Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI LỊCH SỬ THẾ GIỚI 12 HUỲNH LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.46 KB, 40 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

CHỦ ĐỀ 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949).
I. HỘI NGHỊ IANTA (THÁNG 2/1945).
1. Hội nghị Ianta (2/1945) được diễn ra khi: CTTG II bước vào giai đoạn cuối.
2. Tham dự Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) gồm nguyên thủ của ba quốc gia:
Liên Xô (Xtalin), Mỹ (Rudơven) và Anh (Sớc-sin).
=> Những nước đóng vai trị chủ chốt trong việc đánh bại phát xít.
3. Những vấn đề cấp bách được đặt ra trước các nước Đồng Minh vào đầu năm 1945 là:
- Nhanh chóng đánh bại hồn tồn chủ nghĩa Phát xít.
- Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
=> Tháng 2/1945, triệu tập Hội nghị tại Ianta (Liên Xô).
4. Nội dung của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) là:
- Số phận các nước phát xít: Tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và CNQP Nhật.
- Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hịa bình và an ninh thế giới.
- Thỏa thuận về việc đóng qn nhằm giải pháp qn đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh
hưởng ở châu Âu và châu Á. => Nội dung gây tranh cãi nhiều nhất. => Mĩ, Anh, Liên Xô
muốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò, địa vị của mình.
5. Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc ở châu Âu diễn ra chủ yếu
giữa hai cường quốc là: Mỹ và Liên Xô. => Cán cân quyền lực TBCN và XHCN.
=> Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế
hàng đầu của hai cường quốc: Liên Xô và Mỹ.
6. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945), Liên Xơ có nhiệm vụ: tham chiến
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
7. Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) đã chấp nhận đáp ứng các yêu cầu của Liên Xô khi
tham gia chống Nhật ở châu Á - Thái Bình Dương là:
- Giữ nguyên hiện trạng Mông Cổ. => Mông Cổ vẫn là nước Cộng hịa nhân dân.
- Trả lại Liên Xơ Miền Nam Cảng Sakhalin.
- Liên Xô chiếm giữ 4 đảo thuộc quần đảo Curin.


=> Ngày 9/8/1945, Liên Xô tấn công quân Nhật. Nhật thua thảm bại.
=> Đây là nguyên nhân chính làm cho Phát xít Nhật đầu hàng.
8. Những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) (đáng lưu ý):
- Châu Âu:
+ Liên Xô: chiếm Đông Đức, Đông Berlin; Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô.
1


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

+ Mỹ, Anh, Pháp: chiếm Tây Đức, Tây Berlin: Tây Âu thuộc ảnh hưởng của Mỹ.
+ Áo, Phần Lan: trở thành các nước trung lập. => Vì là nước trung lập, nên khu vực này
khơng thuộc phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc.
- Châu Á:
+ Mỹ: chiếm đóng Nhật Bản, phía Nam vĩ tuyến 38 bán đảo Triều Tiên.
+ Liên Xơ: chiếm đóng phía Bắc vĩ tuyến 38 bán đảo Triều Tiên.
+ Trung Quốc cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.
+ Các khu vực còn lại của châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
9. Những tác động của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) là:
a. Tích cực:
- Thúc đẩy cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc nhanh hơn.
- Đặt cơ sở quan trọng đưa đến sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc…
- Đem lại thời cơ cách mạng thuận lợi cho nhiều nước (Indonesia,Việt Nam, Lào,...).
b. Hạn chế:
- Hình thành trật tự thế giới mới với quan hệ phức tạp
- Phục vụ lợi ích trên hết của các cường quốc thắng trận.
- Bước đầu làm cho tình hình thế giới ngày càng căng thẳng sau CTTG II.
- Dẫn tới sự chia cắt của một số quốc gia như Đức, Triều Tiên…
- Tạo điều kiện cho các nước phương tây trở lại xâm lược thuộc địa….
c. Liên hệ Việt Nam:

- Góp phần tạo ra thời cơ để Việt Nam nổi dậy giành chính quyền.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
10. Nhận xét chung về Hội nghị Ianta (tháng 2/1945):
- Những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) và những thỏa thuận sau đó của ba
cường quốc đã: trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - trật tự hai cực Ianta.
- Trật tự hai cực Ianta trở thành nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 90 của thế kỉ XX.
11. Hội nghị Pốtxđam (8/1945):
- Nội dung chính: Phân cơng qn đội Đồng minh giải giáp quân Nhật ở Đông Dương:
+ Quân đội THDQ vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ: vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
+ Quân đội Anh vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ: vĩ tuyến 16 trở vào Nam.
- Nhận xét:
+ Cụ thể hóa nhiều vấn đề về nước Đức, Nhật Bản…
+ Bổ sung và hoàn chỉnh những nghị quyết của hội nghị Ianta.
2


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

+ Có những quyết định ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam…
12. So sánh giữa trật tự Ianta với trật tự Vécxai - Oasinhtơn.
* Điểm giống nhau:
- Hình thành gắn liền với các cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc.
- Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc.
- Chứng tỏ quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc.
- Thành lập được các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự.
* Điểm khác nhau:
Trật tự hai cực Ianta

Trật tự Vécxai - Oasinhtơn


Sự hình

Được thiết lập sau khi Chiến tranh

Được thiết lập sau khi Chiến tranh

thành

thế giới thứ hai kết thúc.

thế giới thứ nhất kết thúc.

Hệ tư tưởng

Có sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng:

Khơng có sự khác biệt hay đối lập về

TBCN và XHCN.

hệ tư tưởng.

Công cụ duy Liên Hợp Quốc.

Hội Quốc Liên.

trì trật tự
Hệ quả


Trật tự Ianta sụp đổ dẫn đến sự hình Sự sụp đổ của trật tự Vecxai
thành của một trật tự thế giới mới

Oasinhton dẫn tới sự bùng nổ của

theo hướng "đa cực", nhiều trung

Chiến tranh thế giới thứ hai.

tâm.
13. Nhân tố tạo nên sự khác biệt cơ bản của trật tự hai cực Ianta so với trật tự Vecxai
Oasinhtơn là: Sự tham gia của Liên Xơ với chính sách đối ngoại hịa bình, tích cực.
- Với tiềm lực kinh tế và quân sự, Liên Xô đã trở thành đối trọng của Mỹ trong trật tự thế giới
hai cực Ianta, góp phần làm đảo lộn "chiến lược tồn cầu" của Mỹ.
- Liên Xô đi đầu trong cuộc đấu tranh cho hịa bình và an ninh thế giới, ngăn chặn âm mưu
gây chiến và tiến hành chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc…
14. Trật tự hai cực Ianta không dẫn đến sự bùng nổ của chiến tranh thế giới mới mà dẫn
đến sự xuất hiện của xu thế hòa hỗn đối thoại giữa các nước vì:
- Các nước đều ý thức được hiểm họa của cuộc chiến tranh thế giới.
- Nhiều vấn đề toàn cầu đặt ra cần các nước hợp tác cùng giải quyết.
- Nền kinh tế thế giới ngày càng có xu hướng quốc tế hóa cao, các nước cần hợp tác cùng có
lợi để phát triển mạnh mẽ…
15. Thực tiễn của việc xác lập những trật tự thế giới trong thế kỷ XX đã chứng tỏ: quan
hệ quốc tế là một vấn đề lớn và có những diễn biến phức tạp.
3


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

II. LIÊN HỢP QUỐC.

1. Tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới hiện nay là: Liên Hợp Quốc.
2. Trụ sở hiện nay của Liên Hợp Quốc được đặt tại: New York (Mỹ).
3. Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) đã quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc vì duy hịa
bình thế giới là vấn đề tồn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và một cơng cụ bảo vệ.
4. Vai trị của Liên Hợp Quốc trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (trật
tự hai cực Ianta) là: công cụ để duy trì và bảo vệ.
5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức Liên Hợp Quốc được thành lập xuất phát
từ:
- Nhu cầu duy trì hịa bình bền vững của nhân loại.
- Quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945).
=>Tháng 6/1945, tại Xan Phranxixcô (Mỹ), đại biểu 50 nước thông qua Hiến chương,
tuyên bố thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
6. Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc vì: nêu rõ mục tiêu hoạt
động của tổ chức này. =>Ngày 24/10/1945, Hiến chương Liên hợp Quốc chính thức có hiệu
lực.
7. Mục đích hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc là:
- Duy trì hịa bình và an ninh thế giới. =>Mục tiêu hàng đầu, quan trọng nhất.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước.
- Hợp tác quốc tế trên cơ sở tơn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
8. Trong Hiến chương Liên hợp quốc, việc phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các
dân tộc dựa trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
9. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình.
- Chung sống hịa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn trong Ủy viên thường trực của Hội đồng
Bảo An là: Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc.
10. Nguyên tắc hàng đầu để mọi quyết định của Liên Hợp Quốc được thông qua và có hiệu
lực là: có sự nhất trí của năm nước lớn và 2/3 số nước thành viên tán thành.

11. Nguyên tắc có ý nghĩa thực tế nhất của Liên Hợp Quốc trong bối cảnh Chiến tranh
lạnh: Chung sống hịa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn.
12. Liên hợp quốc đề ra nguyên tắc "chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước
4


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

lớn" nhằm: đảm bảo trật tự thế giới mới được dung hòa giữa các nước lớn.
13. Ngun tắc "chung sống hịa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn" là một hạn chế
của tổ chức Liên Hợp Quốc vì cho thấy: quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc.
14. Trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, Việt Nam đã vận
dụng nguyên tắc của Liên Hợp Quốc là: Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa
bình.
15. 6 cơ quan chính của Liên Hợp Quốc được thơng qua trong năm 1945 là: Đại hội đồng;
Tịa án Quốc tế; HĐ Kinh tế và Xã hội; HĐ quản thác; Ban Thư ký; HĐ Bảo An.
16. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của tổ
chức Liên Hợp Quốc là: Hội đồng Bảo An - cơ quan thường trực.
17. Cơ quan lớn nhất của Liên Hợp Quốc gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một
kỳ, giám sát hoạt động của Hội Đồng Bảo An là: Đại hội Đồng.
18. Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo An
Liên Hợp Quốc có tác động lớn đến tình hình thế giới, đó là đã:
- Hạn chế sự tham túng của các nước đế quốc.
- Thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.
- Giúp quan hệ quốc tế trở nên đa dạng hơn.
19. Vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc là:
- Diễn đàn quốc tế lớn nhất, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hịa bình và an ninh thế
giới, ngăn chặn được nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
- Giải quyết tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực.
- Tăng cường hữu nghị, hợp tác quốc tế…

- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục, nhân đạo…
- Chống CNTD, Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc…
20. Hạn chế của Liên Hợp Quốc là:
- Chưa giải quyết được các vấn đề ở Trung Đông, vấn đề Triều Tiên, chiến tranh ở Irắc…
- Chưa ngăn chặn được tình trạng Chiến tranh lạnh…
21. Đóng góp của Việt Nam đối với Liên Hợp Quốc là:
- Hồn thành nhiệm vụ Ủy viên khơng thường trực ở Hội đồng Bảo an 2008 - 2009.
- Cử qn đội tham gia lực lượng giữ gìn hịa bình của Liên Hợp Quốc…
22. Để thực hiện tốt vai trò của mình Liên Hợp Quốc đã và đang tiến hành: nhiều cải cách
quan trọng, trong đó q trình cải tạo và dân chủ hóa cơ cấu của tổ chức này.
23. Hội quốc liên và Liên hợp quốc được thành lập đều nhằm: đáp ứng yêu cầu khách
quan của lịch sử, duy trì trật tự thế giới sau những cuộc chiến tranh thế giới.
5


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

24. Liên hợp quốc hoạt động có hiệu quả hơn so với Hội Quốc Liên vì:
- Vai trò của các nước lớn và ý thức của các dân tộc đối với hịa bình và an ninh thế giới.
- Sự tham gia của Liên Xơ với chính sách đối ngoại hịa bình, tích cực.

6


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

CHỦ ĐỀ 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991).
LIÊN BANG NGA (1991 - 2000).
I. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991).
1. Nhiệm vụ hàng đầu của Liên Xô trong khoảng thời gian 1945-1950 là: khôi phục kinh tế,

hàn gắn vết thương chiến tranh.
2. Liên Xô thực hiện công cuộc khôi phục kinh tế (1945-1950) trong bối cảnh:
- Bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nặng nề.
- Bị các nước phương Tây bao vây, cô lập.
- Phong trào cách mạng thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
3. Yếu tố quyết định đến sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm
(1945 – 1950) là: Nhân dân Liên Xơ có tinh thần tự lực, tự cường.
4. Trong 5 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950), Liên Xô đã đề ra và
hồn thành thắng lợi kế hoạch: Khơi phục kinh tế trước thời hạn 9 tháng (4 năm 3 tháng).
5. Ý nghĩa của công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xơ (1945-1950) là:
- Chứng minh tính ưu việt của chế độ XHCN.
- Tạo nền tảng cơ sở để Liên Xô tiếp tục xây dựng CNXH.
6 Thành tựu nổi bật trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật mà Liên Xô đạt được vào năm
1949:
Chế tạo thành công bom nguyên tử.
7. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã:
- Phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mỹ.
- Cho thấy sự phát triển vượt bậc của nền khoa học - kĩ thuật của Xơ viết.
- Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Liên Xơ.
8. Nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX
là: tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
9. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX,Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ
sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh:
- Đã hoàn thành xong công cuộc khôi phục kinh tế.
- Chiến tranh lạnh đang diễn ra quyết liệt.
- Phong trào GPDT ở nhiều nước trên thế giới đang giành thắng lợi to lớn…
10. Các phương hướng chính trong những kế hoạch dài hạn mà Liên Xô thực hiện từ năm
1951 đến năm 1965 là:
- Ưu tiên công nghiệp nặng - nền tảng của công nghiệp quốc dân.
- Đẩy mạnh khoa học kỹ thuật, tăng cường an ninh quốc phòng.

7


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

- Thực hiện đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp…
11. Những thành tựu Liên Xô đạt được trong quá trình tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất
- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1950-1975) là
- Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
- Đi đầu thế giới trong lĩnh vực: công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.
- Q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố diễn ra mạnh mẽ.
- Phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất (1957).
- Phóng thành cơng tàu vũ trụ có người lái. (1961).
12. I. Gagarin (Liên Xô) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành cơng: Chuyến bay
vịng quanh Trái Đất vào năm 1961. => Mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của lồi
người.
13. Thành cơng to lớn đầu tiên trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ của lồi người là: Liên Xơ
phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957.
14. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Liên Xô từ sau CTTG II là:
- Bảo vệ hịa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
- Tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
=>Chính sách đối ngoại mang tính tích cực và tiến bộ.
15. Đối với các nước tư bản, Liên Xơ chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại: duy trì mối
quan hệ hữu nghị trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền.
16. Một trong số những biểu hiện của việc Liên Xô trở thành thành trì của cách mạng
thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là:
- Tích cực ủng hộ các nước chống chủ nghĩa đế quốc.
- Tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
- Tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
17. Ý nghĩa của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô trong những năm 1950 - 1973 là:

- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
- Khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Là cơ sở để Liên Xơ đóng vai trị tích cực trong quan hệ quốc tế…
18. Sau khi được giải phóng, các nhà nước ở Đơng Âu tiến hành các cuộc cải cách dân chủ
nhằm: hoàn thành những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
19. Điều kiện khách quan thuận lợi giúp các nước Đông Âu đạt được nhiều thành tựu trong
công cuộc xây dựng CNXH 1950 - 1975 là: Sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xơ.
20. Cách mạng dân chủ nhân dân được hồn thành ở các nước Đông Âu trong những
năm 1948 - 1949 đánh dấu: bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc
8


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

tế.
21. Trước tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng (1973), Liên Xô và các nước XHCN ở
Đơng Âu đã: chậm thích ứng, chậm sửa đổi; khi sửa đổi thì lại mắc nhiều sai lầm.
22. Sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xơ (tháng 3/1985), Gc-bachốp đã: tiến hành thực hiện đường lối cải tổ đất nước.
23. Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ (1985) vì:
- Trong nước: Khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
- Quốc tế: Đang diễn ra xu thế hịa hỗn Đơng Tây.
24. Kết quả của công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) là: chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ, lá cờ
Liên Bang Xơ viết trên nóc điện Crem bị hạ xuống.
25. Ngun nhân sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu (1989-1991) là
- Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí.
- Chậm cải tổ, khi cải tổ phạm phải nhiều sai lầm.
- Không nắm bắt kịp thời sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch.
26. Sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu (1989-1991) là:
- Sự sụp đổ của mơ hình nhà nước thiếu khách quan và không khoa học.

- Tổn thất to lớn đối với phong trào cộng sản và phong trào công nhân.
II. HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
1. Thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu đánh dấu CNXH đã vượt qua
phạm vi một nước, trở thành hệ thống trên thế giới.
2. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã: làm cho hệ thống XHCN được mở
rộng, nối liền từ Âu sang Á.
=> Bước đột phá đầu tiên làm xói mịn trật tự hai cực Ianta.
3. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949); cách mạng Việt Nam (1954); cách
mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lý của hệ thống XHCN.
4. Sự kiện đánh dấu sự đối lập về quân sự giữa Liên Xô và Đông Âu so với Mỹ và Tây Âu:
là sự ra đời của NATO và liên minh Vacsava.
5. Sự kiện đánh dấu sự đối lập về kinh tế, chính trị giữa Liên Xô và Đông Âu so với Mỹ và
Tây Âu: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Kế hoạch Mácsan.
6. Sự sụp đổ của CNXH ở ở Liên Xô và các nước Đông Âu dẫn đến hậu quả: hệ thống xã
hội chủ nghĩa đã sụp đổ trên toàn thế giới.
7. Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của CNXH ở
Liên Xô và các nước Đông Âu là: xây dựng mơ hình chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn,
9


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
III. LIÊN BANG NGA (1991 - 2000).
1. Sau khi Liên Xô tan rã (1991), “Quốc gia kế tục Liên Xô” là Liên Bang Nga.
2. Liên Bang Nga được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại: Hội đồng Bảo An Liên
Hợp Quốc và tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngồi.
3. Thể chế chính trị của Liên bang Nga được ban hành trong Hiến pháp (12/1993) là:
Tổng thống Liên bang (Chỉnh thể cộng hòa tư sản).
4. Từ năm 1991 đến năm 1995, bức tranh chung của nền kinh tế Liên Bang Nga là:

Có tốc độ tăng trưởng GDP luôn âm.
5. Từ năm 1996 đến năm 2000, bức tranh chung của nền kinh tế Liên Bang Nga là:
Có sự phục hồi và phát triển.
6. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là: ngả về phương
Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở Châu Á.
7. Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại
ngả về phương Tây với hy vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ vệ kinh tế.
8. Từ năm 1994, Liên Bang Nga chuyển sang thực hiện chính sách "Định hướng Âu Á" nhằm mục đích: vừa tranh thủ sự ủng hộ của các nước phương Tây, vừa mở rộng quan
hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…).
9. Những năm đầu mới thành lập, tình hình chính trị Liên Bang Nga ln bất ổn vì:
- Tranh chấp quyền lực giữa các Đảng phái.
- Xung đột sắc tộc (phong trào ly khai ở vùng Trécxnia).
10. Vị Tổng thống có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của lịch sử nước Nga đầu
thế kỷ XXI, đưa nước Nga thoát khỏi tình trạng khủng hoảng là: V. Putin.

10


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

CHỦ ĐỀ 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (1945 - 2000).
I. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á.
1. Khu vực Đông Bắc Á gồm các quốc gia: Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc,
Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan.
2. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước ở khu vực Đông Bắc Á đều: bị chủ
nghĩa thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản).
3. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38 cho đến ngày nay là: do
quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945).
4. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên năm 1948 là: sản phẩm của Chiến
tranh lạnh, là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.

5. Thắng lợi tạo ra bước “đột phá” góp phần làm xói mịn trật tự “hai cực Ianta”là cuộc
Cách mạng Dân tộc Dân chủ Trung Quốc thành công (1949).
=> Cách mạng Trung Quốc diễn ra không theo sắp đặt của các cường quốc.
=> Mở rộng phạm vi ảnh hưởng của VNCH, nối liền CNXH từ Âu sang Á.
6. Trước khi trở về với chủ quyền của Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao là vùng đất
thuộc địa của Anh và Bồ Đào Nha.
7. Sự kiện Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông và Ma Cao cuối những
năm 90 của thế kỉ XX đã: đánh dấu sự sụp đổ của CNTD trên phạm vi toàn thế giới.
8. Ba “con rồng” kinh tế của Đông Bắc Á là: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
9. Nhật Bản trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trong giới tư bản (sau Mỹ).
10. Nền kinh tế Trung Quốc (1978 - 2000):
- Từ những năm 80 của thế kỷ XX: có tốc độ tăng trưởng cao và nhanh nhất thế giới.
- Đến cuối thế kỷ XX: Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới.
- Năm 2010: Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
II. CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC (1949).
1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai ở Trung Quốc đã diễn ra: cuộc nội chiến cách mạng
giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân Đảng.
2. Thế lực phát động cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 - 1949) là: Trung Hoa Dân
Quốc.
3. Hai giai đoạn của cuộc nội chiến:
- GĐ 1: QGP Trung Quốc: đã thực hiện đường lối chiến lược phịng ngự tích cực.
- GĐ 2: QGP Trung Quốc: đã chuyển từ thế phịng ngự tích cực sang thế tiến công.
4. Kết quả của cuộc nội chiến diễn ra ở Trung Quốc (1946 - 1949):
- Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi.
11


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

- Lực lượng Trung Hoa Dân Quốc bỏ chạy sang Đài Loan.

=>Ngày 1/10/1949, nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
5. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời là: kết quả của q trình nhân
dân Trung Quốc đấu tranh giải phóng dân tộc.
6. Ý nghĩa trong nước của sự ra đời Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là:
- Đánh dấu cuộc CMDTDC Trung Quốc đã hoàn thành.
- Chấm dứt hơn 100 năm ách thống trị của đế quốc thực dân.
- Xóa bỏ tàn dư của chế độ quân chủ chuyên chế để lại.
- Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, tiến lên CNXH.
7. Ý nghĩa quốc tế của sự ra đời Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là:
- Tăng cường lực lượng cho phe xã hội chủ nghĩa; làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được
mở rộng, nối liền từ Châu Âu sang Châu Á.
- Góp phần làm xói mịn trật tự hai cực Ianta.
- Góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân.
- Góp phần làm đảo lộn "chiến lược tồn cầu" của Mỹ.
- Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào GPDT trên thế giới.
8. Một số điểm cần lưu ý về cuộc CMDTDC Trung Quốc:
- Hình thái: Diễn ra từ nông thôn tiến về thành thị, trong đó giành chính quyền ở thành thị
giữ vai trò quyết định. => CMT8 ở Việt Nam: Kết hợp hài hịa giữa nơng thơn và thành thị.
- Tính chất: Chiến tranh giải phóng dân tộc diễn ra dưới hình thức nội chiến.
- Lực lượng giữa vai trò quan trọng: Lực lượng vũ trang.
- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản Trung Quốc.
9. Vấn đề phức tạp của Trung Quốc chưa được giải quyết từ sau cuộc nội chiến Quốc Cộng (1946 - 1949) là: vấn đề Đài Loan.
10. Thắng lợi tạo ra bước “đột phá” góp phần làm xói mịn trật tự “hai cực Ianta”là
cuộc Cách mạng Dân tộc Dân chủ Trung Quốc thành công (1949).
=> Cách mạng Trung Quốc diễn ra không theo sắp đặt của các cường quốc.
=> Mở rộng phạm vi ảnh hưởng của XHCN, nối liền CNXH từ Âu sang Á.
III. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC (1978 - 2000).
1. Hoàn cảnh:
- Đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. => Điều kiện tất yếu/ điểm
tương đồng với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới ở Việt Nam.

- Các quốc gia trên thế giới đang tích cực cải cách, mở cửa và đạt được nhiều thành tựu.
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đang diễn ra mạnh mẽ.
12


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

- Công cuộc xây dựng XHCN ở Liên Xơ và Đơng Âu đang lâm vào tình trạng khủng hoảng.
2. Nội dung cơ bản của đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) là:
- Phát triển kinh tế làm trung tâm.
- Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản:
● Con đường xã hội chủ nghĩa.
● Chuyên chính dân chủ nhân dân.
● Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
● CN Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.
- Tiến hành cải cách, mở cửa.
- Chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN.
- Hiện đại hóa và xây dựng XHCN mang đặc sắc Trung Quốc
3. Mục tiêu cốt lõi của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là: biến Trung Quốc
thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
4. Kết quả:
- Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. (trung bình 8%/năm), cơ cấu kinh tế thay đổi
lớn…
- Khoa học kỹ thuật: thử thành công bom nguyên tử (năm 1964)...
- Đối ngoại:
+ Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
+ Bình thường quá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam.
+ Thu hồi chủ quyền với Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999).
=> Nhà nước XHCN đầu tiên tiến hành cải cách mở cửa thành cơng.
5. Ý nghĩa:

- Khẳng định tính ưu việt của chế độ XHCN.
- Chứng tỏ sức sống của con đường đi lên CNXH trong bối cảnh mới.
- Sự đúng đắn trong đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc.
- Tăng cường sức mạnh và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
- Là bài học quý cho các nước đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.
6. Nguyên nhân thành công:
- Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc đúng đắn, phù hợp, phát huy được sức
mạnh của nhân dân và đất nước.
- Ý thức tự lực, tự cường của nhân dân Trung Quốc.
- Tính ưu việt của chế độ XHCN trong hồn cảnh mới.
7. Bài học kinh nghiệm:
13


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

14


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

CHỦ ĐỀ 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ.
I. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á.
1. Biến đổi quan trọng nhất/hàng đầu của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới
thứ hai là giành được độc lập dân tộc.
2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới bùng nổ
sớm nhất ở: khu vực Đông Nam Á.

3. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều
là: thuộc địa của các nước Âu - Mĩ (trừ Thái Lan).
4. Khi Chiến tranh tranh thế giới thứ hai bùng bổ, Nhật Bản đã: xâm chiếm cả khu vực
Đông Nam Á. => Đông Nam Á trở thành thuộc địa của Phát xít Nhật.
5. Yếu tố quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam
Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân
tộc.
6. Trong năm 1945, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đứng lên giành độc lập dân tộc
hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ khỏi ách thống trị của quân Nhật vì: tận dụng điều
kiện khách quan thuận lợi Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh (tháng 8/1945).
7. Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng
tỏ: điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định; điều kiện khách quan giữ vai trò quan trọng.
8. Ba nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là: Inđơnêxia, Việt Nam,
Lào. => Do có sự chuẩn bị chu đáo và chớp thời cơ.
9. Ngay sau khi giành được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á phải đứng lên tiếp tục
đấu tranh chống xâm lược vì: các nước Âu - Mĩ quay lại xâm chiếm các nước thuộc địa.
10. Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á trong năm 1945:
- Đối tượng đấu tranh: Phát xít Nhật.
- Hình thức đấu tranh:
+ Một số nước như Việt Nam, Lào, Campuchia: Bạo lực cách mạng.
+ Một số nước như Malaysia, Indonesia, Philippin: Đấu tranh không bạo lực, thương thuyết.
- Mức độ giành được độc lập: khác nhau.
- Lãnh đạo: các lực lượng xã hội tiến bộ.
+ Giai cấp vô sản: Việt Nam, Lào.
+ Giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức: Malaysia, Indonesia, Philippin…
- Lực lượng tham gia: thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
II. CÁCH MẠNG LÀO VÀ CÁCH MẠNG CAMPUCHIA.
1. Điểm khác biệt cơ bản của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào và Việt Nam
15



TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

trong năm 1945 là chưa giành được chính quyền từ tay Phát xít Nhật.
2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân ba nước Đông Dương phải tiếp tục đứng lên
đấu tranh chống kẻ thù chung: thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
3. Trong những năm 1930-1951, phong trào cách mạng ở ba nước Đông Dương đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
4. Từ sau năm 1951, phong trào cách mạng ở ba nước Đông Dương đặt dưới sự lãnh
đạo của:
- Việt Nam: Đảng Lao Động Việt Nam.
- Lào: Đảng Nhân dân Lào (1955). =>1972, đổi tên thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
- Campuchia: Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
5. Các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương lần đầu tiên được một hội nghị quốc
tế công nhận đầy đủ là: Hiệp định Giơnevơ (1954).
6. Trong giai đoạn 1954-1970, Campuchia thực hiện chính sách hịa bình, trung lập:
- Khơng tham gia khối liên minh qn sự, chính trị.
- Tiếp nhận viện trợ từ mọi phía khơng có điều kiện ràng buộc.
=> Điểm khác biệt của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào và Việt Nam.
7. Sau khi giành được độc lập, Campuchia đã xây dựng nhà nước theo thể chế: quân chủ
lập hiến (Vương quốc Campuchia).
8. Nước Lào bước sang một thời kỳ mới - xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội
sau sự kiện: nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập (2/12/1975).
9. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau CTTG II ở ba nước Đông Dương
đã:
- Góp phần vào chiến thắng chống chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
- Cổ vũ phong trào cách mạng trên thế giới.
10. Một số nguyên nhân thắng lợi của phong trào cách mạng ở ba nước Đông Dương:
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng.
- Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất.

- Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương.
III. NHÓM 5 NƯỚC SÁNG LẬP ASEAN.
1. Gồm: Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore và Thái Lan.
2. Trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thi hành: Chiến
lược kinh tế hướng nội (Cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu).
3. Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng nội:
- Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.
16


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

- Xây dựng nền kinh tế tự chủ.
4. Nội dung của chiến lược kinh tế hướng nội:
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa để thay thế
hàng nhập khẩu.
+ Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
5. Thành tựu của nhóm nước ASEAN trong quá trình thực hiện Chiến lược kinh tế hướng
nội (những năm 50 - 60 của thế kỷ XX) là:
- Sản xuất đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân.
- Góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp.
- Phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo…
6. Mặt hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là:
- Thiếu nguồn vốn, ngun liệu và cơng nghệ.
- Tình trạng thua lỗ, quan liêu, tham nhũng phát triển.
- Chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
- Đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn…
7. Từ những năm 1960 - 1970 của thế kỉ XX trở đi, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thi
hành: Chiến lược kinh tế hướng ngoại. (Cơng nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo).
8. Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng ngoại là:

- Khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội.
- Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
9. Nội dung của chiến lược kinh tế đối ngoại là:
- Tiến hành "mở cửa" nền kinh tế.
- Tiếp thu vốn và khoa học kỹ thuật các nước.
- Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
- Đẩy mạnh phát triển ngoại thương.
10. Thành tựu của nhóm nước ASEAN trong q trình thực hiện Chiến lược kinh tế hướng
ngoại (những năm 60 - 70 của thế kỷ XX trở đi) là:
- Bộ mặt kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực.
- Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cao hơn nông nghiệp.
- Mậu dịch đối ngoại tăng nhanh.
- Singapore đã trở thành một trong bốn "con rồng kinh tế" của châu Á…
11. Mặt hạn chế của chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là:
- Lệ thuộc vào vốn, thị trường bên ngoài.
- Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước….
17


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

12. Bài học kinh nghiệm được Việt Nam rút ra được từ thành cơng của nhóm 5 nước sáng
lập ASEAN trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước là:
- Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật nước ngoài.
- gắn chặt sự tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hộiIV. HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN).
1. Điều kiện tiên quyết đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN (1967) là: các quốc gia thành
viên đều giành được độc lập dân tộc.
2. Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh:
- Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước với nhau để cùng phát triển.
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc thế giới đối với khu vực.

- Xu hướng liên kết khu vực và thế giới đang diễn ra mạnh mẽ…
3. Mục tiêu hoạt động của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là: phát
triển kinh tế và văn hóa thơng qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh
thần duy trì hịa bình và ổn định khu vực.
4. Nguyên tắc hoạt động cơ bản theo Hiệp ước Bali (1976):
‒ Tơn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ.
‒ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
‒ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
‒ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hịa bình.
‒ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
5. Tháng 8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là: biểu
hiện rõ nét của xu thế Liên kết khu vực.
6. Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức:
- Mới vừa ra đời, còn non trẻ, hợp tác lỏng lẻo.
- Hợp tác diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực chính trị.
- Chưa có vị thế cao trên trường quốc tế…
7. Sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự
kiện: Hiệp ước Bali được ký kết (1976).
8. Hiệp ước Bali (1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã:
- Mở ra thời kỳ mới của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- Xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
- Củng cố và tăng cường quan hệ giữa các nước…
9. Cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX, quan hệ giữa ASEAN và
Việt Nam còn căng thẳng chủ yếu là: do vấn đề Campuchia chưa được giải quyết.
18


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

10. Quan hệ Việt Nam và ASEAN chuyển từ đối đầu sang đối thoại sau khi đã giải quyết

xong: vấn đề Campuchia. => Quan hệ chuyển biến tích cực.
11. Nguyên tắc kết nạp thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là:
kết nạp các quốc gia theo nhiều chế độ chính trị khác nhau (TBCN và XHCN).
12. Quá trình phát triển từ "ASEAN 5" đến "ASEAN 10" luôn gặp trở ngại vì:
- Thời gian giành độc lập dân tộc của các nước không giống nhau.
- Chịu sự tác động của cục diện 2 cực, 2 phe, Chiến tranh lạnh bao trùm (Chủ yếu).
- Sự đối đầu giữa ASEAN với các nước Đông Dương trong vấn đề Campuchia.
13. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, "một chương mới mở ra trong lịch sử Đơng Nam Á"
vì:
vấn đề Campuchia được giải quyết bằng Hiệp định Pari (10/1993).
14. Vai trò quan trọng của tổ chức ASEAN là:
- Tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực Đơng Nam Á.
- Góp phần xây dựng Đơng Nam Á thành khu vực hịa bình ổn định cùng phát triển.
- Góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế của các nước thành viên phát triển…
15. Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa:
- Tạo điều kiện thuận lợi đến Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động ở khu vực Đông Nam Á.
- Tăng cường các mối quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau cho mọi lĩnh vực giữa Việt Nam
và các nước trong khu vực.
16. Để tăng cường hơn nữa sự liên kết bền vững và toàn diện trong bối cảnh hiện nay
ASEAN cần lưu ý những vấn đề:
- cần có những chính sách hợp lý để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước thành viên.
- điều chỉnh các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cho phù hợp khối bối cảnh.
17. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, ASEAN nhấn mạnh hợp tác kinh tế là do:
- Những cam kết của các nước khi gia nhập ASEAN đòi hỏi sự hợp tác kinh tế.
- Quan hệ quốc tế và quan hệ khu vực có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.
- Tác động của xu thế phát triển kinh tế của thế giới thúc đẩy ASEAN hợp tác kinh tế.
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật…
18. Điểm khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển giữa Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) với Liên Minh Châu Âu (EU) là:
- Kết nạp các quốc gia theo nhiều chế độ chính trị khác nhau.

- Khơng diễn ra q trình nhất thể hóa khu vực…
19. Hiện nay, tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): trở thành một khu
vực có sự phát triển kinh tế nhanh và năng động hàng đầu thế giới.
19


TÀI LIỆU ÔN THI TN THPT MÔN LỊCH SỬ 2023 - LÊ NGUYỄN HUỲNH LÂM

18. ASEAN +3 là một cơ chế hợp tác giữa ASEAN với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
20. Tháng 11/2007, Hiến chương ASEAN được ký kết nhằm mục tiêu: xây dựng ASEAN
thành một cộng đồng vững mạnh.
21. Hai nước ASEAN là thành viên của khối SEATO là Philipin, Thái Lan.
=> đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam làm cho quan hệ căng thẳng.
V. ẤN ĐỘ.
1. Ấn Độ là quốc gia thuộc khu vực Nam Á, nằm ở phía Nam của châu Á.
2. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Ấn Độ là: thuộc địa của thực dân Anh.
3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Ấn Độ phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ/mục
tiêu: đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc.
4. Tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong giai
đoạn 1945 - 1950 là Đảng Quốc đại - Đảng của giai cấp tư sản, mang tính dân tộc sâu sắc.
5. Phương pháp đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc (1945 - 1950) là ơn hịa, bất bạo động.
6. Trước sức ép từ phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1947), thực dân Anh đã
đưa ra phương án “Maobatton” chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị là: Ấn Độ và
Pakistan dựa trên cơ sở tôn giáo (Ấn Độ của người Ấn Độ giáo, Pakistan của người Hồi
giáo).
=> Sự nhượng bộ của thực dân Anh trước cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
7. Sự kiện nước Cộng Hòa Ấn Độ được thành lập (26/01/1950) đã:
- Đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ.
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

- Góp phần vào sự sụp đổ chủ nghĩa thực dân.
8. Tính chất nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ (1945-1950) là: cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân.
9. Nguyên nhân thành công:
- Sự lãnh đạo đúng đắn của lực lượng tiến bộ.
- Thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
- Suy yếu của chủ nghĩa thực dân sau CTTG II…
10. Từ năm 1995, Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới/tự túc về lương
thực là nhờ tiến hành: cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
11. Đến thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất
phần mềm lớn nhất thế giới là nhờ tiến hành: cuộc “ cách mạng chất xám”.
12. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ khi giành được độc lập (1950) là hồ bình, trung lập
20



×