Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Công tác quản lý chi trả bhxh đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.29 KB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG

NGUYỄN THỊ LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 8.31.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Thực Huy
2. TS. Vũ Thu Hiền
Bắc Giang, năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và
chưa từng được sử dụng, cơng bố trong bất kì nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được
cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc.
Bắc Ninh, ngày

tháng

năm 2023

Tác giả


Nguyễn Thị La


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ của trường
Đại học Nông Lâm Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình học
tập và nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thực Huy, TS. Vũ
Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin cảm ơn các cán bộ và các lãnh đạo của các phòng ban tại BHXH
tỉnh Bắc Ninh và một số cơ quan ban ngành liên quan đã cung cấp số liệu giúp tơi hồn
thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động
viên khích lệ tơi và tạo điều kiện về thời gian cho tôi học tập và nghiên cứu.
Bắc Ninh, ngày

tháng

năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị La

MỤC LỤC
Lời cam đoan.........................................................................................................i


Lời cảm ơn………................................................................................................ii
Mục lục……………............................................................................................iii

Danh mục từ viết tắt.............................................................................................vi
Danh mục bảng...................................................................................................vii
Danh mục hình.....................................................................................................ix
Mở đầu…………….............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3
5. Đóng góp của luận văn......................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................4
1.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................4
1.1.1. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.........................................................4
1.1.2. Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.....................7
1.1.3. Quản lý chi trả BHXH đối với các doanh nghiệp NQD.............................17
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi BHXH đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh................................................................................................28
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chi bảo hiểm xã hội............................................30
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý chi BHXH...30
1.2.2. Một số bài học rút ra về quản lý chi BHXH cho thành phố Bắc Ninh.......32
Chương 2: phương pháp nghiên cứu...............................................................34
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................34
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................35
2.1.3. Khái quát chung về BHXH tỉnh Bắc Ninh................................................37
2.1.4. Tình hình các doanh nghiệp NQD tham gia BHXH trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh.............................................................................................................41

2.1.5. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu......................................................45
2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................47


2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu....................................................................47
2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu..................................................................49
2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.....................................................................51
Chương 3: kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................53
3.1. Thực trạng chi BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh.............................................................................................53
3.1.1. Tổng số người và số tiền chi trả theo chế độ BHXH.................................53
thành phố Bắc Ninh.............................................................................................54
3.1.2. Kết quả chi trả chế độ hưu trí....................................................................55
hàng tháng 2020-2022.........................................................................................55
3.1.3. Kết quả chi trả chế độ trợ cấp MSLĐ, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp
TNLĐ - BNN hàng tháng....................................................................................56
3.1.4. Kết quả chi trả chế độ trợ cấp một lần.......................................................57
3.1.5. Kết quả chi trả chế độ trợ cấp ngắn hạn (ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng
sức)...................................................................................................................... 59
3.2. Thực trạng quản lý chi BHXH đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn thành
phố Bắc Ninh......................................................................................................59
3.2.1. Lập dự toán chi BHXH.............................................................................59
3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch chi BHXH.....................................................63
3.2.3. Kiểm tra, kiểm soát thực hiện kế hoạch chi BHXH...................................78
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi BHXH đối với doanh nghiệp NQD
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.........................................................................80
3.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về chính sách của Nhà nước.....................................80
3.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về đối tượng hưởng..................................................82
3.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về về chủ thể quản lý chi BHXH..............................83
3.4. Đánh giá chung về quản lý chi BHXH đối với doanh nghiệp NQD trên địa

bàn thành phố Bắc Ninh......................................................................................84
3.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................84
3.4.2. Những hạn chế..........................................................................................85
3.5. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi BHXH đối với doanh nghiệp NQD trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh......................................................................................86
3.5.1. Đổi mới công tác lập và xét duyệt dự tốn chi BHXH..............................86
3.5.2. Hồn thiện cơng tác tổ chức và thực hiện chi trả BHXH...........................87
3.5.3. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chi BHXH........91


3.5.4. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền.............................................94
Kết luận và kiến nghị........................................................................................97
1. Kết luận...........................................................................................................97
2. Kiến nghị.........................................................................................................98
2.1. Kiến nghị với BHXH Việt Nam...................................................................98
2.2. Kiến nghị với BHXH tỉnh Bắc Ninh............................................................98
Tài liệu tham khảo............................................................................................99
Phụ lục……......................................................................................................101

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ASXH

An sinh xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHXH TN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHYT

Bảo hiểm y tế

CHLB

Cộng hoà Liên Bang

HCSN

Hành chính sự nghiệp

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

KCN

Khu công nghiệp

LLVT


Lực lượng vũ trang

MSLĐ

Mất sức lao động

NHNN&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nơng thơn

NLĐ

Người lao động

NQD

Ngồi quốc doanh

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TNLĐ - BNN

Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp


UBND

Uỷ ban nhân dân

DANH MỤC BẢN
Bảng 2.1.

Kết quả chi thường xuyên BHXH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh năm
2020-2022................................................................................................40


Bảng 2.2.

Kết quả thu BHXH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh năm 2020-2022...40

Bảng 2.3.

So sánh số tiền thu - chi BHXH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh năm
2020-2022................................................................................................41

Bảng 2.4.

Số lượng doanh nghiệp tham gia BHXH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
.................................................................................................................43

Bảng 2.5.

Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH trên địa bàn thành
phố Bắc Ninh...........................................................................................44


Bảng 2.6.

Tổng hợp thông tin và nguồn thông tin thu thập.....................................47

Bảng 2.7.

Số lượng mẫu theo điểm nghiên cứu.......................................................48

Bảng 2.8.

Số lượng mẫu theo loại hình doanh nghiệp.............................................48

Bảng 2.9.

Đặc điểm đối tượng lao động điều tra.....................................................49

YBảng 3.1.

Số lượt người trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố
Bắc Ninh được hưởng bảo hiểm xã hội...................................................53

Bảng 3.2.

Số tiền chi trả BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành
phố Bắc Ninh...........................................................................................54

Bảng 3.3.

Số người được hưởng và số tiền chi trả chế độ hưu trí hàng tháng (20202022)........................................................................................................55


Bảng 3.4.

Số người được hưởng và số tiền chi trả chế độ MSLĐ, Tuất hàng tháng
và TNLĐ - BNN hàng tháng 2020-2022)...............................................56

Bảng 3.5.

Số lượt người được hưởng và số tiền chi trả trợ cấp BHXH một lần
2020-2022)............................................................................................578

Bảng 3.6.

Số lượt người được hưởng và số tiền chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn
2020-2022)..............................................................................................59

Bảng 3.7.

Dự toán chi BHXH cho khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại BHXH
Bắc Ninh..................................................................................................61

Bảng 3.8.

Ngun nhân của tình trạng lập dự tốn chi chưa sát với thực tế............62

Bảng 3.9.

Mức độ hài lòng của người hưởng về chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH
hàng tháng................................................................................................65


Bảng 3.10.

Số tiền chi chế độ lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Bắc Ninh theo năm...................66


Bảng 3.11.

So sánh thực hiện và kế hoạch số tiền chi lương hưu và chế độ trợ cấp
BHXH hàng tháng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại BHXH
thành phố Bắc Ninh theo năm..................................................................67

Bảng 3.12.

Kết quả chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn cho các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh tại BHXH thành phố Bắc Ninh............................................71

Bảng 3.13.

So sánh thực hiện với kế hoạch về chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn cho
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại BHXH thành phố Bắc Ninh.....72

Bảng 3.14.

Kết quả khảo sát về hiệu quả công tác chi BHXH ngắn hạn...................73

Bảng 3.15.

Số tiền chi BHXH một lần của BHXh thành phố Bắc Ninh cho doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.........................................................................75


Bảng 3.16.

So sánh thực hiện với kế họach chi BHXH một lần cho doanh nghiệp
ngoài quốc doanh.....................................................................................76

Bảng 3.17.

Kết quả điều tra về hiệu quả công tác chi BHXH một lần......................77

Bảng 3.18.

Số lượng doanh nghiệp kiểm tra của BHXH Bắc Ninh...........................79

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Bắc Ninh......................................34


Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy BHXH tỉnh Bắc Ninh...........................................38
Hình 3.1. Quy trình chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng
63
Hình 3.2. Quy trình chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn..................................68
Hình 3.3. Mức độ hài lịng của người được hưởng chế độ BHXH
ngắn hạn về phương thức chi trả (n = 70)............................................................69
Hình 3.4. Quy trình chi trả trợ cấp BHXH một lần.....................................74
Hình 3.5. Đánh giá của các đối tượng hưởng chế độ BHXH về tầm
quan trọng của bảo hiểm (n = 150)......................................................................82
Hình 3.6. Đánh giá của các đối tượng hưởng chế độ BHXH về thái
độ của cán bộ làm công tác chi trả bảo hiểm (n = 150).......................................84



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội - một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước với bản chất
nhân văn sâu sắc, nhằm an sinh xã hội, mang lại cuộc sống an lành, ấm no, tự do
và hạnh phúc cho con người, có thể nói BHXH là người bạn ''tương trợ'' theo suốt
cuộc đời (sinh, lão, bệnh, tử) của NLĐ, từ lúc còn trong bụng mẹ được hưởng chế
độ trợ cấp thai sản, đến khi trưởng thành là NLĐ được hưởng trợ cấp khi ốm đau,
tai nạn, thất nghiệp, lúc tuổi già được hưởng trợ cấp hưu trí và đến khi qua đời
được BHXH lo toan chu đáo tiền mai táng phí, tiền tử tuất. BHXH góp phần thực
hiện mục đích phục vụ cuộc sống con người, làm cho dân sinh hạnh phúc, xây
dựng đất nước với dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Do đó, nó
ln là chính sách quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới và được Tổ chức
lao động Quốc tế công nhận. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù ở
chế độ xã hội nào, dù nền kinh tế phát triển hay đang hoặc kém phát triển cũng
đều thực hiện chính sách BHXH.
Thành phố Bắc Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của tỉnh
Bắc Ninh, có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, số lượng doanh nghiệp
NQD lớn. Đảng và Nhà nước có chủ trương, đường lối, chính sách khuyến khích,
tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia BHXH. Sau nhiều năm thực
hiện Luật BHXH trên địa bàn thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:
nhận thức của các cấp, các ngành, NLĐ và nhân dân về BHXH được nâng lên,
chủ SDLĐ đã có ý thức hơn trong việc quan tâm bảo đảm quyền lợi cho NLĐ,
đồng thời NLĐ đã dần nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về quyền và trách nhiệm
của mình khi tham gia BHXH... Cơng tác tổ chức quản lý chi trả BHXH tại khối
doanh nghiệp NQD được thực hiện đúng quy định, năm 2021, BHXH tỉnh Bắc
Ninh quản lý 22.605 đối tượng hưởng các chế độ BHXH thường xuyên hàng
tháng, chiếm 28,85% so với toàn tỉnh, tổng số tiền chi trả gần 446 tỷ đồng, chiếm
30,93% so với toàn tỉnh, tăng 21,9% so với năm 2020. Việc tổ chức thực hiện

đúng quy định chính sách BHXH đã đưa Luật BHXH dần đi vào cuộc sống, cơng
tác chi trả cơ bản đảm bảo an tồn, kịp thời, góp phần ổn định đời sống cho người
hưởng chế độ BHXH, đồng thời góp phần ổn định chính trị - xã hội và thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Trong công tác tổ chức quản lý chi trả BHXH tại khối doanh nghiệp NQD
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh cũng bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập như: việc
quy định NSDLĐ giữ lại 2% để chi trả cho NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độ và
thực hiện thanh quyết toán hằng quý với tổ chức BHXH, thực tế chưa đáp ứng
được mục đích là chi kịp thời, mà cịn khó khăn cho giải quyết, quyết tốn và
quản lý thu nộp BHXH, công tác quản lý đối tượng và chi trả trợ cấp BHXH gặp
rất nhiều khó khăn, số đối tượng hưởng BHXH đa dạng, phức tạp, số tiền chi
BHXH ngày càng lớn đã và đang là những khó khăn, thách thức không nhỏ đối
với vấn đề quản lý chi BHXH đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài: “Công tác quản lý chi
trả BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh, tỉnh Bắc Ninh” là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác chi trả BHXH đối với doanh nghiệp NQD trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hồn
thiện công tác quản lý chi trả BHXH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong thời
gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi trả BHXH đối với
doanh nghiệp NQD.
- Đánh giá thực trạng về quản lý chi trả BHXH đối với doanh nghiệp
NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả
BHXH đối với khối doanh nghiệp NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong
thời gian tới.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng công tác chi trả BHXH đối với doanh nghiệp NQD trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh như thế nào?
- Những nhân tố nào tác đến công tác chi trả BHXH đối với doanh nghiệp


NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh?
- Giải pháp nào để hồn thiện cơng tác quản lý chi trả BHXH đối với
doanh nghiệp NQD trên địa bàn thành phố Bắc Ninh?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi trả BHXH đối với các
doanh nghiệp NQD tại thành phố Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu quản lý chi trả BHXH đối với các doanh
nghiệp NQD theo quy trình quản lý từ lập kế hoạch chi trả, tổ chức thực hiện kế
hoạch chi trả và kiểm sốt q trình thực hiện kế hoạch chi trả BHXH đối với
các doanh nghiệp NQD.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại khu vực
thành phố Bắc Ninh.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài thực hiện dựa vào tài liệu có liên quan đến
nội dung nghiên cứu thu thập từ năm 2020 đến năm 2022
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận về BHXH và quản lý chi BHXH.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi BHXH đối với các doanh
nghiệp NQD tại thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2020-2022.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý chi BHXH đối với các

doanh nghiệp NQD tại thành phố Bắc Ninh thời gian tới.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu
về BHXH cũng như có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính
sách và quản lý chi BHXH đối với các doanh nghiệp NQD tại thành phố Bắc
Ninh.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Theo Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã được Quốc hội khố XIV
thơng qua quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Kinh doanh là việc thực
hiện liên tục một số hoặt tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lợi. Khu vục kinh tế NQD là toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh doanh của tư nhân
đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý.
Theo Luật Doanh nghiệp (2020) doanh nghiệp NQD bao gồm các loại sau:
- Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá
nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Công ty TNHH từ hai thành viên
trở lên là doanh nghiệp có từ hai thành viên tham gia góp vốn góp sức và các
thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh
nghiệp trong phạm vị số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên có thể là
tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không quá 50 người. Công ty TNHH một
thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác

của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty cổ phần: Cơng ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó, vốn điều lệ
được chia thành nhiều phần bằng nhau; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng
cổ đơng tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đơng có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình
cho người khác trừ trường hợp cổ đơng có cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.


- Cơng ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên
là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung gọi
là thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp
vốn; thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của cơng ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm
về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài là doanh nghiệp do tổ chức,
cá nhân của nước ngoài thành lập trên lãnh thổ Việt Nam dưới dạng công ty
TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh…
1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều tự chủ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Chính sách kinh tế mở đã tạo cơ hội cho
kinh tế NQD phát huy hết khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế. Trong nền kinh
tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng, chính điều này đã
tạo nên sức mạnh và những thế mạnh riêng cho thành phần kinh tế NQD. Doanh
nghiệp kinh tế NQD có những đặc điểm sau:
- Chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dễ thích ứng: Người quản
lý thường là chủ sở hữu hoặc là người có vốn lớn nhất nên họ được quyền đưa ra các
quyết định. Cũng do quy mô hoạt động nhỏ nên họ được tự do hành động, họ có khả
năng tự quyết nên họ có thể chớp lấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi. Vì vậy, các
doanh nghiệp NQD có sự thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường. Việc thâm

nhập vào thị trường hàng hoá trong giai đoạn này sẽ đem lại cho doanh nghiệp thành
công và khi sản phẩm bị thị trường từ chối thì doanh nghiệp dễ dàng rút lui và lựa
chọn mặt hàng kinh doanh khác trong phạm vi được phép sao cho có lợi nhất phù
hợp với khả năng của mình. Vì vậy, đây là một thế mạnh để doanh nghiệp NQD
tham gia thị trường với các doanh nghiệp Nhà nước.
- Cơ cấu quản lý linh hoạt: Các doanh nghiệp NQD thường thích hợp với
những cơ cấu tổ chức đơn giản. Số lượng nhân viên ít và các nhân viên này
thường phải đảm nhận công việc theo kiểu đa năng. Phần lớn các chủ doanh
nghiệp vừa phải đảm nhận vai trò quản trị (điều hành và chỉ huy nhân viên) vừa
phải đảm nhiệm vai trị lãnh đạo (tìm kiếm và quyết định cơ hội đầu tư). Mặt
khác, vốn của thành phần kinh tế này là do những chủ thể kinh doanh tình
nguyện đóng góp, do các cổ đơng đóng góp hay do liên doanh liên kết… bằng


tiền hoặc tài sản. Vì thế họ có tồn quyền quyết định ngành nghề kinh doanh phù
hợp với khả năng, trình độ nhu cầu của thị trường đối với loại hàng hố mà họ sẽ
kinh doanh. Mặc dù quy mơ hoạt động khá bé nhỏ, song đó lại là một lợi thế cho
các doanh nghiệp NQD tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Chi phí gián tiếp thấp: Đặc điểm của một doanh nghiệp NQD là một
người chủ và số nhân viên làm việc không thường xuyên, giúp cho chi phí thấp.
Chi phí gián tiếp thấp tạo lợi thế cạnh tranh về giá của các sản phẩm cuối cùng.
Chủ doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao với lợi ích của họ gắn liền với sự
thành bại của doanh nghiệp. Cũng chính vì vậy, họ địi hỏi nhân viên làm việc
nghiêm túc và hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực vẫn thường gặp ở các
doanh nghiệp NQD. Do vậy, khối lượng vốn để hỗ trợ cho từng doanh nghiệp sẽ
không lớn, hiệu quả và sử dụng vốn cao và thời gian thu hồi vốn nhanh. Tuy
nhiên, thành phần kinh tế NQD cũng có khơng ít những hạn chế của nó.
- Khả năng tài chính còn nhỏ bé: Trong giai đoạn đầu, phần lớn các doanh
nghiệp NQD đều gặp phải vấn đề thiếu vốn. Các tổ chức tài chính thường e ngại
khi tài trợ cho các doanh nghiệp NQD này vì họ chưa có q trình kinh doanh,

chưa có uy tín và chưa thể tạo lập được khả năng trả nợ. Do vậy, các doanh
nghiệp NQD phần lớn dựa vào nguồn vốn chính từ bạn bè, thu hút vốn qua hình
thức mua bán chịu…Việc mở rộng doanh nghiệp luôn bị hạn hẹp về nguồn vốn.
- Trình độ cơng nghệ sản xuất cịn ở mức thấp: Trình độ cơng nghệ là yếu
tố quyết định đến năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường. Hiện tại các doanh nghiệp NQD có cơng nghệ hiện đại khơng
nhiều, chỉ có một số cơng ty liên doanh, cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi được
trang bị máy móc và dây truyền tiên tiến, cịn lại sử dụng các cơng cụ thủ cơng,
thiếu đồng bộ.
- Môi trường sản xuất kinh doanh chưa ổn định: Nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung đã làm cho nền kinh tế nước ta trì trệ, khơng tạo động lực thúc đẩy các
thành phần kinh tế nói chung và nền kinh tế NQD nói riêng phát triển.
1.1.1.3. Vai trị của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp NQD được xác định là một trong những trụ cột của nền kinh
tế quốc dân; Là nhân tố chủ yếu thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế; Là khu
vực góp phần ngày càng quan trọng vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm trong
nước; Là lực lượng chủ yếu thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế từ


nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế phát triển đa dạng, cả công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo u cầu của thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế; Là nơi thu hút nhiều lao động, tạo nhiều việc
làm cho NLĐ; Là lực lượng to lớn nhất trong các hoạt động xã hội, từ thiện, xóa
đói, giảm nghèo, giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội; Là nơi góp
phần đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân lực lao động. Trong quá trình đổi mới
kinh tế ở Việt Nam, các doanh nghiệp NQD vừa và nhỏ có vai trị rất quan trọng,
góp phần gìn giữ và phát triển những ngành nghề truyền thống, tạo nhiều việc
làm cho xã hội.
1.1.2. Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh
1.1.2.1. Khái niệm, bản chất và vai trị của BHXH

a) Khái niệm về BHXH
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại...
Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những
sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con
người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy,
việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc
vào chính khả năng lao động của họ. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc
nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh
sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều
ngẫu nhiên phát sinh làm cho con người bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều
kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay tai nạn trong lao động,
mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy
giảm... Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống
khơng vì thế mà mất đi, trái lại cịn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số
nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau; tai nạn
thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng... Bởi vậy, muốn tồn tại
và ổn định cuộc sống, con người và xã hội lồi người phải tìm ra và thực tế đã
tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội
bộ cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước... Nhưng
những cách giải quyết đó là hồn tồn thụ động và khơng chắc chắn.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân cơng trở nên phổ
biến thì mối quan hệ kinh tế giữa NLĐ làm thuê và giới chủ cũng trở nên phức


tạp. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động nhưng về sau đã phải cam
kết bảo đảm cho NLĐ làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải
những nhu cầu thiết yếu khi không may bị rủi ro như: ốm đau, tai nạn, thai sản...
Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không
phải chi ra một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra
những khoản tiền lớn cho NLĐ mà họ khơng muốn. Vì thế, mâu thuẫn chủ - thợ

phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu
tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh
tế - xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hòa mâu thuẫn
bằng cách buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định
hàng tháng được tính tốn chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với
người làm thuê. Sự can thiệp này đã nâng cao được vai trò của Nhà nước. Số tiền
đóng góp của giới chủ và giới thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung, quỹ này
cịn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống
cho NLĐ khi gặp phải những rủi ro, bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng
buộc đó mà rủi ro, bất lợi của NLĐ được dàn trải, cuộc sống của NLĐ và gia
đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và
được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ
tập trung được thiết lập ngày càng lớn. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của
quỹ ngày càng đảm bảo.
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ như ở
trên được thế giới quan niệm là BHXH đối với NLĐ. Cho đến nay, có khá nhiều
khái niệm về BHXH.
- Theo Tổ chức Lao động quốc tế: BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với
các thành viên của mình thơng qua các biện pháp cơng cộng, nhằm chống lại các
khó khăn về kinh tế - xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu thập, gây ra bởi ốm đau,
thai sản, TNLĐ, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, chết; đồng thời đảm bảo các
chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.
Với khái niệm này, đối tượng được bảo vệ bằng hệ thống BHXH thường là
những NLĐ và thân nhân của họ, không phải là tất cả các thành viên của xã hội
nói chung. Biện pháp cơng cộng được sử dụng trong BHXH thông thường là biện
pháp lập quỹ chuyên dùng, từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ, hầu như không
bao hàm sự chu cấp từ NSNN hoặc từ các quỹ xã hội.
- Theo nghĩa rộng, BHXH là một phạm trù kinh tế - xã hội tổng hợp, đa



dạng và phức tạp. Trong ngôn ngữ Tiếng Việt, khi đưa ra khái niệm BHXH
người ta xuất phát từ khái niệm chung về bảo hiểm. Có thể hiểu: Bảo hiểm là sự
đảm bảo bằng quy định hoặc thoả thuận về việc trả một khoản tiền cho bên tham
gia khi có rủi ro xảy ra với đối tượng được bảo hiểm, trên cơ sở một khoản đóng
góp vào quỹ bảo hiểm. Thơng qua bảo hiểm, những người tham gia có thể chia sẻ
một số rủi ro của cá nhân mình cho cộng đồng và nhà tổ chức có thể tính tốn để
quản lý các rủi ro đó.
- Theo nghĩa hẹp, BHXH chỉ bao gồm trường hợp bảo hiểm thu nhập cho
NLĐ. Vì vậy, BHYT, BHTN thường được tách ra với tên gọi riêng mặc dù đó
cũng là những hình thức bảo hiểm mang tính xã hội và phi lợi nhuận.
Ở nước ta, cũng như một số nước trên thế giới khi đưa ra khái niệm về
BHXH, người ta cũng xuất phát từ nghĩa hẹp này. Cụ thể, Luật BHXH ở Việt
Nam khẳng định: "BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN,
thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH" (Quốc
hội, 2006)
- Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học: BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản,
TNLĐ - BNN, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài
chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước
theo pháp luật nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng
thời góp phần đảm bảo an tồn xã hội.
Các khái niệm nêu trên đều có nội hàm tương đối thống nhất, thể hiện ở
một số điểm sau đây:
- BHXH là sự bảo vệ của xã hội, của Nhà nước đối với NLĐ.
- NLĐ sẽ được BHXH trợ giúp vật chất và các dịch vụ y tế cần thiết để ổn
định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ.
- Chỉ trong các trường hợp có những rủi ro liên quan đến thu nhập của NLĐ
thì mới được hưởng BHXH.
- BHXH được thực hiện trên cơ sở một quỹ tiền tệ.

Chính vì quan niệm về BHXH có sự khác nhau, nên mơ hình tổ chức hệ
thống BHXH cũng rất khác nhau giữa các nước trên thế giới. Có những nước
(như Mỹ, Thụy Điển, Đức…), hệ thống tổ chức BHXH mang tính tổng hợp, có


nghĩa là BHXH bao gồm cả BHYT và BHTN. Có những nước, mỗi loại hình bảo
hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) lại được tổ chức thành một hệ thống riêng (như
Nhật Bản…). Tuy nhiên, những khái niệm này đã thể hiện được nhận thức chung
về BHXH như sau:
- Trước hết phải khẳng định, BHXH là một loại hình bảo hiểm mang tính xã
hội rất cao, bởi thế tổ chức BHXH hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận.
- Đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ, còn diện bảo vệ của BHXH
lại bao gồm cả NLĐ và gia đình họ. Vì thế, suy cho cùng BHXH đã, đang và sẽ
bảo vệ cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội.
- Tham gia đóng góp để hình thành quỹ BHXH bao gồm cả NLĐ và NSDLĐ.
Quỹ được hình thành và sử dụng ln có sự hỗ trợ và bảo hộ của Nhà nước.
- Rủi ro và sự kiện trong BHXH đều liên quan đến thu nhập của NLĐ. Đó
là các rủi ro như: ốm đau, TNLĐ - BNN, thất nghiệp, tàn phế… và các sự kiện
như: tuổi già về hưu, sinh đẻ của lao động nữ…
- Mục đích của BHXH là góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình
họ, góp phần đảm bảo ASXH.
Xuất phát từ những quan điểm và nhận thức trên, tác giả luận văn cho rằng:
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ
bị giảm hoặc mất thu nhập vì rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm, trên cơ sở hình thành
và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ
và gia đình họ, góp phần đảm bảo ASXH.
b) Bản chất của BHXH
- BHXH là phạm trù kinh tế xã hội tổng hợp, là một trong những chính sách
kinh tế xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia. Nó thể hiện trình độ văn minh, tiềm
lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia.

- BHXH là hình thức bảo hiểm thu nhập cho NLĐ, là sản phẩm tất yếu khách
quan của xã hội phát triển. Khi kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và
hồn thiện. Vì thế có thể khẳng định sự phát triển kinh tế là nền tảng của BHXH.
- BHXH là hình thức dịch vụ công để quản lý và đáp ứng nhu cầu chia sẻ
rủi ro trong cộng đồng. Những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất
việc làm trong BHXH diễn ra cả trong và ngồi q trình lao động, có thể là
những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau,



×