Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ẩn dụ trong ca từ trịnh công sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.25 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH



TRẦN THỊ MỸ LIÊN



ẨN DỤ TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN
DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC









Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH




TRẦN THỊ MỸ LIÊN


ẨN DỤ TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN
DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. DƯ NGỌC NGÂN





Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI TRI ÂN

 Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với sự hướng dẫn tận
tình và hỗ trợ những tài liệu quý giá về Ngôn ngữ học tri nhận của PGS.TS Dư Ngọc
Ngân;
 Xin cảm ơn GS.TS Lý Toàn Thắng, người đã nhiệt tình giảng giải và động viên
tác giả luận văn trong quá trình triển khai đề tài;
 Xin mãi biết ơn sự giảng dạy nhiệt tình của tất cả thầy cô đã giúp tác giả luận

văn hoàn thành các chuyên ngành trong chương trình cao học;
 Xin chân thành cảm ơn Phòng Sau Đại học, Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, với tư cách là đơn vị đào tạo và tổ chức để luận văn
được bảo vệ;
 Xin khắc ghi sự động viên tinh thần của tất cả bạn bè và người thân trong thời gian
học tập, tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu của tác giả luận văn.
MỤC LỤC
4TLỜI TRI ÂN4T 3
4TMỤC LỤC4T 4
4TMỞ ĐẦU4T 6
4T0.1.Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu4T 6
4T0.2.Lịch sử nghiên cứu4T 7
4T0.3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu4T 10
4T0.4. Phương pháp nghiên cứu4T 10
4T0.5. Ý nghĩa của đề tài4T 11
4T0.6. Cấu trúc của luận văn4T 12
4TChương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT4T 13
4T1.1 Vấn đề về ngôn ngữ học tri nhận4T 13
4T1.1.1.Thế nào là Ngôn ngữ học tri nhận?4T 13
4T1.1.2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận4T 15
4T1.2Ẩn dụ tri nhận4T 16
4T1.2.1. Khái niệm ẩn dụ tri nhận4T 16
4T1.2.2. Đặc điểm của ẩn dụ ý niệm4T 19
4T1.2.3. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ tri nhận4T 23
4T1.2.3.1. Ý niệm, phạm trù4T 23
4T1.2.3.2. Khung/ miền/ lĩnh vực4T 24
4T1.2.3.3. Điển dạng4T 24
4T1.2.4. Các loại ẩn dụ tri nhận cơ bản4T 25
4T1.2.4.1. Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphors)4T 25
4T1.2.4.2. Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphor)4T 25

4T1.2.4.3. Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor)4T 26
4TChương 2: ẨN DỤ Ý NIỆM CUỘC ĐỜI TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN4T 28
4T2.1.Cuộc đời là cuộc hành trình4T 28
4T2.2.Cuộc đời là vật thể4T 34
4T2.3.Cuộc đời là con người4T 41
4T2.4.Cuộc đời là cõi tạm4T 46
4TChương 3: ẨN DỤ Ý NIỆM TÌNH YÊU TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN4T 53
4T3.1.Tình yêu là vật thể4T 53
4T3.2.Tình yêu là cuộc hành trình4T 60
4T3.3. Tình yêu là con người.4T 64
4T3.4.Tình yêu là hư vô4T 68
4T3.5.Tình yêu là sự chuyển động của các mùa trong năm4T 72
4TKẾT LUẬN4T 76
4TTÀI LIỆU THAM KHẢO4T 80
4TPhụ lục4T 83
MỞ ĐẦU

0.1.Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Nói đến ngôn ngữ ca từ Trịnh Công Sơn là người ta nghĩ đến một hiện tượng đặc
biệt trong nền văn hóa Việt Nam thế kỷ XX. Có người đã đánh giá ngôn ngữ ca từ Trịnh
Công Sơn “Đã làm một công cuộc thể nghiệm của tiếng Việt trên những chặng đường mới
của ngôn ngữ với những kết hợp từ ngữ tài hoa, những góc độ thu hình lạ lẫm, những tri
giác dày dặn nhiều tầng, đồng thời làm sáng giá những sự vật thông thường và tầm
thường…”[9, tr.24]. Để chứng minh cho luận điểm đó, nhiều nhà nghiên cứu, bình luận đã
khám phá ca từ Trịnh Công Sơn từ nhiều góc nhìn khác nhau. Mỗi đường hướng nghiên cứu
là một công cụ để tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong ca từ của người nhạc sĩ này. Đi vào tình ý
của những khúc ca,
người ta thấy rằng phần ca từ của ông có một “chiều sâu tư duy” và nó
xứng đáng được xem như là những bài thơ vì có một độ sâu riêng. Như vậy, nghiên cứu ca
từ Trịnh Công Sơn phải nghiên cứu cả vấn đề tư duy bên cạnh vấn đề cấu trúc hình thức

ngôn ngữ mới có thể tìm thấy cái “độ sâu” ấy. Với lí do đó, có thể nói, cách tiếp cận theo
hướng ngôn ngữ học tri nhận là công cụ hiệu quả để khám phá cái “chiều sâu tư duy” trong
phần lời ca của nhạc Trịnh. Và hơn hết, với ẩn dụ tri nhận, người ta có thể đi vào bản chất
năng động tiêu biểu nhất của thế giới ẩn dụ. Ở đó, ẩn dụ được mở rộng về mặt biểu đạt các
hình tượng làm cho cấu trúc ngôn ngữ luôn được mở rộng theo chiều kích năng động của tư
duy chứ không bị khuôn cứng trong các mô hình. Vì vậy, ẩn dụ tri nhận, như đã nói là một
công cụ hữu hiệu để đi vào cái vũ trụ bí ẩn, cái thế giới tinh thần mờ khuất để khám phá nơi
đó “cái nhìn thế giới” vừa gần gũi, vừa xa lạ của Trịnh Công Sơn so với cái nền tri nhận
chung của dân tộc, của nhân loại. Đó là lí do mà luận văn triển khai đề tài “Ẩn dụ trong ca
từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận” với hi vọng được góp thêm một
phần nhỏ vào việc tìm hiểu về cái nhìn, sự phân tích và giải thích của người nghệ sĩ này về
cuộc đời, về thế giới bằng một công cụ mới của khoa học ngôn ngữ –ẩn dụ tri nhận.
Triển khai đề tài “Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học
tri nhận”, luận văn nhằm mục đích chính là vận dụng những lí thuyết về ẩn dụ tri nhận để
tìm hiểu những ý niệm về tình yêu và cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn, từ đó đưa ra
những nhận định về đặc điểm ngôn ngữ và tư duy của Trịnh Công Sơn thông qua ca từ của
ông.
0.2.Lịch sử nghiên cứu
Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về Trịnh Công Sơn. Một số bài viết
chủ yếu chỉ đề cập đến con người, cuộc đời, gia đình của Trịnh Công Sơn; một số bài viết
khác là những công trình nghiên cứu ca từ Trịnh Công Sơn theo hướng văn học, ngôn ngữ
học, âm nhạc. Có những bài là lời nhận xét chung chung và có những bài trở là những công
trình nghiên cứu rất sâu. Dù là bàn đến Trịnh Công Sơn ở khía cạnh nào, phương diện nào
vào thời điểm nào, đa phần các bài viết về ông thể hiện thái độ ca ngợi, thán phục về tài năng
và nhân cách của người nhạc sĩ này. Với tư cách là một con người,mà mỗi người là một hạt
bụi giữa nhân gian thì Trịnh Công Sơn được người đời ví như “cát bụi lộng lẫy”. Trong quan
hệ với gia đình, ông là người con hiếu thảo, người anh có trách nhiệm. Trong quan hệ với
bạn bè, ông là người bạn chân thành. Trong quan hệ với xã hội, với nghệ thuật và với cuộc
đời này, ông là ân nhân, đã mang đến những tác phẩm âm nhạc bất hủ ca ngợi con người, ca
ngợi cuộc sống, kêu gọi con người sống cho đẹp, cho hay; kêu gọi mọi người hãy đến với

nhau và yêu thương nhau, cùng nhau chống lại chiến tranh, chống lại cái xấu, cái ác…Với tư
cách là một người nghệ sĩ, Trịnh được xem là “người hát rong qua nhiều thế hệ”. Ông là một
“người hát rong” trong cuộc đời để chở những ca khúc của mình đến trái tim của mọi người
để con người gần nhau, yêu thương nhau và đến với cuộc đời , bằng trái tim bao dung đẹp
đẽ. Những ca khúc ấy vượt thời gian trở thành “những bài ca không năm tháng” tồn tại mãi
với cuộc đời này dù cho chủ nhân của những khúc ca ấy đã trở thành người thiên cổ.
Cụ thể là, giải thích về sự nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, dưới nhiều góc
độ khác nhau : âm nhạc, ngôn ngữ học, văn học, nhân học, xã hội học…, người ta đã viết rất
nhiều về những đề tài mang những nội dung như: ca từ đầy chất thơ, cái hay cái lạ trong ca
từ Trịnh Công Sơn, tính triết học, tính thiền trong ca từ Trịnh Công Sơn, những biểu tượng
ngôn ngữ đặc biệt trong ca từ của ông, con người thơ ca của Trịnh…. Tất cả những điều đó
được tập hợp lại trong những cuốn sách, bài viết, công trình khoa học như:
Tập thể các tác giả Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyến đã sưu
tầm và biên soạn cuốn sách Trịnh Công Sơn - Một người thơ ca một cõi đi về và được xuất
bản bởi Nhà xuất bản Âm nhạc và Trung tâm Văn hóa Đông Tây, Hà Nội ngay khi Trịnh
Công Sơn mất (2001). Tiếp đó, các tác giả này tiếp tục cho xuất bản liên tục ba cuốn nữa là
Trịnh Công Sơn - Cát bụi lộng lẫy, Trịnh Công Sơn - Người hát rong qua nhiều thế hệ và
Trịnh Công Sơn - Rơi lệ ru người cũng vào năm 2001.
Những người thân, bạn bè của Trịnh Công Sơn cũng sưu tầm và thể hiện những
tình cảm, suy nghĩ của mình về con người, cuộc đời và ca từ của Trịnh Công Sơn, có thể kể
đến là các tác giả: Trịnh Cung, Nguyễn Quốc Thái với cuốn sách Trịnh Công Sơn - Cuộc
đời, âm nhạc, thơ, hội họa & suy tưởng (năm 2001), Bửu Ý với Trịnh Công Sơn một nhạc sĩ
thiên tài (năm 2003), Nguyễn Đắc Xuân với Trịnh Công Sơn - Có một thời như thế (năm
2003), Hoàng Phủ Ngọc Tường với Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của Hoàng tử bé (năm
2005), Hoàng Tá Thích với Như những dòng sông (2007), Bùi Vĩnh Phúc với Trịnh Công
Sơn- Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (năm 2008). Và còn có những luận văn nghiên
cứu về nhạc Trịnh, đáng chú ý là có cả những công trình nghiên cứu của học viên nước
ngoài như luận văn cao học của tác giả Yoshii Michiko năm 1991 với đề tài Những bài hát
phản chiến của Trịnh Công Sơn( tại Đại học Paris). Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Thúy
với công trình luận văn Thạc sĩ tốt nghiệp tại Đại học Quy Nhơn với đề tài mang tên Vết

chân Dã Tràng cũng là công trình nghiên cứu công phu về con người, cuộc đời của Trịnh
Công Sơn …
Ngoài ra còn có các bài viết trên các trang web, bài báo, tạp chí của nhiều người
bàn về Trịnh Công Sơn và ca khúc của ông. Trước năm 1975 có thể kể đến là các bài viết
của Lê Trương trong Phong trào da vàng ca (Trước 1975), của Tạ Tỵ trong Trịnh Công
Sơn (Trước 1975), của Tô Thùy Yên trong Huyền thoại về con người (Trước 1975). Đặc
biệt, từ sau ngày Trịnh Công Sơn mất, số lượng các bài viết tăng lên rất nhiều, đa số là mang
nội dung ca ngợi tài năng và con người của Trịnh Công Sơn, chẳng hạn, Hà Vũ Trọng có bài
Chiêm ngắm đóa hoa vô thường in trên Tạp chí Hợp Lưu, Hoa kỳ năm 2001, Trần Hữu
Thục có bài Một cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn trên Tạp chí Văn học California, Hoa Kỳ
năm 2001. Ngoài ra còn có những bài viết, bài phát biểu của nhạc sĩ Thanh Tùng, nhạc sĩ
Nguyễn Văn Hiên, Ca sĩ Khánh Ly….trên các phương tiện thông tin.
Riêng dưới góc độ ngôn ngữ học, mà đặc biệt là tính ẩn dụ trừu tượng mang đến sự
hấp dẫn trong ca từ Trịnh Công Sơn đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu một
cách sâu sắc, công phu. Trước hết, có thể kể đến là nhận xét của Hoàng Tá Thích :
“Ngoài hình ảnh phong phú, ca từ Trịnh Công Sơn còn mang nhiều tính ẩn dụ đôi khi làm
người nghe khó hiểu, mà chính tác giả cũng không thể nào giải thích một cách đơn giản
những suy nghĩ của mình đã chuyển tải sang ngôn ngữ âm nhạc (Tương tự như một họa sĩ vẽ
tranh trừu tượng đôi khi cũng khó thể giải thích những ý tưởng rất… trừu tượng của mình
thể hiện trên tác phẩm hội họa)”[29, tr.3]
Hay như đánh giá của tác giả Bùi Vĩnh Phúc trong một cuộc phỏng vấn :
“Ca từ của Trịnh Công Sơn đã làm mới ngôn ngữ Việt Nam và đưa ra những hình
ảnh đẹp một cách rất bi thiết pha trộn với nét kỳ ảo. Tất cả những điều đó tạo nên một thế
giới riêng biệt, một thế giới chưa bị làm mòn đi bởi sự nhàm chán, sự lặp lại. Và điều ấy tạo
nên sự thu hút.” []
Còn Trịnh Chu thì khẳng định:
“Ở Nguyễn Du, tiếng Việt chỉ đẹp bởi sự chính xác, mang tính triết lý cao, và xem
ra cái “mỹ” ở đây chỉ là cái “mỹ” của hiện thực. Còn cái “đẹp” của Trịnh Công Sơn lại là
cái “đẹp” bảng lãng, sương khói của siêu thực, ấn tượng, bởi vì ông có khả năng tạo nên độ
bóng của ngôn từ. Sự vật nào được Trịnh Công Sơn đụng đến cũng bớt thật đi, và được

khoác lên một thứ ánh sáng mới, đủ sức bước ra sân khấu của ngôn từ với vẻ mặt trang
trọng…”. [].
Bửu Ý cũng cho rằng :
“Lời ca của Trịnh Công Sơn đầy ắp biện pháp tu từ đủ loại: nhân hóa, tỷ dụ, hoán
dụ, phúng dụ, biểu tượng…Trong đó có hai biện pháp trở đi trở lại nhiều và đặc biệt giúp
tăng thêm tính thi ca cho bài hát: sự láy lại và ẩn dụ…”[41]
Ngoài ra, ca từ Trịnh Công Sơn còn trở thành những đề tài nghiên cứu khoa học
của nhiều sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, học viên thuộc chuyên ngành Ngôn
ngữ học, như công trình nghiên cứu về “Biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ Trịnh Công Sơn”
của Nguyễn Thị Bích Hạnh, một luận văn cao học đượ in thành sách năm 2009. Công trình
này đã có những phát hiện và nhận xét sâu sắc về các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
như: nắng, núi, ngựa, khu vườn…Bên cạnh đó là luận văn của Bùi Thị Minh Thùy “Đặc
điểm phong cách ngôn ngữ trong ca từ Trịnh Công Sơn” (Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, năm 2007) cũng mang đến cho người đọc những phát hiện về cái lạ, cái hay
trong việc sử dụng từ ngữ, đặc biệt là lớp từ láy và những kết hợp bất thưởng trong ngôn ngữ
dùng để sáng tác ca khúc của Trịnh….Theo hướng ngôn ngữ học tri nhận, luận văn cao học
của Nguyễn Thị Thanh Huyền (Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn năm 2009) với
đề tài “ Ẩn dụ tri nhận - Mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ Trịnh Công Sơn” cũng đã
vận dụng ẩn dụ cấu trúc- một trong ba loại ẩn dụ tri nhận cơ bản vào việc nghiên cứu ca từ
Trịnh Công Sơn. Luận văn này triển khai hai mô hình ý niệm “ĐỜI NGƯỜI LÀ ĐÓA HOA
VÔ THƯỜNG” và “ CUỘC ĐỜI LÀ CÕI ĐI VỀ” dựa trên ý nghĩa của hai bài hát “Đóa hoa
vô thường” và “Một cõi đi về” của Trịnh Công Sơn. …Tuy mỗi công trình nghiên cứu trên
cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhưng đã mở ra cho luận văn những cơ sở để nghiên
cứu ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn của ẩn dụ tri nhận. Đây là nguồn tư liệu đáng quý,
giúp ích rất nhiều cho việc tìm hiểu, học hỏi, rút kinh nghiệm từ cơ sở lí thuyết, nguồn ngữ
liệu cho đến cách vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học vào nghiên cứu ca từ Trịnh Công
Sơn…Ngoài ra, những hiểu biết và nhận xét xác đáng của những người đã nghiên cứu về ca
từ, về cuộc đời của Trịnh Công Sơn cũng là cơ sở quan trọng và bổ ích để luận văn triển khai
đề tài này.
0.3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện mục đích của đề tài, luận văn hướng vào đối tượng, nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí thuyết của đề tài;
- Điều tra, phân tích nguồn ngữ liệu theo hướng ẩn dụ tri nhận phục vụ cho mục
đích nghiên cứu;
- Hình thành các quan hệ so sánh, đối chiếu để làm rõ bản chất của vấn đề
nghiên cứu.
Nói đến nhạc Trịnh Công Sơn, người ta thường nhắc đến ba mảng đề tài là: tình
yêu, cuộc đời và thân phận con người. Đến với đề tài này, luận văn chỉ giới hạn vấn đề
nghiên cứu ở hai mảng : vấn đề tình yêu và cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Về phạm vi nguồn ngữ liệu chính, đã có những con số khác nhau về số lượng ca
khúc của Trịnh Công Sơn, luận văn tiến hành khảo sát 243 ca khúc mới được công bố trên
trang
4TU4T
0.4. Phương pháp nghiên cứu
0. 4. 1. Phương pháp thống kê và phân loại
Luận văn thống kê các lời của bài ca dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo đã nêu
theo hướng nghiên cứu của đề tài. Sau khi thống kê, luận văn tiến hành phân loại theo vấn đề
cũng như phân loại các ý niệm trong ca từ đã sưu tầm được. Kết quả thống kê là cơ sở thực
tiễn để phân tích và trở thành cứ liệu khoa học có tính xác thực, thuyết phục và minh chứng
cho các lập luận của đề tài.
0.4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Các phương pháp này được luận văn sử dụng trong quá trình khảo sát các từ ngữ,
câu văn trong toàn bộ các ca khúc theo hướng tri nhận phục vụ cho mục đích của đề tài.
Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các nhân tố tác động đến việc hình thành
ý niệm trong ca từ Trịnh Công Sơn: hoàn cảnh xã hội, tâm lí và tư duy của người sáng tác.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát vấn đề, từ đó có thể rút ra những nhận
định, những mô hình ý niệm hóa có căn cứ dựa trên cứ liệu khoa học thực tế. Việc kết hợp
các phương pháp này giúp xử lí các vấn đề tốt hơn, toàn diện hơn. Đây có thể xem là phương
pháp chủ đạo để thực hiện đề tài.
0.4.3. Phương pháp miêu tả

Phương pháp miêu tả được luận văn vận dụng vào để miêu tả cấu tạo của những kết
hợp đặc biệt tạo nên những ý niệm về tình yêu và cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích và tổng
hợp để xác định, miêu tả miền nguồn và miền đích trong các sơ đồ ý niệm. Đây là phương
pháp quan trọng để xác định, giải thích các miền ý niệm trong việc triển khai đề tài.
0.4.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được dùng để so sánh trong hệ thống và ngoài hệ thống. Vận dụng
so sánh trong hệ thống để đối chiếu các ý niệm của Trịnh Công Sơn về tình yêu, đời người ở
những tác phẩm khác nhau và giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của ông giúp cho các
phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp ngữ liệu được chính xác hơn, hiệu quả hơn.
Vận dụng so sánh ngoài hệ thống để đối chiếu những ý niệm khác nhau của cùng một vấn
đề giữa Trịnh Công Sơn với những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ khác với tư duy chung của con
người giúp tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về quan niệm,về tư duy giữa Trịnh
Công Sơn và cá nhân, tập thể khác trước cùng một đối tượng, từ đó luận văn tìm ra đặc trưng
bản chất trong sự tri nhận của Trịnh Công Sơn thông qua ca từ của ông. Phương pháp so
sánh hỗ trợ đắc lực cho công việc khảo sát ngữ liệu của đề tài ở diện rộng.
0.5. Ý nghĩa của đề tài
0.5.1.Về mặt lí luận
Luận văn góp một phần trong việc chứng minh tính hiệu quả của lí thuyết tri nhận
trong việc phân tích ngôn từ - một hướng nghiên cứu mới của ngôn ngữ học.
0.5.2.Về mặt thực tiễn
Luận văn vận dụng lí thuyết ẩn dụ tri nhận vào việc nghiên cứu những tác phẩm
âm nhạc cụ thể của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, từ đó đưa ra những nhận định về thế giới quan,
nhân sinh quan của người nghệ sĩ tài năng này. Trên cơ sở đó, có thể xem ẩn dụ tri nhận như
là một công cụ để áp dụng vào phân tích các tác phẩm văn học nghệ thuật để tìm hiểu chiều
sâu của tác phẩm.
0.6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương một: Cơ sở lí thuyết
Trong chương một, luận văn trình bày cơ sở lí thuyết của đề tài, bao gồm những

vấn đề liên qua đến ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ tri nhận như: thế nào là ngôn ngữ học tri
nhận, khái niệm ẩn dụ tri nhận, phân loại ẩn dụ tri nhận và những khái niệm liên quan đến ẩn
dụ tri nhận…
Chương hai: Ẩn dụ ý niệm về cuộc đời trong ca từ Trịnh Công Sơn.
Trong chương hai, luận văn trình bày những ý niệm về cuộc đời trong ca từ Trịnh
Công Sơn: cuộc đời là cuộc hành trình, cuộc đời là vật thể, cuộc đời là con người, cuộc đời
là cõi tạm.
Chương ba: Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn
Trong chương ba, luận văn trình bày những ý niệm về tình yêu trong ca từ Trịnh
Công Sơn: tình yêu là vật thể, tình yêu là con người, tình yêu là cuộc hành trình, tình yêu là
hư vô, tình yêu là sự chuyển động của các mùa trong năm.






Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1 Vấn đề về ngôn ngữ học tri nhận
1.1.1.Thế nào là Ngôn ngữ học tri nhận?
Tri nhận (cognition) là tất cả những quá trình tiếp nhận, cải biến và lưu trữ dữ liệu
trong trí nhớ con người dưới dạng những biểu tượng tinh thần (mental representation). Nó
cũng được coi như là cách xử lý thông tin dưới dạng những ký hiệu, cải biến nó từ dạng này
sang dạng khác. Hoạt động tri nhận (cognitive activity) là hoạt động tư duy dẫn đến việc
thông hiểu một nội dung nào đó.
Vậy ngôn ngữ học tri nhận là gì?
Thời gian xuất hiện của ngôn ngữ học tri nhận thường được tính từ năm 1989 sau
quyết định thành lập Hội ngôn ngữ học tri nhận tại Đức. Vậy là tính đến nay, ngôn ngữ học
tri nhận có tuổi đời chỉ mới trên 20 năm. Nghiên cứu ngôn ngữ học dưới góc độ tri nhận có

nghĩa là đặt ngôn ngữ trong chức năng làm công cụ tư duy của con người. Tuy mới xuất hiện
nhưng hướng nghiên cứu mới của ngôn ngữ học tri nhận sớm được nhiều người ủng hộ. Ở
Việt Nam, nhiều nhà Việt ngữ học cũng đã tiếp cận ngôn ngữ theo hướng tri nhận, có thể kể
đến là : Lí Toàn Thắng, Trần Văn Cơ, Nguyễn Lai, Nguyễn Đức Tồn, Hữu Đạt, Nguyễn
Hòa, Diệp Quang Ban…Trong đó, người đầu tiên bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tri
nhận là Lí Toàn Thắng trong một bài báo năm 1994. Tiếp đó, ông đã có một công trình
nghiên cứu khá đầy đủ và sâu sắc về ngôn ngữ học tri nhận năm 2005- cuốn sách “Ngôn ngữ
học tri nhận, từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt”. Cuốn sách này tiếp tục được tái
bản vào năm 2008 có sửa chữa và bổ sung thêm “Phần phụ lục” gồm 7 bài ở cuối cuốn sách
nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận. Trên cơ sở những
tư tưởng về ngôn ngữ học tri nhận của cuốn sách được tái bản này của tác giả Lý Toàn
Thắng, luận văn xin được tiếp nhận khái niệm ngôn ngữ học tri nhận như sau:
“Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến
hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự tri giác của con người về thế
giới khách quan cũng như cái cách thức mà con người ý niệm hóa và phạm trù hóa các sự
vật và sự tình của thế giới khách quan đó” (28, tr.13)
Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận được khởi nguồn từ trường phái ngữ pháp tạo
sinh do Chomsky khởi xướng. Trường phái này đã kêu gọi ngôn ngữ phải trở thành một bộ
phận của tâm lí học tri nhận, phải coi ngôn ngữ là một hệ thống tri nhận và mục tiêu đối
tượng của ngôn ngữ là
tìm hiểu cái cơ chế phổ quát của ngôn ngữ tiềm ẩn trong trí não con
người. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cũng lấy mục đích là nhận thức bản chất của ngôn ngữ
con người nhưng đi vào phân tích chiều sâu của cấu trúc ngôn ngữ với những dữ kiện quan
sát trực
tiếp được và cả những dữ kiện không quan sát trực tiếp được như trí tuệ, tri thức,
kinh nghiệm . Điều này khác với ngữ pháp cải biến tạo sinh chủ trương đi vào chiều sâu của
cấu trúc ngôn ngữ chỉ trên cơ sở những dữ kiện ngôn ngữ có thể quan sát trực tiếp được và
hình thức hóa chúng đến độ lí tưởng gần giống như những công thức toán học. Như vậy, với
tuổi đời và cơ sở xuất hiện, có thể khẳng định ngôn ngữ học tri nhận còn non trẻ và nó chỉ là
một trường phái ngôn ngữ (như ngữ pháp tạo sinh) chứ không phải là một phân ngành của

ngôn ngữ học (như ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học nhân học, ngôn ngữ học tâm lí…).
Ngôn ngữ học tri nhận, cũng như các khuynh hướng khoa học tri nhận khác có mục
tiêu chung là nghiên cứu việc thực hiện các quá trình lĩnh hội, xử lí và cải biến các tri thức
vốn quyết định bản chất của trí não con người. Điều này đồng nghĩa với việc nghiên cứu
ngôn ngữ theo hướng tri nhận không còn là nghiên cứu ngôn ngữ trong hệ thống ngôn ngữ,
nghiên cứu mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ như ngôn ngữ học phi tri nhận nói đến mà
ngôn ngữ ở đây được đặt trong mối quan hệ với khả năng tri nhận của con người, tức là liên
quan đến thông tin, tri thức, ý niệm -
những vấn đề phải xuất phát từ sự tri giác, từ kinh
nghiệm của con người. Hơn thế nữa, nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ tri nhận, chúng ta phải
chú ý đến sự khác nhau về “cái nhìn thế giới” hay cách tri nhận về thế giới được thể hiện
bằng những biểu thức ngôn ngữ của các dân tộc nói tiếng khác nhau. Ý nghĩa của ngôn ngữ
không hạn chế trong nội bộ hệ thống ngôn ngữ mà nó có nguồn gốc sâu xa từ kinh nghiệm
được hình thành trong quá trình con người và thế giới tương tác với nhau và từ tri thức và hệ
thống niềm tin của con người. Như vậy, sự tri giác,vốn kinh nghiệm và cái cách mỗi con
người, mỗi dân tộc nhìn nhận về thế giới khách quan- tài liệu của sự nhận thức - là cơ sở để
ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ. Vì thế, với ngôn ngữ học tri
nhận, mọi biểu hiện của tri thức ngôn ngữ được nghiên cứu không còn đóng kín trong hệ
thống ngôn ngữ mà là vấn đề tìm hiểu cơ chế phổ quát của ngôn ngữ tiềm ẩn trong trí não
của con người.
1.1.2. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận
Trong công trình “Ngôn ngữ học tri nhận, từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn
tiếng Việt”, Lý Toàn Thắng đã xác định đối tượng của ngôn ngữ học tri nhận:
“Đối tượng cụ thể của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ trong tư cách là một
trong những khả năng tri nhận và một trong những cấu trúc tri nhận của con người (cùng
với tri giác, tư duy, kí ức, hành động)”. (28, tr.45).
Ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu ngôn ngữ như những dạng thức tương tự khác
trong bộ máy tri nhận và hoạt động tri nhận của con người như : tri giác, học tập, kí ức, tư
duy…Có nghĩa là, ngôn ngữ dưới góc độ tri nhận phải được nghiên cứu như một thuộc tính
hai mặt: vừa là một hệ thống ký hiệu đóng vai trò quan trọng trong sự biểu hiện (mã hóa) và

trong sự cải biến các thông tin trong tư cách là công cụ tri nhận, vừa được biểu hiện như là
một đối tượng độc lập với con người trong quan hệ giữa mặt lịch sử và chức năng giao tiếp.
Với cách tiếp cận này, các hình thức ngôn ngữ (các đơn vị, các phạm trù…) phải được
nghiên cứu trong mối tương liên của chúng với các cấu trúc tri nhận và sự giải thích mang
tính tri nhận trong mối quan hệ giữa các hình thức ngôn ngữ với các quá trình tri nhận và tất
cả các dạng hoạt động thông tin. Vì thế, trọng tâm nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận là ý
thức trong cách hiểu ý thức là nơi tập trung tất cả vốn kinh nghiệm tinh thần mà một con
người tích lũy được và phản ánh chúng dưới dạng những ý niệm. Vì vậy, khác với ngôn ngữ
học truyền thống, phi tri nhận luận, ở bình diện ngữ nghĩa nó coi ý nghĩa là đối tượng nghiên
cứu quan trọng nhất của mình, thì đối với ngôn ngữ học tri nhận đó là ý niệm (tiếng
Anh:concept) là kết quả của quá trình tư duy, quá trình phản ánh thế giới khách quan vào đầu
óc con người và đồng thời là sản phẩm của hoạt động tri nhận, là cái chứa đựng tri thức hay
sự hiểu biết của con người về thế giới trên cơ sở kinh nghiệm từ đời này sang đời khác.
Trong khi nghiên cứu về ý niệm, ngôn ngữ học tri nhận luôn quan tâm đến một quy luật là
cái thế giới khách quan bên ngoài khi đi vào cái “sàng lọc” não bộ của những con người
khác nhau, đặc biệt là khác nhau về không gian sinh sống, về ngôn ngữ nó sẽ cho ra những
sản phẩm là các ý niệm không còn mang tính khách quan toàn diện, đầy đủ như nó vốn có
trong hiện thực mà nó đã được lĩnh hội, xử lý, cải biến. Mục đích của ngôn ngữ học tri nhận
là nghiên cứu một cách bao quát và toàn diện cái khả năng tri nhận của ngôn ngữ, nghiên
cứu việc thực hiện các quá trình lĩnh hội, xử lý và cải biến các tri thức vốn quyết định bản
chất của trí não con người. Nói cách khác, con người- chủ thể của ngôn ngữ được ngôn ngữ
học tri nhận tiếp cận như một hệ thống xử lý các thông tin mà ở đó các tri thức ngôn ngữ
được hình thành từ ý niệm-
kết quả của quá trình xử lý, cải biến của hệ thống não bộ của
con người dưới tác động của các yếu tố tâm lí, văn hóa. Vì vậy, các tri thức ngôn ngữ ấy luôn
gắn liền với sự tri nhận vừa mang tính nhân loại vừa mang tính đặc thù dân tộc.
1.2Ẩn dụ tri nhận
1.2.1. Khái niệm ẩn dụ tri nhận
Từ thời Aristotle, các nhà nghiên cứu đã bàn đến ẩn dụ nhưng chỉ trong phạm vi
của ngôn ngữ học. Gần đây, với sự xuất hiện của ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ được đề cập

đến không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy. Từ đây, ẩn dụ trở thành
một trong các bộ phận quan trọng của lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận.
Trước khi thuật ngữ ẩn dụ tri nhận xuất hiện với đầy đủ những đặc trưng bản chất của nó,
nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã đặt ẩn dụ trong mối quan hệ với tư duy và cho rằng ẩn dụ
là một quĩ tích của những suy nghĩ chứ không phải của ngôn ngữ. Vậy là với cách tiếp cận
này, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ẩn dụ từ trong lí thuyết ngôn ngữ học cổ điển, được coi là
một vấn đề chỉ thuộc về ngôn ngữ sang một ngoại vi mới thuộc vấn đề của tư duy trong
thuyết ẩn dụ hiện đại.
Tiếp thu những thành tựu của các nhà ngôn ngữ học đi trước, Lakoff và Johnson
đã phát triển những tư tưởng mới về ẩn dụ thành lí thuyết ẩn dụ tri nhận và được trình bày
trong công trình “Metaphor we live by”(1980). Lakoff và Johnson (1980) cho rằng: “hệ
thống ý niệm đời thường của chúng ta, mà trong khuôn khổ của những điều chúng ta suy
nghĩ và hành động, về bản chất là ẩn dụ”. Chúng ta không chỉ dùng các ẩn dụ được quy ước
hóa và từ vựng hoá và nhất là những ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) một cách thuần tuý
ngôn ngữ học mà sự thực là chúng ta chỉ suy nghĩ hay ý niệm hoá phạm trù “ĐÍCH” thông
qua phạm trù “NGUỒN
”. Như vậy, từ chỗ lối nói ẩn dụ được cho là không chỉ trong ngôn
ngữ thông tục hàng ngày và ngôn ngữ hằng ngày không có ẩn dụ đã bị phủ nhận mà thay
vào đó là một quan điểm mới về phạm vi hoạt động của ẩn dụ. Và chỗ của ẩn dụ không hề là
ở trong ngôn ngữ mà là ở trong cái cách chúng ta khái quát hóa một hiện tượng tinh thần này
bằng một hiện tượng tinh thần khác. Lí thuyết chung của ẩn dụ nằm trong những đặc điểm
của sự xác lập khái quát có tính liên tưởng. Trong quá trình đó, những khái niệm trừu tượng
hàng ngày như thời gian, trạng thái, nguyên nhân, kết quả hoặc mục đích đều trở nên có
tính ẩn dụ. Hệ quả là ẩn dụ (tức là khái quát có tính liên tưởng) chính là tâm điểm tuyệt đối
của ngữ nghĩa học trong ngôn ngữ thông tục tự nhiên, và việc nghiên cứu ẩn dụ văn học là
một sự mở rộng của việc nghiên cứu ẩn dụ trong ngôn ngữ hàng ngày. Phép ẩn dụ được dùng
đến hàng ngày (trong ngôn ngữ thường nhật) là một hệ thống khổng lồ gồm vô số những
khái quát liên tưởng, và hệ thống này được sử dụng trong ẩn dụ văn học. Nhờ những kết quả
thực chứng này, chữ ẩn dụ được dùng theo một cách khác trong những nghiên cứu về ẩn dụ
hiện thời. chữ ẩn dụ lúc này có nghĩa là một khái quát có tính liên tưởng trong hệ thống khái

niệm. Khái niệm sự diễn đạt có tính ẩn dụ được dùng để chỉ một biểu đạt ngôn ngữ (một chữ,
một cụm từ, hoặc một câu) thực hiện được sự khái quát có tính liên tưởng.
Với những tư tưởng chủ đạo này, Lakoff và Johnson được xem là người đặt cái mốc
quan trọng cho sự phát triển của lí thuyết ẩn dụ trong ngôn ngữ học tri nhận. Ẩn dụ ý niệm
ấn định mối quan hệ giữa những cặp tái hiện về mặt tinh thần (mental representations) , lí
thuyết ẩn dụ ý niệm cho rằng ẩn dụ là hiện tượng được định hướng nghiêm ngặt.
Ngoài ra, những ẩn dụ ý niệm tập trung phân tích mối quan hệ ý niệm nội tại
(entrenched conceptual relationships) và cách chúng được gọt giũa, lựa chọn.
Theo thời gian, ẩn dụ tri nhận được tiếp cận nghiên cứu ngày càng phổ biến và sâu
sắc, cụ thể hơn trên phạm vi toàn thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các nhà
Việt ngữ học cũng đã đón nhận lí thuyết ngôn ngữ mới này và đã xuất hiện nhiều công trình,
bài viết nghiên cứu những vấn đề về ngôn ngữ học tri nhận nói chung và vấn đề về ẩn dụ tri
nhận nói riêng như: Lí Toàn Thắng trong công trình “Ngôn ngữ học tri nhận,từ lí thuyết đại
cương đến thực tiễn tiếng Việt” đã trình bày những vấn đề cơ sở của ngôn ngữ học tri nhận
và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến ẩn dụ tri nhận như bài viết “Nghiên cứu trường
hợp các ý niệm ra, qua, trên, dưới và bình diện nghĩa biểu hiện”, “Ngữ nghĩa của từ “cây”
và sự phân loại dân dã thực vật ở người Việt”,[28]….Nguyễn Đức Dân nghiên cứu về
“Những giới từ không gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ”, về “Tri nhận thời gian trong tiếng
Việt” [4,tr.1-16]; Trần Văn Cơ với công trình “Khảo luận ẩn dụ tri nhận”đã bàn nhiều về
bản chất, về các khái niệm của ẩn dụ dưới góc độ tri nhận luận và áp dụng vào nghiên cứu
thơ ca trong bài viết “Nghiên cứu ngôn ngữ Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của ngôn ngữ học
tri nhận”[2, tr.26-42]; Nguyễn Đức Tồn bàn về “Đặc trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ
tri nhận trong thành ngữ” [35, tr.20-27]; Nguyễn Lai đề cập đến vấn đề ẩn dụ ý niệm trong
thơ ca qua bài viết “Suy nghĩ về ẩn dụ khái niệm trong thế giới thơ ca từ góc nhìn của ngôn
ngữ học tri nhận”[15, tr.1-11]…. Và nhiều công trình, bài viết khác liên quan đến ẩn dụ tri
nhận từ những vấn đề mang tính lí luận khái quát cho đến những vấn đề ứng dụng cụ thể.
Đáng chú ý là những tư tưởng về ẩn dụ tri nhận của Lí Toàn Thắng trên cơ sở tiếp thu những
quan điểm của các học giả nước ngoài “Từ góc nhìn tri nhận luận, ẩn dụ ý niệm là sự
“chuyển di” hay một sự “đồ họa” cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay mô
hình tri nhận nguồn sang một lĩnh vực hay mô hình tri nhận đích…”[28]

Bản thân thuật ngữ ẩn dụ ý niệm bao hàm rằng ẩn dụ nằm ngay ở tư duy của con
người và biểu hiện lên bề mặt ngôn ngữ. Tư duy và sau đó là ngôn ngữ về cơ bản là các quá
trình ẩn dụ gắn liền với kinh nghiệm cá nhân về các nền văn hóa. Một số lí thuyết thỏa đáng
về hệ thống ý niệm của con người là phải giải thích được các ý niệm: (1) căn cứ vào đâu, (2)
cấu trúc như thế nào, (3) có quan hệ với nhau như thế nào, và (4) được định nghĩa như thế
nào. Chẳng hạn, cái tạo nên một mệnh đề ẩn dụ “TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH”
không phải là các từ hay cụm từ cụ thể. Đó là một sự đồ chiếu xuyên suốt các phạm vi ý
niệm, từ phạm vi nguồn của cuộc hành trình cho tới phạm vi đích của tình yêu. Ẩn dụ không
phải chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là của tư duy và lí luận. Ngôn ngữ chỉ là thứ yếu, đồ
chiếu mới chính là quan yếu vì nó chi phối việc sử dụng ngôn ngữ vùng nguồn và các cấu
trúc suy ra về các khái niệm vùng đích. Đồ chiếu (đồ họa) mang tính chất quy ước, là một
phần của hệ thống ý niệm của chúng ta. Nhờ vào việc “đồ họa” mà chúng ta có thể ý niệm
hóa cái trừu tượng thành cái cụ thể. Nhờ đó cái trừu tượng trở nên rõ ràng dễ nắm bắt. Vì thế
mà một khái niệm trừu tượng như tình yêu đã có thể được hình dung đầy đủ cả về hình thái
và bản chất của nó bằng cuộc hành trình.
Như vậy, chỗ của ẩn dụ không hề là ở trong ngôn ngữ mà là ở trong cái cách chúng
ta khái quát hóa một hiện tượng tinh thần này bằng một hiện tượng tinh thần khác. Lí thuyết
chung của ẩn dụ nằm trong những đặc điểm của sự xác lập khái quát có tính liên tưởng.
Trong quá trình đó, chúng ta phải dựa vào những kinh nghiệm của mình về những con
người, những sự vật và hiện tượng cụ thể thường nhật để ý niệm hóa các phạm trù trừu
tượng. Vì thế, hầu hết ý niệm của con người được định hình và hiểu được chỉ trong khung ý
niệm có được qua trải nghiệm của con người trong một nền văn hóa cụ thể. Hay nói cách
khác là bản chất của ẩn dụ tri nhận có tính nghiệm thân. Vì vậy khi nghiên cứu ẩn dụ tri nhận
trong một sáng tác nghệ thuật bằng ngôn từ của một người nào đó, chúng ta phải quan tâm
đến những trải nghiệm của họ trước cuộc đời rộng lớn này bên cạnh những gì họ đã tiếp thu
được từ nền văn hóa của không gian mà họ đã và đang sống.
1.2.2. Đặc điểm của ẩn dụ ý niệm
Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ. Đó là
phép sử dụng từ ngữ ở nghĩa chuyển dựa trên cơ sở tương đồng giữa một thuộc tính nào đó
của cái dùng để nói và cái muốn nói. Nói cách khác, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi giữa hai

sự vật có quan hệ tương đồng. Vì thế, ẩn dụ không chỉ là biện pháp làm giàu từ vựng mà còn
làm cho nghĩa từ ngày càng đa dạng, tinh tế. Trong quan niệm truyền thống, ẩn dụ bao giờ
cũng mang tính quy ước do được tạo thành trong một cộng đồng văn hóa-ngôn ngữ và được
từ vựng hóa trong các hình thức từ ngữ. Các nhà phong cách học thường nói đến ẩn dụ như
là một sự so sánh ngầm, tức là so sánh chỉ có một vế. Theo lí thuyết tín hiệu của F.de.
Sausure thì mỗi tín hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng có hai mặt: mặt âm thanh được gọi là cái
biểu đạt và mặt ý nghĩa gọi là cái được biểu đạt. Hai mặt này gắn bó khăng khít với nhau như
hai mặt của một tờ giấy. Nếu xem từ là một tín hiệu thì từ một tín hiệu đã có này muốn tạo ra
một ẩn dụ người ta phải thiết lập thêm một cái được biểu đạt mới trên cơ sở của mối quan hệ
vừa nêu. Trong thực tiễn hoạt động ngôn ngữ, khi tiến hành so sánh theo phương thức ẩn dụ,
người viết chỉ nêu ra một vế còn ẩn đi một vế để người khác tự hiểu trên cơ sở liên tưởng
dựa trên mối quan hệ giữa sự vật được nêu ra với cái ý nghĩa biểu trưng của nó như là một sự
quy ước sẵn có. Với ẩn dụ tri nhận và ẩn dụ tu từ thì cả người sử dụng ngôn ngữ và người
tiếp nhận văn bản cũng sử dụng sự liên tưởng nhưng với một thao tác tư duy trừu tượng hơn.
Ở đó, sự liên tưởng là đường dây kết nối giữa cái vỏ vật chất âm thanh của ngôn ngữ với các
sự vật, hiện tượng vô cùng vô tận của thế giới xung quanh. Tuy nhiên, khác với ẩn dụ tu từ,
ẩn dụ ý niệm (hay ẩn dụ tri nhận) ngoài chức năng quy ước hóa, từ vựng hóa còn có chức
năng ý niệm hóa, thể hiện cách tư duy, tri nhận về sự vật của người bản ngữ theo những
phương thức nhất định. Bản thân thuật ngữ ẩn dụ ý niệm đã bao hàm rằng ẩn dụ nằm ngay ở
tư duy của con người và biểu hiện lên bề mặt ngôn ngữ. Tư duy, sau đó là ngôn ngữ về cơ
bản là các quá trình ẩn dụ gắn liền với kinh nghiệm cá nhân và các nền văn hóa. Các nhà
ngôn ngữ học tri nhận cũng đã bàn luận nhiều đến quan hệ chiều sâu giữa tư duy trừu tượng
hình thành trong ý thức con người và những điều mà họ quan sát được về thế giới xung
quanh như: khoảng cách không gian, thời gian vật lý, quá trình vận động của các vật
thể…được nhận thức và mô thức hóa thành các lược đồ và thể hiện dưới hình thức của các
biểu thức ngôn ngữ theo thói quen về tâm lí, văn hóa của mỗi dân tộc cụ thể. Như vậy, có thể
coi ẩn dụ tri nhận là con đường ý niệm hóa về sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan
thông qua các từ, ngữ. Bởi thế, ẩn dụ tri nhận là một trong những hình thức ý niệm hóa, một
quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và nó chính là cơ
sở để tri nhận những tri thức mới. Xét trong mối quan hệ với ẩn dụ ngôn từ, ẩn dụ ý niệm là

những ý niệm trừu tượng trong khi đó ẩn dụ ngôn từ chỉ là những từ ngữ thể hiện các ý niệm
mà thôi. Cho nên, khác với cách hiểu trong văn học truyền thống và trong tu từ học, theo
thuyết này, ẩn dụ không chỉ được hiểu đơn thuần là loại cấu trúc " so sánh gồm có một vế"
hay là "so sánh ngầm" mà chúng được hiểu như một cách thức tri nhận thế giới thông qua
cách biểu đạt của tư duy lô gích được định hình trong ý thức của mỗi cộng đồng ngôn ngữ
nhất định
. Chẳng hạn, từ cơ sở thực tế là con người và đa số các loài động vật đều trong tư
thế nằm khi ngủ và đứng thẳng khi thức nên xuất hiện ý niệm “Ý THỨC HƯỚNG LÊN, VÔ
THỨC HƯỚNG XUỐNG”.Theo đó, ẩn dụ cơ bản là ý niệm được thể hiện chứ không phải là
ngôn ngữ thể hiện. Ẩn dụ ý niệm là các ánh xạ có tính chất hệ thống giữa hai miền ý niệm:
miền nguồn là một phạm trù trải nghiệm được ánh xạ hay phóng chiếu (đồ họa) vào miền
đích, một phạm trù trải nghiệm khác. Như vậy, ẩn dụ không còn là vấn đề ngôn ngữ mà cơ
bản là vấn đề tư tưởng và nhận thức. Cách nhìn ẩn dụ theo quan điểm này hoàn toàn khác với
quan điểm cho rằng ẩn dụ chỉ là biểu hiện với thuộc tính ngôn ngữ, nghĩa là ngôn từ và vì thế
mỗi từ ngữ riêng biệt phải có một ẩn dụ riêng biệt. Còn với ẩn dụ tri nhận, những từ ngữ ẩn
dụ được con người sử dụng còn mang tính hệ thống, bởi vì các ý niệm về ẩn dụ đều mang
tính hệ thống. Đến đây, chúng ta lại thấy một hệ luận nữa là các ẩn dụ ngôn từ gắn chặt với
các ẩn dụ ý niệm một cách hệ thống. Hay nói một cách khác là mỗi ẩn dụ ý niệm bao hàm và
chi phối một hệ thống các ẩn dụ ngôn từ. Ngoài ra, các ẩn dụ ý niệm cũng liên quan với nhau
theo một hệ thống để tạo thành một cấu trúc tôn ti trong hệ thống, nhờ đó ẩn dụ tri nhận sẽ
giúp con người hiểu sâu sắc hơn các tầng bậc ngôn ngữ cũng như chính bản thân mình.
Lakoff và Jonhson trong công trình “Metaphors we live by” đã khái quát các đặc
điểm cơ bản của ẩn dụ dưới góc nhìn tri nhận như sau:
Thứ nhất, ẩn dụ chủ yếu thuộc về lĩnh vực tư duy và hành động và chỉ phát sinh
trên lĩnh vực ngôn ngữ;
Thứ hai, ẩn dụ có thể đặt cơ sở trên sự tương đồng dù trong nhiều trường hợp
những tương đồng này dựa trên cơ sở các ẩn dụ thông thường mà không có cơ sở từ những
điểm tương đồng. Các điểm tương đồng có cơ sở là các ẩn dụ thông thường thì lại có thật
trong văn hóa của chúng ta vì các ẩn dụ thông thường đã phần nào định nghĩa những gì
chúng ta cho là có thật. Ẩn dụ có thể dựa trên các điểm tương đồng rời rạc, chúng ta vẫn

xem những tương đồng quan trọng là những tương đồng do ẩn dụ tạo ra;
Thứ ba, chức năng chủ yếu của ẩn dụ là cung cấp một phần hiểu biết về một loại
trải nghiệm dưới dạng một loại trải nghiệm khác.
Ngoài ra, sau khi tiếp thu ý kiến từ các nhà ngôn ngữ học tri nhận, luận văn cũng
lưu ý thêm một số vấn đề sau về ẩn dụ tri nhận khi vận dụng vào phân tích tác phẩm thơ ca
như sau:
Ẩn dụ khái niệm có nhiệm vụ cung cấp các suy luận hình tượng hóa cho các khái
niệm trừu tượng. Vì vậy, ẩn dụ tri nhận không chỉ dừng lại ở biện pháp tu từ với thế so sánh
tương đương về mặt từ vựng như chúng ta đã biết mà ta còn có thể đi sâu vào những bản
chất năng động nhất của thế giới ẩn dụ để từ đó có ý thức rõ hơn về một dạng cơ chế ẩn dụ
rất rộng mở vốn là hiện thân của sức mạnh hình tượng tạo ra nguồn xúc cảm thẫm mĩ cho
thơ ca.
Nói đến ẩn dụ tri nhận, chúng ta phải chú ý rằng ẩn dụ ở đây không đơn thuần là
các thủ pháp tu từ học, mà là sự dịch chuyển từ một lĩnh vực ý niệm này sang một lĩnh vực ý
niệm khác. Từ đó, khi nói đến cấu trúc khái niệm trong mối quan hệ với sự chuyển dịch của
ẩn dụ trong lĩnh vực ý niệm là cơ chế thực thi chức năng liên thông của thế giới ý niệm vô
cùng năng động trong hoạt động nhận thức của con người. Tức là đặc điểm của phương thức
chuyển nghĩa trong ẩn dụ ý niệm chính là dựa trên tính liên thông giữa các trường thị giác
gắn với mối quan hệ các phạm trù trong cách xác lập cơ chế tư duy. Vậy quá trình cung cấp
các suy luận hình tượng cho các khái niệm trừu tượng ở đây không đơn thuần là quá trình
minh họa các khái niệm trừu tượng sẵn có bằng con đường đơn thuần lí tính mà là quá trình
đào sâu và mở rộng độ tinh tế của các trường thị giác trong cách nhận thức thế giới một cách
chủ động và có hướng thẩm mĩ của con người.
Ẩn dụ ý niệm thâm nhập vào nhận thức của chúng ta về thế giới xung quanh ta và
nó mang tính đặc thù văn hóa. Quan điểm này cho rằng một miền ý niệm được thông hiểu
qua một miền ý niệm khác và được biểu diễn là, MIỀN A LÀ MIỀN B. Miền A tham chiếu
đến những khái niệm trừu tượng hay là miền đích có liên quan đến MIỀN B, là những đối
tượng cụ thể hay miền nguồn. Hiểu biết của chúng ta về hoạt động hay đặc điểm của những
miền cụ thể sẽ giúp chúng ta phần nào liên hệ được với những khái niệm trừu tượng. Qúa
trình này là đơn hướng không có sự đảo ngược. Có nghĩa là, chúng ta đi từ khái niệm cụ thể

đến trừu tượng để hiểu được cái thế giới ít cụ thể hơn.
Khi đề cập đến các miền, thường dùng chữ in hoa để hàm ý rằng ẩn dụ ý niệm vốn
là thể loại tư duy, không nhất thiết phải biểu đạt trong một ngôn ngữ. Còn các biểu ngữ ẩn dụ
thì được viết bằng chữ thường để hàm ý rằng ẩn dụ ý niệm trong một ngôn ngữ được biểu
đạt thông qua biểu ngữ ẩn dụ.
Ẩn dụ ý niệm là hiểu một miền thông qua một miền khác. Hiểu các miền có nghĩa
là hiểu những tương ứng tồn tại giữa hai miền. Những tương ứng này được xem là các ánh
xạ. Các ánh xạ là tri thức tiền giả định ẩn tàng bên dưới, được dùng khi nói về những miền
khác. Chúng ta có thể hình dung cấu trúc hai miền như sau:

TARGET SOURSE
DOMAIN DOMAIN
Miền đích A B Miền nguồn
(Thường là đối tượng (Thường là đối tượng
trừu tượng) cụ thể)
( a’ ) a

( b’) b

( c’) c
………. …………
Trong đó, các ý niệm ở miền A có thể được thể hiện đầy đủ, tương ứng với những ý
niệm ở miền B (nếu là ẩn dụ cấu trúc) hoặc không được thể hiện đầy đủ (nếu là các loại ẩn
dụ khác). Sơ đồ trên dựa vào quan niệm của Lakoff và Johnson về sự hình thành của hai
miền nguồn và đích của một ý niệm:
“Suy luận trừu tượng được hình tượng hóa của ẩn dụ khái niệm nhờ vào các phóng
chiếu ẩn dụ từ vùng cụ thể (vùng nguồn) lên vùng trừu tượng (vùng đích). Sự phóng chiếu
liên thông có tính cấu trúc giữa vùng nguồn và vùng đích này được thực hiện gắn liền với sự
hình thành nên các đường dây thần kinh nối liền giữa vùng cảm nhận tri giác với các vùng
khác trong não bộ con người”[16].

1.2.3. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ tri nhận
1.2.3.1. Ý niệm, phạm trù
Có thể nói, thuật ngữ trung tâm của ngôn ngữ học tri nhận nói chung và ẩn dụ tri
nhận nói riêng là ý niệm. Theo quan điểm của tâm lí học và ngôn ngữ học tri nhận cho rằng:
“ Ý niệm trước hết không phải và không chỉ là kết quả của quá trình tư duy, quá trình
phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người; mà nó là sản phẩm của hoạt động tri
nhận, nó là cái chứa đựng tri thức hay sự hiểu biết của con người về thế giới trên cơ sở kinh
nghiệm từ đời này qua đời khác, nó vừa mang tính nhân loại phổ quát vừa mang tính đặc thù
dân tộc (do chỗ nó gắn kết chặt chẽ với ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc đó)” (28, tr.285)
Vậy thì “khái niệm” trong ngôn ngữ học truyền thống khác với “ý niệm” trong
ngôn ngữ học tri nhận như thế nào? Trong ngôn ngữ học truyền thống, thuật ngữ “khái
niệm” được vay mượn từ logich học và thường được nói đến trong hai trường hợp: Khi
người ta bàn đến chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ; hoặc là khi người ta bàn đến
nghĩa “biểu niệm”(hay “sở biểu”) của từ, tức là với khái niệm mà từ biểu hiện. Cũng có thể
nói một cách khác là: nếu khái niệm là đơn vị của tư duy thì ý niệm là đơn vị của ý thức.
Chính trong khi nghiên cứu ý thức (bằng ngôn ngữ), người ta phải quan tâm đến các quá
trình ý niệm hóa và phạm trù hoá thế giới khách quan. Theo đó, các sơ đồ hình ảnh (image
schemas) cũng là những sự ý niệm hoá kinh nghiệm, và ẩn dụ cũng là một cách ý niệm hoá
kinh nghiệm. Hơn nữa ý niệm có thể được biểu hiện bằng ngôn từ và có thể không trong khi
một khái niệm bao giờ cũng phải biểu thị bằng từ ngữ. Ý niệm cũng bao quát hơn, toàn diện
hơn cái “nghĩa biểu niệm” của từ, vì nó hiện thân trong tất cả các cách sử dụng của từ (nghĩa
đen hay nghĩa bóng, bình thường hay tu từ,…) và không phải chỉ trong một từ. Cần chú ý
rằng ý niệm gắn bó chặt chẽ với phạm trù và sự phạm trù hóa. Thế giới xung quanh ta bao
gồm vô số sự vật và hiện tượng nên con người phải nhận diện, phân loại . Sự phân loại là
một quá trình tinh thần (mental process) phức tạp thường được gọi là "sự phạm trù hóa" mà
sản phẩm của nó là các phạm trù tri nhận, hay các ý niệm.

1.2.3.2. Khung/ miền/ lĩnh vực
Đây là ba thuật ngữ có mối quan hệ gần gũi với nhau. Trong đó “khung” thường
được hiểu là hệ thống ý niệm liên quan với nhau theo cái cách mà để hiểu bất kỳ một ý niệm

nào trong số đó chúng ta phải hiểu cái cấu trúc toàn thể mà ý niệm đó ăn khớp với, tức là
nhấn mạnh đến chức năng bổ trợ về mặt ngữ nghĩa của một miền ý niệm và giả định rằng
miền chứa một cấu trúc mang tính tổng thể chứ không chỉ là một bảng liệt kê các ý niệm liên
quan đến trải nghiệm. Còn “miền” hay “lĩnh vực” thường được cho là một miền ngữ nghĩa
hay nghĩa của một từ liên quan đến một miền nhất định. Ngoài ra, nhiều người còn dùng
thuật ngữ “hình” (profile) và “nền” (base) để nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa một ý niệm
và miền bao ý niệm. Trong đó, hình là một phần của toàn bộ tri thức ý niệm được nền bổ trợ
nên nó sẽ trở nên không được xác định nếu không có nền. Mối quan hệ giữa ý niệm và miền
không chỉ là mối quan hệ ngữ nghĩa bậc trên-bậc dưới trong xếp loại tôn ti mà còn biểu hiện
mối quan hệ giữa phạm trù và các thành viên của phạm trù, giữa bộ phận và toàn thể.
1.2.3.3. Điển dạng
Từ góc độ tri nhận, hầu hết các nhà ngôn ngữ học cho rằng điển dạng là một biểu
tượng tinh thần, một loại điểm quy chiếu tri nhận. Các phạm trù tri nhận, do đó có một cấu
trúc phức tạp, bao gồm các điển dạng, các thí dụ đạt và thí dụ tồi (các thành viên phạm trù
ngoại vi) và có các ranh giới mờ. Bản chất của chúng được thể hiện ở chỗ:
- Các phạm trù không biểu hiện sự phân chia võ đoán các sự vật hiện tượng của thế
giới khách quan; chúng phải dựa trên cơ sở những khả năng tri nhận của con người.
- Các phạm trù tri nhận như màu sắc, hình dáng cũng như sinh vật và các sự vật cụ
thể đều liên đới với các điển dạng nổi trội về mặt ý niệm vốn là một bộ phận trọng yếu để tạo
thành các phạm trù.
- Ranh giới của các phạm trù tri nhận là ranh giới mờ, các phạm trù lân cận không
được tách bạch rõ ràng mà chúng lẫn vào nhau.
- Nằm giữa các điển dạng và các ranh giới, các phạm trù tri nhận gồm có các thành
viên được đánh giá theo một thang độ về tính điển hình và được xếp hạng từ các ví dụ đạt
đến các ví dụ tồi.
- Các điển dạng của các phạm trù tri nhận không phải là bất biến, mà chúng có thể
thay đổi và cấu trúc nội tại tổng thể của một phạm trù cũng khả biến như vậy tùy thuộc vào
bối cảnh tri nhận cụ thể, vào mô hình tri nhận và văn hóa, vào các bậc cơ sở mà con người sử
dụng khi tương tác với các sinh thể, vật thể trong thế giới khách quan.
1.2.4. Các loại ẩn dụ tri nhận cơ bản

Trong cách nhìn của lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ tri nhận thường được
chia thành ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng (Lakoff và Johnson 1980, tái
bản 2002 )
1.2.4.1. Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphors)
Ẩn dụ cấu trúc là loại ẩn dụ ý niệm mà ở đó miền nguồn cung cấp những tri thức
cho miền đích một cách khá phong phú. Với ý nghĩa như vậy, những ẩn dụ cấu trúc có vai
trò là cấu trúc lại ý niệm ở miền đích về mặt nghĩa sau khi nhận được những tri thức do ý
niệm ở miền nguồn cung cấp. Nhờ đó, người ta có thể hiểu được bản chất ý niệm ở miền
đích. Sự hiểu biết này thông qua các ánh xạ giữa các yếu tố ở miền nguồn và miền đích.
Chẳng hạn, trong ẩn dụ “TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH”
Phạm trù nguồn “CHIẾN TRANH” là sự kết hợp giữa các phạm trù cơ sở như:
“SÚNG”, “XE TĂNG”, “BOM” và các phạm trù hành động như “BẮN”, “TẤN CÔNG”,
“LÁI”. Cuộc tranh luận cũng giống như một chiến trận cũng bao gồm một số các giai đoạn
khác nhau như tấn công vào vị trí của đối phương, rút lui và phản công, chiến thắng hay thất
bại. Nhờ đó mà hai vấn đề TRANH LUẬN và CHIẾN TRANH trở nên tương đồng. Vì thế
mà ta thấy xuất hiện một số biểu thức ngôn ngữ kiểu như:
- Anh ta tấn công vào các lí lẽ của tôi.
- Bạn phải bảo vệ quan điểm của mình chứ!
- Anh ta đánh trả lại luận điểm của bạn mình một cách quyết liệt.
- Cuối cùng thì luật sư A đã thắng luật sư B vì những lập luận sắc sảo của
anh ta.
1.2.4.2. Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphor)
Ẩn dụ bản thể là loại ẩn dụ ý niệm mà ở đó những ý niệm trừu tượng được “vật
thể hóa” nhờ vào những kinh nghiệm của chúng ta trong việc tri giác đối tượng vật lí và các

×