Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Can thiệp thay đổi nhận thức về bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.77 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---000---

KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE TAI:

CAN THIEP THAY BOI NHAN THUC VE
BAO LUC HOC DUONG CHO HOC SINH
TRUNG

HOC CO SO

Giáo viên hướng dẫn

: Th.s Phạm Gia Cường

Sinh viên thực hiện

: Trinh Ha My

Mã sinh viên

: A11210

Chuyén nganh

: Công tác xã hội

HÀ NỌI - 2011




LỜI CÁM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thạc sĩ Phạm Gia Cường, người đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt q trình nghiên cứu, hồn thành và bảo vệ khóa luận này.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Công tác xã hội
~ trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
rèn luyện tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các giáo viên và các em học sinh trường THCS Phan
Dinh Gidt - quận Thanh Xuân; THCS Hoàng Liệt - quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã giúp đỡ
tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2011
Sinh viên

Trịnh Hà My


MỤC LỤC
Trang

Phan 1: MO DAU
1. Ly do chon dé tai
1.1. Bạo lực học đường trên thế giới
1.2. Bạo lực học đường ở Việt Nam
1.3. Nhận thức về bạo lực học đường

2. Mục đích nghiên cứu
3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

5. Phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu

Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.3.1. Khái niệm về bạo lực và nhận thức về bạo lực học đường
1.3.1. Khái niệm bạo lực và nhận thức về bạo lực học đường
1.3.2. Các hình thức của bạo lực học đường
1.3.3. Một số yếu tố tác động đến bạo lực học đường

10

1.3.4. Một số đặc điểm tâm - sinh lý- xã hội của học sinh THCS
1.4. Lý thuyết vận dụng trong đề tài

15

1.4.1. Thuyết bản năng

15

1.4.2. Thuyết động lực

16

1.4.3. Thuyết hành vi


18

1.4.4 Thuyết tập nhiễm xã hội

19

Chương

2: Thực

trạng

bạo

lực học đường

của

học sinh

13

ở trường


Trung hoc co so
1. Đặc điểm của khách thê nghiên cứu

20


2. Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về bạo lực học đường

21

2.1. Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về những hành vi không phù

21

hợp trong môi trường học đường
2.2. Nhận thức của học sinh trung học cơ sở

về đối tượng và nạn nhân

23

của bạo lực học đường
2.3. Ung xu cua hoc sinh khi tiép xúc với hành vi bao luc

25

2.3.1. Mức độ chấp nhận của học sinh trung học cơ sở về các hành vi bạo

25

lực
2.3.2. Ứng xử của học sinh khi tiếp xúc với bạo lực học đường

26

3. Hành vi bạo lực học đường của học sinh ở truờng trung học cơ sở


28

3.1. Các hành vi bạo lực học đường của học sinh ở trường trung học cơ sở

28

3.2. Mức độ hành vi bạo lực học đường

30

4. Các biện pháp hạn chế bạo lực học đường của Nhà trường

32

5. Thái độ của cha mẹ khi con có hành vi bạo lực học đường

34

Chương 3: Can thiệp thay đổi nhận thức của học sinh trung học cơ sở

về bạo lực học đường
1. Giới thiệu nhóm học sinh được can thiệp

36

2. Can thiệp thay đổi nhận thức của nhóm học sinh

38


2.1. Mục tiêu can thiệp

38

2.2. Nội dung can thiệp

38

2.3. Kế hoạch

38

2.4. Thực hiện

41

2.5. Kết quả

45

Phần 3: KÉT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT
1. Kết luận
2. Đề xuất

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

46
47
49

50


DANH MỤC CÁC BÁNG VA BIEU DO
Trang
Bảng I: Mức độ BL, của nữ sinh trung học phổ thông Đống Đa — Hà Nội

7

Bảng 2: Mức sống của gia đình khách thê

20

Bảng 3: Trình độ bố và mẹ của khách thê

21

Bảng 4: Quan niệm về mức độ chấp nhận các hành vi của học sinh

25

Bang 5: Mối liên hệ giữa mức

26

độ chấp nhận hành vi và việc thực hiện

hành vi
Bảng 6: Ứng xử của học sinh khi hành vi bạo lực diễn ra


26

Bảng 7: Mức độ xảy của các hành vi

29

Bảng 8: Hình thức kỉ luật với các hành vi gay han tinh than

32

Bảng 9: Hình thức kỉ luật với các hành vi gay han thé chat

33

Bảng 10: Cách ứng xử của cha mẹ khi con có hành gây hắn

34

Bảng 11: Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với nữ sinh có HVBL

35

Biểu dé 1: Nhận thức của học sinh về những hành vi không phù hợp trong

22

trường học

Biểu đồ 2: Quan niệm của học sinh THCS về nạn nhân của BLHĐ


23

Biểu đồ 3: Quan niệm của học sinh THCS về đối tượng thực hiện BLHĐ

24

Biểu đồ 4: Thực trạng các hành không phù hợp trong trường học xảy ra tại

29

trường THCS

Hình 1: Động cơ làm tơn thương người khác

16

Hình 2: Mơ hình động cơ gây hắn của Jonh Dollar

17


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TAT
STT

Chữ viết tắt

Chữ cụ thể

1


THCS

Trung hoc co so

2

BLHD

Bao lực học đường

3

HVLC

Hành vi lệch chuân

4

HS

Học sinh

5

THPT

Trung học phô thông

6


HVBL

Hanh vi bao luc

7

BL

Bao luc

8

CTXH

Công tác xã hội


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.

Bao luce học đường trên thế giới
Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên

quan đến BLHĐ. [23]. Nhưng trên thực tế, con số đang đó đang một ngày tăng lên.
Trung bình một ngày các trường học ở Anh xảy ra khoảng 40 vụ gây gỗ buộc
cảnh sát phải can thiệp. Trong năm 2007 cảnh sát nước Anh buộc phải xuất hiện tại

trường học hơn 7.300 lần để xử lý các vụ BL nhưng thực tế con số có thể lên đến
10.000 vụ, do khoảng 1/3 nhân viên cảnh sát quên nhập dữ liệu. [1]

Cịn nước Đức trung bình mỗi ngày các trường học ở nước này xảy ra khoảng
50 vụ gây 26 bude canh sat phai can thiép. Số học sinh bị đuổi hoe do HVBL

tai đất

nước này cũng có chiều hướng gia tăng. Năm 2008, có khoảng 60.000 học sinh tham
gia, tăng 2.500 em so với năm trước. Hơn thế “BL băng đảng” trên đường phố cũng

dang ngắm dẫn vào các trường học. [22]

Ở Hàn Quốc, theo thống kê cũng cho thấy gần 13,2% học sinh nam và 5.8%
học sinh nữ từ lớp 4 đến lớp 12 bị các bạn cùng lớp đánh hoặc bị làm tốn thương. [21]
Nước Mỹ là nước mà BL xảy ra mỗi ngày, trong đó có BLHĐ. Một đặc điểm
khác biệt của BLHĐ

ở nước Mỹ so với các quốc gia khác là những vụ thảm sát bằng

súng. Vụ thảm sát đẫm máu gây chắn động dư luận Mỹ là vụ ngày 16/4/2007 vào lúc 7
giờ 15 phút sáng: một sinh viên đã điên cuồng xả súng giết chết 32 người tại trường
đại học Công nghệ Virginia, sau đó tự sát.
1.2.

Bạo lực học đường ở Việt Nam
Trong bối cảnh tình hình kinh tế hội nhập, văn hóa xã hội của đất nước ta đang

có nhiều những biến dối, những HVLC của học sinh đang có chiều hướng gia tăng
không chỉ là những hành vi vi phạm một số những chuẩn mực đạo đức như: đi học
muộn, nói dối, quay cop bai,... ma con là các HVBL, ăn chơi, nghiện ngập... Điều này
khiến cho các bậc phụ huynh cũng như toàn xã hội hết sức lo lắng.
Sự gia tăng này được thể hiện cụ thể trong số liệu trẻ vị thành niên phạm pháp

hàng năm. Theo thống kê của Viện Kiểm

tội năm

1986 là 3.607 người; năm

sát nhân dân Tối cao trẻ vị thành niên phạm

1996 có 11.726 người. Tệ nạn xã hội trong giới học

đường theo chiều mũi tên di lên: năm 2004 có 600 học sinh sinh viên nghiện ma túy:

năm 2007 tăng gấp đôi (1.234 người). [20]

Hiện tượng BL trong nhà trường giờ đây khơng cịn là vấn đề xa lạ nữa, nó xuất
hiện một cách thường xun hơn. Ơng Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ Công tác học


sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) - cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD-ĐT gửi về Bộ từ năm
2003 đến năm 2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ
luật. [19]
Mức độ BL của các em IS cũng tăng theo dần theo thời gian, bắt đầu từ những
hành động ban dầu như chửi mắng, tát tai dần dần tiến đến túm tóc, đạp đá vào người
nạn nhân một các ngẫu nhiên, rồi cấp độ tàn bạo nâng cao hơn nữa khi nhằm vào
những chỗ dễ tổn thương trên người nạn nhân (mặt, bụng, vùng bụng dưới ...) để dap,
đá và cao điểm là lột áo khốc, rồi lột quần,

lột đồ lót của nạn nhân.

Một điều đáng sợ nữa là, có những học sinh sử dụng hung khí trong khi hành

hung bạn. Vật hành hung có thể là dép, guốc (28%): gây gộc (8%), gạch đá (4%), thậm

chí là dao lam, ống tuyp nước (0,7%). [20]

1.3. Nhận thức về bạo lực học đường
Nhận thức về BL.HĐ của các em học sinh thé hiện qua thái độ, cách ứng xử khi

có BLHD diễn ra.

Về thái độ của những người xung quanh, gần như trong các video quay các
ảnh BLHD ta đều thấy mọi người xung quanh thể hiện một thái độ bàng quan, vô
Đặc biệt những bạn trẻ đứng xung quanh chỉ hò reo, cơ vũ, thậm chí chăm chú
video tung lên mạng mà khơng hè có sự can thiệp, ngăn cản hoặc tìm cách cứu

hình
cảm.
quay
giúp

nạn nhân. Những thái độ này thật đáng lo ngại, nếu không được quan tâm kip thoi sé
dan hinh thanh trong tâm lý các em thói quen thờ ơ trước cái xấu, thậm chí cịn vơ
tình đồng lõa trước cái xấu dang diễn ra quanh mình.
Ở lứa tuổi với những đặc điểm tâm sinh lý rất phức tạp nên các em HS rất dễ bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Thái độ thờ ơ của người lớn, những sản phẩm văn
hóa (phim ảnh, trị chơi điện tử có nhiều tính chất bạo lực) mà các em đang được tiếp

cận vơ hình chung đang dần làm cho các em học sinh có những nhận thức chưa đúng

dan vé BLHD.


Những nhận thức không đúng về BLHĐ của các em HS THCS gây ảnh hưởng
nghiêm trọng dén quá trình giáo dục của nhà trường của gia đình. đến an tồn trật tự

xã hội, đặc biệt là quá trình hình thành nhân cách của các em — những chủ nhân tương

lai của đất nước.

Khi mà những nhận thức về BLHĐ

của các em HS có những sai lệch thì việc

giáo dục đạo đức cho các em để thay đổi nó là rất khó khăn mặc dù vậy việc này là hết
sức cần thiết. Việc thay đổi nhận thức cần phải được thực hiện ngay từ bây giờ nhằm

giúp các em có thái độ và cách nhìn nhận đúng đắn hơn về BLHĐ từ đó góp phần làm

giảm các vụ BLHĐ.


Vi tat cả những lí do trên việc thực hiện đề tài “Can thiệp thay đổi

nhận

thức về bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở” là hết sức cần thiết.

2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng nhận thức của học sinh THCS

về BLHĐ.


Từ đó can thiệp

trực tiếp nhằm thay đổi nhận thức về HV BLHĐ của HS THCS.
3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nhận thức của HS THCS về BLHĐ

như thế nào?

- Nguyên nhân của tình trạng nhận thức về BLHĐ của HS THCS?
- Những biện pháp can thiệp cụ thể nào để thay đổi nhận thức và hành vi của
học sinh THCS theo chiều hướng tích cực?

3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay BLHĐ

ở trường THCS có chiều hướng gia tăng. Nếu nâng cao nhận
thức của học sinh về BLHĐ thì sẽ giảm nguy cơ nảy sinh BLHĐ trong trường THCS.

4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

4.1.

Khách thể nghiên cứu

4.2.

Đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu chính: Học sinh THCS.

Can thiệp thay đơi nhận thức của học sinh THCS về BLHĐ.

5.

Pham vi nghiên cứu

Trong đề tai này tôi chỉ dé cập đến nhận thức và thái độ của các em học sinh
THCS 6 hai khối 8 và khối 9 về các hành vi BLHĐ và những nguyên nhân làm cho
các em có nhận thức như vậy.
Đề tài nghiên cứu tại 2 trường THCS

tại địa bàn Hà Nội là: THCS

Giót — quận Thanh Xuân, THCS Hồng Liệt - quận Hồng Mai.

Phan Đình

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.

Phương pháp nøhiên cứu tài liêu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm có một cái nhìn tổng thể về các cơng
trình nghiên cứu về vấn đề BLHĐ trong và ngồi nước.
Đây là phương pháp thu thập thơng tin nghiên cứu khoa học trên cơ sở nghiên
cứu các văn bản, sách báo, tài liệu, bằng việc phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa...các
tài liệu, các tri thức để xây dựng các khái niệm công cụ của đề tài.
6.2.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thé


- Phương pháp điều tra:
+) Bảng hỏi cá nhân: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài.
Phiêu điêu tra cá nhân được xây dựng bao gồm các câu hỏi đóng và các câu hỏi mở
3


nhằm tìm hiểu về nhận thức của học sinh trung học cơ sở về bạo lực học đường và một
số các yếu tố liên quan như: gia đình và nhà trường.
+) Phỏng vấn sâu: Để hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân
chúng tôi tiến hành phỏng van sâu đối với một số em học sinh nhằm có những số liệu
cu thé về tình hình nhận thức của HS THCS vé BLHD - những nguyên nhân của nhận
thức đó.

- Phương pháp thống kê xã hội học.
- Phương pháp can thiệp trong công tác xã hội: Các kĩ thuật dựa trên liệu pháp
nhận thức được tiễn hành đối với nhóm

HS THCS.

nhỏ nhằm nâng cao nhận thức về BLHĐ

cho


- Chương
1. Tổng quan

1: Cơ sở lý luận của đề tài


tình hình nghiên cứu

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Dựa trên những nghiên cứu thực hiện ở Na Uy, nhà tâm

lý học Dan Olweus

(1993) cho rằng thủ phạm của các vụ gây hắn trong trường học thường có nhu cầu rất
lớn được thê hiện mình là người có khả năng thống trị, là “đàn anh” trong mắt những
dứa trẻ khác. Thường thì thủ phạm có ngoại hình to khỏe hơn những đứa trẻ khác
nhưng lại có kết quả học tập tương đối thấp. Những trẻ này thường xuất thân từ những

gia đình ít có điều kiện vật chất hoặc các gia đình bất ồn, nhiều BL và độc đốn. Ở dó,

những người cha, người mẹ thiếu tình u thương và luôn sử dụng BL đã tác động
mạnh đến suy nghĩ và hành động của con trẻ. Theo Dan Olweus. đơi khi BL do một

nhóm học sinh gây ra. Thường thì nhóm này do một hoặc một vài “thủ lĩnh” đứng dầu.

Ngoài những thủ lĩnh này, các HS khác thường bị lôi kéo, chỉ hành động theo tâm lý
đám đông. Trong khi đó, nạn nhân của BLHĐ thường là một HS khuyết tật hoặc có sự
khác biệt về hình thé (sắc tộc, màu da, cân nặng) hoặc những khác biệt về xã hội (giảu
có, nghèo khó, cha mẹ làm một nghề nghiệp nào đó đặc biệt). Các em HS có xu hướng
sống khép mình, ít bạn bè càng dễ trở thành nạn nhân của nạn BLHDĐ.
Theo một nghiên cứu khác của Adrienne Katz và các đồng nghiệp được thực hiện
ở Anh cơng bố năm 2001, có đến 25% học sinh xuất thân từ các dân tộc thiểu số là nạn

nhân của BLHĐ, so với mức trung bình là 12% - 13%.
Một nghiên cứu do Mottot Florence thực hiện ở châu Âu. đăng trên tạp chí
Sciences Humaines của Pháp (số tháng 2/2008) khẳng định có đến 61% nạn nhân của

BLHĐ có ý định tự tử. Còn theo số liệu của tòa khám nghiệm y lý bang Victoria (Mỹ)
năm

2007, có tới 40%

nạn nhân các vụ tự tử từng là đối tượng của nạn bạo lực học

đường. Đối với một số em, những di chứng của một thời thơ ấu bị bắt nạt cịn kéo dài
cho tới khi trưởng thành. Thậm chí, do nỗi ám ảnh của nạn BLHD, một số nạn nhân
sau này đã trở thành thủ phạm của chính các hành động bạo lực tại trường học.
Theo một nghiên cứu của tiến sĩ Catherine Blaya thuộc Dại học Bordeaux 2 (Pháp),

khoảng 20% - 46% nạn nhân của các vụ BLHĐ đã tái diễn chính những HVBL mà các
em từng phải chịu đựng nhằm vào các nạn nhân khác.

1.2. Tình hình nghiên cứu bạo lực học đường của học sinh tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu về hành vi gây hắn của
thanh thiếu niên trong mơi trường học đường, mặc dù tình trạng BL trong trường học
giữa học sinh với học sinh và học sinh với thầy cơ giáo đã được báo chí phản ánh khá
nhiều. Trong vòng 10 năm trở lại đây (1998 - 2008), có thể kế đến một số đề tài nghiên


cứu, bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề gây hấn trong phạm vi trường học của
học sinh như sau:
1. Nguyễn Phương Thảo, Đặng Bích Thuỷ, Trần Thị Vân Anh - Bạo hành đối với
em gái trong môi trường học đường (2005)
2. Nguyễn Thị Phượng - Tìm hiểu những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội của
học sinh trường PTTH dân lập Dinh Tién Hoang (2006)

3. Hoàng Gia Trang - Ảnh


hưởng của gia đình tới hành vi hung tính của trẻ

(2006)
4. Phạm Mạnh Hà, Hồng Gia Trang - Hung tính ở trẻ em - Tạp chí Tâm lý học,

số 11/2002

5. Hoàng Gia Trang - Hành vi sai lệch chuẩn mực của học sinh tại một số trường

phổ thơng ở Hà Nội (Tạp chí phát triển giáo dục, số 5/2005)

6. Mã Ngọc Thể - Ảnh hưởng của nhóm bạn khơng chính thức đến hành vi phạm
pháp của trẻ vị thành niên (Tạp chí tâm lý học số 8, tháng 8, 2004)

7. Nghiêm Thị Phiến - “Ảnh hưởng của nhóm bạn tới hành vi lệch chuẩn của học

sinh”

8. Nguyễn Thị Hoa - “Hành vi có vẫn đễ của trẻ vị thành niên — những ảnh hưởng
của bố mẹ”

9. Lê Ngọc Dung, Hồ Bá Thông - “Một vài hiện tượng tiêu cực trong thanh niên
hiện nay và công tác giáo dục vận động thanh niên” (Tạp chí tâm lý học 36 8, tháng 8,

2004).
10. Lưu Song Hà - “Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của
trẻ” (NXB Khoa học xã hội, 2008).

Có thể đễ dàng nhận thấy điểm chung của phần lớn các nghiên cứu nêu trên là

nghiên

cứu

HVLC

của thanh

thiếu niên - một

lĩnh vực rộng hơn nhiều

HVBL.

lần so với

Thue té nay trong nghiên cứu cũng phản ánh tình trạng chung trong xã hội
Việt Nam khi mọi người thường quan tâm đến những vụ bạo hành như: thầy cô giáo
đánh đập, làm nhục học sinh, học sinh chém giết nhau... nhưng những sự việc rất nhỏ

như chuyện bạn bè bắt nạt nhau, nói xấu, tung tin đồn, tẩy chay hay cơ lập bạn học cịn

chưa được quan tâm để ý nhiều.

Sự thực, giai đoạn từ nhỏ đến những

năm phổ thơng là những

giai đoạn


quan

trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ. Nếu xã hội nhận thức được điều này, và
giáo dục vị thành niên và thanh niên một cách có hiệu quả thì chúng ta khơng phải lo
lắng về nạn BLHĐ cũng như những vấn nạn xã hội khác như tình trạng bỏ học, chán
học, cứu net, sử dụng ma túy, thuốc lắc, quan hệ tình dục và nạo phá thai ở tuổi VỊ


thanh niên. Vì vậy, nghiên cứu về tình trạng BL của HS và ảnh hưởng của chúng đối
với sự phát triên nhân cách của các em thực sự vẫn còn là mảng trống.
Trong khóa luận tốt nghiệp của Ơng Thị Mai Thương năm 2008 cũng đã đề cập
đến tình trạng BLHĐ, đối tượng cụ thể ở đây là các em HS nữ tại 2 trường THPT
thuộc quận Đống Đa (Hà Nội). Kết quả thu được cho thấy nhiều điều đáng lo ngại.
Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em
có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau với mức độ BL.

Bảng 1: Mức độ BL, của nữ sinh trung học phổ thông Đống Đa ~ Hà Nội

-

MứcđộBL

-

Rất thường xuyên

-

Tỉ lệ %



Thuong xuyén

— Khôngthườngxuyên

_

44.7%
38%

17.3%

-

Khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có

đến 45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”: 30,7% trả lời có thể chấp nhận được:

và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận” HVBL trong nữ sinh.
Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung
đột. như khơng ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lí do tình
cảm (13.3%). Đáng lo ngại là, có những lý do khơng thể hình dung được, ví dụ: người
khác nhờ đánh (20%) và chăng có lý do gì cũng đánh (12%). Cịn phải kế thêm một
yếu tố thúc đây HVBL, đó là sự cơ vũ của bạn bè, trong đó có các nam sinh.
Kết quả khảo này cũng chỉ ra rằng thái độ của cha mẹ khi con cái có HVBL:

41,7% các em nói rằng bị cha mẹ “mang chửi và đánh”; 9.4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ

nhàng”; 6,3% yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có đến 42.6% nói rằng “cha mẹ không
quan tâm đến hành vi đánh nhau của con gái”. [17]

Cũng phải kể đến nghiên cứu mới đây trên 771 HS THPT ở 3 tỉnh thành phó Hà
Nội (THPT Lê Quý Đôn, THPT Ngọc Hồi và Trung tâm giáo dục thường xuyên Thanh
Trì): tại Bắc Ninh (THPT Hàn Thuyên và chuyên Bắc Ninh) và THPT Thái Bình vẻ

nhận thức đối với HVBL

của Trần Thị Minh Đức cùng Hoàng Xuân Dung. Nghiên
cứu đã đưa ra mức độ nhận thức của HS THPT về các HV gây hắn bao gồm cả HV
gây hắn vé tinh than va HV gay han vé thé chat. Két quả của cuộc điều tra cho thấy
mức độ nhận thức về gây hắn của hơn 700 em HS THPT được điều tra là trung bình

yếu, nhìn chung nhận thức về

biểu hiện của HV gây hắn về tỉnh thần của HS còn hạn

chế so với gây hắn về mặt thẻ chất. [5]


1.3.

Các định nghĩa, khái niệm chính được sử dụng trong. đề tài

1.3.1. Khái niệm bạo lực và nhận thức về bạo lực học đường
Trước khi tìm hiểu về khái niệm BLHĐ

ta sẽ tìm hiểu đơi nét về khái niệm

“nhận thức”. Có rất nhiều những quan điểm khác nhau về nhận thức. Và cũng có rất
nhiều tác giả cũng đã dé cập đến van dé này trong các tác phẩm của mình.


Cuốn Từ điển tâm lý học đã nêu ra rằng “ nhận thức là hiểu được một điều gì đó

tiếp thu được những kiến thức về điều nào đó, hiểu biết những quy luật về những hiện
tượng, quá trình nào đó.” [6, trang 553]

Các tác giả Mỹ đồng nhất giữa nhận thức và hiểu biết, trong hiểu biết bao gồm
cảm giác, tri giác, trí nhớ, suy nghĩ, giấc mơ, tưởng tượng, giải quyết vấn đề, xử lý
thông tin....nghĩa là trong nhận thức có hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính. [7. trang 47]
Cịn nhà tâm lý học Nguyễn Quang Uan ciing chi ra khái niệm nhận thức. Ông
cho rang “ nhận thức là một quá trình. Ở con người quá trình nhận thức thường gắn với
mục đích nhất định nên nhận thức của con người là một hoạt động. Đặc trưng nổi bật

nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động này bao
gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khác nhau
(cảm giác, trí giác, tư duy, tưởng tượng,...) và mang lại những sản phẩm khác nhau về
hiện thực khách quan (hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái niệm... .)”. [18]
Nhận thức liên quan chặt chẽ đến sự học. Về bản chất sự học là một quá trình

nhận thức. Học tập là một loại nhận thức đặc biệt của con người. [18, trang 7l]
Như vậy, nhận thức là một quá trình hoạt động tâm lý trải qua nhiều giai đoạn
khác nhau từ thấp đến cao: cảm giác, trì giác, trí nhớ, ít duy,....nhằm phản ánh các

thuộc tính các đặc điểm của các sự vậi, hiện tượng trong cuộc sống tạo ra các sản

phẩm của nó là: biểu tượng, khái niệm,...
đưa ra.

Cũng như khái niệm nhận thức khái niệm về BL cũng có rất nhiều ý kiến được


Các quan điểm về BL trước đây chỉ phần nào thể hiện được nội hàm của
niệm bạo lực. Đó là những hành động mang tính chất chiếm doạt đến người khác.
chỉ giới hạn những hành động làm tồn thương đến thé chất của con người.
Tuy nhiên quan điểm về BL hiện nay khơng chỉ cịn giới hạn đến những
thương về mặt thể chất mà còn giới hạn cả những hành vi gây tổn thương về mat
thần.

khái

tổn
tinh

Trong việc đề cập đến BL người ta cũng sử dụng thuật ngữ “aggression — gây
hấn”. Ngay từ những năm 60 của thế kỉ trước khi mà thuật ngữ này mới được đưa ra
các nhà khoa học đã tranh cãi gay gắt xung quanh khái niệm này.


Theo từ điển Tâm lý học khái niệm “aggression — xâm kích” được giải thích là:

“Hành vi của cá nhân hay tập thể gây thiệt hại về tâm lý hoặc thể chất, thậm chí trừ
diệt người hay nhóm khác. Xâm kích là hình thức phản ứng đáp lại trạng thái bất tiện
về phương diện tâm lý và thể chất, căng thẳng thần kinh, tâm trạng thất vọng. Ngồi ra
xâm kích có thể là phương tiện để đạt được mục tiêu có ý nghĩa nào đó, kế cả việc
nâng cao vị thế nhờ tự khẳng định.” [6]
Trong nghiên cứu về ứng xử của cha mẹ học sinh THPT Tây Thụy Anh, Thái

Thụy, Thái Bình đối với nạn bạo lực học đường tác giá Phạm Thị Hồng Diên cũng đưa

ra khái niệm về BL. Theo tác giả thì BL là “BL là dùng sức mạnh, quyền lực hay các
hành động để cưỡng bức. trấn áp, đc dọa hành hung... làm tổn thương đến thẻ chất tỉnh

thần của người khác mà khơng có sự chap nhận của người đó”. [4]
Báo cáo thường niên 2009 — 2010 về những vấn để tâm lý cần quan tâm của
học sinh — sinh viên các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến nạn BLHĐ hiện nay. Trong
ấn phẩm này các tác giả cũng đưa ra khái niệm về BLHĐ: “ BLHĐ là thuật ngữ để chi
những hành vi bạo lực trong môi trường học đường, hoặc những hành vi bạo lực của
lứa tuổi học đường. Bao gồm trong thuật ngữ này là hàng loạt các hành vi bạo lực với
các mức độ khác nhau, từ không lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến những hành

động thù địch, gây hắn, phá phách, gây tổn thương, thậm chí tổn hại đến người khác”.
(11)

Từ những khái niệm trên tôi đưa ra quan niệm vé BLHD nhw sau: BLHD [a
những hành vi gây tổn thương về mặt thể chất lẫn tinh than trong mơi trường học
đường.
1.3.2. Các hình thức của bạo lực học dường
Có hai hình thức chính của BL, cách phân chia về BL này dựa trên những hâu

qua ma BL gay ra. Dé 1a BL tỉnh thần và BL thể chit.

- BL tỉnh thần là những hành vi gây tồn thương đến tỉnh thần của người bị bạo
luc. BL tinh than bao gồm rất nhiều những biểu hiện: mang mỏ, chửi bới, sỉ nhục, xúc
phạm.

bôi nhọ, nói xấu, đe doa,...BL

tinh thần là dạng BL

khó bị phát hiện do sự

những dấu hiệu của nó rất khó nhận biết và những nạn nhân thường không tố cáo.

- BL thể chất là những hành vi gây tốn thương đến mặt thể chất của người bị

BL. BL thể chất đễ bị phát hiện hơn do có những dấu hiệu có thể nhận thấy được trên
cơ thể. BL thể chất bao gồm các biểu hiện: đánh, đá, đạp, tát, cốc đầu, véo tai, sử dụng
các hung khi,...

Bắt nạt cũng là một biểu hiện của BLHD. Bắt nạt thường xuyên xảy ra trực tiếp
giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, nhóm với cá nhân, nhóm với nhóm chủ
yếu là do sự bất bình đẳng về mặt quyền lực. Kẻ bắt nạn thường có hành vi lắn lướt để


duy trì vị trí quyền lực với người bị bắt nạt. Theo thời gian. việc bắt nạt dần gia tăng
khiến nạn nhân ngày càng bị tổn thương nhiều hơn, và càng khó có thể thốt ra khỏi
- tình trạng bị bắt nạt. Như vậy bắt nạt là một hình thức thể hiện sự đe dọa, ép buộc lệ
thuộc, cô lập nạn nhân...Hình thức bắt nạt gián tiếp được tỉnh tế hơn nhiều qua lời nói,
tranh cãi những

người

khác, đưa tin đồn sai sự thật, nhìn chằm

chăm, giéu

cot nan

nhan. [4]
1.3.3. Một số yếu tố tác động đến bạo lực học đường
1.3.3.1. Gia đình một yếu tổ quan trọng ảnh hưởng đến hành vì bạo lực của học sinh

Xét nhìn theo phương diện xã hội học chúng ta có thể khăng định rằng mơi

trường gia đình có vai trị quan trọng có thể nói là có tính quyết định đến sự hình
thành nhân cách của trẻ. Các nhà xã hội học đã coi gia đình là mơi trường đâu tiên và

quan trọng nhất trong q trình xã hội hóa, hình thành nhân cách của trẻ em. Nói cách

khác bên cạnh chức năng kinh tế chức năng giáo dục thì chức năng văn hóa và chức
năng tình cảm của gia đình là hết sức quan trọng đối với việc nuôi dưỡng và giáo dục
trẻ em, những công dân tương lai của đất nước.

Trong nghiên cứu về BL trong nữ sinh THPT, tác giả Ông Thị Mai Thương đã
chỉ ra rằng trong số các nữ sinh có hành vi BL thì có hai đặc điểm quan trọng liên quan
dến gia đình: đó là sự thiếu quan tâm của cha mẹ và bạo hành trong gia đình. [17]
Trong cuốn sách “Cách thức cha mẹ quan hệ với con cái và hành vi lệch chuẩn
của trẻ” (Lưu Song Hà, 2008) cũng chỉ ra mối liên hệ giữa quan hệ cha mẹ với việc
thực hiện HVLC

của trẻ. Trẻ sống

đẳng - tin tưởng

là quan hệ nổi trội thì thường có ít HVLC hơn so với trẻ sống trong

trong gia đình mà cha mẹ sử dụng quan hệ bình

các gia đình có ít quan hệ bình ding ~ tin tưởng. Có nghĩa là khi con cái cảm nhận
được sự yêu thương tin tưởng của cha mẹ được cha mẹ đối xử một cách bình dang cac

em sẽ thấy vui vẻ thoải mái hơn từ đó sẽ ít thực hiện các HVLC hơn. [9]
BL gia đình cũng là một yếu tố gây ra những HVBL của các em HS. Nhiều
cơng trình nghiên cứu đã cho thấy có sự chuyển giao HVBL giữa các thế hệ trong gia

đình. Nếu một đứa trẻ thường xuyên phải chứng kiến những cảnh BL gia đình: bố
đánh đập chửi mắng mẹ thì khi lớn lên trẻ trai sẽ có xu hướng làm như vậy đối với vợ

của mình cịn trẻ gái sẽ có xu hướng chấp nhận mình sẽ bị đánh đập hay khơng dám
gần gũi với đàn ơng. Sở dĩ có điều như vậy là do khi chứng kiến những cảnh này đứa
trẻ sẽ dần dần nghĩ rằng đàn ơng có quyền đánh phụ nữ, hay quan niệm “kẻ nào mạnh
kẻ đó sẽ thắng” sẽ ngắm dần vào đứa trẻ và sẽ nghiễm nhiên coi đó là chân lý của các
mối quan hệ xã hội.

Khảo sát của Ông Thị Mai Hương về bạo lực của nữ sinh THPT đã chỉ ra mối.
quan hệ này. Có đến 84.7% nữ sinh đánh nhau nói rằng trong gia đình của mình có
10


hành vi bạo lực trong đó: 12% BL giữa cha mẹ; 16,7% BL giữa anh chị em; 32.7% BL
giữa cha mẹ con cái. [17]
1.3.3.2. Ảnh hưởng của phương tiện truyén thông đến hành vi bạo lực của học sinh
Những yếu tố truyền thông như: game, phim ảnh bạo lực, truyện tranh bạo lực,
các tin tức liên quan đến tệ nạn xã hội cũng dang tác động trực tiếp đến tâm lý học
sinh cũng như tác động không nhỏ đến hành vi bạo lực của các em.
Với sự hiện đại hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ thông tin giới trẻ chưa bao giờ lại
được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin và tiếp cận một cách dễ dang nhu vay. Moi
van dé dường như lúc nào cũng có hai mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực, sự phát triển

của phương tiện truyền thơng cũng vậy. Mặt tích cực là nó giúp cho giới trẻ ngày càng
có nhiều hiểu biết hơn tiết kiệm được thời gian thu thập các kiến thức tuy nhiên sự
phát triển quá nhanh của nó đã giúp cho giới trẻ không chỉ được tiếp cận với các nguồn
kiến thức của thế giới mà còn tiếp cận với các nguồn thông tin bạo lực: game, game
online, phim ảnh, website, truyền hình... Chính vì vậy một câu hỏi đặt ra rằng bạo lực


trên các phương tiện truyền thông có làm cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên có
trở nên hung hăng hơn khơng?
Trong báo cáo thường niên 2009 — 2010 về các vấn đề tâm lý cần quan tâm của
học sinh — sinh viên đã nói rằng: “ Ngay cả khi xem các hình ảnh, nội dung BL với
những người khơng có gien hoặc có HVBL thì vẫn có thể dẫn đến mụ mỊ cả người.

Nếu xem nhiều thì họ có thể quen dần với HVBL và dễ chấp nhận IIVBL của người

khác. Nhìn từ quan điểm xã hội học, thì hành vi hung hăng, hiếu chiến là sản phẩm của
q trình xã hội hóa cá nhân. Người ta có thể bắt chước HVBL mà họ thấy, nhất là khi
các tình huống ấy khá giống hồn cảnh sống của người đó”. [I1]
Một thực tế nữa chứng minh cho thấy sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền
thơng là: những nơi mà tỉ vi xâm nhập thì BL ở đó tăng lên, thậm chí tỷ lệ giết người
cũng tăng lên. Ở Canada và Mỹ tỷ lệ tội phạm giết người tăng gấp đôi giữa những năm

1957 và 1974 khi mà tỉ vi có hình ảnh BL ở đó mở rộng. Ở những vùng mà ti vi xuất
hiện muộn hơn, thì tỷ lệ tội phạm giết người cũng tăng muộn hơn. Ở vùng Nam Phi,

noi ma ti vi không được giới thiệu cho đến năm

1975, một sự tăng gấp đôi của tỷ lệ tội

phạm giết người đã không bắt đầu cho tới năm 1975 (Centerwall, 1989). Trong trường

hợp tương tự một vùng quê của Canada được nghiên cứu, nơi mà tỉ vi xuất hiện muộn,

su gay han tang gấp đơi ngay sau đó (Wiliams, 1986). [8]
Thơng tấn xã Việt Nam ngày thứ tư 5/11/2008 đưa tin rằng: nghiên cứu của các

nhà khoa hoc My da khang định các bé trai từ 2 ~ 5 tuổi nếu xem nhiều phim hoạt hình


bạo lực hay các mơn thể thao có tính chất bạo lực khi lớn lên sẽ có thể trở nên hung

hăng, không biết vâng lời, gặp các rối loạn về hành vi ứng xử hoặc mất chứng thiếu
II


tập trung. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số trẻ em trai khi khơng tiếp xúc với các
hình ảnh BL thì khơng có các biểu hiện BL như các trẻ em khác. [16]
Nhà nghiên cứu Jennifer Maganello, trường State University of New York
khuyến cáo: cha mẹ nên để tâm đến con cái xem truyền hình. Họ nên giới hạn thời

gian, nội dung chương trình truyền hình và quản lý tốt cách mà tỉ vi được sử dụng
trong gia đình vì lợi ích con cái mình.

1.3.3.3. Ảnh hưởng của nhóm bạn đến hành vi bạo lực của họe sinh
Ta đã nói đến những yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến HVBL của HS như:
gia đình, các phương tiện truyền thông. Và ta không thể không nhắc đến một yếu tố
khơng kém phần quan trọng đó là nhóm bạn.
Nhóm bạn một nguyên nhân trực tiếp gây ra những HVBL của học sinh. Có

một số các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những ảnh hưởng của nhóm bạn

tác động

đến việc thực hiện các HVLC

của trẻ. Đó

là các nghiên


cứu:

“Tìm

hiểu

ngun nhân trẻ phạm pháp và việc.nghiên cứu nhân cách — Pham Minh Hac” (1981);
“Ảnh hưởng của nhóm bạn khơng chính thức tiêu cực đối với hành vi phạm pháp
luật
của trẻ vị thành niên - Nguyễn Thị Hoa”. Trong các nghiên cứu này đã khang
dinh
quan hệ bạn bè xấu là khâu có tính chất quyết định, trực tiếp dẫn đến chỗ làm
mắt di

những phẩm chất nhân cách đạo dức tốt đẹp đã được hình thành ở trẻ trước đó.
[10]
Nghiêm Thị Phiếm trong nghiên cứu của mình cũng đã đề cập đến vấn đẻ này.
Bà dã liệt kê những HVLC của nhóm học sinh được nghiên cứu và
chỉ ra những
nguyên nhân dẫn đến HV đó. Theo nhà nghiên cứu thì ngun nhân bị nhóm
bạn rủ rê
lơi kéo là một trong những ngun nhân khá chủ yếu. [13]

Ta có thể thấy rõ diều này khi xem các vụ BLHĐ gần đây trên các phương
tiện
truyền thơng. Một nhóm các em rủ nhau tụ tập để đánh bạn khác. Khi được
hỏi vì sao
lại đánh nhau một số em trong nhóm đã thú nhận rằng mình bị rủ
rê và khích để đánh


người khác.

Qua đây ta có thể khăng định một lần nữa rằng nhóm bạn có ảnh hưởng
quan
trọng đến các HVBL của học sinh.
1.3.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tổ cá nhân đến hành vi bạo lực của học sinh
Trên thực tế, có một số trường hợp chịu ảnh hưởng của cả 3 yếu tố trên nhưng
không thực hiện các hành vi BL.
Việc thực hiện HVBL

còn phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân như: đặc điểm sinh

học của cá nhân, các chuẩn mực đạo dức của cá nhân, những động lực cá
nhân. khả
năng kiểm soát hành vi cá nhân..
Các em học sinh THCS đăng ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ về sinh lý điều
này
dẫn đến những khó khăn nhất dịnh trong sự phát triển tâm lý. Sự mất cân bằng giữa
sự
12


phát triển của các cơ quan nội tiết và hệ thần kinh trung ương là cơ sở của sự mất cân
bằng chung, sinh ra tính dé nổi nóng, dễ bị kích thích. Do đó các em học sinh trung
học cơ sở rất đễ bị kích động dẫn đến những hành vi bạo lực.
Khả năng kiểm soát hành vi và các chuẩn mực đạo đức cá nhân cũng là những
yếu tố quan trọng quyết định đến việc có thực hiện các hành vi nói chung và hành vi
bạo lực nói riêng. Nếu một cá nhân có khả năng kiểm sốt các hành vi tốt thì sẽ tránh
được việc các hành vi không mong muốn (các hành vi không được xã hội chấp nhận).


Hoặc trong nhận thức của mình cá nhân cho rằng những hành vi đó là những hành vi
khơng thể chấp nhận dược thì các cá nhân đó có thé sẽ hạn chế được các hành vi này.
Điều này được chứng minh trong kết quả nghiên cứu của tác giả Lưu Song Hà. Trong
nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra rằng: các em học sinh có mức độ chấp nhận các
HVLC

cao hơn có xu hướng thực hiện HVLC

chấp nhận HVLC thấp. [9]
Chính vì vậy việc hạn chế các HVBL

nhiều hơn so với các em có mức

độ

cũng cần chú ý dến các yếu tố cá nhân,

nâng cao các chuẩn mực đạo đức và khả năng kiểm soát cho cá nhân và cũng cần tính
đến những tác động về mặt sinh học.
1.3.4. Đặc điểm tâm - sinh lý- xã hội của học sinh THCS

HS THCS là những học sinh đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 dang ở độ tuổi từ

11 dến 15.

1.3.4.1. Sự phát triển vé sinh ly
Su phat triển về sinh lý thé hiện rõ ở các mặt sau:
nữ) 8


Phát triển rất nhanh về chiều cao. Có năm trẻ cao lên được 5 - 6 em (đối với
10 em (đối với nam). Tuy nhiên sự phát triển cơ bắp

lại không theo kịp sự phát

triển của chiều cao nên trong thời kì đầu và giữa lứa tuổi này ở trẻ có sự mắt cân đối

về chiều cao và cân nặng.

Hệ tuần hoàn và các tuyến nội tiết cũng có sự phát triển đáng kể. Tìm phát triển
nhanh hơn các mạch máu gây ra sự mắt cân bằng và là nguyên nhân gây rối loạn chức

năng trong hoạt động của hệ tim — mạch, biểu hiện dưới các dạng như: tim thường đập
mạnh, huyết áp cao, hay bị chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc chóng suy giảm. Các

tuyến nội tiết cũng hoạt động mạnh hơn nhiều, gây ra sự mắt cân bằng trong hoạt động
của hệ thần kinh trung ương vì thế ở trẻ dễ có những cơn xúc động mạnh, những phản

ứng nóng nảy, vơ cớ, những hành vi bat thường. Trong thời kỳ này các quá trình hưng

phan mạnh hơn các quá trình ức chế nên các em nhiều khi không làm chủ được bản
thân, khó kiềm chế các cơn xúc động mạnh.

Điều đáng lưu ý nhất trong sự phát triển sinh lý của trẻ ở giai đoạn này là hiện

tượng dậy thì. Đó là sự phát triển khá hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của các cơ


quan nội tiết như: tuyến thượng thận. tuyến giáp, tuyến yên và tuyến sinh dục. Dấu
hiệu quan trọng nhất để nhận biết hiện tượng dậy thì là sự xuất hiện kinh nguyệt ở các


em gái. sự xuất tỉnh của các em trai. Sau đậy thì có thể nói trẻ phát triển tương đối tồn
diện về giới có nghĩa là trẻ đã có thể thực hiện chức năng của một người đàn ông hoặc
dan ba. [12]
1.3.4.1. Sự phát triển về tâm lý — xa héi
- Sự phát triển mạnh mẽ về mặt sinh lý trong thời kỳ này dẫn đến những khó
khăn nhất định trong sự phát triển tâm lý của trẻ. Ví dụ sự mất cân bằng giữa sự phát

triển của các cơ quan nội tiết và hệ thần kinh trung ương là cơ sở của sự mất cân băng
chung, sinh ra tính dễ nổi nóng, dé bị kích thích, tính hiếu động hay gây gỗ và cả tính
ué oải thờ ơ có chu kỳ ở trẻ.
- Sự phát triển thiếu tương xứng giữa chiều cao và cơ bắp là nguyên nhân khiến
các em thường làm việc rất hăng say, nhiệt tình nhưng thiếu độ bền bỉ, đẻo dai. Các cử
động tay chân cịn lóng ngóng, vụng vẻ, chưa mềm dẻo, khéo léo nên thường bị mang
tiếng là “lóng ngóng”.
- Sự tăng trưởng mạnh và sự cải tổ về mặt sinh lý ở lứa tuổi nảy còn làm cho
các em thực sự bỡ ngõ và bối rối thậm chí một số em do chưa có sự chuẩn bị trước cịn

tỏ ra lo lắng hoảng hốt. Đầu giai đoạn này, đôi khi các em cịn có cảm giác như “bị
đanh mắt mình”. Có thể nói chính sự thay đổi đột ngột về cơ thể khiến cho các em cảm

thấy xa lạ với chính bản thân mình.
- Bên cạnh đó, những thay đổi lớn của lứa tuổi này cịn kéo theo khơng ít những
thay đổi về tâm tư tình cảm mơ ước, nguyện vọng của các em. Trong hồn cảnh nếu
khơng được sự quan tâm đầy đủ và thường xuyên với sự định hướng của người lớn trẻ
sẽ dễ có những suy nghĩ và hành động lệch lạc.
- Cũng với những thay đổi lớn về mặt sinh lý và tâm lý ở lứa tuổi này cịn có
những thay đổi quan trọng về mặt xã hội. Một trong những thay đổi rõ ràng nhất là các
em chuyển từ trường tiểu học sang trường THCS. Ở tiểu học các em được xem là
những HS nhỏ bé cần sự quan tâm chăm sóc chu đáo tỉ mỉ. Tất cả các môn học ở bậc

tiểu học hầu như chỉ do một cô giáo đảm nhận trong khi đó ở bậc THCS các em được

xem như là những học sinh đề tích lũy kiến thức có khả năng tự chủ trong việc học tập
do đó mơ hình giáo dục cũng có nhiều thay đổi. Ở cấp THCS

mỗi giáo viên phụ trách

một mơn học, mỗi giáo viên có một phong cách, trình độ chun mơn cách giao tiếp

khác nhau. Các nội quy và nguyên tắc ở bậc học này cũng khắt khe hơn.
- Trong gia đình, vị trí của các em cũng khơng hồn tồn giống như trước đây.
các em bắt đầu có vị trí mới. Ở nhiều gia đình nơng thơn các em đã phải tham gia lao
động góp phần giải quyết những khó khăn và tăng thu nhập cho gia đình. Khơng ít em
14


đã hơn hắn bố mẹ về trình độ học vấn. Cùng với sự hoàn thiện về mặt sinh lý, sự vượt
trội về thể chất, sự thay đổi vi thé xa hội làm xuất hiện ở thiếu niên ý nghĩ “Mình đã

người lớn” và nguyện vọng được công nhận và đối xử như người lớn. Tuy nhiên trên
thực tế bản thân các em vẫn là học sinh còn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào bố mẹ.

Sự tiếp xúc với xã hội của các em còn hạn hẹp, sự va chạm với cuộc sống còn hạn chế,
kinh nghiệm sống còn quá nghèo nàn. Do đó trong mắt bố mẹ các em vẫn là trẻ con.
Chính vì vậy trong quan hệ với người lớn và các em thường xuất hiện mâu thuẫn.
- Ở lứa tuổi này quan hệ bạn bè có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển tâm lý của trẻ. Bạn bè là những người cùng tuổi, có cùng ước mơ, nguyện vọng,
những nhu cầu như nhau. Bạn bẻ là những người dé hiểu và thông cảm với nhau, đễ
dàng chấp nhận nhau hơn so với những người khác. Trong mơi trường bạn bè, các em
được bình đẳng,


được

tơn trọng, được

thể hiện mình, mà khơng

sợ bị xem

thường,

khơng sợ bị chê cười. Trẻ có thể tin tưởng được bạn bè và ngược lại. Bạn bè có ý
nghĩa quan trọng như vậy đối với đời sống tỉnh thần của trẻ vì thế nhu cầu giao tiếp
với bạn bè của trẻ là nhu cầu rất lớn. Trong nhiều trường hợp nó lớn đến mức lắn át cả
nhu cầu giao tiếp với bố mẹ và hoạt động học tập. Còn đối với đa số, quỹ thời gian các
em dành cho bạn bè chiếm một tỷ lệ rất lớn trong giờ giấc sinh hoạt hàng ngày. Khi ở

bên cạnh nhau, chúng có rất nhiều để chia sẻ, để cởi mở với nhau. Ngoài những câu
chuyện về gia đình về trường lớp trẻ cịn trao đổi những thơng tin về bạn bè về chính

minh ri cling nhau tha hén theo những ước mơ và nguyện vọng của mình. Trong khi

đó nhiều em nhận xét khi ở nhà nói chuyện với các bậc phụ huynh các em phải nghiêm
túc phải tuân theo những chuân mực gị bó. Điều ấy khiến các em cảm thấy khơ khan
buồn té. [15]
1.4. Ly thuyét van dung trong dé tai

Khi can thiệp các HV BL các nhà khoa học đều nhất trí tập trung tìm hiểu và
dưa ra các nguồn gốc của HV BL.
1.4.1. Thuyết bản năng


Một câu hỏi được đặt ra là gây han do yéu tố bẩm sinh quy định hay đó là kết quả
của những gì con người học được trong quá trình sống? Câu hỏi này vẫn đang còn

được tranh cãi đến tận ngày nay.

Darwin — ông tổ của thuyết tiến hóa của con người căn cứ trên chọn lọc tự nhiên

đã đưa ra quan điểm gây hắn tự nhiên. Ơng cho rằng khi có những thiên tai lúc mà

thức ăn nước uống trở nên kham hiếm thì sự cạnh tranh để sinh tồn bắt đầu xuất hiện.
sự chọn lọc sẽ thuộc về phía kẻ mạnh.

Như vậy qua thuyết chọn lọc tự nhiên ta thấy rằng hung tính đóng vai trị quan
trọng và quyết định trong sự phát triển của lồi người. Trong các thời kì nguyên thủy
15


con người đã hình thành tính gây hắn để săn bắt, tiêu diệt các bộ tộc khác nhằm giành
lãnh thổ hay bạn tình...
Thuyết bản năng của Sigmund Freud (1920) và Konrad Lorenz (1966) đã xem
xét sự gây hắn như là một bản năng bẩm sinh. Thuyết này khẳng định hành vi gay han
là cần thiết nhằm đảm bảo cho các cá thể tồn tại. Các cá thể phải gây chiến với nhau để
giành cơ hội tiếp cận với những nguồn tài nguyên có giá trị như lương thực, đất đai,

địa vị xã hội...Gây hấn là cần thiết trong nỗ lực đấu tranh để tồn tại và chọn lọc tự
nhiên thuận tiện cho sự phát triển các bản năng hiếu chiến của con người.
Phân tâm học cho rằng gây hân xuất phát từ một lực bắm sinh và đi cùng với tính

dục. Sigmund Freud đưa ra hai khái niệm tồn tai trong con người là “bản năng sống”

và “bản năng chết”. Bản năng sống là những nhu cầu về tính dục, ăn uống, yêu
thương, bảo vệ, an toàn, khẳng định, tự do. Bản năng chết là những khát vọng vô thức
tiềm ấn mong muốn thoát ra khỏi những lo lắng. thất vọng, căng thắng trong cuộc sống
bằng cách được chết. Bản năng sống là cái thúc đây con người bảo vệ tái tạo sự sống

trong khi bản năng chết mang tính phá bỏ, hủy hoại. Sự duy trì hai bản năng này là do
con người phải duy trì ham muốn cá nhân với thực tế cuộc sống. Hai bản năng này tồn
tại trong con người mọi lúc mọi nơi. Dựa trên hai khái niệm đưa ra Sipmund Freud đã

cho rang gay han bat nguồn chính từ các xung đột bản năng từ ước muốn sống hay
chết. Gây hắn xét đến cuối cùng cũng chỉ là bản năng để đáp ứng nhu cầu tồn tại của
con người.
Konrad Lorenz (1974) một chuyên gia về hành vi đã xem hành vi gay han 6 con
người như một khả năng bẩm sinh thông qua việc quan sát động vật trong mơi trường
tự nhiên. Ơng chỉ ra rằng gây hấn cần thiết cho sự tồn tại. Việc gây hẳn sẽ tạo cơ hội

tiếp cận đến với những nguồn có giá trị như đất đai, lương thực, bạn tình,..Lorenz cũng

cho rằng gây hấn khởi nguồn từ sự thừ hưởng bản năng chiến đấu, bản năng đảm bảo
cho những người đàn ông khỏe mạnh nhất chiến thắng các đồng loại và tiếp tục di
truyền cho các thế hệ sau.
Tuy nhiên quan điểm cho rằng gay han la do yếu tố bản năng và được đi truyền
đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của các nhà nghiên cứu Tâm lý học xã hội. Trong thế
giới con người sự gây hắn thay đổi nhiều và đa dạng hơn những điều được chỉ ra ở

thuyết bản năng. [8]

1.4.2. Thuyết đồng lực
Mặc dù các nhà Tâm lý học xã hội không thừa nhận quan điểm gay han bị quyết
định phần nhiều do các yếu tố sinh học nhưng ngày nay nhiều người chấp nhận quan

điểm tiễn bộ rằng yếu tố sinh học chỉ đóng vai trị tiềm năng. Các lý thuyết về động
lực chỉ ra rằng nguồn gốc của gay han xuất phát từ những động lực bên ngoài.
16


Các thuyết động lực quan tâm đến động cơ gây hắn. Các thuyết này nhấn mạnh
vào việc là nguồn gốc của gây han không phải do bản năng sống hay do di truyền.
Các lý thuyết động lực chỉ ra rằng nguồn gốc của gây hắn là những điều kiện
bên ngoài kích thích động cơ gây hại làm tổn thương dén những người khác. Động cơ
gay han này dẫn đến những gây hắn cơng khai.
Các điều kiện bên
ngồi (sự thất bại,
điều kiện mơi

gay hai
hoặc làm
tơn thương

trường gây khó
chịu)

Hình 1: Đưng cố Tâm tổn thương người khác
Theo các nhà nghiên cứu thì một yếu tố then chốt dẫn đến các IIV gay han

chính là sự thất vọng. Sự thất vọng ở đây được hiểu như là sự cản trở hay sự ngăn chặn

các hành vi đích hướng tới mục tiêu. Quan điểm này
vọng và gây hân của John Dollard và các cộng sự.
các sự kiện bên ngoài làm trở ngại việc đạt mục tiêu
hắn. Khi không thực hiện được mục tiêu bạn trở nên

tạo ra gay hắn.

được thể hiện trong lý thuyết thất
John xem tâm trạng thất vọng do
là nguồn gốc của các hành vi gây
thất vọng, chính sự thất vọng này

Nhanh
chóng đi đến
gay han
Bị thúc đấy
đến gây
hân

Gây han bị
dồn nén
bên trong

Tâm trạng
thất vọng
(mục đích)

Điều kiện
khác cho
phản ứng

Hình 2: 3⁄2 hình động cơ gây hẳn của Jonh Dollar
Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự lặp đi lặp lại thất vọng sẽ dẫn đến Những
hành vi gây hấn mạnh mẽ theo kiều¢ ‘giot nước làm tràn ly”. Khi một người bị các
yếu

tố bên ngồi cản trở đạt được mục đích học sẽ trở nên hãng hụt. Sự hãng hụt này
sẽ
17


khiến cho họ phản ứng lại bằng những hành vi gây hắn. Đối tượng bị. gay han ở đây có
thể là vật hoặc người cản trở nhưng cũng có thể đối tượng ấy không phải là nguyên
nhân cán trở.
Điều quan trọng là hành vi gây hắn ấy giải thoát cho cá nhân khỏi tình trạng
hãng hụt do khơng đạt được mục đích.
Như vậy, tâm trạng thất vọng tạo nên động cơ gây hắn. Trong trường hợp cá
nhân sợ bị trừng phạt hoặc sợ sự phản đối và hành dong gay han, tam trang that vong
có thể chuyên đi sang các mục tiêu khác hoặc thậm chí chuyển vào trong chính bản
thân người đó. Mơ hình thất vọng - gây hắn cho thấy chúng ta học
thù trực tiếp, đặc biệt khi ai đó phản đối hoặc ngược đãi ta. Thay
chuyên thái độ tha dich đến những mục tiêu chắc chắn hơn hoặc dễ
chấp nhận hơn. Ví dụ như khi một nhân viên bị thủ trưởng chê trách

cách kiềm chế trả
vào đó chúng ta
dàng được xã hội
thay vì phản ứng

lại với sếp, anh ta lại xả cơn tức giận bằng cách về nhà mắng vợ.
Leonard Bekowitz nhận ra rằng lý thuyết thất vọng - gây hắn đã cường điệu
mối quan hệ giữa tâm trạng thất vọng và gây hắn. Ông đã xây dựng lại, ơng cho rằng
tâm trạng thất vọng có thể tạo nên sự tức giận, cảm xúc dễ dẫn đến gây hắn. Sự tức

giận tăng lên khi ai đó làm chúng ta thất bại có thể khiến chúng ta hành động theo
hướng khác. [8]


Theo lý thuyết về động lực sự chống đối đóng vai trị trung tâm. Tuy nhiên ta
có thể thấy nguồn gốc gây hấn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thuyết
động lực không được các nhà Tâm lý học xã hội đánh giá có giá trị cao nhưng giả
thuyết này vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đến nhiều nghiên cứu hiện nay.

1.4.3. Thuyết hành vi

Dựa trên nghiên cứu điều kiện hóa của Pavlov J.B.Watson đã đề ra thuyết hành
vi. Thuyết hành vi chỉ nghiên cứu những kích thích bên ngồi và bỏ qua nghiên cứu
các hành vi bên trong. Hành vi được quy về hai yếu tế kích thích và phản ứng (S — R).
Watson nói rằng: ứng xử của cá nhân là quá trình tiếp nhận kích thích ngoại giới và
phản ứng lại kích thích đó của cơ thể. Ơng xem con người như một cá thể riêng có khả
năng phản ứng để thích nghi thụ động với hồn cảnh. Với ơng và các nhà nghiên cứu
khác thì bản chất của con người là một sự nhập nội từ bên ngồi, con người được hình

thành như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào những yếu tố xã hội xung quanh, nhấn

mạnh cái bên ngoài cho đó là yếu tố quyết định, cịn các yếu tố bên trong khơng có tác
động gì.

Theo Watson thì mọi tác nhân kích thích bên ngồi (S — Stimulus) tác động vào
cơ thể cho một phản ứng trả lời (R — Response). HV-ứng xử của con người được tạo ra
bởi công thức § — R. Có 4 loại HV ứng xử: HV tập tính thành minh (HV bên ngồi do
18


có luyện tập): HV tập thành mặc nhiên (HV phản xạ có điều kiện bên trong); HV tự.
động minh nhiên (HV bên ngoài tự do); HV tự động mặc nhiên (HV bên trong tự có).
Cũng như vậy theo lý thuyết của Watson thì HVBL


sẽ được mơ tả theo cơng

thức: S — R (Trong đó S: kích thích BL; R: BL).
Tâm lý học dưới cái nhìn của Watson và các nhà Tâm lý học xã hội theo chủ
nghĩa HV cổ điển đã có mục tiêu rõ ràng hơn là kiểm sốt các HV. Tuy nhiên học
thuyết cổ điển này lại phủ nhận vai trò chủ thể nhận thức của con người, q nhấn
mạnh đến các yếu tơ bên ngồi.
Dựa trên nền tảng thuyết hành vi cổ diễn của Watson, Skinner va những nhà
tâm lý theo thuyết HV hiện đại đã chỉ ra rằng IIV của con người không chỉ do các yếu
tố bên ngồi tác động. Họ đã tính đến cả những yếu tố bên trong như nhận thức và tư
duy. Khi bị tác động (S — Stimulus) cá thể sẽ cảm nhận suy nghĩ (M) và cho phản ứng
trả lời (R — Response). [3]
Cũng như vậy theo lý thuyết HV hiện đại HVBL

S—MBL).

sẽ được mô tả theo công thức:

R (Trong đó 5: kích thích BL; M: dịng suy nghĩ cảm nhận của chủ thể: R:


1.4.4 Thuyết tập nhiễm xã hôi
Thuyết tập nhiễm xã hội lại cho rang gay han là kết quả của sự bắt chước và
học hỏi xã hội. Theo Bandura HHiäb phần lớn các ứng xử của con người có được là
do bắt chước. Chúng ta biết rằng những biểu hiện gay han 6 mdi con người là hồn
tồn khơng giống nhau, chúng phụ thuộc vào nền văn hóa họ đang sống, các kinh

nghiệm trước họ đã từng trải nghiệm và mức độ học hỏi của cá nhân hiện tại. Từ góc


độ tập nhiễm xã hội thì gây hấn hình thành do tiếp thu các mẫu ứng xử sai trong xã
hội.
:
Sau những nghiên cứu thực nghiệm mà điền hình là thực nghiệm “hành vi gây
hân của trẻ em trên búp bê Bobo” Bandura cho rằng: chúng ta có thể học được HV đó
khơng chỉ bằng việc từng trải qua hay phải chịu hậu quả của nó mà cịn có thể học nó
qua việc quan sát. Cũng như hầu hết các HV xã hội chúng ta lĩnh hội được nhiều điều

về tính hiểu chiến thơng qua việc xem người khác hành động và lưu ý đến hậu quả của
những hành động đó.

Bandura cũng chỉ ra rằng phần lớn những HV con người có được đều là do bắt

chước. Nếu bố mẹ, thầy cô giáo tỏ ra hung han thi trẻ sẽ mau chóng bắt chước và thầy

hành vi đó là bình thường. Ngược lại, nếu trẻ bị phạt một cách đúng mức vì cách ứng

xử thơ bạo thì tần số các hành vi gây hắn của chúng cũng sẽ giảm dần. Ngoài ra trẻ dé

bị rơi vào các tưởng tượng hung tính, nhất là khi xem các bộ phim bạo lực và đồng

nhất mình với các nhân vật trong phim. Bandura và các nhà tâm lý học theo thuyết học
tập xã hội khẳng định phim ảnh có một tầm quan trọng trong việc hình thành và củng
cố các ứng xử gây hắn ở trẻ em.
19


×