì những số
liệu về chi phí sẽ được thu thập ở một nước thứ ba thay thế để xác định giá tính
toán.
Nếu từ hai nước trở lên bị kiện phá giá hoặc trợ giá, luật yêu cầu Uỷ ban thương
mại quốc tế đánh giá luỹ tích số lượng và ảnh hưởng cuả hàng nhập khẩu tương

tự từ các nước bị kiện nếu chúng cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự
của Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ, nếu hàng nhập khẩu được coi là không
đáng kể (thường là nhỏ hơn 3% tổng giá trị của sản phẩm bị điều tra) việc điều
tra trước đó sẽ được dừng lại. Luật chống phá giá còn cho phép Hoa Kỳ được
khiếu kiện bán phá giá ở nước thứ ba.
5. Những quy định khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ
Luật an ninh y tế và sẵn sàng đối phó với khủng bố sinh học năm 2002 của Hoa
Kỳ gọi tắt là luật chống khủng bố sinh học do tổng thống Hoa Ký ký 12/6/2002
đã chỉ định bộ trưởng bộ y tế và dịch vụ nhân dân tiến hành các biện pháp cần
thiết để đối phó với nguy cơ khủng bố nhằm vào nguồn thực phẩm cho Hoa Kỳ.
Trong luật này có quy định r‚ ai là người phải đăng ký, những cơ sở nào phải
đăng ký, những cơ sở nào không phải đăng ký, khi nào phải đăng ký và những
thủ tục phải làm khi thay đổi nội dung đăng ký, thay đổi chủ sở hữu, ngoài ra
còn quy định các hình phạt nếu các cơ sở vi phạm luật.
6. Một số hội chợ tại Hoa Kỳ
Để thâm nhập thị trường Hoa Kỳ trước hết cần phải làm thế nào cho người dân
Hoa Kỳ biết về các sản phẩm của Việt Nam vì vậy chào hàng tại các hội chợ là
một vấn đề quan trọng. Hàng năm có hàng nghìn hội chợ được tổ chức ở Hoa
Kỳ, những hội chợ này đã tồn tại nhiều năm và đựơc tổ chức hàng năm với
những quy mô to nhỏ khác nhau. Những công ty muốn trưng bày hàng hoá của
mình thường phải đăng ký trước nhiều năm vì những nhà sản xuất khác có thói
quen hàng năm đến kỳ hội chợ là họ mang hàng của họ đến trưng bày. Dưới đây
là một số hội chợ lớn tại Hoa Kỳ có ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu của
Việt Nam:
· Hội chợ quốc tế hàng may mặc tại Las Vegas: đây là hội chợ lớn nhất Hoa Kỳ
về hàng may mặc và các phụ kiện may mặc, hội chợ này được tổ chức hai lần
trong một năm vào tháng 2 và tháng 8.
· Hội chợ quốc tế về giầy dép tại Las Vegas: Đây là hội chợ lớn nhất tại Hoa Kỳ
về giầy dép, túi, cặp, đồ đựng hành lý do hiệp hội giầy dép thế giới tổ chức mỗi
năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8.

· Hội chợ giầy thời trang New York do hiệp hội giầy thời trang New York tổ
chức mỗi năm 4 lần vào các tháng 2, 6, 8, 12.
· Hội chợ quà tặng tại San Francisco mỗi năm được tổ chức 2 lần vào tháng 2,
tháng 7 hoặc 8.
· Hội chợ quốc tế về thủy sản tại Boston: Đây là hội chợ lớn nhất tại Hoa Kỳ về
thủy sản đông lạnh, chế biến và thiết bị ngành thuỷ sản.
· Hội chợ quốc tế về thủy sản tại bờ Tây được tổ chức tại Long Beach , Los
Angeles vào tháng 11 hàng năm.
· Hội chợ quốc tế về đồ gia dụng trong nhà: Được tổ chức hai lần một năm tại
thành phố High Point, bang Bắc Carolina.
· Hội chợ quốc tế về đồ gỗ và các vật dụng ngoài trời tại thành phố Chicago vào
tháng 9 hàng năm.
· Hội chợ quốc tế về đồ nội thất và trang trí trong nhà sẽ được tổ chức vào
tháng7 hàng năm.
7. Văn hóa
Mỹ được coi là đất nước của những cư dân nhập cư "a nation of immigrants".
Hầu hết những người nhập cư có nguồn gốc xa xưa từ châu Âu và đã xây dựng
nên xã hội Mỹ như ngày nay, họ vẫn chiếm số đông từ đó đến nay. Tuy nhiên số
lượng các dân tộc và quốc gia ở Mỹ rất nhiều và mỗi thành phố thì tỉ lệ đó lại
chia ra khác nhau.
· Người Việt Nam tại Mỹ khoảng 2.200.000 người (2012) chiếm gần một nửa
tổng số hơn 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn, học tập tại hơn 100
quốc gia. Người Việt có mặt ở khắp các bang và vùng lãnh thổ nước Mỹ, đại bộ
phận tập trung ở 20 khu vực thuộc 10 bang, đông nhất là hai bang: California
(40%) và Texas (12%).
· Tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi thứ 7 ở Mỹ; cùng với các thứ
tiếng Hoa, Nhật, Hàn và Tagalog của Philippines, tiếng Việt đã được sử dụng
(bên cạnh tiếng Anh) trong các cuộc bầu cử ở các bang Alaska, California,
Hawaii, Illinois, New York, Texas và Washington. Hiện có khoảng 80% người
gốc Việt đã vào quốc tịch Mỹ.

Một số đặc trưng trong văn hóa của Mỹ:
- Người Mỹ tin rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và có quyền ngang nhau
trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều được đối xử công bằng và với mức độ
tôn trọng như nhau. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của triết
học Mỹ.Mỗi người là một cá nhân tự do. Người Mỹ không tin vào những lí
tưởng hoặc phong cách chung. Cá nhân và những biểu tượng cá nhân thường
được tôn kính và khuyến khích.
Ø Tính cá nhân: Trên hết, người Mỹ tự hào về tính cá nhân và sự khác biệt. Mặc
dù có quan hệ chặt chẽ với gia đình và cộng đồng, song tính cá nhân và nhân
quyền là điều quan trọng nhất với họ. Điều này nghe có vẻ giống thái độ ích kỉ
nhưng chính nó lại khiến cho người Mỹ thành thật, biết tôn trọng các cá nhân
khác và đảm bảo quyền bình đẳng con người.
Ø Tính tự lập: Liên quan sự tôn trọng cá nhân, đề cao tính độc lập và tự lập là
một nét tiêu biểu của người Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy để tự
đứng trên đôi chân của mình – tức là biết tự lập. Đa phần sinh viên Mỹ tự chọn
lớp học, ngành học cho mình, tự chi trả một phần hay toàn bộ học phí, tự tìm
việc, tự lên kế hoạch hôn nhân cho bản thân, thay vì ỷ lại vì gia đình.
Ø Sự năng động: Hoa Kỳ là mảnh đất năng động, luôn luôn chuyển động và
biến đổi. Nếu bạn là người quen với nhịp điệu chậm rãi, bạn sẽ cảm thấy chóng
mặt với nhịp độ này. Còn ngược lại, bạn sẽ thấy hứng thú.
- Sự cạnh tranh tạo ra những con người tốt nhất và công việc tốt nhất. Cạnh
tranh chính là một nguyên tắc trong triết học Mỹ: "Chỉ có những sinh vật nào
khoẻ nhất, tốt nhất mới có thể tồn tại sau cuộc cạnh tranh sinh tồn".Chỉ có bạn
mới là người quyết định cuộc sống của bạn sẽ như thế nào và tương lai của bạn
ra sao. Người Mỹ thường không tin vào sự may rủi hoặc số phận. Họ rất tự hào
về những thành tựu cá nhân đạt được. Sự thay đổi là một điều cần thiết và tốt
đẹp. Nó sẽ mang lại sự tiến bộ và cải tiến.
Ø Coi trọng thành tựu: Người Mỹ rất coi trọng thành tích. Họ thích thể hiện với
người khác những kĩ năng của mình, ví dụ thông qua việc trưng bày những số
liệu, hình ảnh thể hiện thành tựu trong công việc kinh doanh tại văn phòng hay

trưng bày các phần thưởng trong các hoạt động thể thao tại nhà. Đôi khi, sách
báo và các bộ phim không được đánh giá cao trên chất lượng, mà dựa vào số
lượng bán ra và lợi nhuận thu được. Tại các trường Đại học, mọi người chú
trọng vào thành quả đạt được, vào số điểm.
Ø Sự cạnh tranh và hợp tác: Người Mỹ đánh giá cao các thành quả mà họ đạt
được, vì vậy, họ thường cạnh tranh với nhau. Bạn có thể thấy sự cạnh tranh vừa
thân thiện nhưng cũng vừa ganh đua ở khắp mọi nơi. Ngay cả phong cách nói
đùa cùng với phản ứng nhanh và hóm hỉnh của người Mỹ cũng là hình thức ẩn
dụ của sự cạnh tranh. Người Mỹ cũng có tinh thần làm việc nhóm và hợp tác
với người khác để đạt được mục tiêu.
- Truyền thống cũ thường không được đánh giá cao ở Mỹ như các nước
khác.Điều tốt nhất ở Mỹ là thành thực và thẳng thắn. Trong các nền văn hóa
khác, người ta thường cho rằng nói quá thẳng hoặc thật về một vấn đề nào đó là
bất nhã, tuy nhiên người Mỹ lại thích cởi mở, thẳng thắn, thậm chí đưa ra những
ý kiến trái ngược và cả những tin tức xấu.Khi ra quyết định lý quan trọng hơn
tình.
Ø Sự thẳng thắn: Thật thà và thẳng thắng đối với người Mỹ còn quan trọng hơn
việc giữ thể diện. Đôi khi họ có vẻ kém khéo léo khi đưa ra những vấn đề còn
gây tranh cãi, khiến bạn cảm thấy lúng túng hoặc thậm chí là bị xúc phạm.
Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề, và không tốn nhiều thời gian cho việc
chuẩn bị hình thức. Sự thẳng thắng khuyến khích người Mỹ tự thảo luận các bất
đồng và giải tỏa mâu thuẫn thay vì nhờ đến sự can thiệp của người thứ ba. Bạn
không nên nhầm lẫn giữa sự thẳng thắn này với sự thô lỗ.
Ø Người Mỹ coi trọng thời gian: Việc đúng giờ luôn được đánh giá cao trong xã
hội Mỹ. Người Mỹ sắp xếp các cuộc sống bản thân theo một thời gian biểu. Họ
luôn đúng giờ các cuộc hẹn. Đối với sinh viên quốc tế, sinh viên Mỹ dường như
luôn vội vàng và điều đó khiến họ có vẻ lỗ mãng. Nhưng người Mỹ luôn đạt
hiệu quả cao trong công việc nhờ sự vội vàng này.
Ø Phong thái thoải mái: Người Mỹ thích ăn mặc và giải trí và đối xử với nhau
với một phong cách thoải mái ngay cả khi giữa họ có sự khác biệt về tuổi tác

hay địa vị xã hội. Sinh viên gọi thầy, cô bằng tên và ngược lại. Sinh viên quốc
tế có thể coi hành động này như một sự vô lễ, thậm chí là thô lỗ nhưng đây là
một phần của văn hóa Mỹ. Mặc dù cũng có nhiều khi người Mỹ coi trọng truyền
thống, song nhìn chung họ cũng không quan tâm nhiều đến các lễ nghi xã hội.
- Thời gian rỗi của họ: Người Mỹ thường có ít thời gian rỗi so với những người
ở một số nước khác, nhưng họ đánh giá cao những gì họ có. Họ thường rất quý
trọng thời gian dành cho mình, cho gia đình hoặc cho cộng đồng. Tất cả các
ngày nghỉ cuối tuần và các kỳ nghỉ thường đầy ắp các hoạt động - Các hoạt
động ngoại khóa. Chính phủ Mỹ thường bảo tồn một phần lớn các khu đất để
cho các công dân Mỹ hưởng thụ và vui chơi. Người Mỹ thường rất thích các
hoạt động ngoài trời hàng năm. Các hoạt động phổ biến tùy theo từng vùng,
từng bang như chèo thuyền, leo núi, đi bộ đường dài, cắm trại và trượt tuyết.
- Các hoạt động thể thao: Mỹ thường có số vận động viên chuyên nghiệp tham
gia vào các hoạt động thể thao chuyên nghiệp nhiều hơn so với các nước khác
gấp nhiều lần. Mỹ rất thích xem các buổi tường thuật thể thao, trên diễn đàn
hoặc trên vô tuyến. Họ cũng rất thích tham gia và chơi thể thao, có vô số các đội
chơi thể thao nhiều độ tuổi và ở nhiều mức kỹ năng khác nhau.
III. Phân tích SWOT
3.1. Phân tích SWOT
S
- Sản phẩm: có chất lượng cao, độ bền cao, thời gian lão hoá cao.
- Sản phẩm của Bitis rất đa dạng và phong phú có thể phục vụ nhu cầu cho mọi
lứa tuổi, mọi tầng lóp.
- Bên cạnh đó Bitis lại có một hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước rất
thuận lợi cho việc mua hàng hóa.
- Hơn nữa Biti’s thường xuyên quan tâm tới vấn đề truyền thông và xúc
tiến.Các chiến lược truyền thông được chú ý đầu tư, có chiến lược và bài bản đã
mang lịa cho Biti’s nhiều thành công.
- Công ty đầu tiên trong ngành giầy dép đầu tư hệ thống dây truyền công nghệ
từ Đài Loan, là doanh nghiệp đầu tiên tung ra thị trường loại sản phấm giầy dép

có chất lượng cao.
- Bitis có 1 lượng khách hàng lớn.
- Một tập đoàn đa ngành
- Chiến lược maketing linh hoạt.
· Chiến lược phủ đầy , dầy , xa
· Chính sách một giá
· Chiến lược nguồn nhân lực bền vững
· Nghiên cứu tìm ra "ngách" thị trường: ngách thị trường mà BITI' S phát hiện ở
hai điểm: vị trí địa lý và sản phẩm - công nghệ
· " Chiến lược vết dầu loang"
· Đăng ký và bảo hộ thương hiệu kịp thời
· Maketing thương hiệu.
· Dịch vụ chăm sóc khách hàng
· Maketing hình ảnh
- Biti’shướng tới tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề
W
- Giá cả cũng là một phần điếm yếu của Biti’s. Tuy giá cao là do sản phâm được
sản xuất với chất liệu tốt tạo ra sản phấm có chất lượng cao nhưng nó lại trở
thành điểm mà các đối thủ khác khai thác để cạnh tranh.
- Đội ngũ nhân công giá rẻ nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn tại công ty
chưa cao.
- Khâuthiết kế và tìm đầu ra cho sản phẩm yếu, các sản phẩm của Biti’s chưa có
sự sáng tạo, đột phá về kiểu dáng, Biti’s chưa nhanh nhạy trong việc năm bắt
các nhu cầu của thị trường. Hầu hết sản phẩm còn đơn giản, màu sắc chưa
phong phú và trẻ trung chưa đáp ứng được nhu cầu của giới trẻ.
- Sau nhiều năm chiếm lĩnh thị trường trong nước do có một số rắc rối trong
kênh phân phổi nên Bitis đã để mất dần thị phần, số lượngcác cửa hàng, đại lý
đang bị thu hẹp. Một phần cũng là do Biti’s không chú trọng đến thị trường
trong nước mà chỉ chủ ý tới việc xuất khẩu. Đây cũng là đặc điểm chung của
các doanh nghiệp sản xuất giầy dép Việt Nam.

- Một điểm yếu nữa của Biti’s cũng như của các doanh nghiệp lớn trong nước là
sự thụ động về nguồn nguyên phụ liệu, tỷ lệ nội địa hoá trên mỗi sản phẩm chỉ
đạt 20-30%, do đó DN không thể linh hoạt thay đối mẫu mã, kiểu dáng làm cho
các sản phấm thường có giá cao, mẫu mã không phong phú
- Đối với việc thâm nhập thị trường mới có nhiều bất ngờ, dễ gặp sai lầm, bị ép
giá trong mua bán.
- Khối lượng mặt hàng phải lớn để có thể bù đắp được chi phí giao dịch như:
thủ tục hải quan, thuế, điều tra thị trường…
O
- Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết tạo ra một hành lang
pháp lý để điều tiết mọi hoạt động thương mại giữa hai quốc gia, phát triển hoạt
động buôn bán mậu dịch song phương giữa hai nước. Đây là cơ hội cho các
doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ .
- Mỹ một thị truờng tiềm năng lớn về giầy dép với nhu cầu đa dạng về mẫu mã,
chủng loại, chất lượng…. bên cạnh đó Mỹ cũng là nuớc nhập khẩu lớn về giầy
dép.
- Mặt hàng giày dép Việt Nam cũng đang có nhiều cơ hội do các nhà nhập khẩu
Mỹ tìm thêm các nguồn cung cấp khác để không bị phụ thuộc vào Trung Quốc
vốn đang chiếm thị phần quá lớn về giày dép nhập khẩu của nước này. Tốc độ
tăng trưởng khá nhanh của xuất khẩu giày dép Việt Nam vào Mỹ trong một hai
năm gần đây cho thấy cơ hội khá lớn cho các doanh nghiệp đối với thị trường
này.
- Ở thời điểm này, ngành da giày của Việt Nam đã "ghi tên” mình vào trong top
10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da giày. Riêng xuất khẩu vào thị trường
châu Âu, da giày Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc….đây đuợc xem là
cơ hội lớn cho thị trường giầy dép Việt Nam , vừa quảng bá đuợc thuơng hiệu ,
vừa có đuợc uy tín trên truờng quốc tế .
- Người tiêu dùng tại Mỹ không khó tính như Nhật Bản và Tây Âu, lượng Việt
kiều sinh sống ở Hoa Kỳ rất lớn đây là điểm thuận lợi cho DN xuất khẩu giày
dép Việt Nam.

- Thực tế tại Hoa Kỳ, những sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động như may mặc,
giày dép, đồ gỗ, đồ chơi…do chi phí nhân công cao nên các ngành công nghiệp
này không thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu và hầu như không còn tồn
tại. Các công ty Hoa Kỳ từ lâu đã có chiến lược nhượng khâu sản xuất cho nước
ngoài. Chính vì thế các mặt hàng mà Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh xuất
khẩu nhờ lao động rẻ thì Hoa Kỳ nhập khẩu rất lớn và tăng đều.
T
- Việc tự do hóa thuơng mại và đầu tư trên thế giới , cũng như cãi cách về chính
sách và cơ chế quản lý xuất khẩu ngày càng đuợc nới lỏng.Dẫn đến việc xuất
khẩu giầy dép trong thời gian tới chắc chắn sẽ đương đầu với thử thách và cạnh
tranh quyết liệt trên thị truờng Mỹ.
- Thị truờng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam nói chung và của Công ty Biti’s
nói riêng đang đứng trước một đối thủ cạnh tranh khá lớn đó là Trung Quốc, khi
mà xã hội ngày càng hội nhập, mức ảnh huởng của Trung Quốc trên thị trường
giầy dép ngày càng lớn mạnh.
- Những rào cản trong pháp luật và các kỹ thuật đối với thương mại. Hoa Kỳ
được nói là quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật
đối với thương mại. Liên tiếp trong những năm gần đây, các DN Việt Nam
thường gặp khó khăn về tiêu chuẩn lao động và môi trường khi xuất khẩu hàng
hóa sang Hoa Kỳ; các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá; hàng rào kỹ
thuật và an toàn thực phẩm …Hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ tuy đã có
MFN nhưng không có ưu đãi GSP, ưu đãi đơn phương của Hoa Kỳ cho một số
nước.
3.2. Kết hợp các S – W – O – T
3.2.1. Kết hợp S – O
· Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm giày dép nhằm hướng tới một lực
lượng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm
có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn như Bất động sản, tài chính.
· Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thoả mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng
khác nhau.

· Củng cố, xây dựng và phát triển hệ thống các thương hiệu mạnh của Biti’s
nhằm mở rộng
· thị phần tại các thị trường hiện có và thị trường mới (thị trường quốc tế).
· Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển, sử dụng công nghệ và kỹ
thuật hiện đại để cho ra đời các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu tiêu
chuẩn trong nước và quốc tế.
3.2.2. Kết hợp S – T
· Tận dụng thương hiệu mạnh và có truyền thống lâu đời trên thị trường cũng
như mạng lưới phân phối rộng khắp nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường
mà Biti’s có thị phần chưa cao, đặc biệt là thị trường quốc tế.
· Xây dựng quan hệ tốt với nhà cung cấp nhằm chủ động về giá, chất lượng và
lượng cung cấp nguyên liệu.
· Cùng chính phủ đẩy mạnh hoạt động marketing, kêu gọi người nước ngoài
dùng hàng Việt Nam.
· Tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới nhằm ổn định giá trị thị trường xuất
khẩu giày dép.
3.2.3. Kết hợp O – W
· Tận dụng ưu đãi của chính phủ đối với ngành giày dép (cung cấp nguyên liệu
đầu vào) và giá nguyên liệu cao su giảm (lộ trình WTO) để chủ động hơn về giá
và nguồn nguyên liệu, ổn định thị trường đầu vào.
· Tận dụng thị trường còn khá lớn để phát triển thị phần giày dép,đặc biệt là thị
trường quốc tế.
· Nâng cao hình ảnh về chất lượng sản phẩm, đặc biệt đối với thị trường giày
dép khi mà có một số nhà cung cấp đang làm mất lòng tin với khách hàng về
chất lượng sản phẩm giày dép của mình (giày có chất độc hại tại Trung Quốc).
3.2.4. Kết hợp W – T
· Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nhà cung cấp để chủ động nguyên liệu đầu vào.
3.3. Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ
“Tránh mạnh - đánh yếu”, đó là kế sách mà Bid’s dùng để thâm nhập vào thị
trường Mỹ, cốt l‚i kế sách này là khi đối phương đang mạnh nên tránh tấn công

trực diện, tránh chỗ mạnh đánh vào chỗ yếu, lấy công làm thủ để lấy lại ưu thế
cho mình.
a. Tránh mạnh:
Nếu như Mỹ xâm nhập thị trường giày dép Việt Nam bằng sản phẩm chất lượng
cao thì Biti’s cần tung ra chiêu táo bạo hơn, đó là chinh phục thị trường của đối
thủ bằng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, nó vừa cao hơn
giá cả giày dép của Trung Quốc nhưng đồng thời lại rẻ hơn các sản phẩm có
thương hiệu nổi tiếng như Adidas và Nike. Đây là điều mà Mỹ không thể ngờ
đến.
Đang mất dần ưu thế trên thị trường Việt Nam, Mỹ buộc phải nới lỏng sự khống
chế của mình tại Việt Nam và tập trung hơn vào việc đáp ứng nhu cầu trong
nước mà mình đã bỏ ngỏ. Điều này tạo cho các doanh nghiệp giày dép Việt
Nam vừa có cơ hội làm chủ sân nhà, đồng thời tự tin phản kích ngay trên sân
của đối phương.
b. Đánh yếu:
Điếm yếu chung của ngành da giày Việt Nam là khan hiếm về nguyên liệu,
thiếu đội ngũ thiết kế nên đã buộc phải nhường sân nhà cho đối thủ Mỹ. Biết
rằng mình không đủ sức đương đầu chống chọi, công ty Biti’s đã nghiên cứu
tìm ra chỗ trống tại thị trường Mỹ, xây dựng hạ tầng tại Lào Cai để thu mua
nguyên liệu, tạo ra sản phẩm chất lượng cao và đã chinh phục được thị trường
vùng Mỹ này. Điều đó đã buộc phía Mỹ phải nhìn nhận lại chiến lược kinh
doanh của mình và quay về bảo vệ thị trường cũ, giảm bớt áp lực cạnh tranh tại
thị trường nước ta.
IV. Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích SWOT tại công ty BITI’s để chuẩn bị cho
việc đầu tư kinh doanh sản phẩm giày dép tại thị trường Mỹ. Chúng tôi đưa ra
một số kết luận sau:
Hội nhập kinh tế là một xu thế khách quan trong quan hệ kinh tế quốc tế, quá
trình này tác động đến tất cả các nền kinh tế. Việt Nam đã chủ động và tích cực
tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế không chỉ đem lại cơ hội không mà còn đem lại nhiều thách thức
không nhỏ đến các doanh nghiệp.

×