Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

áp dụng mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của website vào dạy học chương “động lực học chất điểm” lớp 10 thpt nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 169 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ THỊ HOÀI PHƯƠNG



ÁP DỤNG MÔ HÌNH DẠY – TỰ HỌC VỚI
SỰ HỖ TRỢ CỦA WEBSITE VÀO DẠY
HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT
ĐIỂM” LỚP 10 THPT NÂNG CAO



LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC






Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH




LÊ THỊ HOÀI PHƯƠNG



ÁP DỤNG MÔ HÌNH DẠY-TỰ HỌC VỚI
SỰ HỖ TRỢ CỦA WEBSITE VÀO DẠY
HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT
ĐIỂM” LỚP 10 THPT NÂNG CAO

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lí
Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG







Thành phố Hồ Chí Minh - 2011

LỜI CẢM ƠN


Sau một thời gian nghiên cứu và tìm tòi, được sự giúp đỡ tận tình của
TS.Nguyễn Mạnh Hùng, đến nay tôi đã hoàn thành xong đề tài.
♦Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Mạnh Hùng.
♦Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Vật Lí và phòng KHCN và Sau đại học
Trường Đại Học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh.
♦Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và các giáo viên tổ Vật Lí trường THPT
chuyên Trần Hưng Đạo, TP.Phan Thiết.
♦Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn hữu đã động viên, giúp đỡ.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc hẳn
không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong các thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến
để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tp. Hồ Chí Minh 2011






MỤC LỤC


5TLỜI CẢM ƠN5T 3
5TMỤC LỤC5T 2
5TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT5T 5
5TDANH MỤC CÁC BẢNG5T 5
5TDANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ5T 7
5TDANH MỤC CÁC HÌNH VẼ5T 8
5TMỞ ĐẦU5T 9
5T1.Lí do chọn đề tài5T 9

5T2. Mục đích nghiên cứu5T 10
5T3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5T 10
5T4. Giả thuyết khoa học5T 10
5T5. Nhiệm vụ nghiên cứu5T 10
5T6. Phương pháp nghiên cứu5T 11
5T7. Bố cục của luận văn.5T 11
5T8.Tổng quan5T 11
5TCHƯƠNG 1: MÔ HÌNH DẠY – TỰ HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA WEBSITE5T 15
5T1.1.Những vấn đề chung về mô hình dạy – tự học5T 15
5T1.1.1.Cơ sở lí thuyết của tự học5T 15
5T1.1.2. Mô hình dạy – tự học [7,17,18,20]5T 17
5T♦Chu trình tự học của trò.5T 17
5T♦Chu trình dạy của thầy:5T 18
5T♦Tri thức (qua ba thời)5T 20

5T♦Một số khó khăn của mô hình dạy – tự học.5T 23
5T♦Một số lợi thế của mô hình dạy – tự học5T 23
5T1.2. Thực trạng dạy học chương “Động lực học chất điểm”5T 24
5T1.2.1.Thuận lợi5T 24
5T1.2.2.Khó khăn5T 24
5T1.3.2.Website dạy học5T 25
5T1.3.3.Vai trò của website trong dạy học vật lý5T 27
5T1.4. Website dạy học hỗ trợ cho mô hình dạy – tự học (Website: vatlyhp.info)5T 27
5T1.4.1.Các site giới thiệu, hướng dẫn5T 28
5T1.4.2.Các site chính phục vụ cho mô hình dạy – tự học bằng website5T 29
5T1.5.Tổ chức – Hướng dẫn học sinh tự học5T 41
5T1.5.1.Các kiểu định hướng hành động học tập vật lí cho học sinh5T 41
5T1.6.Mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của website5T 49
5T1.7.Kết luận chương I5T 51
5TCHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC

CHẤT ĐIỂM” LỚP 10 NÂNG CAO THEO MÔ HÌNH DẠY - TỰ HỌC VỚI SỰ HỖ
TRỢ CỦA WEBSITE
5T 52
5T2.1.Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục phổ thông [9]5T 52
5T2.2.Phân tích nội dung của chương “Động lực học chất điểm” (chương trình lớp 10
nâng cao)
5T 52
5T2.2.1.Phân tích cấu trúc nội dung của chương “Động lực học chất điểm” [18]5T 52
5T2.2.2.Chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương “Động lực học chất điểm” (theo chuẩn do Bộ GD
& ĐT ban hành) [30]
5T 54
5T2.3.Xây dựng tiến trình dạy học chương “Động lực học chất điểm” theo mô hình dạy –
tự học với sự hỗ trợ của website
5T 56
5T2.3.4. Bài 19: Lực đàn hồi5T 80
5TCHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM5T 90

5T3.1.Mục đích của thực nghiệm sư phạm5T 90
5T3.2.Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm5T 90
5T3.2.1.Đối tượng thực nghiệm sư phạm5T 90
5T3.2.2.Nội dung thực nghiệm sư phạm5T 90
5T3.3.Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm5T 93
5T3.3.1.Đánh giá qua “phiếu điều tra”5T 93
5T3.3.2.Đánh giá qua so sánh quá trình học tập của lớp thực nghiệm trước và sau khi áp dụng mô
hình “dạy–tự học với sự hỗ trợ của website”
5T 95
5T3.3.3.Đánh giá bằng phương pháp “Kiểm định thống kê”5T 97
5T3.4.Kết luận chương III5T 105
5TKẾT LUẬN5T 107
5TTÀI LIỆU THAM KHẢO5T 110

5TPHỤ LỤC5T 113
5TPhụ lục 1: Tiến trình dạy học một số bài5T 113
5TBài 15: Định luật II Niu-tơn5T 113
5TPhụ lục 2: Phiếu học tập ở nhà của HS (phiếu chuẩn bị bài mới)5T 161
5TPhụ lục 3: Bài kiểm tra5T 162
5TPhụ lục 4: Hình ảnh thực nghiệm sư phạm5T 166



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Công nghệ thông tin : CNTT
Đối chứng : ĐC
Giáo viên : GV
Học sinh : HS
Kiến thức : KT
Kỹ năng : KN
Nhà xuất bản : NXB
Nhiệm vụ : NV
Sách giáo khoa : SGK
Thành phố Hồ Chí Minh : Tp.HCM
Thực nghiệm : TN
Trung học phổ thông : THPT















DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1.So sánh vai trò của thầy trong mô hình dạy-tự học với mô hình truyền thống 24
Bảng 2.1.Chuẩn kiến thức và nội dung chương “Động lực học chất điểm” 62
Bảng 3.1. Phiếu theo dõi công việc ở nhà của học sinh. 107
Bảng 3.2. Phiếu ghi điểm trên lớp của giáo viên (Theo sơ đồ chỗ ngồi của HS). . 108
Bảng 3.3.Đánh giá mức độ cần thiết của website cho việc tự học của HS 110
Bảng 3.4.Đánh giá nội dung của website bổ trợ cho việc tự học của HS 111
Bảng 3.5.Đánh giá sự hứng thú học tập mà website mang lại 112
Bảng 3.6.Thống kê các điểm số x
R
i
R của bài kiểm tra 115
Bảng 3.7.Phân bố tần suất 116
Bảng 3.8.Phân bố tần suất tích lũy 116
Bảng 3.9.Thống kê điểm của lớp TN và ĐC 117
Bảng 3.10.Tham số thống kê của lớp TN 118
Bảng 3.11.Tham số thống kê của lớp ĐC 119





DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.Đánh giá mức độ cần thiết của website cho việc tự học của HS 110
Biểu đồ 3.2.Đánh giá nội dung của website bổ trợ cho việc tự học của HS 111
Biểu đồ 3.3.Đánh giá sự hứng thú học tập mà website mang lại 112
Biểu đồ 3.4.Phân bố điểm số của nhóm TN và ĐC 115
Biểu đồ 3.5.Phân bố tần suất 116
Biểu đồ 3.6.Phân bố tần suất tích lũy 117






DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1.Chu trình tự học 19
Hình 1.2.Chu trình dạy học 21
Hình 1.3.Tri thức qua thời 1 22
Hình 1.4.Tri thức qua thời 2 22
Hình 1.5.Tri thức qua thời 3 23
Hình 1.6.Chu trình dạy-tự học 23
Hình 1.7.Site trang chủ 32
Hình 1.8.Site bài giảng 34
Hình 1.9 Site kiến thức trọng tâm 36
Hình 1.10.Site Hỏi đáp vật lí 37
Hình 1.11.Site Hướng dẫn giải bài tập 39
Hình 1.12.Site Bài tập tự luận 40
Hình 1.13.Site Trắc nghiệm trực tuyến 41
Hình 1.14.Site Lịch sử vật lí 43

Hình 1.15.Site Thí nghiệm vật lí 44
Hình 1.16.Site Vật lí lí thú 46
Hình 2.1.Sơ đồ các kiến thức trong chương “Động lực học chất điểm” 61



MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Thân Nhân Trung).
Muốn có hiền tài thì nền giáo dục phải tốt. Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để
quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của
nhân loại cho biết bao thế hệ. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách
tốt đẹp cho học sinh. Tuy nhiên, do nước ta hiện còn nghèo, đầu tư cho giáo dục bình quân đầu
người còn rất hạn chế so với mức bình quân của thế giới. Phải làm gì để đầu tư ít mà hiệu quả cao?
Đó là một thách thức lớn của ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Khơi dậy nội lực, đó là
câu trả lời chung. Trong giáo dục, thì nội lực trước hết là nội lực ở người học; Khơi dậy được nội
lực này thì sẽ khơi dậy được nhiều nội lực khác trong ngành và trong xã hội. Chính vì vậy, vấn đề
phát huy tính tự học của học sinh đã và đang được xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng rất
quan tâm.
Chỉ thị của bộ trưởng bộ giáo dục Nguyễn Thiện Nhân về việc phát động phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-
2013 đã đưa ra nội dung về việc dạy và học:
-Thầy, cô giáo có phương pháp dạy, giáo dục và hướng dẫn học sinh học tập nhằm khuyến
khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên; góp phần hình thành khả năng
tự học của học sinh.
-Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải
pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. [29]
Như vậy, xu hướng chủ đạo trong sự đổi mới phương pháp giáo dục là chuyển sang dạy học
tích cực mà ý tưởng cốt lõi là giúp cho học sinh tự học, tự giáo dục.
Để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần biết lựa

chọn phương pháp dạy tối ưu nhất, phù hợp với phương pháp đổi mới, phù hợp với mục tiêu và nội
dung của bài học mà ở đó giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là
chỉ ra con đường và phương pháp tự học cho học sinh.Trước tình hình hiện nay kiến thức gia tăng,
bùng nổ cả về khối lượng và chất lượng, cả về tốc độ và phạm vi lĩnh vực, việc dạy - học chủ yếu
dựa vào những phương tiện dạy học truyền thống sẽ khó đáp ứng để nâng cao chất lượng. Do đó,
từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy
– học sẽ bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Đối với Việt Nam, thế

kỉ 21 là thế kỷ của tin học, hầu hết các học sinh THPT đặc biệt là các học sinh ở thành phố rất thông
thạo về vi tính, kỹ năng truy cập và tra cứu tài liệu,…Về phương diện giáo dục, CNTT đã và đang
được ứng dụng rất mạnh mẽ, nó là phương tiện hữu ích hỗ trợ đắc lực cho việc tìm kiếm, lưu trữ, xử
lí, trao đổi, xuất bản thông tin,…Với những tính năng ưu việt đó, CNTT là phương tiện không thể
thiếu trong mô hình dạy – tự học hiện nay.
Từ thực tiễn nói trên, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé để tìm giải pháp nâng cao
hiệu quả dạy học, chúng tôi đã chọn đề tài: “Áp dụng mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của
Website vào dạy học chương “Động lực học chất điểm ” lớp 10 THPT nâng cao”.
2. Mục đích nghiên cứu
Áp dụng mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của website vào dạy học chương “Động lực học chất
điểm” lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quá trình dạy học vật lí lớp 10 nâng cao tại trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo Tp. Phan Thiết –
Tỉnh Bình Thuận.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của website một cách hợp lý sẽ nâng cao được hiệu
quả của việc dạy học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nghiên cứu, tìm hiểu về mô hình dạy – tự học và website nói chung, từ đó xây dựng mô hình dạy –
tự học với sự hỗ trợ của website nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
-Nghiên cứu thực trạng:
+Tìm hiểu về nội dung, chương trình SGK.

+Những khó khăn, thuận lợi của giáo viên khi dạy chương “Động lực học chất điểm”.
+Khả năng, thói quen của học sinh khi học chương “Động lực học chất điểm”.
-Nghiên cứu vận dụng cơ sở lý luận để xây dựng một website có đầy đủ những đặc tính riêng hướng
đến phục vụ cho mô hình dạy – tự học.
-Nghiên cứu xây dựng các tiến trình dạy học theo mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của website
cho chương “Động lực học chất điểm”.

-Thực nghiệm các tiến trình đã xây dựng vào dạy học ở trường THPT nhằm:
+Hoàn thiện mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của website, từ đó điều chỉnh để có quá trình
vận dụng phù hợp.
+Đánh giá, kiểm tra giả thuyết của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lý luận.
-Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm.
-Thống kê toán học.
-Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
7. Bố cục của luận văn.
Luận văn gồm:
-Mở đầu.
-Chương I: Mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của website.
-Chương II: Xây dựng các tiến trình dạy học chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 nâng cao
theo mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của website.
-Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
-Kết luận.
-Tài liệu tham khảo.
-Phụ lục.
8.Tổng quan
♦Một số đề tài về sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho dạy học đã thực hiện trước đây:
+Phạm Duy Phượng Chi, TS. Phạm Thế Dân (hướng dẫn), Trường ĐHSP Tp.HCM, 2009,
Xây dựng website dạy một số bài học của chương "các dụng cụ quang học" lớp 11 - nâng cao trên

cơ sở vận dụng phương pháp dạy học chương trình hóa nhằm phát huy tính tích cực, tự lực học tập
của học sinh, Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý.
+Vũ Quốc Dũng, TS.Phạm Thế Dân (hướng dẫn), Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2008,
Xây dựng bản đồ khái niệm và vận dụng thiết kế Website hỗ trợ dạy học chương "Dòng điện trong

các môi trường" lớp 11 Ban cơ bản, Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý.
+Trần Khánh Duy, PGS. TS. Lê Công Triêm (hướng dẫn), Trường ĐHSP Tp. HCM, 2008,
Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần "Từ trường và cảm ứng điện từ" Vật lí lớp 11,
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý.
+Võ Văn Dễ, PGS. TS. Lê Phước Lộc (hướng dẫn), Trường ĐHSP Tp.HCM, 2009, Xây dựng
Website hỗ trợ phương pháp dạy học theo vấn đề (PROBLEM BASED LEARNING) để dạy phần
mặt trời và các hành tinh cho sinh viên vật lý, Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn
vật lý.
+Trần Văn Hữu, TS. Lê Thị Thanh Thảo(hướng dẫn), Trường ĐHSP Tp.HCM, 2005, Dạy học
theo chủ đề và sự vận dụng nó vào giảng dạy phần kiến thức "Các định luật bảo toàn" vật lý lớp 10
THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn
vật lý.
+Lưu Thanh Tú, TS. Mai Văn Trinh(hướng dẫn), Trường ĐHSP Tp.HCM, 2006, Thiết kế
Website hỗ trợ dạy học chương "Tính chất sóng của ánh sáng" vật lý lớp 12 THPT, Chuyên ngành
lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý.
+Trần Thị Thanh Tâm, TSKH. Lê Văn Hoàng (hướng dẫn) Đại học sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, 2009, Xây dựng website www.thuvienvatly.com hỗ trợ dạy và học vật lý ở trường phổ thông,
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý.
+Huỳnh Thị Kim Thoa, TS.Phạm Thế Dân(hướng dẫn), Trường ĐHSP Tp.HCM, 2006, Phát
huy tính tích cực, tự lực của sinh viên trong dạy học chương trình "dòng điện trong các môi trường"
thuộc chương trình vật lý cao đẳng Sư phạm thông qua việc thiết kế và sử dụng website hỗ trợ dạy
học, Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý.
+Nghiêm Minh Uyên, PGS. TS. Mai Văn Trinh (hướng dẫn), Trường ĐHSP Tp. HCM, 2009,
Thiết kế Website hỗ trợ dạy học theo chủ đề chương "dòng điện trong các môi trường" lớp 11 THPT
ban nâng cao, Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý.

+Đinh Thị Phương Thanh, PGS. TS. Mai Văn Trinh (hướng dẫn) Đại học sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, 2009, Thiết kế webside hỗ trợ dạy học hai chương "Từ trường" và "Cảm ứng điện từ" lớp 11
(cơ bản) nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, Chuyên ngành: Lý luận và
phương pháp dạy học môn vật lý.

Các đề tài trên đều đề cập đến việc xây dựng website dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học. Tuy nhiên chưa có website nào được xây dựng để hỗ trợ mô hình dạy-tự học. Mục tiêu của
nghiên cứu này là dùng website dạy học nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh, do đó phải
kết hợp website với một phương pháp dạy học thích hợp thì mới có thể đạt được mục đích đó. Việc
sử dụng website lồng ghép vào một phương pháp dạy tự học là một vấn đề mới mà chưa có đề tài
nào thực hiện. Chính vì vậy, tác giả đã mạnh dạn khai thác vấn đề này như một giải pháp để nâng
cao hiệu quả dạy học.
♦Một số đề tài dạy học chương “Động lực học chất điểm” đã thực hiện trước đây :
+Phạm Thị Thu Hằng, TS. Nguyễn Mạnh Hùng (hướng dẫn) Đại học sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, 2009, Tổ chức dạy học chương động lực học chất điểm vật lý 10 ban cơ bản gắn với thực tiễn
nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả của việc dạy học, Chuyên ngành: Lý
luận và phương pháp dạy học môn vật lý.
+Vũ Thị Ngọc Hằng; TS. Lê Thị Thanh Thảo (hướng dẫn) Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh,
2008, Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan giúp học sinh tự kiểm tra - đánh giá kết
quả học tập trên máy tính chương động học chất điểm và chương động lực học chất điểm (Thuộc
chương trình vật lý lớp 10 - Ban cơ bản), Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật
lý.
+Nguyễn Thị Ngọc Phượng, TS. Đỗ Xuân Hội (hướng dẫn) Trường ĐHSP Tp. HCM, 2009,
Xây dựng lớp học vật lý trực tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương: " động lực học chất điểm"
(vật lý 10 nâng cao), Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý.
+Lại Thùy Phương, PGS. TS. Đỗ Hương Trà (hướng dẫn) Đại học sư phạm Tp.HCM, 2009,
Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khóa kiến thức chương "Động lực học chất
điểm" sách giáo khoa lớp 10 nâng cao, Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý.
+Nguyễn Ngọc Thắng, TS. Lê Thị Thanh Thảo (hướng dẫn) Đại học sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, 2007, Xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho việc dạy và học chương "Động lực học chất

điểm" chương trình lớp 10 ban cơ bản, Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý.
+Trần Thị Loan, TS. Phạm Thế Dân (hướng dẫn) Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2006,
Vận dụng quan điểm dạy học tích cực của Robert Marzano vào quá trình giảng dạy về "các lực cơ
học" trong chương trình vật lý 10-THPT, Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật
lý.

+Trương Thị Minh Uyên, TS. Nguyễn Văn Hoa (hướng dẫn) Đại học sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, 2009, Ứng dụng chiến lược PBL (problem - based learning) giảng dạy một số bài trong
chương động lực học chất điểm, Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý.
“Động lực học chất điểm” là một chương quan trọng về mặt kiến thức trong chương trình vật
lí 10. Những đề tài nêu trên đã sử dụng rất nhiều phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học nhưng chưa thấy đề tài nào đề cập đến việc dạy học dựa trên mô hình “dạy- tự học”.
Phát huy năng lực tự học, khả năng sáng tạo cho học sinh là mục tiêu quan trọng trong giáo dục
hiện nay. Dạy học theo mô hình “dạy-tự học” là một giải pháp để thực hiện được mục tiêu trên.
Tóm lại, khác với các đề tài nêu trên, trong đề tài này tác giả đã sử dụng website như một
phương tiện trong mô hình dạy – tự học để phát huy tác dụng của mô hình dạy học này nhằm nâng
cao hiệu quả cho việc dạy học.


CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH DẠY – TỰ HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
WEBSITE
1.1.Những vấn đề chung về mô hình dạy – tự học
1.1.1.Cơ sở lí thuyết của tự học
1.1.1.1.Khái niệm về tự học
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001: “…tự học là quá trình tự mình
hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành…”
Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực
trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ),
cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung
thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học,

ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi,…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó
của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”.[7]
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành
bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt
động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự
giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt
được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nồng độ học tập nhất định”[15]
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình,
nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người
có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người
tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu
đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết
cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện…Đối với học sinh, tự học
còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các
hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
1.1.1.2.Các hình thức của tự học
Tự học có 3 hình thức cơ bản:[6]
- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến
thức trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người học, đòi hỏi khả năng tự học

rất cao.
- Tự học có hướng dẫn: Có giáo viên ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các
phương tiện thông tin khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với giáo viên một số tiết trong ngày,
trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học.
1.1.1.3. Vai trò của tự học
Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ
với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó giúp khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học
đường và thời gian học trên lớp có giới hạn.
Tự học là giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự

tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi
học sinh biết cách tự học, học sinh sẽ “có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo
trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình
đào tạo thành quá trình tự đào tạo”.

Tự học của học sinh THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào
tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học
trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy
luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ
thông.
Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh
THPT. Vì nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học
cao hơn như đại học, cao đẳng… học sinh sẽ khó thích ứng, do đó khó có thể thu được một kết quả
học tập tốt. Hơn thế nữa, nếu không có khả năng tự học thì chúng ta không thể đáp ứng được
phương châm “Học suốt đời” mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm 1996.
Tuy nhiên, tự học trong nhà trường không có nghĩa là giao phó toàn bộ cho học sinh làm hết
mà phải có sự hỗ trợ hướng dẫn hợp lí của người thầy. Chất lượng giáo dục đạt trình độ cao nhất

khi tác động dạy của thầy cộng hưởng với năng lực tự học của trò. Sau đây, mô hình dạy – tự học
sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
1.1.2. Mô hình dạy – tự học [7,17,18,20]
1.1.2.1.Chu trình dạy – tự học của Nguyễn Kỳ [7]
Chu trình dạy – tự học bao gồm chu trình tự học của trò dưới tác động của chu trình dạy của
thầy nhằm biến tri thức kho tàng văn hoá khoa học của nhân loại thành học vấn riêng của bản thân
người học.
♦Chu trình tự học của trò.
Chu trình tự học của trò là một chu trình ba thời: Tự nghiên cứu; Tự thể hiện; Tự kiểm tra, tự
điều chỉnh.



Thời một (1): Tự nghiên cứu:
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết vấn
đề, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban
đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân.
Thời hai (2): Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn
đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp
tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng
đồng lớp học.
Thời ba (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận,
người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản
phẩm khoa học (tri thức).


Hình 1.1. Chu trình tự học
Chu trình tự nghiên cứu → tự thể hiện → tự kiểm tra, tự điều chỉnh, thực chất cũng là con
đường “phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết, và giải quyết vấn đề” của nghiên cứu khoa học,
dẫn dắt người học đến tri thức khoa học, đến chân lý mới và chỉ có thể diễn ra dưới tác động hợp lí
của chu trình dạy của thầy.
♦Chu trình dạy của thầy:
Chu trình dạy của thầy nhằm tác động hợp lý, phù hợp và cộng hưởng với chu trình tự học của
trò, cũng là chu trình ba thời tương ứng với chu trình tự học ba thời của trò: Hướng dẫn; Tổ chức;
Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra.
Thầy – tác nhân → Trò - chủ thể
(1) Hướng dẫn → Tự nghiên cứu
(2) Tổ chức → Tự thể hiện
(3) Trọng tài, cố vấn, → Tự kiểm tra
kết luận, kiểm tra → Tự điều chỉnh

Thời một (1): Hướng dẫn.
Thầy hướng dẫn cho từng cá nhân học sinh về các tình huống học, về các vấn đề cần giải
quyết, về các nhiệm vụ phải thực hiện trong tập thể học sinh.
(1)
Tự nghiên cứu
(3)
Tự kiểm tra
Tự điều chỉnh
(2)
Tự thể hiện
TỰ HỌC
Chu trình tự học

Học sinh tự nghiên cứu, tìm tòi cách xử lý các tình huống , cách giải quyết vấn đề để tự mình
tìm ra kiến thức, chân lý bằng hành động của chính mình, tạo ra sản phẩm ban đầu.
Thời hai (2) : Tổ chức
Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn: tổ chức các cuộc tranh luận, hội
thảo, trao đổi trò – trò; trò – thầy, sinh hoạt nhóm, đội công tác trong lớp, các hoạt động tập thể
trong và ngoài nhà trường nhằm tăng cường mối quan hệ giao tiếp trò – trò, trò – thầy và sự hợp tác
của nhau tìm ra kiến thức, chân lý.
Thầy là người đạo diễn và dẫn chương trình.
Thời ba (3): Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra.
Thầy là trọng tài, cố vấn kết luận về các cuộc tranh luận đối thoại, trò–trò, trò–thầy để khẳng
định về mặt khoa học kiến thức do người học tự mình tìm ra.
Cuối cùng, thầy là người kiểm tra đánh giá kết quả tự học của trò trên cơ sở trò tự đánh giá, tự
điều chỉnh…





Hình 1.2. Chu trình dạy học
(1)
Tự nghiên cứu
Tự kiểm tra
Tự điều chỉ
nh
(3)
(2)
Tự thể hiện
TỰ HỌC

HƯỚNG DẪN
TỔ CHỨC
TRỌNG TÀI
CỐ VẤN

Chu trình dạy trên đây thể hiện sự kết hợp hữu cơ giữa chu trình dạy của thầy với chu trình tự
học của trò qua từng thời, để cho người học tự mình chiếm lĩnh tri thức. Cho nên ta phải đề cập tiếp
đến thành tố thứ ba là tri thức để có một chu trình dạy – tự học toàn vẹn.
♦Tri thức (qua ba thời)
Thời một (1)
Thầy hướng dẫn cho trò tự nghiên cứu, quan hệ trực tiếp với tri thức theo chiều mũi tên ở tam
giác sư phạm và tự tìm ra được một tri thức hay sản phẩm ban đầu mang tính chất cá nhân, tức là có
thể đúng hay sai, khách quan hay chủ quan, khoa học hay thiếu khoa học.

Hình 1.3. Tri thức qua thời 1
Thời hai (2)
Sản phẩm ban đầu của học sinh thông qua sự trao đổi, thảo luận, hợp tác với các bạn trong
cộng đồng lớp học trở thành khách quan hơn; tri thức có tính chất cá nhân ở thời (1) giờ đây đã
mang tính chất xã hội ( xã hội lớp học).


Hình 1.4. Tri thức qua thời 2
Thời ba (3)
Tri thức
Thầy
Hướng dẫn
Trò
Tự nghiên cứu
Cá nhân
Tri thức
Thầy
Tổ chức
Trò
Tự thể hiện
Xã hội
Lớp

Với kết luận cuối cùng của thầy, người học tự kiểm tra điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình,
tri thức người học tự tìm ra giờ đây mới thật sự khách quan khoa học theo đúng nghĩa của tri thức.

Hình 1.5. Tri thức qua thời 3
♦Chu trình dạy – tự học
Tập hợp ba sơ đồ bộ phận ở trên: sơ đồ chu trình tự học, sơ đồ chu trình dạy và sơ đồ tri thức
qua ba thời, ta có thể sơ đồ hoá chu trình dạy – tự học như sau:


Hình 1.6. Chu trình dạy – tự học
Khoa học
Tri thức
Thầy

Trọng tài, cố vấn
Kết luận, Kiểm tra
Trò
Tự kiểm tra
Tự điều chỉnh
(1)
Tự nghiên cứu
Tự kiểm tra
Tự điều chỉ
nh
(3)
(2)
Tự thể hiện
TỰ HỌC

HƯỚNG DẪN
TỔ CHỨC
TRỌNG TÀI
. CỐ VẤN
Tri thức (cá nhân)
Tri thức
(khoa học)
Tri thức (xã hội)

-Đường tròn bên trong tượng trưng cho nội lực – năng lực tự học.
-Đường tròn giữa tượng trưng cho ngoại lực – tác động dạy của thầy.
-Đường tròn ngoài cùng tượng trưng cho tri thức người học cần chiếm lĩnh.
Các mũi tên đều xuất phát từ cực “thầy”: thầy là người khởi xướng, người dẫn chương trình tự học
của trò:
+(1): Thầy hướng dẫn cho trò tự nghiên cứu để tìm ra một tri thức có tính chất cá nhân.

+(2): Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện, hợp tác với nhau để làm cho sản phẩm ban đầu của
người học được khách quan hơn, tri thức có tính chất xã hội.
+(3): Thầy là trọng tài cố vấn, kết luận về cuộc đối thoại và hoạt động của trò, làm cơ sở cho
trò tự kiểm tra, tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình, tri thức người học tự tìm ra giờ đây mới
có tính chất khoa học.
1.1.2.2.So sánh vai trò của GV trong mô hình dạy – tự học với mô hình dạy học truyền thống
Nhà giáo thực hiện mô hình dạy – tự học đảm nhận những chức năng mới so với nhà giáo của
mô hình dạy học lấy việc dạy (thầy) làm trung tâm:
Bảng 1.1.So sánh vai trò của thầy trong mô hình dạy-tự học với mô hình dạy học truyền thống
Mô hình dạy học lấy việc dạy (thầy)
làm trung tâm
Mô hình dạy – tự học lấy việc học (trò)
làm trung tâm.
1.Thầy truyền đạt kiến thức cho trò tiếp
thu.
2.Thầy độc thoại hay phát vấn.


3.Thầy giảng giải cho trò ghi nhớ, học
thuộc lòng.

4.Thầy độc quyền kiểm tra đánh giá.

5.Thầy là thầy dạy, lo việc dạy: “dạy
chữ, dạy người, dạy nghề”.
1.Thầy hướng dẫn cho trò tự nghiên cứu
tìm ra kiến thức.
2.Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện, hợp
tác với bạn bè, đối thoại trò – trò, trò –
thầy.

3. Thầy hướng dẫn cho trò cách tự học,
cách giải quyết vấn đề, cách xử lý tình
huống, cách sống và trưởng thành.
4. Thầy kiểm tra đánh giá trên cơ sở tự
kiểm tra, tự điều chỉnh của trò.
5. Thầy là thầy học, chuyên gia về học,
hướng dẫn , tổ chức cho trò biết “tự học
chữ, tự học nghề, tự học nên người”.

Từ bảng so sánh trên cho thấy vai trò người thầy trong mô hình dạy – tự học không thể bị mờ
nhạt mà trái lại còn rõ nét hơn, người thầy vẫn là “linh hồn” của giờ học sinh động và sáng tạo. Bởi
vì, để có thể làm người hướng dẫn, cung cấp thông tin, trọng tài, cố vấn… người thầy phải hiểu biết
sâu sắc những kiến thức cơ bản của môn học mình đảm nhiệm, đồng thời phải tự bổ sung vốn kiến
thức của mình thường xuyên và có định hướng rõ ràng qua tài liệu, sách báo…Người thầy phải nắm
vững bản chất và các quy luật của quá trình dạy học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương
pháp dạy học phù hợp với đối tượng của mình nhất.
1.1.2.3.Một số khó khăn và lợi thế của mô hình dạy – tự học
♦Một số khó khăn của mô hình dạy – tự học.
-Mô hình này có giảm thời gian thầy giảng giải, truyền đạt ở trên lớp song đòi hỏi phải đảm
bảo thời gian và điều kiện cho người tự học, tự nghiên cứu và đối thoại với các bạn và thầy. Mô
hình này cũng đòi hỏi một số điều kiện nào đó như là tài liệu tự học, tổ chức lại không gian lớp học,
đổi mới quản lí giáo dục theo hướng lấy người học làm trung tâm của hệ giáo dục…
-Mô hình dạy – tự học vấp phải tập quán, thói quen cổ hữu lâu đời của nhà trường dạy học thụ
động, truyền thụ một chiều, lấy việc dạy (thầy) làm trung tâm.
♦Một số lợi thế của mô hình dạy – tự học
-Đó là mô hình dạy học “vì người học và bằng năng lực tự học của người học” của một nhà
trường “vì người học, cho người học và của người học”, lấy người học (việc học) làm gốc, làm
trung tâm; Người học tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với các bạn dưới sự hướng dẫn của thầy để tự
mình chiếm lĩnh tri thức bằng hành động của chính mình, do đó có hứng thú và động cơ học, phát
triển được tính tự chủ, chủ động và sáng tạo, phát triển được các mối quan hệ giao tiếp phong phú

trong cộng đồng xã hội lớp học, và dần dần hình thành được nhân cách con người lao động tự chủ,
năng động và sáng tạo.
-Mô hình dạy – tự học có khả năng đạt mục tiêu giáo dục thời kỳ đổi mới với chất lượng, hiệu
quả và quy mô lớn nhất: chất lượng giáo dục đạt trình độ cao nhất khi quá trình dạy học kết hợp hữu
cơ với quá trình tự học làm cho tự học và dạy học cộng hưởng với nhau. Quy mô phát triển giáo dục
lớn nhất khi có phong trào toàn dân tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp.
Vì mô hình dạy – tự học phù hợp với quy luật phát triển của sự vật. Do đó, mô hình dạy – tự
học sẽ không ngừng phát triển hoàn chỉnh và chiếm ưu thế ở nhà trường Việt Nam trong một tương
lai không xa.Từ ý nghĩa đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn mô hình này vận dụng vào quá trình dạy
học nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học.

×