Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

các khía cạnh pháp lý trong giao kêt hp đông mua bán hàng hoá quôc tê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.19 KB, 60 trang )





TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI
oOo








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOÁ 30 (2004-2008)

ðề Tài:
CÁC KHÍA CẠNH PHÁP LÝ TRONG GIAO
KẾT HỢP ðỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
QUỐC TẾ



















Giáo viên hướng dẫn:
Thầy DIỆP NGỌC DŨNG
Sinh viên thực hiện:
ðỗ Hồng Phúc
MSSV: 5043990
Lớp: Luật Thương Mại - K30





MỤC LỤC


 

 




Trang
Lời nói ñầu 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục ñích nghiên cứu 1
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu luận văn 2
Chương 1: Tổng quan về hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế. 4
1.1 Khái niệm, vai trò của hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế 4
1.1.1 Khái niệm của hợp ñồng mua bán hàng hóa quốc tế (HðMBHHQT)… 4
1.1.2 Vai trò của hợp ñồng mua bán hàng hóa quốc tế. 11
1.2 ðặc ñiểm của hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế 11
1.2.1 Chủ thể của HðMBHHQT 12
1.2.
2 ðối tượng của HðMBHHQT 12
1.2.3 ðồng tiền thanh toán 14
1.2.4 Hình thức của HðMBHHQT 14
1.2.5 Luật ñiều chỉnh hợp ñồng 15
1.3 Nguồn luật ñiều chỉnh HðMBHHQT 16
1.3.1 ðiều ước quốc tế 16
1.3.2 Pháp luật quốc gia 19
1.3.3 Tập quán thương mại quốc tế về mua bán hàng hoá 21
Chương 2: Các khía cạnh trong giao kết hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế.

2.1 Các phương thức giao kết hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế 24
2.1.1 ðàm phán trực tiếp giữa các bên 24
2.1.2 Ký kết giữa các bên vắng mặt 27
2.1.2.1 Chào hàng (ñề nghị giao kết hợp ñồng) 27
2.1.2.1.1 Khái niệm chào hàng 27
2.1.2.1.2 Giá trị pháp lý của chào hàng 29

2.1.2.1.3 Cách xác ñịnh chào hàng không thể hủy bỏ 30
2.1.2.1.4 Hoàn giá chào 32
2.1.2.2 Chấp nhận chào hàng 34
2.1.2.2.1 Khái niệm chấp nhận chào hàng 34
2.1.2.2.2 Hiệu lực của chấp nhận chào hàng. 35
2.1.2.2.3 Huỷ bỏ chấp nhận chào hàng 37




2.1.2.3 Thời ñiểm hợp ñồng ñược ký kết 38
2.2 Các ñiều khoản cơ bản của hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế. 39
2.2.1 ðiều khoản về ñối tượng của hợp ñồng 39
2.2.1.1 Tên gọi hàng hóa 39

2.2.1.2 Số lượng hàng hoá 39
2.2.1.3 Chất lượng hàng hóa 40
2.2.2 ðiều khoản về giá cả thời gian, ñịa ñiểm giao hàng và bao bì, ñóng gói
hàng hóa. 41
2.2.2.1 ðiều khoản về giá cả 41
2.2.2.2 Thời gian và ñịa ñiểm giao hàng 42
2.2.2.3 ðiều khoản về bao bì, ñóng gói hàng hóa 45
2.2.4 ðiều khoản về trách nhiệm do vi phạm hợp ñồng và trách nhiệm ñối với
hàng hóa. 45
2.2.4.1 ðiều khoản về trách nhiệm do vi phạm hợp ñồng 45
2.2.4.2 ðiều khoản về trách nhiệm ñối với hàng hóa 46
Kết luận 51
















NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

















































NHẬN XÉT CỦA HỘI ðỒNG PHẢN BIỆN

















































NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN



1. HðMBHHQT: Hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế.
2. ðƯQT: ðiều ước quốc tế.
3. CISG: United Nations Convention on Contracts for the
International Sale of Good.
4. WTO: World Trade Organization






LỜI NÓI ðẦU


 

 


1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trải qua một quá trình dài ñầy khó khăn trong việc phấn ñấu ñể trở thành
thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Vào ngày 07/11/2006 Việt Nam
cũng ñã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, ñiều này lại một lần
nữa khẳng ñịnh Việt Nam luôn luôn chủ ñộng ñể hòa nhập chung vào nền kinh tế
thế giới hiện ñại. Cùng với sự tăng cường các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài
ñã không ngừng thúc ñẩy các hoạt ñộng giao lưu hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong
ñó nổi bật là lĩnh vực kinh tế.
Theo ñó việc giao kết hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế giữa thương nhân
Việt Nam và các thương nhân nước ngoài sẽ ngày càng tăng về số lượng. Vấn ñề
ñặt ra là liệu các doanh nghiệp Việt Nam có ñược sự chủ ñộng trong vấn ñề giao
kết, làm thế nào ñể hợp ñồng ñược xác lập nhanh chóng, ñảm bảo hợp ñồng ñược
thực hiện một cách nghiêm túc ñưa ñến lợi nhuận tối ưu ñó mới là quan trọng. ðiều
này phụ thuộc trước hết vào hệ thống pháp luật Việt Nam có phù hợp với pháp luật
thương mại quốc tế cũng như tập quán thương mại quốc tế hay không và còn phụ
thuộc nhiều vào khả năng nhận biết cũng như trình ñộ áp dụng pháp luật của từng
doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, sự hiểu biết về pháp luật quốc tế của các thương
nhân Việt Nam còn rất hạn chế.
ðể góp phần vào sự quan tâm chung của nhiều người về vấn ñề ñặt ra, người

viết chọn ñề tài: “các khía cạnh pháp lý trong giao kết hợp ñồng mua bán hàng
hoá quốc tế”.
2. Mục ñích nghiên cứu
Mục ñích của ñề tài là tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống các quy
ñịnh hiện hành của pháp luật về giao kết hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế giữa
các bên cũng như thực tiễn thi hành các quy ñịnh này, ñồng thời có sự so sánh giữa
các quy ñịnh của luật và thực tiễn thực hiện. Bên cạnh ñó người viết cũng so sánh
giữa quy ñịnh của Việt Nam với các nước về vấn ñề ñược ñặt ra. Từ ñó sẽ tìm ra
những thiếu sót, bất cập trong các quy ñịnh của luật về vấn ñề liên quan, sau cùng là
ñề xuất phương hướng hoàn thiện ñể nhằm góp phần thu hẹp dần sự khác biệt giữa
pháp luật quốc gia với pháp luật các nước.






3. Phạm vi nghiên cứu
Khi ñề cập ñến hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế nhiều người sẽ nghĩ
ngay ñến một loạt các vấn ñề: xác lập, thực hiện, kết thúc hợp ñồng…những vấn ñề
này có vẻ như rất ñơn giản nếu chỉ dừng lại ở phạm vi mua bán hàng hóa trong
nước. Nhưng vì là hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế nên việc xem xét nó thật sự
là một vấn ñề rất quan trọng và ñầy phức tạp. Vì ñề tài chỉ dừng lại ở “Các khía
cạnh pháp lý trong giao kết hợp ñồng mua bán hàng hóa quốc tế” cho nên người
viết chỉ nghiên cứu vây quanh phần kỹ thuật trong giao kết hợp ñồng mua bán hàng
hoá quốc tế tức là sẽ ñi sâu nghiên cứu về các phương thức giao kết hợp ñồng (giao
kết trực tiếp và giao kết gián tiếp) và một số nội dung cơ bản của hợp ñồng (ñối
tượng, giá cả, thời gian ñịa ñiểm giao hàng…), ñể giúp người ñọc tiếp cận một cách
tốt nhất các khía cạnh này, người viết sẽ không trình bày nhiều về phần thực hiện
cũng như kết thúc hợp ñồng.

4. Phương pháp nghiên cứu
Theo ñó luận văn ñược thiết kế dựa trên nền tảng cuốn “Tập bài giảng luật
thương mại quốc tế” của Thầy Diệp Ngọc Dũng và “Giáo trình luật hợp ñông
thương mại quốc tế” của tập thể các tác giả
1
. Ngoài ra người viết còn sử dụng nhiều
tài liệu của nhiều nhà xuất bản và nhiều tác giả khác. Trong quá trình nghiên cứu
người viết có sự phân tích, tổng hợp, liệt kê và so sánh các quy ñịnh pháp luật của
các nước khác nhau trong lĩnh vực hợp ñồng mua bán hàng hóa quốc tế.
5. Kết cấu luận văn
Với mục ñích và phạm vi nghiên cứu ở trên, ñề tài ngoài lời nói ñầu, mục
lục, tài liệu tham khảo, về kết cấu luận văn ñựơc chia thành hai chương:
Chương 1: Tổng quan về hợp ñồng mua bán hàng hóa quốc tế (từ mục 1.1
ñến 1.3). Trong chương này người viết sẽ ñề cập ñến những vấn ñề chung của hợp
ñồng mua bán hàng hóa như: khái niệm, vai trò, ñặc ñiểm cũng như nguồn luật ñiều
chỉnh hợp ñồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Chương 2: các khía cạnh pháp lý trong giao kết hợp ñồng mua bán hàng hóa
quốc tế (ñây là phần trọng tâm của bài viết với 2 nội dung lớn). Trong chương này
người viết sẽ ñi chi tiết vào các phương thức giao kết hợp ñồng mua bán hàng hoá

1

PGS – TS Nguyễn Văn Luyện, TS Lê Thị Bích Thọ, TS Dương Anh Sơn





quốc tế cũng như sẽ trình bày cụ thể về các ñiều khoản cơ bản cần phải có trong hợp
ñồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Sau cùng là phần tóm lược và kết luận. Do bài viết không có chương mục cụ
thể nào nói về giải pháp hoàn thiện những vấn ñề bất cập. ðể tiện việc theo dõi,
người viết sẽ tóm lược lại những giải pháp hoàn thiện ñã ñược phân tích trong toàn
bộ nội dung của ñề tài.
Mặc dù ñã cố gắn hết sức trong quá trình nghiên cứu luận văn nhưng do ñây
là vấn ñề còn khá mới mẽ, thời gian nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo còn
hạn chế. Quan trọng hơn hết, do kiến thức của người viết còn hạn hẹp, lại chưa có
ñiều kiện tiếp cận nhiều với thực tiễn do ñó những ý tưởng trong luận văn phần lớn
mang tính lý thuyết và có thể không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế. Vì
vậy, người viết hy vọng sẽ nhận ñược những ý kiến ñóng góp của thầy cô và các
bạn ñể bài viết này ñược hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


















CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỢP ðỒNG MUA BÁN
HÀNG HOÁ QUỐC TẾ


 

 



Hoạt ñộng thương mại quốc tế hiện nay không còn bị giới hạn trong việc trao
ñổi hàng hoá mà ñã ñược mở rộng sang các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ,
thương mại ñầu tư, thương mại liên quan ñến quyền sở hữu trí tuệ. Mà công cụ pháp
lý ñược sử dụng trong việc trao ñổi hàng hoá chính là hợp ñồng mua bán hàng hoá
quốc tế. Có thể nói rằng, hợp ñồng mua bán hàng hoá ñóng vai trò chủ ñạo trong
hoạt ñộng ngoại thương của Việt Nam, ñặc biệt khi Việt Nam ñã hoà nhập vào nền
kinh tế thế giới thì tính quốc tế của hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế quan trọng
hơn lúc nào hết cần phải ñược xác ñịnh rõ ràng và cần phải có sự thống nhất trong
cách hiểu. Với lý do ñó trong chương này người viết sẽ lần lượt trình bày khái niệm
- vai trò - ñặc ñiểm cũng như pháp luật ñiều chỉnh của hợp ñồng mua bán hàng hoá
quốc tế. Qua ñó ta sẽ có cách nhìn cụ thể và ñầy ñủ hơn về hợp ñồng mua bán hàng
hoá quốc tế.
1.1 Khái niệm, vai trò của hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế.
1.1.1 Khái niệm của hợp ñồng mua bán hàng hóa quốc tế (HðMBHHQT).
Tự do hoá thương mại trở thành xu thế của thời ñại, mục ñích của nó là phá
bỏ mọi rào cản ñể hoạt ñộng mua bán hàng hoá giữa các quốc gia ñược thuận lợi
hơn. Khi hệ thống hoá các văn bản pháp lý về thương mại quốc tế, các tổ chức
thương mại thường chú ý ñến việc hệ thống hóa các văn bản pháp lý trong lĩnh vực
mua bán hàng hoá quốc tế vì vai trò quan trọng của nó. Có một thông lệ chung, theo

ñó nhiều khái niệm, thuật ngữ ñược sử dụng trong hợp ñồng mua bán hàng hoá
quốc tế cũng ñược sử dụng trong các loại hợp ñồng thương mại quốc tế khác. Cụ
thể là khái niệm hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng ñược sử dụng ñể xây
dựng các khái niệm hợp ñồng thương mại quốc tế khác. Không những thế, các văn
bản pháp lý mang tính quốc tế ñiều chỉnh các loại hợp ñồng thương mại quốc tế
khác nhau cũng ñược xây dựng trên cơ sở các văn bản ñiều chỉnh hợp ñồng mua
bán hàng hoá quốc tế.
Có thể nói rằng việc làm rõ khái niệm hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế
có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng bởi nó gắn liền với việc xác ñịnh
luật nào ñược áp dụng ñể ñiều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp ñồng. Nếu hợp




ñồng là hợp ñồng mua bán hàng hoá thông thường (hợp ñồng nội ñịa) thì sẽ ñược
luật trong nước ñiều chỉnh. Nếu là hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế thì nó sẽ
ñược ñiều chỉnh bằng pháp luật thương mại quốc tế: có thể là pháp luật của các
quốc gia khác nhau, các ðiều ước quốc tế, và trong nhiều trường hợp liên quan ñến
cả tập quán thương mại quốc tế, nên cần thiết phải lựa chọn luật nào trong số ñó ñể
áp dụng cho hợp ñồng. Không những thế mà trong một số trường hợp còn cho phép
xác ñịnh ñược pháp luật của quốc gia nào ñược sử dụng ñể ñiều chỉnh quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp ñồng. Vì vậy hết sức cần thiết phải có một khái
niệm chung về hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế, hay nói cách khác là phải có
cách xác ñịnh tương ñối thống nhất về tính quốc tế của hợp ñồng mua bán hàng hoá
quốc tế
2
. Tuy nhiên, việc xác ñịnh tính quốc tế của hợp ñồng hiện nay dường như
ñược hiểu không giống nhau từ quan ñiểm của các quốc gia khác nhau.
Trước tiên là quan ñiểm của Pháp về xác ñịnh tính quốc tế của hợp ñồng mua
bán hàng hoá quốc tế, ở Pháp có hai tiêu chuẩn ñược ñưa ra ñể xác ñịnh, ñó là tiêu

chuẩn pháp lý và tiêu chuẩn kinh tế. Xét về tiêu chuẩn pháp lý, một hợp ñồng ñược
coi là HðMBHHQT nếu nó ñược chi phối bởi tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc
gia như quốc tịch và nơi cư trú của các bên, nơi thanh toán, nơi thực hiện nghĩa vụ
hợp ñồng… Còn theo tiêu chuẩn kinh tế thì HðMBHHQT là hợp ñồng tạo ra sự
chuyển dịch qua lại biên giới các giá trị trao ñổi tương ứng giữa các nước tức là thể
hiện quyền lợi thương mại quốc tế.
3

Theo luật pháp Trung Quốc, HðMBHHQT là những hợp ñồng xuất nhập
khẩu hàng hoá ñược xác lập giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác của
Trung Quốc với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Như vậy, tính chất
quốc tế của hợp ñồng ñược xác ñịnh cũng dựa trên dấu hiệu quốc tịch của các bên.
Cũng cần nói thêm là Luật thương mại Việt Nam năm 1997 xác ñịnh yếu tố quốc tế
của HðMBHHQT giống như cách xác ñịnh của Trung Quốc tức là cũng dựa trên
dấu hiêu quốc tịch của thương nhân.
Việc xác ñịnh tính quốc tế của HðMBHHQT dựa trên dấu hiệu quốc tịch.
Trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp ñồng mua bán hàng hóa quốc tế gặp rất
nhiều khó khăn, phức tạp và trong một số trường hợp là không thể ñược, bởi vì:
Thứ nhất, pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau xác ñịnh quốc tịch của
pháp nhân không giống nhau. Hiện nay trên thế giới có các cách thức xác ñịnh quốc

2
Giáo trình luật hợp ñồng thương mại quốc tế - Khoa kinh tế - Trường ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh - Nxb ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 2005 – tr.6
3
Diệp Ngọc Dũng, Cao Nhất Linh - Tập bài giảng Tư Pháp quốc tế - Khoa Luật Trường ðại học Cần Thơ -
2002 –Tr.91





tịch của pháp nhân theo Thuyết nơi ñăng ký (Anh, Mỹ, các quốc gia thuộc hệ thống
pháp luật Anh Mỹ và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ), quốc tịch ñược xác ñịnh
theo nơi ñăng ký của pháp nhân; theo Thuyết ñịa ñiểm thường trú của pháp nhân
(các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục ñịa như Pháp, ðức và Ba lan,
Ukraina), theo cách này, quốc tịch của pháp nhân ñược xác ñịnh theo ñịa chỉ thường
trú của pháp nhân - thường là nơi thường trú của cơ quan ñiều hành. ðịa chỉ thường
trú của pháp nhân không phải là nơi mà pháp nhân ñăng ký thành lập mà là nơi có
cơ quan quản lý thực tế; theo Thuyết giám sát, quốc tịch của pháp nhân ñược xác
ñịnh dựa trên khả năng kiểm soát của thành viên ñối với pháp nhân trên cơ sở nắm
giữ vốn của thành viên ñó. Thành viên kiểm soát pháp nhân có quốc tịch nào thì
pháp nhân có quốc tịch ñó.
Thứ hai, nếu xác ñịnh tính quốc tế của hợp ñồng dựa trên dấu hiệu quốc tịch
trong một số trường hợp sẽ gặp khó khăn trong việc xác ñịnh luật áp dụng. Ví dụ,
Công ty A ñược ñăng ký thành lập trên lãnh thổ của Pháp nhưng lại ñặt trụ sở ñiều
hành trên lãnh thổ của Anh, như vậy theo pháp luật của Pháp, công ty A có quốc
tịch của Anh, còn theo pháp luật của Anh thì công ty A lại có quốc tịch của Pháp.
Công ty A ký kết hợp ñồng bán hàng cho một công ty B ở Việt Nam và xuất phát từ
quy phạm xung ñột, luật áp dụng cho hợp ñồng là luật của quốc gia mà người bán
có quốc tịch. Vậy trong trường hợp này, luật của quốc gia nào sẽ ñược áp dụng, luật
của Pháp hay luật của Anh, nếu xác ñịnh tính quốc tế của hợp ñồng MBHHQT dựa
trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân. Rõ ràng, trong trường hợp này chúng ta
khó có thể xác ñịnh luật áp dụng cho hợp ñồng khi không có sự thoả thuận của các
bên về luật áp dụng.
4

Chính vì lý do trên mà trong mua bán hàng hoá quốc tế người ta thường
không xác ñịnh tính quốc tế của hợp ñồng dựa trên dấu hiệu quốc tịch.
Quan ñiểm về HðMBHHQT theo công ước quốc tế ñược thể hiện tại ðiều 1
Công ước Lahaye 1964 về mua bán hàng hóa quốc tế thì hợp ñồng mua bán hàng

hóa quốc tế phải thỏa mãn hai ñiều kiện sau:
Thứ nhất, ñược ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ
của các quốc gia khác nhau;
Thứ hai, phải thỏa mãn ít nhất một trong ba yếu tố sau:
1- Hàng hóa phải ñược chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này ñến lãnh thổ
của quốc gia khác;

4
Giáo trình luật hợp ñồng thương mại quốc tế - Khoa kinh tế - Trường ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh - Nxb ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 2005 – tr.7-8




2- Những hành vi thể hiện sự chào hàng và chấp nhận chào hàng ñược thực
hiện trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau;
3- Việc giao hàng phải ñược thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia khác không
phải là nơi thực hiện những hành vi chào hàng và chấp nhận chào hàng.
ðược thông qua năm 1964 và ñã có hiệu lực nhưng Công ước Lahaye không
ñược áp dụng một cách rộng rãi cũng như không gây ñược ảnh hưởng trong thực
tiễn ký kết và thực hiện hợp ñồng mua bán hàng hóa quốc tế (ngay cả khi Công ước
Viên 1980 về hợp ñồng mua bán hàng hóa quốc tế chưa ñược thông qua) vì nhiều lý
do như: nó ñược soạn thảo bởi ñại diện của các quốc gia phát triển phương Tây,
thiếu sự tham gia của các quốc gia ñang phát triển, các quy ñịnh của Công ước
không tính ñến quyền lợi của các quốc gia ñang phát triển, vì có cấu trúc bên trong
hết sức phức tạp, gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Lý do quan trọng nhất là
các tiêu chuẩn chủ quan và khách quan ñược Công ước sử dụng ñể xác ñịnh tính
quốc tế của hợp ñồng mua bán hàng hóa quốc tế chồng chéo và không có ý nghĩa
thực tế. Ví dụ, người bán có trụ sở thương mại trên lãnh thổ của Việt Nam giao
hàng cho người mua có trụ sở thương mại trên lãnh thổ của Thái Lan theo hợp ñồng

mua bán hàng hóa quốc tế, khi hàng hóa ñã nằm trên lãnh thổ của Thái Lan, vì một
lý do nào ñó người mua từ chối nhận hàng và khi ñó người bán buộc phải sang Thái
Lan ñể bán số hàng này cho người mua khác có trụ sở thương mại cũng nằm trên
lãnh thổ Thái Lan. Như vậy tất cả các hoạt ñộng liên quan ñến việc mua bán lần thứ
hai ñều diễn ra trên lãnh thổ của Thái Lan: Hàng hóa ñã nằm tại Thái Lan - không
thoả mãn ñiều kiện phụ thứ nhất; các hành vi chào hàng và chấp nhận chào hàng
cũng như việc giao hàng ñược thực hiện ngay trên lãnh thổ của Thái Lan - không
thoả mãn ñiều kiện phụ thứ hai và thứ ba. Như vậy theo quy ñịnh của ðiều 1 Công
ước Lahaye 1964 thì hợp ñồng này không thể ñược coi là hợp ñồng mua bán hàng
hóa quốc tế và vì vậy không thể áp dụng các quy ñịnh của luật thương mại quốc tế
mà cụ thể là không thể áp dụng ngay chính Công ước Lahaye 1964 ñể ñiều chỉnh

5
.
Chính vì những lý do nêu trên mà hiện nay trong hoạt ñộng mua bán hàng
hoá quốc tế người ta ít sử dụng Công ước Lahaye 1964 ñể xác ñịnh tính quốc tế của
HðMBHHQT hơn là sử dụng Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế
(United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Good - gọi tắt
là CISG).

5
Giáo trình luật hợp ñồng thương mại quốc tế - Khoa kinh tế - Trường ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh - Nxb ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 2005 – tr.9-10




ðiều này ñược thể hiên: tính ñến hết ngày 30/06/2007 ñã có
71 quốc gia tham
gia Công ước Viên

1980 về mua bán hàng hóa quốc tế
6
. Hơn nữa, việc xác ñịnh tính
quốc tế của HðMBHHQT theo CISG có vẻ ñơn giản hơn. Theo ðiều 1 CISG thì
HðMBHHQT là hợp ñồng mua bán hàng hoá trong ñó các bên ký kết có trụ sở
thương mại ñặt ở những nước khác nhau. Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự
hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự thương mại của hợp ñồng không ñược xét
tới khi xác ñịnh phạm vi áp dụng của CISG. Như vậy, tính chất quốc tế của
HðMBHHQT theo CISG thì chỉ dựa trên dấu hiệu duy nhất là trụ sở thương mại
của các bên phải nằm trên những nước khác nhau. Công ước không quan tâm các
bên kết ước ñó có cùng hay khác quốc tịch, cũng không cần quan tâm các bên ñó có
phải là thương nhân hay không, và hợp ñồng ñó có thể là hợp ñồng thương mại
hoặc hợp ñồng dân sự.
Có ý kiến cho rằng, việc xây dựng khái niệm HðMBHHQT dựa trên yếu tố
lãnh thổ, hay trụ sở giao dịch, giống như quy ñịnh của CISG, sẽ cho phép xác ñịnh
tính chất quốc tế của hợp ñồng trở nên ñơn giản hơn nhiều so với việc dựa trên dấu
hiệu quốc tịch và các dấu hiệu khác. Quan ñiểm này không sai. Tuy nhiên, theo tiêu
chí này sẽ gặp khó khăn trong trường hợp các bên có nhiều trụ sở thương mại. Thật
ra CISG ñã dự liệu ñược tình huống này, ñể giải quyết tại ðiều 10 Công ước Viên
1980 có quy ñịnh, trong trường hợp nếu một trong các bên hay tất cả các bên có
nhiều hơn một trụ sở thương mại thì cần phải chú ý ñến trụ sở thương mại liên quan
mật thiết với hợp ñồng và với việc thực hiện nó xuất phát từ những hoàn cảnh mà
các bên ñã biết trước và ñã có dự liệu trước khi hay trong thời ñiểm ký kết hợp
ñồng, còn nếu các bên không có trụ sở thương mại thì cần phải xác ñịnh ñịa ñiểm
thường trú của họ
7
. Hơn nữa, theo người viết, vấn ñề không phải ở chỗ là việc xác
ñịnh này dễ hay khó, mà chúng ta cần phải nhìn nhận rằng việc xác ñịnh như vậy
liệu có bao quát hết các HðMBHHQT hay không? Có khả năng bỏ sót một số hợp
ñồng nào không?

Chẳng hạn, một hợp ñồng mua bán linh kiện ñiện tử ñược ký kết giữa một
bên có trụ sở tại Trung Quốc mang quốc tịch Trung Quốc với một bên có trụ sở tại
Anh nhưng vẫn mang quốc tịch Trung Quốc. Nếu theo quan ñiểm HðMBHHQT là
hợp ñồng ñược ký kết giữa các bên có quốc tịch khác nhau thì ñây không phải là
HðMBHHQT vì cả hai bên tham gia hợp ñồng ñều mang quốc tịch Trung Quốc, và
như vậy nó là hợp ñồng gì?

6
www.unilex.info
7
Giáo trình luật hợp ñồng thương mại quốc tế - Khoa kinh tế - Trường ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh - Nxb ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 2005 – tr.10




Một ví dụ khác, một hợp ñồng mua bán hàng hoá giữa một bên mang quốc
tịch Singapore với một bên mang quốc tich Mỹ, và cả hai ñều có trụ sở tại
Singapore. Hàng hoá ñược mua bán nằm tại Nhật Bản. Trong trường hợp này, nếu
xác ñịnh HðMBHHQT dựa trên dấu hiệu trụ sở của các bên nằm ở các nước khác
nhau thì ñây cũng không phải là HðNBHHQT do các chủ thể của hợp ñồng ñều có
trụ sở tại Singapore. Vậy nó là hợp ñồng gì?
Rõ ràng, trong hai trường hợp vừa nêu, các hợp ñồng ñó chính là
HðMBHHQT, nhưng do cách xác ñịnh tính chất quốc tế của hợp ñồng chỉ dựa trên
một dấu hiệu duy nhất, quốc tịch hoặc trụ sở, sẽ không tránh khỏi việc bỏ sót một số
HðMBHHQT. Chính vì vậy, việc xây dựng khái niệm HðMBHHQT theo các
khuynh hướng này là chưa bao quát, còn mang tính phiếm diện.
Ở Việt Nam, trong một số giáo trình Tư pháp quốc tế và Luật thương mại
quốc tế, cũng như trong một số bài viết ñược ñăng trong các tạp chí pháp lý chưa có
một khái niệm thống nhất về HðMBHHQT hay nói chính xác hơn là chưa có một

cách xác ñịnh thống nhất tính quốc tế của hợp ñồng
8
. Và trong một chừng mực nhất
ñịnh, khái niêm HðMBHHQT bị ñánh ñồng với khái niệm hợp ñồng thương mại
quốc tế hay cụ thể là hợp ñồng mua bán hàng hoá ngoại thương. Chính việc ñánh
ñồng này dẫn ñến hệ quả là cho ñến nay chưa có một cách nhìn toàn diện về
HðMBHHQT.
Mua bán hàng hoá quốc tế là một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố
nước ngoài, cho nên HðMBHHQT là một hợp ñồng dân sự theo nghĩa rộng có yếu
tố nước ngoài. ðiều ñó có nghĩa là, hợp ñồng ñó có thể là hợp ñồng thương mại và
cũng có thể là hợp ñồng dân sự theo nghĩa hẹp. Mặc dù luật không có ñịnh nghĩa
thế nào là HðMBHHQT, nhưng tính chất quốc tế hay yếu tố nước ngoài của hợp
ñồng này ñược quy ñịnh khá rõ ràng tại ðiều 758 Bộ Luật dân sự năm 2005. Cụ thể
ñó là các trường hợp:
- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người Việt Nam ñịnh cư ở nước ngoài hoặc;
- Các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam,
nhưng:
+ Căn cứ ñể xác lập, thay ñổi, chấm dứt quan hệ ñó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc;

8
Giáo trình luật hợp ñồng thương mại quốc tế - Khoa kinh tế - Trường ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh - Nxb ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 2005 – tr.6




+ Tài sản liên quan ñến quan hệ ñó ở nước ngoài.
Như vậy, việc xác ñịnh yếu tố nước ngoài trong các HðMBHHQT có thể

dựa trên một trong ba căn cứ:
Căn cứ thứ nhất ñó là “chủ thể của hợp ñồng”. Chủ thể của hợp ñồng có thể
là các bên có cùng hoặc khác quốc tịch, trụ sở nằm trên cùng một nước hoặc các
nước khác nhau:
- ðối với hợp ñồng mà ít nhất một trong các bên là chủ thể nước ngoài, luật
không bắt buộc bên nước ngoài ñó phải cư trú ở Việt Nam hay ở nước ngoài, nghĩa
là chỉ căn cứ vào dấu hiệu quốc tịch.
- Cũng ñược xem là HðMBHHQT nếu hợp ñồng mua bán hàng hoá ñó có sự
tham gia của người Việt Nam ñịnh cư ở nước ngoài trong trường hợp này cho thấy
luật chỉ xem xết yếu tố lãnh thổ, bất kể người Việt Nam ñịnh cư ở nước ngoài ñó
mang quốc tịch Việt Nam hay quốc tich nước ngoài.
- Trong trường hợp hợp ñồng mua bán hàng hoá ñược xác lập giữa các bên là
công dân, tổ chức Việt Nam ñịnh cư tại Việt Nam thì hợp ñồng ñó chỉ ñược xem là
HðMBHHQT khi thỏa mãn căn cứ thứ hai hoặc thứ ba.
Căn cứ thứ hai ñó là “sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay ñổi, chấm dứt hợp
ñồng”. Một hợp ñồng mua bán hàng hoá chỉ cần có một trong các sự kiện pháp lý
ñó xảy ra ở nước ngoài thì ñược xem là HðMBHHQT. Chẳng hạn, các bên tham
gia hợp ñồng mua bán hàng hoá ñều mang quốc tịch Việt Nam, cư trú ở Việt Nam,
nhưng việc giao kết hợp ñồng ñược diễn ra tại Campuchia, hoặc việc giao hàng
ñược tiến hành tại Thái Lan…thì hợp ñồng mua bán hàng hoá ñó vẫn ñược xem là
HðMBHHQT.
Căn cứ thứ ba ñó là “khách thể mà các bên tham gia hợp ñồng hướng ñến”.
Một hợp ñồng mua bán hàng hoá cũng ñược xem là HðMBHHQT chỉ cần hàng hoá
là ñối tượng của hợp ñồng ở nước ngoài. Chẳng hạn, các bên ký kết một hợp ñồng
tại Việt Nam ñể mua bán một lô hàng ñược ñặt tại một phòng trưng bày ở Philippin.
Hợp ñồng này cũng là HðMBHHQT theo quy ñịnh của pháp luật Việt Nam.
Nói tóm lại, việc xác ñịnh tính chất quốc tế của HðMBHHQT dựa trên một
trong ba căn cứ vừa nêu theo quy ñịnh của pháp luật Việt Nam có thể nói là khá ñầy
ñủ, có thể bao quát ñược các trường hợp phát sinh trên thực tế. Mặt khác, nó còn
khắc phục ñược hạn chế của việc chỉ dựa vào dấu hiệu chủ thể (quốc tịch hoặc trụ

sở của các bên) ñể xác ñịnh HðMBHHQT một cách không ñầy ñủ theo như quy
ñịnh của pháp luật các nước và các ñiều ước quốc tế có liên quan. Bởi thế cho nên,




chúng ta có thể rút ra một khái niệm chung về HðMBHHQT theo quy ñịnh của
pháp luật Việt Nam như sau:
“HðMBHHQT là hợp ñồng mua bán hàng hoá có tính chất dân sự hoặc
thương mại, có thể ñược xác lập bởi ít nhất một bên là cơ quan, tổ chức, cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam ñịnh cư ở nước ngoài, hoặc giữa các bên là công dân
tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ ñể xác lập, thay ñổi, chấm dứt hợp ñồng ñó theo
pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài, hoặc hàng hoá là ñối tượng của hợp
ñồng ở nước ngoài”.
1.1.2 Vai trò của hợp ñồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Ngày nay, hoạt ñộng xuất nhập khẩu ñã trở thành một lĩnh vực mũi nhọn
trong hoạt ñộng kinh tế ñối ngoại của mọi quốc gia. Trao ñổi hàng hóa quốc tế trở
thành một hoạt ñộng sống còn của tất cả các nước bởi vì không một quốc gia nào
trên thế giới tồn tại ñộc lập mà không có mối quan hệ với các quốc gia bên ngoài,
ñặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tất cả các hoạt ñộng mua bán hàng hoá với bên
ngoài ñều phải thông qua hợp ñồng. Vì thế HðMBHHQT ñã trở thành hình thức
luật gián tiếp quản lý hoạt ñộng thương mại quốc tế.
Thông qua việc ký kết và thực hiện HðMBHHQT, các chủ trương, ñường
lối, chính sách ngoại thương của Nhà nước ñược thực hiện. Do ñó, HðMBHHQT
trở thành công cụ góp phần quan trọng vào việc củng cố, mở rộng và phát triển
quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau. Mặt khác, nó là chiếc cầu nối trong
quan hệ cung cầu giữa bản thân một quốc gia với quan hệ cung cầu ở quốc gia khác,
là ñiều kiện cần ñể kế hoạch sự phát triển kinh tế của bản thân một nước với quan
hệ thị trường quốc tế. Thông qua ñó góp phần ñẩy mạnh và phát triển sản xuất, nâng
cao năng suất lao ñộng, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên cũng như tiềm năng

về lao ñộng ở mỗi nước.
Về mặt pháp lý, có thể nói HðMBHHQT là công cụ pháp lý duy nhất và có
hiệu quả ñể các bên bảo vệ lợi ích của mình trong ñiều kiện nguồn luật ñiều chỉnh
HðMBHHQT phức tạp và ña dạng, nếu không thông qua hợp ñồng ñể quy ñịnh chi
tiết, chặt chẽ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, có thể dẫn ñến những hậu
quả nghiêm trọng. Mặt khác, giá trị ñược tạo ra từ HðMBHHQT là rất lớn, nên chỉ
cần một sỏ suất nhỏ ñôi khi dẫn ñến những thiệt hại khôn lường
9
.

9
Diệp Ngọc Dũng, Cao Nhất Linh - Tập bài giảng Tư Pháp quốc tế - Khoa Luật Trường ðại học Cần Thơ -
2002 –Tr.95




1.2 ðặc ñiểm của hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Hợp ñồng mua bán hàng hoá trong nước và HðMBHHQT có một số ñiểm
tương ñồng như: bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho
bên mua và nhận thanh toán còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận
hàng và chuyển quyền sở hữu theo ñúng thõa thuận (ðiều 428 Bộ Luật dân sự Việt
Nam 2005; Khoản 8 ðiều 3 Luật thương mại 2005). Trong khoa học pháp lý có
nhiều ý kiến khác nhau về vấn ñề này, song theo người viết HðMBHHQT khác với
hợp ñồng mua bán hàng hoá trong nước ở tính quốc tế của nó (tính quốc tế của hợp
ñồng ñã ñược phân tích ở phần khái niệm). Chính tính quốc tế của hợp ñồng ñã làm
cho HðMBHHQT có những ñặc ñiểm quan trọng.
1.2.1 Chủ thể của HðMBHHQT.

Trên thực tế thì pháp luật thương mại quốc tế không có sự ñiều chỉnh ñặc

biệt nào ñối với chủ thể của HðMBHHQT. ðiều này ñược giải thích bởi chủ thể
của hoạt ñộng này (pháp nhân hay cá nhân – thương nhân) có ñược quyền ký kết
hợp ñồng phù hợp với pháp luật quốc gia áp dụng ñối với các chủ thể ñó. Theo quy
ñịnh của pháp luật Việt Nam, HðMBHHQT ñược coi là hợp pháp khi chủ thể của
hợp ñồng hợp pháp, tức là có năng lực pháp luật và người ký kết có năng lực hành
vi và thẩm quyền ký kết hợp ñồng
10
.
ðối với chủ thể bên nước ngoài, tư cách pháp lý của họ ñược xác ñịnh theo
pháp luật của nước mà chủ thể ñó mang quốc tịch (Khoản 1 ðiều 761, Khoản1 ðiều
762, Khoản 1 ðiều 763 Bộ luật dân sự 2005) hoặc có nơi cư trú nếu chủ thể ñó
không có quốc tịch (khoản 1 ðiều 760 Bộ luật dân sự 2005). Trong trường hợp chủ
thể nước ngoài xác lập, thực hiện HðMBHHQT tại Việt Nam thì tư cách pháp lý
của họ ñược xác ñịnh theo pháp luật Việt Nam (khoản 2 ðiều 762, khoản 2 ðiều
765 Bộ luật dân sự 2005).
ðối với chủ thể phía Việt Nam, tư cách pháp lý của họ ñược xác ñịnh dựa
theo Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Khi tham gia vào các
HðMBHHQT, chủ thể của hợp ñồng thường là các thương nhân. ðối tượng cũng
ñược xem là một trong những ñặc ñiểm quan trọng của HðMBHHQT.
1.2.
2 ðối tượng của HðMBHHQT
ðối tượng của HðMBHHQT là các hàng hoá ñược phép mua bán. Thông
thường, pháp luật các nước trên thế giới ñều xác ñịnh những ñối tượng nào ñược coi
là hàng hoá.

10
Giáo trình luật hợp ñồng thương mại quốc tế - Khoa kinh tế - Trường ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh - Nxb ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 2005 – tr.11





Hàng hóa theo quan ñiểm của Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ là tất
cả các vật, bao gồm cả những hàng hoá ñặc biệt mà có thể chuyển dịch vào thời
ñiểm xác ñịnh ñối với hợp ñồng mua bán hàng hóa, các chứng khoán ñầu tư và các
vật ñang trong quá trình kiện tụng. Hàng hoá cũng bao gồm con chưa sinh ra của
ñộng vật và mùa màng ñang phát triển và những vật xác ñịnh khác gắn liền với hiện
thực như ñược mô tả trong phần về hàng hóa gắn liền với hiện thực (ñiểm 1 khoản
105 ðiều 2)
11
.
Công ước Viên 1980 không ñưa ra một khái niệm trực tiếp về hàng hoá.
Nhưng tại ðiều 2 Công ước có quy ñịnh: Công ước sẽ không áp dụng trong các
trường hợp mua bán ñấu giá, hàng hoá dùng cho cá nhân, gia ñình nội chợ, mua
chứng khoán, tàu thuỷ, máy bay,…Vậy ta có thể nói rằng, việc mua bán hàng hóa
ngoài những hàng hóa mà ðiều 2 CISG quy ñịnh thì ñó chính là ñối tượng của
HðMBHHQT.
Ở Việt Nam, khái niệm hàng hoá ñược quy ñịnh tại khoản 2 ðiều 3 Luật
thương mại năm 2005. Theo ñó, hàng hoá là tất cả các loại ñộng sản, kể cả ñộng sản
hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với ñất.
Như vậy, pháp luật các nước nói chung có những quan niệm khác nhau về
hàng hóa. Sự khác nhau này dẫn ñến hệ quả là cùng một thực thể nhưng theo pháp
luật nước này thì ñược phép mua bán, còn theo pháp luật nước khác thì có thể bị
cấm mua bán.
ðối với các HðMBHHQT thông thường hàng hóa ñược mua bán sẽ ñược
dịch chuyển qua lại biên giới hải quan một hoặc nhiều quốc gia khác nhau, dễ thấy
nhất là các hợp ñồng xuất nhập khẩu. Cho nên, những hàng hoá này không những
chỉ ñơn thuần là ñược phép mua bán mà phải còn ñược phép xuất nhập khẩu theo
quy ñịnh của pháp luật các quốc gia hữu quan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp
hàng hóa không cần hoặc không thể dịch chuyển qua lại biên giới. ðiều ñó ñược

khẳng ñịnh qua ví dụ, một hợp ñồng mua ban hàng hoá ñược giao kết giữa một bên
công dân Việt Nam ñịnh cư tại Việt Nam và một bên là công dân Việt Nam ñịnh cư
ở nước ngoài, và hàng hóa mà các bên hướng ñến ñang tồn tại ở Việt Nam. Khi ñó,
dù hàng hóa có ñược chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hay không, thì hợp ñồng ñó
vẫn ñược xem là HðMBHHQT do ñã thỏa mãn ñiều kiện chủ thể của hợp ñồng là
các bên của hợp ñồng cư trú tại các quốc gia khác nhau. Hơn nữa, nếu hàng hóa ñó
là bất ñộng sản thì rõ ràng hàng hoá ñó cũng không thể vận chuyển ñược.

11
Nguyễn Vũ Hoàng - Về các tiêu chí xác ñịnh HðMBHHQT - Tạp chí Nhà nước và pháp luật - số
11(187)/2003 - Tr.25




Như vậy, có thể khẳng ñịnh rằng, hàng hoá là ñối tượng của HðMBHHQT
có thể hoặc không thể ñược duy chuyển qua lại biên giới. Hàng hoá có hợp pháp
hay không cũng rất quan trọng, nếu hàng hoá ñó là hàng hoá bị pháp luật quốc gia
hay pháp luật quốc tế cấm thì xem như là ñối tượng của hợp ñồng không thể thực
hiện ñược.

1.2.3 ðồng tiền thanh toán
ðối với các hợp ñồng mua bán trong nước, ñồng tiền thanh toán thường là
nội tệ. Trong HðMBHHQT, các bên có thể thoả thuận chọn ñồng tiền thanh toán là
ñồng tiền của nước người mua, nước người bán hoặc của một nước thứ ba nào
ñó…Do ñó, ñồng tiền thanh toán trong HðMBHHQT thường là ngoại tệ ñối với ít
nhất một bên hoặc cả hai bên của hợp ñồng. Ví dụ, một doanh nghiệp Việt Nam bán
một lô hàng thuỷ sản ñông lạnh cho một doanh nghiệp Mỹ. Các bên chọn ñồng tiền
thanh toán là ñồng ñô la Mỹ. ðồng ñô la Mỹ là ngoại tệ ñối với doanh nghiệp Việt
Nam. Trong trường hợp nếu hai bên của hợp ñồng thoả thuận là thanh toán bằng

ñồng EURO thì lúc này ñồng EURO là ngoại tệ ñối với cả hai bên Việt Nam và Mỹ.
Nếu các bên có thỏa thuận ñồng tiền thanh toán là của nước thứ ba thì nên sử
dụng ñồng USD hoặc ñồng EURO ñể thanh toán vì tương ñối ổn ñịnh và thường
ñược sử dụng rộng rải hơn các loại tiền tệ khác.
1.2.4 Hình thức của HðMBHHQT
Một hợp ñồng có hiệu lực khi nó ñược các bên ký kết theo hình thức do luật
ñịnh. Pháp luật của nhiều nước cho phép các bên ñược tự do trong việc lựa chọn
hình thức của hợp ñồng ngoại trừ một số trường hợp nhất ñịnh pháp luật bắt buộc
phải tuân theo một hình thức nhất ñịnh.
Theo qui ñịnh của khoản 4 ðiều 81 Luật thương mại Việt Nam năm 1997, thì
hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế phải ñược ký kết bằng văn bản. Luật thương
mại năm 2005 cũng qui ñịnh hợp ñồng phải ñược ký kết bằng văn bản hoặc những
hình thức khác tương ñương (ðiều 24). Tuy nhiên có thể nói rằng hợp ñồng mua
bán hàng hóa nói chung và hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng, trong mọi
trường hợp nên ñược ký kết bằng văn bản.
Nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức của hợp ñồng cũng ñược áp dụng trong
hợp ñồng mua bán hàng hoá quốc tế. Bộ luật dân sự của Pháp khi qui ñịnh hình
thức của văn bản bắt buộc với mục ñích là bằng chứng trong trường hợp giá trị của
hợp ñồng lớn hơn phạm vi luật ñịnh và qui ñịnh này không áp dụng trong
HðMBHHQT.




Theo ðiều 11 Công ước Viên 1980 qui ñịnh rằng, hợp ñồng mua bán hàng
hoá quốc tế không nhất thiết phải ñược ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay tuân
thủ một yêu cầu nào khác về hình thức hợp ñồng. Sự tồn tại của hợp ñồng có thể
ñược chứng minh bằng mọi cách, trong ñó có cả lời khai của người làm chứng. Với
qui ñịnh của ðiều 11 như vậy ta thấy thuận lợi cho các bên giao kết hợp ñồng.
Nhưng nó chỉ thật sự thuận lợi ñối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển, ñối

với những quốc gia có tốc ñộ kinh tế chậm phát triển, thì khả năng quản lý chưa
cao, nên việc qui ñịnh quá thoáng như vậy ñôi khi sẽ gây tác dụng ngược lại. Chẳng
hạn, các quốc gia này cho rằng quốc gia mình chỉ có khả năng quản lý, thực hiện
các hợp ñồng bằng văn bản, như vậy sẽ hạn chế sự tham gia của các quốc gia vào
Công ước. Và nó sẽ ñi ngược lại với mong muốn của Uỷ ban thương mại quốc tế và
những nhà soạn thảo là tạo ra một luật chung thống nhất áp dụng cho tất cả hợp
ñồng mua bán hàng hoá quốc tế với sự tham gia của càng nhiều quốc gia thì hiệu
quả càng cao. Công ước Viên 1980 không dừng lại ở ñây mà lại qui ñịnh thêm ở
ðiều 96 của Công ước, nếu luật một quốc gia thành viên nào qui ñịnh hợp ñồng
phải ñược ký kết dưới hình thức văn bản mới có giá trị thì yêu cầu phải ñược thể
hiện dưới hình thức văn bản phải ñược tôn trọng (kể cả trong trường hợp chỉ cần
một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia có luật qui ñịnh hợp ñồng phải
ñược thể hiện ngoài hình thức văn bản).
ðến ñây thì việc xác ñịnh giá trị của hợp ñồng lại là một vấn ñề cũng khá
quan trọng. ðơn cử một trường hợp (chỉ là giả thiết). Nước Anh và Pháp là thành
viên của Công ước Viên 1980, mà luật của nước Anh qui ñịnh chỉ hợp ñồng lập
thành văn bản mới có giá trị pháp lý. Còn luật của nước Pháp lại qui ñịnh hợp ñồng
có thể ñược chứng minh bằng mọi cách, phù hợp với qui ñịnh tại ñiều 11 của Công
ước Viên 1980. Hai nước tiến hành giao kết hợp ñồng bằng miệng với nhau, hợp
ñồng này sẽ có giá trị pháp lý nếu như ta chỉ dừng lại ở ðiều 11 của Công ước Viên
1980, nhưng pháp luật quốc tế lại không dừng lại ở ñó, Công ước Viên tôn trọng
pháp luật của quốc gia sở tại nên ñã qui ñịnh thêm ở ðiều 96 (ñã ñược viện dẫn ở
trên) vì thế hợp ñồng bằng miệng giữa hai nước Anh và Pháp là không có giá trị
pháp lý.
Có quá nhiều sự khác biệt trong quan ñiểm của các nước về ñối tượng, về
chủ thể và hình thức của HðMBHHQT. Vì vậy, vấn ñề luật ñiều chỉnh hợp ñồng
cần phải ñược ñặt ra.
1.2.5 Luật ñiều chỉnh hợp ñồng





Do có yếu tố nước ngoài, HðMBHHQT có nguồn luật ñiều chỉnh phức tạp
hơn so với các hợp ñồng mua bán trong nước. Việc trụ sở thương mại của các bên
nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau hay sự khác nhau về quốc tịch giữa
các bên tất yếu dẫn ñến những quan ñiểm pháp luật khác nhau về cách giải quyết
những vấn ñề phát sinh. Chính vì lý do này mà hầu như không có pháp luật của một
quốc gia nào có giá trị áp dụng bắt buộc ñối với các bên trong hợp ñồng, thay vào
ñó luật áp dụng cho hợp ñồng chủ yếu ñược xác ñịnh dựa trên các nguyên tắc xác
ñịnh luật áp dụng trong Tư pháp quốc tế. Trong các nguyên tắt xác ñịnh luật áp
dụng ñó, có nguyên tắc áp dụng luật do các bên tham gia hợp ñồng thoả thuận lựa
chọn. ðó có thể là ðiều ước quốc tế, luật quốc gia hoặc tập quán thương mại quốc
tế
12
.
Trên ñây là các ñặc ñiểm thường gặp ñối với một HðMBHHQT. Trong thực
tiễn, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà HðMBHHQT còn có thể có thêm
những ñặc ñiểm khác. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh một ñiều rằng HðMBHHQT có
ñặc ñiểm như thế nào ít nhiều phụ thuộc vào việc xác ñịnh tính chất quốc tế của hợp
ñồng là dựa trên những căn cứ nào.
1.3 Nguồn luật ñiều chỉnh HðMBHHQT
Xuất phát từ quan ñiểm “ý chí tự nguyện” nên bản thân HðMBHHQT ñã là
một văn bản có tính pháp lý quy ñịnh quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết. Về mặt
lý luận, nếu mọi quy ñịnh về quyền và nghĩa vụ ñược thoả thuận ñầy ñủ và chi tiết
trong hợp ñồng thì người ta không phải vận dụng ñến các nguồn luật khác. Song,
trong thực tiễn ít có trường hợp này bởi vì không một tổ chức, cá nhân nào có ñủ
ñiều kiện ñể thoả thuận một bản hợp ñồng chi tiết ñến mức không cần viện dẫn ñến
bất cứ nguồn luật nào
13
. Cho dù HðMBHHQT ñược ký kết hoàn chỉnh, chi tiết ñến

ñâu thì bản thân nó cũng không thể dự kiến, chứa ñựng tất cả những tình huống có
thể phát sinh trong thực tế. Chính vì vậy HðMBHHQT phải ñược ñiều chỉnh bằng
những nguồn luật nhất ñịnh. ðối với các hợp ñồng mua bán hàng hóa trong nước sẽ
ñương nhiên ñược áp dụng, nghĩa là chỉ xem xét ñến nguồn pháp luật quốc gia.
Trong khi ñó, HðMBHHQT do có yếu tố nước ngoài nên có nguồn luật ñiều chỉnh
phức tạp hơn, bao gồm ñiều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quán thương mại
và án lệ.


12
Giáo trình luật hợp ñồng thương mại quốc tế - Khoa kinh tế - Trường ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh - Nxb ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 2005 – tr. 17
13
Giáo trình Luật áp dụng trong hoạt ñộng kinh tế ñối ngoại - Trường kinh tế ñối ngoại TPHCM – 1991 –
Trang 145




1.3.1 ðiều ước quốc tế
“ðiều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập là thoả thuận bằng văn bản ñược ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước
hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc
nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ
thuộc vào tên gọi là Hiệp ước, Công ước, Hiệp ñịnh, ðịnh ước, thoả thuận, NGHị
ñịnh thư, bản ghi nhớ, công hàm trao ñổi hoặc văn kiện có tên gọi khác” (Theo ðiều
2 Luật ký kết, gia nhập, thực hiện ñiều ước quốc tế 2005 của Việt Nam).
Như vậy, ðiều ước quốc tế về mua bán hàng hoá là sự thoả thuận bằng văn
bản giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế trên
cơ sở tự nguyện và bình ñẳng nhằm ấn ñịnh, thay ñổi, hoặc chấm dứt quyền và

nghĩa vụ ñối với nhau trong quan hệ có liên quan ñến hàng hoá quốc tế.
Xét về mặt chủ thể ký kết, ðƯQT về mua bán hàng hóa gồm hai loại là
ðƯQT song phương và ðƯQT ña phương.
ðƯQT song phương chủ yếu là các hiệp ñịnh thương mại và các hiệp ñịnh
tương trợ tư pháp giữa một nước với từng nước hữu quan khác, chẳng hạn như Hiệp
ñịnh thương mại Việt - Mỹ…những quy ñịnh trong các Hiệp ñịnh này chỉ ñiều
chỉnh các quan hệ pháp lý giữa các bên của các quốc gia ký kết ñiều ước.
ðƯQT ña phương chủ yếu là các Công ước quốc tế về mua bán hàng hóa mà
tiêu biểu là CISG, một công ước ñược áp dụng rộng rãi trong mua bán hàng hóa
quốc tế.
Một trong những vấn ñề vô cùng quan trọng khi ñề cập ñến ðƯQT là trong
trường hợp nào ðƯQT ñược áp dụng. Vấn ñề này tuỳ thuộc vào quy ñịnh của từng
ðƯQT có liên quan.
Chẳng hạn, theo ðiều 1 của CISG thì CISG ñược áp dụng cho các
HðMBHHQT giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau trong
các trường hợp sau:
- Khi các quốc gia này là thành viên của CISG;
- Khi theo các quy tắc của Tư pháp quốc tế thì luật ñược áp dụng là luật quốc
gia thành viên của CISG.
Như vậy, những quy ñịnh trong CISG sẽ thay thế cho luật của bất kỳ quốc
gia nào là thành viên của CISG trong việc ñiều chỉnh các HðMBHHQT. Tuy nhiên,
ñó chỉ là giải pháp mang tính nguyên tắc bởi vì theo quy ñịnh tại ðiều 6 của CISG




thì các bên tham gia hợp ñồng ñược quyền loại trừ việc áp dụng một phần hoặc toàn
bộ CISG nếu như các bên không muốn áp dụng CISG ñể ñiều chỉnh hợp ñồng của
mình. ðiều ñó cho thấy, ý chí của các bên giao kết hợp ñồng ñược ưu tiên. Sự ưu
tiên ñó ñược thể hiện ở chỗ, nếu các bên có thoả thuận chọn luật áp dụng và sự thoả

thuận ñó cho thấy các bên ñã loại trừ việc áp dụng CISG thì CISG sẽ không ñược áp
dụng, cho dù các bên giao kết hợp ñồng có trụ sở tại các quốc gia là thành viên của
CISG.
Thông thường, ñể loại trừ việc áp dụng CISG thì các bên có thể quy ñịnh
trong hợp ñồng với lời lẻ rằng “Công ước Viên năm 1980 về hợp ñồng mua bán
hàng hoá quốc tế không áp dụng cho hợp ñồng này”, hoặc “hợp ñồng này sẽ không
bao gồm, kết hợp hay chịu ảnh hưởng của những quy ñịnh trong Công ước của Liên
hiệp quốc về hợp ñồng mua bán hàng hóa quốc tế”
14
.
Trong bối cảnh Việt Nam chúng ta chưa là thành viên của CISG cũng như
các ðƯQT khác có liên quan ñến HðMBHHQT, cho nên pháp luật nước ta chưa có
quy ñịnh rõ ràng là những ðƯQT này sẽ ñược áp dụng trong trường hợp nào. Mặc
dù vậy, ñối với các ðƯQT mà Việt Nam là thành viên nói chung, trong trường hợp
có sự khác nhau giữa quy ñịnh của ðƯQT với quy ñịnh của pháp luật trong nước
thì những quy ñịnh của ðƯQT sẽ ñược ưu tiên áp dụng (khoản 2 ðiều 759 Bộ luật
dân sự Việt Nam 2005).
Còn ñối với các ðƯQT mà chúng ta chưa là thành viên, theo người viết
chúng chỉ có thể ñược áp dụng ñể ñiều các HðMBHHQT nếu như ñược các bên
tham gia hợp ñồng thỏa thuận lựa chọn, và phải ñảm bảo việc áp dụng hoặc hậu quả
của việc áp dụng những ðƯQT này không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam.
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, ðƯQT có vai trò ñặc biệt quan trọng. Nó
là công cụ pháp lý hữu hiệu ñể giải quyết xung ñột pháp luật và hạn chế việc áp
dụng các quy phạm của pháp luật quốc gia
15
. Sở dĩ nói hạn chế việc áp dụng các
quy phạm pháp luật quốc gia không phải vì việc áp dụng chúng là không tốt, mà bởi
vì:
- Tránh ñược những khó khăn thì phải ñàm phán lựa chọn luật quốc gia làm

luật áp dụng cho hợp ñồng. Trên thực tế, việc lựa chọn luật quốc gia thường gặp
phải rất nhiều khó khăn. Mỗi bên ñều muốn chọn luật của nước mình ñể áp dụng,

14
James R. Pinnells - Xuất khẩu và hợp ñồng xuất khẩu – Nhà xuất bản trẻ - 1999 – Tr.183-184
15
Giáo trình luật hợp ñồng thương mại quốc tế - Khoa kinh tế - Trường ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh - Nxb ðại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - 2005 – tr.19




nhằm tạo lợi thế cho mình vì họ hiểu rõ về hệ thống pháp luật của họ, ñiều ñó dẫn
ñến việc không bên nào chịu nhường bên nào trên bàn ñàm phán chọn luật. Mặt
khác, việc lựa chọn luật nước ngoài có thể ñem lại những rủi ro pháp lý cho các
doanh nghiệp do thiếu sự hiểu biết ñầy ñủ về luật ñó.
- Trong khi ñó, các ðƯQT, chẳng hạn như CISG, trở nên rất phổ biến, dễ
xác ñịnh ñược nội dung của nó, giúp cho việc áp dụng nó ñược dễ dàng. Với tư cách
là một văn bản luật thực chất nhằm giải quyết các xung ñột về luật áp dụng trong
mua bán hàng hóa quốc tế, các quy ñịnh trong CISG ñược coi là khá hợp lý, ñã
thống nhất ñược nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế
giới, tạo ñược sự bình ñẳng giữa người bán và người mua trong quan hệ hợp ñồng,
giúp các bên bảo vệ ñược quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao kết và thực
hiện HðMBHHQT.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là Công ước Viên 1980 không có ñiều chỉnh về
thời ñiểm chuyển giao quyền sở hữu, thời ñiểm chuyển rủi ro ñối với hàng
hoá…ðiều ñó chứng tỏ ðƯQT không phải là một công cụ toàn năng bởi vì chúng
thường không ñiều chỉnh tất cả các vấn ñề liên quan ñến HðMBHHQT. Chính vì
vậy mà cần thiết phải xem xét ñến pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế ñể tạo tính
chặt chẽ và tránh phát sinh tranh chấp về hợp ñồng giữa các bên.

1.3.2 Pháp luật quốc gia
Pháp luật là công cụ pháp lý cơ bản và chủ yếu ñể Nhà nước thực hiện các
chức năng của mình. Cũng như mọi lĩnh vực khác, trong quan hệ mua bán hàng hoá
quốc tế, luật pháp ñóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ñiều chỉnh các hoạt
ñộng mua bán của các chủ thể.
Pháp luật của mỗi quốc gia là tổng thể các quy tắc, các quy ñịnh ñiều chỉnh
mọi lĩnh vực của ñời sống xã hội của quốc gia ñó. Các quy tắc và các quy phạm
này, tuỳ theo pháp luật của mỗi nước, chúng có thể ñược thể hiện dưới hình thức
thành văn hoặc không thành văn. ðối với các nước theo hệ thống châu Âu lục ñịa
(Civil Law) luật ñược thể hiện dưới hình thức văn bản. Ở các nước này, chỉ có các
quy phạm ñược ghi trong các văn bản pháp luật mới có giá trị bắt buộc.
Trong khi ñó, các nước theo hệ thống pháp luật chung Anh - Mỹ (Common
Law) bên cạnh luật thành văn thì ở các nước này có cả luật không thành văn ñược
ghi nhận trong các án lệ
16
.

16
Diệp Ngọc Dũng, Cao Nhất Linh - Tập bài giảng Tư Pháp quốc tế - Khoa Luật Trường ðại học Cần Thơ -
2002 - Tr. 6-7

×