Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thực trạng, nhận thức của lãnh đạo và nhân viên về nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa tỉnh kiên giang năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

CHIÊM MỸ BÍCH PHƯỢNG

THỰC TRẠNG, NHẬN THỨC CỦA LÃNH ĐẠO
VÀ NHÂN VIÊN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

CHIÊM MỸ BÍCH PHƯỢNG
Mã học viên: C01504

THỰC TRẠNG, NHẬN THỨC CỦA LÃNH ĐẠO
VÀ NHÂN VIÊN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Chuyên ngành: Quản lý Bệnh viện
Mã số: 872.08.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BSCKII. HÀ VĂN PHÚC
Hà Nội –2022



Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng sâu sắc nhất đến Ban
Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Khoa học sức khỏe, các Phịng –
Ban; Q thầy, cơ trong Bộ mơn Quản lý bệnh viện– Trường Đại học Thăng
Long đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt q tình tơi
học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi chân thành cảm ơn
TS.BS.CKII.Hà Văn Phúc đã hết lịng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và đầy nhiệt
huyết trong suốt q trình nghiên cứu để giúp tơi hồn thành luận văn này, cùng
những người thầy, cô hướng dẫn luôn tận tâm dạy dỗ chỉ bảo động viên tôi
trong suốt q trình hồn thành luận văn để mang lại kết quả tốt nhất.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh
Kiên Giang; Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang; Ban Chủ
nhiệm Phòng Tổ chức cán bộ, cùng quý anh, chị đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót kính mong Q thầy, cơ, anh, chị đồng nghiệp tiếp tục đóng góp, giúp
đỡ để luận văn hồn thiện hơn.
Xin trân trọng!
Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2022
Học viên

Chiêm Mỹ Bích Phượng


LỜI CAM ĐOAN


Tơi là Chiêm Mỹ Bích Phượng, học viên lớp Thạc sỹ Quản lý bệnh viện
khóa 2020 – 2022, trường Đại học Thăng Long, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Thầy TS. BSCKII. Hà Văn Phúc.
2. Cơng trình nghiên cứu này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ quan nơi nghiên
cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nghiên cứu này./.
Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2022
Học viên

Chiêm Mỹ Bích Phượng

Thang Long University Library


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ và đối chiếu Anh – Việt

BN

Bệnh nhân

BV


Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế

BS

Bác sĩ

BSCK

Bác sĩ chuyên khoa

CDC

Center for Disease Control - Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật

CT

Chỉ thị

CSNBTD

Chăm sóc người bệnh tồn diện

CSSK

Chăm sóc sức khỏe


CBYT

Cán bộ y tế

DSĐH

Dược sĩ đại học

DSTH

Dược sĩ trung học

ĐDĐH

Điều dưỡng đại học

ĐDTH

Điều dưỡngtrung học

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCB

Khám chữa bệnh

NNLYT


Nguồn nhân lực y tế

NNL

Nguồn nhân lực

NB
NVYT

Người bệnh
Nhân viên y tế



Quyết định

TT

Thông tư

WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
Nội dung
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU đỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
1.2. Chất lượng nguồn nhân lực
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực
1.4. Các nghiên cứu có liên quan đến chất lượng
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
2.4. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
2.5. Hạn chế của nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.2. Thực trạng nguồn lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
3.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế của bệnh viện
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.2. Thực trạng nguồn lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế của bệnh viện
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC:

Thang Long University Library


Trang

1
3
3
10
11
16
21
21
22
32
33
33
34
34
36
43
50
50
52
56
74
76


- PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP THỐNG KÊ NHÂN SỰ
- PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO
- PHỤ LỤC 3: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU NHÂN VIÊN
- PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH LÃNH ĐẠO PHỎNG VẤN VỀ

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
KIÊN GIANG NĂM 2021
- PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH NHÂN VIÊN PHỎNG VẤN VỀ
THỰC TRẠNG NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
KIÊN GIANG


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Nội dung

Trang

Bảng 1.1. Định mức biên chế các cơ sở khám, chữa bệnh đạt tiêu
chuẩn hạng I hoặc đặc biệt
Bảng 1.2. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn
Bảng 1.3. Số lượng người làm việc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên
Giang theo qui định của thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV
Bảng 1.4. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn của bệnh viện Đa khoa
tỉnh Kiên Giang theo qui định của thông tư liên tịch số
08/2007/TTLT-BYT-BNV
Bảng 1.5. Số lượng cán bộ cơ cấu bộ phận, chuyên môn của bệnh
viện theo qui định của thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Đặc điểm chung về trình độ chun mơn của đối tượng
nghiên cứu
Bảng 3.3. Thực trạng số lượng người làm việc theo thời gian làm
việc
Bảng 3.4. So sánh thực trạng số lượng người làm việc theo giờ
hành chính của bệnh viện với thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV

Bảng 3.5.Thực trạng phân bố nguồn nhân lực ở các bộ phận chuyên
môn
Bảng 3.6. So sánh thực trạng số lượng người làm việc chung ở các
bộ phận chuyên môn với qui định của Thông tư liên tịch số
08/2007/TTLT-BYT
Bảng 3.7.Tỷ lệ chung của mỗi nhóm chun mơn/tổng số nhân sự
của Bệnh viện
Bảng 3.8. Đặc điểm riêng về bác sĩ của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.9. Đặc điểm riêng về dược sĩ của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.10. Đặc điểm riêng về chức danh điều dưỡng của đối tượng
Bảng 3.11. Đặc điểm riêng về chức danh của nhóm các cán bộ khác
Bảng 3.12. Thực trạng cơ cấu theo bộ phận người làm việc

`6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Thang Long University Library

6
8
8

9
34
36
36
37
37
38


39
39
39
40
40
41


Bảng 3.13. So sánh Thực trạng cơ cấu theo bộ phận người làm
việc của Bệnh viện với Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV
Bảng 3.14. Thực trạng cơ cấu theo chuyên môn người làm việc
Bảng 3.15. So sánh thực trạng cơ cấu theo chuyên môn người làm
việc của bệnh viện với thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV
Bảng 3.16. Quan điểm của lãnh đạo về số lượng người làm việc

41

Bảng 3.17.Quan điểm của lãnh đạo về chất lượng người làm việc

43

Bảng 3.18. Quan điểm của lãnh đạo về cơ cấu nhân sự
Bảng 3.19. Quan điểm của lãnh đạo về tầm quan trọng trong quản
trị nhân lực của Bệnh viện
Bảng 3.20. Quan điểm của lãnh đạo về chính sách đãi ngộ
Bảng 3.21. Quan điểm của lãnh đạo về cơ sở vật chất, tài sản và
thiết bị y tế
Bảng 3.22. Quan điểm của lãnh đạo về các nội dung khác
Bảng 3.23. Về số lượng người làm việc

Bảng 3.24. Quan điểm về chất lượng người làm việc
Bảng 3.25. Quan điểm về cơ cấu nhân sự
Bảng 3.26. Quan điểm về Quản trị nhân lực
Bảng 3.27. Quan điểm của nhân viên về chính sách đãi ngộ
Bảng 3.28. Quan điểm của nhân viên bệnh viện về cơ sở vật chất
và tài sản, thiết bị y tế
Bảng 3.29. Quan điểm của nhân viên về các nội dung khác
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

44
44

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới tính của đối tượng nghiên cứu

34

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về dân tộc của đối tượng nghiên cứu

35

Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về thâm niên công tác của đối tượng nghiên

35

cứu

41
43
43


45
45
46
46
47
47
48
48
49
49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tìm ẩn của dân
cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần
cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó
được thể hiện thơng qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng
và chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội [40].
Năm 2006, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những
người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nâng cao sức khỏe”. Theo đó nhân
lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản
lý và các nhân viên khác: nhân viên cấp dưỡng, hộ lý, lái xe, kế tốn…Họ góp
phần quan trọng trong việc thực hiện hầu hết chức năng hệ thống y tế [64].
Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa và tính chất cạnh tranh ngày càng khốc
liệt, con người được coi là nguồn tài sản vô giá và là yếu tố cơ bản nhất quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Cũng như các tài sản khác, tài sản
con người là tài sản cần được mở rộng và phát triển, cần nhất là quản lý và sử
dụng cho tốt. Trong phạm vi một tổ chức, sử dụng lao động được coi là vấn đề

quan trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất. Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả nhất lại là một vấn đề riêng
biệt đặt ra trong từng tổ chức, đặc biệt là các bệnh viện, công tác khám chữa
bệnh ln là nhiệm vụ hàng đầu và đóng vai trò rất quan trọng bởi liên quan đến
sức khỏe và tính mạng của con người [58].
Mặt khác, biết được đặc điểm của lao động trong bệnh viện sẽ giúp cho
bệnh viện tiết kiệm được chi phí, thời gian và cơng sức, vì vậy mà việc thực hiện
được mục tiêu hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện được dễ dàng hơn.
Trong những năm qua các bệnh viện nói chung và đối với Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Kiên Giang nói riêng, công tác quản lý nguồn nhân lực ngày càng được quan
tâm hơn, nhằm đáp ứng không ngừng hội nhập trong và ngoài nước.
Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang

Thang Long University Library


2

thời qua mặc dù được lãnh đạo chú trọng để đảm bảo cho hoạt động, nhưng vẫn
còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Vậy thực trạng về số lượng, chất lượng và
cơ cấu nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang như thế nảo? và
yếu tố ảnh hưởng đến? thì đến nay vẫn chưa xác định được bởi vì chưa có nghiên
cứu có liên quan.
Xuất phát từ thực trạng về những hạn chế trong đội ngũ nguồn nhân lực
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang cùng với mong muốn tìm hiểu về lĩnh
vực quản lý và sử dụng nguồn nhân lực nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Thực trạng, nhận thức của lãnh đạo và nhân viên về nguồn nhân lực
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021”. Mục đích là để biết thực
trạng nguồn nhân lực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang và yếu tố ảnh hưởng
đến, từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

trong thời gian tới.
Để đạt được các mục đích như đã nêu trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu
đề tài với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả thực trạng nguồn lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
năm 2021.
2. Mô tả nhận thức của Lãnh đạo và nhân viên về nguồn nhân lực.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
1.1.1. Một số khái niệm về nguồn nhân lực
Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con
người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ
thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào
q trình lao động – con người có sức lao động [4].
Theo Trịnh Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (năm 2008): Nguồn nhân lực
là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tìm ẩn của dân cư, khả năng huy động
tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện
tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua
số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người
có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội [3].
Theo Nguyễn Tiệp (2011), nguồn nhân lực bao gồm tồn bộ dân cư có khả
năng lao động [43].
Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một
địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ với năng lực xã hội (Thể
lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người thuộc các nhóm
đó. Nguồn nhân lực, theo cách tiếp cận mới, có nội hàm rộng rãi bao gồm các

yếu tố cấu thành về số lượng, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức,
tính năng động xã hội, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và văn hoá [22].
Năm 2016, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những
người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nâng cao sức khỏe”. Theo đó nhân
lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản
lý và các nhân viên khác: nhân viên cấp dưỡng, hộ lý, lái xe, kế tốn…Họ góp
phần quan trọng trong việc thực hiện hầu hết chức năng hệ thống y tế [62].

Thang Long University Library


4

1.1.2. Tổ chức bộ máy của bệnh viện theo qui định
1.1.2.1. Tổ chức bộ máy của bệnh viện theo quyết định số 1895/1997/QĐBYT của Bộ Y tế
Căn cứ theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm
1997 của Bộ Y tế, về việc ban hành quy chế bệnh viện [35], theo đó bộ máy tổ
chức của BV tùy theo hạng của BV mà có số lượng các phịng chức năng và các
khoa khác nhau.
* Tổ chức bộ máy của bệnh viện hạng I
- Các phịng chức năng:
Có 7 phịng chức năng, cụ thể như sau: (1). Phòng Kế hoạch tổng hợp, (2).
Phòng Y tá (điều dưỡng), (3). Phòng Chỉ đạo tuyến, (4). Phòng Vật tư – thiết bị
y tế, (5). Phịng Hành chính quản trị, (6). Phịng Tổ chức cán bộ, (7). Phịng Tài
chính kế tốn.
- Các khoa:
Có 45 khoa, cụ thể như sau: (1). Khoa khám bệnh, (2). Khoa Hồi sức cấp
cứu, (3). Khoa Nội tổng hợp, (4). Khoa Nội tim mạch, (5). Khoa Nội tiêu hóa,
(6). Khoa Nội cơ – xương – khớp, (7). Khoa Nội thận – tiết niệu, (8). Khoa Nội
tiết, (9). Khoa Dị ứng, (10). Khoa Huyến Học lâm sàng, (11). Khoa Truyền

nhiễm, (12). Khoa Lao, (13). Khoa Da Liễu, (14). Khoa Thần kinh, (15). Khoa
Tâm thần, (16). Khoa Y học cổ truyền, (17). Khoa Lão học, (18). Khoa Nhi, (19).
Khoa Ngoại tổng hợp,(20). Khoa Ngoại thần kinh, (21). Khoa Ngoại lồng ngực,
(22). Khoa Ngoại tiêu hóa, (23). Khoa Ngoại thận – tiết niệu, (24). Khoa Chấn
thương chỉnh hình, (25). Khoa Bỏng, (26). Khoa Phẩu thuật gây mê hồi sức,
(27). Khoa Phụ sản, (28). Khoa Tai – mũi – họng, (29). Khoa Răng - hàm – mặt,
(30). Khoa mắt, (31). Khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, (32). Khoa Y
học hạt nhân, (33). Khoa Truyền máu, (35). Khoa Lọc máu (thận nhân tạo), (36).
Khoa Huyến học, (37). Khoa Hóa Sinh, (38). Khoa Vi sinh, (39). Khoa Chẩn
đốn hình ảnh, (40). Khoa Thăm dò chức năng, (41). Khoa Nội soi, (42). Khoa


5

Giải phẫu bệnh, (43). Khoa Chống nhiễm khuẩn, (44). Khoa Dược, (45). Khoa
Dinh dưỡng.
1.1.2.2. Tổ chức bộ máy của bệnh viện theo Quyết định số 1191/QD-BYT
ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Bộ Y tế
Theo Quyết định số 1191/QĐ-BYT ngày 14 tháng 04 năm 2010 của Bộ Y
tế về việc phê duyệt đề án kiện toàn hệ thống tổ chức công nghệ thông tin trong
các đơn vị sự nghiệp của ngành y tế giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015. Theo
đó Bệnh viện phải có thêm Phịng Cơng nghệ thông tin.
1.1.2.3. Tổ chức bộ máy của bệnh viện theo Thông tư 13/2013/TT-BYT ngày
12 tháng 7 năm 2013 của Bộ Y tế
Theo Thông tư số 13/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Bộ Y
tế về việc hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
tại bệnh viện [37]. Theo đó Bệnh viện phải có thêm Phòng quản lý chất lượng.
1.1.2.4. Tổ chức bộ máy của bệnh viện theo Thông tư số 43/2015/TT-BYT
ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế
Theo Thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Bộ

Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã
hội của bệnh viện [38]. Theo đó bệnh viện phải có thêm Phịng Cơng tác xã hội.
Như vậy, đến thời điểm này đối với Bệnh viện Đa khoa hạng I là phải có
10 phịng chức năng và 45 khoa.
1.1.3. Nhân sự của bệnh viện theo qui định
Nhân sự của bệnh viện theo qui định của Thông tư liên tịch số
08/2007/TTLT-BYT ngày 05 tháng 06 năm 2007 của Bộ Nội Vụ-Bộ Y tế hướng
dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở Y tế nhà nước [36], đối với
Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh và Trung tâm y tế có giường bệnh,
cụ thể như sau:
1.1.3.1. Định mức biên chế tuyến 3: Các cơ sở khám, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn
hạng I hoặc đặc biệt

Thang Long University Library


6

Bảng 1.1. Định mức biên chế các cơ sở khám, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn
hạng I hoặc đặc biệt
Đơn vị tính: người/giường bệnh
STT

Đơn vị

1

Cơ sở khám, chữa bệnh đa
khoa, chuyên khoa Nhi hạng
đặc biệt

Cơ sở khám, chữa bệnh đa
khoa, chuyên khoa Nhi hạng I
Cơ sở khám, chữa bệnh
chuyên khoa hạng I

2
3

Làm việc theo
giờ hành chính
1,55 – 1,70

Làm việc theo
ca
2,00 – 2,20

1,45 – 1,55

1,80 – 2,00

1,35 – 1,40

1,60 – 1,80

1.1.3.2. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn
Bảng 1.2. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn
Cơ cấu

STT


Tỷ lệ

A

Cơ cấu bộ phận

1

Lâm sàng

60 – 65%

2

Cận lâm sàng và Dược

22 – 15%

3

Quản lý, hành chính

18 – 20%

B

Cơ cấu chun mơn

1


Bác sĩ/chức danh chuyên môn y tế khác
(Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên)

1/3 – 1/3,5

2

Dược sĩ Đại học/Bác sĩ

1/8 – 1/1,5

3

Dược sĩ Đại học/Dược sĩ trung học

1/2 – 1/2,5

1.1.4. Tổ chức bộ máy và nhân sự của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
theo qui định
1.1.4.1. Tổ chức bộ máy của bệnh viện của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên
Giang theo qui định theo quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT của Bộ Y tế,
Thông tư 13/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Bộ Y tế, Thông
tư số 43/2015/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế


7

Bệnh viện của bệnh viện Đa khoa tỉnh kiên giang là BV hạng I, theo đó tổ
chức bộ máy bao gồm các phịng, khoa như sau:
- Các phịng chức năng:

Có 10phòng chức năng, cụ thể như sau: (1). Phòng Kế hoạch tổng hợp,
(2). Phòng Y tá (điều dưỡng), (3). Phòng Chỉ đạo tuyến, (4). Phòng Vật tư – thiết
bị y tế, (5). Phịng Hành chính quản trị, (6). Phịng Tổ chức cán bộ, (7). Phịng
Tài chính kế tốn, (8). Phịng Cơng nghệ thơng tin, (9). Phịng quản lý chất
lượng, (10). Phịng Cơng tác xã hội.
- Các khoa:
Có 45 khoa, cụ thể như sau: (1). Khoa khám bệnh, (2). Khoa Hồi sức cấp
cứu, (3). Khoa Nội tổng hợp, (4). Khoa Nội tim mạch, (5). Khoa Nội tiêu hóa,
(6). Khoa Nội cơ – xương – khớp, (7). Khoa Nội thận – tiết niệu, (8). Khoa Nội
tiết, (9). Khoa Dị ứng, (10). Khoa Huyến Học lâm sàng, (11). Khoa Truyền
nhiễm, (12). Khoa Lao, (13). Khoa Da Liễu, (14). Khoa Thần kinh, (15). Khoa
Tâm thần, (16). Khoa Y học cổ truyền, (17). Khoa Lão học, (18). Khoa Nhi, (19).
Khoa Ngoại tổng hợp,(20). Khoa Ngoại thần kinh, (21). Khoa Ngoại lồng ngực,
(22). Khoa Ngoại tiêu hóa, (23). Khoa Ngoại thận – tiết niệu, (24). Khoa Chấn
thương chỉnh hình, (25). Khoa Bỏng, (26). Khoa Phẩu thuật gây mê hồi sức,
(27). Khoa Phụ sản, (28). Khoa Tai – mũi – họng, (29). Khoa Răng - hàm – mặt,
(30). Khoa mắt, (31). Khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, (32). Khoa Y
học hạt nhân, (33). Khoa Truyền máu, (35). Khoa Lọc máu (thận nhân tạo), (36).
Khoa Huyến học, (37). Khoa Hóa Sinh, (38). Khoa Vi sinh, (39). Khoa Chẩn
đốn hình ảnh, (40). Khoa Thăm dị chức năng, (41). Khoa Nội soi, (42). Khoa
Giải phẫu bệnh, (43). Khoa Chống nhiễm khuẩn, (44). Khoa Dược, (45). Khoa
Dinh dưỡng.
1.1.4.2. Nguồn nhân lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang theo qui
định của Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT ngày 05 tháng 06 năm
2007 của Bộ Nội Vụ-Bộ Y tế

Thang Long University Library


8


Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang là BV hạng I, theo đó nhân sự được
bố trí như sau:
* Số lượng người làm việc:
Bảng 1.3. Số lượng người làm việc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên
Giang theo qui định của Thơng tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT
Đơn vị tính: người/giường bệnh

STT

Đơn vị

1

Cơ sở khám, chữa bệnh đa
khoa, chuyên khoa Nhi hạng I

Làm việc theo
giờ hành chính

Làm việc theo
ca

1,45 – 1,55

1,80 – 2,00

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021 được giao 1200 giường.
Theo Thông tư 08/2007/TTLT-BNV-BYT tỷ lệ BC/GB cơ sở khám, chữa
bệnh đa khoa hạng I là 1,45 – 1,55 làm việc theo giờ hành chính, chúng tơi chọn

mức trung bình là 1,50, thì số lượng người làm việc sẽ là: 1,5 x 1.200 = 1.800
biên chế (1) và 1,80 – 2,00 làm việc theo ca, chúng tôi chọn mức trung bình là
1,90, thì số lượng người làm việc sẽ là: 1,9 x 1.200 = 2.280 biên chế (2). Vậy,
tổng số người làm việc sẽ là [(1) + (2)]/2 = [1.800 + 2.280]/2 = 2.040 biên chế.
* Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn:
Bảng 1.4. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Kiên Giang theo qui định của Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT

STT
A
1
2
3
B
1
2

Cơ cấu
Cơ cấu bộ phận
Lâm sàng
Cận lâm sàng và Dược
Quản lý, hành chính
Cơ cấu chun mơn
Bác sĩ/chức danh chuyên môn y tế khác
(Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên)
Dược sĩ Đại học/Bác sĩ

Tỷ lệ
60 – 65%
22 – 25%

18 – 20%
1/3 – 1/3,5
1/8 – 1/1,5


9

3

Dược sĩ Đại học/Dược sĩ trung học
1/2 – 1/2,5
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021 được giao 1200 giường

bệnh và theo Thông tư 08/2007/TTLT-BNV-BYT tỷ lệ BC/GB được tính ra là
1800 biên chế.
Căn cứ theo hướng dẫn thơng tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV,
tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm
2021 sẽ được xác định cụ thể như sau:
Bảng 1.5. Số lượng cán bộ cơ cấu bộ phận, chuyên môn của Bệnh viện
theo qui định của Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT
STT
A
1
2
3
B
1

2
3


Cơ cấu
Cơ cấu bộ phận
Quản lý, hành chính(*)
Cận lâm sàng và Dược
Lâm sàng
Cơ cấu chuyên môn
Bác sĩ/chức danh chuyên
môn y tế khác (Điều dưỡng,
hộ sinh, kỹ thuật viên)
Dược sĩ Đại học/Bác sĩ
Dược sĩ Đại học/Dược sĩ
trung học

Tỷ lệ

SL theo qui định

18 – 20%
22 – 25%
60 – 65%

386
389
1265

1/3 – 1/3,5

440/1336


1/8 – 1/1,5

88/440

1/2 – 1/2,5

88/176

*Quản lý, hành chính bao gồm: Ban giám đốc và 10 phòng chức năng
1.2. Chất lượng nguồn nhân lực
Theo GS.TS Phùng Rân (2008) [39], chất lượng nguồn nhân lực được
đánh giá qua hai tiêu chí: năng lực hoạt động của nguồn nhân lực và phẩm chất
đạo đức của nguồn nhân lực đó. Năng lực hoạt động có được thông qua đào tạo,
qua huấn luyện, qua thời gian làm việc được đánh giá bằng học hàm, học vị, cấp
bậc công việc và kỹ năng giải quyết công việc. Năng lực này là kết quả giáo dục
đào tạo của cả cộng đồng chứ không riêng một tổ chức nào. Theo quan điểm này,
năng lực của nguồn nhân lực thuộc về chuyên môn của nguồn nhân lực. Việc

Thang Long University Library


10

xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực nguồn nhân lực dễ dàng hơn phẩm chất
nguồn nhân lực. Phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực được biểu hiện qua thái độ,
ý thức, phong cách làm việc, quan hệ lao động, văn hóa doanh nghiệp... và được
hiểu là tâm lực lao động. Tiêu chí này mang tính "nhạy cảm", khó đo lường bởi
chịu chi phối bởi tâm lý bên trong. Thực tế chưa có con số thống kê chính thống
về chất lượng nguồn nhân lực khía cạnh phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực.
Mai Quốc Chánh (2000) [4], "chất lượng nguồn nhân lực được xem xét

trên các mặt: trình độ sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chun mơn, năng lực
phẩm chất". Tác giả sử dụng "xem xét trên các mặt" chứ khơng coi đó là các tiêu
chí bắt buộc. Bên cạnh đó cịn nhiều mặt chưa được hoặc khơng được xét đến.
Như vậy có thể nhận thấy các hướng nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực
còn chưa được thống nhất. Các tiêu chí đưa ra chủ yếu là một số tiêu chí định
lượng như: trình độ, sức khỏe, năng lực...Thông qua các quan điểm trên, tác giả
nhận định: Chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức là trạng thái của nguồn nhân
lực trong tổ chức, biểu hiện qua mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành đó là:
- Thể lực của con người chịu ảnh hưởng của mức sống vật chất, sự chăm
sóc sức khỏe và rèn luyện của từng cá nhân cụ thể. Thể lực có ý nghĩa quan trọng
quyết định năng lực hoạt động của con người. Phải có thể lực con người mới có
thể phát triển trí tuệ và quan hệ của mình trong xã hội.
- Trí lực được xác định bởi tri thức chung về khoa học, trình độ kiến thức
chun mơn, kỹ năng kinh nghiệm làm việc và khả năng tư duy, sáng tạo của
mỗi con người.
- Tâm lực: đạo đức, phẩm chất là những đặc điểm quan trọng trong yếu tố
xã hội của nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ những tình cảm, tập qn phong
cách, thói quen, quan niệm, truyền thống, các hình thái tư tưởng, đạo đức và
nghệ thuật..., gắn liền với truyền thống văn hóa.
Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008), nguồn nhân lực có thể
được xem xét và đánh giá theo số lượng, chất lượng và cơ cấu [3]:


11

- Về số lượng: thể hiện quy mô nguồn nhân lực và tốc độ tăng nguồn nhân
lực.
- Về chất lượng: thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản
chất bên trong của nguồn nhân lực, được biểu hiện thơng qua thể lực, trí lực, kỹ
năng lao động, tinh thần, thái độ, ý thức lao động và phong cách làm việc.

- Về cơ cấu: phải đảm bảo cơ cấu bộ phận và cơ cấu chuyên môn.
Nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực có rất nhiều, nhưng chưa có
được quan điểm thống nhất chỉ ra rằng việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
cần những tiêu chí nào, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần có những
điều kiện gì. Trong thực tế thuật ngữ chất lượng nguồn nhân lực thường hay bị
nhầm lẫn với thuật ngữ: trình độ văn hóa, chun mơn của nguồn nhân lực.
1.3. Các yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực
1.3.1. Quan điểm về quản trị nhân lực
Công tác quản trị nhân lực tốt sẽ tạo ra một đội ngũ lao động nhiệt tình,
hăng hái, gắn bó lâu dài với đơn vị. Do vậy, công tác quản trị nguồn nhân lực
trong đơn vị có thể bị tác động bởi một số yếu tố sau [21]:
Các yếu tố mơi trường bên ngồi
- Yếu tố về kinh tế;
- Yếu tố về môi trường công nghệ, kỹ thuật và thông tin;
- Yếu tố môi trường chính trị;
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Các yếu tố môi trường bên trong:
- Đội ngũ lãnh đạo;
- Cơ cấu tổ chức:
- Chính sách và các quy định của đơn vị;
- Văn hóa đơn vị.
Tóm lại, quản trị nguồn nhân lực đóng vai trị trung tâm trong q trình
điều hành hoạt động của các đơn vị.

Thang Long University Library


12

1.3.2. Các chính sách đãi ngộ

* Thủ Tướng Chính Phủ, Quyết định số 319/QĐ-TTg, ngày 07 tháng 02
năm 2013, về việc phê duyệt đề án “khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực
Y tế các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y và Giải phẩu bệnh giai
đoạn 1013-2020” [52].Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành. Theo Quyết định, có một nội dung cơ bản là:
- Mục tiêu cụ thể là:
+ Đề xuất và triển khai các cơ chế, chế độ, các điều kiện cần thiết khuyến
khích sinh viên, học viên theo học các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần,
Pháp y, Giải phẫu bệnh.
+ Đến năm 2020 số lượng đào tạo nhân lực y tế các chuyên ngành thuộc
Đề án ước tính 2.500 người, trong đó: Trình độ tiến sĩ: 30; thạc sĩ: 30; bác sĩ
chuyên khoa cấp 2: 170; bác sĩ chuyên khoa cấp 1: 570; bác sĩ đa khoa định
hướng chuyên ngành: 1500; cử nhân xét nghiệm kỹ thuật định hướng chuyên
ngành giải phẫu bệnh và pháp y: 200;
+ Tổng số nhân lực trên được phân bố như sau: Chuyên ngành Lao 250;
chuyên ngành Phong 550; chuyên ngành Tâm thần 600; chuyên ngành Pháp y
550; chuyên ngành Giải phẫu bệnh 550.
- Bảo đảm các điều kiện cần thiết để nhân lực y tế các chuyên ngành: Lao,
Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh làm việc có hiệu quả, lâu dài và bền
vững tại các cơ sở y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh
thuộc các chuyên ngành trên tại các tuyến trong cả nước.
+ 90 - 100% bệnh viện, viện tuyến trung ương và các cơ sở đào tạo có đủ
nhân lực các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh;
+ 70 - 90% bệnh viện, viện tuyến tỉnh và các cơ sở đào tạo có đủ nhân lực
các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh;
+ 50 - 70% bệnh viện tuyến huyện có đủ nhân lực các chuyên ngành Lao,
Phong, Tâm thần.


13


- Tổ chức thực hiện Đề án:
Tại điểm g điều 2 giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm:
+ Tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch và đề xuất chỉ tiêu kế hoạch hằng
năm của địa phương về đào tạo, tuyển dụng nhân lực y tế cho từng chuyên ngành,
theo từng ngành học, bậc học trong phạm vi quy mô của Đề án và báo cáo Bộ Y
tế;
- Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ưu tiên đặc thù trong đào tạo,
sử dụng nhân lực y tế các chuyên ngành thuộc Đề án. Ban hành chính sách thu
hút đặc thù riêng của địa phương đối với nhân lực y tế các chuyên ngành này;
- Lập kế hoạch ngân sách thực hiện Đề án hằng năm theo thẩm quyền. Bố
trí và bảo đảm ngân sách theo phân cấp ngân sách nhà nước đối với các nhiệm
vụ do địa phương thực hiện trong phạm vi Đề án. Tổ chức giám sát, kiểm tra,
thanh tra chế độ tài chính của Đề án theo thẩm quyền;
- Lập kế hoạch đầu tư các nguồn lực, các điều kiện bảo đảm thu hút nhân
lực y tế các chuyên ngành thuộc Đề án về làm việc tại địa phương;
- Chỉ đạo Sở Y tế, các Sở, ban, ngành liên quan và các cơ sở sử dụng nhân
lực y tế các chuyên ngành thuộc Đề án trực thuộc thực hiện các hoạt động của
Đề án;
- Tổng hợp, theo dõi, kiểm tra nhân lực y tế sau khi tốt nghiệp khóa đào
tạo các chuyên ngành thuộc Đề án về làm việc tại các cơ sở y tế địa phương theo
đúng chuyên ngành đã được đào tạo;
- Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Bộ Y tế để tổng
hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Kinh phí thực hiện Đề án:
Ngân sách nhà nước cấp cho việc triển khai thực hiện Đề án theo phân
cấp ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Thang Long University Library



14

+ Hằng năm, Bộ Y tế có trách nhiệm lập dự tốn kinh phí thực hiện Đề án
phần ngân sách trung ương gửi Bộ Tài chính xem xét và bố trí vào dự tốn ngân
sách hằng năm của Bộ Y tế;
+ Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án thuộc nhiệm
vụ của địa phương. Các cơ quan, ban, ngành ở địa phương lập dự toán kinh phí
thực hiện Đề án gửi cơ quan có thẩm quyền cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm
quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
* Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang có Nghị Quyết số: 104/2017/NQHĐND, ngày 20 tháng 7 năm 2017, về việc ban hành đề án phát triển nguồn
nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo, có hiệu lực từ
ngày 30 tháng 7 năm 2017 và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang cũng đã ban
hành kế hoạch số: 142/KH-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2017, về việc thực hiện
đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm
tiếp theo. Theo đó, đối với ngành Y tế phải thực hiện các nội dung như sau:
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
Đào tạo viên chức, công chức ngành y tế, gồm: 05 tiến sĩ, 41 thạc sĩ, 23
bác sĩ chuyên khoa II, 260 bác sĩ chuyên khoa I. Phấn đấu 100% Trạm Y tế có
hộ sinh hoặc y sĩ sản - nhi; 100% cơ sở y tế tuyến tỉnh có đủ nhân lực chuyên
ngành lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh và 70% cơ sở y tế tuyến
huyện có đủ nhân lực chuyên ngành lao, phong, tâm thần. Đảm bảo đạt 7,9 bác
sĩ cho 10.000 dân vào năm 2020.
- Phát triển nguồn nhân lực sự nghiệp y tế:
+ Tăng cường cơng tác đào tạo nhằm từng bước hình thành đội ngũ cán
bộ y tế có trình độ chun mơn và quản lý giỏi, bảo đảm tính đồng bộ trên các
lĩnh vực chuyên khoa. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán
bộ y tế trung cấp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ tại chỗ có trình độ đại học, công
tác ổn định lâu dài; xây dựng đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở có đủ năng lực

chun mơn thực hiện cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến cơ sở, nhất


15

là tại các vùng đặc biệt khó khăn. Đảm bảo nhân lực y tế cho các bệnh viện
chuyên khoa và Bệnh viện Đa khoa tỉnh 1.200 giường hoạt động; thu hút đội ngũ
bác sĩ chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh và bác sĩ phục
vụ cố định tại tuyến y tế cơ sở. Phấn đấu năm 2020 đạt 7,9 bác sĩ/ vạn dân.
+ Thu hút bác sĩ chính quy, bác sĩ được đào tạo theo địa chỉ sử dụng các
chuyên ngành hiếm, hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên 02 năm cuối ngành y,
nhằm đảm bảo đội ngũ bác sĩ phục vụ cho ngành y tế nói chung và cho các bệnh
viện mới của tỉnh đi vào hoạt động nói riêng. Cụ thể là:
Từ nay đến năm 2020, mỗi năm thu hút cho tỉnh từ 20 bác sĩ trở lên. Đối
tượng là bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa, tốt nghiệp ở các trường đại học hệ
chính quy, nếu cam kết làm việc cho tỉnh Kiên Giang từ 5 năm trở lên thì được
hỗ trợ kinh phí một lần là 150 triệu đồng/người. Ước tính kinh phí thu hút 100
bác sĩ chính quy khoảng 15 tỷ đồng.Trường hợp các đối tượng nêu trên làm việc
tại các tuyến cơ sở, nhất là các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, biên giới,
hải đảo cịn được hỗ trợ nhà ở cơng vụ đối với nơi có bố trí nhà cơng vụ hoặc
được hỗ trợ chi phí thuê nhà với số tiền 0,5 triệu đồng/người/tháng đối với nơi
chưa có nhà ở cơng vụ.
Đối với các bác sĩ được đào tạo chính quy theo địa chỉ sử dụng của các
chuyên ngành hiếm như: Lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẩu bệnh, nếu cam
kết làm việc lâu dài cho tỉnh (từ 5 năm trở lên) thì được hưởng hỗ trợ một lần là
100 triệu đồng/người. Ước tính kinh phí thu hút 80 bác sĩ khoảng 08 tỷ đồng.
Đối với sinh viên có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Kiên Giang, chuẩn bị tốt
nghiệp bác sĩ, hệ chính quy tại các trường đại học, có kết quả học tập từ loại khá
trở lên, nếu cam kết về tỉnh cơng tác ít nhất 05 năm thì ngồi việc hưởng chính
sách thu hút bác sĩ chính quy (150 triệu đồng/người) còn được tỉnh hỗ trợ 20

triệu đồng/năm cho 2 năm cuối khóa. Việc hỗ trợ được dựa trên bảng điểm hoặc
giấy chứng nhận kết quả học tập. Ước tính kinh phí hỗ trợ cho 100 sinh viên 2
năm cuối khóa khoảng 04 tỷ đồng.

Thang Long University Library


16

Thu hút chuyên gia đầu ngành, là người có học hàm phó giáo sư, giáo sư,
học vị tiến sĩ; làm việc ở các vị trí giảng dạy, nghiên cứu chuyển giao công nghệ,
nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tuổi đời dưới
50 tuổi, cam kết làm việc cho tỉnh từ 5 năm trở lên, sẽ được hỗ trợ kinh phí một
lần là 500 triệu đồng/ người và được hỗ trợ nhà ở công vụ. Ước tính kinh phí thu
hút 10 chuyên gia đầu ngành khoảng 05 tỷ đồng.
1.4. Các nghiên cứu có liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực
1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Somers GT, Spencer RJ. (2012) [60], Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo
dục tương lai, tác giả đã nhấn mạnh tới vai trò trung tâm của giáo dục đối với
con người trong xã hội ngày nay …. Có thể kể đến những ấn phẩm đáng chú ý
về chủ đề nguồn nhân lực của tổ chức quốc tế như Chương trình phát triển của
Liên hợp quốc (UNDP). Đặc biệt, UNDP đã đề ra 5 nhân tố của sự phát triển
nguồn nhân lực, đó là giáo dục và đào tạo; sức khỏe và dinh dưỡng; môi trường;
việc làm và sự giải phóng con người; trong đó giáo dục và đào tạo là bộ phận cơ
bản nhất, quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực.
Faith M Ndolo et al. (2017) [65], một cơng trình khác, Educational
planning and human resource development (Kế hoạch giáo dục và phát triển
nguồn nhân lực). Cơng trình này được coi là một trong những bộ bách khoa tồn
thư của UNESCO, trình bày các quan điểm hiện đại về kế hoạch hóa và quản lý
giáo dục, nguồn nhân lực, dùng phương pháp hệ thống để phân tích mối liên hệ

giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang
phát triển.
Năm 2020, OECD/WHO (2020) [63], tiến hành nghiên cứu tại một số
quốc gia trên Thế giới đã chỉ ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của
nhân viên y tế như tài chính, phát triển sự nghiệp, đào tạo liên tục, môi trường
làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, yếu tố quản lý, khẳng định bản thân
và được đánh giá cao. Có một số bằng chứng cho thấy rằng việc sử dụng một số


×