Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

TÍN HIỆU THẨM MĨ XUÂN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.95 KB, 59 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




TRẦN THỊ NHUNG




TÍN HIỆU THẨM MĨ XUÂN
TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








SƠN LA, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC






TRẦN THỊ NHUNG




TÍN HIỆU THẨM MĨ XUÂN
TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH



CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. Bùi Thanh Hoa




SƠN LA, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN

Khóa luận được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học tận tình của TS.
Bùi Thanh Hoa, sự quan tâm của ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, các giảng viên

trong tổ Tiếng Việt, khoa Ngữ Văn trường Đại học Tây Bắc, cùng sự động viên,
ủng hộ của các bạn sinh viên.
Nhân dịp khóa luận được công bố tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Bùi Thanh Hoa, ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo, các bạn sinh
viên đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2013
Người thực hiện
Trần Thị Nhung

















CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

TH : Tín hiệu
THNN : Tín hiệu ngôn ngữ

THTM : Tín hiệu thẩm mĩ
BTTV : Biến thể từ vựng
BTKH : Biến thể kết hợp
YNTM : Ý nghĩa thẩm mĩ




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 1
3. Đối tượng vàphạm vinghiên cứu 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 2
4.1. Mục đích của khóa luận 2
4.2 Nhiệm vụ của khóa luận 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp của khóa luận 3
6.1. Ý nghĩa lí luận 3
6.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
7. Cấu trúc của khóa luận 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5
1.1. Cơ sở lí thuyết 5
1.1.1. Khái niệm tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ 5
1.1.1.1. Tín hiệu ngôn ngữ 5
1.1.1.2. Tín hiệu thẩm mĩ 9
1.1.2. Phương thức cấu tạo của tín hiệu thẩm mĩ trong văn bản nghệ thuật 11

1.1.2.1. Ẩn dụ 11
1.1.2.2. Hoán dụ 12
1.1.3. Chức năng của tín hiệu thẩm mĩ 12
1.1.3.1. Chức năng biểu hiện 12
1.1.3.2. Chức năng tác động 13
1.1.4. Những đặc trưng tiêu biểu của tín hiệu thẩm mĩ 13
1.1.4.1. Tính truyền thống và tính cách tân 13
1.1.4.2. Tính biểu trưng 14
1.1.5. Các biến thể của tín hiệu thẩm mĩ trong văn bản nghệ thuật 15
1.1.5.1. Biến thể từ vựng 15
1.1.5.2. Biến thể kết hợp 15
1.2. Những nhân tố của ngữ cảnh tác động đến tín hiệu thẩm mĩ xuân trong
thơ Nguyễn Bính 16
1.2.1. Tiểu sử 16
1.2.2. Quê hương và thời đại 18
Tiểu kết 19
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ XUÂN
TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH 20
2.1. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại 20
2.2. Biến thể kết hợp 21
2.3. Biến thể từ vựng của tín hiệu thẩm mĩ xuân trong thơ Nguyễn Bính 22
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA THẨM MĨ CỦA TÍN HIỆU XUÂN TRONG THƠ
NGUYỄN BÍNH 26
3.1. Nghĩa của xuân theo từ điển 26
3.2. Các nét nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ xuân trong thơ Nguyễn Bính 26
3.2.1. Nghĩa thực – chỉ thời gian 26
3.2.2. Nghĩa biểu trưng 32
3.2.2.1. Biểu trưng cho tuổi trẻ và khát vọng tình yêu 32
3.2.2.2. Biểu trưng cho bước đi của thời gian, thể hiện nỗi buồn, sự cô đơn 36
3.2.3. Tín hiệu thẩm mĩ xuân và những sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Bính . 42

3.3. Tín hiệu thẩm mĩ xuân và phong cách thơ Nguyễn Bính 43
PHẦN KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC



1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng tôi chọn nghiên cứu khóa luận: “Tín hiệu thẩm mĩ xuân trong thơ
Nguyễn Bính” vì những lí do sau:
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và Thơ mới nói riêng,
Nguyễn Bính là một nhà thơ, một cây bút xuất sắc của thơ ca lãng mạn thời kì
1932 – 1945. Ông là thi sĩ nổi tiếng ở chặng đường cuối cùng của Thơ Mới, lúc
này Thơ mới không còn cái “rạo rực, băn khoăn”, “rộng mở”, “mơ màng”,
“hùng tráng”… của thời trước mà nó đã dần rơi vào cái thế giới của sự bế tắc,
mất phương hướng, Thơ mới chỉ còn thoi thóp chút hơi thở còn sót lại. Hầu hết
các tác giả Thơ mới lúc này tìm đến với rượu, thuốc phiện, kĩ nữ và xem đó là
nơi để giải tỏa nỗi niềm u uất, sự bất đắc chí… Nguyễn Bính xuất hiện trong thế
giới ấy như một hiện tượng văn học hết sức rực rỡ, được đánh giá là một trong
ba đỉnh cao của Thơ mới, làm vực dậy cái “hồn” Thơ mới trong thời khắc cuối
cùng của nó.
THTM trong tác phẩm văn học là chiếc chìa khóa để khám phá những
đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. THTM ấy bao giờ cũng
được nhà văn sử dụng nhằm mục đích và hiệu quả nghệ thuật nhất định.
THTM xuân trong thơ Nguyễn Bính là một TH nghệ thuật quan trọng chứa
đựng rất nhiều ý nghĩa biểu trưng về tư tưởng của nhà thơ. Đó chính là lí do
chính yếu quyết định đến việc chúng tôi lựa chọn vấn đề THTM xuân trong
thơ Nguyễn Bính dưới góc độ là những THTM nhằm khẳng định cách tiếp

cận mới các hình tượng văn học từ góc độ lí thuyết về THTM, để góp thêm
tiếng nói ca ngợi tài năng xuất chúng của nhà thơ, đồng thời phục vụ cho
việc giảng dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường hiện nay, và ở mức độ
nhất định góp phần nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mĩ các thi phẩm Nguyễn
Bính nói riêng, các tác phẩm thơ ca nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Từ khi xuất hiện trên thi đàn thơ ca lãng mạn 1930 – 1945 Nguyễn Bính đã
trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều bạn văn, bạn thơ và giới phê bình
nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu, bình luận về thơ của Nguyễn Bính ở
nhiều phương diện đã xuất hiện: người nói về phong cách thơ Nguyễn Bính, nội
dung thơ Nguyễn Bính, người nói về bút pháp nghệ thuật thơ Nguyễn Bính hay
con người trong thơ Nguyễn Bính…. Có thể điểm qua một số tác giả nổi tiếng
nghiên cứu về Nguyễn Bính như: Hoài Thanh, Chu Văn Sơn, Hà Minh Đức,
Đoàn Đức Phương, Tô Hoài, Thanh Việt, Mã Giang Lân, Vương Trí Nhàn,

2
Hoàng Như Mai Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Nguyễn Bính mới tập trung
vào tìm hiểu các tác phẩm của ông từ góc độ văn học, những công trình nghiên
cứu các tác phẩm của ông từ góc độ ngôn ngữ học còn chưa nhiều. Thực tế cho
thấy, việc nghiên cứu thơ Nguyễn Bính từ góc độ lí thuyết THTM nói chung,
đặc biệt THTM xuân trong thơ ông hầu như cho đến nay vẫn chưa thấy có công
trình chuyên khảo nào. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề này để tiến hành
nghiên cứu.
3. Đối tượng vàphạm vinghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ đạo của chúng tôi trong đề tài này là đặc điểm
cấu tạo và ý nghĩa biểu trưng của THTM xuân trong thơ Nguyễn Bính qua đó
khẳng định phong cách thơ ông trong thi đàn thơ Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành đề tài này chúng tôi khảo sát, nghiên cứu tất cả các tập thơ của

Nguyễn Bính trước Cách mạng gồm có: Lỡ bước sang ngang (1940), Tâm hồn
tôi (1940), Hương cố nhân (1941), Một nghìn cửa sổ (1941), Người con gái ở
lầu hoa, Mười hai bến nước, Mây tần (1942). Sau Cách mạng có: Sóng biển cỏ,
Ông lão mài gươm (1947), Mừng Đảng ra đời (1953), Trả ta về (1955), Gửi
người vợ miền Nam (1955), Đồng Tháp Mười (1955), Nước giếng thơi (1957),
Tình nghĩa đôi ta (1960), Đêm sao sáng (1962).
Các tập thơ này được giới thiệu trong cuốn Hoàng Xuân (2004), Nguyễn
Bính thơ và đời, Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận
4.1. Mục đích của khóa luận
Dựa trên những cơ sở lý thuyết về THTM, chúng tôi mong muốn tiếp tục
thể nghiệm phương pháp nghiên cứu văn học dưới cái nhìn của TH học nói
chung, THTM nói riêng, đồng thời đóng góp tiếng nói khẳng định thêm những
thành công của thơ Nguyễn Bính nói riêng và dòng thơ ca lãng mạn nói chung,
qua đó khắc họa phong cách ngôn ngữ của thi sĩ này.
4.2 Nhiệm vụ của khóa luận
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào các vấn đề sau:
- Giới thiệu lí thuyết về THTM trong văn học.
- Đôi nét về tác giả Nguyễn Bính.

3
- Tập trung làm rõ THTM xuân trong thơ Nguyễn Bính.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận chúng tôi đã sử dụng các phương pháp, nghiên
cứu sau:
1. Phương pháp nghiên cứu thống kê, phân loại: Khóa luận tiến hành thống
kê tần số xuất hiện của THTM chỉ xuân trong mọi hoàn cảnh xuất hiện của
chúng dưới dạng THTM, biến thể và các yếu tố ngôn ngữ khác cùng xuất hiện
với các THTM này.
2. Phương pháp phân tích diễn ngôn và ngữ nghĩa tức phân tích nghĩa của

từ theo ngữ cảnh sử dụng: Phương pháp này được áp dụng khi khảo sát sự xuất
hiện của các từ ngữ chỉ xuân cùng với các từ ngữ khác xuất hiện kèm theo ở
những ngữ cảnh khác nhau trong thơ Nguyễn Bính với tư cách là những THTM
văn chương, phân tích ý nghĩa của các từ ngữ đó trong từng hoàn cảnh sử dụng,
đối tượng sử dụng.
3. Phương pháp xác lập ngữ cảnh trống để tìm sự khác biệt ngữ nghĩa giữa
các từ đồng nghĩa: Các từ ngữ cùng chỉ xuân tuy là đồng nghĩa nhưng ở mỗi ngữ
cảnh sử dụng từ chúng lại có sự khác nhau về ý nghĩa, về sắc thái biểu cảm –
đánh giá và phạm vi sử dụng.
6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Ý nghĩa lí luận
Khóa luận góp phần tìm hiểu thêm về THTM xuân trong thơ Nguyễn Bính.
Đây là TH đặc biệt được sử dụng rất nhiều lần trong ngôn ngữ nghệ thuật, tạo
nên những giá trị đặc sắc cho những tác phẩm văn chương, ngôn ngữ văn
chương nói chung và ngôn ngữ của tác giả trong đó có Nguyễn Bính nói riêng.
Việc tìm ra những ý nghĩa biểu trưng của mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính
nhằm giúp bổ sung kiến thức về THTM trong văn chương được đầy đủ, toàn
diện hơn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Lí luận và thực tiễn cách nhau một khoảng rất lớn. Chúng ta thấy rõ điều đó
ở phần lớn các giờ giảng môn Ngữ văn trong nhà trường THPT và THCS, giáo
viên và học sinh chưa đi phân tích sâu và tỉ mỉ THTM xuân trong thơ Nguyễn
Bính. Vì thế phân tích, giảng dạy các tác phẩm thơ của Nguyễn Bính giáo viên
hầu như chưa giúp học sinh cảm nhận và thấy được tác dụng, ý nghĩa, cái hay,
cái đẹp của THTM xuân trong thơ ông.

4
Trong điều kiện có thể khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh
viên khi tìm hiểu THTM văn chương đặc biệt là THTM xuân trong thơ Nguyễn
Bính.

7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần mục lục, tài liệu tham khảo, khóa
luận kết cấu gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của THTM xuân trong thơ Nguyễn Bính
Chương 3: YNTM của TH xuân trong thơ Nguyễn Bính




5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Cơ sở lí thuyết
1.1.1. Khái niệm tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ
1.1.1.1. Tín hiệu ngôn ngữ
Ở khắp mọi nơi trong đời sống xã hội, con người phát hiện, làm quen, xây
dựng và sử dụng nhiều kiểu TH khác nhau. Ví như: hệ thống đèn giao thông,
tiếng trống, chuông, kẻng báo hiệu giờ làm việc hoặc học tập, chữ nổi cho người
mù, tiếng còi tàu….
Theo P.Guiraud: “Một TH là một kích thích mà tác động của nó đến cơ
thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác” [1, 25]. Theo cách hiểu như
vậy thì bất kì hình thức vật chất nào mà có khả năng gợi ra trong kí ức của con
người một hình ảnh nào đó thì đều được coi là TH cả, không phân biệt nguồn
gốc của nó là tự nhiên hay nhân tạo, có chức năng giao tiếp hay không… Một sự
vật được coi là một TH phải đảm bảo ba yêu cầu sau:
Phải là vật chất, kích thích đến giác quan của con người và con người cảm
nhận được.
Phải đại diện cho một cái gì đó, gợi ra một cái gì đó không phải là chính
nó. Tức là phải có hai mặt: mặt biểu đạt (dấu hiệu vật chất có thể tác động đến

giác quan con người) và mặt được biểu đạt (nội dung, ý nghĩa mà con người tiếp
nhận TH lĩnh hội thông qua mặt biểu đạt).
Phải nằm ngay trong một hệ thống TH nhất định để xác định tư cách TH
của mình cùng với các tín hiệu khác.
Ngôn ngữ có lịch sử phát triển lâu đời và được quan tâm nghiên cứu. Xét
trong bình diện TH học trong nghiên cứu ngôn ngữ người ta cũng cho rằng ngôn
ngữ là một hệ thống THNN, mang bản chất TH.
Theo GS. Bùi Minh Toán, ngôn ngữ: “là tiếng nói của con người (có thể
ở dạng nói hay dạng viết) dùng để con người tư duy, giao tiếp và sáng tạo nghệ
thuật”. [30, 12]
Như vậy, ngôn ngữ đảm nhiệm nhiều chức năng trọng đại trong đời sống
con người và xã hội loài người, trong đó có hai chức năng cơ bản nhất là: chức
năng tư duy và chức năng giao tiếp. Để thực hiện điều đó, ngôn ngữ đã được tổ
chức theo những nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc TH và nguyên tắc hệ thống,
nói cách khác ngôn ngữ là một hệ thống TH. THNN là chất liệu để tạo nên

6
THTM trong văn chương. Để làm được điều đó cần có quá trình chuyển hóa
nhờ sự sáng tạo của nghệ sĩ và sự lĩnh hội, cảm thụ của độc giả.
Trong cuốn Ngôn ngữ với văn chương GS. Bùi Minh Toán bàn về TH
ngôn ngữ như sau: “THNN nói riêng và TH nói chung đều là những dạng vật
chất tác động vào giác quan của con người để con người nhận thức và lĩnh hội
được một nội dung ý nghĩa cần thiết về hiểu biết, tư tưởng, tình cảm, hành động
hay cảm xúc”. [30, 125]
Trong số rất nhiều các TH mà con người sử dụng hiện nay, THNN có lịch
sử lâu đời và phổ biến rộng khắp nhất. Từ khi ra đời cho đến nay, ở mọi lúc, mọi
nơi, mọi lĩnh vực của đời sống, con người đều dung đến THNN. Có thể nói ngôn
ngữ là hệ thống TH đặc biệt, là hệ thống TH phổ biến nhất, lâu đời nhất và quan
trọng nhất đối với cuộc sống con người.
THNN có các tính chất cơ bản sau:

* Tính hai mặt
Tính chất TH của ngôn ngữ thể hiện ở tính hai mặt: mặt biểu đạt của
THNN là âm thanh chúng ta nghe được; mặt được biểu đạt là ý nghĩa, khái niệm
về sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất… mà âm thanh đó gọi tên và phản
ánh. So với các TH khác, mối quan hệ giữa hai mặt của ngôn ngữ đa dạng,
phức tạp hơn nhiều. Có thể thấy mỗi từ là một thể thống nhất giữa mặt âm
thanh và ý nghĩa. Thể thống nhất này vừa dùng để chỉ những sự vật, đồ vật,
hành động, tính chất cụ thể trong thế giới khách quan (nghĩa biểu vật), vừa
được dùng để nêu những hiểu biết của người sử dụng về những sự vật, đồ vật,
hoạt động, tính chất (nghĩa biểu niệm). Mặt khác, trong những trường hợp sử
dụng cụ thể, từ lại có thể đại diện cho những sự vật khác nhau (hiện tượng
chuyển nghĩa).
Ví dụ: Từ hoa ngoài ý nghĩa vốn có, trong từng trường hợp sử dụng cụ
thể, nó có thể biểu thị những đối tượng khác nhau như:
Hoa mang ý nghĩa chỉ người phụ nữ có nhan sắc khi:
Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Có khi hoa lại dùng để chỉ người tình nhân hào hoa, phong nhã:


7
Nàng rằng khoảng trắng đêm trường
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Tính chất đặc biệt như vậy của THNN làm cho chúng trở nên uyển
chuyển và làm cơ sở cho khả năng tạo các sắc thái tu từ, tạo tính hình tượng,
tính thẩm mĩ cho tác phẩm văn học.
* Mang tính chất võ đoán
Mối quan hệ phổ biến giữa hai mặt của TH nói chung và THNN nói riêng

là mối quan hệ võ đoán, tức là không có lí do. Song, trong THNN có một số
trường hợp mức độ võ đoán thấp, nghĩa là tính có lí do. F. De. Saussure trong
Giáo trình ngôn ngữ học đại cương NXB KHXH, H, 1973, ông đã nêu ra các
trường hợp tính có lí do:
Thứ nhất: có lí do về âm thanh (từ tượng thanh), tức là hình thức âm thanh
của chúng là do mô phỏng âm thanh tự nhiên: rào rào, róc rách, gâu gâu, tắc
kè…
Thứ hai: có lí do về nghĩa (chuyển nghĩa), tức là giữa nghĩa chuyển ở từ
đa nghĩa với nghĩa gốc và với âm thanh của từ đã có mối quan hệ có lí do: giống
nhau ở một hay một số nét nghĩa nào đó. Ví dụ như từ đơn đầu (nghĩa gốc: bộ
phận trên cùng của người hay bộ phận trước hết của con vật, có chứa bộ não,
điều khiển cơ thể) so sánh nghĩa của nó với các tổ hợp: đầu bàn, đầu bút, đầu
cành… (phần trước tiên của đồ vật); đầu núi, đầu sông, đầu làng… (phần trước
tiên của không gian)… Chúng ta thấy nghĩa của đầu trong các cách dùng sau có
tính kí do: đều chỉ phần dưới trước hết hay trên cùng của một sự vật nào đó.
Như vậy, tính võ đoán của THNN không mang tính tuyệt đối.
* Tính chất đa trị
Ở nhiều loại TH mang tính đơn trị, tức là mỗi hình thức TH thường chỉ
biểu thị một nội dung. Chẳng hạn, TH đèn giao thông: màu xanh chỉ ứng với
nghĩa được đi, màu đỏ biểu đạt nghĩa dừng lại, màu vàng chỉ nghĩa chuẩn bị.
Còn THNN có tính đa trị, nghĩa là có thể có các trường hợp:
- Một THNN biểu thị nhiều nội dung khác nhau, như trường hợp các từ
nhiều nghĩa, đồng âm. Ví dụ, cùng hình thức âm thanh đánh, theo Từ điển tiếng
Việt có 27 nghĩa.
- Nhiều THNN biểu thị một nội dung, như trường hợp các từ đồng nghĩa.

8
- Nội dung của mỗi THNN, ngoài phần hiện thực khách quan còn có thể
gợi ra những tình cảm, cảm xúc, thái độ, cách đánh giá… đối với các sự vật,
hiện tượng (nghĩa biểu cảm).

Các phương diện đồng âm, đồng nghĩa, nhiều nghĩa cũng như các sắc thái
kèm theo của các THNN thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học. Vì vậy,
khi tiếp cận các tác phẩm văn chương, chúng ta cần chú ý đến các phương diện
đó.
* Mang tính hình tuyến
Mặt biểu đạt của ngôn ngữ là âm thanh, khi sử dụng, các âm thanh ngôn
ngữ diễn ra lần lượt, kế tiếp nhau trong thời gian. Nói cách khác, các THNN có
tính hình tuyến rất chặt chẽ. Tính hình tuyến của các THNN thể hiện rõ khi
chúng ta ghi lại bằng chữ viết (dùng tuyến không gian của TH văn tự thay cho
sự kế tiếp trên tuyến thời gian).
Chính tính hình tuyến của THNN dẫn đến một hệ quả: thứ tự của các TH
cũng đóng vai trò cần yếu trong việc thể hiện nội dung ý nghĩa, thay đổi nghĩa,
làm mất nghĩa, thêm nghĩa biểu cảm, nhấn mạnh ý… khi thứ tự các từ ngữ thay
đổi, tuy vẫn là từ ấy. So sánh: thuê nhà/ nhà thuê, thịt gà/ gà thịt, ba tháng/
tháng ba, củi một cành khô lạc mấy dòng/ một cành củi khô lạc mấy dòng…
Tính hình tuyến của THNN là điểm cơ bản giúp ta phân biệt nó với các
TH khác. Các TH khác có thể được sắp xếp, phân bố trong một không gian đa
chiều, thậm chí bất chấp cả trật tự không gian và thời gian, nhưng với ngôn ngữ
thì tất cả đều được giới hạn trong trật tự thời gian. Tính chất này là nguyên lí cơ
bản chi phối hoạt động của ngôn ngữ, giúp cho các cá nhân tham gia giao tiếp
nhận biết được các đoạn âm thanh (ngữ đoạn), phân tích và hiểu được, đồng thời
giúp cho các nhà nghiên cứu nhận diện, phát hiện được các đơn vị ngôn ngữ, các
quy tắc cấu tạo từ, đặt câu, dựng đoạn và tạo lập văn bản… Nhờ tính hình tuyến
mà văn chương có thể trần thuật, miêu tả, diễn bất tận, không hề bị giới hạn về
thời gian của các biến cố hay tâm trạng.
* Mang tính hệ thống
Các THNN không tồn tại riêng biệt mà có mối quan hệ qua lại với nhau
tạo thành một hệ thống chặt chẽ. Ngôn ngữ của con người xuất hiện và phát
triển một cách tự nhiên trong vòng nhiều thế kỉ, thể hiện mình là một hệ thống
phức tạp. Các đơn vị của hệ thống ngôn ngữ thuộc các loại khác nhau, thực

hiện những chức năng khác nhau, và quan hệ với nhau rất phức tạp. Vì vậy
ngôn ngữ không đơn giản là tập hợp cơ học các đơn vị độc lập với nhau mà là

9
một hệ thống có tổ chức, tương tác với nhau, hỗ trợ nhau một cách chặt chẽ và
có hiệu quả.
Các mối quan hệ thường được nhắc đến trong hệ thống ngôn ngữ là: quan
hệ cấp độ, quan hệ đồng nhất và đối lập, quan hệ dọc (đối vị liên tưởng), quan
hệ ngang (tuyến tính, ngữ đoạn). Các quan hệ này, một mặt, có tác dụng khu biệt
giá trị của từng yếu tố trong hệ thống, mặt khác quy định chức năng chung của
toàn bộ hệ thống. Sự khu biệt các yếu tố trong hệ thống dựa trên quan hệ đồng
nhất và đối lập giữa các TH trên trục liên tưởng của ngôn ngữ. Chẳng hạn, xét
một dãy đồng nghĩa: ăn, tọng, đớp, hốc… đều mang nghĩa chung (là hành động
đưa thức ăn vào miệng), nhưng mặt đối lập của các đơn vị từ vựng chính là màu
sắc tu từ của từng đơn vị. Như vậy giá trị của một THNN tự nhiên được xác định
bởi mối quan hệ trong nội bộ hệ thống.
Từ đó có thể khẳng định, bản chất hệ thống của THNN đảm bảo cho ngôn
ngữ thực hiện những chức năng trọng đại trong tư duy và giao tiếp của con
người trong cộng đồng ngôn ngữ.
Ngoài các tính chất trên, ngôn ngữ nói chung và THNN nói riêng còn
mang tính biểu cảm, dân tộc.
1.1.1.2. Tín hiệu thẩm mĩ
Mỗi loại hình nghệ thuật luôn có một chất liệu riêng để biểu hiện tư
tưởng, cảm xúc thẩm mĩ của tác giả. Các nhà nghiên cứu gọi chung những chất
liệu ấy bằng khái niệm: tín hiệu thẩm mĩ (THTM). Như vậy, khái niệm này có
thể hiểu theo hai cách:
Thứ nhất (nghĩa rộng): THTM là chất liệu để xây dựng nên hình tượng
nghệ thuật của tất cả các ngành nghệ thuật nói chung. Chẳng hạn, TH của hội
họa là đường nét, màu sắc, bố cục; của âm nhạc là âm thanh, tiết tấu; của điện
ảnh là hình ảnh; của sân khấu là hành động. Trong văn học người nghệ sĩ dùng

chất liệu ngôn từ để tạo ra các THTM, mỗi THTM đó đều có những ý nghĩa và
chức năng nhất định.
Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
Ở đây, câu ca dao không chỉ đơn thuần nói về chuyện sông nước, thuyền
bến mà còn mang ý nghĩa cao đẹp hơn, nó thể hiện tình cảm thủy chung, son sắt

10
giữa người con trai và người con gái. Thuyền và biển trở thành THTM biểu hiện
cho tình cảm con người.
Thứ hai (nghĩa hẹp): THTM là chất liệu của văn học. THTM lấy THNN
tự nhiên làm chất liệu nhưng đi vào từng tác phẩm cụ thể chúng được tổ chức lại
để phục vụ cho một mục đích thẩm mĩ nhất định. Dù có nguồn gốc từ hiện thực
hay chịu ảnh hưởng từ các nguồn văn học khác nhau, khi thực hiện chức năng
thẩm mĩ trong một tác phẩm văn học, các THTM đều được cấu tạo lại, tổ chức
lại trong mối quan hệ với các nhân tố của quá trình giao tiếp đặc biệt như một
hoạt động sáng tạo.
THTM (theo nghĩa hẹp), từ khi ra đời cho đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa trọn vẹn, thống nhất. Điểm chung trong quan niệm của các nhà nghiên cứu
là việc thừa nhận THTM là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của
nghệ thuật.
Trên cơ sở tiếp thu những người đi trước, chúng tôi chọn khái niệm
THTM của Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa như sau: “THTM là những
tín hiệu được sử dụng để thực hiện chức năng thẩm mĩ: xây dựng hình tượng
trong tác phẩm nghệ thuật”. [11, 270]
THTM được xây dựng trên cơ sở THNN tự nhiên, lấy ngôn ngữ tự nhiên
làm chất liệu biểu hiện. Do đó, “nếu coi ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống TH
nguyên cấp (hệ thống TH thứ nhất) thì ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống TH thứ
cấp (hệ thống TH thứ hai). Cái biểu đạt của THTM bao gồm cả hình thức ngữ

âm và ý nghĩa sự vật – logic của ngôn ngữ tự nhiên. Cái được biểu đạt là lớp ý
nghĩa hình tượng. Đây chính là trường hợp mà hệ thống thứ nhất sẽ được dùng
làm bình diện thể hiện hoặc làm cái biểu đạt cho hệ thống thứ hai”. [11, 10]
Như vậy, THTM là một TH phức hợp. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cái
biểu đạt và cái được biểu đạt của THTM không phải là mối quan hệ võ đoán mà
mang tính có lí do. Có thể miêu tả bản chất TH học của THTM như sau:
Âm thanh
Cái biểu đạt: Tín hiệu ngôn ngữ
Ý nghĩa sự vật, lô gic
THTM
Cái được biểu đạt: Ý nghĩa thẩm mĩ
Như vậy, giá trị của một THTM chủ yếu được quy định bởi những mối
quan hệ bên ngoài ngôn ngữ. Sự thực hiện chức năng của THTM của các mối

11
quan hệ ngữ đoạn, quan hệ tuyến tính trong văn bản ngôn từ và các nhân tố này.
Tuy nhiên, khác với ngôn ngữ tự nhiên, những mối quan hệ này là quan hệ mang
tính hàm ẩn, không biểu hiện một cách trực tiếp, tường minh.
1.1.2. Phương thức cấu tạo của tín hiệu thẩm mĩ trong văn bản nghệ thuật
THTM hình thành từ hai cơ sở: Ý nghĩa và giá trị thực thể của các thực
thể văn hóa và ý nghĩa bản thể trong hệ thống ngôn ngữ tự nhiên. Sự tổ chức lại
các TH tự nhiên thành các THTM để nâng cấp hoạt động nhận thức và biểu hiện
thế giới trong thế giới tinh thần của con người là một bước tiến quan trọng nhất
trong tư duy con người, biểu hiện sự kết hợp giữa tư duy lí tính và tư duy biểu
tượng: “Con người không chỉ phản ứng một cách trực tiếp và thô sơ trong phạm
vi những nhu cầu thực dụng, trái lại, những mối liên hệ đầy ý nghĩa của các sự
vật, đối tượng luôn bao bọc thế giới của con người. Nói cách khác, phản ứng
của một con người, trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào ý nghĩa biểu
trưng của sự vật, hơn thế con người còn khác xa với loài vật ở chỗ không chỉ
nhận biết ý nghĩa mối liên hệ của các sự vật riêng biệt mà luôn cố gắng sáng

tạo, phủ định, điều chỉnh lại sự diễn đạt bằng biểu tượng”.[11, 63]
Như vậy, các THTM trong văn học nghệ thuật có thể có nguồn gốc từ tự
nhiên - xã hội (các loại cây cối, động vật, các hiện tượng, vật thể tự nhiên hay
nhân tạo) hoặc là những chi tiết, sự kiện hay sản phẩm tinh thần thuộc đời sống
văn hóa của từng dân tộc hay nhân loại. Từ những nguồn ấy, THTM được cấu
tạo chủ yếu theo hai phương thức sau:
1.1.2.1. Ẩn dụ
Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa (lấy tên gọi của đối tượng này làm
tên gọi cho đối tượng khác) dựa trên mối quan hệ tương đồng, tức là có đặc
điểm nào đó giống nhau. Ở đây, đối tượng được quan niệm là giống nhau về
phương diện thẩm mĩ, chuyển từ nghĩa thông thường của tín hiệu ngôn ngữ sang
nghĩa thẩm mĩ của THTM.
Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Nổi bật trong đoạn thơ là THTM mặt trời. TH này được xác định từ
phương thức ẩn dụ, từ sự tương đồng giữa mặt trời (thiên thể vĩnh hằng trong vũ

12
trụ, phát ra ánh sáng và nhiệt độ, là điều kiện cần thiết cho sự sống) với cuộc đời
và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (mang lại ánh sáng cho dân
tộc Việt Nam).
1.1.2.2. Hoán dụ
Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa (lấy tên gọi của đối tượng này làm
tên gọi cho đối tượng khác) dựa trên mối quan hệ tương cận, tức là thường
xuyên đi đôi, gần gũi với nhau. Chẳng hạn:
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời.

(Mẹ Tơm – Tố Hữu)
Tim là một THTM được xây dựng theo phương thức hoán dụ để chỉ
những người mẹ như mẹ Tơm giàu tình thương yêu các chiến sĩ cách mạng, giàu
lòng yêu nước.
Tóm lại, ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chủ yếu để xây dựng
THTM từ các TH ngôn ngữ. Nhưng để có được giá trị và hiệu quả thẩm mĩ cao
thì bên cạnh việc thực hiện hai phương thức trên còn phải phối hợp với một số
biện pháp nghệ thuật khác như: các biện pháp về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
1.1.3. Chức năng của tín hiệu thẩm mĩ
1.1.3.1. Chức năng biểu hiện
Những kết quả nghiên cứu văn học từ góc độ TH học như: R. Jakovson,
R. Barthes, Y. Lotman… có thể cung cấp cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ hơn
về cái gọi là chức năng phản ánh của TH. Trong tác phẩm nghệ thuật, sự phản
ánh bản chất của đối tượng luôn đi liền với vai trò xây dựng hình tượng nghệ
thuật. Vì vậy, khái niệm chức năng biểu hiện bộc lộ rõ hơn mối quan hệ mật
thiết giữa: tác giả - đối tượng - TH- hình tượng nghệ thuật.
Trong phạm vi tác phẩm văn học, chức năng biểu hiện đối tượng và xây
dựng hình tượng của THTM phải luôn luôn là một sự tương tác của các kiểu
quan hệ, các cấu trúc. Do đó, THTM luôn được tổ chức theo các cấp độ mà ở cơ
sở là từ ngữ rồi đến các quan hệ cú đoạn và văn bản. Bên cạnh đó, đối tượng văn
học mà tác phẩm văn học biểu hiện không phải là một đối tượng mang tính
khách quan mà luôn là một đối tượng đã được chủ quan hóa, tinh thần hóa ở các
mức độ khác nhau. Cho nên, cái cốt yếu mà ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện
không phải là đặc điểm, thuộc tính, trạng thái của đời sống mà là toàn bộ thế
giới cảm xúc và tri nhận về đời sống ấy, đặc điểm ấy của một chủ thể nhất định.

13
Chẳng hạn: trong truyện ngắn của Nam Cao, giá trị biểu hiện là cảm quan hiện
thực của chính tác giả trước toàn bộ những hình ảnh đời sống đói khổ của người
nông dân Việt Nam trước Cách mạng với nạn đói năm 1945 và trình bày cảm

quan ấy trong một hình thức phù hợp, Nam Cao nhìn thấy cái đau của nhân tính
bị tha hóa nhưng vẫn khẳng định khao khát hướng thiện của con người ngay
trong cảnh khốn cùng vì miếng cơm manh áo.
1.1.3.2. Chức năng tác động
L. X. Vư gôt xki đã chỉ ra cơ chế của quá trình tác động từ các THNN đến
độc giả: “Sẽ đúng hơn nếu nói rằng khi cảm thụ nghệ thuật hình tượng cũng như
nghệ thuật trữ tình, quá trình tâm lí được diễn ra theo công thức: từ cảm xúc do
hình thức đến một cái gì tiếp sau đó. Vô luân trong trường hợp nào, cảm xúc do
hình thức vẫn là điểm mở đầu và xuất phát mà nếu thiếu nó thì hoàn toàn không
tiến hành được việc tìm hiểu nghệ thuật” [11, 108]. Đây là một luận điểm quan
trọng trong tâm lí học nghệ thuật và hoàn toàn xác đáng khi dùng để nói về quá
trình tác động của các THTM đến người đọc: hình thức là nhân tố đầu tiên tác
động đến cảm xúc thẩm mĩ của độc giả.
Quá trình tác động của ngôn ngữ nghệ thuật là sự tổng hòa và thẩm thấu
tất cả các phạm vi của đời sống tinh thần. Quá trình tác động thẩm mĩ chính là
sự kích thích những năng lực tưởng tượng và cảm xúc một cách có định hướng
rõ rệt nhằm cung cấp cho con người một khả năng tự ý thức, tự soi chiếu vào
bản thể của mình, đưa ra cái phần vô thức “từ chốn chật chội và bí lối của lĩnh
vực cá nhân ra khoảng không rộng lớn, bỏ mặc lại sau tất cả tính tạm thời và
hữu hạn của một cá tính bị giới hạn”. [11, 110]
1.1.4. Những đặc trưng tiêu biểu của tín hiệu thẩm mĩ
1.1.4.1. Tính truyền thống và tính cách tân
Tính truyền thống và tính cách tân của THTM liên quan đến vấn đề cái
mới của nó. Theo Đỗ Hữu Châu: “Truyền thống và cách tân là hai phương diện
biện chứng của THTM” [5, 559]. Nói đến tính truyền thống là nói đến cái cố
định, tính lặp lại, tính kế thừa, có sẵn của THTM trong kho tàng nghệ thuật của
một dân tộc. Nói đến cách tân là nói đến sự đổi mới, sự sáng tạo trong việc sử
dụng THTM của mỗi tác gả, thậm chí là trong từng tác phẩm. Nếu không có tính
cách tân thì THTM sẽ bị mài mòn, bị mất đi giá trị gợi hình tượng, gợi cảm xúc.
Trái lại nếu không có tính truyền thống thì THTM sẽ bị mất đi những điều kiện

nhất định về mặt liên tưởng giúp cho việc lĩnh hội THTM trong tác phẩm. Phải
bắt nguồn từ ca dao thì những câu thơ sau của Nguyễn Du mới có sức lay động
lòng người đến như vậy: Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc, nửa soi

14
dặm trường. Nếu theo truyền thống thì ca dao chỉ diễn tả được quy luật như một
lẽ thường, đó là cảnh chia lìa xuôi ngược. Song Nguyễn Du đã cách tân ở chỗ
dùng lẽ thường ở đời đó mà khơi sâu được bi kịch tình yêu hết sức nghiệt ngã
giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh, khi hai người chia tay nhau để chàng Thúc về quê
thưa chuyện với Hoạn Thư mong được lấy nàng Kiều làm vợ lẽ. Đây cũng chính
là cuộc chia tay chưa biết ngày gặp lại, chưa biết sự thể sẽ thế nào nên nó thấm
đẫm màu sắc tâm trạng. Những yếu tố truyền thống mang tính cố định, ổn dịnh
như điển cố, những ước lệ, tượng trưng khi được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ
có sức khơi gợi thẩm mĩ rất lớn. Cái mới trong cách sử dụng THTM có thể được
thể hiện ở việc xây dựng một THTM hoàn toàn mới, nhưng chủ yếu vẫn là sự
cách tân các THTM, ở việc đổi mới các THTM có sẵn trong truyền thống, mang
lại cho chúng những YNTM mới. Điều này chỉ có được thông qua sự sáng tạo
của người nghệ sĩ.
1.1.4.2. Tính biểu trưng
Tính biểu trưng là đặc tính của THTM khi xét trong mối quan hệ giữa cái
biểu hiện và cái được biểu hiện. Đây là mối quan hệ có lí do, liên quan đến năng
lực biểu trưng hóa của các yếu tố, các chi tiết, các sự vật, hiện tượng được đưa
vào làm THTM trong tác phẩm Tiếng Việt. Theo Nguyễn Thái Hòa: “Tính biểu
trưng là khả năng gợi ra một đối tượng khác ngoài sự thể hiện cụ thể của dấu
hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận”. [12, 103]
Biểu trưng, một mặt có tính hình tượng cụ thể, cái biểu hiện nó là một đối
tượng nào đó được quy chiếu từ hiện thực. Mặt khác, đó là ý nghĩa xã hội nào đó
được cả cộng đồng chấp nhận. Tính chất ước lệ chung cho cái biểu hiện này
chính là tính có lí do trong THTM nói chung. Đặc tính này còn cho thấy lối tư
duy, quan niệm xã hội… gắn với một cộng đồng nào đó, từ đó hình thành ý

nghĩa xã hội, được cả cộng đồng chấp nhận như vừa nói tới ở trên. Ví dụ: Hình
ảnh con cò trong ca dao Việt Nam thường gắn với thân phận thấp bé (Con cò mà
đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao), đức tính chịu thương, chịu khó
(Cái cò lặn lội bờ ao/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non), có khi lại được
hiểu là người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa phải vất vả, lam lũ, một nắng
hai sương lo cho chồng, cho con
Cũng do tính biểu trưng mà hiệu lực, giá trị của các THTM phụ thuộc vào
cách tri nhận, cách giải thích theo một thiên hướng nào đấy, một quy ước nào
đấy của cả cộng đồng mà có khi lại trái ngược với cộng đồng khác. Chẳng hạn,
với cộng đồng Ấn Độ giáo, Phật giáo như ở Nhật Bản, Việt Nam… biểu trưng
hoa sen được hiểu theo ý nghĩa đạo đức trong trắng, tiết độ, cứng rắn, một biểu

15
tượng đức hạnh, tượng trưng cho người hiền, nhưng với cộng đồng từ Địa Trung
Hải đến Ấn Độ và Trung Hoa thì hoa sen trước hết là bộ phận sinh dục, là âm hộ
mẫu gốc, bảo đảm cho các cuộc sinh thành và tái sinh, truyền lưu mãi mãi. Điều
này cũng liên quan đến tính truyền thống và tính cách tân trong việc lựa chọn
chất liệu (cái biểu hiện) cấu tạo nên THTM.
1.1.5. Các biến thể của tín hiệu thẩm mĩ trong văn bản nghệ thuật
1.1.5.1. Biến thể từ vựng
BTTV là những từ ngữ khác biệt về hình thức ngữ âm thanh với hằng thể
nhưng cùng biểu hiện một hình thức ý nghĩa như hằng thể. Đó có thể là các biến
thể ngữ âm, biến thể địa phương hay những từ ngữ gốc ngoại, hoặc từ ngữ phát
sinh.
Ví dụ, BTTV của TH mắt là: nhãn, mục, cửa sổ tâm hồn, mắt mũi (chỉ để
nói mắt)…
- Anh đây mục hạ vô nhân.
Nghe em xuân sắc mười phân não nùng.
(Ca dao)
- Mắt mũi để đâu mà xô vào người ta thế.

(Theo Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr. 619)
1.1.5.2. Biến thể kết hợp
BTKH là tất cả những từ ngữ cùng thuộc một trường nghĩa với hằng thể và
có thể kết hợp theo trục ngang với từ ngữ - hằng thể. Về mặt từ loại, BTKH có
thể là danh từ, động từ, tính từ, hoặc các cụm danh, cụm động, cụm tính… Về
mặt ý nghĩa, các BTKH của một hằng thể tuy cùng trường nghĩa với hằng thể,
nhưng có những ý nghĩa cụ thể đa dạng.
Ví dụ, đối với THTM mắt, BTKH có thể là những từ ngữ biểu hiện:
- Hình dáng của mắt: mắt lá răm, mắt bồ câu, mắt ốc nhồi, mắt
phượng, mắt lươn, mắt dài, mắt tròn, mắt ti hí…
Những người con mắt lá răm,
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
(Ca dao)
- Màu sắc của mắt: mắt xanh, mắt huyền, mắt đen, mắt nâu…

16
Người khôn con mắt đen sì,
Người dại con mắt nửa chì nửa thau.
(Ca dao)
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ)
Cũng vào du kích.
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
(Giang Nam)
- Trạng thái của mắt: mắt tinh, mắt lòa, mắt sáng, mắt mù, mắt đui, mắt
kèm nhèm…
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
(Nguyễn Đình Chiểu)
1.2. Những nhân tố của ngữ cảnh tác động đến tín hiệu thẩm mĩ xuân trong

thơ Nguyễn Bính
1.2.1. Tiểu sử
Nguyễn Bính tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính. Ông sinh ra vào cuối
xuân đầu hạ năm Mậu Ngọ 1918 tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Lộc
(nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Gia đình ông thuộc loại nhà nho thanh bần, sinh sống tại vùng đất nổi tiếng
đồng chua nước mặn. Thân phụ Nguyễn Bính là ông đồ Nguyễn Đạo Bình, tính
tình điềm đạm, hiền lành, rất trọng những người tài hoa, nghĩa khí, coi trọng tài
năng hơn của cải vật chất. Thân mẫu của Nguyễn Bính là bà Bùi Thị Miện, con
gái một gia đình khá giả, có truyền thống yêu nước, nết na, xinh đẹp ở thôn Vân,
xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Bà sinh được ba người con trai là:
Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Trọng Bính.
Bà Miện bị rắn độc cắn rồi mất năm 1918, lúc đó bà mới 24 tuổi, bà để lại ba
đứa con thơ dại, khi đó Nguyễn Mạnh Phác 6 tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ 3 tuổi,
Nguyễn Trọng Bính mới sinh được 3 tháng. Một năm sau vì gia cảnh neo người,
cụ ông cưới bà Phạm Thị Duyên làm kế mẫu. Có lẽ thiếu vắng tình cảm của mẹ
từ nhỏ nên về sau này ta thấy trong thơ ông xuất hiện rất nhiều những hình ảnh
người mẹ, người chị với tình cảm tha thiết, đáng trân trọng.

17
Nguyễn Bính từ nhỏ đã được cha kèm cặp, dạy chữ Nho. Nhưng rồi gia
cảnh ngày càng sa sút, vì thương cháu bà cả Giần (chị ruột bà Miện) cùng với
em trai là Bùi Trình Khiêm đã đưa ba cháu về nuôi học và tiếp tục cho ăn học
lớn khôn tại thôn Vân quê ngoại. Trong thời gian này Bính được học cả chữ
Quốc ngữ và chữ Hán, thường xuyên được nghe những câu chuyện thế sự do
cậu kể lại. Đây là khoảng thời gian Nguyễn Bính trau dồi được nhiều kiến thức
cả về chữ nghĩa văn chương cũng như cuộc sống hiện tại lúc bấy giờ.
Nguyễn Bính bắt đầu làm thơ và dịch thơ ngay từ những ngày vào học tiểu
học của trường huyện, có nhiều bài thơ được cậu Khiêm khen hay nên Bính
được cưng chiều. Lúc này Nguyễn Bính đã nổi tiếng ở làng Thiện Vịnh như một

thần đồng thơ, ông từng tham gia nhiều cuộc thi thơ và giành giải nhất trong
cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng. Mảnh đất quê hương cùng với
truyền thống gia đình thực sự là nơi đã hun đúc, nuôi dưỡng thành công một
nhân tài thơ cho đất nước đó là Nguyễn Bính.
Trong Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, Nguyễn Bính hoạt động ở Nam Bộ, nhà thơ tham gia mọi hoạt động
công tác và được giao những trách nhiệm trọng yếu. Tại Rạch Giá, Ông lập hội
“Văn hóa cứu quốc” và làm Phó Chủ Tịch “Tổng bộ Việt Minh”. Về sau ông
chuyển lên công tác ở Ban văn nghệ khu 8 tại Đồng Tháp Mười.
Tháng 11 – 1954 theo quy định của Hiệp định Giơnevơ tạm thời chia đôi
đất nước trong hai năm, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc và tiếp tục công tác tại “Hội
nhà văn Việt Nam”. Năm 1956, ông làm chủ tịch báo “Trăm hoa”, báo ra được
mấy số thì đình bản vì không có tiền tự túc để mua giấy in báo… Tới năm 1958,
Nguyễn Bính quay về Nam Định làm việc ở Ty văn hóa Thông tin Nam Định
dưới sự kèm cặp của nhà văn Chu Tấn và quan chức địa phương. Cách mạng
tháng Tám thành công, mặt trận Việt Minh giới thiệu, ông trúng cử đại biểu
Quốc hội khóa I ở tỉnh Nam Định.
Đến đầu năm 1964, Nguyễn Bính về làm việc ở Ty văn hóa Nam Hà cũ,
những năm tháng ngược xuôi trong Nam ngoài Bắc nhà thơ đã cống hiến và
đóng góp không ít cho sự trưởng thành của nền văn học hiện đại còn non trẻ.
Những thành công trên con đường sự nghiệp và cả những thăng trầm trong
những đoạn đường ấy đã khẳng định tài năng của Nguyễn Bính trong lĩnh vực
văn học nghệ thuật.
Nguyễn Bính mất khi mới tròn 48 tuổi – cái tuổi sung mãn nhất của đời
người, đời thơ. Đó là chiều 30 Tết năm 1966, khi ông đang dạo chơi trong nhà
một người bạn ở Lý Nhân – Hà Nam. Cái chết của ông để lại nhiều đau xót, tiếc

18
thương cho người thân và hơn hết là những bạn văn, bạn thơ của ông, công
chúng độc giả sẽ không còn có cơ hội đọc tiếp những dòng thơ ông viết nhưng

những gì mà thi sĩ đã viết, đã dâng hiến cho đời thì sẽ còn mãi. Năm 2000,
Nguyễn Bính được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh – giải thưởng cao quý
nhất của Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
1.2.2. Quê hương và thời đại
Nam Định là mảnh đất địa linh nhân kiệt, ngọa hổ tàng long – nơi nhánh
của con sông Hồng hiền hòa uốn quanh trước khi chảy ra biển, con sông như
dòng sữa ngọt ngào không bao giờ cạn, nuôi dưỡng và bồi đắp cho biết bao thế
hệ con cháu quê hương. Chúng ta không khỏi tự hào về một quê hương Nam
Định giàu truyền thống hiếu học với những vị quan trạng nguyên nổi tiếng như:
Lương Thế Vinh, Nguyễn Hiền, Đào Sư Tích; một Nam Định thanh bình với bề
dày văn hóa lịch sử đáng nể, là quê hương của các vua Trần và danh nhân quân
sự kiệt xuất một thời là Trần Quốc Tuấn, một Nam Định với những làng nghề
phát triển từ lâu đời. Và càng tự hào hơn khi “Nam Định – đất học, đất văn” đã
sinh ra và bồi đắp tâm hồn cho người con của đất Thành Nam – Nguyễn Bính
xứng đáng với truyền thống quê hương ông.
Không ai có quyền lựa chọn quê hương để mình sinh ra, nhưng chúng ta lại
có thể lựa chọn thái độ với quê hương. Hơn thế có thể tách con người ra khỏi
quê hương chứ làm sao có thể tách quê hương ra khỏi hồn người yêu quê. Nam
Định đã sinh ra Nguyễn Bính, đã ban cho ông một tài thơ trác việt, một tâm hồn
mang đầy đủ bản chất thôn dã của nó, cùng với toàn bộ tinh hoa, văn hóa tinh
thần của xứ sở được kết tụ từ ngàn đời. Nguyễn Bính là một người con đích thực
của dân tộc Việt Nam, nhưng là người con xuất chúng. Nguyễn Bính nhập cuộc
vào thời đại Thơ mới những năm 30 – 45 của thế kỉ XX; mang tầm vóc chung
của các thi sĩ nổi tiếng đương thời. Nguyễn Bính được bạn đọc mệnh danh là
“thi sĩ đồng quê”. Có thể thấy rằng, quê hương – hai tiếng thân yêu ấy đã đến
với Nguyễn Bính trong những vần thơ đầu tiên và cũng là những vần thơ hay
nhất của thi nhân. Làng Thiện Vịnh nghèo xơ xác, nằm giữa vùng chiêm trũng
của Nam Định, quanh năm đồng trắng nước trong ấy đã nuôi dưỡng hồn thơ thi
sĩ, đã tạo cho Nguyễn Bính bút lực dồi dào. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nằm
trong cái nôi của nền văn hóa châu thổ sông Hồng, Nguyễn Bính sớm được đắm

mình trong không gian làng quê, hấp thụ những giá trị văn hóa dân gian, dân tộc
nơi thôn dã. Tình cảm gắn bó mặn nồng với quê nghèo mà Nguyễn Bính thể
hiện cụ thể, rõ nét nhất ở mảng đề tài mùa xuân đã tạo nên những rung cảm chân
thành trong thơ ông, làm xao xuyến tâm hồn bao độc giả. Có thể nói rằng, mùa

19
xuân như một định mệnh đầy duyên nợ, nó luôn luôn gắn với hồn thơ Nguyễn
Bính và cũng chính tại bởi sinh ra vào những ngày đầu xuân đẹp đẽ nên mùa
xuân của ông mang phong vị rất riêng, không ai có thể bắt chước được. Nguyễn
Bính đã có công phát hiện vẻ đẹp thuần hậu, nhẹ nhàng mà tinh tế khó quên của
mùa xuân nơi làng quê, mùa xuân đến thì ai cũng biết, nhưng cảm nhận được
từng hơi thở của xuân đất Bắc thì không phải ai cũng có tài năng ấy.
Tiểu kết
THTM là những TH được sử dụng để thực hiện chức năng thẩm mĩ là xây
dựng hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy có thể coi THTM là phương
tiện quan trọng nhất của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và văn học nói
riêng. THTM được xây dựng trên cơ sở THNN tự nhiên, lấy ngôn ngữ tự nhiên
làm chất liệu biểu hiện. Giá trị của một THTM chủ yếu được quy định bởi
những mối quan hệ bên ngoài ngôn ngữ. Sự thực hiện chức năng của THTM là
sự thống nhất của mối quan hệ ngữ đoạn, quan hệ tuyến tính trong văn bản ngôn
từ và các nhân tố này. Hai phương thức cấu tạo cơ bản của THTM trong tác văn
bản nghệ thuật chính là ẩn dụ và hoán dụ, nhưng để có được giá trị và hiệu quả
thẩm mĩ cao thì bên cạnh việc thực hiện hai phương thức này còn phải phối hợp
với các biện pháp nghệ thuật khác. THTM có hai chức năng chủ yếu là chức
năng biểu hiện và chức năng tác động. THTM trong ngôn ngữ văn học có điểm
tương đồng nhưng cũng có điểm khác biệt so với THNN thông thường. Ngoài
những đặc trưng giống với THNN như: tính hình tuyến, tính võ đoán, tính hàm
súc, tính cá thể, tính hệ thống… thì THTM còn có các đặc trưng tiêu biểu khác,
đó là: tính truyền thống và tính cách tân, tính biểu trưng. THTM tồn tại ở hai
dạng là hằng thể và biến thể. Biến thể là dạng biểu hiện tuy khác biệt về hình

thức biểu đạt với hằng thể nhưng cùng chung hoặc có mối liên hệ mật thiết với ý
nghĩa hằng thể. Có hai loại biến thể là BTKH và BTTV. Mỗi THTM có thể ứng
với một hay một số biến thể ngôn ngữ nhất định. Chính sự biến đổi về hình thức
ngôn ngữ biểu đạt của THTM trong kết cấu văn bản văn học thường xảy ra cùng
với sự biến đổi về nội dung thẩm mĩ được biểu đạt, mang lại cái mới, cái cụ thể,
sinh động cho THTM trong mỗi lần nó xuất hiện.
Nguyễn Bính là một nhà thơ, một cây bút xuất sắc của thơ ca lãng mạn Việt
Nam. Sinh ra và lớn lên ở Nam Định, một vùng đất nổi tiếng với biết bao truyền
thống văn hóa lâu đời đã hun đúc ở người thi sĩ này một hồn thơ đậm chất quê
hương. Tuy hành trình một đời thơ có phần ngắn ngủi nhưng thi sĩ đã cống hiến
cho đời, cho kho tàng văn học hiện đại của dân tộc những trang thơ đầy tâm
huyết, rất chân thành, giản dị, lắng đọng, sâu xa.

×