Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

di sản văn hóa núi thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.41 KB, 29 trang )

Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:

Núi Thành không chỉ là huyện có tiềm năng kinh tế, có khu kinh tế mở Chu Lai, mà còn là
huyện có những giá trị văn hoá phong phú và đặc sắc như những trầm tích quý giá lắng đọng qua
các đời, từ xưa đến nay. Đây chính là nền tảng và động lực tinh thần của nhân dân huyện Núi Thành
trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội.
Dù không phải là nơi “chôn nhau cắt rốn”, nhưng Núi Thành là nơi đã cưu mang mẹ con tôi suốt
20 năm qua!
20 năm không phải là quá dài, song không quá ngắn để tôi hiểu, yêu và gắn bó với mảnh đất này
như một “quê hương thứ hai” của mình!
20 năm không đủ để tôi có thể thấu hiểu một vùng đất nhưng đủ để tôi biết rằng: mình phải làm
một điều gì đó cho quê hương!
Những ngày thực tập ở phòng Văn hoá Thông tin huyện Núi Thành, được tìm hiểu về văn
hoá Núi Thành, được nghe phổ biến Nghị Quyết Trung ương V khoá VIII về “ xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, tôi đã thấy được vai trò nền tảng và
động lực của văn hoá trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tình cảm sâu đậm, khát khao muốn tri ân mảnh đất Núi Thành ân tình, cùng với tác động của
Nghị quyết Trung Ương V khoá VIII là lý do khiến tôi chọn đề tài: “Bước đầu khảo sát một vài di
sản văn hoá Núi Thành” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình với hi vọng rằng mỗi một con người
của mảnh đất Núi Thành, trong tương lai, sẽ nhận ra giá trị văn hoá của quê hương mình và góp
phần làm cho nó ngày càng hay hơn, đẹp hơn.
II. Mục tiêu của đề tài:

Trong khuân khổ của một đề tài thực tập tốt nghiệp, dung lượng vừa phải, đề tài hướng đến
những mục tiêu sau:
• Thứ nhất: Vẽ được bức tranh tổng quan về di sản văn hoá Núi Thành.
• Thứ hai: Khơi dậy tình yêu thương, niềm tự hào, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá
Núi Thành cùng với bản sắc văn hoá dân tộc trong mỗi người dân Núi Thành.


• Thứ ba:Đem đến sự hiểu biết rồi trân trọng, yêu quí đất và người Núi Thành cho du khách,
bạn bè gần xa. Gián tiếp thu hút khách thập phương đến với Núi Thành để tham quan, du
lịch, đầu tư… góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà nói riêng, tỉnh nhà Quảng Nam
nói chung.
III. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số di sản văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể và con
người trên mảnh đất Núi Thành.

1
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
IV. Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành đề tài “Bước đầu khảo sát một vài di sản văn hoá Núi Thành” tôi sử dụng các
biện pháp nghiên cứu sau:
 Thứ nhất: Tham khảo những bài báo, tập san… có liên quan đến Núi thành được lưu trữ
trong thư viện huyện Núi Thành.
 Thứ hai:Tìm đọc những báo cáo thành tích hoạt động văn hoá của huyện từ khi thành lập
huyện đến nay.
 Thứ ba:Vào mạng internet tìm đọc văn hoá Quảng Nam, văn hoá Núi Thành.
Đi cơ sở, tham gia các hoạt động lễ hội ở địa phương để hiểu và có cái nhìn trực quan hơn về văn
hoá Núi Thành.
V. Kết quả đạt được:
Tuy dung lượng vừa phải nhưng đề tài “Bước đầu khảo sát một vài di sản văn hoá Núi
Thành” cũng đạt được một vài kết quả nhất định:
Vẽ được bức tranh tổng quan di sản văn hoá Núi Thành bao gồm di sản văn hoá vật thể, phi vật
thể và con người Núi Thành.
Góp phần giáo dục truyền thống quê hương cho thế hệ trẻ Núi Thành hôm nay.
Thôi thúc mỗi người dân Núi Thành chung tay bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của quê hương
mình.



2
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN NÚI THÀNH

3
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp

Ngày 03 tháng 12 năm 1983, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định
144/NĐ-HĐBT thành lập huyện Núi Thành (tách ra từ huyện Tam Kỳ). Phía bắc giáp thành phố
Tam Kỳ, phía Nam giáp huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp
huyện Bắc Trà My; diện tích tự nhiên 53.300ha, dân số 145000 người, có 2 dân tộc Kinh và Cor. Cả
huyện có 1 thị trấn Núi Thành và 16 xã: Tam Trà, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ
Tây (5 xã vùng núi); Tam Quang, Tam Tiến, Tam Hải, Tam Hoà, Tam Giang (5 xã vùng biển); Tam
Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Hiệp, Tam Nghĩa (6 xã đồng bằng).
Núi Thành có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, cảng biển Kỳ Hà, cảng hàng không Chu Lai,
có hệ thống sông ngòi, hồ biển, hồ đập thủy lợi lớn nhỏ; có cả vùng ven biển, vùng đồng bằng và
vùng núi cao tạo nên một dáng vẻ rất riêng, như một "Việt Nam thu nhỏ". Ngược dòng lịch sử, Núi
Thành là mảnh đất con người xuất hiện ở đây rất sớm (8 đến 10 ngàn năm), những di tích do con
người tạo nên còn hiển hiện đến ngày nay như di tích Bàu Nê, Bàu Dũ, tháp Chàm Khương Mỹ, Bàu
Trám, các khu mộ chum đã chứng minh các nền văn hóa Chăm Pa, văn Hóa Sa Huỳnh, văn hóa
Đại Việt nối tiếp nhau và phát triển theo dòng lịch sử cho đến tận bây giờ.
Từ khi mở cõi phương nam, hình thành đạo Thừa Tuyên Quảng Nam (1471), Núi Thành là
một phần của huyện Hà Đông, vào khoảng cuối thế kỷ XIX huyện Hà Đông đổi thành phủ Tam Kỳ,
năm 1962 chính quyền Sài Gòn đổi phủ Tam Kỳ thành huyện Tam Kỳ.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, mảnh đất và con người Núi Thành đã
chịu nhiều hi sinh mất mát, chỉ mong sao góp phần giải phóng quê hương, đất nước. Năm 1932, chi

bộ Đảng cộng sản đầu tiên của Tam Kỳ được thành lập tại thôn Thuận An, xã Tam Hải. Năm 1944
đội du kích Vũ Hùng được thành lập để bảo vệ Đảng phát triển lực lượng vũ trang phục vụ kháng
chiến (tiền thân của Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam). Núi Thành là nơi diễn ra trận đánh thắng
Mỹ đầu tiên và được Đảng, Chính phủ phong tặng danh hiệu "Trung dũng kiên cường đi đầu diệt
Mỹ". Đến nay, huyện có 14 xã đã được Đảng và Nhà Nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân, 7 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 267 bà mẹ Việt Nam anh hùng,
4612 liệt sĩ, hơn 10000 huân huy chương kháng chiến, hiện còn 1022 thương bệnh binh các hạng.
Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, đặc biệt từ khi thành lập huyện với công
cuộc đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đoàn kết một lòng ra sức học tập, lao động
sản xuất, phát huy truyền thống bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt được những thành quả đáng tự
hào: luôn ổn định về mặt chính trị là yếu tố cho xây dựng, đầu tư và phát triển; cơ sở hạ tầng như
điện, đường, trường trạm chợ thủy lợi hầu như phủ kín các địa bàn, sản xuất đang chuyển mạnh theo
hướng cơ cấu Công nghiệp - dịch vụ thương mại - nông nghiệp, năng suất chất lượng hiệu quả ngày
càng cao. Trong đó sự phát triển của khu kinh tế mở Chu Lai là động lực quyết định cho sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà. Năng lực đánh bắt, tổng công suất tàu thuyền, tổng sản lượng
ngành thủy sản chiếm khoảng một nửa của tỉnh Quảng Nam.
Hệ thống giáo dục từ mầm non phổ thông đến dạy nghề đều phát triển, đáp ứng nhu cầu học
tập của nhân dân; công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được ngành y tế chăm lo có hiệu quả, ý thức
phòng bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được người dân quan tâm tốt hơn, tỉ lệ trẻ em suy

4
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
dinh dưỡng đã giảm còn khoảng 19%, hàng năm giải quyết từ 4000 - 4500 việc làm cho người lao
động, việc chăm lo cải thiện cuộc sống cho đối tượng có công với cách mạng ngày càng tốt hơn,
không còn hộ chính sách ở nhà tạm bợ, các nghĩa trang, các nghĩa trang liệt sỹ đều được nâng cấp
khang trang, đã làm khoảng 1000 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo. Tổng các nguồn vốn vay giúp hộ
nghèo có số dư nợ hơn 50 tỉ đồng, tỉ lệ hộ nghèo còn khoảng 19,5%. Các hoạt động văn hóa- văn
nghệ, thể dục- thể thao, truyền thanh đạt nhiều thành tích tốt, được các địa phương chú trọng tổ
chức, phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa" có những hiệu quả tốt trong việc xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở, Núi Thành cũng có những gương mặt sáng giá trong thi đấu thể thao cấp

quốc gia, đặc biệt là tại các kỳ Sea Games.
Có thể nói Núi Thành hội đủ các yếu tố tự nhiên, con người văn hóa lịch sử để đầu tư và khai
thác du lịch trong thời kỳ hội nhập. Trong những năm đến, sự phát triển của Núi Thành luôn gắn
chặt với sự phát triển của khu Kinh tế mở Chu Lai và Khu kinh tế Dung Quất. Những mục tiêu chủ
yếu đã được nghị quyết đại hội XIX Đảng bộ huyện xác định là:
 Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 50%, trong đó công nghiệp
do địa phương quản lý là 30%.
 Giá trị ngành dịch vụ thương mại tăng bình quân hàng năm là 40%.
 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 6 - 6,5%.
 Đến năm 2010, tỉ trọng giá trị Công nghiệp, Dịch vụ, Thương mại chiếm 90% trong
cơ cấu kinh tế của huyện.
 Qui hoạch và xây dựng thị trấn Núi Thành lên đô thị loại 4, xây dựng thị trấn Cây
Trâm, hoàn thành xây dựng khu dân cư đô thị mới, giải phóng mặt bằng đáp ứng yêu
cầu xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai.
 Thu ngân sách tăng bình quân hằng năm là 18-20%.
 Duy trì tốt phổ cập giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở; phổ cập trung học phổ thông
ở 8/12 xã vùng trọng điểm Khu KTM.
 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về Y tế.
 100% cơ quan, 50% thôn khối phố, 80% gia đình đạt danh hiệu văn hóa.
 Tỉ lệ hộ nghèo còn dưới 7% (theo chuẩn mới), hoàn thành chương trình xóa nhà ở
tạm cho đối tượng chính sách, hộ nghèo.
 Chuyển dịch 70% lao động sang phi nông nghiệp.
Do đặc thù về địa lý - lịch sử, địa lý - nhân văn quảng Nam nói chung, Núi Thành nói riêng
có một kho tàng văn hoá địa phương đậm đà, đặc sắc. Nó vừa mang dáng dấp chung của Quảng
Nam, vừa có cái riêng của Núi Thành.
Chính bản sắc ấy đã hun đúc nên cốt cách của con người Núi Thành đi đầu trong chống giặc
ngoại xâm, ngày nay tiếp tục đi đầu trong xây dựng kinh tế mở.

5
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ DI SẢN VĂN HOÁ NÚI THÀNH
Vào đầu thế kỉ XV, nhà nước Đại Việt đã chính thức quản lý khu vực Thăng, Hoa, Tư,
Nghĩa (tức Quảng Nam và Quảng Ngãi ngày nay). Năm 1471 vua lê Thánh Tông hình thành Đạo
Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 4 châu: Thăng - Hoa - Tư - Nghĩa. Tên Quảng Nam có từ đây. Vùng
đất Núi Thành bấy giờ thuộc huyện Hà Đông - phủ Thăng Hoa (bao gồm Núi Thành, thị xã Tam kỳ,
Tiên Phước và Trà My ngày nay). Năm 1896 huyện Hà Đông đổi tên thành phủ Tam Kỳ. Đến năm
1962 Chính quyền Sài Gòn lập 2 tỉnh mới,
Quảng Nam và Quảng Tín. Núi Thành lúc bấy giờ thuộc huyện Tam Kỳ. Đến năm 1964 thì
chính quyền Sài Gòn thành lập thêm quận Lý Tín. Để phù hợp với sự lãnh đạo của Đảng trong chiến
tranh chống Mỹ, cứu nước, Mặt trận Giải phóng Miền Nam đặt tên quận Lý Tín là huyện Nam Tam
Kỳ, sau giải phóng sáp nhập chung với Bắc Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ thành huyện Tam Kỳ. Năm
1983, Chính phủ có Nghị định 144/NĐ-CP thành lập huyện Núi Thành.
Thay tên nhiều lần như vậy, nhưng vùng đất này được hội tụ và tô đẹp hơn bởi con người
nhiều khí chất và một kho tàng di sản văn hoá đáng tự hào. Núi Thành là một địa phương có những
di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, có tầm cỡ cấp tỉnh và cấp quốc gia, quốc tế.
Đây chính là những tài sản quí giá của địa phương và cả quốc gia dân tộc.
I. Di sản văn hoá vật thể ở Núi Thành :

I.1. Khu Bàu Dũ, Bàu Nê, Bàu Trám, khu mộ chum :

Đây là các di tích thuộc các nền văn hoá Quỳnh Văn, văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh
và văn hoá Chămpa, nằm ở diện rộng từ Tam xuân (có Bàu Nê, Bàu Dũ), Tam Anh (có Bàu Trám),
đến Tam Giang (có khu mộ chum, mã Não), Tam Nghĩa (có mã Não).
Di tích khảo cổ học ở Bàu Dũ (di tích điển hình), Bàu Ốc, Bàu Nê, Bàu Đô, Bàu Lang, Bàu
Miễu… với những đống vỏ sò, điệp có lẫn xương động vật và đá cuội, với những công cụ hình dĩa,
công cụ chặt hình hạnh nhân, các loại rìu; với những di cốt cá thể (bị mũn nát), nhà cổ nhân học
Nguyễn Lân Cường đã đưa ra kết luận: “Người cổ Bàu Dũ thể hiện nhiều đặc điểm của người
Melanesien”, văn hoá Bàu Dũ có nhiều nét tương tự văn hoá Quỳnh Văn (Sơ kì đá mới hoặc đá mới
trước gốm) có niên đại cách ngày nay chừng 6000 năm. Điều đáng nói ở đây là trong đống vỏ sò
điệp ấy có lẫn xương, răng của một số loài động vật như hươu, nai, trâu, bò, tê giác, khỉ, mai rùa,

xương cá, cộng với các công cụ như đã nêu ở trên giúp chúng ta có thể hình dung phần nào sự phát
triển của nền sản xuất người cổ Bàu Dũ, biết chế tác công cụ lao động, biết săn bắt thú rừng, đánh
bắt hải sản, sống quần cư tạo nên cộng đồng…
Theo thời gian, sau người cổ Bàu Dũ với những đặc trưng như trên, trên địa bàn Núi Thành
đã có các di tích khảo cổ học Bàu Trám (thôn Đức Bố - xã Tam Anh). Dựa vào hơn 200 tiêu bản
công cụ lao động và đồ trang sức đã khai quật được tại đây, các nhà khảo cổ học cho rằng di tích
Bàu Trám cơ bản có niên đại trước văn hoá Sa Huỳnh - chuyển sang Sa Huỳnh có niên đại cách
ngày nay từ 2500 năm đến 3000 năm.

6
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
Di tích mộ chum Phú Hoà (Mỹ Tân An, Tam Xuân 1): các di vật đồng thau mang dáng dấp
di vật văn hoá Đông Sơn, có đặc trưng riêng của văn hoá Bàu Trám (tỉ lệ, kích thước, chi tiết khác
hơn ở di vật văn hoá Đông Sơn). Tuy không có công cụ bằng sắt nhưng qua nghiên cứu các di vật,
các nhà khảo cổ cho rằng di tích Bàu Trám ở vào giai đoạn sơ kì thời đại Sắt. Ngoài ra ở làng Tam
Mỹ (xã Tam Xuân 1), thôn Đông Xuân (xã Tam Giang) cũng có mộ chum…Quá trình nghiên cứu
mộ chum cho chúng ta nhận biết sự phát triển nền sản xuất của người cổ đại gắn với sự phát triển
của một nền văn hoá. Từ văn hoá Bàu Dũ đến văn hoá Bàu Trám (văn hoá Sa Huỳnh ở Quảng
Nam), sản xuất đi từ hái lượm đến săn bắn, đánh bắt hải sản; từ quần cư cộng đồng cho đến phân
tầng xã hội. Xã hội thời văn hoá Sa Huỳnh đã phân hoá giàu - nghèo, xuất hiện tầng lớp thống trị và
bị trị, đã có sự giao lưu với bên ngoài, đã xuất hiện sự lai tạp của nền văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa
(qua Ấn Độ giáo). Trong đời sống cư dân Sa Huỳnh cổ, tôn giáo, chính trị, quân sự, kinh tế mà giới
quý tộc Sa Huỳnh cổ lựa chọn đã manh nha xác lập một nhà nước chuyên chế ở những năm đầu của
công nguyên - vương quốc Chămpa.
Ngành Bảo tàng (Bảo tàng Việt Nam, bảo tàng Quảng Nam- Đà Nẵng) đã tiến hành khai
quật được nhiều hiện vật cổ có giá trị về cả lịch sử lẫn văn hoá (kiến trúc điêu khắc, kỉ vật nung,
trình độ chế tác các công cụ lao động), đã đưa các hiện vật quí này trưng bày ở các bảo tàng
Chămpa, bảo tàng Việt Nam, bảo tàng Quảng Nam- Đà Nẵng (nay là bảo tàng thành phố Đà Nẵng).
I.2.Tháp Chăm Khương Mỹ:
Cùng với khu thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên), tháp Chăm Chiên Đàn (Tam Kỳ), tại làng Khương

Mỹ thuộc xã Tam Xuân, gần Quốc lộ 1A, cách thành phố Tam Kỳ 2km về hướng Tây Nam, vào
khoảng thế kỉ thứ VII, VIII người Chămpa đã xây dựng ở đây một quần thể tháp để thờ thần Srisana
- vị thần toàn vương quốc Chămpa. Đây chính là nơi cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ tôn kính

7
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
của người Chăm đối với vua và các vị thần xứ sở, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống
văn hoá tâm linh của đồng bào Chăm.
Nhóm tháp Khương Mỹ gồm có 3 tháp, xếp một hàng theo trục Bắc-Nam, cửa ra vào ở
hướng Đông, là kiểu tháp Champa truyền thống; với mặt bằng gần vuông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng
trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tháp Nam được xây dựng trước tiên, sau đó là tháp Giữa và
cuối cùng là tháp Bắc. Phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở tháp Khương Mỹ đang được trưng bày ở
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Champa Đà Nẵng. Trong đó có thể kể đến đài thờ (ký hiệu 22.8) tìm
thấy ở Khương Mỹ năm 1901; đây là một bệ thờ độc đáo thể hiện 2 cỗ xe ngựa ở hai mặt, hai mặt
kia là hình hoa sen và rùa. Người điều khiển xe ngựa mặc một chiếc Sampot theo phong cách Trà
Kiệu, nhưng bộ ria rậm và dấu hiệu bảo lưu từ phong cách Đồng Dương. Hai pho tượng Dvarapala
(ký hiệu 9.4 và 9.5) có gương mặt dữ tợn, tay phải vung kiếm, đứng dang chân, đầu đội mũ miện có
đính 5 đóa hoa, bảo lưu từ phong cách Đồng Dương. Bức phù điêu (ký hiệu 17.6), thể hiện thần
Krisna nâng núi Govahana, gương mặt của thần còn sót lại đôi nét của phong cách Đồng Dương, y
phục là loại sampot ngắn đến đầu gối, thắt lưng vải to bản với một dải buông xuống phía trước chạm
đất giống như một chiếc khố dài, đó là kiểu y phục chưa xuất hiện ở giai đoạn Đồng Dương. Pho
tượng thần Vishnu có 4 tay (được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh), thể hiện
thần Vishnu có khuôn mặt hiền từ hơn các pho tượng thuộc phong cách Đồng Dương, mặc dù vẫn
có đôi mày dày, ria mép rậm. Đầu đội Kirita-mukuta, y phục gần giống như thần Krisna nâng núi
Govahana
Do tìm thấy nhiều tác phẩm mang tính chất Vishnu giáo, lại vắng bóng Visa và Brahma, nên
một số nhà nghiên cứu cho rằng Khương Mỹ là một khu đền thờ thần Vishnu. Tuy số lượng tác
phẩm điêu khắc không nhiều, nhưng chúng ta thể hiện được sự chuyển tiếp từ những nét mạnh mẽ,
dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu;

do đó, các nhà nghiên cứu đã xếp chúng vào phong cách riêng: phong cách Khương Mỹ - đầu thế kỷ
X. Trong đợt gia cố, tu bổ tháp Khương Mỹ cuối năm 2000, những người làm công tác trùng tu đã
tìm thấy nền sân tháp nguyên thủy ở độ sâu từ 1,5m đến 1,7m cùng nhiều mảng trang trí chân tường
bằng sa thạch có điêu khắc.
I.3 . Di tích lịch sử cách mạng:

I.3.1. Tượng đài chiến thắng Núi Thành :

“Đài chiến thắng Núi Thành
Tạc vào non sông lồng lộng
Cái trát việt huy hoàng anh giải phóng
Cái trường tồn bất biến nhân dân
“Đài chiến thắng Núi Thành
Thêm một cột mốc đường xuyên Việt
Biển chỉ đường lịch sử ở khúc quanh,

8
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
Từ điển cho những tâm hồn lãng quên…”
(Hồ Anh Tuấn)

Nằm trên một đồi cao 43 mét ở xã Tam Nghĩa - huyện Núi Thành, tiếp giáp với tuyến đường
sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A, cách sân bay Chu Lai 4 km về phía tây, tượng đài chiến thắng Núi
Thành là một trong những tượng đài có quy mô lớn nhất của tỉnh Quảng Nam, là minh chứng hùng
hồn cho tinh thần yêu nước và ý chí, nghị lực phi thường của con người đất Quảng.
Núi Thành, thời kì Hường Hiệu cầm quân giết giặc gọi là Thủ Thành (có tài liệu gọi là Sơn
Thành) bao gồm nhiều đồi nối nhau từ đồi Yên Ngựa đến núi Ao Vuông như là một bức tường
thành là nơi án ngự kiểm soát đường Bắc - Nam, cũng là nơi tiền đồn của căn cứ Chu Lai về hướng
tây.
Tháng 3/1965 khi Mỹ đổ quân vào cảng Kỳ Hà đồng thời tiến hành xây dựng căn cứ Chu

Lai, Mỹ đưa một đại đội thuỷ quân lục chiến với trang bị vũ khí hiện đại lên chốt ở đồi Yên Ngựa,
cách sân bay Chu Lai chừng 2km về hướng tây, để canh giữ.
Mỹ đổ bộ vào Miền Nam, Cách mạng Miền Nam chưa có thực tiễn đánh Mỹ. Lực lượng vũ
trang tỉnh Quảng Nam được chọn tổ chức đánh "thử" và chọn đồi Yên Ngựa là nơi diễn ra trận đánh.
Đại đội II tiểu đoàn 70 là đơn vị trực tiếp "giáp mặt với quân thù" có sự yểm trợ từ xa của các đại đội
còn lại thuộc tiểu đoàn. 0h30 phút ngày 26/5/1965, sau 30 phút giao tranh quyết liệt quần nhau nơi
công sự Mỹ đào, vật nhau mỗi khi thằng Mỹ nhảy ra khỏi công sự lá cờ "Quyết chiến quyết thắng
giặc Mỹ xâm lược" tung bay trên đỉnh đồi 50 (đồi Yên Ngựa có hai đồi ở độ cao 49, 50). Đại đội Mỹ
bị giết gọn, từ chiến thắng oanh liệt này đã mở ra cho phong trào cách mạng Việt Nam: "Dám đánh
Mỹ", "Tìm Mỹ mà đánh", "Nắm thắt lưng mà đánh" Quảng Nam được Trung ương Đảng và Bác
Hồ tặng tám chữ vàng:"Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ".
Khu di tích Núi Thành đã được xây dựng tượng đài chiến thắng trên đỉnh đồi Phủ Huề cách
quốc lộ 1A chừng 500m. Gồm một tượng dũng sĩ Núi Thành hiên ngang trong chiến thắng, ở dưới
có một mảng phù điêu thể hiện: quân dân, già trẻ đoàn kết đứng lên đánh đuổi quân thù.
I.3.2. Chùa Hang :

Chùa Hang nằm trong ngọn núi đá có tên là Hòn Bà, thuộc thôn An Thiện, xã Tam Nghĩa,
cách quốc lộ 1A chừng 5km về hướng Tây. Đây là một hang động tự nhiên rộng chừng hơn 150m2,
nơi cao nhất của hang chừng 3m. Chung quanh có trồng cây ăn trái: mít, xoài, đào Chính giữa sân
chùa có xây một bệ thờ lớn ốp gạch men, có bát hương. Hang động có dạng hình thang với các
chiều: 12m, 14m, 12m, 4m. Cốt bên trong giao động từ 00 đến 2,5m. chính giữa hang là một bàn thờ
lớn theo lối tam cấp, cấp trên cùng thờ tượng Phật (nhỏ) bằng thạch cao, có 3 bát hương thờ và một
cái mõ nhỏ bằng gỗ. Bên phải của hang, từ phía trong ra, có 5 bàn thờ nhỏ (5 bát hương). Bên
trái của Hang từ phía trong ra có 2 bàn thờ (2 bát hương). Các bàn thờ đều đặt trên các bệ đá do thiên
nhiên tạo ra. Sát bàn thờ bên phải có một ổ lõm luôn chứa đầy nước gọi là Giếng nước nhỏ. Nền của
hang tráng xi măng, cửa hang có dấu vết xây lại, bên trên đắp chữ Quốc ngữ nổi: "Thạch động tự".
Cổng hang đóng bằng gỗ.

9
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp

Tên gọi Chùa Hang có từ lâu, không rõ năm nào. Theo truyền thuyết dân gian, từ xa xưa, khi
còn ít người biết đến hang động này, có một nhà sư không rõ danh tánh và nguyên quán đã đến lập
chùa để tu hành, cũng từ đó nhân dân gọi là chùa Hang và mãi đến bây giờ tên gọi chùa Hang vẫn
lưu truyền.
Vì chùa Hang là một hang động nằm ẩn mình trong một ngọn núi xung quanh bao bọc bởi
nhiều cây rừng rậm rạp, xa khu dân cư, nơi đây rất vắng vẻ, ít người lui tới, nên các đồng chí cách
mạng chọn làm điểm hoạt động rất thuận lợi cho việc hội họp và liên lạc. Tháng 11 năm 1940, một
cuộc Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam mở rộng được tổ chức tại chùa Hang, dưới sự chỉ đạo của Xứ
ủy, có sự tham dự của các đồng chí: Lê Chưởng, Hồ Tỵ, Trương An là những người Xứ ủy cử đến
dự Hội nghị và triển khai công tác. Hội nghị diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi, các đồng
chí trong Tỉnh ủy lâm thời và đại biểu của 8 phủ, huyện về dự.
Hội nghị chùa Hang tháng 11 năm 1940 có ý nghĩ lịch sử rất quan trọng, làm cho Quảng
Nam chuyển cơ bản về các mặt: đường lối, tổ chức và phương pháp hoạt động. Qua Hội nghị bồi
dưỡng ý vì dân, vì nước chiến đấu đến cùng để dành độc lập tự do cho nhân dân. Di tích chùa Hang
được xếp hạng cấp tỉnh.
I.3.3. Các di tích cách mạng khác:

I.3.3.1 . Di tích Khương Mỹ:

Tại tháp ba Khương Mỹ thuộc xã Tam Xuân là nơi tập trung lực lượng quần chúng tổ chức
mít tinh và kéo về tỉnh đường Quảng Nam cướp chính quyền vào ngày 19/09/1945. Nhà nước đã
xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, đã xây dựng trụ chiến công, gắn bia di tích. Nơi đây rất
thuận lợi cho thăm quan vì địa điểm này gắn liền với khu tháp Chămpa.
I.3.3.2. Di tích đồi Hóc Tú, thuộc thôn Tịnh Sơn xã Tam Mỹ:
Nơi đây đã diễn ra rất nhiều trận đánh giữa quân lính, bộ đội địa phương với quân Mỹ-
ngụy. Qui mô các trận đánh lên đến cấp trung đoàn của Mỹ - ngụy có cả xe tăng, máy bay, pháo
hạng nặng yểm trợ, nhưng quân Mỹ - ngụy đều thất bại. Đặc biệt là tại khu vực này, Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân Võ Phố đã mưu trí dùng lựu đạn hạ được máy bay lên thẳng của Mỹ. Di
tích này được xếp hạng cấp tỉnh.
I.3.3.3. Di tích thờ cụ Nguyễn Kế, thuộc thôn Khương Bình xã Tam Hiệp:


Đây là cơ sở Cách mạng vững chắc trong suốt những năm chống Mỹ, nơi đây đã từng tổ
chức các cuộc gặp, họp của các đồng chí lãnh đạo Trung ương như Đại tướng Chu Huy Mân, Phó
chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu, Chủ tịch nước Võ Chí Công trong những năm chống Mỹ. Di
tích này đã được xếp hạng cấp tỉnh.
I.3.3.4. Di tích đội du kích Vũ Hùng:
Nơi thành lập và huấn luyện đội viên là thôn Sâm Linh (Tam Quang), thôn Hòa An, thôn
Đông Bình (Tam Giang).
Tuy lúc bấy giờ vũ khí còn thô sơ gồm gậy gộc, có một ít giáo mác, song du kích Vũ Hùng
có một kỉ luật quân sự nghiêm, luyện tập công phu, nhiều thành viên trở thành nhà cách mạng tiền
bối kiên trung của đảng sau này, những tướng lĩnh trong quân đội nhân dân Việt Nam (Phan Tri,

10
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Ngọc Tân, Lương Soạn ). Đội du kích Vũ Hùng là lực lượng tiền thân của lực lượng vũ
trang tỉnh Quảng Nam sau này.
I.4. Danh lam thắng cảnh:

I.4.1. Hố Giang Thơm :

Nằm ở thôn 9 xã Tam Mỹ, cách quốc lộ 1A chừng 10km về phía Tây. Đi theo đường
ĐT617 hoặc từ ngã tư Tam Giang (thị trấn Núi Thành) về hướng Tam Trà. Đây là một con suối dài,
nằm cách đường ĐT617 chừng 500m, đoạn du lịch lội suối, nghỉ mát tắm suối độ chừng 1km. Ở
đoạn này có một thác cao 8m, thác đổ xuống vũng nước trong xanh, mát lạnh rộng hơn 100m2.
Khách du lịch thường ví như Kremly Đà Lạt, song hơn Kremly là nước ở đây trong xanh và mát
lạnh, đến đây ai cũng muốn tắm mình trong dòng nước mát này.
Từ Giang Thơm là do trại từ Xen Thơm, ở đây là một vùng mà thời xa xưa dân tộc ít người
ở, rừng hai bên bờ suối là rừng nguyên sinh. Kết hợp giữa rừng tốt vì hơi nước từ suối thác bốc lên
tạo thành sương mù, dân tộc gọi sương mù là xen.
I.4.2 . Bàn Than :


Khen ai khéo dựng núi Bàn Than
Dãi gió dầm nưa với thế gian
Khom lưng, ông Đụn vờn mây nước
Nhắm mắt, bà Che tẩy bụi trần
Triều dâng bãi Bấc, cao vờn thấp
Sóng vỗ bên Nồm, duỗi dọc ngang
An Hòa thiện tục còn hay mất
Nỡ để hố Đùng đắm nỗi oan

11
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
(Một bài thơ Nôm khuyết danh)
Núi Bàn Than (mũi Bàn Than) thuộc thôn Thuận An, xã Tam Hải là một thắng cảnh đầy
hấp dẫn, với cảnh đá rạn “Ông Đụn, Bà Che”, “bãi Bấc, bãi Nồm” ôm giữ những câu chuyện tình rất
đẹp, xa xa là những hòn đảo lớn nhỏ.
Núi Bàn Than là một dải đá đen tuyền, lấp lánh như than. Trải dài trên bờ cát trắng bao
quanh mũi An Hoà khoảng 3km. Ở Bàn Than, ớp đá xếp chồng lên nhau, đó là loại phiến thạch có
nguồn gốc trầm tích, biển - nước và sóng đã xâm thực vào đá đã tạo ra những hình thù lạ mắt, kết hp
với những vân đá hình thành nên những tác phẩm điêu khắc độc đáo của tạo hoá. Trên mũi Bàn
Than có hai bãi biển, đó là bãi Bấc ở phía Bắc và bãi Nồm ở phía Nam. Trên bãi Nồm có hai mỏm
đá nhô ra biển, nhân dân đặt tên là “Ông Đụn, Bà Che”.
Bàn Than gắn với cụm đảo nhỏ ở về phía Đông nam là hòn Dứa, hòn Mang, hòn Mú (cách
Bàn Than từ 500 đến 1000m). Dưới chân núi Bàn Than là rừng dừa dày đặc, mát rượi, suốt ngày
"không tìn ra ánh nắng".
Đây là vùng cửa biển có hải sản, động vật biển, san hô rất đa dạng, phong phú: con nha, ốc
đụn, ốc vú nàng, tôm hùm, cá mú, cá hồng, cá thia, rau sói, rau mứt, các rặng san hô
Với tất cả những đặc điểm trên, Bàn Than là nơi du lịch lý tưởng, bên cạnh đó các nhà đầu tư
đã xây dựng khu du lịch sinh thái biển và đang thu hút khách du lịch. Đây là nơi rất có lợi thế làm du
lịch sinh thái, nơi nghỉ mát phục vụ cho khu kinh tế mở Chu Lai.

I.4.3 . Biển Rạng :

Kìa, biển Rạng giai nhân tuyệt sắc
Khách muôn phương dìu dặt gái trai
Trưa hè nắng vẫn ban mai
Gió hiu hiu thổi gái trai chuyện t ình
(Vẻ đẹp quê tôi - Lê Văn Hoan)
Nằm ở thôn Thanh Long xã Tam Quang, cách quốc lộ 1A chưa đầy 5km. Đây là một bãi
tắm lý tưởng, khách du lịch tới đây vừa tắm biển, vừa tắm nắng, thưởng ngoạn món ăn đặc sản của
"chim trời cá nước": chim gù ghì chi xanh, hải đặc sản - "không thiếu thứ gì".
Ở vùng Biển Rạng có thắng cảnh đá rạn, xa xa là hòn Chim, nơi có rất nhiều chim Nhạn xuất
hiện vào cuối Đông, đầu Xuân. Hòn đảo này có hình dạng một con chim đang sải cánh. Liền với hòn
chim là hòn Mang, hòn Gạo… với những sự tích tên gọi không kém phần thú vị.
Ngoài các danh lam thắng cảnh trên, Núi Thành còn có sông Trường Giang từ Tam Tiến
đến cửa An Hòa (cảng Kỳ Hà), nhiều làng quê có hàng dương, rừng dừa soi bóng trên sông Trường
Giang. Hai bên bờ lại còn có rừng cây mắm (cây nước mặn). Có nhiều thủy sản như: ngao, tôm, cá
Đặc biệt là lịch huyết, một loài thủy sản quí hiếm không nơi nào có. Hồ Phú Ninh cũng là một địa
điểm du lịch sinh thái nằm trên hai địa bàn Tam Kỳ và Núi Thành
II. Di sản văn hoá phi vật thể ở Núi Thành:


12
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
II.1. Lễ hội:

Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng, có tính phổ biến trong đời sống xã hội, có sức
thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Là sản phẩm sáng tạo của các thế hệ tiền nhân để lại cho
hôm nay. Lễ hội chứa đựng những mong ước thiết tha vừa thánh thiện, vừa đời thường; vừa thiêng
liêng, vừa thế tục của bao thế hệ con người. Lễ hội thường gắn với tín ngưỡng, tâm linh, tôn thờ các
vị thần gắn bó với cuộc sống người dân sở tại, thường là những nhân vật lịch sử - văn hóa có công

dựng nước và giữ nước, có công mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Thường thì lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ là những nghi thức cúng bái, tạ
ơn, cầu xin thần linh mang đậm bản sắc tín ngưỡng. Phần hội là những sinh hoạt văn hóa trước hay
sau lễ như hát hò, diễn xướng, các trò chơi dân gian, thi đấu thể thao mang tinh thần thể thao và
thượng võ.
Là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể khá đặc sắc, lễ hội Núi Thành cũng tương tự như
lễ hội ở các địa phương khác trong tỉnh Quảng Nam. Thường thì lễ hội diễn ra vào mùa xuân, đầu
hay cuối mùa sản xuất. Dưới đây là những lễ hội tiêu biểu của Núi Thành cần được nghiên cứu chấn
hưng, gìn giữ, lưu truyền, làm cho đời sống văn hóa tinh thần được phong phú, làm nổi bật bản sắc
văn hóa địa phương.
II.1.1. Lễ hội cầu ngư của cư dân vùng biển :

Đây là lễ hội xuất phát từ tục thờ cúng cá ông (có nhiều loại như Ông Chuông, Ông Mực,
Ông Bằng, Ông Nhồng ) nó có nguồn gốc từ cư dân Chămpa thờ thần biển Pô- riaka, sau là thần
Pô- inưgar (hóa thân của cá voi). Các cư dân Việt lại cho rằng cá Ông (vị thần Nam Hải) từng chỉ
huy các loài cá hiền lành chống lại các loài cá dữ do cá mập cầm đầu và cuối cùng, tuy chiến thắng
nhưng ông bị chết, do đó phải thờ Ông thì ông sẽ phù hộ khi đi biển; cũng có vùng cho rằng khi gặp
bão tố các thuyền thường được cá Ông nâng đỡ dìu vào bờ, vào đảo và nhiều người thoát nạn do
vậy chuyện thờ cúng cá Ông là việc tất nhiên (mang đầy màu sắc tâm linh).
Lễ hội cầu ngư được tổ chức ở mỗi vạn chài (thường gắn với địa bàn thôn) và đó là ngày
truyền thống của từng vạn chài đó: vạn Xuân Hải (thôn Đông Xuân, Tam Giang) vào mồng 4 tháng
giêng Âm lịch; vạn An Hải (thôn Sâm Linh và An Hải, Tam Quang) vào mồng 6 tháng giêng Âm
lịch; vạn Thuận An (thôn 1, Tam Hải) vào ngày 20 tháng giêng Âm lịch Mỗi vạn đều có lăng thờ
cá Ông. Ngày xưa các lăng có qui mô và kiến trúc khá độc đáo, song do chiến tranh tàn phá gần như
không còn.
Ngày nay tùy thuộc vào điều kiện kinh tế một số vạn đã phục hồi lại lăng để tổ chức lễ hội.
Lễ hội thường tổ chức ở lăng ông, cửa biển và những khu vực liên quan, thành phần chính
trong buổi lễ là dân trong vạn chài. Lễ vật thường là hương đèn, vàng mã, rượu, trầu cau, nước chè
khô sắc đậm, gạo muối, đầu heo hoặc gà, một số vùng có làm bè bằng bẹ chuối để các vật cúng và
thả trên biển Tùy theo quy mô mà vạn chài che rạp để che nắng mưa. Lễ phục vạn trưởng, chủ bái

và một số cụ mặc áo dài, khăn đóng, có chinh cổ, ban nhạc cổ
Lễ thường chia thành 4 diên cúng:
- Cúng nghinh thần, đưa xuống tàu lễ chạy ra cửa biển;

13
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
- Cúng thần Nam Hải: xin thần xuất cửa (xuất hành đầu năm)
- Cúng nhập thần (an vị), tức là rước từ cửa bể và đưa về lăng Ông cúng mời Ông ngự trị.
- Cúng cầu ngư: đây là lễ chính, lễ cúng có văn tế, nội dung thường nêu lên quá trình hình
thành vùng đất (xứ sở), cầu ơn thần Nam Hải phù hộ cho dân làng được sống bình yên, đánh bắt
được mùa.
Phần hội được bắt đầu bằng hát bả trạo, ngày trước thường tiếp theo là các trò chơi náo nhiệt,
huy động đông người, người vây quanh hội chật như nêm, trò chơi thường là đua thuyền, lắc thúng,
bơi lội, hát hò Ngày nay hiện đại hơn thì có thêm văn nghệ quần chúng, bóng đá, bóng chuyền, đãi
đằng trong ngày hội.
II.1.2. Lễ hội trung thu :

Đêm rằm tháng tám Âm lịch là tết giành cho trẻ em, không có nặng về phần lễ, thường hộ
dân có cúng rằm, hoạt động sôi nổi nhất là các đội lân đi biểu diễn khắp xóm thôn. Có nơi tổ chức
được hội lân đêm rằm thật là sôi động. Đội lân múa tận từng nhà, từng ngõ xóm để cầu may cho gia
đình. Chủ hộ thường có quà để thưởng, quà thưởng được gói bằng giấy treo ở một vị trí cao, thuận
lợi cho lân leo lấy được.
II.1.3. Lễ ăn mừng lúa mới của người Cor :

Lễ này tiếng Cor gọi là xa pâng đau, diễn ra vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch
hàng năm. Khi lúa trên rẫy đã chín, phụ nữ Cor mang chiếc tró (gùi kín, nhỏ gài ở thắt lưng, trước
bụng) lên rẫy suốt lúa. Tuỳ theo số người trong nhà đông hay ít mà người ta suốt 2 hoặc 3 hoen (gùi
kín,lớn) lúa trên rẫy. Lúa được cõng về, trải trên chiếc chiếu phơi đặt trên giàn bếp cho khô rồi giã
thành gạo, để hôm sau nấu cúng. Lễ vật cúng cơm mớí còn có heo, gà, vịt, nói chung là những loài
vật nuôi sẵn trong chuồng, có heo cúng heo, có gà cúng gà, có vịt cúng vịt, không nhất thiết phải là

con vật nào.
Đối tượng cúng đều là các nữ thần, tức các Moh: Moh Huýt là thần giữ giống lúa, Moh Crai
là thần phù hộ cho lúa tốt, Moh Pút là thần phù hộ cho lúa hình thành hạt gạo ngon, Moh Lúp phù hộ
cho sự gom góp lúa đầy đủ, Moh Pnel phù hộ cho con người ăn được nhiều cơm gạo, lại có Moh hỏi
( như là hai chữ vân vân, có nghĩa là các Moh khác nữa mà người cúng vái có thể không biết được
hết). Cúng lễ ăn cơm mới thường trong phạm vi gia đình, mỗi gia đình tổ chức cúng riêng. Nhưng
mọi người chỉ cúng sau khi ông chủ nóc bắt đầu cúng. Các nhà có thể cúng lễ ăn cơm mới cùng một
ngày, có thể cúng vào những ngày khác nhau, tuỳ theo nóc.
Nghi thức hiến tế các con vật nuôi ( heo, gà, vịt) đều phải qua hai công đoạn cúng sống
( cúng tươi) và cúng chín. Cúng sống nếu là heo thì cột heo ngoài sân, chủ lễ bưng cái đík thúc ( cơi
thờ đan bằng tre, đựng tro, chén gạo nhỏ, đốt trầm và thắp đèn sáp ong) cầm sâu lục lạc ra sân cúng
vái, dùng dao phép đâm phép vào con heo, dùng cây phép gõ phép vào heo, rung lục lạc gọi hồn, sau
đó làm thịt heo và chuẩn bị cúng chín. Phẩm vật cúng được bày biện trong nhiều “mâm” ( có thể từ
10 đến 40 “mâm”). Trong đó “mâm” lớn đặt ở giữa, có đầu heo, gan lòng heo, con gà, gan gà,
“mâm” nhỏ đặt trên lá chuối rừng theo hàng xung quanh, theo nguyên tắc mõi “mâm” tối thiểu phải
có chén cơm mới với con cá suối nhỏ, chén nước, chén rượu, lá trầu chấm vôi, ít cau xé nhỏ, tí thịt, tí
gan. Trong mâm cúng cũng không thể thiếu chai rượu trắng. Chủ lễ bưng cái đík thúc ngồi vái từng

14
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
vị thần, mỗi lần vái lại bốc ít gạo rải vào các mâm, cầm xâu lục lạc đặt ở mâm lớn nhất rung gọi hồn.
Cúng lễ xong, người chủ lễ bốc ít cơm bỏ lên đầu mình, rồi lần lượt bốc cơm bỏ lên đầu vợ, con
trong nhà, biểu thị sự hàm ơn các thần đã phù hộ cho lúa tốt, bội thu. Sắp kết thúc lễ cúng, ông lại
bốc ít cơm trong chén bỏ lên đầu, lên hai vai, hai bên hông mình và cuối cùng bốc ít gan gà bỏ lên
đầu bà vợ. Lễ cúng đơn giản nhưng trang nghiêm. Có khách đến chủ nhà sẽ lấy các thức cúng đãi
khách ăn uống thật vui vẻ; đem ít thịt đến biếu bà con trong làng. chỉ sau khi làm lễ ăn lúa mới xong
gia đình mới lên rẫy suốt lúa.
Lễ ăn cơm mới ở đây có ý nghĩa như lễ cúng cáo thần linh đã phù hộ cho mùa màng tươi tốt,
bội thu và xin được đưa lúa về.
Người Cor không chỉ làm lúa, nhưng lúa là một phần quan trọng quyết định tới sự no đói,

thiếu đủ của mỗi gia đình. Xưa kia các dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên phổ biến tín ngưỡng
hồn lúa, chính là nền tảng tâm linh cho lễ ăn lúa mới. Một yếu tố góp phần làm phát sinh nghi lễ này
cũng chính là do để có được số lúa rẫy ít ỏi, người Cor đã phải bỏ ra vô vàn công sức với rất nhiều
rủi ro. Sau khi trỉa lúa, lúa mọc lên, người Cor dùng cái rựa quéo (kno) làm cỏ lúa, rồi từ đó phải
ngày ngày phải lên chòi trên rẫy giữ lúa. Chòi dựng bằng cây, ở trên cao bằng cái nóc nhà, để đề
phòng thú dữ. Đêm đêm người ta phải ngủ ở đó, nếu thấy có chim thú đến thì đốt thuốc, la hú đuổi
đi. Có khi có voi dữ tới, người ta la lên vang động, đốt lửa xua voi.
Lễ ăn lúa mới đơn giản nhưng biểu hiện sự trân trọng đối với thành quả lao động, trân trọng
đối với hạt lúa, đúng như người Việt thường nói “ hạt lúa là hạt ngọc” vậy.
Ngoài ra, những năm đổi mới, nhiều thôn xóm bà con còn tổ chức giỗ tổ Hùng Vương vào
mồng 10 tháng 3 Âm lịch, giỗ tổ nghề may
II.2. Diễn xướng dân gian:

II.2.1. Diễn tuồng :

Hát tuồng là một nghệ thuật độc đáo trong nền nghệ thuật Việt Nam. Vở diễn tuồng được
dựa trên kịch bản là kịch hát, lời văn vần, văn xuôi, thơ phú. Các nhân vật diễn tuồng thể hiện bản
chất, cá tính của mình qua hóa trang, đặc biệt là màu sắc trên mặt. Diễn viên tuồng (thường được gọi
là "KÉP"- nam, "ĐÀO"- nữ, có nơi trại thành "ĐÀU") dùng động tác hình thể, dùng ngữ khí nói hát,
ngữ điệu múa và toàn bộ diễn xuất của mình để mô tả nhân vật. Tính ước lệ sân khấu tuồng rất điển
hình.
Âm nhạc hòa tấu theo diễn xuất làn điệu chính vẫn giữ đúng nguyên tắc song đôi lúc cũng có
đôi chút biến tấu tùy vào sáng tạo của diễn viên và nhạc công. Âm nhạc tuồng mang đậm nét bi -
hùng, bao - liệt với tính qui phạm chặt chẽ. Tuồng lấy tiết tấu làm phương tiện biểu diễn, dựa trên
dàn nhạc gồm: một bộ trống (trống chầu còn gọi là trống cái, trống chiến, trống bản, trống cơm, ),
một kèn, một đàn cò, một sáo trúc, một thanh la, một chụp chõa. Nhìn chung, tuồng là một bộ môn
nghệ thuật biểu hiện rất sâu sắc, là di sản văn hoá phi vật thể vô cùng quí hiếm của miền Trung,
miền Nam nói chung, trong đó có Núi Thành. Hiện nay phong trào hát tuồng còn khá tốt ở các xã
Tam Mỹ, Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Giang.
II.2.2 . Hát múa bả trạo :



15
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
Trong lễ hội Cầu Ngư, hát múa bả trạo là một phần quan trọng, nó làm cho xã hội vừa hấp
dẫn, quấn hút công chúng đồng thời tăng thêm yếu tố tâm linh. Nội dung thể hiện nguyện vọng của
dân chài: cầu mong sự bình yên trước phong ba bão táp, gửi gắm sinh mệnh cho thần "Nam Hải".
Đây là một hình thức diễn xướng tập thể múa hát (ước lệ chèo thuyền trên hồ, trên sân
đình ). Một đội chèo thuyền gồm 3 tổng: tổng Mũi (chỉ huy), tổng Khoang (kiêm tát nước) và tổng
Lái (chỉ huy). Trình tự nội dung bao gồm: hát rước linh ông, hát bái lạy, hát ca ngợi ông và hò đưa
linh. Nhịp điệu là theo nhịp chèo khoan. Về âm nhạc, đây là tổng hợp của nhiều loại hình ca hát, nó
vừa là lối tác dụng của đạo Phật (sư sãi) vừa có lối của người hát bội, vừa có hát bè, hát Bài Chòi
Có những màn diễn hấp dẫn như tái hiện cảnh thuyền gặp bão tố, ngư dân cố sức chống chèo để
vượt lên cầu mong có Ngư Ông phù hộ, rồi có màn đố kể các loài tôm cá trên biển
II.2.3. Hát Bài Chòi :

Hát Bài Chòi đi với trò chơi Bài Chòi nhưng không mang tính cờ bạc mà chỉ là một sinh
hoạt dân gian vui xuân vào ngày tết. Trò chơi dựa trên 30 quân bài của bộ bài với cái tên gọi rất dân
gian như: bạch huê, đỏ mỏ, ba gà Người ta dựng một cái chòi trung tâm, xung quanh dựng từ 6 đến
9 chòi con. Người hát hô ở chòi trung tâm, xóc ống thẻ cho trồi lên một thẻ rồi rút ra và hát dân ca
ứng tác. Người ngồi trong các chòi con, chọn (mua) từ ống tre của người hát hô ba thẻ bài, theo dõi
người hô hát dò bài. Dò đến khi đủ ba thẻ thì hô to, rung cờ, đánh trống báo hiệu trúng và được
thưởng.
Nội dung của câu hát Bài Chòi rất dí dỏm, dễ thương, vui nhộn, không dài lắm. đặc biệt là
làm sao chêm vào được các tên của thẻ bài vừa rút ra.
Ví dụ:
+ Ông Ầm:
- Hai tay bưng dĩa mắm dầm
Vừa đi vừa húp té ầm xuống mương
- Có thằng cha nghênh ngang trời đất

Cứ mặt mày đỏ gấc tối ngày
Ầm ầm khi tỉnh khi say
Ông chê bà trách từ rày xin thôi
+ Ba gà:
- Chăn nuôi lợi ích nhà nông
Phát triểnkinh tế đồng làng thi đua
Quyết tâm dù được dù thua
Thì tôi cũng quyết bán mua ba gà
- Đầu rồng đuôi phụng cánh tiên
Ban ngày năm bảy vợ tối ngủ riêng một mình

16
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
(…)
Ngoài ra ở Núi Thành còn các loại diễn xướng dân gian khác như: hò, đây là loại dân ca
chiếm ưu thế ở vùng sông nước; kịch thơ là loại dân ca mềm mại chứa đựng tình cảm sâu sắc, có sức
thuyết phục cao; hát múa cồng chiêng của dân tộc Cor mỗi khi mừng mùa rẫy được thu hoạch.
II.3. Văn học dân gian:
Nổi bật và đặc sắc nhất là truyện cười Thủ Thiệm.Thủ Thiệm tên là Nguyễn Tấn Nhơn, quê
ở tổng An Hòa, nay thuộc xã Tam Hòa. Làm quan đến chức thủ sắc. Tuy làm quan dưới thời phong
kiến song ông lại giàu lòng thương dân, tính cương trực, khẳng khái, giàu tính phúng thích về nhân
tình thế thái, là người rất thông minh, ông để lại nhiều mẩu chuyện cười thân thúy, không tiếc lời đả
kích bọn quan lại, bọn hương lí, cường hào ác bá, tàn hại đối với quần chúng ngắn cổ, nhỏ miệng
chốn hương thôn thủa xưa. Khi nghe chuyện cười của ông thì ai cũng cười, cười té nghiêng té ngửa,
đã nghe rồi nhưng nghe lại vẫn cứ cười. Đề tài hay nhất thường là chơi khăm bọn quan lại như: Thủ
Thiệm ra chợ Được, Phong hàm cho quan, Chơi rén với bạn bè, Người thân rủ bạn đi ăn giỗ, Đi
thăm sui
Sau 24 năm kể từ ngày những câu chuyện cười Thủ Thiệm được nhà nghiên cứu Nguyễn
Văn Bổn sưu tầm, giới thiệu (trong cuốn Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng, 2 tập), đến nay
độc giả có cơ hội “tái ngộ” Thủ Thiệm trong một công trình khác, công phu hơn của cùng một tác

giả : “Thủ Thiệm - Tiếng cười dân gian độc đáo xứ Quảng”.
Nói là công phu hơn, không phải đề cập số lượng mẩu chuyện cười Thủ Thiệm được giới
thiệu (75 mẩu, so với tổng cộng 104 mẩu sưu tầm được của Nguyễn Văn Bổn), mà là cách tác giả
“gia công” trong việc hệ thống lại, bình luận, giới thiệu về bối cảnh lịch sử, thân thế, hành trạng
nhân vật cùng “chỗ đứng” trong dòng chảy truyện cười dân gian Việt Nam.
Mộ Thủ Thiệm

17
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Văn Bổn cũng thừa nhận, thông qua công trình này, ông “cố gắng lý giải những
diễn biến tâm lý đưa đến việc bày tỏ thái độ sống và những hành động chống đối lại xã hội cũ bằng
tiếng cười châm biếm, đả kích cay độc và đầy sức chiến đấu của Thủ Thiệm”. Tác giả cũng bàn về
sự xuất hiện của “cái tục” trong truyện cười Thủ Thiệm và đưa ra nhận xét rằng “ có bộc lộ “cái
tục”, khi mỉa mai, giễu cợt, hoặc khi đả phá, châm chích thì trước sau vẫn để lộ một bản ngã vững
vàng, lành mạnh, một ý thức đả phá để xây dựng”, thể hiện rõ tính nhân văn trong các câu chuyện
cười. Với khoảng 180 trang sách, tác giả dành hết phân nửa cho phần này. Tất cả cũng chỉ để khẳng
định sức sống Thủ Thiệm và ngầm bày tỏ niềm tự hào đối với người con xứ Quảng.
Có thể nói đây là công trình đầy đủ nhất, đa chiều nhất về một nhân vật văn hóa dân gian độc
đáo, có thật và là sở hữu chủ của nhiều giai thoại như Thủ Thiệm. Việc nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Bổn có điều kiện tìm đến mộ, đọc được gia phả và gặp những hậu duệ trực hệ của Thủ Thiệm (mà
trước đó ông chưa làm được) cũng đã giúp ông có thêm thông tin, có cái nhìn quán xuyến, đầy đủ
hơn. Và độc giả cũng tiếp cận “sát” hơn về nhân vật Thủ Thiệm. 75 mẩu chuyện cười Thủ Thiệm
được tác giả phân thành 3 nhóm : những truyện thể hiện ý thức chống cường quyền; những truyện
thể hiện ý thức chống lại những suy đồi của xã hội; những truyện bộc lộ thái độ tự trào. Đã 87 năm
ngày Thủ Thiệm mất, tiếng cười của ông vẫn còn được lưu giữ trong trí nhớ nhiều người, nhiều thế
hệ. Thủ Thiệm xứng đáng được xếp “ngồi cùng chiếu” với những nhân vật hiếm hoi, đặc sắc trong
kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ông Ó, Ba Phi
II.4. Ẩm thực:


Xuất phát từ đời sống vùng quê gắn liền với nghề sản xuất truyền thống (nghề ngư, nghề
nông), đa số món ăn ở Núi Thành rất dân dã, có hương vị đậm đà, song cũng có những đặc sản, các
nguyên liệu chế biến là những sản vật vùng quê: bánh tráng, rau sống và nước mắm thường xuất
hiện trong các bữa ăn. Khung cảnh càng đơn sơ mộc mạc, mang đậm dấu ấn vùng quê thì bữa ăn lại
càng ngon hơn.
II.4.1 . Nước mắm:

Mùa cá vụ Nam thường rất trúng, ngư dân đem cá về muối trong mái (chum, vại) hoặc lớn
hơn là những thùng đóng bằng gỗ. Tùy theo từng loại cá mà có thời gian muối thích hợp, tỉ lệ muối
và cá cũng khác nhau cho từng loại cá khác nhau.
Ngư trường ở Núi Thành cũng rất đa dạng, rộng lớn, mặt khác ngư dân có thể di chuyển ngư
trường, do vậy các loài cá ở Núi Thành cũng rất đa dạng và phong phú, cho nên nghề sản xuất nước
mắm ở Núi Thành cũng rất phong phú và có một hương vị đặc sắc. Nghe đến mùi nước mắm thì ai
cũng thèm, đặc biệt là nước mắm hớt thì lại càng hấp dẫn hơn. Về mùa đông có được một chén nước
mắm Kỳ Hà hoặc Tam Tiến mà ăn với cơm thì "ăn chẳng biết no là gì".
Cách ăn nước mắm của vùng biển là húp. Nước mắm nguyên chất đựng trong một chén nhỏ
(không cần gia vị), bát cơm nóng hổi, người ăn cứ thế ăn một miếng cơm là húp (không phải như
húp canh mà hít kêu một tiếng rít dài nghe rất vui tai). Một tí nước mắm thế là ăn hết nồi cơm lúc
nào không hay. Đúng như ông bà ta xưa từng nói: "Lửa gần rơm như cơm gần mắm" <Tục ngữ>

18
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
II.4.2 . Cá chuồn nướng :

Dân gian đã kết luận " Cái gì nướng cũng đều ngon". Cá nướng cũng vậy, nó đều ngon hơn
các phương pháp chế biến khác. Cá chuồn ghềnh vùng biển An Hòa mà lại đem nướng thì ngon hơn
bất kì nơi nào, đây là kết luận của dân du lịch, kể cả người nước ngoài.
Đem cá chuồn tươi (chọn được cá chuồn bầu, chuồn cồ hoặc chuồn xanh), không phải làm
cá (chặt vi, đánh vảy ), không ướp, không gia vị, nướng trên than dương liễu đến độ vừa chín tới,
nhúng lại nước biển rồi nướng lại cho ráo cá (khô). Đem miếng cá nướng nóng hổi ấy mà chấm với

muối ớt xanh (muối sống là hay nhất) sẽ có một hương vị đậm đà, thịt cá vừa dai, vừa thơm lại vừa
ngọt.
I I.4.3 . Mỳ Quảng:

Đây là món ăn khoái khẩu của dân Quảng Nam nói chung. Bây giờ mì Quảng được chu du
"khắp từ Bắc chí Nam" và kể cả "xuất cảnh”. Ngoài kĩ thuật chung về làm lá mì, rau sống, mỳ
Quảng bà Tường Cây Trâm rất nổi tiếng là nhờ kĩ thuật làm nước nhưn (nước chan) và con tôm bấy,
cua ghẹ cớm (sắp thay vỏ). Mỳ bà Tường nhờ kĩ thuật làm nước nhưn và các loại như kể trên lại vừa
sang, lại vừa ngon, lại vừa rẻ tiền, nhờ thế ai đã từng ăn mì bà Tường Cây Trâm thì nhớ mãi.
Ngoài mỳ Quảng Cây Trâm, người Quảng đi đâu xa về cũng không thể không ghé lại một
địa chỉ mỳ khá nổi tiếng : mỳ Long Bình. Tôi không thể nào quên câu chào của ông chủ tiệm mỳ với
khách: " Chào mừng khách ghé quán mỳ thương Long Bình". Vào quán mỳ Long Bình, khách
không chỉ được thưởng thức những tô mì ngon, đúng chất mì Quảng, mà khách còn được thư giãn
vui vẻ với những câu chuyện vãn không đầu không cuối của ông chủ vui tính. Với giọng biển đặc
sệt, cử chỉ thân thiện, nhiệt tình với khách (không kể khách lạ hay khách quen), ông chủ mỳ Long
Bình đã khiến khách thưởng mì không muốn rời quán!
II.4.4 . Rau sói:

Núi Thành có rất nhiều loại rau ở biển, ở sông nước lợ như là rau câu lạch, rau câu cồn, rau
mứt, rau đá, đặc biệt là rau sói.
Rau sói mọc từ đá ở Bàn Than, có màu nâu đỏ, sợi rau tựa như sợi rau câu cồn. Đem rau sói trộn
với một vài vị rau thơm thì được một món ăn tuyệt vời (nếu là rau khô thì đem ngâm trong nước độ
khoảng một giờ sau đó vớt ra).
Ngoài ra, ở Núi Thành là vùng sông nước, biển cả cho nên thủy hải sản thì đa dạng và
phong phú, chất lượng cao: tôm sú. tôm hùm, các loại cá như cá cồi, cá chình, cá dìa, cá mú là
những đặc sản có giá trị cao. Ở đây còn có các món thịt chim mà hầu như các nơi khác không có
như: chim gù ghì, chim xanh.


19

Đề tài tài thực tập tốt nghiệp

CHƯƠ NG III: CON NGƯỜI NÚI THÀNH


"Văn hóa là tất cả những do con người, ở trong con người, liên quan đến con người" (Việt
Phương), hơn nữa văn hóa chính là phần tinh hoa nhất của tất cả các mặt hoạt động đọng lại ở con
người. Chính vì thế, sẽ là thiếu sót nếu khảo sát di sản văn hóa mà không nhắc đến con người.
I. Khí chất anh hùng của con người Núi Thành:

Trong cuộc tồn sinh, tên của một vùng đất được tạo lập chính ở nguồn sống của nó, tức là
con người. Làm rạng rỡ cho Núi Thành không chỉ là cái đêm 26.5 năm ấy - khoảnh khắc quân và
dân Núi Thành chính thức khắc tên mình trên lá cờ ghi công 8 chữ vàng của quê hương Quảng Nam
“Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”, mà ở nơi đây, dòng chảy của truyền thống, của sự hào
hùng là một mạch nước ngầm được khởi nguồn ngay từ thời mở đất, mở nước.
Thuở ấy, khi Hồ Hán Thương đích thân đưa quân đi chinh phục xứ Hời Chămpa nhằm để
yên dân (tháng 7- 1402) vua Ba Đích Lại dâng Chiêm Động, Cổ Lũy cho nhà Hồ thì vùng Bến Ván
xưa còn hoang sơ với những cánh rừng nguyên sinh tầng tầng, lớp lớp, đầy lam chướng. Đây là đất
phên đậu, là vách chắn tự nhiên mà người Chăm có được trong cuộc vãn sinh trước những bước
chân Nam tiến. Để khai phá vùng đất mới, nhà Hồ đưa vào đây không chỉ có các tướng lĩnh Bắc địa
tùng vương, các chiến binh dũng mãnh mà còn có các tội đồ, trong đó có không ít người là các nô
tướng, tì tướng, một thời vang dội của nhà Trần. Họ, những con người tha hương đi mở đất ở vùng
này tất nhiên là những “hảo hán” ngang tàng mạnh mẽ của Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hãn,
Nguyễn Phi Khanh… đem cái chí chinh nhân từ Đông Đô, Tây Đô, xứ Nghệ vào tạo dựng nên một
khí chất Quảng ở miền đất hiểm này. Có lẽ, người Núi Thành có được cái cứng cáp, thô tháp và kiên
gan của mình bởi đã đi ra từ cái mạch khí huyết này, và đất Bến Ván, Vân Trai đã hun đúc họ trong
cái cô quặn của cát và đất nguyên sinh.
Chỉ mới trong những ngày đầu mở đất, người dân vùng nam Hà Đông đã thành lập các đội
nghĩa binh đưa ra Nghệ An đứng dưới trướng của thủ lĩnh Trần Ngỗi để chống quân Minh bảo vệ bờ
cõi.

Năm 1786, khi Hoàng đế Quang Trung cưỡi voi tiến quân ra Phú Xuân - Thăng Long, trong
đoàn quân Bắc tiến ấy có hai cơ quân bộ người Hà Đông, những người đã góp phần giúp Hoàng đế
Quang Trung làm nên nghiệp lớn, “Nếu ta gặt hái được nhiều thành quả như ngày hôm nay cũng là
nhờ vào lòng quả cảm của các đạo quân cơ xứ Bình Định và Quảng Nam” (lời Quang Trung -
Nguyễn Huệ). Không chỉ có thế, để mở đường hành quân cho các đạo quân của người anh hùng áo
vải, người dân Thác Diết (Tam Sơn, Núi Thành) đã hô nhau lên đèo Ba Vi, ngày đêm phá đá, mở
đường xuyên núi để cho nghĩa quân tiến nhanh ra kinh thành. Kì tích hành quân của nghĩa quân Tây
Sơn đã đi vào huyền thoại, nhưng có lẽ lịch sử cũng chưa biết được ở trong đó, có một phần đóng
góp của người dân miền sơn cước Tam Sơn.
Cái khí chất anh hùng của con người Núi Thành cũng hiển hiện trong cái chết oanh liệt của
người thủ lĩnh phong trào Cần Vương - An Phổ Phan Bá Phiến - người con, người anh hùng của quê

20
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
hương. Ly rượu thuốc độc cuối cùng ở căn cứ Tân Tỉnh như một lời nguyền tâm giao gởi cụ Hường
Hiệu và các nghĩa binh đất Quảng rằng: “Sống hiếu, chết trung, vì nước sống hiếu, vì nước chết
sáng … là một tấm gương sáng bất khuất” (văn bia do cụ Phan Bộ Châu ghi lại tại mộ Phan Bá
Phiến).
Có lẽ phải nhắc lại lịch sử, Bởi Núi Thành không chỉ là miền đất đi đầu đánh Mỹ, mà ngay
cả trong thời kì tiền khởi nghĩa, Núi Thành đã có những cái nhất Quảng Nam như lịch sử Đảng bộ
huyện Tam Kỳ ghi lại: ngay trong những năm đổ vỡ của phong trào cách mạng ( 1930- 1931), trong
khi các phủ, huyện trong tỉnh chưa có nơi nào xây dựng lại các tổ chức Đảng thì ở An Hoà, bên
ghềnh đá lô nhô của Bàn Than, chi bộ An Hoà của ba người trẻ tuổi giàu nhiệt huyết cách mạng: Võ
Minh, Trần Học Giới, Lương Hợp Phố được thành lập và giữ vững, thắp sáng ngọn lửa cách mạng
cho quê hương. Đất nơi đây cũng chính là “cái nôi, bàn đạp của cách mạng” trong những thời khắc
khó khăn nhất khi phong trào cách mạng của cả nước và Quảng Nam bị đàn áp nặng nề, nhiều tổ
chức cơ sở Đảng tan rã, lòng dân nao núng thì phong trào ở đây vẫn tự mình vực dậy và mạnh mẽ
đứng lên. Rừng Định Phước (6 - 1933), cửa lở An Hoà (6 - 1940), bến sông Diên Trưởng ( 5 - 1944)
đã ba lần chứng kiến việc thành lập tỉnh uỷ Quảng Nam, tổ chức lãnh đạo và chỉ đạo phong trào
cách mạng tỉnh nhà vùng lên cho đến ngày toàn thắng. Điều đặc biệt lưu ý là, Tỉnh uỷ lâm thời được

thành lập trong những thời điểm rất gian nan, khi mọi đường dây liên lạc với Trung ương bị cắt đứt,
những người Núi Thành, những chiến sĩ trung kiên Võ Toàn, Khưu Thúc Cự, Nguyễn Sắc Kim,
Trần Văn Quế… phải tự mình đứng ra tổ chức lại , liên kết với tỉnh Quảng Ngãi để xây dựng lại
Đảng bộ, vực dậy phong trào. Cũng ở nơi đây, đội du kích Vũ Hùng, đơn vị vũ trang của Quảng
Nam được thành lập với 30 chiến sĩ tự vệ Diên Trưởng làm hạt nhân vũ trang tiến công cho toàn tỉnh
nhà.
Thời kì kháng chiến chống Pháp, Núi Thành thanh bình hơn khi là một vùng giải phóng, dẫu phía
miệt An Hoà, Nghi Xuân thi thoảng vẫn còn rộ lên tiếng súng càn phá của tàu chiến Pháp. Trong
những ngày này ai đi công tác Nam – Ngãi – Bình - Phú, khi qua đây đều không thể quên được dầu
Trường Cửu, chè Đức Phú, vải dệt Khương Long, Phú Hưng, gốm Phú Đông, vải xita bà Tân, mỳ
Quảng Cây Trâm… Núi Thành trở thành hậu phương vững chắc cho kháng chiến với sự phát triển
đa dạng của các ngành nghề và giao thương. Lúc đấy, ở nơi đây dưới nước, trên bộ đều thuyền ghe
tấp nập, xe tàu lưu thông náo nhiệt với điểm đầu mối An Tân đi sông Vệ ( Quảng Ngãi), Bồng Sơn
(Bình Đình), Kiến Tân (Duy Xuyên)…xứng danh là vùng căn cứ trù mật nhất trung trung bộ.
Trong những năm đánh Mỹ, ở miền Nam không có đất nào nóng bỏng như chiến trường khu V,
ở khu V không có nơi nào ác liệt bằng mặt trận Quảng Nam và ở Quảng Nam, nơi mà các trận chiến
xảy ra thường xuyên, liên tục, dai dẳng và đối chọi mất còn chính là vành đai Chu Lai, là Núi Thành.
Ở các vịnh biển nhỏ chỉ hơn 1600ha có lúc chứa tới 26000 lính Mỹ và lính đánh thuê với hàng triệu
tấn binh khí tài, đến nỗi, trên cát trắng, chỉ thấy tháp lô cốt và nòng pháo kéo sẫm cho đến chân trời.
Từ trong căn cứ, hàng ngày quân Mỹ tiến hành các cuộc vây ráp, không kích, chỉ cái làng bé xíu
như Trung Lương, Tịnh Sơn (Tam Mỹ) mà trong 12 ngày đầu tháng 6- 1965 chúng đã ném vào đó
5000 quả bom…
Gian khổ là vậy, nhưng bộ đội, các anh, các chị du kích vành đai ngày đêm không ngưng nghỉ
bám địch mà đánh với nung nấu ở trong lòng. Đó là trận đánh ngoan cường của du kích Kỳ Xanh
diệt 17 tên Mỹ ngay trong trận đầu hành quân càn quét của chúng (10- 6- 1965); du lích Kỳ Xuân

21
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
cùng bộ đội đại đội 40 đánh cào ngay trung tâm sân bay Chu Lai diệt gần 400 tên lính Mỹ, phá huỷ
57 máy bay các loại và ba xe bọc thép. Tết Mậu Thân, quần chúng các xã Kỳ Thạnh, Kỳ Bích, Kỳ

Chánh xuống đường bị địch chặn lại ở đầu cầu Tam Kỳ, 70 người ngã xuống cho sự kết tinh của
mùa xuân tranh đấu; rồi trận Núi Thành, trận Kỳ Hoà, núi Miễu, Nổng Chai… Qua 21 năm chống
Mỹ, quân và dân Núi Thành đa thực hiện tác chiến và phối hợp tác chiến với 10.575 trận đánh lớn,
nhỏ, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 41.679 tên địch, trong đó có 10.566 lính Mỹ và chư hầu,
bắt sống 179 tên địch, 217 ác ôn, san bằng 86 chốt điểm, bắn rơi 121 máy bay, làm bị hỏng 17 chiếc.
bắn cháy 236 xe quân sự, bắn chìm hàng chục tàu chiến, phá hàng trăm khu đồn, ấp chiến lược, trại
tập trung… Để có những chiến thắng đó, 4600 người con Núi Thành đã ngã xuống, 1000 người là
thương binh.
Làm sao có thể nói hết được chiến tích của người và đất Núi Thành. Điều rất dễ hiểu, dễ
giải thích là vì sao đã có nhiều tác phẩm văn học đã viết rất hay về miền đất này, ngay ở trong cuộc
chiến nóng bỏng. Có lẽ anh Bê chiến sĩ, cô Út Sâm và gia đình má Bảy, Mẫn và Thiêm là hoá thân
của chị Thanh, chị Một, của anh hùng liệt sĩ Lê Văn Tâm, anh Sơn “Tam Hoà” mà Phan Tứ đã từng
sống bên họ ở cái lán nhỏ dưới chân đèo Mộc (Tam Mỹ); cũng có lẽ những con người của “Tam
Giang thứ ba” là ẩn chìm của những tấm lòng một mực trung hiếu, kiên trinh cách mạng của bao
người dân bên dòng sông Trường Giang.
II. Những người con ưu tú của Núi Thành:

II.1 . Phan Bá Phiến:
Nhà chí sĩ yêu nước, một trong những lãnh tướng của phong trào Nghĩa Hội chống Pháp
nữa sau thế kỷ 19.
Phan Bá Phiến, tự là Dương Nhân, Ông sinh năm 1839, mất năm 1887. Từ nhỏ ông mồ côi
cha mẹ, với tư chất thông minh hiếu học, ông đỗ cử nhân năm Nhâm Ngọ, đời Tự Đức thứ 35
(1882), làm quan đến chức tri huyện Phù Cát tỉnh Bình Định. Hưởng ứng chiếu Cần Vương chống
Pháp của vua Hàm Nghi, Phan Bá Phiến cùng với các chủ tướng Trần Văn Dư và Nguyễn Duy Hiệu
thành lập nghĩa hội Quảng Nam, một tổ chức yêu nước chống Pháp ở ba tỉnh Quảng nam, Quảng
Ngãi và Bình Định. Từ năm 1885 đến tháng 6 - 188, phong trào nghĩa hội đã nắm quyền kiểm soát
và điều hành công việc nội trị ở khắp tỉnh Quảng Nam và trở thành phong trào yêu nước lớn mạnh,
có tiếng vang lúc bấy giờ. Khâm sứ Trung kỳ lúc bấy giờ là Jean Baille đã ví: phong trào này như
đã dựng Quảng Nam thành một nước.
Trước sự lớn mạnh của phong trào nghĩa hội, thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn đã

tập trung quân đàn áp phong trào. Sau gần 3 năm cầm cự, lực yếu, quân mỏng, phong trào ngày càng
bị thu hẹp địa bàn hoạt động. Chủ tướng Trần Văn Dư ra Huế với chủ trương hoãn binh để bảo toàn
lực lượng, nhưng đã bị sát hại. Để bảo vệ tổ chức Phan Bá Phiến đã tuẫn tiết tại cửa Khuyết nay là
Cửa Đại - Hội An. Phan Bá Phiến mất ngày 21-9-1887 nhằm ngày mồng 5 tháng tám Âm lịch,
hưởng dương 48 tuổi. Năm ngày sau khi Phan Bá Phiến mất, Nguyễn Duy Hiệu cũng hy sinh, phong
trào nghĩa hội do những sĩ phu yêu nước xứ Quảng thành lập từ đây tan rã. Cảm kích trước dũng khí
của những người yêu nước như cụ Phan Bá Phiến, Phan Bội Châu đã có những lời xúc cảm ghi trên
bia mộ: “Sống hiếu chết trung ,vì nước sống đẹp, vì dân chết oanh liệt. Ông quả đủ cả hai đức
sáng và trung kiên.”

22
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
Suốt cuộc đời đấu tranh vì độc lập dân tộc,ông luôn canh cánh trong lòng nỗi nhớ quê
hương và ước nguyện lớn nhất của ông là được trở về nằm bên dòng sông Trương Giang. Người dân
yêu mến tinh thần và nghĩa khí của Phan Bá Phiến đã 4 lần dời mộ ông để bảo vệ sự truy xác của
triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp. Năm 1986 mộ Phan Bá Phiến đã được xây dựng bên dòng
Trường Giang theo như ước nguyện cuối đời của ông.
II.2. Võ Chí Công :

Sinh ngày 7 tháng 8 năm 1913, tại phủ Tam Kỳ (nay là xã Tam Xuân- Núi Thành), trong
một gia đình Nho học giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Ông tên thật là Võ Toàn, là nhà
hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
Tuổi thơ của ông rèn đúc trong nỗi đau mất nước, được tắm mình trong các phong trào yêu
nước sục sôi chống Pháp ở Trung Kỳ lúc đó. Ông có may mắn và vinh hạnh được sinh thành ở miền
đất đã sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt của dân tộc ta hồi cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, mà tiêu biểu
là các cụ Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
Có thể xem cuộc đời cách mạng của đồng chí Võ Chí Công là hiện thân của một thế hệ cách
mạng tài trí, kiên cường trưởng thành từ cơ sở. Là một thanh niên yêu nước giàu nhiệt huyết, tắm
mình trong phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Kỳ, sau khi Đảng ta ra đời, cả một lớp
thanh niên yêu nước ấy chuyển sang khuynh hướng vô sản như một tất yếu tự nhiên. Ông gia nhập

Đảng Cộng sản vào năm 1932, rồi dần dần trở thành một trong những người lãnh đạo chủ chốt trong
vùng những năm sau đó. Mật thám địa phương xem ông là phần tử cực kì nguy hiểm, đã nhiều lần tổ
chức vây bắt. Tháng 6 - 1943, do có sự phản bội, chỉ điểm, ông đã bị mật thám Pháp bắt đầy lên nhà
lao Buôn Ma Thuật với mức án 25 năm tù cầm cố. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông được tha và
trở về tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng, được tỉnh uỷ giao nhiệm vụ chủ trì công việc của Uỷ
ban bạo động khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Ông đã cùng các đồng chí
lãnh đạo đề ra kế hoạch hành động một các sáng tạo và hết sức linh hoạt, đã nhanh chóng giành
thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa này.
Gần cả cuộc đời cách mạng của đồng chí Võ Chí Công gắn liền với quê hương Quảng Nam
- Đà Nẵng và khu V từ ngày đầu hoạt động cách mạng
cho đến mùa xuân toàn thắng năm 1975.
Sau khi cách mạng tháng tám thành công,
đồng chí Võ Chí Công trở thành một trong những nhà
lãnh đạo chủ chốt của Quảng Nam - Đà Nẵng phụ
trách tư pháp và bắt đầu gắn liền sự nghiệp cách mạng
của mình với sự nghiệp xây dựng chính quyền và lực
lượng vũ trang ở khu V.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, liên khu V được Đảng và Bác Hồ giao nhiệm vụ
giúp đỡ cách mạng Lào và cách mạng Campuchia. Võ
Chí Công và những người đồng đội của mình đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được Trung ương giao phó. từ
kinh nghiệm quí của hoạt động giúp bạn, trong kháng

23
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
chiến chống Mỹ, khu V đã hơn một lần được Trung ương chỉ định giúp đỡ cách mạng các nước anh
em. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đồng ý cử đồng chí đang tham gia cải cách ruộng đất ở Việt Bắc, bí mật trở lại khu V, trên một
chuyến bay của Pháp, cùng đồng chí Lê Đức Thọ vào Nam bộ, tổ chức cuộc chiến đấu của khu V

trong tình hình mới. Từ đó, trên cương vị quyền bí thư, rồi Bí thư Khu ủy kiêm Chính uỷ Quân khu
V cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng chí Võ Chí Công đã có những cống hiến xuất
sắc cho cách mạng miền Nam. Do bám sát cơ sở, bám sát phong trào, lại trung thành kiên định, từ
thực tiễn chỉ đạo cách mạng khu V, đồng chí đã đề xuất với Trung ương nhiều vấn đề có tính chiến
lược mang ý nghĩ phổ quát của con đường cách mạng miền Nam, đó là con đường dùng bạo lực
cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của quân thù.
Giữa năm 1961, đồng chí được Bộ chính trị cử vào Nam bộ làm phó bí thư Trung ương cục
miền Nam. Tại Đại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (3 - 1962), đồng chí được
bầu làm phó chủ tịch và là đại diện của Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam bên cạnh
mặt trận.
Sau khi đất nước thống nhất, đồng chí được Đảng điều động ra Trung ương công tác. Tại Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đồng chí được bầu lại vào ban chấp hành Trung ương và
được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Ban bí thư và được cử làm phó thủ tưởng chính phủ phụ
trách khối nông - lâm - ngư nghiệp.
Năm 1987, tại kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VIII, đồng chí được Đảng cử và Quốc hội nhất
trí cao bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Là người đứng
đầu cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, Chủ tịch tập thể của Nhà nước ta, đồng
chí đã có đóng góp quan trọng cho hoạt động đổi mới cho cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, đặc
biệt là trong việc lập hiến, lập pháp.
Từ tháng 6 năm 1991 đến tháng 6 năm 1996, ông là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương
Đảng.
Trên con đường cách mạng vẻ vang của Bác Hồ vĩ đại, ở những cương vị công tác khác
nhau, đồng chí Võ Chí Công đã kiên định lập trường nguyên tắc của Đảng, nhưng thực hiện sáng tạo
và linh hoạt nhiệm vụ được giao với nghị lực phi thường của người cộng sản. Đạo đức của đồng chí
luôn thể hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phong cách lãnh đạo gần gũi quần chúng, được
nhiều người yêu mến. Ông đã được nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng.

24
Đề tài tài thực tập tốt nghiệp
C. PHẦN KẾT LUẬN



Về cùng em thăm lại Chu Lai
Cát cựa mình bâng khuâng nỗi nhớ
Viên đá cuội thì thầm biết nói
Gió Kỳ Hà trăn trở chuyện nghìn năm

Về Núi Thành hồi ức tuổi hai mươi
Cháy bỏng trong tôi, nghe từng nhịp thở
Đi bên em anh thấy mình mắc nợ
Một miền quê gắn bó nửa cuộc đời
( Vầng sáng Chu Lai - Phạm Phú Hưng)
Về với Núi Thành là về với nơi mà đại tướng Chu Huy Mân, đồng chí Tố Hữu đã từng băng
qua lửa đạn về nằm lót ổ chỉ đạo phong trào trong kháng chiến. Về với Núi Thành cũng là về với
một rẻo đất nhỏ nằm trong trảng Bà mù, với một tấm bảng đá nhỏ như một chứng tích giản đơn bên
cát. Và bây giờ, trên cái trảng cát mênh mông năm ấy, một vóc dáng công nghiệp đã được tạo dựng,
một tương lai rạng rỡ đang mở ra cho mảnh đất này khi Khu kinh tế mở Chu Lai - Khu kinh tế mở
đầu tiên của cả nước - đang đi vào hoạt động. Các dự án đã và đang được triển khai với sự nỗ lực
của cả tỉnh, huyện cùng với sự giúp đỡ của Trung ương để thực hiện mục tiêu của Khu kinh tế mở
Chu Lai. Có thể hi vọng rằng, không bao lâu nữa, nơi đây sẽ trở thành khu công nghiệp hiện đại, một
vùng du lịch hấp dẫn và một thành phố biển đàng hoàng, to đẹp, góp phần vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta.
Cùng với sự chuyển mình về kinh tế, trong những năm gần đây, Núi Thành nói riêng,
Quảng Nam nói chung đang diễn ra một cuộc phục hưng trong lĩnh vực văn hoá. Những giá trị
truyền thống đang được khôi phục. Các di sản văn hoá vật chất đang được chính quyền và nhân dân
chú trọng tu bổ, gìn giữ, tôn tạo (Ngành văn hoá - thông tin phối hợp cùng huyện Núi Thành lập dự
án tôn tạo xây dựng khu di tích chiến thắng Núi Thành thành khu du lịch gắn với tour du lịch biển
Rạng - chùa Hang - hố Giang Thơm; Ngành Bảo tàng đã tiến hành khai quật nhiều hiện vật cổ có giá
trị tại khu Bàu Dũ, Bàu Trám, Bàu Nê, khu mộ chum, đưa về trưng bày ở các bảo tàng Quảng Nam -
Đà Nẵng, nay là thành phố Đà Nẵng;…). Những hình thức hoạt động văn hoá đa dạng, phong phú,

sinh động ( như mở hội bài chòi vào dịp tết đến xuân về, tổ chức ngày hội văn hoá miền biển hàng
năm với quy mô ngày một lớn hơn…) đang thu hút và đáp ứng được phần nào nhu cầu hưởng thụ
văn hoá của nhân dân. Nhưng cùng lúc này, mặt trái của nền kinh tế thị trường với khuynh hướng
thương mại hoá, sự xáo trộn về bậc thang giá trị, sự phục hồi các hủ tục… cũng đang tác động ráo

25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×