Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 211 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH






Trần Thị Thạy







TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE







LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC










Thành phố Hồ Chí Minh 07/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH






Trần Thị Thạy




TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE



Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: ĐLKT-08-047


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐỨC TUẤN


Thành phố Hồ Chí Minh 07/2011
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Nguyễn Đức Tuấn
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ và sau
Đại học, các Thầy Cô Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, Ban Giám Hiệu trường THPT Lê Hoài Đôn thị trấn Thạnh Phú
huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan của tỉnh
Bến Tre: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bến
Tre, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – Tổng cục Du lịch, Sở Kế hoạch và
Đầu tư Bến Tre, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, Sở Giao
thông vận tải Bến Tre, Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, Sở Khoa học và
Công nghệ Bến Tre, Cục Thống kê Bến Tre,… đã cung cấp nguồn tư liệu quý
báo giúp tác giả hoành thành bài luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin gởi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
giúp đỡ và là động lực tinh thần giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn.

Bến Tre năm 2011
Tác giả

Trần Thị Thạy

MỤC LỤC
0TMỤC LỤC0T 4
0TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT0T 8
0TMỞ ĐẦU0T 9
0T1. Lý do chọn đề tài0T 9
0T2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu0T 10
0T3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu0T 11
0T4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề0T 11
0T5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu0T 12
0T6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu0T 12
0T7. Cấu trúc luận văn0T 15
0TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH0T 16
0T1.1 Khái niệm du lịch0T 16
0T1.2 Khái niệm tài nguyên du lịch0T 17
0T1.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch0T 19
0T1.3.1 Đặc điểm chung của tài nguyên du lịch0T 19
0T1.3.2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên0T 20
0T1.3.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn0T 21
0T1.4 Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch0T 22
0T1.4.1 Ý nghĩa0T 22
0T1.4.2 Vai trò0T 22
0T1.5 Phân loại tài nguyên du lịch0T 23
0T1.5.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên0T 23
0T1.5.1.1Các thành phần của tự nhiên0T 23
0T1.5.1.2 Các cảnh quan du lịch tự nhiên0T 30

0T1.5.1.3 Di sản thế giới - Di sản thiên nhiên thế giới0T 32
0T1.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn0T 34
0T1.5.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể0T 36
0T1.5.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể0T 39
0T1.6 Tình hình phát triển du lịch Việt Nam – Đồng bằng sông Cửu Long0T 43
0TChương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
BẾN TRE
0T 46
0T2.1 Khái quát về tỉnh Bến Tre0T 46
0T2.1.1 Vị trí địa lý0T 46
0T2.1.2 Kinh tế – xã hội0T 48
0T2.1.3 Tình hình phát triển du lịch tỉnh Bến Tre0T 52
0T2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre0T 53
0T2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên0T 54
0T2.2.1.1 Địa hình0T 54
0T2.2.1.2 Khí hậu0T 57
0T2.2.1.3 Nước0T 60
0T2.2.1.4 Sinh vật0T 63
0T2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn0T 65
0T2.2.2.1. Di tích lịch sử văn hóa0T 65
0T2.2.2.2. Lễ hội0T 69
0T2.2.2.3. Văn hóa dân tộc0T 71
0T2.3 Hoạt động du lịch tỉnh Bến Tre0T 73
0T2.3.1 Hiện trạng khách du lịch0T 73
0T2.3.1.1 Thị trường khách du lịch quốc tế0T 76
0T2.3.1.2Thị trường khách du lịch nội địa0T 78
0T2.3.2 Hiện trạng cơ sở phát triển du lịch0T 83
0T2.3.2.1 Cơ sở hạ tầng0T 83
0T2.3.2.2 Cơ sở vật chất – kỹ thuật0T 90
0T2.4 Điểm du lịch tiêu biểu tỉnh Bến Tre0T 101

0T2.4.1 Điểm du lịch tự nhiên – sinh thái0T 101
0T2.4.1.1. Điểm du lịch quốc gia0T 101
0T2.4.1.2. Điểm du lịch cấp tỉnh0T 102
0T2.4.2 Điểm du lịch văn hóa – lịch sử0T 104
0T2.4.2.1 Các di tích lịch sử - cách mạng0T 104
0T2.4.2.2 Các công trình văn hoá nghệ thuật0T 109
0T2.5 Tuyến du lịch tiêu biểu tỉnh Bến Tre0T 112
0T2.5.1. Tuyến du lịch nội tỉnh0T 115
0T2.5.2. Tuyến du lịch liên tỉnh0T 118
0T2.5.3. Tuyến du lịch đường sông0T 119
0TChương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BẾN TRE
0T 120
0T3.1 Cơ sở định hướng khai thác tài nguyên phát triển du lịch Bến Tre0T 120
0T3.1.1.Trong phạm vi cả nước0T 120
0T3.1.2 Trong phạm vi của Bến Tre0T 121
0T3.2 Định hướng khai thác tài nguyên phát triển du lịch Bến Tre0T 122
0T3.2.1 Định hướng phát triển chung0T 122
0T3.2.2 Định hướng liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh trong khu vực0T 123
0T3.2.3 Định hướng thị trường sản phẩm0T 125
0T3.2.3.1 Định hướng về các thị trường khách du lịch quốc tế0T 125
0T3.2.3.2 Định hướng về thị trường khách du lịch nội địa0T 131
0T3.2.3.3 Chiến lược sản phẩm du lịch0T 134
0T3.2.3.4 Công tác tiếp thị xúc tiến, quảng bá0T 138
0T3.3 Giải pháp khai thác tài nguyên phát triển du lịch Bến Tre0T 140
0T3.3.1 Các giải pháp chung0T 140
0T3.3.2 Một số giải pháp đề xuất để bảo vệ tài nguyên và môi trường0T 148
0T3.4 Kiến nghị0T 152
0TKẾT LUẬN0T 154
0TTÀI LIỆU THAM KHẢO0T 157

0TPHỤ LỤC0T 159








DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSVCKT : Cơ sở vật chất – kỹ thuật
DTLSVH : Di tích lịch sử văn hóa
DSVH : Di sản văn hóa
DSTN : Di sản tự nhiên
DSVH&TN : Di sản văn hóa và tự nhiên
ĐDSH : Đa dạng sinh học
ĐNN : Đất ngập nước
ĐT : Đường tỉnh
HST : Hệ sinh thái
KBT : Khu bảo tồn
KT – XH : Kinh tế – xã hội
QL : Quốc lộ
TNDL : Tài nguyên du lịch
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
VQG : Vườn quốc gia






MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt hơn 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có
những bước tiến đáng khích lệ, trở thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng
trong nền kinh tế quốc dân.
Đảng và Nhà nước đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp
quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã
hội (KT – XH) của đất nước” và coi “phát triển du lịch là một hướng chiến
lược quan trọng trong đường lối phát triển KT – XH nhằm góp phần thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, phấn đấu “từng bước đưa
nước ta thành trung tâm du lịch, thương mại – dịch vụ có tầm cỡ trong khu
vực”.
Là một đất nước ở vùng nhiệt đới với nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển
hình, với một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với
nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em, Việt Nam có tiềm
năng tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn trong đó
nhiều tài nguyên đặc biệt có giá trị. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển du
lịch ở nước ta.
Và Bến Tre được biết đến là một tỉnh thuộc lưu vực châu thổ sông Cửu
Long, được hợp thành bởi ba dãi cù lao, một tỉnh với biết bao khó khăn trong
phát triển kinh tế. Tuy nhiên, lại có tiềm năng rất lớn, đặc biệt là tiềm năng
phát triển ngành Du lịch. Ngành Du lịch đã và đang được tỉnh nhà chú trọng
đầu tư phát triển vì đây là một ngành không chỉ đáp ứng nhu cầu về tinh thần
của con người mà còn là ngành đạt được hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, khi
ngành Du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển
như các ngành dịch vụ khác, công nghiệp và kể cả nông nghiệp. Do du lịch là
một ngành rất có tiềm năng của tỉnh và đồng thời cũng là ngành phù hợp với

xu thế phát triển kinh tế trong thời đại ngày nay nên tác giả đã chọn đề tài tìm
hiểu về: “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre” làm đề
tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
- Tìm hiểu tiềm năng phát triển ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh bến Tre.
- Phân tích tác động của ngành Du lịch đến các ngành kinh tế khác nói
riêng, cũng như tình hình phát triển KT – XH, môi trường của tỉnh Bến Tre
nói chung.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp trên cơ sở phát huy lợi thế của
ngành Du lịch trong tương lai nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.
2.2 Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch, tài nguyên du lịch, ý nghĩa và vai trò
của tài nguyên du lịch, phân loại tài nguyên du lịch.
- Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre nhằm
thấy được điều kiện để phát triển du lịch của tỉnh nhà. Đồng thời thấy rõ hiện
trạng phát triển du lịch tác động đến các ngành kinh tế khác như thế nào, đến
sự phát triển KT – XH của đất nước ra sao và sự ảnh hưởng đến môi trường
của địa phương.
- Căn cứ vào tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch. Từ đó định hướng
và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tốt hơn trong tương lai.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1 Nội dung
Đề tài tập trung vào:
- Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre.
- Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre.
- Tìm hiểu các điểm du lịch và tuyến du lịch tiêu biểu.
- Định hướng khai thác tài nguyên phát triển du lịch tỉnh Bến Tre.
- Các giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch tỉnh Bến Tre.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài này tập trung nghiên cứu về tài nguyên du lịch
của tỉnh Bến Tre: tìm hiểu một số tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn,
một số cơ sở vật chất – kỹ thuật (CSVCKT), cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát
triển du lịch Bến Tre. Qua đó, đưa ra những định hướng góp phần thúc đẩy sự
phát triển của ngành Du lịch dựa vào điều kiện thực tế của tỉnh.
- Về thời gian: Do vốn hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài
tập trung về ngành Du lịch trong năm 2000 trở lại đây, qua đó tác giả cũng cố
gắng nắm bắt kịp thời hiện trạng và định hướng phát triển trong tương lai của
ngành Du lịch Bến Tre.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong mấy thập kỷ qua, đặc biệt từ năm 1950 trở lại đây, du lịch đã phát
triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới với tốc độ
tăng trưởng bình quân về khách 6,93%/năm, về doanh thu 11,8%/năm. Và
ngành Du lịch của nước ta trong những năm gần đây có bước phát triển vượt
bật, đã và đang hoà mình vào vòng xoáy phát triển của khu vực và thế giới.
Song song đó, Bến Tre là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch,
chính vì vậy mà trong những năm gần đây ngành Du lịch của Bến Tre có
nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, do đây là ngành kinh tế mới hình thành nên du lịch
Bến Tre còn đang trong quá trình hoàn thiện dần nên đề tài: “Tiềm năng và
định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre” sẽ giúp tác giả tìm hiểu sâu sắc
hơn về du lịch của tỉnh nhà.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1 Ý nghĩa khoa học
Qua đề tài này sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về việc
phát triển ngành Du lịch của tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Dựa vào tiềm năng về tài nguyên du lịch, hiện trạng, định hướng khai
thác và phát triển tài nguyên du lịch tỉnh Bến Tre. Đề tài này sẽ góp phần cho
Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bến Tre, các công ty du lịch, các điểm du
lịch sẽ hoạch định sự phát triển cho ngành Du lịch trong tương lai ngày càng

tốt hơn. Chẳng hạn như: việc xây dựng và phát triển lưu thông, lĩnh vực công
nghiệp và nông nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân… Đồng
thời, còn có kế hoạch định hướng trong vấn đề việc làm tạo điều kiện tăng thu
nhập cho nhân dân địa phương. Ngoài ra, còn có ý nghĩa lớn đối với việc góp
phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa và dân tộc, góp phần bảo vệ và
phát triển môi trường thiên nhiên xã hội. Qua đó, ngành Du lịch Bến Tre sẽ có
tác động tích cực đến nền kinh tế của tỉnh nói riêng và của đất nước nói
chung.
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1 Quan điểm nghiên cứu
6.1.1 Quan điểm lãnh thổ
Còn gọi là quan điểm “vùng” là quan điểm đặc thù của địa lý. Trong thực
tế, các sự vật – hiện tượng luôn có sự phân hóa trong không gian làm cho
chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Trong nghiên cứu địa lý du
lịch thì quan điểm lãnh thổ là: người nghiên cứu phải tìm ra nét độc đáo của
lãnh thổ du lịch, sự hấp dẫn, nét riêng biệt của vùng, điểm du lịch này với
vùng, điểm du lịch khác. Ví dụ, với hệ thống sông ngòi, cù lao,…là nét riêng
có ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Bến Tre nói riêng.
6.1.2 Quan điểm tổng hợp
Các sự vật, hiện tượng nghiên cứu có tính lịch sử, tức là chúng có sự
vận động và phát triển theo thời gian. Khi nghiên cứu chúng, cần đặt chúng
trong một cấu trúc logic, tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của các sự vật, hiện
tượng đang tồn tại, lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển của chúng.
Quan điểm lịch sử giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn động về sự vật, hiện
tượng, nghĩa là luôn nhìn sự vật hiện tượng nào cũng có một quá trình phát
triển. Chính quá trình phát triển hay cái “động” này lại là yếu tố hấp dẫn đối
với du khách: sự phát triển của khu di tích đường mòn Hồ Chí Minh trên biển
và ngày nay thành khu di tích du lịch Khâu Băng, khu bảo tồn chim Vàm
Hồ,…
6.1.3 Quan điểm viễn cảnh

Là đảm bảo tính dự báo cho tương lai. Trong nghiên cứu địa lý du lịch,
quan điểm này kế thừa quan điểm lịch sử, nghĩa là áp dụng quan điểm viễn
cảnh, người nghiên cứu phải căn cứ vào xu hướng vận động của sự vật, hiện
tượng (nguồn gốc, hiện tại,…) để lập dự báo có căn cứ khoa học cho tương
lai, tức là “thấy trước được sự vật, hiện tượng trong ngày mai của chúng”.
Quan điểm này đảm bảo tính sáng tạo, tích cực của địa lý kinh tế, đảm bảo
tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học tức là dựa vào những điều kiện thực tế
của tỉnh Bến Tre trên cơ sở đánh giá được khả năng phát triển du lịch của
tỉnh: xu hướng của khách, sự tồn tại, sức hấp dẫn của các di tích lịch sử, thắng
cảnh như khu di tích Nguyễn Thị Định, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình
Chiểu, Vườn Cò,… những điểm, tuyến du lịch đến tham quan nhiều nhất.
6.2 Phương pháp nghiên cứu
6.2.1 Phương pháp thực tế
Đây là phương pháp cần thiết và quan trọng trong nghiên cứu. Phương
pháp này giúp ta đánh giá chính xác, thực tế các sự vật, hiện tượng, đảm bảo
tính trực quan trong nghiên cứu, nghĩa là người nghiên cứu phải đi tìm hiểu
thực tế, thực địa từng địa danh, danh lam thắng cảnh, đền đài cũng như các
điều kiện xung quanh tác động, vị thế, dân cư,… Trên cơ sở đó từ cái nhìn cụ
thể đến tổng quát các sự vật, hiện tượng tác động đến ngành Du lịch: thuận lợi
và khó khăn như thế nào cho phát triển du lịch, tình trạng của tài nguyên du
lịch, CSVCKT hiện tại đã đáp ứng nhu cầu cho phát triển của ngành chưa?
Người nghiên cứu có thể đến trực tiếp tìm hiểu tại các điểm du lịch, những
khu vui chơi, giải trí, đến tham quan CSVCKT: hạ tầng, bưu điện, cung cấp
nước,… hoặc cũng có thể đi đến cơ quan chức năng của tỉnh để nắm bắt được
thực trạng của ngành Du lịch, trên cơ sở đó có những hoạch định, dự báo xác
thực trong tương lai.
6.2.2 Phương pháp thu thập – xử lý thông tin – phân tích tổng hợp
tài liệu
Đó là quá trình người nghiên cứu thu thập những tài liệu, tư liệu có liên
quan đến sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu: về khu lưu

niệm Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Định, khu di tích Khâu Băng,… khi đã
thu thập được tài liệu (thông qua thực tế, sách báo, các cấp quản lý,…) bắt
đầu sắp xếp, phân loại tài liệu theo tính chất hoặc mức độ,… Sau đó phân
tích, tổng hợp những tài liệu đó và trình bày ý của tác giả cần trình bày, phù
hợp với mục đích nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho các sản phẩm
nghiên cứu bao giờ cũng mang tính khoa học, logic và sáng tạo.
6.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Không kém phần quan trọng trong các bài nghiên cứu để trình bày các
sự vật, hiện tượng mang tính trực quan hơn. Trong nghiên cứu địa lý du lịch
phương pháp bản đồ, biểu đồ dùng để minh họa cho phần nội dung thêm sắc
xảo, thực tế, có sức lôi cuốn hơn, nhất là bản đồ là “ngôn ngữ thứ 2” của địa
lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng: như bản đồ đồng bằng sông Cửu
Long để thấy được vị trí tỉnh Bến Tre so với các tỉnh khác, bản đồ hành chính
Bến Tre sẽ giúp cho việc minh họa các huyện, thị nằm ở vị trí nào? Tiếp giáp
với các vùng đất lân cận hay giáp biển? Bản đồ du lịch tự nhiên và nhân văn
để thấy được sự phân bố các điểm du lịch ở vị trí nào? Các biểu đồ du khách
đến với tỉnh để thấy được sự gia tăng lượng khách qua các năm.
7. Cấu trúc luận văn
Tên đề tài: “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre”
Đề tài gồm có ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận – Phần nội dung
gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên phát triển du
lịch Bến Tre
Ngoài ra, đề tài còn có phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo





NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
1.1 Khái niệm du lịch
Đến nay chưa có sự nhất trí trong cách định nghĩa du lịch. Mỗi tác giả
viết sách về du lịch đều có định nghĩa riêng của mình, chung quy lại có 3 kiểu
định nghĩa khác nhau của các tác giả của các nước:
Kiểu 1: Kiểu định nghĩa ngắn gọn, bao quát, ví dụ trong từ điển tiếng
Việt, du lịch được định nghĩa: “Du lịch là đi chơi cho biết xứ người”.
Trong các cách định nghĩa ngắn gọn thì hay nhất, theo tôi là cách định
nghĩa của Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện của Việt Nam: “Du lịch là sự mở rộng
không gian văn hóa của con người”. Ở đây cần nhấn mạnh yếu tố đặc trưng
nhất tạo ra không gian văn hóa, đó chính là tiếng nói và chữ viết, sau đó mới
đến các nét văn hóa khác: kiến trúc, nghệ thuật, tôn giáo, cách ăn, cách mặc,
cưới hỏi, ma chay. Như vậy: đi chơi một nơi mà tiếng nói chưa khác, chữ viết
chưa khác thì chưa gọi là đi du lịch.
Kiểu 2: Các cách định nghĩa của các nhà du lịch học nổi tiếng của các
quốc gia. Trong đó phải kể đến cách định nghĩa của nhà du lịch học người
Nga (I.I Pirôgiơnic, 1985) “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Kiểu 3: Cách định nghĩa của nhà kinh tế du lịch người Mỹ Coltman
(Michevel.M.Coltman). Coltman cho rằng du lịch là quan hệ tương hỗ do sự
tương tác của 4 nhóm cộng đồng bao gồm:
- Du khách: người bỏ tiền ra để đi du lịch.
- Cơ quan cung ứng dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng).
- Chính quyền địa phương nơi du lịch.
- Dân địa phương nơi du lịch.

“Du lịch là tổng thể các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác
động qua lại giữa du lịch, nhà hàng – khách sạn, chính quyền và dân địa
phương nơi diễn ra hoạt động du lịch”.
Từ 3 kiểu định nghĩa cơ bản đã nghiên cứu, phân tích, tác giả xin đưa ra
cách định nghĩa du lịch của mình:
“Du lịch là sự ra đi của các cư dân và tạm trú xa (khoảng 700km) nơi
ở thường xuyên của mình, đã tạo ra các mối quan hệ với nhà cung ứng dịch
vụ du lịch, chính quyền và dân địa phương nơi đến nhằm mục đích phục vụ sự
nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tham quan, đoàn tụ gia đình cùng các hoạt động: kinh
tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo, thể thao, có tác dụng nâng cao chất lượng
sống của con người”. (Trần Thị Thạy)
1.2 Khái niệm tài nguyên du lịch
Pirojnik, Nguyễn Minh Tuệ và một số học giả cho rằng TNDL (Tài
nguyên du lịch) là tổng thể tự nhiên, KT – XH văn hóa được sử dụng để phục
hồi sức khỏe, phát triển thể lực và tinh thần con người. Trên cơ sở này các
học giả cho rằng địa hình, thủy văn, khí hậu, động – thực vật, DTLSVH, văn
hóa nghệ thuật lễ hội,… là những TNDL. Song thực tế không phải bất cứ mọi
dạng, mọi kiểu địa hình, tất cả các kiểu khí hậu các yếu tố khí hậu hay các giá
trị văn hóa,… đều có khả năng hấp dẫn khách cũng như có khả năng kinh
doanh du lịch. Trong nhiều trường hợp địa hình hiểm trở, các bãi biển bị xâm
thực mạnh, một số kiểu khí hậu, nguồn nước bị ô nhiễm là những điều kiện
không hấp dẫn khách, trở ngại cho phát triển du lịch. Các tác giả trên quan
niệm TNDL được sử dụng để góp phần phục hồi sức khỏe, phát triển thể lực
và trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Quan niệm
này chỉ phù hợp với đặc điểm phát triển du lịch của các nước xã hội chủ nghĩa
trước đây mang tính bao cấp. Nhà nước xây dựng CSVCKT phục vụ du lịch,
trả lương cho cán bộ, nhân viên lao động làm việc trong ngành Du lịch, bỏ
tiền để tiếp đón các cán bộ nhân viên nhà nước đi nghỉ dưỡng theo chế độ
hoặc đón tiếp các chuyên gia. Thực tế hiện nay việc bảo tồn và khai thác
TNDL hấp dẫn du khách, ngoài các chức năng xã hội phục vụ cho du khách,

TNDL còn được khai thác nhằm đạt được hiệu quả về kinh tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống của dân cư, hiệu quả môi trường và chính trị,… Phần nhiều
các nhà khoa học trong nước và quốc tế như: Pirojnik, Ngô Tất Hổ, Trần Đức
Thanh, Phạm Trung Lương và các tác giả cũng như Luật Du lịch Việt Nam
đều cho rằng: TNDL là những cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên và
các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với du khách, có thể sử
dụng phục vụ cho phát triển du lịch.
Như vậy, TNDL được xem như là tiền đề phát triển du lịch. TNDL càng
phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du
khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao.
TNDL là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào nhiều điều
kiện KT – XH, khoa học kỹ thuật, chính trị nên ngày càng được mở rộng. Do
vậy, TNDL bao gồm cả TNDL đã, đang khai thác và TNDL chưa được khai
thác.
Từ những nhận xét trên tác giả đưa ra khái niệm TNDL: “là tất cả những
gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức
hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch,
mang lại hiệu quả về KT – XH và môi trường”.
1.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch
1.3.1 Đặc điểm chung của tài nguyên du lịch
- Một số loại TNDL là đối tượng khai thác của nhiều ngành KT – XH.
- TNDL có phạm trù lịch sử nên ngày càng có nhiều loại TNDL được
nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và được đưa vào khai thác, sử dụng.
- TNDL mang tính biến đổi.
- TNDL nếu không được khai thác, sử dụng, bảo vệ, tôn tạo hợp lý, tiết
kiệm theo hướng bền vững sẽ bị suy thoái, cạn kiệt giảm cả số lượng và chất
lượng.
- Hiệu quả và mức độ khai thác TNDL phụ thuộc vào các yếu tố
+ Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá giá trị của tài nguyên
vốn còn tìm ẩn.

+ Trình độ phát triển khoa học công nghệ.
+ Nguồn tài sản quốc gia, tình hình phát triển KT – XH của các địa
phương, các quốc gia cũng tác động tới hiệu quả và mức độ khai thác TNDL.
Vì vậy, các nước có thu nhập từ du lịch và khách quốc tế đến đứng hàng đầu
thế giới phần lớn là các nước phát triển.
+ Trên thế giới, các quốc gia có hệ thống luật pháp hoàn thiện phát
triển và có đường lối chính sách phát triển KT – XH nói chung và phát triển
du lịch nói riêng phù hợp, năng động, thích ứng, đúng đắn, đặc biệt có các
chiến lược chính sách quan tâm coi trọng sự phát triển của du lịch đều là các
quốc gia khai thác, bảo vệ nguồn TNDL hợp lý, đạt hiệu quả cao về mặt KT –
XH, môi trường.
+ Yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu
du lịch của con người cũng là yếu tố tác động tới TNDL. Các loại TNDL nói
chung được khai thác với mức độ nhiều hơn để phát triển đa dạng, phong phú
các sản phẩm du lịch. Bên cạnh những đặc điểm giống với các loại tài nguyên
chung, TNDL có những đặc điểm riêng gắn với đặc điểm tính chất của ngành
Du lịch.
- TNDL phong phú, đa dạng; có các giá trị thẩm mỹ, văn hóa lịch sử, tâm
linh, giải trí; có sức hấp dẫn với du khách.
- TNDL bao gồm các loại tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể.
- TNDL là những loại tài nguyên có thể tái tạo được.
- TNDL có tính sở hữu chung.
- Việc khai thác TNDL gắn chặt với vị trí địa lý.
- TNDL thường có tính mùa vụ và việc khai thác TNDL mang tính mùa
vụ
- TNDL mang tính diễn giải và cảm nhận.
1.3.2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên
- Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lý theo hướng bền vững thì
phần lớn các loại TNDL tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, tài
nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm.

- Hầu hết việc khai thác TNDL tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào điều
kiện thời tiết, việc tổ chức các tour leo núi, tham quan các vùng núi hay đi
nghỉ biển, tham quan sông nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết.
- Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên thường
nằm xa các khu đông dân cư. Đặc điểm này một mặt gây tốn kém, khó khăn
cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, mặt khác nó lại là nhân tố góp phần
làm cho TNDL tự nhiên hấp dẫn, được bảo tồn tốt hơn do ít chịu ảnh hưởng
tiêu cực bởi các hoạt động KT – XH.
1.3.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn
- TNDL nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của thời gian,
thiên nhiên và do chính con người. Do vậy, khi khai thác TNDL nhân văn cho
mục đích phát triển du lịch cần quan tâm đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo thường
xuyên, khoa học và có hiệu quả.
- TNDL nhân văn là do con người sáng tạo ra nên có tính phổ biến. Ở đâu
có con người, ở đó có tài nguyên nhân văn. Vì vậy, các địa phương, các quốc
gia đều có tài nguyên nhân văn, trong đó có nhiều loại có sức hấp dẫn với du
khách, đã hoặc sẽ có thể sử dụng cho phát triển du lịch.
- TNDL nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những giá trị
đặc sắc riêng. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện KT – XH là những yếu tố
nuôi dưỡng tạo thành TNDL nhân văn ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia không
giống nhau nên TNDL nhân văn ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có những giá trị
đặc sắc riêng, góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh
tranh và hấp dẫn du khách riêng. Do vậy, trong quá trình khai thác, bảo tồn
TNDL nhân văn cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài
nguyên.
- TNDL nhân văn thường được phân bố gần các khu dân cư, đặc biệt tập
trung nhiều ở những khu vực đông dân cư. Bởi nó được sinh ra trong quá
trình phát triển xã hội và là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Khác với
TNDL tự nhiên, việc khai thác phần lớn các loại TNDL nhân văn thường ít
chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết gây nên như mưa hay rét nên tính

mùa vụ cũng ít hơn so với TNDL tự nhiên.
1.4 Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch
1.4.1 Ý nghĩa
TNDL là một nguồn lực quan trọng hàng đầu để tạo ra sản phẩm du lịch.
Quy mô và khả năng phát triển du lịch của một địa phương hay một quốc gia
phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng và sự kết hợp của các loại
TNDL.
Tuy nhiên TNDL cần được hiểu là TNDL đã sẵn có trong tự nhiên hoặc
do thế hệ trước trong quá trình phát triển lịch sử ở mỗi địa phương, mỗi quốc
gia để lại và cả TNDL mới được phát triển tạo dựng trong quá trình phát triển
kinh tế và du lịch để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách (còn được
gọi là tài nguyên KT – XH và kỹ thuật).
TNDL tiềm tàng hay sẵn có chỉ là nguồn lực quan trọng hàng đầu để phát
triển du lịch, còn việc khai thác và bảo tồn TNDL có hiệu quả hay không phụ
thuộc rất nhiều vào đường lối, chính sách, việc quy hoạch, tổ chức quản lý các
hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, phát triển du lịch và phát triển KT –
XH.
1.4.2 Vai trò
TNDL có các vai trò đối với hoạt động du lịch như sau:
- TNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch. Trong các hệ
thống lãnh thổ du lịch, TNDL là những phân hệ giữ vai trò quan trọng và
quyết định sự phát triển du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch. Đặc biệt, TNDL
có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với các phân hệ khác và với môi trường KT –
XH. Do vậy TNDL là một nhân tố quan trọng hàng đầu để tạo nên sản phẩm
du lịch.
- TNDL là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điều kiện
thuận lợi để đáp ứng các nhu cầu của họ trong chuyến đi. Hoạt động du lịch
có phát triển hay không, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào yếu
tố cầu du lịch, đặc biệt là khách du lịch. Khách du lịch nói chung, đặc biệt là
khách du lịch thuần tuý, mục đích chuyến đi của du khách không chỉ hưởng

thụ các loại dịch vụ lưu trú ăn uống, đi lại, mua sắm. Phần lớn khách du lịch
thực hiện chuyến đi du lịch để thưởng thức, tìm hiểu, cảm nhận các giá trị của
TNDL, con người và KT – XH tại các điểm đến.
- TNDL là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú, ngày càng cao của khách du
lịch, các doanh nghiệp, các địa phương, các quốc gia cần phát triển nhiều loại
hình du lịch. Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của TNDL.
- TNDL là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du
lịch.
1.5 Phân loại tài nguyên du lịch
1.5.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện
tượng tự nhiên, các quá trình biến đổi chung hoặc có thể được khai thác và sử
dụng vào đời sống và sản xuất của con người.
Theo Khoản 1 (Điều 13, Chương II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005
quy định: “TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái (HST), cảnh quan tự nhiên đang được khai thác
hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
1.5.1.1Các thành phần của tự nhiên
a. Địa chất – địa hình – địa mạo
- Các đơn vị hình thái chính của địa hình là đồi núi, cao nguyên, đồng
bằng, ven biển và đảo
+ Địa hình đồng bằng khá đơn điệu về ngoại hình.
+ Địa hình đồi núi, cao nguyên thường tạo ra những không gian kỳ
vĩ, sinh động và thơ mộng.
- Các dạng địa hình thuận lợi cho phát triển du lịch
+ Kiểu địa hình Karst gồm các kiểu chủ yếu như: hang động Karst,
cánh đồng Karst, phễu Karst, sông hồ Karst, Karst ngập nước.
+ Kiểu địa hình ven bờ và đảo: kiểu địa hình ven bờ hấp dẫn du
khách đó là các bãi cát ven biển, hồ, sông. Trong đó đặc biệt là các bãi cát ven

biển, đảo, thường được gọi là các bãi biển.
Nhu cầu du lịch biển trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng
tăng, theo UNWTO (Tổ chức Du lịch thế giới), có hơn 70% số du khách được
thích đi du lịch biển.
- Các di tích tự nhiên: Các quá trình nội lực và ngoại lực đã tạo thành
trên bề mặt địa hình nhiều di tích tự nhiên có giá trị về thẩm mỹ.
b. Khí hậu
- Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người: Tài nguyên
khí hậu là sự tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, tốc độ
gió, hướng gió, bức xạ nhiệt.
Các yếu tố của khí hậu thay đổi theo không gian từ xích đạo đến hai
cực, theo độ cao, theo thời gian (tính theo mùa), có mối quan hệ chặt chẽ với
địa hình, vị trí địa lý, thuỷ văn và sinh vật, hoạt động sản xuất và đời sống của
con người.
Nhiều nhà khí hậu trên thế giới đã xây dựng các chỉ tiêu khí hậu sinh
học để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người.
Bảng 1.1: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
Hạng Ý nghĩa
Nhiệt độ
TB năm
(P
o
PC)
Nhiệt độ
TB
tháng (P
o
PC)
Biên độ nhiệt
của tP

o
P TB
năm
Lượng mưa
năm (mm)
1 Thích nghi 18 – 24 24 – 27 < 6P
o
1250 – 1990
2
Khá thích
nghi
24 – 27 27 – 29 6 – 8P
o
1990 – 2550
3 Nóng 27 – 29 29 – 32 8 – 14P
o
> 2550
4
Rất nóng
39 – 32
32 – 35
14 – 19
P
0

< 1250
5
Không
thích nghi
> 32 > 35 > 19P

o
< 650
Nguồn: Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời
kỳ 1995 – 2010 Tổng cục Du lịch, tr.40
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng
Khí hậu là một trong những loại tài nguyên quan trọng để phát triển
loại hình du lịch chữa bệnh, an dưỡng.
Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch
thể thao, vui chơi giải trí.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch
Những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động
du lịch và hấp dẫn du khách được coi là TNDL như: có nhiều ngày thời tiết
tốt, số ngày mưa ít, nhiều ánh nắng, tốc độ gió không quá lớn, độ ẩm không
khí không quá cao, cũng không quá thấp, không có hoặc ít thiên tai và những
diễn biến thời tiết đặc biệt.
c. Tài nguyên nước

×