Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nguyễn thị phương hồng phân tích kết quả áp dụng các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động (kpis) tại các khoa dược trong hệ thống bệnh viện mắt sài gòn năm 2022 luận văn thạc sĩ dược học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HỒNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ÁP DỤNG CÁC CHỈ SỐ ĐO
LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG (KPIs) TẠI CÁC
KHOA DƯỢC TRONG HỆ THỐNG BỆNH VIỆN MẮT
SÀI GÒN NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2023


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HỒNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ÁP DỤNG CÁC CHỈ SỐ
ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG (KPIs) TẠI
CÁC KHOA DƯỢC TRONG HỆ THỐNG BỆNH
VIỆN MẮT SÀI GÒN NĂM 2022


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : 8720412
Người hướng dẫn khoa học : TS. Đỗ Xuân Thắng

HÀ NỘI 2023


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn
TS. Đỗ Xuân Thắng đã trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm cho tơi
trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo bộ môn Quản lý và
Kinh tế Dược đã giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình học tập chun ngành và thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng đào tạo sau đại học,
các thầy, cơ giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi và lớp Cao Học 26 – Đại học Dược Hà Nội trong quá trình học
tập tại trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo hệ thống bệnh viện Mắt Sài
Gòn, ban giám đốc các bệnh viện thành viên, các trưởng khoa Dược và các
dược sĩ bệnh viện đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian
tơi thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, người thân
trong gia đình và bạn bè đã ln bên cạnh động viên tôi, ủng hộ tôi.
Hà Nội, 20 tháng 03 năm 2023
HỌC VIÊN

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HỒNG



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN....................................................................................... 2
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của các chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động
(KPIs). ......................................................................................................................... 2
1.1.1. Khái niệm về KPIs. ........................................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm của KPIs ............................................................................................ 2
1.1.3. Vai trò của KPIs. ............................................................................................... 4
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài. ...................................................................................... 5
1.2.1. Các văn bản pháp lý về quản lý chất lượng công tác Dược. ............................. 5
1.2.2. Các văn bản pháp lý về quản lý hoạt động cung ứng Dược. ............................ 9
1.2.3. Các văn bản pháp lý về quản lý hoạt động Dược lâm sàng. ........................... 10
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài. .................................................................................. 11
1.3.1. Các nghiên cứu về xây dựng và ứng dụng công cụ KPIs trên thế giới. .......... 11
1.3.2. Nghiên cứu về xây dựng và ứng dụng công cụ KPIs tại Việt Nam. ............... 21
1.4. Giới thiệu về hệ thống Mắt Sài Gòn và khối Dược ........................................... 22
1.4.1. Hệ thống bệnh viện Mắt Sài Gòn (MSG) ....................................................... 22
1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của khối Dược trong hệ thống bệnh viện Mắt Sài
Gòn. ........................................................................................................................... 24
1.4.3. Cơ cấu nhân sự của các khoa Dược bệnh viện trong hệ thống Mắt Sài Gòn.. 25
1.4.4. Sơ lược hoạt động của các khoa Dược bệnh viện trong hệ thống Mắt Sài Gòn
và bộ chỉ số KPIs trong quản lý Dược. ..................................................................... 27
1.5. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 31
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. ................................................... 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. .................................................................................... 31
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. .................................................................. 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 31
2.2.1. Xác định các biến số nghiên cứu. ................................................................... 31

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu. ........................................................................................ 35
2.2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu....................................................................................... 37
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu. ......................................................................... 38
2.2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu. ...................................................................... 39
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. ..................................................................... 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 42


3.1. Phân tích thực trạng triển khai thực hiện bộ chỉ số KPIs tại các khoa Dược trong
hệ thống bệnh viện Mắt Sài Gòn năm 2022. ............................................................. 42
3.1.1. Hoạt động đào tạo và khảo sát nhận thức sau đào tạo. ................................... 42
3.1.2. Triển khai thực hiện KPIs và báo cáo kết quả đánh giá định kỳ. ................... 47
3.2. Phân tích một số kết quả thực hiện bộ chỉ số KPIs tại các khoa Dược bệnh viện
trong hệ thống bệnh viện Mắt Sài Gịn năm 2022. ................................................... 51
3.2.1. Phân tích kết quả thực hiện các chỉ số KPIs của các bệnh viện so với mục tiêu
đặt ra. ......................................................................................................................... 51
3.2.2. Phân tích kết quả thực hiện theo từng chỉ số KPIs. ........................................ 52
3.2.3. Phân tích kết quả thực hiện theo từng bệnh viện. ........................................... 54
3.2.4. Phân tích mức độ hồn thành tổng thể bộ chỉ số KPIs. .................................. 55
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 57
4.1. Thực trạng triển khai thực hiện bộ chỉ số KPIs tại các khoa Dược trong hệ thống
bệnh viện Mắt Sài Gòn năm 2022. ............................................................................ 57
4.2. Kết quả thực hiện bộ chỉ số KPIs tại các khoa Dược bệnh viện trong hệ thống
bệnh viện Mắt Sài Gòn năm 2022. ............................................................................ 60
4.3. So sánh các chỉ số hoạt động giữa năm 2020 (thời điểm chưa áp dụng KPIs) và
năm 2022 (thời điểm đã áp dụng KPIs). ................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 71
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 75
Phụ lục 1: Kết quả khảo sát một số hoạt động quản lý Dược tại các bệnh viện năm

2020. .......................................................................................................................... 75
Phụ lục 2: Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý Dược bệnh viện. ........... 77
Phụ lục 3: Mẫu khảo sát về số lượng trình độ và giới tính của nhân sự khoa Dược
bệnh viện. .................................................................................................................. 83
Phụ lục 4: Mẫu khảo sát về tuổi của dược sĩ trong khoa Dươc bệnh viện................ 83
Phụ lục 5: Khảo sát nhận thức về KPIs trong quản lý Dược bệnh viện.................... 84
Phụ lục 6: Khảo sát kết quả đánh giá C.9 – bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện.......... 85
Phụ lục 7: Mẫu khảo sát kết quả khảo sát mức độ tuân thủ GPP.............................. 85
Phụ lục 8: Mẫu khảo sát kết quả khảo sát mức độ tuân thủ GSP.............................. 86
Phụ lục 9: Mẫu khảo sát các chỉ số về tồn kho và cung ứng. ................................... 86
Phụ lục 10: Mẫu khảo sát các chỉ số về lâm sàng. .................................................... 87


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

ADR

Adverse Drug Reaction (biến cố bất lợi do thuốc gây ra)

BGĐ

Ban giám đốc

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

BM

Bad – moving (luân chuyển kém)

BYT

Bộ Y tế



Giám đốc

GPP

Good Pharmacy Practice (thực hành tốt nhà thuốc)

GSP

Good Storage Practice (thực hành tốt bảo quản thuốc)

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

KHKT


Khoa học kỹ thuật

KPIs

Key performance indicators - Các chỉ số hiệu suất trọng yếu

KQ

Kết quả

ME

Medication error (Sai sót thuốc)

MSG

Mắt Sài Gịn

MT

Mục tiêu

NM

Non – moving (khơng ln chuyển)

QL

Quản lý


TLTK

Tài liệu tham khảo

TB

Trung bình

YHCT

Y học cổ truyền


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới về xây dựng và ứng dụng KPIs vào
quản lý Dược bệnh viện. ........................................................................................... 14
Bảng 1.2: Thiết kế, kết quả của các nghiên cứu về KPIs vào quản lý Dược bệnh viện
trên thế giới và ứng dụng khi thực hiện đề tài. ......................................................... 18
Bảng 1.3. Đặc điểm nhân sự tại các khoa Dược bệnh viện ...................................... 26
Bảng 2.4: Bảng biến số phân tích thực trạng triển khai thực hiện KPIs ................... 31
Bảng 2.5: Bảng biến số phân tích kết quả thực hiện KPIs ........................................ 33
Bảng 2.6: Cỡ mẫu cho các đối tượng khảo nhận thức về KPIs ................................ 38
Bảng 3.7: Kết quả số lượng tham gia đào tạo về KPIs ............................................. 42
Bảng 3.8: Kết quả số lượt đào tạo về KPIs cho các nhóm đối tượng ....................... 42
Bảng 3.9: Nhận thức về các đặc điểm của KPIs ....................................................... 44
Bảng 3.10: Nhận thức về các tác động của KPIs lên khoa Dược bệnh viện............. 44
Bảng 3.11: Bảng ANOVA của khảo sát nhận thức về KPIs sau đào tạo .................. 45
Bảng 3.12: Kết quả triển khai theo chỉ số KPIs ........................................................ 47
Bảng 3.13: Kết quả triển khai theo bệnh viện ........................................................... 48
Bảng 3.14: Khảo sát tình trạng báo cáo kết quả theo tần suất tháng. ....................... 49

Bảng 3.15: Khảo sát tình trạng báo cáo kết quả theo tần suất năm. ......................... 50
Bảng 3.16: So sánh kết quả thực hiện KPIs với mục tiêu của từng chỉ số . ............. 51
Bảng 3.17: Số lượng bệnh viện đạt và không đạt mục tiêu theo từng chỉ số............ 53
Bảng 3.18: Kết quả thực hiện theo từng bệnh viện. .................................................. 54
Bảng 4.19: So sánh các chỉ số hoạt động giữa năm 2020 và 2021. .......................... 62


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Bốn loại chỉ số đo hiệu quả. ........................................................................ 2
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức khoa Dược bệnh viện ....................................................... 27
Hình 2.3. Thiết kế nghiên cứu................................................................................... 37
Hình 3.4: Biểu đồ khoảng tin cậy 95% kiểm định TukeyHSD về sự khác biệt nhận
thức sau đào tạo. ........................................................................................................ 46
Hình 3.5: Tiến độ thực hiện báo cáo tháng theo bệnh viện ...................................... 49
Hình 3.6: Biểu đồ kết quả thực hiện theo từng chỉ số KPIs. ..................................... 53
Hình 3.7: Biểu đồ kết quả thực hiện các chỉ số KPIs từng bệnh viện....................... 54
Hình 3.8. Mức độ hồn thành bộ chỉ số KPIs của các bệnh viện ............................. 55


ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoa Dược là một khoa chuyên môn, vừa đóng vai trị hỗ trợ khối y khoa
về chun mơn để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn – hiệu quả và hợp lý, vừa có
vai trị trong khối vận hành để điều phối hoạt động cung ứng thuốc và tiêu hao
đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh [1]. Vì vậy, các hoạt động
quản trị Dược bệnh viện thường tập trung vào mục tiêu cân bằng giữa nhu cầu
điều trị chất lượng cao của khối y khoa với yêu cầu cung ứng hàng hóa hiệu quả
của khối vận hành. Trong quản trị chất lượng bệnh viện thì các hoạt động đo
lường để đánh giá thực trạng để tìm kiếm cơ hội cải tiến liên tục đóng vai trị
quan trọng hàng đầu. Đối với cơng tác Dược, để đo lường tồn diện hiệu quả
cơng việc và tìm kiếm cơ hội cải tiến thì cần có một mơ hình đánh giá với các

chỉ số mơ tả đầy đủ và toàn diện hoạt động của khoa Dược trong bệnh viện.
Hệ thống bệnh viện Mắt Sài Gịn có 08 khoa Dược bệnh viện cùng đồng
hành với hoạt động khám chữa bệnh. Giai đoạn 2020 - 2021 hệ thống đã thực
hiện đánh giá thực trạng quản lý dược tại các bệnh viện, làm tiền đề cho việc
áp dụng giải pháp KPIs vào quản trị hoạt động các khoa Dược bệnh viện trong
giai đoạn 2021 – 2022. Để trả lời câu hỏi, tại một hệ thống điều trị nhãn khoa
lớn với nhiều chi nhánh thành viên, thì cơng cụ KPIs đã được triển khai ra sao,
đạt kết quả như thế nào trong quản lý dược, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Phân
tích kết quả áp dụng các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động (KPIs) tại các
khoa Dược trong hệ thống bệnh viện Mắt Sài Gòn năm 2022” với các mục
tiêu:
 Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng triển khai thực hiện bộ chỉ số KPIs tại
các khoa Dược trong hệ thống bệnh viện Mắt Sài Gòn năm 2022.
 Mục tiêu 2: Phân tích một số kết quả thực hiện bộ chỉ số KPIs tại các
khoa Dược bệnh viện trong hệ thống bệnh viện Mắt Sài Gòn năm 2022.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của các chỉ số đánh giá chất lượng hoạt
động (KPIs).
1.1.1. Khái niệm về KPIs.
KPI viết tắt từ Key Performance Indicator, tạm dịch Chỉ số hiệu suất cốt
yếu, là một tập hợp các phép đo tập trung vào những khía cạnh hoạt động tổ
chức mà được coi là quan trọng nhất cho sự thành công ở hiện tại và trong tương
lai. Cũng theo Parmenter (2010) thì KPIs nằm trong bộ các chỉ số đo lường hiệu
quả, cùng với KRIs (Key result indicators – Các chỉ số kết quả cốt yếu), PIs
(Performance indicators – Các chỉ số hiệu quả) (Result indicators – Các chỉ số
kết quả). Trong đó chỉ số KPIs là tập hợp các chỉ số đo lường tập trung vào

những khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp, những chỉ số quan trọng này
phản ánh sự thành công của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai [2].

Hình 1.1: Bốn loại chỉ số đo hiệu quả.
1.1.2. Đặc điểm của KPIs
Căn cứ trên phân tích và thảo luận với hơn 3000 ngừời tham gia,
Parmenter xác định KPIs có 7 tính chất sau:
 Phi tài chính: khơng thể hiện yếu tố tài chính.
 Thường xuyên: được theo dõi, giám sát 24/7, hàng ngày hoặc nửa tuần
một lần.

2


 Hướng lãnh đạo: chỉ số KPIs với tầm quan trọng đối với tổ chức nên đó
là những chỉ số hướng lãnh đạo (top – down).
 Đơn giản: một chỉ số KPIs cần đơn giản để dễ dàng cập nhật, giám sát và
được ra quyết định tức thì khi chỉ số KPIs biến động.
 Dựa trên nhân sự tương ứng với chức năng họ đảm nhận: một tiêu chí
KPIs cần phải gắn liền với một bộ phận, một đội nhóm.
 Có ý nghĩa tối quan trọng: một chỉ số KPI sẽ tác động đến một hoặc nhiều
nhiều yếu tố thành cơng trọng yếu (critical success factor) và một hoặc
nhiều khía cạnh trong Thẻ điểm cân bằng (Balance Score Cards).
 Có tác động tích cực: một chỉ số hiệu suất cần phải được kiểm tra và xác
định nó có tác động tích cực đến hành vi của người thực hiện.
Một chỉ số KPIs thường bao gồm các thành phần sau:
 Tên chỉ số KPIs
 Cơng thức tính, cách đo lường
 Tầm quan trọng của tiêu chí KPIs (cụ thể hóa qua trọng số so với các
 KPIs khác)

 Giá trị kỳ vọng của tiêu chí KPIs
 Tần suất đo lường KPIs
 Công cụ/phương thức/dẫn chứng cập nhật và giám sát tiêu chí KPIs
 Người chịu trách nhiệm thực hiện KPIs.
Một bộ chỉ số KPIs trong quá trình xây dựng cần phải đạt được các yêu
cầu theo nguyên tắc SMART:
 Specific – Cụ thể, rõ ràng: xác định được 3 vấn đề: ý nghĩa, lý do lựa
chọn và phương pháp đo lường. Chỉ số KPIs càng rõ ràng thì càng dễ
dàng xác định được nội dung công việc và phương pháp thực hiện để đạt
được hiệu quả công việc như mong muốn.

3


 Measurable – Đo lường được: các chỉ số KPIs phải xác định được phương
pháp đo lường một cách chính xác và nhất quán, phản ánh đúng thực
trạng hiệu suất của tổ chức, cá nhân.
 Achievable – Khả thi: nếu chỉ số KPIs khơng thể thực hiện được thì nó
khơng mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp. Cần xác định KPIs phù hợp
với năng lực thực tế để đảm bảo ý thức và khơi gợi nỗ lực của tổ chức
hay cá nhân thực hiện. Nếu quá thấp sẽ không mang tính phát triển và
đảm bảo hiệu suất như kỳ vọng, nếu q cao thì khơng khả thi, khơng thể
thực hiện được.
 Realistics – Thực tế: chỉ số KPIs cần mang tính thực tế trong mối tương
quan với nhiệm vụ trong cơng việc của từng vị trí, chức năng của từng
nhân sự, từng bộ phận và sứ mệnh của tổ chức.
 Timebound – Có thời hạn: chỉ số KPIs cần được xác định thời điểm hồn
thành/thời gian duy trì để người thực hiện có thể xác định được mục tiêu
cơng việc và lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực và quản trị thực hiện công
việc trong một khoảng thời gian tương ứng.

1.1.3. Vai trò của KPIs.
Xuất phát từ nhu cầu đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
phương pháp KPIs đã được giới thiệu tại Mỹ từ những năm 80 của Thế kỉ 20,
sau đó cùng với sự ra đời của Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) của hai
tác giả Robert S. Kaplan và David Norton, KPIs đã được sử dụng phổ biến trên
thế giới như là một phương pháp đo lường hiệu suất công việc thông qua thiết
lập được hệ thống các cách thức đo lường.
Tsai and Cheng (2012) khẳng định tầm quan trọng của các chỉ số KPIs
khi cho rằng các chỉ số KPIs có liên quan mật thiết với những chỉ số thành công
của mỗi doanh nghiệp và doanh nghiệp cần xây dựng chỉ số KPIs phù hợp với
chiến lược, điều kiện, hoàn cảnh của từng doanh nghiệp. Những chỉ số KPIs

4


này không chỉ phản ánh kết quả hoạt động tác nghiệp của doanh nghiêp và còn
cung cấp định hướng, dữ liệu và điều kiện cần thiết để đánh giá việc hoàn thành
chiến lược của doanh nghiệp [3].
Những lĩnh vực áp dụng KPIs rộng rãi đó là bán hàng, marketing, cơng
nghệ thông tin, quản lý rủi ro, tối ưu quảng cáo trực tuyến. Phương pháp KPIs
cũng đã được áp dụng ở các tổ chức cơng như Chính phủ Malaysia. Tại Việt
Nam, phương pháp KPIs đang dần được triển khai, đặc biệt là tại các doanh
nghiệp đã áp dụng thành công ISO 9001 [4].
Nghiên cứu của tác giả Lê Quân (2015) khẳng định chỉ số KPIs là chỉ số
phản ánh hoạt động của doanh nghiệp, của bộ phận, của cá nhân trong từng giai
đoạn, chu kỳ kinh doanh nhất định. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng làm rõ
4 vai trò quan trọng của chỉ số KPIs trong doanh nghiệp gồm: vai trò kết nối,
vai trò định hướng, vai trò đo lường, đánh giá và vai trò điều chỉnh khi triển
khai KPIs trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu của khẳng định chỉ số
KPIs được áp dụng tại đa phần các doanh nghiệp như cơng cụ đánh giá thành

tích, đây là những chỉ số nền tảng trong hệ thống đánh giá để giúp doanh nghiệp
thực hiện được mục tiêu chiến lược và những kế hoạch [5].
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài.
1.2.1. Các văn bản pháp lý về quản lý chất lượng công tác Dược.
Tại Việt Nam, Bộ y tế ban hành bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh
viện làm căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động và dịch vụ khám chữa bệnh của
từng bệnh viện, so sánh đánh giá chất lượng chuyên môn giữa các bệnh viện.
Trong đó dành tồn bộ chương 9 (Quản lý cung ứng và sử dụng thuốc) dùng để
mơ tả tồn diện các tiêu chuẩn đánh giá về công tác Dược:
 C9.1: Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động dược.
 C9.2: Bảo đảm cơ sở vật chất và các quy trình kỹ thuật cho hoạt động
Dược

5


 C9.3: Cung ứng thuốc, hóa chất và vật tư y tế tiêu hao đầy đủ, kịp thời,
bảo đảm chất lượng.
 C9.4: Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
 C9.5: Thông tin thuốc, theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc kịp
thời, đầy đủ và có chất lượng.
 C9.6: Hội đồng thuốc và điều trị được thiết lập và hoạt động hiệu quả.
 C9.7: Quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện (hiện chỉ mới triển
khai thực hiện, chưa đưa vào đánh giá hàng năm).
Các nhóm tiêu chí được đánh theo cấp độ từ mức 1 (bước đầu hình thành
những hoạt động căn bản phục vụ cho công tác chuyên môn Dược) tới mức 5
(thực hiện hoạt động các cải tiến liên tục dựa trên các kết quả khảo sát thực
trạng nhằm nâng cao chất lượng). Từ đó, các nhà quản trị có căn cứ khảo sát
thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động của khoa Dược, từ đó có những can
thiệp phù hợp với mục tiêu chất lượng của bệnh viện [6].

Cũng trong năm 2016, Bộ Y Tế ban hành hướng dẫn thí điểm một số chỉ
số căn bản đo lường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện [7].
Các khía cạnh đo lường bao gồm:
Năng lực chuyên môn: đo lường các dịch vụ y tế theo các khuyến cáo y khoa
và quy định phân tuyến kỹ thuật.
 An toàn: đo lường các nguy cơ đối với sức khỏe của người bệnh, nhân
viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế.
 Hiệu suất: đo lường khả năng tối ưu hóa nguồn lực sẵn đó để cung cấp
dịch vụ y tế có chi phí - hiệu quả tốt nhất.
 Hiệu quả: đo lường hiệu quả của các can thiệp y tế.
 Hướng đến nhân viên: đo lường mức đãi ngộ với nhân viên.
 Hướng đến người bệnh: đo lường sự hài lòng của người bệnh với dịch vụ
y tế.

6


Đây là bộ công cụ đo lượng bằng con số, tỷ lệ, tỷ suất, làm cơ sở để cải
tiến chất lượng và so sánh chất lượng giữa các bệnh viện.
Đối với hoạt động sử dụng thuốc trong điều trị, năm 2013 Bộ Y Tế đã
ban hành hướng dẫn hội đồng Thuốc và Điều trị thực hiện đánh giá 05 nhóm
chỉ số về sử dụng thuốc và 03 nhóm chỉ số đánh giá hoạt động - ảnh hưởng của
hội đồng Thuốc và điều trị, cụ thể:
05 nhóm chỉ số về sử dụng thuốc bao gồm:
 Các chỉ số kê đơn: số lượng thuốc trung bình trong đơn; tỷ lệ thuốc
generic; tỷ lệ đơn thuốc có các nhóm kháng sinh, thuốc tiêm, thuốc
vitamin, thuốc thiết yếu.
 Các chỉ số chăm sóc người bệnh: thời gian khám bệnh; thời gian phát
thuốc; tỷ lệ thuốc được cấp phát, dán nhãn; người bệnh được tư vấn về
thuốc.

 Các chỉ số cơ sở: tỷ lệ thuốc thiết yếu/thuốc trong danh mục sẵn có; tỷ lệ
phác đồ điều trị sẵn có.
 Các chỉ số sử dụng thuốc tồn diện: tỷ lệ người bệnh khơng điều trị bằng
thuốc; chi phí đơn trung bình; chi phí thuốc kháng sinh, thuốc tiêm,
vitamin; tỷ lệ kê đơn phù hợp với phác đồ; tỷ lệ hài lòng người bệnh; tỷ
lệ tiếp cận thông tin thuốc.
 Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong bệnh viện: số ngày nằm viện; tỷ lệ kê
đơn thuốc trong danh mục; số lượng trung bình thuốc sử dụng người bệnh
hàng ngày, sơ lượng trung bình thuốc tiêm, thuốc vitamin, thuốc tiêm;
chi phí trung bình điều trị bằng thuốc hàng ngày; tỷ lệ sử dụng kháng
sinh dự phòng hợp lý; tỷ lệ gặp ADR và các biến cố liên quan; tỷ lệ giảm
đau sau mổ.
Mục tiêu là nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tại
bệnh viện trong một giai đoạn hoặc chu kỳ cụ thể để có các biện pháp can thiệp

7


(nếu cần) nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và sự hài lịng người
bệnh.
03 nhóm chỉ số về hoạt động và ảnh hưởng của HĐT&ĐT bao gồm:
 Chỉ số quá trình: đo lường về việc tổ chức, các hoạt động cụ thể của
HĐT&ĐT trong bệnh viện.
 Chỉ số ảnh hưởng: đo lường về lựa chọn thuốc, chất lượng kê đơn, mức
độ an toàn trong sử dụng thuốc.
 Chỉ số hiệu quả: đo lường hiệu quả về tài chính bằng việc so sánh chi phí
hoạt động của hội đồi với số tiền tiết kiệm được thông qua các hoạt động
cải tiến và hạn chế lãng phí trong sử dụng thuốc.



Bộ chỉ số này được đánh giá định kỳ nhằm đánh giá mức độ và hiểu quả
can thiệp của HĐT&ĐT trong quá trình điều trị với mục tiêu sử dụng
thuốc an toàn – hiểu quả - hợp lý.
Hoạt động của các nhà thuốc được đo lường và đánh giá định kỳ mỗi 3

năm theo hướng dẫn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP), nhằm đảm bảo
chất lượng thuốc ở tất cả các công đoạn từ nhập hàng tới thời điểm thuốc đến
tận tay người bệnh [17]. Để đáp ứng tiêu chuẩn GPP, nhà thuốc bệnh viện cần
tuân thủ đúng các yêu cầu về người quản lý chuyên môn, cơ sở vật chất, trang
thiết bị bảo quản, hồ sơ pháp lý và các quy trình – quy định liên quan tới hoạt
động bán lẻ thuốc. Hoạt động của các kho Dược được đánh giá theo bộ tiêu
chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP), áp dụng cho tất cả các lọai hình cơ
sở bảo quản (nhà máy sản xuất, cơng ty phân phối, kho Dược bệnh viện, kho
thuốc YHCT, …) nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng thuốc từ khâu sản xuất
tới kê đơn và cấp phát sử dụng [18]. Hoạt động tự thanh tra nội bộ định kỳ về
GPP và GSP để phát hiện kịp thời các điểm tồn tại để lên kế hoạch cải tiến khắp
phục sẽ giúp cho các tổ chức y tế có nhà thuốc và kho Dược đảm bảo chất lượng
thuốc, hạn chế sai sót và nâng cao kỹ năng chuyên môn của nhân viên y tế.

8


1.2.2. Các văn bản pháp lý về quản lý hoạt động cung ứng Dược.
Tổ chức hoạt động cung ứng thuốc là nhiệm vụ hàng đầu của các khoa
Dược bệnh viện. Nhắc tới chất lượng cơng tác Dược, thì tất cả các cơ sở y tế
đều đặt chất lượng cung ứng Dược là tiêu chí tiên quyết. Trong bộ tiêu chí chất
lượng bệnh viện, tại chương 9, mục C9.3 có đặt ra yêu cầu tại tiểu mục 15 (mức
4 điểm) là bệnh viện “Có tiến hành khảo sát, đánh giá (hoặc nghiên cứu) việc
cung ứng thuốc và vật tư y tế tại bệnh viện. Có báo cáo đánh giá, trong đó có
chỉ ra những nhược điểm, khó khăn cần khắc phục trong cung ứng thuốc, vật tư

và đề xuất giải pháp cải tiến. Theo đó, việc xây dựng mơ hình đánh giá hoạt
động cung ứng cần được thực hiện thường quy để theo dõi hiệu quả của chuỗi
cung ứng thuốc trong bệnh viện. Các nội dung đánh giá bao gồm: tỷ lệ sự cố
cung ứng, phân tích các nguyên nhân gây sự cố cung ứng thường gặp, mức độ
ảnh hưởng hay hậu quả của các nhóm sự cố, từ đó lên kế hoạch cải tiến kịp thời
để nâng cao chất lượng cung ứng dược tại bệnh viện.
Kho Dược là nơi tồn trữ lượng hàng hóa lớn nhất trong bệnh viện, vì vậy,
hiệu quả tồn kho cũng là một trong những vấn đề được quan tâm. Hoạt động
quản trị tồn kho nhằm mục tiêu hạn chế hàng hóa chậm luân chuyển dẫn tới
nguy cơ cận hạn, hết hạn, làm giảm chất lượng hàng hóa. Ngồi ra, do tồn trữ
lượng lớn các mặt hàng có giá trị cao nên khoa Dược cũng là nơi tồn đọng lượng
vốn lưu động rất lớn của cơ sở y tế, việc tối ưu hóa. Các chỉ số đánh giá hiệu
quả tồn kho được quan tâm bao gồm: số ngày tồn, mức độ luân chuyển hàng
hóa (bao gồm tỷ lệ hàng luân chuyển kém và không luân chuyển) [8]. Trong đó
số ngày tồn kho được định nghĩa là số ngày của một vòng quay tồn kho, được
xác định bằng cách lấy số ngày trong kỳ chia cho số vòng quay hàng tồn kho.
Nếu mỗi kỳ đánh giá là 30 ngày thì cơng thức số ngày tồn kho là:
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ =
Trong đó:
9

30 𝑛𝑔à𝑦
𝑆ố 𝑣ị𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜


𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 =

𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 (𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘ℎ𝑜)
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ


Giá vốn hàng bán được biểu thị là tổng giá trị hàng xuất ra trong kỳ.

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ =

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ồ𝑛 đầ𝑢 𝑘ỳ + 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ồ𝑛 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ
2

Nếu đánh giá mức độ tồn kho theo tháng (30 ngày) thì hàng luân chuyển
kém là các mặt hàng có số ngày tồn kho lớn hơn 30 ngày. Hàng không luân
chuyển là các mặt hàng có tồn trong kho nhưng khơng xuất kho trong kỳ.
Số ngày tồn kho càng thấp thì chứng tỏ vịng quay hàng tồn kho càng
nhanh. Vì vậy, để tối ưu hóa dịng tiền vốn đọng tại kho Dược phải tối ưu hóa
số ngày tồn kho, giảm tỷ lệ hàng khơng luân chuyển và luân chuyển kém.
1.2.3. Các văn bản pháp lý về quản lý hoạt động Dược lâm sàng.
Năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 131/2020/NĐ-CP quy định
về hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện. Trong đó có các hoạt động chính
như thơng tin thuốc và đào tạo, giám sát ADR và sai sót thuốc, bình đơn và hồ
sơ bệnh án. Tại chương 9 của bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, tiểu mục C9.5
đã đưa ra các yêu cầu chi tiết về hoạt động thông tin thuốc và giám sát ADR,
các thang điểm được đánh giá từ mức 1 đối với việc xây dựng cơ cấu hoạt động
thông tin thuốc trong bệnh viện tới mức 5 là thực hiện các nghiên cứu, đánh giá
và cải tiến chất lượng. Hoạt động giám sát ADR đã được đổi mới qua các hướng
dẫn giám sát chủ động từ các tín hiệu trên lâm sàng, cách thức phân tích dữ liệu
và đánh giá ADR, cách thức báo cáo và đưa ra những chiến lược hành động về
cảnh giác dược cần thiết [9]. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động
dược lâm sàng đã có những căn cứ rât cụ thể để vẽ nên vai trò của các dược sĩ
lâm sàng trong bức tranh chất lượng chuyên môn của các cơ sở khám chữa
bệnh.

10



1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
1.3.1. Các nghiên cứu về xây dựng và ứng dụng công cụ KPIs trên thế giới.
1.3.1.1. Các nghiên cứu về KPIs trong quản lý bệnh viện.
Agrizzi D và cộng sự công bố năm 2010 bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt
động của các hệ thống chăm sóc sức khỏe bao gồm 04 nhóm sau [10]:
 Các chương trình kiểm tra sức khỏe trong xã hội
 Các chương trình tầm sốt và tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe.
 Các chương trình chăm sóc sức khỏe


Các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe ngồi cơng lập.
Mục tiêu là cải thiện được hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại

từng địa phương.
Grigoroudis E và cộng sự công bố năm 2012 về phương pháp tiếp cận đa
chiều dựa trên thẻ điểm cân bằng (đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức
chăm sóc sức khỏe) nhằm kiểm tra chất lượng dịch vụ, sự hài lịng của khách
hàng và nhân viên y tế thơng qua bốn góc độ quản lý như sau [11]:
 Tỷ lệ xoay vòng hàng tồn kho: đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi
cung ứng
 Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân và thời gian điều trị nội trú trung bình: đánh
giá hiệu quả hoạt động chuyên môn và chất lượng dịch vụ.
 Tỷ lệ phân bổ nguồn lực cho phát triển công nghệ thông tin.
 Tỷ lệ phân bổ nguồn vốn đầu tư.
Từ kết quả đánh giá các chỉ số nêu trên, các nhà quản trị tìm kiếm cơ hội
cải tiến liên tục hệ thống hoạt động của tổ chức nhằm thích nghi với những điều
kiện thay đổi, kịp thời điều chỉnh chiến lược phù hợp với tình hình thực tế.
Năm 2015, Ghazisaeidi M và cộng sự có báo cáo về các vấn đề chính

trong thực tiễn phát triển mơ hình đánh giá hiệu quả của tổ chức y tế [12].
Nghiên cứu cho rằng, bằng việc liên kết với các mục tiêu chiến lược của tổ

11


chức, và khả năng đo lường hiệu quả, KPIs trở thành công cụ hữu hiệu trong
việc đánh giá tiến độ thực hiện các công việc theo mục tiêu, làm căn cứ phân
bổ thời gian và nguồn lực cho các mục tiêu quan trọng. Nhờ đó, tổ chức có thể
phát hiện kịp thời các cơng việc có nguy cơ khơng đạt mục tiêu để tìm ra nguyên
nhân và lên kế hoạch hành động phù hợp và kịp thời.
Tại Romania, năm 2012, nhóm nghiên cứu của Ioan B đã xây dựng 07
chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động và thực hiện đánh giá về ảnh hưởng của
KPIs trong mơ hình quản lý bệnh viện hiệu quả, trên 05 bệnh viện quận [13].
Kết quả cho thấy, mơ hình ứng dụng KPIs hiệu quả có lợi thế là giúp tổ chức
điều chỉnh các chỉ số phù hợp với chiến lược ưu tiên, tầm nhìn chủ động trong
từng giai đoạn bằng cách sử dụng chu trình PIMAR (lập kế hoạch – Thực hiện
– Đo lường – Phân tích – Điểu chỉnh), duy trì và cải thiện hiệu suất một cách
có hệ thống. Tuy nhiên, có nguy cơ đánh giá sai hiệu quả hoạt động nếu các
thông tin đầu vào và đầu ra bị ghi nhận sai lệch so với thực tế, ngoài ra, các
quyết định và điều chỉnh dựa trên kết quả đo lường của khoảng thời gian dài
hoạt động nên có thể khơng kịp thời và phù hợp với thực tế ở từng thời điểm.
Madronal M thực hiện nghiên cứu năm 2016, ứng dụng KPIs trong quản
lý cơ sở hạ tầng bệnh viện đã cho thấy, nếu KPIs liên kết với mục tiêu chiến
lược của bệnh viện sẽ giúp quản lý cơ sở hạ tầng y tế thông minh và hiệu quả
hơn [14]. Đặc biệt, KPIs nên được kết hợp trong các thông số kỹ thuật của hợp
đồng và trong tài liệu lựa chọn nhà thầu, để truyền đạt rõ ràng những kỳ vọng
của bệnh viện và cách giám sát thực hiện. “Không thể quản lý những gì khơng
thể kiềm sốt và khơng thể kiểm sốt những gì khơng thể do lường được”. KPIs
cũng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực để đo lường hiệu quả hoạt động thiết bị

và cơ sở vật chất, so sánh giữa kết quả thực tế có đáp ứng được mục tiêu đặt ra
hay không. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá KPIs giúp người quản lý dễ dàng
quản lý rủi ro và lập dự trù ngân sách bảo trì cơ sở hạ tầng.
1.3.1.2. Các nghiên cứu về KPIs trong quản lý khoa Dược bệnh viện.
12


Mezouar H và cộng sự vào năm 2016 đề xuất mơ hình hoạt động và bộ
chỉ số đánh giá hiệu quả của chuỗi cung ứng thuốc trong bệnh viện đã đề xuất
các nhóm chỉ số, bao gồm [15]:
 Tỷ lệ hoàn thành đơn thuốc.
 Tỷ lệ đơn thuốc được giao đúng hạn.
 Tỷ lệ hết hàng
 Tỷ lệ thuốc được kiểm tra.
KPIs được ứng dụng nhằm mục tiêu theo dõi chặt chẽ, kịp thời phát hiện
sai lỗi để tối ưu hóa quy trình.
Trong nghiên cứu đo lường hiệu quả của chuỗi cung ứng trong bệnh viện
của Moons K và cộng sự thực hiện năm 2019 trên các quy trình sau đây [16]:
 Quy trình xuất nhập: đo lường bằng bằng chất lượng, thời gian, tài chính
và năng suất.
 Quản lý hàng tồn kho: đo lường bằng tỷ lệ hàng sẵn có, tỷ lệ hết hàng,
chi phí sử dụng tiêu hao để đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh.
 Phân phối – lập kế hoạch: đo lường bằng tỷ lệ cấp phát thuốc chính xác,
tỷ lệ cấp phát đúng hạn.


Quản lý chuỗi cung ứng toàn diện.
Ứng dụng KPIs để đo lường hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng, tìm

kiếm và giải quyết các thiếu sót, tối ưu hóa các quy trình giúp kiểm sốt hiệu

quả hàng tồn kho, giảm chi phí thuốc và vật tư y tế (đây là nguồn tiêu hao tài
chính lớn thứ hai của bệnh viện, chỉ sau chi phí nhân sự). Xây dựng quy trình
quản lý dễ dàng truy xuất nguồn gốc và tìm kiếm thơng tin hàng hóa, đảm bảo
an tồn người bệnh và giảm thiểu các lãng phí về thời gian và nguồn nhân lực.
Các nghiên cứu liên quan tới công cụ KPIs trong quản lý Dược bệnh viện
được thực hiện rộng rãi trên khắp thế giới. Từ quá trình xây dựng bộ chỉ số tới
đánh giá vai trị, lợi ích của KPIs trong thực tế của cơng tác Dược. Ngồi ra,

13


cịn có những nghiên cứu về nhận thức của các cá nhân như dược sĩ trực tiếp
thực hiện KPIs, các trưởng khoa Dược, các nhà quản lý, và tác động của KPIs
trong quá trình cải tiến chất lượng quản lý Dược.
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới về xây dựng và ứng dụng
KPIs vào quản lý Dược bệnh viện.
Địa

Thời

Tài

ST

Tên tác

Tên nghiên

điểm


gian

Nội dung

Đối tượng và

liệu

T

giả

cứu

nghiên

nghiê

nghiên cứu

cỡ mẫu.

tham

cứu

n cứu

khảo
Bộ 26 chỉ số

KPIs dược
lâm sàng

Xây dựng bộ

trong 8 nhóm

chỉ số đánh giá

bằng chứng

hiệu quả cho
1

Fernande

dược



lâm

s

sàng tại bệnh

Bộ chỉ số
Canada

2013


KPIs được
đề xuất

viện bằng mơ

liên quan,
khảo sát trên
11 tiêu chuẩn

[17]

đánh giá mức

hình Delphi có

độ phù hợp

hiệu chỉnh.

của các chỉ
số, dùng
thang điểm 9
- likert

2

Minard

Nhận thức của


Nhận thức

dược

của dược sĩ



về

những rào cản

Mỹ

2015

lâm sàng

và hỗ trợ khi

làm việc tại

thực hiện bộ

bệnh viện.

14

26 Dược sĩ

chia làm 3
nhóm thảo
luận về ảnh

[18]


Địa

Thời

Tài

ST

Tên tác

Tên nghiên

điểm

gian

Nội dung

Đối tượng và

liệu

T


giả

cứu

nghiên

nghiê

nghiên cứu

cỡ mẫu.

tham

cứu

n cứu

khảo

chỉ số đánh giá

hưởng của

hiệu quả công

KPIs.

việc của dược

sĩ lâm sàng.
Đánh giá sự hài
lịng cơng việc
của

dược



bệnh viện và
3

Losier

tác

động

Canada

2019

Canada của bộ

Dược sĩ
bệnh viện.

284 dược sĩ
tham gia khảo


[19]

sát hài lòng.

chỉ số đo lường
hiệu quả cơng
việc.
Các chỉ số
đo lường

4

Mahmoda
badi

Xây dựng bảng

hiệu quả

15 lượt phỏng

số hóa quản trị

công việc

vấn trực tiếp

các chỉ số đánh

khoa Dược


bao gồm 11

bệnh viện,

trưởng khoa

cơng việc cho

bao gồm 3

Dược và 4

khoa

nhóm chính: giám đốc

giá hiệu quả

Iran

2016

Dược

bệnh viện.

quản trị, lâm bệnh viện.
sàng và tài
chính.


15

[20]


Địa

Thời

Tài

ST

Tên tác

Tên nghiên

điểm

gian

Nội dung

Đối tượng và

liệu

T


giả

cứu

nghiên

nghiê

nghiên cứu

cỡ mẫu.

tham

cứu

n cứu
Hoạt động

Vai trị của bộ
chỉ số đánh giá
hiệu quả cơng
5

Himawan

việc trong cải

khảo


2019
Ấn Độ

-

tiến hoạt động

2020

dược lâm sàng
tại bệnh viện.

chăm sóc

Số lượt quan

Dược trên

sát trước can

người bệnh

thiệp: 2692

nội trú của

Số lượt quan

dược sĩ tại


sát sau can

khoa lâm

thiệp: 1748

[21]

sàng.

Các chỉ số đánh
giá hiệu quả

Các chỉ số

dịch vụ dược
6

Jerome
Ng

lâm sàng tại các

đo lường

New

bệnh viện công Zeadlan
lập




New

2010

d

hiệu quả

103 lượt khảo

công việc

sát

[22]

khoa Dược

Zealand: quan

bệnh viện.

điểm của các
bên liên quan.
Sử dụng bộ chỉ
số

hiệu


quả

công việc để đo
7

Al-Jazairi

lường các hoạt

Saudi

động của dược

Arabia

2017

sĩ lâm sàng tại
bệnh viện hạng
3.

16

Báo cáo

42 dược sĩ

thực hiện


lâm sàng

KPIs của

chăm sóc

các dược sĩ

104728 lượt

lâm sàng.

người bệnh.

[23]


Địa

Thời

Tài

ST

Tên tác

Tên nghiên

điểm


gian

Nội dung

Đối tượng và

liệu

T

giả

cứu

nghiên

nghiê

nghiên cứu

cỡ mẫu.

tham

cứu

n cứu

khảo


Quan điểm của

Nhóm A: 15

dược sĩ bệnh

lượt phỏng

viện về vai trị
của bộ chỉ số
8

Lloyd

đánh giá hiệu
quả công việc

Australi

2016

a

Dược sĩ lâm

vấn trực tiếp.

sàng làm


Nhóm B: 49

việc tại bệnh lượt trả lời
viện.

trong thực hành

[24]

nhận về từ
khảo sát trực

khoa Dược tại

tuyến.

Australia.

Các nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số KPIs đều áp dụng mơ hình Delphi,
từ bộ chỉ số do một nhóm chuyên gia về quản lý Dược xây dưng, thơng qua
sàng lọc, khảo sát thì thống nhất thành các nhóm chỉ số có khả năng ứng dụng
và đo lường trong thực tế. Các nghiên cứu về quá trình triển khai và ứng dụng
bộ chỉ số KPIs trong thực hành tại bệnh viện thường sử dụng phương pháp quan
sát, phỏng vấn trực tiếp hoặc thảo luận nhóm để đánh giá nhận thức của các đối
tượng nghiên cứu là dược sĩ hoặc các bên liên quan về mức độ hiểu biết KPIs,
về những rào cản và thách thức cũng như lợi ích và hiệu quả của cơng cụ KPIs
mang lại trong hoạt động quản lý Dược thực tế tại các bệnh viện. Từ các kết
quả ứng dụng có thể thấy KPIs là cơng cụ định hướng cho hoạt động cải tiến
chất lượng, là mơ hình để chuẩn hóa hoạt động quản lý Dược tại các bệnh viện.


17


×