Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc theo định hướng đảm bảo chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 130 trang )



LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo
Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, đã tận
tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt khóa học.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo
sư, Tiến sỹ Nguyễn Lộc, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn,định hướng khoa
học, tận tình chỉ bảo,động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành đề tài luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc,
Trung tâm Thông tin Thư viện đã tạo điều kiện cho tôi đi học. Cảm các đơn vị
trong Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn gia đình đã giúp tôi trong suốt quá trình tôi làm đề tài. Cảm ơn
bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình tôi hoàn thành khóa học.

Hà Nội, tháng 10 năm 2012
Tác giả


Trần Anh Dũng












KÝ HIỆU CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt
Viết đủ
1.BSTL
Bổ sung tài liệu
2. CBQL
Cán bộ quản lý
3.CBTV
Cán bộ thư viện
4.CNTT
Công nghệ thông tin
5. CNH-HĐH
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
6. CSDL
Cơ sở dữ liệu
7. ĐHTB
Đại học Tây Bắc
8. KT-XH
Kinh tế - Xã hội
9. GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
10. HS-SV
Học sinh- sinh viên
11. NXB
Nhà xuất bản
12. TQM
Quản lý chất lượng tổng thể

13. SV
Sinh viên
14. TT- TV
Thông tin - thư viện
15. TV
Thư viện
16. TB
Trung bình
17. TTTT-TV
Trung tâm thông tin - thư viện
18. VTL
Vốn tài liệu










MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
KÝ HIỆU CỤM TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THƢ VIỆN THEO ĐỊNH
HƢỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1. Quá trình phát triển thư viện trên thế giới 5
1.1.2. Quá trình phát triển thư viện ở Việt Nam 6
1.1.3.Vài nét về Thư viện đại học Việt Nam 7
1.1.4. Các quan điểm của V.l. Lênin về thư viện 9
1.1.5. Các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác thư viện 9
1.2. Một số khái niệm 10
1.2.1. Khái niệm về thư viện 10
1.2.2. Khái niệm quản lý và chức năng của quản lý 11
1.2.2.1. Khái niệm quản lý 11
1.2.2.2. Chức năng quản lý 13
1.2.3. Khái niệm chất lượng và đặc điểm của chất lượng 14
1.2.3.1. Khái niệm chất lượng 14
1.2.3.2. Những đặc điểm của chất lượng 15
1.3. Lý luận về đảm bảo chất lƣợng và đảm bảo chất lƣợng thƣ viện 16
1.3.1. Các cấp độ đảm bảo chất lượng 16
1.3.1.1. Kiểm soát chất lượng 16
1.3.1.2. Đảm bảo chất lượng 17
1.3.1.3. Quản lý chất lượng tổng thể 20


1.3.2. Các yếu tố tác động đến quản lý thư viện theo định hướng đảm bảo chất
lượng 23
1.3.2.1. Các yếu tố bên ngoài nhà trường 24
1.3.2.2. Các yếu tố bên trong nhà trường 26
1.3.3. Đảm bảo chất lượng thư viện 28
1.4. Quản lý thƣ viện theo định hƣớng đảm bảo chất lƣợng 31
1.4.1. Nhiệm vụ quản lý thư viện theo định hướng đảm bảo chất lượng 31

1.4.2. Nội dung quản lý thư viện theo định hướng đảm bảo chất lượng 32
1.4.3. Giám đốc với việc quản lý thư viện 33
2.1. Vài nét về Trƣờng Đại học Tây Bắc 34
2.1.1. Quá trình thành lập, xây dựng và phát triển 34
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 36
2.1.3. Cơ cấu, tổ chức hành chính của trường 36
2.2. Khái quát về Trung tâm thông tin thƣ viện Trƣờng Đại học Tây Bắc 38
2.2.1. Khái quát chung 38
2.2.2. Cơ cấu tổ chức hành chính của thư viện 38
2.2.3. Cơ cấu đội ngũ cán bộ thư viện 39
2.3. Thực trạng quản lý TTTT-TV Trƣờng Đại học Tây Bắc 39
2.3.1. Thực trạng quản lý công tác lập kế hoạch 42
2.3.2. Thực trạng quản lý quy trình kỹ thuật TV trong TTTT-TV 45
2.3.3. Thực trạng quản lý công tác bổ sung phát triển vốn tài liệu 48
2.3.4. Thực trạng quản lý công tác phục vụ bạn đọc 52
2.3.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, báo cáo, đánh giá chất lượng hoạt động
của thư viện 56
2.3.6. Thực trạng quản lý nhân lực ở Trung tâm TT-TV 59
2.3.7. Thực trạng quản lý hoạt động marketing và các dịch vụ TV 62
2.3.8. Thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào công tác thư viện 64
2.4. Nguyên nhân thực trạng quản lý Trung tâm Thông tin- Thƣ viện của
Giám đốc Trung tâm TT-TV Trƣờng Đại học Tây Bắc 66


2.4.1. Những mặt mạnh 67
2.4.2. Những mặt yếu 68
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 68
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THƢ VIỆN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC TÂY BẮC THEO ĐỊNH HƢỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG 72
3.1.Căn cứ để đề xuất các biện pháp 72

3.1.1. Căn cứ vào hệ thống lý luận đã trình bày ở chương 1 72
3.1.2. Căn cứ vào thực trạng đã khảo sát và những kết luận đã trình bày ở chương 2
72
3.1.3. Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của Trường Đại học Tây Bắc 73
3.1.4. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường
Đại học Tây Bắc 73
3.2. Yêu cầu của các biện pháp đề xuất 74
3.2.1. Tính cấp thiết 74
3.2.2. Tính đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau 75
3.2.3. Tính hiệu quả 75
3.2.4. Tính thực tiễn và khả thi 75
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý Thƣ viện Trƣờng Đại học Tây Bắc theo
định hƣớng đảm bảo chất lƣợng 76
3.3.1. Kế hoạch hoá hoạt động TV theo mục tiêu trong từng giai đoạn 76
3.3.1.1. Mục đích biện pháp 76
3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 76
3.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 79
3.3.2. Chỉ đạo chặt chẽ qui trình kỹ thuật thư viện nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả phục vụ của thư viện 79
3.3.2.1. Mục đích của biện pháp 79
3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 80
3.3.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 82


3.3.3. Thực hiện có hiệu quả công tác bảo quản, bổ sung vốn tài liệu nhằm đáp ứng
nhu cầu về tài liệu cho bạn đọc 82
3.3.3.1. Mục đích của biện pháp 82
3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 83
3.3.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 86
3.3.4. Đổi mới công tác phục vụ tạo sự hấp dẫn và hứng thú cho bạn đọc 87

3.3.4.1. Mục đích của biện pháp 87
3.3.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 87
3.3.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 89
3.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư
viện 90
3.3.5.1. Mục đích của biện pháp 90
3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 90
3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 92
3.3.6. Tổ chức lao động khoa học, đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch, mục tiêu
của thư viện 93
3.3.6.1. Mục đích của biện pháp 93
3.3.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 93
3.3.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 95
3.3.7. Ứng dụng Marketing vào hoạt động thư viện 95
3.3.7.1. Mục đích của biện pháp 95
3.3.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 96
3.3.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 97
3.3.8. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt
động của TV 97
3.3.8.1. Mục đích của biện pháp 97
3.3.8.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 98
3.3.8.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 100
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý 100


3.5. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
Thƣ viện Trƣờng Đại học Tây Bắc 102
3.5.1. Quy trình khảo nghiệm 102
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 116




DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1- Thống kê trình độ của cán bộ TTTT - TV 39
Bảng 2.2- Số cán bộ quản lý, giảng viên, công nhân viên và SV được lấy ý kiến 39
Bảng 2.3 - Thực trạng các biện pháp quản lý TTTT- TV Trường ĐH Tây Bắc 40
Bảng 2.4 - Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý công tác lập kế hoạch ở
TTTT- TV Trường ĐH Tây Bắc 42
Bảng 2.5 - Đánh giá thực trạng các nội dung quản lý qui trình kỹ thuật TV 46
Bảng 2.6 - Thực trạng các nội dung quản lý công tác bổ sung phát triển vốn tài liệu.
48
Bảng 2.7- Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý công tác phục vụ bạn đọc 52
Bảng 2.8- Thực trạng các nội dung quản lý công tác kiểm tra, báo cáo, đánh giá
chất lượng hoạt động của thư viện 56
Bảng 2.9 - Thực trạng việc thực hiện các nội dung quản lý nhân lực 59
Bảng 2.10 - Thực trạng về kết quả thực hiện các nội dung quản lý hoạt động
marketing và các dịch vụ thư viện. 62
Bảng 2.11 - Thực trạng về kết quả thực hiện các nội dung quản lý việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác thư viện. 64
Bảng 3.1- Số nghiệm thể tham gia khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi 102
Bảng 3.2- Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất.
103
Bảng 3.3 - Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất . 104
Bảng 3.4 - Tổng hợp kết quả khảo nghiệm giữa tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp quản lý đề xuất 106





DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1- Vị trí xếp thứ bậc thực trạng các biện pháp quản lý 41
Biểu đồ 2.2- Vị trí xếp thứ bậc các nội dung quản lý công tác lập kế hoạch 45
Biểu đồ 2.3 - Vị trí xếp loại các nội dung quản lý qui trình kỹ thuật TV 48
Biểu đồ 2.4- Vị trí xếp loại các nội dung quản lý công tác BS, phát triển VTL 51
Biểu đồ 2.5- Vị trí xếp loại các nội dung quản lý công tác phục vụ bạn đọc 56
Biểu đồ 2.6 - Vị trí xếp loại các nội dung kiểm tra, báo cáo, đánh giá chất lượng
hoạt động của thư viện 59
Biểu đồ 2.7 - Vị trí xếp loại các nội dung quản lý nhân lực thư viện 62
Biểu đồ 2.8- Vị trí xếp loại các nội dung quản lý hoạt động Marketing và các dịch
vụ TV 64
Biểu đồ 2.9- Vị trí xếp loại các nội dung quản lý việc ứng dụng CNTT vào công
tác TV 66
Biểu đồ 3.1- Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết 104
Biểu đồ 3.2 - Kết quả khảo nghiệm tính khả thi 106
Biểu đồ 3.3 - Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 107


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1- Các cấp độ quản lý chất lượng (Theo Sallis, 1993) 23
Sơ đồ 2.1- Cơ cấu tổ chức hành chính của nhà trường 37
Sơ đồ 2.2- Cơ cấu tổ chức hành chính của TTTT - Thư viện 38



1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay công tác thông tin nói chung và thông tin thư viện nói
riêng có một tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Việc khai thác hiệu quả thông
tin đã trở thành một trong những nhân tố hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh
tế-xã hội của các quốc gia. Thư viện là cầu nối giữa thông tin và người sử dụng.
Trong trường đại học nhịp cầu nối đó càng có ý nghĩa lớn lao. Thư viện trường đại
học luôn được xem là "trái tim tri thức" của nhà trường. Là nơi cung cấp nguồn
thông tin quan trọng nhất, là điểm kết nối giữa thông tin của xã hội và nhu cầu
thông tin của sinh viên, là môi trường rèn luyện và phát huy năng lực độc lập trong
việc khám phá và tư duy sáng tạo của sinh viên, tạo môi trường tự học tự nghiên
cứu, kích thích sự chủ động của người học, là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho
công tác đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động phát triển khoa học công nghệ, là
một trong những điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng đào tạo, để góp phần
thay đổi phương pháp dạy và học. Đặc biệt thư viện đại học có thể góp phần cải tiến
nội dung chương trình giảng dạy. Đó là vai trò và thế mạnh của thư viện trong
trường đại học. Vì vậy không thể tách rời trường đại học với thư viện.
Trong những năm gần đây vai trò của thư viện đại học Việt Nam đã và
đang được nhìn nhận như là một bộ phận cấu thành quan trọng của trường đại
học, góp phần thiết thực vào nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học và
trở thành một tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học. Một số thư viện đã áp
dụng hoặc đang triển khai để chuẩn bị áp dụng bộ ISO 9000 nhằm đảm bảo chất
lượng hoạt động thư viện. Các thư viện đã tiến hành tự đánh giá về chất lượng
thư viện, dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học của
Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
Theo Quyết định số: 10/2007/QĐ - BVHTT ngày 04 tháng 5 năm 2007 phê
duyệt quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng



2
đến năm 2020 có nêu "Hết sức coi trọng vị trí của thư viện trường đại học trong
công tác đào tạo nhân lực và trong công tác nghiên cứu khoa học. Khẳng định vị trí
của thư viện đại học tương ứng như một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của nhà
trường ".
Trường Cao đẳng sư phạm Tây Bắc với bề dày hơn 40 năm xây dựng và
trưởng thành, đến năm 2001 đã được nâng cấp thành Trường Đại học Tây Bắc. Hoạt
động Thư viện của Nhà trường đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt cho nhu cầu nghiên cứu,
phục vụ cho giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên, HS-SV, góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, để cơ quan chức năng, kiểm định đánh giá
và công nhận Trường Đại học Tây Bắc đạt chuẩn chất lượng giáo dục thì hiện nay
công tác quản lý các hoạt động của Thư viện Nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế, bất
cập. Để cho Thư viện Nhà trường phát huy hết vai trò, chức năng và thực sự trở
thành “giảng đường thứ 2” của HS – SV. Đặc biệt hiện nay khi thư viện đại học đã
trở thành điều kiện bắt buộc trong việc kiểm định, đánh giá chất lượng các trường
đại học thì công tác quản lý thư viện càng có ý nghĩa lớn lao. Đề góp phần tích cực
vào việc nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục thì việc đổi mới quản lý Thư
viện Nhà trường theo định hướng đảm bảo chất lượng là hết sức cần thiết, đồng thời
đây cũng là vấn đề mới chưa có tác giả nào nghiên cứu.
Với lý do khách quan và chủ quan như trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:
"Quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc theo định hướng đảm bảo
chất lượng"
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác quản lý Thư viện
Trường Đại học Tây Bắc; đề xuất một số biện pháp quản lý thư viện theo định hướng
đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của thư viện từ đó góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục của Trường Đại học Tây Bắc.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu


3
Hoạt động quản lý thư viện trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc theo định hướng đảm
bảo chất lượng.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý thư viện của Giám đốc Trung tâm thông tin Thư
viện Trường đại học Tây Bắc.
4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học Tây Bắc.
4.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
106 người (sinh viên, giảng viên cán bộ quản lý trong trường)
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý Thư viện Trường đại học Tây Bắc trong những năm vừa qua
đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn có những bất cập, các vấn đề về
quản lý này sẽ được giải quyết nếu đề xuất được các biện pháp quản lý thư viện hữu
hiệu hơn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
6.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý và quản lý thư viện
theo định hướng đảm bảo chất lượng.
6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý Thư viện Trường ĐHTB.
6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc theo
định hướng đảm bảo chất lượng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng quan tài liệu, tư liệu, tham khảo các văn bản, nghị quyết và các công
trình nghiên cứu khoa học có liên quan để xác định cơ sở lý luận chủ yếu của vấn đề
nghiên cứu.


4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
7.2.2. Điều tra, khảo sát: sử dụng gián tiếp bằng phiếu điều tra
7.2.3. Phỏng vấn, trao đổi: gặp gỡ, trao đổi, hỏi ý kiến (trực tiếp, gián tiếp) với
giáo viên, sinh viên và các nhà quản lý.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý các thông tin thu được, các số liệu bằng thống kê toán học.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, luận văn có cấu trúc chia thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý TV theo định hướng đảm bảo chất lượng.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc
Chƣơng 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý Thư viện Trường đại học Tây
Bắc theo định hướng đảm bảo chất lượng.
Kết luận và Khuyến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục















5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THƢ VIỆN THEO
ĐỊNH HƢỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Quá trình phát triển thƣ viện trên thế giới
Thời cổ đại: Những phát hiện khảo cổ học cho biết thư viện đã có từ 3.000
năm trước công nguyên ở vùng châu thổ Lưỡng Hà. Theo các nhà khoa học,
khảo cổ học thì những thư viện đầu tiên của loài người gồm hàng nghìn bảng ký
hiệu đất sét đã có mặt trong các cung điện của Nippua (thuộc Irắc ngày nay) từ
3.000-2.000 năm trước công nguyên. Ở những nơi là phát nguyên của nền văn
minh cổ đại như cổ Ai Cập, cổ Hy Lạp, cổ La Mã, Trung Quốc đều đã có dấu
tích của tài liệu thư viện. Thời kỳ này, vật chất làm tài liệu là đất sét, mai rùa,
gỗ, tre, Papyrus, da, giấy. [34;11]
Có một số dạng thư viện chủ yếu sau: thư viện của nhà vua; thư viện của các
đền, miếu; thư viện tư nhân [34;11].Thời kỳ này có các thư viện nổi tiếng như:
Thư viện của vua Atxuabanipan (Atxiri) thành lập vào thế kỷ VII trước công
nguyên với 20.000 cuốn sách bằng đất sét. Thư viện Pergam thế kỷ III trước công
nguyên đến thế kỷ I có 200.000 sách chép tay. Thư viện Ai Cập được thành lập vào
thế kỷ III trước công nguyên. Có người gọi đó là thư viện công cộng đầu tiên trong
lịch sử loài người. Vốn tài liệu là khoảng 700.000 bản sách Papyrus gồm nhiều loại
khoa học khác nhau. [34;12]
Thời kỳ phong kiến: Thư viện vẫn tiếp tục phát triển, đặc biệt trong các

nhà thờ, chùa chiền, trường học. Thời kỳ Trung cổ, các thư viện Châu Âu do các
thế lực tôn giáo chi phối, kiểm soát vốn tài liệu nên phát triển hết sức chậm
chạp… Mãi đến khi xuất hiện các trường đại học đầu tiên ở Châu Âu (Thư viện
trường đại học tổng hợp Pari, năm 1150. Thư viện Trường đại học tổng hợp
Xoocbon, năm 1253)… thì sự nghiệp thư viện phát triển rất mạnh. Thư viện dần
thoát khỏi ảnh hưởng nhà thờ và phát triển, có những đóng góp tích cực và hữu
ích cho xã hội. [34;12]


6
Thời kỳ cận đại: Giai cấp tư sản xuất hiện. Nền sản xuất máy móc xuất hiện.
Yêu cầu đối với người sản xuất tăng lên: họ phải được đào tạo và nâng cao tay nghề
thường xuyên để theo kịp sự đổi mới ngày càng nhanh của máy móc, công nghệ.
Điều đó cũng tạo nên sự phát triển của giáo dục. Thư viện thực hiện tốt vai trò giáo
dục ngoài nhà trường. [34;12]
Các thành tựu; Xuất hiện các loại thư viện mới như Thư viện Quốc gia, Thư
viện công cộng, Thư viện chuyên ngành…. Luật pháp thư viện xuất hiện. Các hệ
thống thư viện được thành lập đánh dấu một hình thức tổ chức mới có hiệu quả của
thư viện trên thế giới. Đào tạo cán bộ thư viện. Hội nghề nghiệp của những người
làm công tác thư viện ra đời. Báo chí ngành xuất hiện năm 1876. Xuất hiện các hình
thức, phương pháp phục vụ mới. [34;12]
Thời kỳ hiện đại: Các nước độc lập xuất hiện ngày càng nhiều, thế giới chia làm
2 phe đối địch nhau, ganh đấu nhau đồng thời cũng kìm hãm nhau phát triển. [34;13]
Các thư viện với đủ lại hình khác nhau phát triển rầm rộ. Liên Xô có hơn
360.000 thư viện thuộc các loại hình khác nhau. Thực chất các thư viện đã phát
triển đến mọi làng xã. Các thư viện này lôi cuốn hầu như toàn dân Liên Xô đọc sách
(nhân dân Liên xô được coi là dân tộc đọc). [34;13]
Mỹ có hơn 15.000 TV công cộng phục vụ cho khoảng 80% người dân. [34;13]
Nhiều vật mang tin mới, đặc biệt các vật mang tin điện tử.
1.1.2. Quá trình phát triển thƣ viện ở Việt Nam

Ở Việt Nam thư viện đầu tiên xuất hiện vào năm 1011 khi một số sứ thần của
nước ta sang Trung Quốc (từ năm 1007) và mang các sách kinh phật về (1009).
Thời kỳ phong kiến nước ta cũng có một số thư viện công (của nhà nước), nhà nước
cũng có sắc phong một số quan chức thư viện nhưng chủ yếu là các thư viện trong
nhà chùa, trong các nhà nho. Không có một số liệu nào nói về sự phát triển của Thư
viện Việt nam thời phong kiến. Qua một số tác phẩm của Lê Quý Đôn, Phan Huy
Chú ta biết rằng các thư tịch nước ta bị mất rất nhiều trong các cuộc xâm lược của
phong kiến phương Bắc cũng như các cuộc chiến tranh giành quyền lực của các tập
đoàn quyền lực nước nhà. Tuy nhiên, có thể đưa ra một kết luận là các thư viện


7
nước ta thời kỳ phong kiến có số lượng chưa nhiều, vốn sách ít ỏi và chịu ảnh
hưởng của kỹ thuật thư viện Trung Quốc. [34;16]
Trong quá trình đô hộ Việt Nam, thực dân pháp cũng đã xây dựng ở nước ta
một số thư viện mà đáng chú ý nhất là Thư viện công cộng trung ương Đông Dương
(thành lập 1917) mà sau này được đổi tên là Thư viện Quốc gia Việt Nam. Thời kỳ
Pháp thuộc, số lượng thư viện công cộng ở nước ta cũng rất ít (tất cả chỉ có 2-3 thư
viện). Tuy nhiên các thư viện trong các trường học cả phổ thông và đại học, các
công sở khá phát triển. [34;17]
Nhưng chỉ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và đặc biệt là từ tháng 10 năm 1954
các thư viện nước ta mới bắt đầu phát triển mạnh và dần tạo nên một mạng lưới thư
viện khá rộng trên toàn quốc và tương đối hoàn chỉnh. [34;17]
1.1.3.Vài nét về Thƣ viện đại học Việt Nam
Trong hệ thống thư viện miền Bắc, thư viện đại học và cao đẳng xuất hiện khá
sớm. Từ năm 1902, khi thành lập trường Cao đẳng Đông Dương, người Pháp đã
thành lập 7 trường cao đẳng thuộc đại học này, và kèm theo nó cũng là 7 thư viện
trực thuộc các trường. Sau khi tiếp quản thủ đô năm 1954, Nhà nước ta đã mở thêm
một số trường như trường Kinh tế kế hoạch, Đại học Tổng hợp, Đại học Bách khoa,
Đại học Sư phạm Hà Nội. Thư viện của các trường này đã được bổ sung thêm các

giáo trình, bài giảng của các giáo sư người Việt Nam như Phạm Ngọc Thạch, Hồ
Đắc Di, Tôn Thất Tùng Thư viện các trường Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm,
Đại học Bách khoa được nhận một số sách vở từ Trường Viễn đông Bác cổ. Ngoài
ra một số giáo trình, các tài liệu tham khảo do các giáo sư soạn luôn luôn được bổ
sung cho thư viện. Do đó, kho sách của các trường đã lên đến hàng chục vạn bản.
Để tăng nguồn lực thông tin, tháng 5 năm 1986, Bộ Đại học và Trung học
chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã ra quyết định thành lập liên hiệp
thư viện các trường đại học khu vực phía Bắc và liên hiệp thư viện các trường đại
học khu vực phía Nam. Trong quyết định này, Bộ đã nêu rõ mục tiêu: “ Liên hiệp
thư viện nhằm cải tiến, phối hợp các hoạt động thư viện, phát huy tốt hơn tiềm năng
và hiệu quả sử dụng các thư viện.


8
So với trước đây, chưa bao giờ thư viện đại học Việt Nam có được bước phát
triển lớn như hiện nay. Tuy nhiên nếu so với sự nghiệp thư viện ở các nước trên thế
giới và trong khu vực, thì chúng ta đã bị lạc hậu rất nhiều, hiện tại mạng lưới thư
viện đại học Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của giảng
viên và sinh viên. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, một số thư viện đại học được
nâng cấp nhờ nguồn kinh phí nhà nước, nhờ vốn vay Ngân hàng thế giới và nhờ tài
trợ của nước ngoài. Dự án Giáo dục Đại học 1 đã đầu tư cho thư viện của 25 trường
đại học với gần 1/3 tổng số tiền của Dự án (Dự án Giáo dục Đại học 1 có tổng kinh
phí dự toán là 103 triệu USD). Những thư viện này đã bắt đầu tổ chức và hoạt động
theo mô hình của những thư viện hiện đại. Tuy nhiên, sự đổi mới đó vẫn chưa đủ,
nguồn tài nguyên thông tin trong các thư viện này vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Có thể khái quát những yếu kém thường gặp trong các thư viện đại học nước ta là;
- Về bộ máy tổ chức: có tới gần 25% trường đại học thư viện chưa phải là đầu
mối trực thuộc ban giám đốc, mà thuộc các phòng chức năng như: đào tạo, quản lý
khoa học. Còn ở các trường cao đẳng con số này lên tới gần 70%.
- Vốn tài liệu và nguồn lực thông tin quá nghèo nàn và lạc hậu. Nhiều thư viện

đại học có số lượng chưa đạt đến 10.000 đơn vị bảo quản tài liệu có giá trị, tài liệu
chuyên sâu; tài liệu mới, tài liệu nước ngoài thường rất ít.
- Cơ sở vật chất chật hẹp và thô sơ, vẫn còn nhiều thư viện đại học sử dụng trụ
sở, trang thiết bị của những năm giữa thế kỷ XX. Tính chuyên dụng, công nghệ cao
và tiện nghi vẫn là “ước mơ” đối với một số thư viện.
- Một số khá lớn cán bộ thư viện chưa được đào tạo chuyên môn, một số đã
được đào tạo vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, nhất là trong việc tái cấu trúc thông tin
và tư vấn người đọc.
- Dịch vụ trong thư viện còn đơn điệu, hình thức phục vụ chủ yếu là cho mượn
đọc tài liệu. Các dịch vụ có khuynh hướng “đóng” hơn là “mở”, các dịch vụ mang
tính định hướng cá nhân hầu như chưa được chú ý.
- Nhiều thư viện đại học hiện nay vẫn còn nằm bên lề hoạt động giảng dạy và
học tập của giảng viên và sinh viên trong các trường đại học.


9
Tóm lại: Hệ thống các thư viện đại học Việt Nam xét về tất cả các phương
diện còn lạc hậu so với các hệ thống thư viện đại học ở các nước trong khu vực và
trên thế giới một khoảng cách khá xa. Điều đó làm cho nhiệm vụ phát triển và hoàn
thiện hệ thống thư viện Việt Nam trở nên khó khăn, cần rất nhiều tâm sức, tiền của
và những nỗ lực lớn không chỉ của cán bộ thư viện mà còn của toàn bộ ngành giáo
dục nói chung.
1.1.4. Các quan điểm của V.l. Lênin về thƣ viện
Lênin đánh giá cao vai trò của thư viện về mặt văn hoá, thư viện có một ý
nghĩa quan trọng hàng đầu và là cơ quan văn hoá giáo dục phổ cập nhất trong nước,
chỉ kém trường học. [34;17]
Lênin cho rằng mức độ phát triển sự nghiệp thư viện là biểu hiện của trình độ
văn hoá một dân tộc, một quốc gia. [34;17]
Lênin luôn coi tri thức là một sức mạnh khổng lồ. Và để tiếp thu được các tri
thức của loài người thì Lênin cho rằng sách và thư viện là một trong những phương

tiện tốt nhất. [34;18]
1.1.5. Các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác thƣ viện
Ngay sau khi thành lập, Đảng ta rất quan tâm đến công tác sách báo, coi đó là
công cụ quan trọng để giáo dục cách mạng cho người dân. [34;20]
Vào năm 1943, Đảng ta công bố “Bản đề cương văn hoá Việt Nam” trong đó
Đảng vạch ra con đường cách mạng văn hoá và sách lược đấu tranh trên mặt trận
văn hoá với 3 nguyên tắc vận động văn hoá mới “Dân tộc hoá; Khoa học hoá; Đại
chúng hoá”. [34;21]
Sau tháng 10 năm 1945, Đảng ta mới có thời gian chăm lo cho công tác thư
viện. Nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng về công tác thư viện ra đời.
Chỉ thị số 109-TT-TW ngày 21/10/1958 “Về tăng cường công tác văn hoá”
của Ban Bí thư trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Trong chỉ thị nêu rõ “Phải
biết sử dụng mọi hình thức, mọi phương pháp của công tác văn hoá như chú ý đến
phong trào sinh hoạt văn hoá quần chúng…đến công tác đọc sách, công tác thư
viện”. Đảng ta coi thư viện là hình thức tổ chức hợp lý, tiết kiệm nhất của việc luân


10
chuyển sách trong xã hội. [34;21]
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã chỉ
rõ “Về công tác thư viện, cần mở rộng các thư viện hiện có, xây dựng thêm một
số thư viện ở các khu công nhân, các thị xã và mở rộng phong trào quần chúng
đọc sách”. [34;21]
Trong các văn kiện của Đại hội lần thứ IV (1976). Đảng đã nhấn mạnh tới 3 vấn
đề lớn của công tác thư viện: phát triển thư viện rộng khắp trong cả nước; nhà nước và
nhân dân cùng xây dựng thư viện; biến việc đọc sách, báo thành thói quen, nếp sống
hằng ngày của người Việt Nam, dù họ sống ở đâu. [34;22]
Tóm lại: Ngay từ khi ra đời Đảng cộng sản Việt Nam đã coi sách báo là công
cụ để giác ngộ cách mạng cho quần chúng, là phương tiện để đạt tới những thành
công trong sản xuất và chiến đấu. Vì vậy, Đảng ta luôn kiên định đường lối phát

triển một mạng lưới thư viện rộng khắp từ trung ương đến cơ sở, trong khắp các ngành,
các tổ chức và việc đọc sách, báo trở thành một thói quen của mọi người dân, để từ đó
các giá trị văn hoá của nhân loại và của dân tộc được phổ biến và tiếp thu. Chính đường
lối như vậy đã chỉ đường cho công tác Thư viện Việt Nam hình thành và phát triển
trong 5-6 thập niên qua. [34;22]
Những năm gần đây, đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến các nội
dung quản lý về thư viện như:
* Đề tài của tác giả Đào Bích Lan (2008), với tiêu đề là: Nội dung quản lý
trung tâm thông tin thư viện ở Trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh, Hà Nội;
* Đề tài của tác giả Nguyễn Thị Lành (2008), với tiêu đề là: Nội dung quản lý
công tác bổ sung tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Tây Nguyên, Hà Nội;
Các đề tài nêu trên đã đề cập đến các biện pháp quản lý trong công tác bổ sung
vốn tài liệu và các biện pháp quản lý Trung tâm thông tin thư viện, nhưng chưa tập
trung nghiên cứu tới định hướng đảm bảo chất lượng trong các biện pháp đã nêu.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Khái niệm về thƣ viện
Danh từ Thư viện (bibliotheque) xuất phát từ tiếng Hy Lạp, biblio là sách và


11
thêka là bảo quản. Vậy nghĩa đen của thư viện là nơi tàng trữ và bảo quản sách báo.
Năm 1970, UNESCO trong đề nghị chuẩn hóa quốc tế trong lĩnh vực thống kê
thư viện đã đưa ra định nghĩa sau về thư viện: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên
gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các
tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe-nhìn, và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức
cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học,
giáo dục hoặc giải trí”.[34;2]
1.2.2. Khái niệm quản lý và chức năng của quản lý
1.2.2.1. Khái niệm quản lý
Ở mỗi góc nhìn khác nhau, quan điểm khác nhau, các tác giả đã đưa ra những

khái niệm khác nhau về ‎quản lý;
Theo góc độ tổ chức thì quản lý là cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, kiểm tra. Dưới
góc độ điều khiển học thì quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy.
Theo quan điểm điều khiển học: Quản lý là chức năng của những hệ có tổ
chức với bản chất khác nhau: Sinh học, xã hội học, kỹ thuật Nó bảo toàn cấu trúc
các hệ, duy trì chế độ hoạt động. Quản lý là một tác động hợp qui luật khách quan
làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển.
Theo quan điểm lý thuyết hệ thống: Quản lý là phương thức tác động có chủ
định của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ các qui tắc, các ràng buộc về
hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống, nhằm duy trì tính trội hợp
lý của cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt tới mục tiêu.
Theo Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể quản lý đến những người lao động nói chung, là khách thể quản lý nhằm
thực hiện được những mục tiêu dự kiến".
Theo Bùi Văn Quân: "Quản lý là quá trình tiến hành những hoạt động khai
thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý
theo kế hoạch chủ động và phù hợp với qui luật khách quan để gây ảnh hưởng đến
đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại
(duy trì), ổn định và phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn biến động.


12
Theo Stoner: Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra
công việc của các thành viên tổ chức, và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ
chức để đạt được các mục tiêu của nó.[12;12]
Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý
đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt được mục
đích nhất định. [9;7]
Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và
phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động. [23;15]

Các khái niệm trên đây tuy khác nhau, song chúng có chung những dấu
hiệu chủ yếu sau đây: hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay
một nhóm xã hội; hoạt động quản lý là những tác động có tính hướng đích; hoạt
động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện
mục tiêu của tổ chức. [9;9]
Đã có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý
* Quan niệm truyền thống: Quản lý là một quá trình tác động có ý thức của
chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ
máy, tìm kiếm các nội dung tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định. Như
vậy quản lý có các thành phần: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản
lý. Ba thành phần này gắn bó chặt chẽ tạo nên hoạt động của bộ máy. [25;1]
Người ta cũng có thể xem xét quản lý theo 2 góc độ khác
- Góc độ chính trị xã hội: Quản lý là sự kết hợp giữa tri thức với lao động.
Sự phát triển của xã hội từ thời kỳ mông muội đến nay bao giờ cũng bao gồm 3
yếu tố: tri thức, sức lao động và quản lý. Để vận hành sự kết hợp này, cần có một
cơ chế quản lý phù hợp. Quản lý được xem là tổ hợp các cách thức, phương pháp
tác động vào đối tượng để phát huy khả năng của đối tượng nhằm thúc đẩy sự
phát triển của xã hội. [25;1]
- Góc độ hành động: Quản lý là quá trình điều khiển. Chủ thể quản lý điều khiển
hoạt động của người dưới quyền và các đối tượng khác để đạt tới đích đặt ra. [25;1]
Điều khiển người dưới quyền nghĩa là tổ chức họ lại, đưa họ vào guồng


13
máy bằng các quy định, quy ước tạo động lực và hướng họ vào mục tiêu theo
một lộ trình nhất định. Các đối tượng khác có thể là các vật hữu sinh, có thể là
các vật thể vô tri, vô giác. Các đối tượng này được khai thác phục vụ cho hoạt
động của con người. [25;1]
* Quan niệm ngày nay: Quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm định
hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu: quản lý là hoạt động phối hợp nhiều

người, nhiều yếu tố; định hướng các hoạt động đó theo một mục tiêu nhất định;
kiểm soát được tiến trình của hoạt động trong quá trình tiến tới mục tiêu. [25;1]
Tóm lại: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân
hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan. [36;40]
1.2.2.2. Chức năng quản lý
Chức năng của quản lý là một thể thống nhất giữa những hoạt động tất yếu của
chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý
nhằm thực hiện mục tiêu chung của quản lý.
Phân công gắn liền với hợp tác, phân công, chuyên môn hoá càng sâu đòi hỏi
sự hợp tác càng cao, mối liên hệ càng chặt chẽ với trình tự nhất định giữa các chức
năng quản lý.
Chức năng quản lý xác định khối lượng các công việc cơ bản và trình tự các
công việc của quá trình quản lý, mỗi chức năng có nhiệm vụ cụ thể, là quá trình liên
tục của các bước công việc tất yếu phải thực hiện. Chức năng của quản lý có vai trò
rất quan trọng, nó xác định vị trí mối quan hệ giữa các bộ phận, các khâu, các cấp
trong hệ thống quản lý.
Mỗi hệ thống quản lý đều có nhiều bộ phận, nhiều khâu, nhiều cấp khác nhau,
gắn liền với những chức năng xác định nào đó, nếu không có chức năng quản lý thì
bộ phận đó không còn lý do để tồn tại. Căn cứ vào chức năng quản lý mà chủ thể
quản lý có thể theo dõi, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh sự hoạt động của mỗi bộ
phận và toàn bộ hệ thống quản lý.
Quản lý có 4 chức năng cơ bản;


14
* Chức năng lập kế hoạch: Là việc xác định mục đích, các mục tiêu, xác
định các giai đoạn phát triển; xây dựng các phương án tổ chức, tính toán những điều
kiện đảm bảo, lựa chọn các giải pháp phù hợp; xác định bước đi cụ thể, hình dung
quá trình diễn biến từ khởi đầu đến kết thúc; xác định các tiêu chí và công cụ đánh

giá kết quả các giai đoạn thực hiện kế hoạch cũng như đánh giá cuối cùng. [12;13]
* Chức năng tổ chức: Là quá trình sắp xếp, liên kết một cách hợp lý các yếu
tố công việc - con người - bộ máy - phương tiện để đảm bảo thực thi kế hoạch đạt
hiệu quả tối ưu. [12;13]
* Chức năng lãnh đạo: Là quá trình định hướng, điều phối, tác động đến hệ
thống tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giải quyết những vướng mắc để
bộ máy tổ chức hoạt động thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả. Hoạt động lãnh đạo là
làm việc với con người, cá nhân, nhóm, tập thể. [12;13]
* Chức năng kiểm tra: Là việc theo dõi, xem xét sự vận hành của bộ máy tổ
chức trong quá trình triển khai kế hoạch có khớp với những dự tính không; những
bước đi và kết quả có phù hợp với mục tiêu đề ra không; phân tích những điều
kiện đảm bảo, những khó khăn, vướng mắc để điều chỉnh kịp thời Kiểm tra gắn
liền với quá trình điều chỉnh kế hoạch và các tác động quản lý để đạt tới các mục
tiêu đã xác định. [12;13]
Tóm lại: Các chức năng quản lý tạo thành một hệ thống nhất với một trình tự nhất
định, trong đó từng chức năng vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ phụ
thuộc với các chức năng khác. Quá trình ra quyết định quản lý là quá trình thực hiện
các chức năng quản lý theo một trình tự nhất định. Việc bỏ qua hoặc coi nhẹ bất cứ một
chức năng nào trong chuỗi các chức năng đều ảnh hưởng xấu tới kết quả quản lý. Các
chức năng tạo thành một chu trình quản lý của một hệ thống. [33;66]
1.2.3. Khái niệm chất lƣợng và đặc điểm của chất lƣợng
1.2.3.1. Khái niệm chất lượng
Chất lượng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào góc độ nhìn
nhận của từng chủ thể. Có thể nói chất lượng là một phạm trù tổng hợp về kinh tế,
kỹ thuật, văn hóa xã hội, tâm lý thói quen và sự khen chê…


15
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam. Chất lượng được hiểu là một phạm trù triết
học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tượng, chỉ rõ nó là cái gì,

phản ánh tính ổn định tương đối của sự vật - hiện tượng để phân biệt nó với sự vật
hiện tượng khác. Chất lượng được coi là thuộc tính khách quan của sự vật và hiện
tượng. Chất lượng của sự vật và hiện tượng luôn được biểu hiện ra bên ngoài qua
các thuộc tính vốn có của nó. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật - hiện
tượng lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và
không tách rời khỏi sự vật.
Ở góc độ quản lý thì chất lượng được hiểu như là sự thực hiện mục tiêu và làm
thỏa mãn nhu cầu của chủ thể và đối tượng. Trong lĩnh vực sản xuất- kinh doanh,
chất lượng của sản phẩm được đặc trưng bởi các yếu tố về nguyên vật liệu chế tạo,
quy trình và công nghệ sản xuất, các đặc tính sử dụng kể cả về mẫu mã, thị hiếu,
mức độ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo định nghĩa của ISO 9000-2010 thì chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu
cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402, người ta hiểu chất lượng là tập hợp các
đặc tính của một thực thể (đối tượng) có tác dụng tạo cho nó có khả năng làm thỏa
mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn. Dưới góc độ cải tiến chất lượng
sản phẩm thì người ta hiểu chất lượng sản phẩm như là tổng hợp các tính chất, đặc
trưng của sản phẩm được cải tiến liên tục để tạo ra giá trị sử dụng cho phù hợp với nhu
cầu của người tiêu dùng với chi phí thấp nhất, trong những điều kiện sản xuất, kinh tế -
xã hội nhất định.
1.2.3.2. Những đặc điểm của chất lượng
Từ định nghĩa trên, chúng ta thấy chất lượng có những đặc điểm cơ bản như sau:
1- Chất lượng có thể được áp dụng cho mọi thực thể. Đó có thể là kết quả của
một sản phẩm, một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con người.
2- Chất lượng phải là một tập hợp các đặc tính của thực thể, thể hiện rõ khả
năng làm thỏa mãn nhu cầu của xã hội cũng như của cá nhân. Do đó khi đánh giá
chất lượng của thực thể, ta phải xét đến mọi đặc tính của nó có liên quan đến sự


16

thỏa mãn những nhu cầu cụ thể.
3- Chất lượng biểu hiện sự phù hợp với nhu cầu, nếu một thực thể dù đáp ứng
được tiêu chuẩn nhưng không phù hợp với nhu cầu, không được thị trường chấp
nhận thì vẫn bị coi là không có chất lượng.
4- Chất lượng phải được gắn liền với điều kiện cụ thể của việc thỏa mãn nhu
cầu thị trường về mặt kinh tế, xã hội, phong tục tập quán.
5- Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Sự thỏa mãn này phải được
thể hiện trên nhiều phương diện như tính năng của sản phẩm, giá cả thời điểm cung
cấp, dịch vụ Nhu cầu luôn thay đổi cho nên chất lượng cũng luôn thay đổi, biến
động theo sự vận động của đối tượng trong thời gian và không gian.
1.3. Lý luận về đảm bảo chất lƣợng và đảm bảo chất lƣợng thƣ viện
1.3.1. Các cấp độ đảm bảo chất lƣợng
Quá trình tiến hoá của quản lý nói chung đi từ mô hình hành chính tập trung
(mọi chuyện được kiểm tra, kiểm soát) đến các hình thức phi tập trung hơn (thông
qua các quy định, cơ chế chịu trách nhiệm nhất định). Quản lý chất lượng cũng tiến
hoá cùng quá trình quản lý từ giai đoạn mà trọng tâm là kiểm soát chất lượng sang
bảo đảm chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể. Kiểm soát chất lượng nhằm
phát hiện sai sót và loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng phù hợp với việc quản lý
tập trung; vai trò quyết định thuộc về những người điều hành cấp trên. Bảo đảm
chất lượng có trong tâm lý phòng ngừa sự xuất hiện những sai sót bằng các quy
trình và cơ chế nhất định. Hình thức quản lý này có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa
người quản lý và người thừa hành, giữa cấp trên và cấp dưới. Quản lý chất lượng kiểu
này phù hợp với quá trình quản lý phi tập trung. Quản lý chất lượng tổng thể nhằm vào
cải thiện liên tục chất lượng và lấy việc thay đổi hệ thống giá trị và nền văn hoá của tổ
chức làm trọng tâm. Quản lý chất lượng tổng thể chỉ phù hợp với những tổ chức phát
triển, có cấu trúc phi tập trung và các cơ chế điều hành mềm dẻo. Ba hình thức quản lý
chất lượng này được đặt trong mối quan hệ tiến hoá theo Sơ đồ 1.1.
1.3.1.1. Kiểm soát chất lượng
a. Khái niệm kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng là hình thức có từ lâu được hình thành trong các dây

×