Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

Bài Giảng - Kỹ Năng Soạn Thảo Văn Bản Trong Hoạt Động Tư Vấn Pháp Luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.65 KB, 19 trang )

KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN TRONG
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT


GIỚI THIỆU
 Kỹ năng soạn thảo văn bản là một kỹ năng song
hành tồn tại cùng kỹ năng hùng biện của luật sư. Nó
là một kỹ năng cốt lõi mà bất kỳ luật sư nào cũng
phải nắm vững trong suốt quá trình hành nghề.
 Cơ cấu bài soạn thảo văn bản trong hoạt động tư
vấn gồm ba phần
 Phần 1. Khái quát chung về soạn thảo
 Phần 2. Các yêu cầu chung về soạn thảo
 Phần 3. Kỹ năng soạn thảo một số văn bản thường
dùng trong hoạt động tư vấn – thực hành


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN

 Văn bản do luật sư soạn thảo phải đưa ra
các ý kiến pháp lý chính xác, cụ thể, dễ
hiểu và thiết thực cho khách hàng.
 Ý kiến pháp lý đưa ra phải rõ ràng, tránh
việc khách hàng hiểu lầm ý của luật sư dẫn
đến những thiệt hại đáng tiếc, thậm chí
cịn phải bồi thường.
 Một văn bản tư vấn tốt có thể giúp khách
hàng tránh được kiện tụng và có thể dành
phần thắng trong q trình thương thảo,
ký kết hợp đồng.




I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
 Dựa vào mối quan hệ của luật sư xuất phát trong quá
trình tiến hành hoạt động tư vấn thì những văn bản
sau thường được sử dụng:
 Quan hệ giữa luật sư và khách hàng; thư chào phí, thư
tư vấn, thư yêu cầu cung cấp, bổ sung thông tin, thư
yêu cầu tính phí, bảng kê thời gian…
 Quan hệ giữa luật sư và bên thứ ba; thư yêu cầu đối
tác thanh toán, yêu cầu làm một việc hay không làm
một việc.
 Quan hệ giữa luật sư và cơ quan hữu quan; soạn thảo
công văn hỏi ý kiến.
 Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng; biên bản cuộc
họp, bản ghi nhớ, lập báo cáo, soạn thảo hợp đồng
theo yêu cầu của khách hàng…


II. CÁC YÊU CẦU CHUNG KHI SOẠN THẢO VĂN
BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN

II.1. TÍNH LOGIC
 Phải được trình bày trong một trật tự hợp lý và
dễ hiểu cho người đọc.
 Cần có một dàn ý cẩn thận
 Cần sắp xếp theo trật tự về mặt thời gian
 Cần sắp xếp và giải quyết các vấn đề theo mối
quan hệ phát sinh (giải quyết vấn đề A là cơ sở

phát sinh để giải quyết tiếp vấn đề B)


II. CÁC YÊU CẦU CHUNG KHI SOẠN THẢO VĂN
BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN

II.2. TÍNH SÚC TÍCH
 Tránh diễn đạt dài dòng
 Tránh lặp lại câu từ hoặc cụm từ
 Quy ước một số cụm từ hoặc từ để tránh lặp lại
khi viết tạo nên sự cồng kềnh của văn bản.
Ghi chú: Tránh trường hợp lạm dụng quá sự súc
tích, diễn đạt quá ngắn gọn khiến khách hàng
không hiểu được ý của luật sư.


II. CÁC YÊU CẦU CHUNG KHI SOẠN THẢO VĂN
BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN

II.3. TÍNH CHÍNH XÁC
 Tránh sử dụng từ, cụm từ có thể hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau:
 Ví dụ:
 Cá nhân, tổ chức có liên quan => Ông/Bà hay tên
Đơn vị cụ thể
 Người thừa kế => không cụ thể ai là người thừa kế,
thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật (thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc)
 Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác…



II. CÁC YÊU CẦU CHUNG KHI SOẠN THẢO VĂN
BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN

II.4. NGƠN NGỮ THÍCH HỢP, VĂN PHONG RÕ
RÀNG, DỄ HIỂU
 Tùy thuộc đối tượng tiếp nhận là cá nhân hoặc tổ
chức để dùng ngơn ngữ thích hợp;
 Khơng dùng từ lóng;
 Hạn chế dùng từ “mệnh lệnh”
 Khi gặp từ chuyên môn nên diễn đạt một cách dễ
hiểu (ví dụ: thời gian = thời hạn, thời hiệu), không
nên dùng các từ pháp lý cổ xưa như; cáo ty, bị
vong lực, bằng khoán…


II. CÁC YÊU CẦU CHUNG KHI SOẠN THẢO VĂN
BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN

II.5. TRẢ LỜI ĐÚNG HẸN
 Thời gian là tài sản vô giá, khi đã hứa hẹn với khách
hàng thì phải đúng hẹn
 Trả lời đúng hẹn thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn
trọng dành cho khách hàng
 Việc trả lời chậm có thể mất khách hàng, hoặc thậm
chí ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Trong
trường hợp đặc biệt nếu không trả lời đúng hẹn với
khách hàng thì phải cho khách hàng biết lý do cụ thể
(không bịa đặt ra lý do) để khách hàng hiểu và thông
cảm – nhưng nên hạn chế tối đa.



II. CÁC YÊU CẦU CHUNG KHI SOẠN THẢO VĂN
BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN

II.6. KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN
 Đánh máy cẩn thận, trong trường hợp có sai sót khi
phát hành thư nên hủy và in lại văn bản khác, khơng
tẩy xóa viết thêm vào văn bản.
 Tránh lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, ý bị lặp lại;
 Tránh viết câu quá dài, câu không rõ ý;
 Nên ngắt dịng trong văn bản, để khách hàng có
khoảng “nghỉ” trong khi tiếp thu ý của luật sư;
 Thống nhất về form chữ, cách đánh đề mục;
 Giấy rách phải giữ lấy lề.


III. KỸ NĂNG SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN
THƯỜNG DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
 THƯ CHÀO PHÍ
 THƯ TƯ VẤN
 BIÊN BẢN, CÔNG VĂN
 DI CHÚC, HỢP ĐỒNG


III. KỸ NĂNG SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN
THƯỜNG DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
III.1. THƯ CHÀO PHÍ
Sau khi tiếp xúc với khách hàng và nghiên
cứu sơ bộ hồ sơ của khách hàng luật sư

thường làm công việc là viết văn bản chào
phí dịch vụ, nhằm đề xuất mức phí tư vấn.
Thư chào phí sẽ cho khách hàng biết những
luật sự nào sẽ tham gia tư vấn cho vấn đề
của họ, nội dung tư vấn bao gồm những vấn
đề gì, phí thù lao sẽ được tính như thế nào,
điều kiện để khách hàng chấm dứt hợp đồng


III. KỸ NĂNG SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN
THƯỜNG DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
III.1. THƯ CHÀO PHÍ
Để khách hàng dễ dàng chấp nhận mức phí
mà luật sư đưa ra luật sư cần phải cho khách
hàng biết họ được hưởng những dịch vụ cụ
thể nào (càng chi tiết, càng cụ thể). Từ đó
khách hàng có thể mường tượng được
cường độ làm việc, chất xám, thời gian luật
sư phải bỏ ra - dễ dàng chấp nhận mức phí.


III. KỸ NĂNG SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN
THƯỜNG DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
III.1. THƯ CHÀO PHÍ
BỐ CỤC MỘT BỨC THƯ CHÀO PHÍ
 Tiêu đề hãng luật;
 Thơng tin về thư chào phí;
 Phần mở đầu;
 Phần giới thiệu luật sư sẽ tham gia vào vụ việc;
 Phần liệt kê nội dung tư vấn;

 Phần đề cập đến phí;
 Cam kết bảo mật thông tin của khách hàng;
 Phần đề cập điều kiện chấm dứt hợp đồng;
 Phần đề nghị giao kết hợp đồng.


III. KỸ NĂNG SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN
THƯỜNG DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
III.2. THƯ TƯ VẤN
Khái niệm:
Ý kiến pháp lý là một dạng thư từ trao đổi giữa luật
sư và khách hàng nên người ta cịn gọi nó dưới cái
tên thư tư vấn. Thư tư vấn có mục đích cung cấp
thơng tin và đưa lời khun cho khách hàng về một
chủ đề hoặc một câu hỏi có bản chất pháp lý.


III. KỸ NĂNG SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN
THƯỜNG DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
III.2. PHÂN LOẠI THƯ TƯ VẤN:
- Thư tư vấn (bản ghi nhớ) khơng chính thức.
“Riêng và bảo mật”.

- Thư tư vấn chính thức “Có thể được sử dụng
rộng rãi”.
Ghi chú:
- Luật sư phải chịu trách nhiệm về nội dung tư
vấn trước khách hàng. Một khi Luật sư đưa ra
một ý kiến pháp lý sẽ phải chịu trách nhiệm
nghề nghiệp đối với khách hàng, vì vậy nếu

Luật sư sai, gây thiệt hại cho khách hàng thì
phải bồi thường (K5, Đ 40 và điểm c, K1, Đ 52
LLS)


III. KỸ NĂNG SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN
THƯỜNG DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
III.3. CƠ CẤU MỘT THƯ TƯ VẤN

Một thư tư vấn chuẩn mực và chuyên nghiệp
thường bao gồm các phần sau:
1) Phần mở đầu
2) Mơ tả tóm tắt sự việc và các tài liệu mà khách
hàng cung cấp hay cịn gọi là phần mơ tả bối cảnh
3) Liệt kê các văn bản vi phạm pháp luật áp dụng
hoặc các phương tiện giải thích bổ trợ hay cịn gọi
là phần cơ sở pháp lý
4) Xác định các vấn đề luật sư được yêu cầu tư vấn
5) Phân tích sự việc, đưa ra giải pháp và lời khuyên
của luật sư
6) Kết thúc


III. KỸ NĂNG SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN
THƯỜNG DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
III.4. DI CHÚC
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm
chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi
chết (D646 BLDS)
1) Nội dung di chúc bằng văn bản

2) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
3) Họ, tên, và nơi cư trú của người lập di chúc;
4) Họ, tên người,, cơ quan, tổ chức được hưởng
di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá
nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
5) Di sản để lại và nơi có di sản;
6) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội
dung của nghĩa vụ


VĂN PHỊNG LUẬT SƯ SÀI GỊN TÂY NGUN

Luật sư Ngơ Việt Bắc
Văn phòng luật sư Sài Gòn Tây Nguyên
Hotline: 0939 28 18 29



×