Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Khóa luận tốt nghiệp địa lý: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.65 KB, 63 trang )


































TI


Chuyên ngành: - 













Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc đến cô giáo
, người đã trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn tới ban giám hiệu trường Đại học Tây Bắc,
Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa cùng các phòng
ban chức năng đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Em xin cảm ơn sự động viên giúp đỡ của tập thể lớp K50 - ĐHSP Địa lý
và gia đình trong thời gian nghiên cứu.
Luận văn hoàn thành sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận
được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các độc giả.

Sơn La, tháng 5 năm 2013








I

Stt


1
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
2
CHLB
Cộng hòa liên bang
3
CSHT
Cơ sở hạ tầng
4
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
5
TP
Thành phố
6
UBND
Uỷ ban nhân dân








 1
1.  1
 1
2.1. Mục tiêu 1
2.2. Nhiệm vụ 1
2.3. Giới hạn 2
 2
3.1. Trên thế giới 2
3.2. Ở Việt Nam 3
 4
4.1. Các quan điểm 4
4.2. Các phương pháp nghiên cứu chính 5
4.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích 5
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa 5
4.2.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê 6
4.2.4. Phương pháp bản đồ 6
 6
 6
:  7
 7
1.1.1. Khái niệm về du lịch 7
1.1.2. Tài nguyên du lịch 7
1.1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 8

1.1.3.1. Cơ sở hạ tầng 8
1.1.3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật 9
 9
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam 9
1.2.1.1. Số lượng khách du lịch 9
1.2.1.2. Doanh thu du lịch 10
1.2.1.3. Cơ sở lưu trú 10
1.2.1.4. Lao động ngành du lịch 11
1.2.2. Tình hình phát triển vùng du lịch Bắc Bộ 11
 13
 13
 13
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 13


2.2.1.1. Địa hình 13
2.2.1.2. Khí hậu 15
2.2.1.3. Sông ngòi và hồ 17
2.2.1.4. Sinh vật 18
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 19
2.2.2.1. Dân cư, dân tộc 19
2.2.2.2. Các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, khảo cổ, kiến trúc 21
2.2.2.3. Lễ hội và văn hóa dân gian 22
2.2.2.4. Kiến trúc, nghệ thuật 26
 26
2.3.1. Hệ thống giao thông vận tải 26
2.3.2. Thông tin liên lạc 27
2.3.3. Hệ thống điện 28
2.3.4. Hệ thống cung cấp nước 28
         PHÁT

 30

  30
3.1.1. Góp phần tăng ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 30
3.1.2. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân 30
3.1.3. Góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật 30
3.1.4. Góp phần nâng cao dân trí 31
3.1.5. Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 31
3.1.6. Góp phần giữ vững và bảo vệ an ninh quốc phòng 31
 31
3.2.1. Khách du lịch 31
3.2.2. Thu nhập du lịch và giá trị gia tăng của ngành du lịch 33
3.2.3. Cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ du lịch 36
3.2.3.1. Cơ sở lưu trú 37
3.2.3.2. Cơ sở ăn uống, nhà hàng 38
3.2.3.3. Các khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác 39
3.2.4. Lao động trong ngành du lịch 39
3.2.5. Không gian du lịch và các tuyến du lịch nội vùng, liên vùng 40
3.2.5.1. Không gian du lịch 40
3.2.5.2. Các tuyến du lịch nội vùng, liên vùng 42




 43
3.3.1. Các cơ sở để định hướng 43
3.3.2. Những định hướng phát triển du lịch Lạng Sơn đến năm 2020 44
3.3.2.1. Những định hướng chung 44
3.3.2.2. Định hướng thị trường 45

3.3.2.3. Định hướng sản phẩm 45
3.3.2.3. Định hướng tổ chức không gian du lịch 46
3.3.2.4. Định hướng đầu tư phát triển du lịch 47
3.3.3. Các giải pháp phát triển du lịch 47
3.3.3.1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch 48
3.3.3.2. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 48
3.3.3.3. Giải pháp về xúc tiến quảng bá 49
3.3.3.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 50
3.3.3.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế phát triển phát triển du lịch 50
3.3.3.6. Nhóm giải pháp về bảo đảm an ninh quốc phòng 51
 52





D

STT


Trang
1
2.1
Mức độ thuận lợi của khí hậu đối với hoạt động
du lịch nghỉ dưỡng.
15

2
2.2

Số lượng di tích được xếp hạng phân bố theo các
huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
19
3
2.3
Một số lễ hội ở Lạng Sơn( theo thời gian âm lịch)

20
4
3.1
Diễn biến khách du lịch đến Lạng Sơn giai đoạn
2000 – 2008
28
5
3.2
Thu nhập của ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2000 – 2008
30
6
3.3
Doanh thu du lịch theo giá thực tế và phân theo
thành phần kinh tế
31
7
3.4
Cơ cấu doanh thu du lịch Lạng Sơn giai đoạn
2001 – 2008
32
8
3.5

Hiện trạng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2000 - 2012
33




STT
Hình

Trang
1
3.1
Biểu đồ thể hiện thu nhập của ngành du lịch Lạng
Sơn giai đoạn 2000 - 2008
31





STT

1
Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn
2
Bản đồ tài nguyên du lịch
3
Bản đồ tổ chức không gian và tuyến, điểm du lịch





1



1. 
Du lịch là hoạt động có từ xa xưa trong lịch sử loài người. Nó đi kèm với
sự di chuyển từ nơi này tới nơi khác nhằm thăm quan, nghỉ ngơi… Ngày nay du
lịch là hoạt động thu được nhiều lợi nhuận và trở thành một ngành trong hoạt
động kinh tế của mỗi quốc gia.
Du lịch được ví là ngành “công nghiệp không khói”, là “con gà đẻ trứng
vàng”. Do đó, Đảng và nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến phát triển du lịch.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh “Phấn đấu đưa nước
ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm cỡ khu vực”.
Lạng Sơn là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Nơi đây có tài nguyên du
lịch phong phú, đa dạng. Việc phát triển du lịch của Lạng Sơn nằm trong định
hướng phát triển kinh tế của tỉnh, Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lạng
Sơn về phát triển du lịch đã chỉ rõ “Phát triển du lịch Lạng Sơn tương xứng với
tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng
cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển du lịch phải tạo ra sự
liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, văn hóa xã hội; phải gắn với việc giữ
gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa việc bảo vệ
và cải thiện môi trường sinh thái; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội để du lịch Lạng Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của
vùng Đông Bắc của đất nước”.
Tuy vậy, hiện nay sự phát triển của ngành du lịch vẫn chưa xứng với
tiềm năng cùa tỉnh. Do đó, nhìn nhận tổng thể tình hình phát triển du lịch

Lạng Sơn, từ đó, nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch
Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đưa ra những phương hướng và
giải pháp cho hoạt động du lịch là cần thiết. Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu
đề tài: “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn”.

2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch của tỉnh, đề
tài đề xuất những định hướng và giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn có
hiệu quả và bền vững.
2.2 . Nhiệm vụ
- Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch.
- Phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn.


2
- Đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển du lịch của tỉnh Lạng
Sơn đến năm 2020.
2.3. Giới hạn
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển
du lịch tỉnh Lạng Sơn. Từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp cho sự phát
triển du lịch của tỉnh.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Lạng Sơn từ
năm 1995 đến năm 2012 và đề xuất các giải pháp để phát triển đến năm 2020.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi tỉnh Lạng Sơn,
với diện tích 8323,78 km².
3. 
3.1. Trên thế giới
Hoạt động du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, buổi ban đầu
thường đi kèm với các hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các
vùng đất mới. Tuy nhiên, nếu xét trong hệ thống khoa học địa lý thì địa lý du

lịch là ngành còn non trẻ. Quá trình hình thành địa lý du lịch như là một khoa
học bắt đầu nửa sau những năm 1930 của thế kỷ XX. Đối tượng nghiên cứu mở
rộng từ việc nghiên cứu địa lý các luồng du lịch cho tới việc nghiên cứu tài
nguyên du lịch và phân vùng du lịch. Các công trình đầu tiên trong lĩnh vực địa
lý du lịch tập trung nghiên cứu các luồng du lịch và cả khai thác các địa phương
với mục đích tham quan, tìm hiểu, thăm dò thị trường, tìm cơ hội truyền bá giáo
lý. Điển hình là các công trình của khoa học du lịch Cracop 1936-1939 thuộc
trường Đại học Tổng hợp Iaghenlon. Từ đầu những năm 1960, các luồng du lịch
trong nước và quốc tế tăng lên mạnh mẽ, đặt trước địa lý nhiều nhiệm vụ cấp
thiết, trong đó có vấn đề đánh giá tài nguyên và tổ chức lãnh thổ du lịch. Dẫn
đầu trong lĩnh vực này là tác giả L.I.Mukhina 1973, N.X Cadanxcaia 1972,
Sephero 1973, các nhà địa lý cảnh quan của trường Đại học Tổng hợp quốc gia
Lomoloxop E.D Xnuanova, V.B Nephedova, L.G Suitchnco, BN Likhanop 1973
(Liên Xô cũ), Kostrowicki 1970, Warszyncka 1973 (Ba Lan), Mariot 1971,
Sulawicova 1973 CH Séc và Slovac.
Các công trình của các nhà địa lý phương Tây cũng có những đóng góp
nhất định vào lĩnh vực đánh giá tài nguyên du lịch, điển hình là các công trình
đánh giá và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ nghỉ ngơi du lịch 1966,
Helleiner 1972 (Canada)…
Trong những năm gần đây, khi lợi ích ngành kinh tế du lịch đem lại một
cách rõ rệt và những tác động của ngành này đối với những vấn đề có tính toàn
cầu thì việc nghiên cứu du lịch gắn với việc phát triển vùng lại trở nên cần thiết.


3
Ở Pháp Iean Pierre Jean – Lozoto (1990) nghiên cứu các tụ điểm du lịch và dòng
du lịch, sau đó phân tích các kiểu dạng không gian du lịch. Các nhà địa lý Anh,
Hoa Kỳ gắn nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch trong giới hạn
lãnh thổ một miền hay một vùng cụ thể.
Nhìn chung, trên thế giới trong những năm gần đây có rất nhiều các công

trình nghiên cứu về du lịch. Các nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn đối với việc
phát triển du lịch của các quốc gia trên thế giới.
3.2. Ở Việt Nam
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển nhanh và mạnh ở tất cả các
ngành kinh tế. Hòa chung xu thế đó, ngành du lịch nước ta cũng được quan tâm
và phát triển.
Hoạt động du lịch ở nước ta buổi ban đầu thường gắn với du lịch bao cấp
(khách mời của nhà nước). Do đó hoạt động du lịch của nước ta thực sự phát
triển từ thập niên 90 trở lại đây. Vì thế các công trình nghiên cứu cũng được bắt
đầu từ thời gian ấy. Một số công trình khởi đầu và cũng là nền tảng cho du lịch
đáng chú ý như: Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng hệ thống du lịch Việt
Nam (đề tài cấp nhà nước, chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1993 – 1995); Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010; Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Tổng cục du lịch
Việt Nam…
Thêm vào đó, còn nhiều tác giả dành thời gian tìm hiểu về du lịch và trình
bày dưới dạng sách như: Non nước Việt Nam (Phạm Công Sơn, 2009); Tổ chức
lãnh thổ du lịch Việt Nam (Lê Thông, 1998); Địa lý du lịch Việt Nam (Nguyễn
Minh Tuệ, 2010); Địa lý dịch vụ (Nguyễn Minh Tuệ, 2012)… các sách này đã
trình bày khái quát đặc điểm du lịch của nước ta về tiềm năng, thực trạng và
hướng phát triển.
Ngoài nghiên cứu du lịch cả nước, cũng có các bài nghiên cứu du lịch ở
từng vùng miền cụ thể của nước ta của viện nghiên cứu phát triển du lịch, tổng
cục du lịch: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Bộ và định hướng
đến năm 2020 (2000), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2000); Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 (2000). Các bài nghiên cứu ở từng vùng miền này đã chỉ ra tiềm năng,
thực trạng du lịch của từng vùng. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó
khăn để đề ra các bước đi trong các năm tới.

Dựa trên các đề án quy hoạch phát triển du lịch của cả nước cũng như của
vùng, các tỉnh cũng lập các đề án quy hoạch phát triển, bên cạnh đó cũng có


4
nhiều luận án thạc sĩ, tiến sĩ của các nhà nghiên cứu cũng nghiên cứu về du lịch
như: Tổ chức lãnh thổ du lịch ở Hải Phòng (Nguyễn Thanh Sơn, 1997); Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn
đến 2030 (Sở văn hóa thể thao và du lịch Lạng Sơn, 2009), Nghiên cứu tổ chức
lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La (Đỗ Thúy Mùi, 2010)…
Như vậy, đề tài nghiên cứu về du lịch Việt Nam đã đánh giá được một
cách khái quát tình hình phát triển du lịch Việt Nam. Nhìn một cách tổng quan,
các công trình nghiên cứu về du lịch cũng như hoạt động thực tiễn phát triển du
lịch không chỉ có tầm quan trọng trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế của đất nước mà còn là nguồn lực mới mẻ, tiếp sức cho
khoa học địa lý gắn mình với thực tiễn cuộc sống của xã hội, đem lại cơ hội cho
địa lý học đổi mới và phát triển.
 
4.1. Các quan điểm
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Tính tổng hợp và hệ thống đã trở thành những tiêu chuẩn khoa học không
thể thiếu để đánh giá giá trị của các công trình nghiên cứu địa lý.
Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem như là hệ thống xã hội được tạo thành
bởi nhiều yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử… khi nghiên cứu phải xác định đánh
giá các nguồn lực trong mối quan hệ tổng thể đó.
Quan điểm này là cơ sở để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh
Lạng Sơn.
- Quan điểm hệ thống cấu trúc
Du lịch Lạng Sơn được xem là bộ phận của du lịch Bắc Bộ. Trong khu vực,
Lạng Sơn nằm trong không gian tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc với các

tuyến, trục du lịch đường bộ, đường sắt nối liền với các trung tâm du lịch lớn
của cả nước. Quan điểm hệ thống cấu trúc cho phép phân tích, tổng hợp và xác
định mối quan hệ hữu cơ trong hoạt động sử dụng tài nguyên và phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn. Như vậy, khi đánh giá tiềm năng cũng như xác định
hướng phát triển phải xem xét trong mối quan hệ đó.
- Quan điểm lịch sử
Áp dụng quan điểm lịch sử trong nghiên cứu hệ thống lãnh thổ để tìm hiểu
nguồn gốc phát sinh, các quá trình diễn biến theo thời gian và không gian trên
từng địa bàn cụ thể. Trên cơ sở đó hiểu rõ những sự kiện có thật trong lịch sử để
rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho hoạt động du lịch.





5
Lạng Sơn là tỉnh có chiều dài lịch sử vẻ vang từ thời dựng nước và giữ
nước với nhiều di tích lịch sử còn mãi đến ngày nay. Đây là tài nguyên quan
trọng đã và đang khai thác phục vụ mục đích du lịch.
- Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn được vận dụng để đánh giá đặc điểm, hiện trạng sử
dụng lãnh thổ cũng như trong việc đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài
nguyên lãnh thổ với những kiến nghị và giải pháp có tính khả thi. Tất cả những
giải pháp đưa ra đều được xuất phát từ thực tiễn. Không thể đánh giá cũng như
đưa ra các giải pháp nếu không xuất phát từ thực tiễn. Quan điểm này chi phối
tới giới hạn nghiên cứu của đề tài.
- Quan điểm phát triển bền vững
Đây là quan điểm xuyên suốt đề tài. Chúng ta phải tính đến yếu tố phát
triển bền vững khi sử dụng tài nguyên du lịch, có nghĩa là phải tính đến hậu quả
lâu dài sẽ nảy sinh trong tương lai. Chính vì thế, khi nghiên cứu đề tài phải tính

tới những hậu quả xấu để có giải pháp khắc phục, hướng tới phát triển bền vững:
kinh tế, xã hội, môi trường…
4.2. Các phương pháp nghiên cứu chính
4.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Đây là phương pháp chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề
tài. Những thông tin, số liệu từ những nguồn khác nhau, đặc biệt là các kết quả
tính toán qua các số liệu của sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, Trung
tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn được tổng hợp chọn lọc để rút ra những nội
dung cần thiết. Sau đó được phân tích nhằm đưa ra những nhận định, những kết
luận làm cơ sở định hướng cho việc đánh giá tiềm năng du lịch Lạng Sơn.
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Địa lí nói chung và địa lí du lịch nói riêng luôn gắn bó mật thiết với tự
nhiên và xã hội. Phương pháp nghiên cứu thực địa giúp ta tiếp cận vấn đề một
cách nhanh chóng và chủ động. Việc điều tra thực tiễn ở các điểm du lịch giúp
chúng ta có những số liệu, những nhận xét thực tế, tránh được sự đánh giá chủ
quan, mơ hồ, làm tăng hiểu biết thực tế, tạo khả năng vận dụng nhanh chóng các
kết quả nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát ở các điểm du lịch
của tỉnh. Các tài liệu chuyên ngành, tư liệu minh họa trong đề tài được chụp tại
các điểm du lịch trong suốt quá trình nghiên cứu. Đây là cơ sở cần thiết để giúp
tác giả đưa ra được những giải pháp không xa rời thực tiễn.




6
4.2.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Trong quá trình nghiên cứu, tôi thu nhập được rất nhiều số liệu. Những số
liệu về hoạt động du lịch lại rất đa dạng, phong phú và luôn biến đổi theo thời
gian. Vì thế, đòi hỏi người nghiên cứu phải thu thập đầy đủ, sau đó phải tiến

hành phân tích, so sánh, đối chiếu để có kết quả với độ tin cậy cao. Trên cơ sở
số liệu đó có thể xây dựng được bản đồ, biểu đồ và đưa ra được những kết luận
chân thực, chính xác.
4.2.4. Phương pháp bản đồ
Là phương pháp đặc trưng của địa lí, việc trình bày những dữ kiện du lịch
trên bản đồ là rất cần thiết giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt được những thông tin
quan trọng, cập nhật, đáp ứng cho việc đi lại, tham quan, giải trí ăn ở. Để xây
được bản đồ đề tài có sử dụng bản đồ chức năng như bản đồ hành chính, bản đồ
tài nguyên du lịch và các số liệu nghiên cứu.
5.  tài
Đề tài hoàn thành sẽ có một số đóng góp:
- Bước đầu đánh giá được tiềm năng phát triển du lịch Lạng Sơn cũng như
thực trạng phát triển du lịch của tỉnh.
- Đề xuất được một số định hướng cũng như giải pháp phát triển du lịch
Lạng Sơn đạt hiệu quả và bền vững.
6. Cu trúc c tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch
Chương 2. Tiềm năng du lịch tỉnh Lạng Sơn
Chương 3. Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch Lạng Sơn








7


 


1.1. 
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch là một hoạt động có từ thời xưa và là nhu cầu thiết yếu của con
người. Trải qua quá trình phát triển, ngày nay du lịch đã trở thành một ngành
kinh tế quan trọng thu nhiều ngoại tệ của mỗi quốc gia. Hiện nay thuật ngữ du
lịch được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới nhưng khái niệm về du lịch lại
được trình bày theo nhiều cách khác nhau.
Du lịch hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là việc đi đến nơi nào khác ngoài
nơi cư trú của mình để nghỉ ngơi giải trí và học tập. Đây là nhu cầu của con
người sau những ngày làm việc.
Năm 1985, Pirojnik đã đưa ra khái niệm về du lịch: Du lịch là một hoạt
động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm
thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển
thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm
theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.
Đây là một khái niệm khá đầy đủ của du lịch, chỉ ra những đặc điểm cơ
bản nhất về du lịch. Đó là đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình với
các mục đích du lịch khác nhau và tiêu thụ tại nơi du lịch các giá trị. Với định
nghĩa này thì hoạt động du lịch thu được lợi nhuận của người du lịch khi đi
đến nơi du lịch. Nếu giá trị du lịch của nơi đến càng hấp dẫn, càng tiêu thụ
nhiều các giá trị thì hoạt động du lịch càng thu được kết quả cao.
Trong Luật du lịch (2005) – điều 4, chương I có định nghĩa: Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyển đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch, tại thời gian và thời
điểm cũng như mục đích khác nhau thì du lịch lại được phát biểu khác nhau.

Như vậy có thể kết luận rằng: du lịch là một hoạt động của con người liên quan
tới việc di chuyển chỗ ở đến một nơi khác, trong một khoảng thời gian ngắn để
thỏa mãn việc nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá… và có tiêu thụ các giá trị
tự nhiên, kinh tế, xã hội tại nơi du lịch.
1.1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những
thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả
năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc


8
gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay
tương lai và trong điều kiện kinh tế - kĩ thuật cho phép (Pirojnik, 1985).
Theo Luật du lịch (2005), tài nguyên du lịch được chia thành hai loại là
tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: là các đối tượng và hiện tượng trong môi
trường tự nhiên bao quanh chúng ta bị lôi cuốn vào hoạt động du lịch. Tài
nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, địa
hình, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ
mục đích du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn
hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công
trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Như vậy, tài nguyên du lịch được khái quát theo sơ đồ sau:













 



(Nguồn: Địa lý du lịch, 2012)

1.1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch
1.1.3.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Về
phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là nhân tố quan trọng
hàng đầu.
Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất
định, nên nó phụ thuộc nhiều vào mạng lưới đường xá và phương tiện giao






hình





Khí







Sinh

Di
tích

hóa



Dân







Nhân

khác




9
thông. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, nhưng vẫn
không thể khai thác được nếu thiếu nhân tố giao thông. Việc phát triển giao
thông, nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho
phép mau chóng khai thác được các nguồn tài nguyên du lịch mới. Chỉ có thông
qua mạng lưới giao thông thuận tiện thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ
biến trong xã hội.
Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt
động du lịch, là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin cho khách du lịch trong
nước và quốc tế.
Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải kể đến các công trình cấp
điện, nước mà sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho sự nghỉ ngơi giải trí của
du khách.
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề và trở thành đòn bẩy của hoạt động du lịch
1.1.3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở vật chất kĩ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra cũng
như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch. Do đó, sự phát triển của
ngành du lịch gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.
Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành
du lịch và cơ sở vật chất của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du
lịch như thương nghiệp, dịch vụ… Sự kết hợp hài hòa giữa cơ sở vật chất kĩ
thuật du lịch với tài nguyên du lịch góp phần thỏa mãn nhiều nhu cầu của khách
du lịch, từ đó hoạt động du lịch được đẩy mạnh.
1.2. 
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam
Ngành du lịch nước ta còn non trẻ song đã có những bước phát triển vượt
bậc, thu nhiều ngoại tệ và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
1.2.1.1. Số lượng khách du lịch

Khách du lịch nước tăng nhanh, gồm khách quốc tế và khách nội địa.
Khách quốc tế
Khách quốc tế đến nước ta chủ yếu từ sau năm 1990. Vào đầu thập kỷ 90
của thể kỷ XX lượng khách quốc tế tăng nhanh, từ 25.000 người năm 1990 tăng
lên 67.000 người năm 1993 và đạt ngưỡng một triệu lượt người năm 1994. Đây
có thể coi là bước ngoặt về số lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tốc độ tăng
trưởng khách quốc tế trong những năm này khá cao. Mặc dù nhiều khi số lượng
khách quốc tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế hay dịch bệnh nhưng xu
hướng chung vẫn tăng lên. Năm 2012 đạt 6647 nghìn lượt khách.


10
Về cơ cấu khách du lịch, khách đến nước ta chủ yếu là khách từ Đông Á và
Đông Nam Á, trong đó chiếm ưu thế là khách Trung Quốc (17,9%) và Hàn
Quốc (9,8%). Tiếp theo là khách Hoa Kỳ, số lượng khách này tăng nhanh, đặc
biệt là sau khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Khách nội địa
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng khách nội địa không
ngừng tăng lên. Nếu như năm đầu của thập niên 90, số lượng khách du lịch nội
địa mới chỉ đạt một triệu lượt, thì đến năm 1995 tăng lên 5,5 triệu lượt, năm
2012 đạt 32,5 triệu lượt.
1.2.1.2. Doanh thu du lịch
Do số lượng khách du lịch ngày một đông cùng với các hoạt động dịch vụ
du lịch phát triển mạnh nên doanh thu từ du lịch cũng tăng lên nhanh chóng.
Năm 2000, doanh thu du lịch đạt 17,4 nghìn tỉ đồng, năm 2005 đạt 30 nghìn tỉ
đồng. Năm 2007 là 56 nghìn tỉ đồng, năm 2010 là 96 nghìn tỉ đồng và năm 2012
đạt 160 nghìn tỉ đồng, tăng gấp hơn 9 lần so với năm 2000 và chiếm 5% GDP
của cả nước.
Về cơ cấu doanh thu, nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động lưu trú. Tuy
nhiên, cơ cấu nguồn thu đang có sự thay đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng lưu

trú, tăng dần tỉ trọng ăn uống, vận chuyển, lữ hành.
1.2.1.3. Cơ sở lưu trú
Từ những năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây, cơ sở vật chất của ngành du
lịch nói chung, đặc biệt là cơ sở lưu trú phát triển khá nhanh nhằm đáp ứng nhu
cầu không ngừng tăng lên của khách du lịch.
Trong những năm qua, số cơ sở lưu trú tăng nhanh dựa trên việc cải tạo
cơ sở cũ, xây dựng cơ sở mới theo hướng chuyên nghiệp hóa. Sự tăng nhanh thể
hiện ở cả hai mặt: số lượng và chất lượng. Về số lượng, đó là các cơ sở lưu trú
tăng từ 4366 cơ sở năm 2000 và tăng lên 11550 cơ sở lưu trú năm 2010. Về chất
lượng, các cơ sở lưu trú ngày càng tiện nghi, giúp phục vụ nhu cầu ngày càng
nhiều của du khách. Ngày càng nhiều khách sạn nhiều sao. Theo thống kê, đến
năm 2010 nước ta có 11550 cơ sở lưu trú thì có 43 khách sạn 5 sao, 110 khách
sạn 44 sao, khách sạn 3 sao có 235 khách sạn và có 11162 khách sạn 1 – 2 sao
và chưa được xếp hạng.
Bên cạnh đó, các cơ sở vui chơi giải trí ở nước ta đã và đang phát triển và
đưa vào khai thác đáp ứng yêu cầu của du khách. Các cơ sở lưu trú và vui chơi
giải trí tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đông dân cũng là các thành phố
du lịch, góp phần phục vụ du khách. Tuy nhiên, số lượng, chất lượng các cơ sở
này nhiều khi chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của du khách.


11
1.2.1.4. Lao động ngành du lịch
Trong những năm qua, lao động trong ngành du lịch nước ta không ngừng
tăng lên về số lượng và từng bước cải thiện về chất lượng.
Về số lượng, số lao động trực tiếp tăng khá nhanh từ 150 nghìn người
năm 2000 lên 275 nghìn người năm 2005; năm 2009 là 434 nghìn người và năm
2010 là 450 nghìn người.
Về chất lượng, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo về bồi dưỡng du lịch chiếm
khoảng 55,3% tổng số lao động. Trong số đó, lao động có trình độ cao đẳng trở

lên chiếm 13,2%, trình độ trung cấp và tương đương chiếm 18,6%, trình độ sơ
cấp 23,5%. Du lịch là ngành có yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ. Đến năm
2010 có khoảng 60% lao động biết và sử dụng các loại ngoại ngữ khác nhau,
trong đó tiếng Anh chiếm tỉ lệ cao nhất.
Song bên cạnh đó, nguồn lao động của ngành du lịch còn ít, chưa đáp ứng
được yêu cầu. Lao động chưa có trình độ còn chiếm số lượng lớn, ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động du lịch.
1.2.2. Tình hình phát triển vùng du lịch Bắc Bộ
Vùng du lịch Bắc Bộ bao gồm 28 tỉnh, thành phố kéo dài từ Hà Giang đến
Hà Tĩnh. Đây là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng phát triển du lịch của Việt
Nam. Trong số 3 vùng du lịch, thì vùng du lịch Bắc Bộ là vùng có diện tích tự
nhiên lớn nhất, với 150051,6 km² và dân số 38491,5 nghìn người (2010); chiếm
45,3% diện tích tự nhiên và 44,3% dân số cả nước với mật độ trung bình 257
người/km².
Vùng du lịch Bắc Bộ có 7 tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc (Quảng Ninh,
Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên) và 5 tỉnh tiếp
giáp với nước bạn Lào (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).
Đặc biệt toàn bộ phía đông của vùng tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ có chiều dài bờ
biển gần 1000km và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo có giá
trị về mặt du lịch.
Vùng du lịch Bắc Bộ là vùng có vị trí chiến lược quan trọng, có tiềm năng
và lợi thế to lớn đối với sự phát triển xã hội, quốc phòng an ninh, môi trường
sinh thái của cả khu vực Bắc Bộ và cả nước. Vùng có nhiều điểm du lịch nổi
tiếng như Điện Biên, Sa Pa, Đền Hùng, Kim Liên… trong thời gian qua vùng đã
thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.
Có thể nói vùng du lịch Bắc Bộ biểu hiện đầy đủ, tập trung về đất nước và
con người Việt Nam. Thiên nhiên của vùng rất đa dạng và có nhiều nét độc đáo
mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm. Bên cạnh đó, vùng còn là cái



12
nôi hình thành nên dân tộc Việt Nam và nền văn hóa Việt. Đây là điều kiện
thuận lợi để phát triển hoạt động du lịch.
Hòa chung với nhịp độ phát triển du lịch của cả nước, hoạt động du lịch
của vùng đã đạt được nhiều thành tựu. Lượng khách du lịch đến với vùng ngày
càng đông. Khách du lịch đến với vùng với nhu cầu vui chơi giải trí, ngắm cảnh,
tìm hiểu văn hóa lịch sử.
Vùng du lịch Bắc Bộ chia làm 5 tiểu vùng: tiểu vùng du lịch Trung tâm,
tiểu vùng du lịch Đông Bắc, tiểu vùng du lịch Tây Bắc, tiểu vùng du lịch duyên
hải Đông Bắc và tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ. Sự phát triển du lịch của các
tiểu vùng này là sự phát triển du lịch chung của cả vùng Bắc Bộ. Trong các tiểu
vùng nổi lên các điểm du lịch phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Điện Biên… có
thể liên kết tạo nên các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng.
Vùng du lịch Bắc Bộ là một trong ba trọng điểm phát triển du lịch của
nước ta, chính vì lẽ đó nên được quan tâm đầu tư phát triển và trở thành điểm
đến của nhiều khách du lịch ở trong và ngoài nước.

Tiu k

Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch gồm
tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Khai thác các tài
nguyên di lịch nhằm phục vụ hoạt động du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của du lịch. Là tiền đề, là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt
động du lịch.
Trên cơ sở các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ
thuật phục vụ du lịch, hoạt động du lịch trên thế giới đã phát triển nhanh chóng,

trở thành một ngành kinh tế thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia. Nước ta hiện nay
đã và đang đẩy mạnh phát triển du lịch dựa trên các nguồn tài nguyên du lịch
phong phú của nước ta. Phát triển du lịch đi đôi với phát triển bền vững và đưa
nước Việt Nam tiến gần hơn với thế giới.





13
g 2


2.1. 
Lạng Sơn – hay còn gọi là “xứ Lạng”, là một tỉnh miền núi Đông Bắc
Việt Nam. Có tọa độ địa lí được xác định từ 21º19’00’’ đến 22º27’30’’ vĩ độ
Bắc và 106º06’07’’ đến 107º21’45’’ kinh độ Đông.
Lạng sơn tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng ở phía Bắc (ranh giới dài 55km),
với tỉnh Bắc Giang ở phía Nam (148km), Thái Nguyên (60km) ở phía Tây và
Tây Nam, với tỉnh Quảng Ninh ở phía Đông Nam và tỉnh Quảng Tây (Trung
Quốc) ở phía Đông Bắc với ranh giới dài 253km.
Tỉnh Lạng Sơn gồm một thành phố: thành phố Lạng Sơn và 10 huyện:
Lộc Bình, Đình Lập, Bắc Sơn, Văn Quan, Hữu Lũng, Bình Gia, Văn Lãng,
Tràng Định, Thất Khê, Cao Lộc với tổng diện tích 8320,76 km² (2011) với hơn
80% diện tích là đồi núi, với dân số là 741238 người (2011).
Lạng Sơn nằm ở vị trí có các tuyến đường bộ quan trọng: quốc lộ 1A nối
Lạng Sơn với thủ đô Hà Nội, quốc lộ 1B (Lạng Sơn – Thái Nguyên), quốc lộ 4A
(Lạng Sơn – Cao Bằng), quốc lộ 4B (Lạng Sơn – Quảng Ninh), quốc lộ 31 nối
với cửa khẩu quốc gia Chi Ma. Lạng Sơn còn có tuyến đường sắt liên vận quốc
tế Hà Nội – Lạng Sơn đến cửa khẩu Đồng Đăng dài 162km. Đây là một sự thuận

lợi về giao thông tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh tế văn hóa giữa các tỉnh
trong khu vực miền núi Đông Bắc.
Lạng Sơn có biên giới quốc gia với cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa
với hai cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt
Đồng Đăng. Các cửa khẩu là nơi trao đổi hàng hóa giữa hai nước và cũng tạo
điều kiện du lịch xuyên quốc gia.
Với đặc điểm trên, vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng cho sự
phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng của Lạng Sơn. Vị
trí địa lí thuận lợi, nằm ở cửa ngõ phía Bắc nước ta, cộng thêm các tuyến đường
bộ, đường sắt thông suốt nên dễ dàng đi đến các tỉnh còn lại cũng như với thủ đô
Hà Nội, tạo điểm đến thuận lợi của du khách cũng như việc di chuyển các tuyến
du lịch dễ dàng. Thêm vào đó, vị trí địa lí cũng tạo nên những tiềm năng du lịch
độc đáo về tự nhiên, về nhân văn, là yếu tố quan trọng để hình thành và phát
triển du lịch.
2.2. 
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1. Địa hình
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi với hơn 80% diện tích là đồi núi nhưng chủ
yếu là đồi núi thấp, ít núi trung bình và không có núi cao. Độ cao dưới 700m


14
chiếm tới 96,27% diện tích toàn tỉnh, trong đó dưới 300m chiếm 27,12%, từ 300
– 700m chiếm 69,15%, trên 700m chỉ chiếm 3,73%. Nơi thấp nhất là phía nam
huyện Hữu Lũng là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc núi Mẫu Sơn cao
1541m. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 252m.
Địa hình được chia thành 3 vùng với những đặc trưng khác nhau cho phát
triển du lịch:
- Vùng núi đá vôi cánh cung Bắc Sơn, chiếm khoảng 25% diện tích lãnh
thổ, được chia thành 2 tiểu vùng: tiểu vùng Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Văn

Quan và tiểu vùng Hữu Lũng. Độ cao trung bình toàn vùng là 400 – 500m , cao
về phía Tây Bắc (độ cao 500 – 600m) và thấp dần về phía Đông Nam (độ cao
300m). Trong vùng đá vôi rộng lớn này đang diễn ra quá trình Cácxtơ hóa với
mức độ khác nhau, tạo thành các dạng địa hình đá tai mèo, phiễu cácxtơ, thung
lũng cácxtơ, hang động cácxtơ… Trong khu vực vùng đá vôi Bắc Sơn có nhiều
hang động cácxtơ không chỉ đẹp mà còn là di chỉ khảo cổ của nền văn hóa tiền
sử Bắc Sơn, có giá trị phục vụ du lịch và thăm quan nghiên cứu, ví dụ như hang
Cả (dài 3342m), hang Dơi (có cửa hang dài tới 110m). Các hang có phong cảnh
đẹp là hang Canh Tẻo, Đồng Mỏ, hang Gió ở huyện Chi Lăng, hang Thẩm
Khuyên, Thẩm Hai ở huyện Bình Gia…
- Vùng đồi núi tả ngạn sông Kì Cùng và dọc thung lũng sông Thương,
chiếm 40% diện tích lãnh thổ của tỉnh. Bao gồm 4 tiểu vùng: tiểu vùng đồi núi
huyện Bình Gia và phía tây các huyện Tràng Định, Bắc Sơn; tiểu vùng đồi núi
phía đông huyện Chi Lăng và phía Nam các huyện Cao Lộc, Lộc Bình và Đình
Lập; tiểu vùng đồi núi huyện Văn Quan; tiểu vùng đồi núi dọc thung lũng sông
Thương. Địa hình ở đây chủ yếu là núi thấp và đồi, cấu tạo chủ yếu bằng đá
trầm tích lục nguyên, có xen một ít đá mắc ma. Hướng dốc của địa hình là từ
Tây Bắc (giáp Cao Bằng, Bắc Cạn) xuống Đông Nam (Bắc Giang). Độ cao
trung bình ở phần Tây Bắc là 700 – 800m và phần phía nam là 200 - 300m.
Vùng này do điều kiện địa hình cộng với khí hậu đặc trưng đã tạo nên những sản
phẩm nông nghiệp nhiệt đới (như khoai, lạc ) cùng với các loại cây ăn quả nổi
tiếng như na Chi Lăng, quýt Bắc Sơn… đã tạo nên vùng nông sản phục vụ
khách du lịch.
- Vùng máng trũng Thất Khê – Lộc Bình và đồi núi dọc biên giới Việt –
Trung, chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ, gồm 8 tiểu vùng: tiểu vùng bồn
địa Thất Khê; tiểu vùng bồn địa Na Dương – Lộc Bình; tiểu vùng bồn địa Bản
Ngà – thành phố Lạng Sơn; tiểu vùng núi Mẫu Sơn; tiểu vùng thượng nguồn
sông Kì Cùng; tiểu vùng núi Khau Phạ; tiểu vùng Tri Phương và tiểu vùng đồi
núi dọc biên giới Việt Trung. Các tiểu vùng tạo thành một dải đất trũng chạy



15
suốt từ ranh giới với Cao Bằng qua Thất Khê, Lộc Bình và đến sát Tiên Yên
(Quảng Ninh), dọc theo sông Kì Cùng với hướng dốc chung là Đông Nam – Tây
Bắc. Người ta quen gọi vùng này là “ống máng Cao Lạng” với nhiều địa danh
nổi tiếng đã đi vào lịch sử dân tộc: đường số 4, Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm và
vào ca dao:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”
Ngoài ra nơi đây cũng có một số khối núi cao với cảnh quan hùng vĩ, khí
hậu mát mẻ và trong lành về mùa hạ như Mẫu Sơn, hay những bồn địa còn tồn
tại những khối đá vôi sót với các hang động đẹp như: Tam Thanh, Nhị Thanh…
rất có giá trị về du lịch và nghỉ dưỡng.
Như vậy, địa hình là một tài nguyên du lịch độc đáo và phong phú của
Lạng Sơn, đã và đang được khai thác để phục vụ du lịch. Tuy nhiên hiện trạng
khai thác còn chưa xứng với tiềm năng, cần đầu tư và quy hoạch chi tiết để khai
thác có hiệu quả hơn.
2.2.1.2. Khí hậu
Khí hậu là một yếu tố quan trọng trong sự hình thành và phát triển du lịch.
Lạng Sơn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng mang những nét độc đáo riêng
biệt: là tỉnh có mùa đông lạnh và khô nhất cả nước, lại chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc.
Về nhiệt độ, tổng nhiệt hàng năm trên 8000ºC với số giờ nắng từ 1400 –
1600 giờ. Bức xạ tổng cộng 110 – 120 kcal/cm²/năm. Nhiệt độ trung bình năm
21,2ºC, thấp hơn các nơi khác ở miền Bắc. Nhưng nhiệt độ cao nhất có thể đạt là
40,1ºC và nhiệt độ thấp nhất xuống mức âm độ như ở vùng núi Mẫu Sơn. Khí
hậu phân hóa thành 2 mùa: mùa đông nhiệt độ trung bình 8,6ºC, thấp hơn các
nơi khác từ 1 – 3 độ, do vị trí địa lý và địa hình tạo nên cửa ngõ đón gió lạnh và
duy trì những khối lạnh này lâu. Mùa hè ngắn hơn các nơi khác, không khí mát
mẻ, ôn hòa hơn.

Về lượng mưa, Lạng Sơn nằm trong khu vực ít mưa. Lượng mưa trung
bình năm là 1450mm với số ngày mưa là 135 ngày. Nơi có lượng mưa trên
1600mm là vùng núi Mẫu Sơn (2589mm). Vùng giữa các tỉnh với phần đất rộng
lớn lại là nơi nhận được ít mưa nhất như Na Sầm (1118mm), Đồng Đăng
(1100mm). Chế độ mưa phân hóa thành hai mùa: mùa mưa tương ứng với mùa
hè và mùa khô là mùa đông, mưa trong hè chiếm đến 80% lượng mưa, nhưng
mùa khô lại không sâu sắc do có mưa phùn trong mùa đông.
Độ ẩm tương đối đạt 83% và ít chênh lệch về độ ẩm giữa các vùng theo độ
cao. Tháng 7 có độ ẩm cực đại đạt 85%, còn tháng một là cực tiểu chỉ đạt 78%.


16
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và địa hình mà khí hậu có sự phân hóa tạo
nên tính chất riêng biệt so với các nơi khác và chia Lạng Sơn thành ba tiểu vùng
khí hậu:
Tiểu vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn: là nơi ôn hoà và mát mẻ nhất tỉnh
Lạng Sơn.
Tiểu vùng khí hậu núi trung bình và đồi núi thấp phía bắc và phía đông:
ấm và ẩm hơn, có diện tích rộng nên có sự phân hoá trong tiểu vùng.
Tiểu vùng khí hậu núi thấp phía nam: nơi có nhiệt độ cao nhất tỉnh và
lượng mưa khá. Đặc điểm khí hậu mang tính chất quá độ giữa nhiều khu vực
khác nhau.
Sự phân hóa khí hậu như trên đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa
dạng, phong phú các cây trồng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới. Đặc biệt là các
loại cây trồng dài ngày như: hồi, trám, quýt, lê, thông… Sự phân hóa theo mùa
của khí hậu còn còn tạo nên những rau quả, hương liệu ôn đới đặc trưng như:
hồi, đào, mận, na… là sản phẩm du lịch đặc trưng mà mọi du khách đến nơi đây
đều muốn mua về làm quà.
Ở Lạng Sơn hàng năm xảy ra các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: sương
muối, sương mù, mưa phùn và đặc biệt là băng tuyết. Về mùa đông ở khu vực

núi Mẫu Sơn hay có tuyết rơi. Đây là hiện tượng thời tiết lí thú ở nước ta, là nét
độc đáo của yếu tố khí hậu, hấp dẫn khách du lịch.
Đặc điểm khí hậu Lạng Sơn thích hợp cho phát triển du lịch. Việc sử dụng
giản đồ tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối trung bình để tính khả năng
thích ứng của con người với khí hậu cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cho thấy
điều kiện thời tiết, khí hậu thích hợp nhất có nhiệt độ trung bình hàng tháng từ
13- 15ºC và độ ẩm từ 80 – 85%. Theo căn cứ trên Lạng Sơn là lãnh thổ trong
một năm trung bình có khoảng 5 tháng rất thuận lợi cho sức khỏe con người và
hoạt động du lịch.
: 

Các tháng trong
năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Mức độ thuận lợi














Ghi chú:
Rất thích hợp với sức khỏe con người
Thích hợp với sức khỏe con người
Ít thích hợp cho sức khỏe con người
(Nguồn: Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn)


17
Tuy nhiên các tháng không thuận lợi là vào mùa hè, khi đó có một số địa điểm
như núi Mẫu Sơn có khí hậu mát mẻ thuận lợi phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Nét đặc trưng của khí hậu còn tạo nên những mùa du lịch của Lạng Sơn. Và
với khu nghỉ dưỡng Mẫu Sơn thì mùa hè là mùa nghỉ mát trên núi cao, còn mùa
đông lại là lúc chiêm ngưỡng những hiện tượng thời tiết hiếm thấy.
Nhìn chung đặc điểm khí hậu, thời tiết Lạng Sơn thuận lợi cho các hoạt
động du lịch. Chính đặc điểm này đã tạo nên sự đa dạng về các giá trị tự nhiên,
cảnh quan lãnh thổ, làm tăng tính hấp dẫn của du lịch.
2.2.1.3. Sông ngòi và hồ
Là tỉnh miền núi và nằm trong đới khí hậu gió mùa nên Lạng Sơn có nhiều
sông, suối, ao, hồ. Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trên trung bình so
với cả nước, từ 0,6 – 1,2 km/ km². Tổng lưu lượng nước của các sông hàng năm
đạt 5,9 tỉ m³.

Thủy chế sông ngòi Lạng Sơn chia làm 2 mùa chính: mùa lũ và mùa cạn,
tương ứng với hai mùa của khí hậu là mùa mưa và mùa khô. Mùa lũ tập trung từ
66- 88% tổng lưu lượng nước trong năm. Mùa cạn tuy thời gian kéo dài tới tám
tháng song chỉ chiếm từ 20- 34% tổng lượng dòng chảy của năm. Chênh lệch
dòng chảy năm của Lạng Sơn dao động khá lớn, giữa tháng lớn nhất và tháng
thấp nhất chênh lệch từ 10,8 đến 25,6 lần.
Trên địa phận có 7 con sông chính chảy qua là: sông Kỳ Cùng, sông Bắc
Giang, sông Bắc Khê, sông Ba Thín, sông Thương, sông Trung và sông Hóa.
Trong đó sông Kỳ Cùng là con sông dài nhất, đẹp và gắn với đời sống cũng như
phong tục tập quán của người dân Lạng Sơn.
Sông Kì Cùng: dài 243km, diện tích lưu vực 6660 km². Sông được bắt
nguồn từ vùng núi cao Bắc Xa cao 1166m thuộc huyện Đình Lập. Sông Kì Cùng
thuộc lưu vực sông Tây Giang, Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền
bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, vì vậy xứ Lạng còn được
gọi là “nơi dòng sông chảy ngược”.
Sông Kì cùng là con sông đẹp, ven sông có nhiều chùa chiền, nhiều cảnh
đẹp tự nhiên có thể khai thác phục vụ du lịch: du lịch mạo hiểm, du lịch ngắm
cảnh… hàng năm trên sông còn có lễ hội Hoa Đăng thu hút rất đông khách du
lịch, đây là một trong những lễ hội hoa đăng được đánh giá là có số lượng người
tham gia đông nhất nước ta.
Ở Lạng Sơn còn có một số hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, diện tích
nhỏ phục vụ thủy lợi như các hồ Phai Gianh (Bình Gia), Chiến Thắng (Hữu
Lũng), Nà Cáy (Lộc Bình), Pác Làng (Đình Lập). Đáng chú ý là một số hồ chứa

×