Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Phân tích ảnh hưởng của hồ chứa hòa bình và thác bà đến chế độ dòng chảy vùng hạ lưu sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 202 trang )

Bộ Khoa học và công nghệ

Bộ NN và PT nông thôn
Trờng đại học thủy lợi



TI KHOA HC CP NH NC

NGHIấN CU C S KHOA HC
V THC TIN IU HNH CP NC
MA CN CHO NG BNG SễNG HNG




Báo cáo đề tài nhánh

Phân tích ảnh hởng của hồ chứa hòa bình và thác
bà đến chế độ dòng chảy vùng hạ lu sông hồng

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Lê Kim Truyền
Chủ nhiệm chuyên đề: PGS.TS. Vũ Minh Cát










6757-3
12/3/2008


Hà Nội, tháng 12 năm 2007



Danh s¸ch nh÷ng ng−êi tham gia thùc hiÖn chÝnh ®Ò tµi nh¸nh


TT Họ và tên Đơn vị Chức danh Thành viên
1
Vò Minh C¸t
ĐHTL PGS. TS Chủ nhiệm
đề tài nhánh
2 NCS. Thái Gia Khánh
ViÖn QH
NCS Tham gia
3 Nguyễn Thị Thu Hà ĐHTL KS Tham gia
4 Đỗ Thị Bính ĐHTL HVCH Tham gia
5 Lê Thị Tuyết Anh ĐHTL KS. Tham gia
6 Bùi Du Dương ĐHTL KS. Tham gia



















































Lời nói đầu

Đề tài nhánh Phân tích và xử lý số liệu thủy văn là đề tài số 1 trong
tổng số 11 đề tài nhánh của đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp nhà nớc
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn điều hành cấp nớc cho mùa cạn
đồng bằng sông Hồng Đề tài nhánh thực hiện các nội dung chính sau:
- Thu thập, phân tích, xử lý các số liệu khí tợng thủy văn
- Các tài liệu về quy hoạch và dân sinh, kinh tế
- Các tài liệu địa hình
- Các tài liệu thủy văn quan trắc tại các tuyến công trình
Các nội dung trên đợc phân tích, trình bày cụ thể trong nội dung của
bốn chuyên đề thành phần thể hiện trong báo cáo này.
Đề mục nghiên cứu không thể triển khai thành công và đạt đợc kết
quả nếu thiếu sự động viên và chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trờng Đại học Thủy lợi, Ban chủ
nhiệm đề tài, Phòng Quản lý khoa học, khoa Thủy văn Tài nguyên nớc.
Thay mặt cho nhóm nghiên cứu, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

Nhóm thực hiện chuyên đề xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trung tâm t
liệu, Cục mạng lới, Trung tâm Khí tợng thủy văn Quốc gia, Đài Khí tợng
thủy văn Đông Bắc và rất nhiều cơ quan liên quan đã giúp chúng tôi thực
hiện tốt việc thu thập, phân tích và xử lý số liệu.
Do thời gian và trình độ có hạn, những kết quả nghiên cứu đạt đợc
chắc còn nhiều hạn chế, cha đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thực tế. Tập thể
tác giả mong tìm đợc sự cảm thông và nhất là sự góp ý cho những công tác
nghiên cứu tiếp của đông đảo các chuyên gia trong và ngoài ngành, các bạn
đồng nghiệp cùng các độc giả đọc báo cáo này.
Xin chân thành cám ơn.
Hà nội ngày 30 tháng 10 năm 2007






MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG HỒNG 3
I
Đặc điểm địa lý tự nhiên
3
II
Đặc điểm khí hậu
10
III
Hiện trạng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

13

PHẦN II: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE11 NGHIÊN CỨU,
TÍNH TOÁN HIỆN TRẠNG DÒNG CHẢY MÙA CẠN VÀ
DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
- THÁI BÌNH CÓ XÉT TỚI ẢNH HƯỞNG CỦA HỒ HÒA
BÌNH, HỒ THÁC BÀ
26
I Mô hình MIKE 11 và khả năng ứng dụng 26
II
Ứng dụng mô hình MIKE 11 đánh giá hiện trạng dòng chảy
mùa cạn và diễn biến xâm nhập mặn đồng bằng sông Hồng –
sông Thái Bình do ảnh hưởng điều tiết c
ủa hồ chứa Hoà Bình,
Thác Bà và thủy triều biển
32
Tổng quan về mô hình MIKE11 32
Các tài liệu cơ bản phục vụ tính toán 35
Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình 36
Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình 54
Kết luận phần II 57
PHẦN III: CÁC PHƯƠNG ÁN TÍNH TOÁN 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
72

TÀI LIỆU THAM KHẢO







1
MỞ ĐẦU
Lưu vực sông Hồng – Thái Bình là lưu vực sông lớn nhất miền Bắc Việt
Nam với tổng diện tích lưu vực 169.000 km
2
, trong đó phần thuộc Trung Quốc
là 81.240 km
2
(chiếm 48,1% diện tích lưu vực), thuộc Lào là 1.100 km
2
(chiếm
0,6%) và Việt Nam là 86.660 km
2
(chiếm 51,3%).
Hệ thống sông Hồng – Thái Bình có nguồn tài nguyên nước khá phong
phú với tổng lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên toàn lưu vực là
133,68 tỷ m
3
, trong đó 118,04 tỷ m
3
tại Sơn Tây (F
lv
= 143.600 km
2
). Tuy nhiên,
có tới 49% diện tích lưu vực thuộc lãnh thổ Trung Quốc mà chúng ta không có
hoặc rất ít thông tin về tài nguyên nước, các hoạt động kinh tế xã hội khác v.v

gây không ít khó khăn việc nghiên cứu.
Tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình đang được khai
thác, phát triển phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội như sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, phát điện, sản xuất công nghiệp và sinh hoạt,
dịch vụ
v.v Trong những năm tới, các hoạt động kinh tế xã hội trên lưu vực sẽ
phát triển mạnh mẽ hơn nữa, điều đó đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng nước tiếp
tục gia tăng và nếu việc sử dụng và quản lý nguồn nước kể cả lượng và chất
thiếu hợp lý thì lưu vực sông Hồng sẽ phải đương đầu vớ
i tình trạng thiếu nước
và ô nhiễm do nguồn thải từ các hoạt động kinh tế và nhiễm mặn từ biển.
Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng nằm trong khu vực trọng
điểm phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh phía Bắc. Nông nghiệp vùng ĐBSH
có đóng góp trong phát triển kinh tế của vùng, đặc biệt là việc cung cấp lương
thực, thực phẩm cho thủ đô Hà Nội, các thành phố, khu công nghiệp và xu
ất
khẩu. Tuy nhiên, xét về khía cạnh tài nguyên thì sản xuất nông nghiệp cần tới
trên 80% tổng lượng nước nước cần, trong khi do phân phối không đều của dòng
chảy trong năm và các biến động bất thường của thời tiết, lượng mưa mùa kiệt
có xu thế giảm thấp, lượng nước bổ xung từ các hồ chứa thượng nguồn chưa bù
đắp sự thiếu hụt do nhu cầu sử dụng nướ
c ngày càng cao cả về chất lượng và số
2
lượng, thì vấn đề cạn kiệt và nhiễm mặn trong mùa khô đang đe dọa lớn tới sản
xuất nông nghiệp cũng như các nhu cầu sử dụng nước khác ở vùng hạ lưu sông,
đặc biệt là nhu cầu nước đồng thời trong thời kỳ tưới ải vụ đông xuân của các
tỉnh đồng bằng sông Hồng - Thái Bình.
Từ năm 2003 trở lại đây, mực nước sông Hồ
ng trong tháng I và tháng II,
đoạn hạ lưu xuống rất thấp. Năm 2003 là 2,34m; năm 2004 là 1,86m; năm 2005

là 1,58m và 7giờ sáng 4/2/2006 tại Hà Nội chỉ còn 1,46 m; tại Phả Lại là 0,31 m.
Đây là những con số thấp kỷ lục trong 100 năm qua gây khó khăn không nhỏ
cho việc lấy nước tưới cũng như các hoạt động kinh tế xã hội và môi trường
vùng hạ lưu hệ thống sông.
Nước đến từ thượng nguồn thấp, nhu cầu n
ước ở vùng đồng bằng cao, tổ
hợp với thủy triều có độ lớn tới 4 m là ngyên nhân của hiện tượng mặn lấn sâu
vào vùng cửa sông ven biển.
Nước thấp khiến cho việc lấy nước vào các hệ thống công trình thủy lợi
rất khó khăn. Nhiều trạm bơm giỏ bị treo hoặc không đủ cột nước để bơm như
trạm bơm Phù Sa, Văn Giang, Văn Lâm, La Khê , lưu l
ượng nước lấy qua các
cống bị giảm một nửa so với thiết kế. Các cống láy nước không đủ đầu nước
chênh lệch cho tự chảy….
Theo báo cáo của Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và PTNT thì độ mặn
1‰ lên đến cống Rộc trên sông Ninh Cơ cách cửa biển 40 km trong đợt triều từ
11-19/1/2006. Trong 2 vụ đông xuân 2003-2004 và 2004-2005, độ mặn 1‰
cũng lên tới cống Múc 1/cống Múc 2 cách cửa biển khoảng 38 km.
Nguồn nước bị nhiễm mặn tác động xấu đến các hoạt động kinh tế xã hội
của tỉnh. đồng bằng ven biển. Mặn làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến
chất lượng nước sinh hoạt làm nảy sinh những vấn đề về y tế, xã hội…và những
hiểm họa về môi trường. Nước bị mặn cũng gây không ít khó khăn cho các
ngành công nghiệp và dịch v
ụ.
3
Hơn nữa, theo dự báo của các nhà chuyên môn thì trong 100 năm tới, mực
nước biển sẽ dâng cao thêm khoảng 60 - 70 cm nữa. Khi đó mặn sẽ lấn vào đất
liền sâu hơn và vấn đề sẽ càng trở lên nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng diễn biến
mực nước và tình hình xâm nhập mặn trong các tháng mùa kiệt với các tổ hợp

lưu lượng đến thượng lưu, tình hình lấy n
ước đoạn hạ lưu và dao động thủy triều
biển làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phục vụ phát triển bền vững cho
vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình.
Nội dung nghiên cứu gồm các phần như sau:
1. Tổng quan về lưu vực sông Hồng - Thái Bình
2. Ứng dụng mô hình mike11 nghiên cứu, tính toán dòng chảy mùa cạn và
diễn biến xâm nhập mặn đồng bằng sông hồng-thái bình có xét tới
ảnh
hưởng của hồ hòa bình, hồ thác bà
3. Các phương án tính toán
4. Phần kết luận và kiến nghị



- 3 -
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG HỒNG – SÔNG THÁI BÌNH

I. Đặc điểm địa lý tự nhiên.
I.1. Vị trí địa lý.
Hệ thống sông Hồng - Thái Bình là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc
nước ta, so với cả nước, chỉ đứng sau sông Mê Công. Đây là một trong số ít hệ
thống sông quốc tế của nước ta. Sông Hồng phần ngoài nước có 5 phụ lưu lớn
đều bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, gồm các sông: Lý Tiên, Đăng
Điều, Nguyên, Bàn Long và sông Phổ
Mai. Năm nhánh sông này sau khi chảy
vào nước ta hợp thành 3 nhánh sông lớn là: sông Đà, sông Lô và sông Thao. Ba
nhánh sông này lại gặp nhau tại Việt Trì và được gọi là sông Hồng. Sông Hồng,
khi chảy vào vùng đồng bằng châu thổ, ngoài dòng chính lại tiếp tục phân thành

nhiều nhánh sông ở cả hai bên bờ sông.
Hiện nay, bên bờ tả còn ba nhánh sông gồm: sông Đuống, sông Luộc và
sông Trà Lý; bên bờ hữu còn hai nhánh sông là sông Đào Nam Định và sông
Ninh Cơ. Sông Đáy, trước đây là phân lưu của sông Hồng ở bên bờ hữu như
ng
hiện nay chỉ liên hệ với sông Hồng trong trường hợp phân lũ ở cửa Đáy. Ở bên
bờ tả, trước đây còn có các sông khác như: sông Phan, Cà Lồ, Thiếp, Đình Đào
và Cửu An. Tuy nhiên, do các tác động của con người, các sông này không còn
liên hệ trực tiếp với sông Hồng nữa. Cũng tương tự như vậy, bên bờ hữu còn có
các sông Nhuệ, Đáy, Tô Lịch, Lấp, Châu Giang và sông Sò không còn liên hệ
trực tiếp với sông Hông nữ
a.
Lưu vực sông Hồng nằm ở phía Bắc nước ta được giới hạn từ 20
0
đến
25
0
30’ vĩ độ Bắc, từ 100
0
đến 107
0
10’ kinh Đông. Phía Bắc giáp lưu vực sông
Trường Giang và lưu vực sông Châu Giang (Trung Quốc), phía nam giáp lưu
vực sông Mã, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây giáp lưu vực sông Mêkông .
Toàn bộ diện tích lưu vực khoảng169.000 km
2
trong đó diện tích thuộc
Trung Quốc là 81.240 km
2
, diện tích thuộc Lào là 1.100 km

2
, diện tích thuộc
Việt Nam là 86.660 km
2
. Dòng chính sông Hồng có chiều dài là 1.140 km, trong
đó có 640 km chảy trên đất Trung Quốc, 500 km chảy trên địa phận Việt Nam.


- 4 -
Lưu vực sông Hồng-Thái Bình liên quan tới 26 tỉnh, thành phố, có tổng
diện tích tự nhiên khoảng 115750 km
2
.
Vùng đồng bằng sông Hồng được giới hạn từ 20
0
đến 21
0
30’ vĩ độ Bắc,
từ 105
0
30’ đến 107
0
30’ kinh Đông, gồm trọn vẹn lãnh thổ của 11 tỉnh và một
phần lãnh thổ của các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Hình 1: Vị trí địa lý lưu vực sông Hồng lãnh thổ Việt Nam

I.2. Đặc điểm địa hình
Lưu vực sông Hồng có hướng dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Địa hình phần lớn là đồi núi, chiếm khoảng 70% trong đó diện tích có độ cao
bình quân trên +1000 m chiếm khoảng 47%. Có thể chia lưu vực sông Hồng

thành ba miền địa hình như sau:
I.2.1- Miền Đông Bắc: là miền đồi núi thấp, phần lớn độ cao trung bình 600 –
700 m. Đỉnh Tây Côn Lĩnh 2418 m, là đỉnh cao nhất trong miền. Các dãy núi là
phầ
n tiếp tục của dãy Hoa Nam, núi cao thường tập trung ở biên giới Việt Trung
và thấp dần ra biển theo hướng Đông Nam. Theo mặt cắt địa hình, từ khối núi
vòm sông Chảy tới Vịnh Hạ Long độ cao giảm đi rõ rệt. Đặc điểm của cấu trúc


- 5 -
Sơn văn là sự sắp xếp các khối núi theo dạng cánh cung bao lấy vòm đá kết tinh
sông Chảy, quay lưng về phía Đông, được quy tụ ở núi Tam Đảo và mở rộng
dang tỏa ra trên lãnh thổ Hoa Nam. Trong vùng có các cánh cung sông Gâm,
Ngân Sơn, Đông Triều Giữa các dãy núi là những thung lũng theo dọc các con
sông cùng hướng ( sông Lô, sông Chảy, sông Gâm) và nhiều nơi là những cánh
đồng bắng phẳng như Bắc Quang, Ỷ La Nhìn chung địa hình vùng Đông Bắc
là nơi dễ bố trí sản xuấ
t, nhờ một vùng trung du trải rộng với các sườn núi ít
dốc.
I.2.2- Miền Tây Bắc: So với miền Đông Bắc địa hình Tây Bắc có những nét
khác biệt hơn, do hoạt động tân kiến tạo làm cho địa hình nâng cao và bị chia cắt
mạnh mẽ. Từ Đông sang Tây trước hết gặp dãy Hoàng Liên Sơn dài 180 km,
được mệnh danh là mái nhà của Việt Nam với đỉnh Fanxipan cao 3143 m, Tà
Phình cao 3096 m, Pu Luông cao 2985 m, Sà Phình cao 2878 m. Giữa các dãy
núi có bồn địa nổi tiếng như Than Uyên, Nghĩ
a Lộ, Quang Huy Tốc độ nâng
lên khá mạnh, cộng với quá trình xâm thực bào mòn các đá cứng (mắcma, biến
chất) đã tạo cho địa hình những nét độc đáo. Đường phân thủy có dạng răng cưa,
nhọn, độ dốc đạt tới 45
0

. Vì vậy rất khó đi lại và đặc biệt ảnh hưởng đến chế độ
dòng chảy. Cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ tới Nho Quan rồi kéo dài
ra sát biển tới 400 km rộng 25 km, bao gồm những bề mặt khá bằng phẳng cao
trên 1000 m (cao nguyên Sơn La và Mộc Châu) đã góp phần tạo cho địa hình
Tây Bắc thêm phức tạp và đa dạng.
I.2.3- Đồng bằng Bắc Bộ: Là vùng tam giác châu thổ rộng lớn với di
ện tích
khoảng 21000 km
2
(nằm kẹp giữa hai miền núi Tây Bắc và Đông Bắc). Đồng
bằng Bắc Bộ có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc nhỏ nhưng không đều, được
bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đồng thời là kết quả
của quá trình hoạt động kiến tạo với quá trình biển lùi, để lại đồng bằng phì
nhiêu với các thành tạo phù sa. Địa hình nghiêng về biển theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam. Mạng lưới sông ở đồng bằng bao gồm các chi lưu, phân lưu của
sông Hồng và sông Thái Bình đã phân chia đồng bằng thành những ô trũng và
sau khi có đê bao bọc thì hầu như các ô này không được bồi đắp để san bằng sự
chênh lệch về độ cao giữa các nơi nữa. Phù sa được tải ra biển và bồi đắp bờ
biển tạo điều kiện cho đồng bằng lấn ra vịnh Bắc Bộ
. Đồng bằng lấn ra đến đâu
thì công việc quai đê lấn biển, mở rộng đất canh tác được xúc tiến và bên cạnh
các ô thiên nhiên tạo hình thành các ô nhân tạo


- 6 -
I.3. Đặc điểm địa chất, đất đai thổ nhưỡng và thảm phủ.
I.3.1- Đặc điểm địa chất.
Có thể chia địa chất lưu vực sông Hồng thành ba miền như sau:
Về phía Tây sông Thao, các dãy núi cao có hướng Tây Bắc - Đông Nam
mà độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, sườn rất dốc, nhiều khe rất

sâu được cấu tạo bởi đá kết tinh cổ
gơnai, hoa cương, riôlit, pocfirit xen kẽ có
những bề mặt bằng phẳng, các bồn địa Than Uyên, Nghĩa Lộ, Quang Huy, các
cao nguyên đá vôi, nối tiếp nhau như Xa Phìn, Xin Chải, Sơn La, Mộc Châu.
Nham thạch ở đây đã bị phong hóa, bóc mòn dữ dội, hiện tượng đất lở, đá trượt
xảy ra rất mạnh.
Phía Đông sông Thao là khối vòm sông Chảy, các cánh cung, nhiều nơi là
những vùng đá vôi dốc đứng. Có thể nói phần phía đông c
ủa lưu vực này phổ
biến là đá vôi, nhiều hang động, sông suối ngầm, có những khối núi sót riêng
biệt. Khối núi vòm thượng nguồn sông Chảy có đỉnh Tây Côn Lĩnh với độ cao
2419 m, là một khối granit lớn và cổ nhất nước ta, nhiều nơi có sườn rất dốc.
Vùng đồi ở hạ du các thung lũng sông, có những cánh đồng ruộng, có chỗ
là thung lũng xâm thực bồi tụ. Tiếp giáp với đồng bằng tam giác châu là
địa hình
thấp thoải, các bán bình nguyên cổ bằng phẳng, các thềm sông và bãi bồi.
I.3.2- Thổ nhưỡng.
Các loại đất chính của đồng bằng sông Hồng bao gồm [1]:
1. Đất cát, diện tích 16276 ha, chiếm 1,1% diện tích tự nhiên, đất nghèo
dinh dưỡng, chủ yếu trồng màu.
2. Đất mặn, diện tích 96608 ha, chiếm 6,5%, hiện trồng một vụ lúa, nếu
có thủy lợi hoặc cải tạo có thể trồng hai vụ lúa hay nuôi trồng thủy sản.
3. Đất phèn, diện tích 90105 ha, chiếm 6,1%, hiện trồng lúa nhưng năng
xuất thấp, đang dần dần được cải tạo bằng các biện pháp thủy lợi và nông
nghiệp.
4. Đất phù sa được bồi, diện tích 78737 ha, chiếm 5,3%, hầu hết là đất bãi
ven sông, trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày, hàng năm bị ngập, đặc biệt
vùng bãi thấp có thể bị ngập 125 – 160 ngày.
5. Đất phù sa không được bồi hàng năm, diện tích 979196 ha, chiếm



- 7 -
66,2%, đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất đồng bằng sông Hồng . Ở tất cảc
các tỉnh trong vùng, nhóm đất này đều có tỷ trọng lớn nhất về khả năng sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa.
6. Đất bạc màu và đất đỏ vàng, có diện tích 81469 ha, chiếm 5,5%, thuộc
loại đất nghèo dinh dưỡng, chua.
7. Đất đỏ vàng, diện tích 125904 ha, chiếm 8,5%, chur yếu trồng rừng hay
đang còn là đất trống đồ
i trọc, có thể cải tạo để trồng cây ăn quả hoặc cây lâu
năm.
Ngoài ra, còn một số loại đất khác chiếm tỷ trọng thấp như đất mùn vàng
đỏ trên núi, đất xói mòn trơ sỏi đá.
I.3.3- Thảm phủ.
Rừng trên lưu vực sông Hồng biến đổi theo độ cao, điều kiện thổ nhưỡng,
điều kiện khí hậu và thuỷ văn. Do đó rừng phân bố theo
độ cao và được chia ra 2
loại chính, từ 700m trở lên và dưới 700m. Từ 700m trở lên, rừng chủ yếu là
rừng kín hỗn hợp lá cây rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới và rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới. Ở độ cao dưới 700m, rừng chủ yếu là rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới. Ngoài ra, còn có các loại rừng trồng, các loại cây bụi trên các
đồi trọc.
Do khai thác, đốt phá rừng bừa bãi nên tỷ lệ r
ừng che phủ trong lưu vực
còn tương đối thấp. Theo số liệu điều tra lâm nghiệp cho thấy rừng trên lưu vực
sông Hồng bị tàn phá nặng nề, trước đây từ những năm đầu của thế kỷ lưu vực
sông Hồng có khoảng gần 60% diện tích rừng, gồm các loại cây đa dạng phong
phú của các kiểu rừng mưa nhiệt đới, rừng á nhiệt đớ
i, rừng thường xanh lá
rộng. Nhưng cho đến nay lưu vực chỉ còn xấp xỉ 20%, nhiều vùng có vị trí

phòng hộ đầu nguồn như Đông Bắc, Tây Bắc rừng chẳng còn bao nhiêu, thậm
chí, có nơi như Tây Bắc tỷ lệ rừng chỉ còn xấp xỉ 9%. Như vậy, độ che phủ
rừng trên lưu vực chưa đạt mức độ che phủ tương đối ổn định cho môi trường
sinh thái (20%-25%).
Trong những năm gần đây, nhờ có phong trào trồng và bảo vệ rừng nên tỷ
lệ rừng che phủ ở các tỉnh trong lưu vực sông Hồng-Thái Bình đã tăng lên đáng
kể. Tính đến năm 1999, tỷ lệ rừng che phủ ở vùng trung du và miền núi đã tăng
lên 35%.


- 8 -
I.4. Mạng lưới sông ngòi.
Sông Hồng bắt nguồn từ hồ Đại Lý ở độ cao gần 2000 m trên đỉnh Ngụy
Sơn (Vân Nam – Trung Quốc) chảy theo hướng tây bắc – đông nam vào địa
phận Việt Nam tại vùng biên giới gần thị xã Lào Cai. Phần thượng nguồn sông
có tên là sông Nguyên, phần trung du là sông Thao, phần đồng bằng là sông
Hồng. Đến Việt Trì hai nhánh lớn sông Đà và sông Lô gia nhập, và từ đây, sông
Hồng đi vào tam giác châu rồi ra biển. Sau khi chảy qua Sơn Tây sông H
ồng lần
lượt có 6 phân lưu: Sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Đào
và sông Ninh Cơ. Sông Đuống và sông Luộc nối liền sông Thái Bình với sông
Hồng.
Là sản phẩm chịu sự tương tác của điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu,
thổ nhưỡng và mặt đệm mà mạng lưới sông ngòi phát triển không đồng đều giữa
các vùng. Mật độ sông ngòi trên lưu vực thay đổi trong phạm vi từ 0,4 km/km
2

đến 2 km/km
2
. Sự phân bố mật độ sông ngòi khá phức tạp nhưng nhìn chung ở

vùng núi cao và trung bình, mưa nhiều như ở Hoàng Liên Sơn – Tây Côn Lĩnh,
mật độ rất dày từ 1,5 đến 2 km/km
2
. Ở vùng núi thấp và núi trung bình, mưa
nhiều như vùng Ngân Sơn, sông Gâm, Chàm Chu, dãy con voi mật độ đạt 1 đến
1,5 km/km
2
. Ở vùng thung lũng hoặc cao nguyên, mưa tương đối ít hoặc trung
bình thì mật độ đạt từ 0,5 đến 1 km/km
2
. Thượng lưu các sông thường rất dốc,
độ dốc lòng sông thường lớn hơn 0,2%, xuống trung lưu vẫn còn nhiều thác
ghềnh, xen kẽ giữa những đoạn lòng sông mở rộng nước chảy chậm là những
đoạn thu hẹp, nước chảy nhanh. Về hạ du, các sông nhánh nhập vào sông chính,
lòng sông mở rộng, độ dốc nhỏ, hai bên bờ sông có đê khống chế, tốc độ dòng
nước giảm, lòng sông uốn khúc quanh co và thay đổ
i phức tạp, bên lở bên bồi
hoặc giữa dòng có những bãi cát nổi.
Dòng chính sông Hồng, suốt chiều dài từ nguồn đến cửa sông luôn luôn
giữ hướng tây bắc – đông nam. Lưu vực phát triển không cân xứng, phần lưu
vực phía thượng lưu thuộc địa phận Trung Quốc phát triển lệch về bên trái và
phần lưu vực trung lưu lại phát triển lệch về bên phía phải.
Sông Thao (dòng chính của sông Hồng) bắt ngu
ồn từ dãy núi Ngụy Sơn
cao trên 2000 m thuộc tỉnh Vân Nam – Trung Quốc (thuộc địa phận Trung
Quốc, sông Thao có tên gọi là Nguyên Giang), có diện tích lưu vực 51.800km
2

với tổng chiều dài 843km. Phần thuộc lãnh thổ Việt Nam có diện tích



- 9 -
12.000km
2
, chiều dài tới Việt Trì là 332km. Lưu vực sông Thao nằm kẹp giữa
hai dãy núi cao là Hoàng Liên Sơn bên hữu ngạn và Con voi bên tả ngạn, có
hình lông chim dài và hẹp, trong đó phần Việt Nam lưu vực có dạng lệch hẳn về
hữu ngạn và rất hẹp bên tả ngạn.
Những nhánh sông lớn ở phần thượng lưu có sông Mã Thất, sông Duyên
Trấp, sông Để và sông Nam Khê. Ở phần trung lưu có sông ngòi Bo (587 km
2
),
Ngòi Nhù (1580 km
2
), Ngòi Hút (632 km
2
), Ngòi Thia (1570 km
2
), sông Bứa
(1370 km
2
), Ngòi Phát (512 km
2
) và Ngòi Lao (680 km
2
).
Nhánh sông lớn nhất của sông Hồng là sông Đà, chi lưu bên phải cũng bắt
nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn (phần thượng nguồn bên Trung Quốc có tên gọi là
sông Ba Tiên rồi đổi thành sông Lý Tiên), chảy vào Việt Nam theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam và song song với sông Thao, địa hình lưu vực có nhiều núi và

cao nguyên với độ cao lớn và bị chia cắt mạnh theo chiều thẳng đứng. Sông Đà
có diện tích lưu vực là 52.900km
2
với chiều dài sông 1010km. Phần trên lãnh
thổ Việt Nam có diện tích 26.800km
2
và chiều dài 570km . Vào địa phận Việt
Nam sông Đà có những nhánh lớn gia nhập là Nậm Pô (2280 km
2
), Nậm Na
(6860 km
2
), Nậm Mức (2930 km
2
), Nậm Mu (3400 km
2
), Nậm Sập (1110 km
2
),
Nậm Bú (1410 km
2
). Sông suối trong lưu vực sông Đà thuộc loại sông trẻ, thung
lũng sông hẹp, lòng sông đang bị đào mạnh, nhiều thác ghềnh. Độ cao trung
bình lưu vực là 1130 m, riêng phần ở lãnh thổ Việt Nam có độ cao trung bình
lưu vực là 965 m.
Nhánh lớn thứ hai của sông Hồng là sông Lô, sông Lô bắt nguồn từ cao
nguyên Vân Nam (Trung Quốc) và chảy vào địa phận nước ta tại Thanh Thủy.
Đến Hà Giang sông Miện gia nhập ở bờ trái, đến Vĩnh Tuy nhánh sông Con gia
nhập
ở bờ phải và đến Hàm Yên sông Gâm gia nhập ở bờ trái. Tại Đoan Hùng,

sông Lô lại có thêm một nhánh lớn gia nhập là sông Chảy. Trước khi gia nhập
vào sông Hồng tại Việt Trì, sông Lô còn nhận một nhánh lớn nữa là sông Phó
Đáy. Thượng nguồn sông Lô cũng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tới
thị xã Hà Giang thì chuyển hướng Bắc Nam và nhập vào sông Hồng đoạn gần
Việt Trì. Diện tích lưu vực là 39.000km
2
, chiều dài 470km, phần diện tích thuộc
lãnh thổ Việt Nam là 26.000km
2
với chiều dài 275km.
Sông Đáy, trước kia là phân lưu chính của sông Hồng có thể phân khoảng
20% lượng lũ sông Hồng, nhưng cửa sông Đáy dần dần được bồi cao và từ năm


- 10 -
1937 người Pháp đã xây dựng một đập ngăn hoàn toàn sông Đáy với sông Hồng,
biến Sông Đáy thành một sông tiêu nước nội địa và chỉ phân lũ sông Hồng vào
sông Đáy khi lũ sông Hồng quá cao, với lưu lượng tháo thiết kế 5000 m
3
/s. Các
sông nhánh lớn của sông Đáy là : Sông Tích (1331 km
2
), sông Bôi (1549 km
2
),
sông Nhuệ.
Sông Đuống (dài 64 km), sông Luộc (dài 72 km) là các sông chuyển nước
từ sông Hồng sang sông Thái Bình; sông Trà Lý (dài 64 km), phân lưu tả ngạn
sông Hồng đổ ra biển, sông Đào Nam Định (dài 31,5 km) đưa nước sông Hồng
sang sông Đáy, sông Ninh Cơ (dài 51,8 km) chảy ra biển.

Một số đặc trưng hình thái lưu vực sông của các nhánh sông trên 1000
km
2
trên lưu vực sông Hồng được trình bày trong bảng 1 – 2: [2]
Bảng 1-2: Đặc trưng hình thái lưu vực sông của các nhánh sông trên 1000km
2
trên lưu vực sông Hồng
Sông
Chiều dài
(
km
)

Diện tích
(
km2
)
Độ cao
b
ình
Độ dốc
b
ình
Độ rộng
b
ình
Mật độ
lưới
N
g

òi Nhù 73 1550 942 39
,
227
,
6 1
,
2
N
g
òi Thia 96 1570 907 42
,
123
,
1 0
,
99
Sôn
g
Bứa 100 1370 302 22
,
217
,
9 1
,
03
N

m Pô 73
,
5 2280 24

,
9
N

m Na 235 6860 1276 31
,
228
,
1
N

m Mức 265 2930 934 34
,
922
,
6 1
,
16
N

m Mu 165 3400 1085 37
,
226
,
8 0
,
48
N

m S

ập
83 1110 839 34
,
516
,
1
N

m Bú 81
,
5 1410
Mi

n 124 1935 976 24
,
521
,
5
Con 76 1370 430 23
,
618
,
6 1
,
4
Gâm 297 17140 877 22
,
716
,
3

Chả
y
319 6500 858 24
,
626 1
,
09
Phó Đá
y
170 1610 216 14
,
4 1
,
1
II. Đặc điểm khí hậu.
Khí hậu trong hệ thống sông Hồng-Thái Bình ở phần lãnh thổ Việt Nam
là khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, khô, ít mưa và mùa hè nóng ẩm
mưa nhiều, chịu tác động của cơ chế gió mùa đông nam Á với hai mùa gió: gió
mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ, nhưng do chịu tác động của địa hình nên
các yếu tố khí hậu biến đổi mạnh mẽ theo không gian và thời gian.Trong phần
này, chỉ nêu một s
ố đặc trưng cơ bản của khí hậu trên toàn lưu vực:


- 11 -
1- Nắng.
Số giờ nắng trung bình hàng năm biến đổi trong phạm vi từ dưới 1600 giờ
ở vùng núi cao lên đến 2000 giờ ở các thung lũng trong lưu vực sông Đà. Số giờ
nắng thường cao vào các tháng mùa hè (từ tháng V đến tháng X), trên dưới 200
giờ mỗi tháng, các tháng mùa đông số giờ nắng ít hơn, nhất là các tháng I, II, III.

Bảng 1-4: Số gờ nắng trung bình tháng tại một số trạm trên lưu vực sông Hồng
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Lạng Sơn 77,2 62,2 67,1 98,5 176,2 160 183,1 173,5 178,2 158,4 139,5 121,4 1595
Lai Châu 131,6 143,6 184 198,2 184,3 119,4 123,4 150,6 164,8 152,1 136,3 131,5 1820
Sơn La 143,7 140,2 172,8 191,7 201,9 147,6 148,9 160,9 178,7 182,2 159,6 168,8 1997
Hà nội 73,7 47,3 47,2 90,3 183,1 171,7 194,6 174,2 175,6 162,5 136,8 123,8 1581
2- Nhiệt độ.
Chế độ nhiệt của khu vực phù hợp với nền nhiệt độ của khu vực nhiệt đới,
có nhiệt độ trung bình cao, nhiệt độ trung bình năm trên lưu vực dao động từ 15
- 25
0
C.
Nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế giảm dần theo sự tăng của
độ cao địa hình: dưới 15
0
C ở vùng núi cao, 20 -24
0
C ở vùng trung du và đồng
bằng.
Nhiệt độ không khí trung bình năm cũng biến đổi theo mùa. Trong thời kỳ
mùa hạ, nhiệt độ không khí trung bình tháng khoảng 15 -20
0
C ở vùng núi, 20 –
30
0
C ở các vùng trung du và đồng bằng. Thời kỳ mùa đông, nhiệt độ không khí
trung bình tháng khoảng 10 – 15
0
C ở vùng núi, ở vùng trung du và đồng bằng là
15 – 20

0
C.
Bảng 1-5: Nhiệt độ trung bình tháng tại một số trạm trên lưu vực sông
Hồng
Th
á
n
g
I II III I
V
V
V
I
V
II
V
III IX X XI XII TB
L
a
i
C
h
âu
1
7
1
8,7
21
,9
24

,8
2
6,
42
6,6
2
6,5
2
6,6
2
5,9
2
3,9
2
0
,
4 1
7,
22
0,8

n L
a
14
,9
1
6,6
2
0,
2 2

3,
224
,8
2
5,
12
5,
124
,7
2
3,7
21
,5
1
8,
2 1
5,3
21
,
1
L

n
g

S
ơ
n 14
,7
1

6,
1 1
9,5
2
3,3
2
5,9
2
6,8
2
6,8
2
6,5
2
5,
222
,6
1
9,
1 1
5,6
21
,8
H
à
n

i 1
6,
4 1

7,
2 2
0
2
3,9
2
7,
42
8,9
2
9,
22
8,6
2
7,5
24
,9
21
,5
1
8,
22
3,6



- 12 -
3- Độ ẩm.
Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm trên lưu vực là 80 - 90%, thời kỳ
khô hanh là 80%, thời kỳ ẩm ướt độ ẩm đạt tới 90%.

Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa, cao trong mùa mưa và thấp trong
mùa khô
Bảng 1-6: Độ ẩm trung bình tháng tại một số trạm trên lưu vực sông
Hồng
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB
Sơn Tây 86,0 88,0 88,0 88,0 86,0 86,0 86,0 88,0 87,0 85,0 83,0 83,0 86,2
Hà Nội 82,0 86,0 88,0 88,0 84,0 84,0 85,0 87,0 86,0 82,0 81,0 81,0 84,5
Nam Định 83,0 87,0 89,0 88,0 84,0 81,0 82,0 84,0 84,0 80,0 80,0 81,0 83,6
4- Chế độ gió.
Hướng gió thịnh hành trong mùa hè là gió nam và đông nam. Mùa đông
thường có gió bắc và đông bắc. Tốc độ gió trung bình là 2 – 3 m/s. Bảng 1-7 là
tốc độ gió trung bình nhiều năm tại một số trạm trên lưu vực sông Hồng.
Bảng 1-7: Tốc độ gió trung bình nhiều năm tại một số trạm
Trạm Lai Châu Sơn La Hòa Bình Sa Pa Yên Bái Bắc Quang Hải Dương Hà Nội Thái Bình
Tốc độ
gió(m/s)
0,8 1,1 1,1 1,8 1,4 1,6 2,5 2,2 2,1
5- Bốc hơi.
Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche: Bốc hơi trung bình năm dao động từ
900 – 1000 mm ở vùng Tây Bắc (Lai Châu 933,4mm), 500 - 900 mm ở vùng
Việt Bắc (Sa Pa 723,9mm; Hà Giang 831mm), 560 - 1050 mm ở vùng Đông Bắc
(925,7mm) và 900 - 1000 mm ở vùng đồng bằng (Hà Nội 975,1mm).
Bảng 1-8: Bốc hơi trung bình tháng tại một số trạm trên lưu vực sông Hồng
Thán
g
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Lai Châu 65
,
1 72
,

8 89
,
9 93
,
093
,
075
,
077
,
583
,
781
,
074
,
4 66
,
0 62
,
0 933
,
4
L

n
g
Sơn 62
,
0 58

,
8 65
,
1 72
,
093
,
087
,
093
,
089
,
981
,
080
,
6 72
,
0 71
,
3 925
,
7
Sa Pa 55
,
8 56
,
0 74
,

4 75
,
068
,
260
,
065
,
162
,
054
,
052
,
7 48
,
0 52
,
7 723
,
9
Hà Gian
g
49
,
6 50
,
4 62
,
0 72

,
086
,
878
,
083
,
786
,
881
,
068
,
2 60
,
0 52
,
7 831
,
2
Hà N

i 62
,
0 53
,
2 58
,
9 69
,

0 102
,
399
,
0 105
,
496
,
193
,
089
,
9 75
,
0 71
,
3 975
,
1



- 13 -
6- Mưa.
Lượng mưa trên lưu vực sông Hồng khá phong phú, bình quân nhiều năm
trên toàn lưu vực khoảng 1500 mm/năm. Chính lượng mưa đã hình thành tài
nguyên nước phong phú của lưu vực. Theo không gian, các trung tâm mưa lớn
bao gồm: khu vực Bắc Quang thuộc sườn núi Tây Côn Lĩnh với X
o
lớn nhất đạt

tới gần 5.000 mm; dãy núi Hoàng Liên Sơn có lượng X
0
khoảng trên 3.000
mm/năm; các khu vực Tam Đảo và Ba Vì đạt 2.400 mm/năm. Vùng ít mưa
1.200 - 1.500 mm (Bảo Lạc, Mộc Châu, Sơn La, Bắc Giang), vùng mưa trung
bình (1.700 - 2.000 mm) là vùng đồng bằng, trung du, bắc bộ.
Theo thời gian, mưa cũng biến đổi theo mùa giống như các yếu tố khí
tượng khác. Chế độ mưa hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ gió mùa và phân theo
mùa khá rõ rệt. Mùa mưa gần như trùng với gió mùa Tây Nam, chuyển hướng
Đông Nam và thường kéo dài từ tháng V-X (khoảng 6 tháng), những năm
đặc
biệt là những năm mưa đến sớm hoặc kết thúc muộn. Lượng mưa trong mùa
mưa chiếm khoảng 75-85% lượng mưa năm. Còn lại là mưa trong mùa khô.
Mùa đông thường có mưa phùn và ẩm ướt, mùa hè thường có mưa rào, mưa
dông. Cụ thể về đặc điểm mưa trên lưu vực được trình bày trong chương II.
Bảng 1-9: Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm tại một số trạm (mm)

Tên trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Lai Châu 29 38 60 135 264 442 464 371 155 88 48 26 2120
Lạng Sơn 32 36 49 95 165 189 234 231 133 84 36 20 1304
Sapa 67 84 103 210 350 404 470 457 318 207 107 63 2840
Hà Giang 40 41 64 104 306 448 535 410 244 168 90 38 2488
Hà Nội 24 27 47 104 180 249 260 290 233 147 69 19 1649
III. Hiện trạng và kế hoạch phát triển KTXH.
III.1- Hiện trạng dân sinh kinh tế xã hội.
III.1.1- Dân số.
Phân bố dân cư trên lưu vực không đều, có sự khác biệt rất lớn giữa
thượng và hạ lưu lưu vực, trong khi khu vực miền núi và trung du lưu vực sông
Hồng dân cư tương đối thưa thớt thì khu vực đồng bằng sông Hồng lại có mật
độ dân số trung bình cao nhất cả nước. Tính đến nă

m 2004, dân số vùng đồng
bằng sông Hồng – sông Thái Bình là 17,8 triệu người, với mật độ 1204


- 14 -
người/km
2
trong đó thành thị chiếm khoảng 24%, vùng nông thôn chiếm khoảng
76%.
Bảng 1-11: Dân số trung bình vùng đồng bằng sông Hồng năm 2004
Nguồn: Tổng cục thống kê
STT Dân số TB
(10
3
người)
Thành thị Nông thôn Diện tích
(Km
2
)
Mật độ dân số
(Người/km
2
)
Cả nước 82032,3 21591,2 60441,1 329314,5 249
ĐBSH 17836 4246,6 13589,4 14812,5 1204
1 Hà Nội 3082,8 1999,8 1083,0 921 3347
2 Vĩnh Phúc 1154,8 160,2 994,6 1371,4 842
3 Bắc Ninh 987,4 129,5 857,9 807,6 1223
4 Hà Tây 2500 225,0 2275,0 2192,1 1140
5 Hải Dương 1698,3 262,5 1435,8 1648,4 1030

6 Hải Phòng 1770,8 708,0 1062,8 1526,3 1160
7 Hưng Yên 1120,3 123,3 997,0 923,1 1214
8 Thái Bình 1842,8 133,2 1709,6 1545,4 1192
9 Hà Nam 820,1 78,7 741,4 852,2 962
10 Nam Định 1947,1 302,4 1644,7 1641,3 1186
11 Ninh Bình 911,6 124,0 787,6 1383,7 659
III.1.2- Hiện trạng kinh tế.
1. Nông nghiệp.
Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả
nước, sau đồng bằng sông Cửu Long
Với 11 tỉnh, thành phố và một phần lãnh thổ của các tỉnh Phú Thọ, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh. Đặc biệt có thủ đô Hà Nội và một số thành
phố lớn khác. Tính đến năm 2003, tổng diện tích tự nhiên là 14812 km
2
, trong
đó diện tích đất nông nghiệp là 8507 km
2
chiếm 57%, diện tích đất lâm nghiệp
có rừng là 1221 km
2
chiếm 8,2%, diện tích đất chuyên dùng là 2451 km
2
, đất ở
là 93 km
2
, còn lại là các loại đất khác . Hiện trạng sử dụng đất đồng bằng và
trung du Bắc Bộ như sau:


- 15 -

Bảng 1-12: Hiện trạng sử dụng đất vùng ĐBSH (năm 2003)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong đó
STT
Tổng diện
tích (nghìn
ha)
Đất nông
nghiệp
(nghìn ha)
Đất lâm
nghiệp có
rừng
(nghìn ha)
Đất
chuyên
dùng
(nghìn ha)
Đất ở
(nghìn ha)

CẢ NƯỚC 32931,4 9531,8 12402,2 1669,6 460,4
ĐBSH 1481,2 850,7 122,1 245,1 93,0
1 Hà Nội 92,1 41,8 6,6 22,6 11,6
2 Vĩnh Phúc 137,1 66,0 30,2 19,6 5,3
3 Bắc Ninh 80,8 52,1 0,6 14,5 5,7
4 Hà Tây 219,2 122,5 16,6 40,4 13,4
5 Hải Dương 164,8 104,1 9,1 28,1 11,3
6 Hải Phòng 152,6 71,2 22,0 22,9 6,8
7 Hưng Yên 92,3 62,6 0,0 16,2 7,4

8 Thái Bình 154,6 103,7 2,5 26,6 12,5
9 Hà Nam 85,2 51,9 9,6 12,1 4,4
10 Nam Định 164,1 106,6 4,9 25,9 9,5
11 Ninh Bình 138,4 68,2 20,0 16,2 5,1
Qui mô canh tác ở đồng bằng sông Hồng có khác so với khu vực miền
núi trong lưu vực. Ở vùng núi, diện tích canh tác thường nhỏ, phân tán. Diện
tích canh tác thường nằm xen kẽ với các bản làng với những cánh đồng nhỏ.
Tùy theo địa hình, diện tích canh tác đất nông nghiệp ở khu vực miền núi dao
động từ khoảng 7 đến 58 nghìn ha. ở vùng đồng bằng sông Hồng, diện tích canh
tác đất nông nghiệp là những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ được tạo thành từ
phù sa bồ
i tụ. Tỷ lệ đất canh tác nông nghiệp của vùng đồng bằng vào khoảng
58%, phân bố ở dọc các sông Hồng, Thái Bình và các phân lưu của chúng.
Trong khi đó, tỷ lệ này ở khu vực miền núi chỉ chiếm khoảng 11 đến 14%.
Lịch thời vụ canh tác ở vùng đồng bằng sông Hồng ở các tỉnh không hoàn
toàn giống nhau. Nhưng nhìn chung thời gian của vụ chiêm kéo dài từ đầu tháng
2 đến đầu tháng 6; vụ mùa từ đầu tháng 7 đến trung tuầ
n tháng 10. Như vậy vụ
chiêm trùng với thời kỳ mùa cạn, khi lượng dòng chảy trong sông nhỏ thì nhu
cầu sử dụng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp lại nhiều lên và đồng loạt lấy


- 16 -
nước tại các vị trí dọc sông. Điều trái ngược này đôi khi đã gây không ít khó
khăn trong việc điều hoà phân phân phối sử dụng nước giữa các vùng và giữa
các ngành trong thời kỳ mùa cạn, đặc biệt là đối với những năm cạn kiệt.
Sản lượng lương thực cũng ngày càng tăng và càng có hướng phát triển.
Sản lượng cây có hạt năm 1995 là 5339,8 nghìn tấn, đến năm 2004 đạt khoảng
7052,3 nghìn tấ
n, trong đó sản lượng lúa năm 1995 là 5090,4 nghìn tấn ,tới gần

6708,8 nghìn tấn năm 2004.
Bảng 1-13: Diện tích và sản lượng lương thực có hạt vùng ĐBSH
Nguồn: Tổng cục TK
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Diện tích cây
lương thực có hạt
(nghìn ha)
1288,4 1284,1 1311,1 1308,0 1305,8 1306,1 1270,9 1266,6 1264,1 1245,3
Sản lượng lương
thực có hạt (nghìn
tấn)
5339,8 5651,8 5987,4 6285,8 6703,4 6867,9 6648,1 6999,0 6789,0 7052,3
Diện tích lúa
(nghìn ha)
1193,0 1170,4 1197,0 1203,1 1202,8 1212,6 1202,5 1196,6 1183,5 1161,4
Sản lượng lúa
(nghìn tấn)
5090,4 5325,3 5638,1 5979,4 6383,4 6586,6 6419,4 6752,2 6487,3 6708,8
Diện tích lúa đông
xuân (nghìn ha)
588,3 585,1 593,3 593,2 591,4 599,7 599,1 594,3 589,7 578,2
Sản lượng lúa đông
xuân (nghìn tấn)
2646,7 3170,0 3220,6 3149,1 3250,9 3511,7 3469,1 3559,6 3617,7 3634,6
Hiện nay ngành chăn nuôi ở trong lưu vực chủ yếu vẫn là hộ chăn nuôi cá
thể hoặc qui mô nhỏ. Tính đến năm 2004 số lượng trâu, bò, lợn như sau: trâu
154600 con, bò 604400 con, lợn 6898400 con, gia cầm 59084000 con
Bảng 1-14: Số lượng trâu, bò, lợn và gia cầm trong vùng (nghìn con)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004
Số lượng trâu 213,7 182,2 171,2 165,0 154,6

Số lượng bò 488,3 482,9 502,1 542,3 604,4
Số lượng lợn 5398,5 5921,8 6307,1 6757,6 6898,4
Số lượng gia cầm 52577 57137 59695 65503 59084
Về nuôi trồng thủy sản cũng ngày càng phát triển, năm 1995, trên toàn
vùng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 58,8 nghìn ha thì đến năm 2004


- 17 -
diện tích này lên tới 84,4 nghìn ha. Sản lượng thủy sản năm 1995 là 110345 tấn,
đến năm 2004 sản lượng này tăng gấp 2,5 lần (290059 tấn) [nguồn TCTK]:
Bảng 1-15: Hiện trạng nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSH
Năm 1995 1996 1997 1988 1999 2000 2001 2002 2003 2004
DT mặt nước
nuôi trồng thủy
sản (nghìn ha)
58,8 66,1 63,1 63,0 66,8 68,3 71,4 77,1 81,1 84,4
Giá trị sản xuất
thủy sản theo
giá so sánh năm
1994 (tỷ đồng)
803,8 971,9 1011,8 1192,9 1345,5 1501,8 1665,9 1894,8 2110,5 2265,1
Sản lượng thủy
sản (tấn)
110345 135562 135116 151812 172507193996 213185 243961 268582 290059
Lâm nghiệp: Tính đến năm 2004, diện tích rừng hiện có trên ĐBSH là
114300 ha, trong đó 47700 ha là rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng.Tỉnh Vĩnh
Phúc là tỉnh có tổng diện tích rừng lớn nhất vùng (30900 ha).
Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh năm 1994 trên vùng có xu
hướng giảm qua các năm, năm 1995 là 301,6 tỷ đồng, đến năm 2004 là 207 tỷ
đồng. Sản lượng gỗ khai thác cũng có xu hướng giảm, năm 1995 là 255800 m

3
,
đến năm 2004 là 95600 m
3
.
Bảng 1-16: Diện tích rừng hiện có năm 2004 (10
3
ha)
Tổng Diện tích Rừng tự nhiên Rừng Trồng
Cả nước
12173,3 9904,0 2269,3
ĐBSH 114,3 47,7 66,6
Hà Nội 6,3 6,3
Vĩnh Phúc 30,9 9,5 21,4
Bắc Ninh 0,7 0,7
Hà Tây 16,6 4,4 12,2
Hải Dương 9,9 3,1 6,8
Thái Bình 7,7 7,7
Hà Nam 8,9 6,9 2,0
Nam Định 5,7 5,7
Ninh Bình 27,6 23,8 3,8



- 18 -
Bảng 1-17: Giá trị sản xuất lâm nghiệp và sản lượng gỗ vùng ĐBSH
Nguồn: Tổng cục Thống kê

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Giá trị sản xuất

lâm nghiệp
theo gía so
sánh năm 1994
(tỷ đồng)
301,6 372,4 277,1 273,6 273,3 259,0 237,0 228,7 210,4 207,0
Sản lượng gỗ
khai thác
(nghìn m3)
255,8 252,5 175,7 178,2 129,5 133,0 117,5 112,7 98,4 95,6

2. Công nghiệp.
Bên cạnh sự phát triển của các ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp, đồng bằng
sông Hồng còn là một vùng công nghiệp sớm phát triển ở nước ta. Trước năm
1945 đã có các trung tâm công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, sau
1954 có thêm các trung tâm công nghiệp như Hải Dương, Phủ Lý, Ninh Bình,
những năm gần đây hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng ở các
tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh (Hạ Long, Móng Cái) tạo thành
khu kinh tế lớn Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Trên phạm vi lưu vực hiện có gần 270261 cơ sở sản xuất công nghiệp.
Trong đó, có 270039 cơ sở vốn đầu tư trong nước và 222 cơ sở vốn đầu tư nước
ngoài. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003 đạt gần 86527 tỷ đồng, tương
đương với khoảng 5,583 tỷ USD. Tuy nhiên , sự đầu tư cho các cơ sở
công
nghiệp không đồng đều.
Các ngành và sản phẩm chủ yếu đang phát triển trên vùng là: sản xuất
điện, sản xuất xi măng, sản xuất thép, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử
và sản xuất đồ điện dân dụng, công nghiệp lắp ráp ô tô và xe máy, công nghiệp
sản xuất bia, nước giải khát, công nghiệp may mặc, dệt, giày da công nghiệp
khai khoáng và công nghiệp giấy.




- 19 -
Bảng 1-12: Tình hình sản xuất công nghiệp trên vùng ĐB sông Hồng - sông
Thái Bình
Nguồn: Tổng cục thống kê
TT
Tổng hợp
chung
Tổng số cơ
sở công
nghiệp
Số cơ sở
trong
nước
Số cơ sở có
vốn đầu tư
nước ngoài
Giá trị sản xuất
công nghiệp năm
2003 ( tỷ đồng)
Tương
đương với
triệu USD

Toàn vùng 270261 270039 222 86527 5583
1 Hà Nội 17,369 17,256 113 37,054 2,391
2 Hải Phòng 10,332 10,284 48 12,450 803
3 Vĩnh Phúc 12,243 12,228 15 9,613 620
4 Hà Tây 67,542 67,528 14 5,736 370

5 Hải Dương 24,791 24,773 18 5,623 363
6 Bắc Ninh 14,027 14,023 4 4,555 294
7 Hưng Yên 15,186 15,182 4 3,739 241
8 Nam Định 27,822 27,820 2 2,664 172
9 Thái Bình 44,066 44,064 2 2,381 154
10 Hà Nam 19,018 19,017 1 1,836 118
11 Ninh Bình 17,865 17,864 1 876 57

3. Dịch vụ, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội & các lĩnh vực khác
Ngoài sự phát triển của ngành nông, công nghiệp nói trên. Vùng ĐBSH
còn có lợi thế to lớn trong việc phát triển du lịch và dịch vụ. Là nơi tập trung
nhiều thành phố và thị xã nhất gồm: Thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng,
thành phố dệt Nam Định và các thành phố cấp III là: Việt Trì, Thái Nguyên, Hải
Dương, Thái Bình, 12 thị xã và g
ần 100 thị trấn. Từ lâu Hà Nội đã trở thành
trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế, ngoại giao của cả nước.
Hải Phòng là thành phố cảng, có sân bay và có những điểm du lịch nổi tiếng như
Đồ Sơn, Cát Bà, Núi Voi. Quảng Ninh, ngoài tầm cỡ là trung tâm công nghiệp
than của cả nước, còn có Vịnh Hạ Long được UNESCO xếp vào danh sách di


- 20 -
sản thiên nhiên thế giới. Quảng Ninh còn có biên giới với Trung Quốc khoảng
170 km, trong đó có cửa khẩu Móng Cái thông thương với khu Khai Phát của
Trung Quốc. Một khi cảng nước sâu Cái Lân xây dựng xong thì Quảng Ninh sẽ
trở thành đầu mối quan trọng mở cửa ra biển không chỉ của vùng Đông Bắc Việt
Nam mà còn có thể giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu quá cảnh của các tỉnh
phía Tây Nam Trung Quốc và phía Bắc Lào.
Sau nhiều năm đầu tư xây d
ựng, đến nay ĐBSH đã có hệ thống giao

thông tương đối hoàn chỉnh, với đầy đủ các loại hình vận tải. Đường bộ, đường
sông, đường biển, đường sắt và đường hàng không. Đường bộ có các tuyến quan
trọng như quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 10, 18, 183, Láng Hoà Lạc. Đường sắt có
tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, Vận tải biển có
cảng Hải Phòng công su
ất 7 triệu tấn/năm và cảng Cái Lân đang xây dựng với
công suất thiết kế 15-20 tấn/năm. Vận tải hàng không có sân bay quốc tế Nội
Bài và sân bay Cát Bi (Hải Phòng). Hệ thống giao thông này cho phép phát triển
giao thông giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong vùng cũng như giữa vùng
kinh tế trọng điểm thuộc ĐBSH với các vùng khác trong nước và với nước
ngoài.
Cơ sở hạ tầng thủy lợi trên đồng bằ
ng sông Hồng cũng được tập trung
nâng cấp và phát triển khá tốt với 10.800 km kênh tưới, 9.300 km kênh tiêu,
3.828 cống tưới, 4.300 cống tiêu, 3.212 máy bơm tưới và 3.220 máy bơm tiêu,
4.500 km đê sông và đê biển cùng 2.266 cống dưới đê. Các công trình hạ tầng
cơ sở khác cũng khá tập trung như 13.200 km đường dây tải điện, 2.895 máy
biến thế,
Ngoài ra vùng ĐBSH còn có lực lượng đông đảo các cán bộ khoa học kỹ
thuật và cán bộ quản lý kinh tế, đặ
c biệt là ở Hà Nội. Trên địa bàn Hà Nội có 49
trường đại học và cao đẳng, 25 trường trung học chuyên nghiệp và 20 trường
đào tạo nghề. Hà Nội hiện chiếm trên 18% số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại
học và chiếm 35% số cán bộ có trình độ trên đại học của cả nước.
Là vùng có mặt bằng văn hoá cao nhất nước nên đồng bằng và trung du
sông Hồng - Thái Bình có hệ thống trường lớp khá đầy đủ, v
ới 25.118 lớp
mẫu giáo, 62.634 lớp phổ thông Cơ sở, 6.608 lớp phổ thông Trung học,
3.253 lớp Cao đẳng và Đại học, có 173 bệnh viện, 16 viện điều dưỡng và
2.500 trạm y tế

×