Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá kiến thức và hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim tại bệnh viện vinmec times city năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

HÀ THỊ THUÝ

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA
NGƯỜI BỆNH SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN VINMEC TIMES CITY
NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

HÀ THỊ THUÝ – C01735

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA
NGƯỜI BỆNH SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN VINMEC TIMES CITY
NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ TUYẾN



Hà Nội – 2022

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ tận tình của PGS. TS. Nguyễn Thị Tuyến – Giảng viên trường Đại
học Thăng Long, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn tốt nghiệp này. Tơi cũng xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS Lê Thị Bình cùng các thầy cơ giáo trong Bộ
mơn Điều dưỡng và Phòng Sau đại học trường Đại học Thăng Long cũng như
các thầy cô giáo kiêm nhiệm đã trang bị kiến thức cho tơi trong suốt q trình
học tập ở trường.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Giám đốc Trung tâm Tim mạch GS.TS.
Đỗ Doãn Lợi cùng các anh chị đồng nghiệp tại Trung tâm tâm Tim mạch và
Ban Lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Tơi cũng bày tỏ lòng cảm ơn tới các khách hàng và người nhà khách
hàng là những người đã tham gia vào đề tài nghiên cứu để giúp tơi hồn thiện
ln văn.
Sau cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè đã ln
sát cánh, đồng hành và động viên để tơi hồn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Hà Thị Thuý


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi, do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn
Thị Tuyến, tất cả số liệu trong văn bản này là trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Hà Thị Thuý

Thang Long University Library


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ACC

American College of Cadiology

Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ

AHA

American Heart Association

Hiệp Hội Tim mạch Hoa Kỳ

AHFKT


Atlanta Heart Failure

Bộ đánh giá kiến thức suy tim

Knowledge Test

Atlanta

BN

Bệnh nhân

BS

Bác sỹ

BV

Bệnh viện

ĐDV

Điều dưỡng viên

ĐMC

Động mạch chủ

ĐTĐ


Điện tâm đồ

EF

Ejection Fraction

Phân số tống máu thất trái

ESC

European Society Cardiology

Hội Tim mạch Châu Âu

HA

Huyết áp

HSBA

Hồ sơ bệnh án

NB

Người bệnh

NYHA

New York Heart Association


Hội Tim mạch học New York

SCHFI

Self care heart failure index

Chỉ số tự chăm sóc suy tim

ST

Suy tim

THA

Tăng huyết áp

VHL

Van hai lá

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1

Chương 1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về suy tim ...................................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ................................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại ................................................................................................... 4
1.1.3. Nguyên nhân ............................................................................................. 6
1.1.4. Các yếu tố thúc đẩy suy tim ..................................................................... 6
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng ............................................................................... 7
1.1.6. Thăm dò cận lâm sàng .............................................................................. 7
1.1.7. Tiếp cận chẩn đoán suy tim ...................................................................... 9
1.1.8. Điều trị .................................................................................................... 11
1.2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch đối với người Việt Nam ................. 13
1.3. Tuân thủ điều trị của người bệnh .................................................................. 14
1.4. Kiến thức và hành vi tự chăm sóc của người bệnh ....................................... 15
1.4.1 Kiến thức ................................................................................................. 15
1.4.2. Hành vi tự chăm sóc của người bệnh ..................................................... 16
1.5. Tình hình kiến thức và thực hành của người bệnh suy tim trên thế giới và tại
Việt Nam .............................................................................................................. 18
1.5.1. Trên thế giới ........................................................................................... 18
1.5.2. Tại Việt Nam .......................................................................................... 19
1.6. Giới thiệu về bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City..................... 19
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 23
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh ............................................................................. 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.................................................................................. 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 23
2.2.1. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 23
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 23
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu................................................................................. 23

2.3.3. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 24
2.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu...................................................... 24
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 25
2.4.2. Nội dung và biến số nghiên cứu ............................................................. 24
2.4.3. Công cụ thu thập thông tin ..................................................................... 25
2.4.4. Các bước tiến hành thu thập thông tin .................................................... 26

Thang Long University Library


2.5. Một số khái niệm, tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại, đánh giá, thước đo trong
nghiên cứu ............................................................................................................ 27
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................................ 30
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................. 30
2.8. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................ 31
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ............................................................ 31
2.10. Khung lý thuyết của nghiên cứu ................................................................. 32
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 28
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................... 28
3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học.................................................................... 28
3.1.2. Đặc điểm về yếu tố xã hội ...................................................................... 28
3.1.3. Đặc điểm về tình trạng bệnh ................................................................... 29
3.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ....................................................... 29
3.2. Kiến thức và hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim .......................... 40
3.2.1. Kiến thức của NB suy tim ...................................................................... 40
3.2.2. Hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim ........................................ 45
3.2.3. Hoạt động giáo dục sức khoẻ cho NB .................................................... 47
3.3. Mối liên quan đến kiến thức và hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim
.............................................................................................................................. 49
3.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với kiến thức của NB ...... 49

3.3.2. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh với kiến thức của NB ..................... 38
3.3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với hành vi tự chăm sóc của
NB..................................................................................................................... 38
3.3.4. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh với hành vi tự chăm sóc của NB .... 39
3.3.5. Mối liên quan giữa tư vấn của điều dưỡng với kiến thức và thực hành của
NB..................................................................................................................... 39
Chương 4 BÀN LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined.
DỰ KIẾN KẾT LUẬN ............................................................................................ 72
KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 74
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 81


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1

Phân loại mức độ suy tim theo NYHA

Bảng 1.2

Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC (2016)

Bảng 1.3

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo ESC 2016

Bảng 1.4


Giáo dục bệnh nhân suy tim kỹ năng và thói quen tự chăm sóc (theo
ESC 2008)

Bảng 2.1

Phân độ THA ở người lớn theo ESH và Hội THA Việt Nam 2016

Bảng 3.1

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi

Bảng 3.2

Đặc điểm về các yếu tố xã hội của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3

Đặc điểm về tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.4

Đặc điểm sinh hiệu của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.5

Triệu chứng lâm sàng của đối tượng

Bảng 3.6

Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng


Bảng 3.7

Thời gian chẩn đoán suy tim và chỉ số cận lâm sàng

Bảng 3.8

Kiến thức chung về bệnh suy tim

Bảng 3.9

Kiến thức về thuốc và tuân thủ dùng thuốc điều trị

Bảng 3.10

Kiến thức về tự chăm sóc, theo dõi tình trạng bệnh

Bảng 3.11

Kiến thức về dinh dưỡng cho người bệnh suy tim

Bảng 3.12

Kết quả hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim

Bảng 3.13

Mức độ hành vi tự chăm sóc của người bệnh

Bảng 3.14


Hoạt động tư vấn cho người bệnh

Bảng 3.15

Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với kiến thức

Bảng 3.16

Mối liên quan giữa nhập viện với kiến thức của NB

Bảng 3.17

Mối liên quan giữa NB có bệnh đồng mắc với kiến thức của NB

Bảng 3.18

Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh suy tim với kiến thức của
NB

Bảng 3.19

Mối liên quan giữa tư vấn của ĐD với kiến thức của NB

Thang Long University Library


Bảng 3.20

Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với hành vi tự chăm

sóc của NB

Bảng 3.21

Mối liên quan giữa số lần nhập viện với hành vi tự chăm sóc của
NB

Bảng 3.22

Mối liên quan giữa biểu hiện lâm sàng với hành vi tự chăm sóc của
NB

Bảng 3.23

Mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc và chỉ số cận lâm sàng


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là một hội chứng ngày càng phổ biến ở nước ta và là vấn đề chung
trên toàn thế giới. Suy tim (ST) là trạng thái bệnh lý với sự bất thường về cấu trúc và/
hoặc chức năng của tim, dẫn tới tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm
bảo cho các nhu cầu oxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt hàng ngày của
người bệnh [2] [3].
Theo thống kê, trên toàn thế giới có khoảng 26 triệu người đang sống với suy
tim [27] và khoảng 6% những người trên 65 tuổi mắc bệnh suy tim. Mỗi năm có thêm
2 triệu người mới mắc bệnh suy tim [38] [45] [48]. Tại Tây Âu, tỷ lệ người bệnh (NB)
suy tim là 3,9%, trong số đó NB có triệu chứng là 0,4 – 2%, tỷ lệ NB ST tái nhập
viện trong vòng 30 ngày khoảng 25% [47]. Tại Châu Âu, có khoảng 10 triệu NB ST

với chi phí thuốc hàng tháng lên tới trên 100$, trung bình 5 - 6 ngày ở bệnh viện với
chi phí 5.000-10.000 $/năm [38]. Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
(AHA) năm 2017, số người Mỹ trưởng thành mắc bệnh ST là 6,5 triệu người, ước
tính từ năm 2012 đến năm 2030, sẽ có hơn 8 triệu người trên 18 tuổi có suy tim [31].
Một số báo cáo cũng cho thấy ở một vài quốc gia ngân sách dành cho suy tim chiếm
từ 1 – 2% ngân sách dành cho y tế và tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm sau mắc lên tới
khoảng 50% [47].
Tại Việt Nam, dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy
tim, song theo tần suất mắc bệnh của thế giới, ước tính có khoảng 320 000 đến 1,6
triệu người nước ta bị suy tim [21]. Theo thống kê của Giáo sư Nguyễn Lân Việt và
cộng sự (2015), có hơn 60% NB điều trị nội trú trong các khoa Tim mạch bị suy tim
với các mức độ khác nhau [19].
Bên cạnh những tiến bộ gần đây trong điều trị suy tim bằng các phương pháp
y học (thuốc, cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim, ghép tim…), việc điều trị suy tim
bằng các biện pháp không dùng thuốc giúp cho người bệnh suy tim cải thiện tốt về
triệu chứng, giảm tỷ lệ tử vong như chế độ nghỉ ngơi, chế độ tập luyện, chế độ ăn,
tuân thủ trong sử dụng thuốc…Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người suy tim có
kiến thức và có khả năng tự chăm sóc phù hợp sẽ giảm tỷ lệ tử vong và có chất lượng

Thang Long University Library


2

cuộc sống tốt hơn, giảm tỷ lệ nằm viện [22] [33] [35]. Hơn một nửa số trường hợp
suy tim mạn tái nhập viện là do bệnh trầm trọng và là kết quả trực tiếp của việc tự
chăm sóc chưa tốt [49]. Hiệp hội Tim Mạch Châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc tự chăm sóc như một phần của việc điều trị thành cơng và tăng cường tự chăm
sóc cho người bệnh bằng cách cung cấp các chương trình giáo dục có thể làm giảm
các triệu chứng nặng lên của bệnh, nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ tái nhập viện và

nâng cao chất lượng cuộc sống [49]. Khuyến khích tự chăm sóc là một trong những
mục đích chính của các can thiệp giáo dục cho người bệnh bị suy tim mạn [35]. Giáo
dục sức khỏe cho người bệnh là một trong những nhiệm vụ của công tác điều dưỡng
trong chăm sóc người bệnh trong bệnh viện đặc biệt giáo dục cho người bệnh suy tim
để người bệnh có đầy đủ kỹ năng thực hành và tự tin cho thực hiện tự chăm sóc góp
phần hạn chế tỷ lệ tái nhập viện và tử vong do suy tim [14][26].
Những câu hỏi đặt ra cho công tác điều dưỡng là: kiến thức của người bệnh
suy tim như thế nào và tự chăm sóc ra sao? Những gì NB được tư vấn của điều dưỡng
có đủ để thay đổi hành vi hay khơng? Có những yếu tố nào liên quan đến kiến thức
và hành vi tự chăm sóc của người bệnh? Hành vi thực hành tự chăm sóc đúng có tác
động qua lại đến tình trạng bệnh hay khơng và tác động ra sao? Hiện nay, tại Việt
Nam, qua tìm kiếm các tài liệu nghiên cứu chúng tơi thấy rất ít nghiên cứu liên quan
đến các câu hỏi trên, trong đó ở bệnh viện Vinmec Times City cũng chưa có nghiên
cứu nào về vấn đề này. Chính vì vậy, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá kiến thức và hành vi tự chăm sóc của người bệnh suy tim tại Bệnh viện
Vinmec Times City năm 2021” với hai mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh suy tim điều trị ngoại
trú tại bệnh viện Vinmec Times City năm 2021.
2. Đánh giá kiến thức và hành vi tự chăm sóc và phân tích một số yếu tố liên quan
ở nhóm đối tượng nêu trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về suy tim


1.1.1. Định nghĩa
-

Theo Hội tim mạch châu Âu ESC (2016), suy tim là một hội chứng lâm sàng
đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình (như khó thở, phù chân và mệt mỏi),
có thể đi kèm các dấu hiệu (như tĩnh mạch cổ nổi, ran phổi và phù ngoại vi)
gây ra bởi các bất thường về cấu trúc và/ hoặc chức năng của tim, dẫn đến
cung lượng tim giảm và/ hoặc áp lực trong buồng tim cao lúc nghỉ hoặc khi
gắng sức [1] [43].

-

Bình thường, tim và hệ tuần hồn ln có sự điều chỉnh, thích nghi để đáp ứng
được nhu cầu oxy của cơ thể trong các điều kiện hoạt động của cuộc sống. Khi
tim bị suy, tim khơng cịn đủ khả năng để cung cấp oxy (máu) theo nhu cầu
của cơ thể nữa. Vì vậy có thể định nghĩa: Suy tim là tình trạng bệnh lý trong
đó cung lượng tim khơng đủ để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể trong mọi tình
huống sinh hoạt của bệnh nhân [2].

Hình 1.1. Hình ảnh suy tim
Nguồn: www.soyte.namdinh.gov.vn

Thang Long University Library


4

1.1.2. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại suy tim khác nhau, dựa trên cơ sở [19]:
-


Theo tình trạng tiến triển của bệnh: suy tim cấp và suy tim mạn

-

Theo hình thái định khu: suy tim phải, suy tim trái và suy tim toàn bộ. Trên
lâm sàng người ta thường hay áp dụng phân loại theo hình thái định khu.

-

Theo lưu lượng tim: suy tim giảm lưu lượng và suy tim tăng lưu lượng

-

Suy tim do tăng tiền gánh và suy tim do tăng hậu gánh

-

Theo mức độ suy tim:
Có nhiều cách để đánh giá mức độ suy tim, nhưng trong thực tế lâm sàng, có
2 cách phân loại theo mức độ suy tim theo Hội Tim mạch học New York (New
York Heart Association) viết tắt là NYHA, dựa trên sự đánh giá hoạt động thể
lực và các triệu chứng cơ năng của NB và phân giai đoạn suy tim của Hiệp
Hội Tim mạch và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart
Association/ American College of Cadiology) viết tắt là AHA/ACC đã được
thừa nhận và ứng dụng rộng rãi [2].
Bảng 1.1: Phân loại mức độ suy tim theo NYHA
Độ

Đặc điểm


I

NB có bệnh tim nhưng khơng có triệu chứng cơ năng nào,
vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường.

II

Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều.
NB bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực.

III

Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất
ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực.

IV

Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể
cả lúc NB nghỉ ngơi không làm gì cả.

Bảng 1.2: Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC (2016) [8]
Giai đoạn

Đặc điểm


5

A


NB có các nguy cơ bị suy tim nhưng chưa có bằng chứng
về tổn thương cấu trúc chức năng tim, chưa có triệu chứng
suy tim trên lâm sàng.
Các bệnh nhân tăng huyết áp, xơ vữa mạch, đái tháo
đường, béo phì, hội chứng chuyển hố.

B

Có bằng chứng về tổn thương cấu trúc và chức năng tim
nhưng chưa có triệu chứng suy tim trên lâm sàng.
Nhồi máu cơ tim cũ, phì đại cơ tim thất trái, giảm EF, tổn
thương van tim.

C

Có bằng chứng về tổn thương cấu trúc và chức năng tim,
có triệu chứng suy tim trên lâm sàng (tiền sử/ triệu chứng
nhập viện lần đầu).
NB có bệnh tim cấu trúc và chức năng trước đó và kèm
theo các triệu chứng của suy tim.

D

Suy tim khơng đáp ứng với điều trị.
NB có các triệu chứng suy tim rõ ràng khi chỉ gắng sức nhẹ
hoặc khi nghỉ ngơi/ các bệnh nhân phải nhập viện vì suy
tim.

Bảng 1.3: Phân loại suy tim theo ACC/AHA tương ứng với NYHA

Theo cấu trúc tim – ACC/AHA
A

- Có nguy cơ suy tim cao

Theo triệu chứng NYHA
Không

- Cấu trúc tim bình thường
- Khơng có triệu chứng ST
B

- Có bệnh tim thực thể (Bất I

Có bệnh tim nhưng khơng bị hạn

thường tâm thu thất trái, nhồi

chế vận động thể lực

máu cơ tim, bệnh van tim)
- Khơng có triệu chứng ST

Thang Long University Library


6

C


- Có bệnh tim thực thể

II

- Có triệu chứng ST (hiện tại
hoặc trước đây)

Có bệnh tim làm hạn chế nhẹ
hoạt động thể lực (suy tim nhẹ)

III

Có bệnh tim gây hạn chế hoạt
động thể lực rõ rệt

D

- Triệu chứng suy tim kháng trị IV

Có bệnh tim gây mất khả năng

cần điều trị can thiệp đặc biệt

hoạt động thể lực

1.1.3. Nguyên nhân
-

Nguyên nhân gây suy tim trái là do các bệnh: tăng huyết áp động mạch, một
số bệnh van tim (hở hay hẹp van động mạch chủ (ĐMC), hở van hai lá (VHL)),

các tổn thương cơ tim (nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh cơ tim), một số rối
loạn nhịp (cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, cơn nhịp nhanh thất, bloc nhĩ –
thất hoàn toàn), một số bệnh tim bẩm sinh (hẹp eo ĐMC, còn ống động
mạch…)

-

Nguyên nhân gây suy tim phải: các nguyên nhân về phổi và dị dạng lồng ngực,
cột sống (hen phế quản, viêm phế quản, gù vẹo cột sống…), các nguyên nhân
tim mạch (hẹp VHL, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn…)

-

Nguyên nhân gây suy tim toàn bộ: suy tim trái tiển triển, các bệnh cơ tim giãn,
cường giáp trạng, thiếu máu nặng…[19].

1.1.4. Các yếu tố thúc đẩy suy tim
Trên cơ sở một số bệnh lý tim mạch, một số nguyên nhân làm khởi phát, tăng
nặng hoặc thúc đẩy suy tim nhanh hơn như:
-

Điều trị khơng thích hợp: NB tự ý giảm liều hoặc bỏ thuốc lợi tiểu hoặc chế
độ ăn quá nhiều muối được cho là yếu tố thúc đẩy. Vì vậy, giáo dục NB và
người nhà NB là rất quan trọng.

-

Rối loạn nhịp tim: rung nhĩ

-


Thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim

-

Nhiễm trùng: nhiễm trùng hô hấp là nguyên nhân phổ biến

-

Thiếu máu: gây nên tình trạng tăng cung lượng tim dẫn đến suy tim mất bù


7

-

Các thuốc sử dụng phối hợp: thuốc gây mê, thuốc chống viêm không steroid
gây giữ muối nước…

-

Rượu

-

Thuyên tắc động mạch phổi [20]

1.1.5. Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng của ST gây ra do hai cơ chế chính là do giảm cung lượng tim
và do quá tải dịch, bao gồm:

-

Các triệu chứng do q tải dịch:
• Ở tuần hồn phổi: Khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm, khó thở khi
nghỉ ngơi, cơn khó thở kịch phát về đêm.
• Ở tuần hoàn ngoại vi: Phù (cần lưu ý rằng cũng có nhiều nguyên nhân
khác nhau gây phù mắt cá chân như huyết khối, viêm tĩnh mạch…),
gan to, tĩnh mạch cổ nổi

-

Các triệu chứng do giảm cung lượng tim:
• Mệt mỏi, gầy sút cân
• Đau tức ngực, cảm giác nặng ngực hoặc đánh trống ngực
• Mạch nhanh
• Tụt huyết áp

-

Các rối loạn về hệ tiêu hoá thứ phát do suy tim sung huyết ví dụ: chướng bụng,
chán ăn, buồn nơn, táo bón

-

Các rối loạn về hệ sinh dục tiết niệu thứ phát do giảm tưới máu thận: thiểu
niệu hoặc vô niệu, tiểu nhiều lần, tiểu về đêm

-

Các triệu chứng thần kinh trung ương thứ phát do giảm tưới máu não và rối

loạn điện giải: lú lẫn, giảm trí nhớ, đau đầu, rối loạn hành vi

-

Các triệu chứng thần kinh cơ: Chuột rút, gout [20].

1.1.6. Thăm dò cận lâm sàng
-

Peptid lợi niệu: BNP và NT-proBNP là các hormone lợi niệu được giải phóng
từ tim, đặc biệt từ tâm thất. Tiền thân là chuỗi peptid proBNP trong các tế bào
cơ tim, khi phóng thích vào máu sẽ bị thuỷ phân tạo thành NT-proBNP và

Thang Long University Library


8

BNP. NT-proBNP có thời gian bán huỷ dài hơn và ổn định hơn BNP nên có
độ nhạy cao hơn và thường được sử dụng trên lâm sàng. NT-proBNP có giá
trị cao trong chẩn đốn âm tính bệnh nhân suy tim với ngưỡng là 125 pg/ml
(suy tim mạn) và 300 pg/ml (suy tim mạn đợt cấp) với giá trị dự báo âm tính
lên đến 94 – 98% [2] [20].
-

Siêu âm tim: Là thăm dò quan trọng nhất và bắt buộc ở bệnh nhân suy tim.
Ngồi vai trị đánh giá chức năng tâm thu và tâm trương thất trái, siêu âm rất
hữu ích trong chẩn đoán nguyên nhân và biến chứng của suy tim [20].

-


Điện tâm đồ (ĐTĐ):
• Nhịp nhanh xoang hoặc rối loạn nhịp
• Triệu chứng trên ĐTĐ gợi ý nguyên nhân: Sóng Q hoại tử cơ tim, phì
đại thất trái (Tăng huyết áp (THA) hoặc hẹp chủ), rối loạn nhịp, bloc
nhánh trái hoặc yếu tố khởi phát đợt cấp mất bù của ST: rung nhĩ, thiếu
máu cơ tim…
• Triệu chứng của ST phải: trục phải, tăng gánh thất phải.
• Triệu chứng của ST trái: tăng gánh cả hai buồng thất.

-

Chẩn đốn hình ảnh tim mạch:
• Chụp tim phổi thẳng: bóng tim to, cung dưới trái giãn trong trường hợp
ST trái, hình ảnh ứ máu ở phổi…
• Chụp động mạch vành: tìm tổn thương hẹp động mạch vành và xét tái
thơng mạch
• Chụp cộng hưởng từ tim: phát hiện các bệnh lý bất thường cấu trúc cơ
tim
• Chụp xạ hình cơ tim: đánh giá mức độ thiếu máu, mức độ sống cịn của
cơ tim, thâm nhiễm cơ tim
• Chụp buồng tim đánh giá chức năng thất trái, sinh thiết cơ tim

-

Thăm dị huyết động (thơng tim):
• Cho phép đánh giá mức độ ST trái thông qua việc đo cung lượng tim
và chỉ số tim



9

• Đánh giá mức độ nặng nhẹ của một số bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh
-

Thăm dò khả năng gắng sức: test đi bộ 6 phút

-

Sắc kí giấc ngủ: Chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ

-

Xét nghiệm máu cơ bản khác: cơng thức máu, sinh hố máu [2].

1.1.7. Tiếp cận chẩn đoán suy tim
1.1.7.1. Theo tiêu chuẩn Framingham
Chẩn đốn suy tim bao gồm 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính và 2
tiêu chuẩn phụ [2]:
-

Tiêu chuẩn chính:
• Cơn khó thở kịch phát về đêm
• Giảm 4,5 kg trong 5 ngày điều trị suy tim
• Tĩnh mạch cổ nổi
• Ran ở phổi
• Phù phổi cấp
• Phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính
• Tiếng tim ngựa phi T3
• Áp lực tĩnh mạch trung tâm lớn hơn 16 cm nước

• Thời gian tuần hồn kéo dài trên 25 giây
• Bóng tim to trên Xquang ngực thẳng
• Bằng chứng phù phổi, ứ máu tạng hoặc tim to khi giải phẫu tử thi

-

Tiêu chuẩn phụ:
• Ho về đêm
• Khó thở khi gắng sức vừa phải
• Giảm dung tích sống 1/3 so với dung tích sống tối đa của NB
• Tràn dịch màng phổi
• Tần số tim nhanh (trên 120 chu kỳ/phút)
• Gan to
• Phù mắt cá chân hai bên

1.1.7.2. Theo Hội tim mạch châu Âu 2008 (ESC)

Thang Long University Library


10

Suy tim là một bệnh lý dựa trên những dấu hiệu sau [28]:
• NB có triệu chứng đặc hiệu của suy tim: khó thở khi gắng sức, mệt mỏi,
phù…
• Có dấu hiệu thực thể của suy tim: nhịp tim nhanh, thở nhanh, có ran
trong phổi, tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại biên, gan to…
• Có bằng chứng khách quan của tổn thương cấu trúc, chức năng tim khi
nghỉ: tim to, tiếng thứ ba, tiếng thổi tâm thu, bất thường trên siêu âm
tim, tăng Pro - BNP trong xét nghiệm máu.

1.1.7.3. Theo ESC 2016
Hội tim mạch châu Âu ESC 2016 khuyến cáo: phân loại suy tim mới, đồng
thời đưa ra các tiêu chuẩn và cách tiếp cận một bệnh nhân suy tim khởi phát không
cấp. Phân loại các thể suy tim theo ESC 2016 có giá trị thực hành cao và được áp
dụng phổ biến hiện nay [2].
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo ESC 2016
Tiêu

Suy tim với phân Suy tim với phân suất Suy tim với phân suất

chuẩn

suất tống máu thất tống máu thất trái giảm tống máu thất trái bảo
trái giảm (HFrEF)

1
2
3

vừa (HFmrEF)

Triệu chứng cơ năng Triệu

chứng

tồn (HFpEF)


năng Triệu chứng cơ năng


và/hoặc thực tổn

và/hoặc thực tổn

và/hoặc thực tổn

EF < 40%

EF 40 - 49%

EF >= 50%

1. Tăng nồng độ các peptid 3. Tăng nồng độ các
lợi niệu

peptid lợi niệu

2. Ít nhất thêm một tiêu 4. Ít nhất thêm một tiêu
chuẩn:

chuẩn:

a. Bằng chứng tổn thương c. Bằng chứng tổn
cấu trúc tim (phì đại thất thương cấu trúc tim (phì
và/ hoặc nhĩ trái).

đại thất và/ hoặc nhĩ

b. Rối loạn chức năng tâm trái).
trương thất trái.



11

d. Rối loạn chức năng
tâm trương thất trái.

1.1.8. Điều trị
Mục tiêu điều trị suy tim là cải thiện tình trạng lâm sàng, khả năng, chức năng
và chất lượng cuộc sống, ngăn ngừa nhập viện và giảm tỷ lệ tử vong ở NB suy tim
[2].
1.1.8.1. Điều trị không dùng thuốc
-

Chế độ nghỉ ngơi:
• Nghỉ ngơi là một việc khá quan trong vì góp phần làm giảm cơng của
tim. Tuy nhiên, cần hiểu nghỉ ngơi theo ý nghĩa linh hoạt. Tuỳ mức độ
suy tim mà có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện khác nhau.
• NB suy tim nhẹ với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch vẫn cần khuyến
khích tập luyện thể lực nhưng không được gắng sức nặng hay thi đấu
thể thao.
• Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy
tim rất nặng thì phải nghỉ ngơi tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.
• Trong trường hợp suy tim mà NB phải nằm điều trị lâu ngày, nên
khuyến khích NB xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở
các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được
dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.

-


Chế độ ăn giảm muối:
• Chế độ ăn giảm muối là cần thiết, vì muối ăn (NaCl) làm tăng áp lực
thẩm thấu trong máu, do đó làm tăng khối lượng tuần hồn, từ đó gây
tăng gánh nặng cho tim.
• Một người bình thường hấp thu khoảng 6 – 18g muối/ ngày, tức là 2.4
– 7.2g (100 – 300 mmol) Na+/ ngày. Đối với NB suy tim, tuỳ từng
trường hợp cụ thể mà áp dụng chế độ ăn giảm muối hoặc chế độ ăn gần
như nhạt hoàn toàn.

Thang Long University Library


12

ă Ch n gim mui: NB ch c dựng < 3g mui NaCl/ ngy,
tc l 1.2g (50mmol) Na+/ ngy.
ă Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: NB chỉ được ăn < 1.2g muối
NaCl/ ngày, tức là < 0.48g (20 mmol) Na+/ ngày.
-

Hạn chế lượng nước và dịch dùng cho NB:
• Cần hạn chế lượng nước và dịch dùng cho NB hàng ngày nhằm giảm
bớt khối lượng tuần hoàn và giảm gánh nặng cho tim.
• Chỉ nên dùng cho NB khoảng 500 – 1000ml lượng dịch đưa vào cơ thể
mỗi ngày.

-

Thở oxy:
Thở oxy là biện pháp cần thiết trong nhiều trường hợp suy tim vì nó

tăng cung cấp thêm oxy cho các mơ, giảm bớt mức độ khó thở cho NB,
đồng thời làm hạn chế sự co mạch phổi thường gặp ở những bệnh nhân
thiếu oxy.

-

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác:
• Bỏ rượu, thuốc lá, cà phê…
• Giảm cân nặng ở những bệnh nhân béo phì
• Tránh các xúc cảm mạnh (stress)
• Ngừng những thuốc làm giảm sức co bóp của cơ tim nếu đang dùng, ví
dụ: các thuốc chẹn beta loại không để điều trị suy tim, verapamil,
disopyramide, flecainide…
• Tránh các thuốc của giữ nước như corticoid, chống viêm khơng
steroid…
• Điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như thiếu máu,
nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim…

1.1.8.2. Điều trị bằng thuốc
-

Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin

-

Thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II

-

Thuốc chẹn beta



13

-

ARNI (angiotensin receptor neprilysin inhibitor) – thuốc ức chế thụ thể
angiotensin – neprilysin

-

Thuốc lợi tiểu kháng aldosterone

-

Ivabravadin

-

Các thuốc khác: thuốc trợ tim, …

-

Điều trị nguyên nhân

1.2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch đối với người Việt Nam
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2016), bệnh tim mạch là
nguyên nhân của khoảng 33% tổng số ca tử vong tại Việt Nam [42]. Nhóm người
có nguy cơ bệnh tim mạch cao liên quan đến cuộc sống hiện đại, làm việc trong
điều kiện căng thẳng, stress kéo dài, người bị béo phì, đái tháo đường và người có

thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn đồ ăn nhanh, đồ đông lạnh nhiều làm gia
tăng tỷ lệ mắc mới bệnh tim mạch tại Việt Nam.
Số liệu thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy: 90% số trường
hợp ST có tiền sử THA. Nếu điều trị tốt bệnh THA có thể làm giảm đến 50% nguy
cơ mắc ST ở NB. Nguy cơ ST sẽ tăng gấp 2 lần ở nam giới và gấp 3 lần ở nữ giới bị
THA so với những người có huyết áp bình thường. Theo nghiên cứu của Viện Tim
mạch Quốc gia năm 2019, tỷ lệ người Việt Nam trưởng thành mắc bệnh THA là gần
50%.
Hút thuốc lá là nguyên nhân thứ hai, sau tăng huyết áp, có liên quan đến
bệnh tim mạch. Theo dữ liệu quan sát toàn cầu năm 2015, Việt Nam nằm trong số
15 nước có số người hút thuốc lá cao hàng đầu thế giới với khoảng 15.3 triệu người.
Tỷ lệ người hút thuốc lá thụ động tại nhà là 67.6 % và tại nơi làm việc là 49%. Theo
WHO, Việt Nam hàng năm có khoảng 40 000 người tử vong vì các bệnh có liên
quan đến thuốc lá, dự báo đến năm 2030 có thể tăng lên 70 000 người [53].
Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo
đường. Nguy cơ tử vong tim mạch tương đối ở bệnh nhân đái tháo đường trưởng
thành tăng gấp 1 - 3 lần ở nam giới và 2 - 5 lần ở nữ giới so với người không bị đái
tháo đường. Ở Mỹ tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường

Thang Long University Library


14

trưởng thành (trên 18 tuổi) cao gấp 1,7 lần ở bệnh nhân không mắc đái tháo đường,
chủ yếu là do đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Nguy cơ này xuất hiện ở cả hai giới nam
và nữ.
Theo WHO, người Việt Nam ăn 10 – 12g muối/ ngày, cao gấp 2 – 3 lần so với
khuyến cáo. Theo nghiên cứu Step (2015), Việt Nam tiêu thụ lượng rượu bia cao nhất
Đơng Nam Á trong khi đã có nghiên cứu chỉ ra uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ

đột quỵ sớm [10]. Năm 2012, tạp chí y khoa The Lancet cơng bố người Việt Nam là
1 trong số 10 nhóm người lười vận động nhất thế giới. Người Việt cần vận động thể
lực cường độ vừa, tối thiểu 150 phút/ tuần, và 75 phút cường độ cao để nâng cao sức
khoẻ, hạn chế các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường [13].
1.3. Tuân thủ điều trị của người bệnh
Người bệnh tim mạch thường có nhiều bệnh kết hợp nên việc sử dụng cùng
lúc nhiều loại thuốc điều trị đã làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị thuốc của
người bệnh. Hơn nữa, người mắc bệnh tim mạch thường thuộc nhóm > 65 tuổi nên
việc ghi nhớ giờ sử dụng thuốc chưa tốt cũng làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Nghiên cứu của Nguyễn Bá Tâm (2016) đã chỉ ra những vấn đề liên quan đến
việc NB không tuân thủ điều trị thuốc là tuổi, kiến thức về bệnh tật, trầm cảm, sự hỗ
trợ của điều dưỡng đối với NB. Hậu quả của sự không tuân thủ đó là giảm chức năng
hoạt động của tim, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gia tăng khả năng tái nhập
viện. Việc tuân thủ thuốc còn chịu ảnh hưởng do một vài thói quen trong cuộc sống.
Cụ thể, người Việt Nam chưa có thói quen kiểm tra sức khoẻ định kỳ, tự mua thuốc
tại các nhà thuốc tư nhân, chỉ đến bệnh viện khi đã xuất hiện các triệu chứng làm ảnh
hưởng đến cuộc sống…Từ đó, NB phải điều trị lâu ngày dẫn đến các bệnh viện luôn
bị quá tải, chi phí điều trị tăng cao kéo theo cơng tác phục vụ điều trị, chăm sóc NB
của đội ngũ nhân viên y tế bị gây áp lực lớn. Đặc biệt, khi NB trở lại cộng đồng, vai
trò của điều dưỡng trong tư vấn giáo dục sức khoẻ, theo dõi NB suy tim ngày càng
hạn chế. NB không đủ hiểu biết về sức khoẻ, bệnh tật và không đủ kiến thức để tự
chăm sóc bản thân. Một số NB tự tìm hiểu thơng tin trên mạng internet, báo chí,
truyền hình…nhưng các thơng tin này thường khơng đầy đủ và cịn hạn chế [42].


15

1.4. Kiến thức và hành vi tự chăm sóc của người bệnh
1.4.1 Kiến thức
Hiểu biết y tế (kiến thức) ngày càng được công nhận là một trong những yếu

tố quan trọng nhất đối với quyết định sức khoẻ. Hiểu biết y tế là hiểu biết về những
vấn đề liên quan đến sức khoẻ, cung cấp những thông tin sức khoẻ quan trọng để NB
hiểu và tham gia vào việc quản lý tình trạng sức khoẻ, đồng thời làm giảm sự lo lắng
và cải thiện sức khoẻ của NB. Trước đây, việc cung cấp các thông tin y tế cho NB
đều là một chiều, do bác sĩ cung cấp, giải thích cho NB và gia đình NB. NB hiểu
được đến đâu đều phụ thuộc vào khả năng chuyên môn, kiến thức của người cung
cấp thông tin (bác sĩ). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ vào sự phát triển
của trình độ học vấn cùng với nền công nghệ, sự trao đổi thơng tin được thực hiện
hai chiều, trong đó sự tự chủ của NB được tôn trọng. Đặc biệt, với sự gia tăng của
các bệnh mạn tính, sự tham gia của NB vào q trình chăm sóc sức khoẻ đã được
công nhận là yếu tố quyết định quan trọng trong việc quản lý bệnh thành cơng.
Hiện nay có nhiều định nghĩa về hiểu biết y tế nhưng chưa định nghĩa nào
cơng nhận tồn diện và đầy đủ [46]. Tuy nhiên có hai định nghĩa được các nhà nghiên
cứu sử dụng nhiều nhất. Theo WHO (1998): Hiểu biết y tế là “Khả năng của cá nhân
để tiếp cận, hiểu, sử dụng thơng tin để nâng cao và duy trì sức khoẻ tốt” [43]. Theo
Viện Y học Hoa Kỳ (2004): Hiểu biết y tế là: “Khả năng của cá nhân để tìm được,
xử lý và hiểu các thông tin, dịch vụ y tế cơ bản cần thiết để đưa ra quyết định y tế
thích hợp” [30].
Kiến thức về y tế giúp NB cải thiện tình trạng sức khoẻ, giảm chi phí chăm
sóc, giảm tỷ lệ nhập viện và giảm tỷ lệ sử dụng các dịch vụ y tế hơn [39]. NB có kiến
thức về bệnh, có thái độ và hành vi sức khoẻ tích cực, biết tự chăm sóc bản thân, tự
nâng cao chất lượng cuộc sống và luôn tuân thủ điều trị tốt [24]. Ngược lại, những
người có hiểu biết y tế chưa đầy đủ có số lần nhập viện nhiều hơn, chi phí chăm sóc
sức khoẻ cao hơn. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, số tiền tiết kiệm được bằng việc
cải thiện hiểu biết y tế năm 2006 từ 108 tỷ USD lên đến 238 tỷ USD [51]. Nghiên
cứu của Dương Văn Tuyền và cộng sự (2015) chỉ ra kiến thức y tế có liên quan đến
trình độ học vấn, tự giác tập thể dục, tham gia các hoạt động cộng đồng, xem truyền

Thang Long University Library



16

hình liên quan đến sức khoẻ. Một số yếu tố xã hội và yếu tố cá nhân được xác định
có liên quan đến hiểu biết y tế là người mắc bệnh mạn tính lâu năm, thể chất, tuổi tác
và nghề nghiệp [29].
1.4.2. Hành vi tự chăm sóc của người bệnh
Theo WHO, “Tự chăm sóc là hoạt động cá nhân, gia đình và cộng đồng thực
hiện với mục đích tăng cường sức khoẻ, phòng bệnh, hạn chế bệnh tật và phục hồi
sức khoẻ. Những hoạt động này bắt nguồn từ kiến thức và kỹ năng, từ sự kết hợp của
trình độ chun mơn và kinh nghiệm tích luỹ” [41]. Theo Artinian và cộng sự, tự
chăm sóc bản thân là hành động do các cá nhân chủ đích thực hiện vì lợi ích duy trì
cuộc sống, sức khoẻ, hồn thiện bản thân, duy trì hạnh phúc [23].
Tự chăm sóc đối với người bệnh suy tim là một quá trình ra quyết định liên
quan đến các thực hành tự nhiên của người bệnh nhằm duy trì sự ổn định của bệnh
và ngăn chặn các đợt cấp. Tự quản lý chăm sóc là khả năng một cá nhân trong theo
dõi các triệu chứng, tuân thủ điều trị, phòng ngừa các hậu quả về thể chất và tâm lý
và thay đổi lối sống khi có bệnh mạn tính. NB cần có kiến thức về bệnh tật từ đó tự
đưa ra các quyết định hành động chăm sóc trong từng hồn cảnh cụ thể. NB có kiến
thức về bệnh suy tim biết cách theo dõi dấu hiệu tăng nặng của mức độ suy tim, phòng
ngừa các biến chứng, tuân thủ thuốc điều trị và thăm khám theo đúng hẹn của bác sĩ,
NB tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hàng ngày (không hút thuốc lá, khơng uống
nhiều rượu bia, ăn hạn chế muối), phịng cúm và các bệnh nhiễm trùng, có chế độ
nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress và vận động tập luyện phù hợp với bệnh.
Các chương trình giáo dục bệnh nhân tự chăm sóc đã chứng minh hiệu quả
trong lợi ích sức khoẻ và kinh tế đối với NB và gia đình NB, tăng tuân thủ điều trị,
cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ nhập viện và giảm
số ngày nằm viện, giảm chi phí sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ [20].
Bảng 1.4: Giáo dục bệnh nhân suy tim kỹ năng và thói quen tự chăm sóc (theo
ESC 2008)

Chủ đề giáo dục

Kỹ năng và thói quen tự chăm sóc


×