Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Quan hệ thái lan việt nam trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa giáo dục từ năm 2001 đén năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG BÁ LƯU

QUAN HỆ THÁI LAN - VIỆT NAM
TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ, VĂN HÓA - GIÁO DỤC
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG BÁ LƯU

QUAN HỆ THÁI LAN - VIỆT NAM
TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ, VĂN HÓA - GIÁO DỤC
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60.22.03.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. HOÀNG THỊ HẢI YẾN


NGHỆ AN - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự giúp
đỡ và góp ý chân thành từ quý thầy cô trong Khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh,
đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cơ giáo hướng dẫn - TS. Hồng Thị
Hải Yến. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo, TS. Hồng Thị Hải Yến
và tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh đã giúp đỡ
về mặt tư liệu cũng như những ý kiến đóng góp, xây dựng luận văn.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đã nhiệt tình
giúp đỡ, cổ vũ cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do thời gian và năng lực có hạn nên
luận văn khơng tránh khỏi khiếm khuyết, kính mong thầy cơ và các bạn chân
thành góp ý để tác giả rút kinh nghiệm cho các cơng trình nghiên cứu khoa
học lần sau.
Nghệ An, tháng 8 năm 2016.
Tác giả
Hoàng Bá Lưu


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 6
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 6
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 7

7. Bố cục của luận văn .................................................................................... 7
B. NỘI DUNG ................................................................................................... 8
Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
THÁI LAN - VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ, VĂN
HÓA - GIÁO DỤC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 ................................... 8
1.1. Nhân tố quốc gia ...................................................................................... 8
1.1.1. Nhân tố lịch sử, văn hóa .................................................................... 8
1.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, Chính sách đối ngoại
của Thái Lan và Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015 ................. 14
1.2. Nhân tố quan hệ chính trị - ngoại giao................................................... 24
1.3. Nhân tố quốc tế và khu vực Đông Nam Á ............................................. 25
1.3.1. Nhân tố quốc tế ................................................................................ 25
1.3.2. Nhân tố khu vực Đông Nam Á ........................................................ 29
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 32
Chương 2. QUAN HỆ THÁI LAN - VIỆT NAM TRÊN LĨNH
VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 ....................................... 33
2.1. Thực trạng quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế
từ năm 2001 đến năm 2015 ........................................................................... 33


2.1.1. Thương mại ...................................................................................... 33
2.1.2. Đầu tư............................................................................................... 42
2.1.3. Du lịch .............................................................................................. 52
2.2. Một số nhận xét về quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên lĩnh vực
kinh tế từ năm 2001 đến năm 2015 ............................................................... 63
2.2.1. Thành tựu và hạn chế chủ yếu ......................................................... 63
2.2.2. Triển vọng ........................................................................................ 70
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 73
Chương 3. QUAN HỆ THÁI LAN - VIỆT NAM TRÊN LĨNH
VỰC VĂN HÓA - GIÁO DỤC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015.............. 74

3.1. Thực trạng quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa giáo dục từ năm 2001 đến năm 2015 ............................................................ 74
3.1.1. Văn hóa ............................................................................................ 74
3.1.2. Giáo dục ........................................................................................... 94
3.2. Một số nhận xét về quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên lĩnh vực
văn hóa - giáo dục từ năm 2001 đến năm 2015 .......................................... 107
3.2.1. Thành tựu và hạn chế chủ yếu ....................................................... 107
3.2.2. Triển vọng ...................................................................................... 112
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 114
C. KẾT LUẬN .............................................................................................. 115
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 120
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 130


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT

TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

1

AFTA

ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

2


APEC

Asia-Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Cooperation

châu Á - Thái Bình Dương
Diễn đàn hợp tác Á - Âu

3

ASEM

Asia - Europe Meeting

4

ASEAN

Association of Southeast East Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Asian Nations

5

EU

European Union


Liên minh châu Âu

6

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

7

FTA

Free Tvade Agvement

Hiệp định thương mại tự do

8

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

9

PATA


Pacific Asia Travel Association Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương

10

RRD

Public Relations of Thailand Cục Quan hệ công chúng Thái Lan

11

UNESCO

United Nations Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học
Scientific and Cultural

và Văn hóa Liên hợp quốc

Organization
United States dollar

Đơ la Mỹ

12

USD

13

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

14

VOV

Đài Tiếng nói Việt Nam

15

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng:
Bảng 2.1.

Kim ngạch xuất khẩu giữa Thái Lan và Việt Nam (2001 - 2006) ... 34

Bảng 2.2.

Kim ngạch xuất khẩu giữa Thái Lan và Việt Nam (2007 - 2010) ... 37

Bảng 2.3.


Kim ngạch xuất khẩu giữa Thái Lan và Việt Nam (2011 - 2015) ... 40

Bảng 2.4.

Đầu tư trực tiếp của Thái Lan được cấp phép tại Việt Nam
(2005 - 2006)............................................................................ 44

Bảng 2.5.

Đầu tư trực tiếp của Thái Lan được cấp phép tại Việt Nam
(2007 - 2010)............................................................................ 46

Bảng 2.6.

Đầu tư trực tiếp của Thái Lan được cấp phép tại Việt Nam
(2011 - 2014)............................................................................ 47

Bảng 2.7.

Đầu tư của Thái Lan tại một số tỉnh, thành phố Việt Nam
(lũy kế đến 15/12/2014) ........................................................... 50

Bảng 2.8.

Số lượng du khách Thái Lan đến Việt Nam từ năm 2005 đến
năm 2015 .................................................................................. 59

Bảng 2.9.

Số lượng du khách Việt Nam đến Thái Lan từ năm 2002 đến

năm 2014 .................................................................................. 60

Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Đầu tư Thái Lan vào Việt Nam tăng đều qua từng năm
(2012 - 2/2016) ........................................................................ 48


1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, nhân loại đang đứng trước một xu thế tất yếu,
khách quan đó là tồn cầu hóa. Tồn cầu hóa đã và đang tác động mạnh mẽ
đến mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và ảnh hưởng to lớn đến tất cả các lĩnh vực của
đời sống nhân loại. Quá trình tồn cầu hóa đã làm cho các quốc gia, dân tộc
trên thế giới xích lại gần nhau hơn, xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, hợp
tác cùng phát triển là một xu thế tất yếu của thế giới.
Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á
- một khu vực phát triển năng động trên thế giới hiện nay và đều là thành viên
của tổ chức ASEAN. Ngay từ khi mới ra đời, mục đích tơn chỉ của tổ chức
này là không ngừng liên kết, hợp tác, mở rộng quan hệ giữa các nước trong
khối và trong khu vực.
Quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam có từ lâu đời và cho đến nay mối
quan hệ đó vẫn được tiếp tục củng cố và phát triển. Tuy nhiên, trong suốt tiến
trình lịch sử, dưới tác động của nhân tố lịch sử, chính trị bên trong và ngồi
khu vực, quan hệ giữa hai nước đã có những bước thăng trầm đầy biến động.
Sau khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngày
8/6/1976, Việt Nam và Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở
ra một trang sử mới trong quan hệ giữa hai nước. Từ cuối những năm 1980
của thế kỷ XX, khi “Vấn đề Campuchia” được giải quyết, đặc biệt là từ khi
Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) đến nay, hai nước đã tăng cường xây dựng

lịng tin và bắt tay cùng hợp tác có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy,
nghiên cứu quan hệ Thái Lan - Việt Nam không những giúp chúng ta hiểu sâu
thêm về mối quan hệ của hai nước trong lịch sử cũng như hiện tại, mà còn
hiểu hơn về mối quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên
thế giới.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2
Hiện nay, các nước trong tổ chức ASEAN đã và đang đề ra lộ trình
thực hiện tầm nhìn ASEAN 2020, hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN
đoàn kết, vững mạnh trên cơ sở ba trụ cột chính: Cộng đồng an ninh (ASC),
Cộng đồng kinh tế (AEC), Cộng đồng Văn hóa - xã hội (ASCC). Để đạt được
điều này thì việc tăng cường hợp tác song phương giữa các thành viên trong
khu vực là điều rất cần thiết. Nghiên cứu mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam
trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục từ năm 2001 đến năm 2015 góp phần
làm sáng tỏ q trình vận động và phát triển liên tục của mối quan hệ hai
nước, qua đó để thấy được những thành tựu, hạn chế cũng như triển vọng của
mối quan hệ này. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quan hệ giữa
Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Xuất phát từ những lý do khoa học và thực tiễn nói trên chúng tơi chọn
đề tài: “Quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo
dục từ năm 2001 đến năm 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Thái Lan - Việt Nam từ lâu đã là một đề tài thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của rất nhiều học giả trong và ngoài nước, của nhiều ngành
khoa học khác nhau. Có thể dẫn ra một số cơng trình nghiên cứu đã được
công bố sau:
Một số cuốn sách đã đề cập đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam như:

Quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong những năm 90 do tác giả Nguyễn
Tương Lai chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội (2001) đã tiến hành
nghiên cứu chiều hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - Thái Lan, từ đó
khái quát ý nghĩa và tầm quan trọng của quan hệ hợp tác giữa hai nước không
những đối với lợi ích dân tộc mà cịn ảnh hưởng tới khu vực. Nhóm tác giả đã
phân tích, đánh giá thực trạng 10 năm của quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên
các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế... đồng thời nêu lên những thách
thức và triển vọng trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan khi bước vào thế kỷ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3
XXI và đề xuất việc điều chỉnh và hoạch định chính sách quan hệ với Thái
Lan trong những năm tới [16, 9].
Cuốn sách Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 1976 - 2000 của tác giả
Hoàng Khắc Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), “đã đưa người đọc
trở lại chặng đường một phần tư thế kỷ kể từ ngày quan hệ ngoại giao hai
nước Việt Nam - Thái Lan chính thức được thiết lập đến khi nhân dân hai
nước cùng cả loài người bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ mới” [32, 12].
Cuốn sách gồm 3 chương, chương đầu tiên tác giả đề cập đến mối quan hệ
giữa Việt Nam và Thái Lan trong lịch sử, chương thứ hai và chương thứ ba,
tác giả đi sâu vào quan hệ giữa hai nước theo hai giai đoạn tương ứng, từ năm
1976 đến năm 1989 và từ năm 1989 đến năm 2000. Qua cuốn sách, tác giả đã
phác họa một bức tranh tổng thể về quan hệ giữa hai nước qua từng giai đoạn
lịch sử đến trước năm 1975 và đặt trọng tâm vào hai chương tương ứng với
hai giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1989 và từ năm 1989 đến năm 2000.
Bằng những sự kiện chính trị được khai thác một cách thấu đáo, những số liệu

kinh tế được phân tích một cách cặn kẽ cùng các nguồn tài liệu phong phú về
các lĩnh vực hoạt động, tác giả đã cung cấp thêm một nguồn tài liệu tham
khảo có giá trị.
Bên cạnh đó, cịn có một số lượng sách rất lớn có liên quan đến nội
dung của đề tài như: Việt Nam - ASEAN: Quan hệ đa phương và song
phương, do GS. Vũ Dương Ninh chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
(2004). Cuốn sách này đã khái quát quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN,
trong đó có một phần viết về quan hệ Thái Lan - Việt Nam (của tác giả Hoàng
Khắc Nam); Quan hệ chính trị, ngoại giao Thái Lan - Việt Nam của tác giả
Nguyễn Thị Quế, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội (2005); Lịch sử
bang giao Việt Nam - Đông Nam Á của tác giả Trần Thị Mai, Nxb Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2007)...

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4
Ngồi các tác phẩm kể trên, cịn có các bài báo, bài viết đề cập đến
quan hệ Thái Lan - Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử hoặc có liên quan đến
nội dung của đề tài nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu
khác nhau: Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Kinh
tế, Nghiên cứu Quốc tế... Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu như: Quan
hệ Việt Nam - Thái Lan từ đầu thập kỷ 90 ( thế kỷ XX ) tới nay của Nguyễn
Diệu Hùng, Nghiên cứu Đông Nam Á (số 49 - 2001); Vài nét về quan hệ Việt
Nam - Thái Lan những năm đầu thế kỷ XXI của Nguyễn Thị Hồn, Nghiên
cứu Đơng Nam Á (số 1/2005); 30 năm quan hệ hợp tác Việt Nam - Thái Lan
của Nguyễn Thị Hoàn, Nghiên cứu Đông Nam Á (số 5/2005); Quan hệ kinh
tế Việt Nam - Thái Lan từ năm 2000 đến nay của Hà Lê Huyền, Nghiên cứu

Đông Nam Á (số 11/2010); Hợp tác giáo dục - đào tạo giữa các trường đại
học của Thái Lan và Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI của Hà Lê
Huyền, Nghiên cứu Đông Nam Á (số 3/2015); Quan hệ kinh tế Việt Nam Thái Lan của Hà Lê Huyền, Nghiên cứu Kinh tế (số 443 - 4/2015); Thúc đẩy
hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan của Nguyễn Hồng Quang, Nghiên cứu
Đông Nam Á (số 7/2007); Quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan trong lịch sử
của Song Jung Nam, Nghiên cứu Lịch sử (số 8/2008)...
Ngồi ra, cịn có một số luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ Khoa học
Lịch sử có liên quan đến nội dung đề tài như: Quá trình phát triển quan hệ
Việt Nam - Thái Lan (1976 - 2000) của Hoàng Khắc Nam, luận án Tiến sĩ
Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội (2004); Quan hệ Thái
Lan - Việt Nam (1976 - 2004) của Thananan Boonwanan, luận án Tiến sĩ Lịch
sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh (2008);
Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 2000 - 2009 của Hà Lê Huyền, luận văn Thạc sĩ
Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội (2010)…
Hầu hết các tác phẩm, cơng trình nghiên cứu trên đây đã ít nhiều đề cập
đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam ở các khía cạnh khác nhau trong lịch sử.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5
Tuy nhiên, trong phạm vi tiếp cận của các tác giả, chưa có cơng trình nào đề
cập đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục
từ năm 2001 đến năm 2015. Mặc dù vậy, đây đều là những tài liệu quan trọng
góp phần giúp chúng tơi hồn thành tốt nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Như tên đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu
của luận văn là: Quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa giáo dục từ năm 2001 đến năm 2015.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ Thái Lan Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục từ năm 2001 đến năm
2015. Tuy nhiên, để có cái nhìn liên tục và logic, luận văn có đề cập đến một
số nội dung liên quan ở thời kỳ trước năm 2001.
Đề tài lấy mốc năm 2001 làm mốc mở đầu vấn đề nghiên cứu vì đây là
năm diễn ra nhiều sự kiện liên quan đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước,
một trong những sự kiện quan trọng hàng đầu là Thủ tướng Thái Lan Thaksin
Shinawatra thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 25 và 26/4/2001.
Chuyến thăm này là dịp để các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước thảo luận
những vấn đề nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam - Thái Lan trên cả
phương diện song phương và đa phương.
Đề tài lấy mốc năm 2015 làm mốc kết thúc vấn đề nghiên cứu bởi lẽ
đây cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa hai
nước. Ngày 23/7/2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân
cùng đồn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Thái Lan.
Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký nhiều văn kiện rất quan trọng, đặc
biệt là Tuyên bố chung Họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan “Bước vào
thập kỷ thứ năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan: Hướng tới quan hệ Đối tác

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6
chiến lược tăng cường”. Sự kiện này đánh dấu một mốc mới trong lịch sử
quan hệ giữa hai nước.
+ Nội dung: Đề tài nghiên cứu mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên
lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục từ năm 2001 đến năm 2015 (Đề tài chỉ
nghiên cứu quan hệ Thái Lan - Việt Nam ở cấp độ song phương).

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Trên cơ sở tham khảo có chọn lọc những nguồn tài liệu, những kết quả
nghiên cứu của các cơng trình đi trước, luận văn sẽ tái hiện bức tranh toàn
cảnh về quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục
từ năm 2001 đến năm 2015. Bên cạnh đó, luận văn còn tiến hành đánh giá
thành tựu, hạn chế, rút ra đặc trưng và dự báo triển vọng về mối quan hệ này.
4.2. Nhiệm vụ
- Chỉ ra những nhân tố tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên
lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục từ năm 2001 đến năm 2015.
- Làm rõ quan hệ giữa Thái Lan - Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa - giáo dục từ năm 2001 đến năm 2015.
- Nêu lên những thành tựu, hạn chế và triển vọng của mối quan hệ này.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tài liệu:
Luận văn được thực hiên dựa trên những nguồn tài liệu chủ yếu sau:
+ Tài liệu gốc: các Tuyên bố chung; các hiệp ước kí kết giữa Thái Lan
và Việt Nam; các nghị định, công hàm trao đổi giữa hai bên; các báo cáo của
các bộ, ngành gửi ngoại trưởng hai nước.
+ Các cơng trình chun khảo có nội dung phản ánh trực tiếp đến quan
hệ Thái Lan - Việt Nam.
+ Các bài báo khoa học có liên quan đến đề tài được cơng bố trên các
tạp chí khoa học trong nước như: Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Kinh
tế, Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử Đảng…
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

+ Các trang Website.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là
phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc. Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng
phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập được, luận văn sẽ dựng lại mối quan
hệ Thái Lan - Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục từ năm 2001
đến năm 2015 một cách có hệ thống, giúp người đọc có cái nhìn tổng thể và
hiểu biết thêm về lịch sử quan hệ Thái Lan - Việt Nam.
Luận văn chỉ ra những nhân tố tác động đến mối quan hệ Thái Lan Việt Nam qua từng giai đoạn cụ thể, đồng thời đưa ra một số nhận xét về
thành tựu, hạn chế, triển vọng cũng như những giải pháp thúc đẩy quan hệ hai
nước trong thời gian tới.
Luận văn có thể bổ sung, cập nhật những tư liệu mới phục vụ cho giảng
dạy, nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ Thái Lan - Việt
Nam nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mục lục, mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam
trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục từ năm 2001 đến năm 2015.
Chương 2. Quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ năm
2001 đến năm 2015.
Chương 3. Quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa - giáo
dục từ năm 2001 đến năm 2015.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


8
B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
THÁI LAN - VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ,
VĂN HÓA - GIÁO DỤC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015
1.1. Nhân tố quốc gia
1.1.1. Nhân tố lịch sử, văn hóa
Quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam trước năm 2001 là nhân tố lịch sử
quan trọng có tác động đến quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa - giáo dục từ năm 2001 đến năm 2015.
Trong lịch sử, quan hệ Thái Lan - Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm. Sau khi Việt Nam giành độc lập, công cuộc đổi mới được xúc
tiến, đẩy mạnh theo hướng “đa phương hóa, đa dạng hóa” quan hệ quốc tế và
thu được nhiều kết quả quan trọng đã tạo ra hình ảnh tích cực và niềm tin cho
các đối tác, trong đó có Thái Lan.
Ngày 6/8/1976, trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Thái Lan
Bhichai Rattacun, hai bên đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện
này đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1978, Thủ
tướng Việt Nam, Phạm Văn Đồng sang thăm Thái Lan và hai bên đã ra Tuyên
bố chung ngày 10/9/1978 nhằm đặt cơ sở cho sự phát triển quan hệ hữu nghị và
hợp tác giữa hai nước. Về chính trị, Thái Lan và Việt Nam cũng đã nhất trí được
nhiều nguyên tắc và thỏa thuận được một số vấn đề. Đại sứ quán đã được mở ở
thủ đô của hai nước. Hợp tác về kinh tế cũng được hai nước quan tâm, “lần đầu
tiên hai nước đã thiết lập được những quan hệ kinh tế chính thức về mặt Nhà
nước thơng qua việc ký những hiệp định thương mại” [44, 290].
Tuy nhiên, sự phát triển của mối quan hệ này chỉ là mới bước đầu. Sau
năm 1978, quan hệ Thái Lan - Việt Nam trở lại tình trạng đối đầu và căng


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9
thẳng do “Vấn đề Campuchia”. Để giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm
họa diệt chủng của chế độ Polpot, tháng 1/1979, Việt Nam đưa quân đội vào
Campuchia đánh đuổi Polpot. Hành động này của Việt Nam bị Thái Lan phản
đối và xem như đó là một hành động xâm lược, Thái Lan và ASEAN coi việc
này là nguy cơ đe dọa đối với nền hịa bình và an ninh ở khu vực Đông Nam
Á và đã tuyên truyền cái gọi là “âm mưu bá quyền của Việt Nam”. Vì vậy
quan hệ Thái Lan - Việt Nam trở nên căng thẳng, đối đầu, thậm chí có sự va
chạm qn sự trực tiếp giữa hai bên vào các năm 1980, 1983, 1984, 1985,
1986... Thực ra, sự đối đầu giữa Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn này
ngoài nguyên nhân bên trong là “Vấn đề Campuchia” thì cịn được quy định
bởi tình hình thế giới và sự can thiệp của các nước lớn. “Vấn đề Campuchia
đã cho thấy sự khủng hoảng trong quan hệ chính trị, ngoại giao Thái Lan Việt Nam, kéo theo đó là sự đi xuống của mối quan hệ này trên các lĩnh vực
khác. Do đó, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước đóng một vai trị
quan trọng, nó chính nền tảng để cho quan hệ Thái Lan - Việt Nam trên các
lĩnh vực khác phát triển.
Từ năm 1986 đến năm 1989, sự đối đầu trong quan hệ Thái Lan - Việt
Nam được giảm xuống và xu thế hòa dịu, tăng cường đối thoại được tăng lên.
Đặc biệt là sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia (1989) thì quan hệ hai
nước dần được cải thiện trở lại. Tháng 2/1990, Ngoại trưởng Thái Lan đã
khẳng định “chính sách của Thái Lan đối với Việt Nam đã chuyển từ giai
đoạn đối đầu sang giai đoạn hợp tác” [16, 26].
Hợp tác kinh tế luôn là một lĩnh vực không thể bỏ qua. Trong bối cảnh
quốc tế và khu vực có sự thay đổi, Thái Lan cũng nhận thức được việc cần phải
bỏ qua những định kiến cũ và đẩy mạnh sự hợp tác kinh tế với các nước trong

khu vực nhằm “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”. Ngày
26/8/1988, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đã được mời tới
thăm Thái Lan và hai bên đã đồng ý mở rộng các quan hệ mậu dịch song

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10
phương. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Thái Lan nói: “Chúng tơi muốn
Việt Nam mạnh về kinh tế. Chúng tôi muốn chứng kiến nhân dân Việt Nam có
sức sống tốt và sức mua lớn” [30, 104]. Thái Lan cịn cử nhiều đồn học giả và
kinh doanh tới Việt Nam để tìm hiểu thị trường và khả năng đầu tư vào nền kinh
tế Việt Nam. Năm 1989, tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt 1.591,8
triệu Bạt, trong đó hàng hóa Thái Lan xuất sang Việt Nam trị giá 413,2 triệu Bạt,
cịn hàng hóa nhập từ Việt Nam trị giá với 1.178,6 triệu Bạt [30, 105].
Mặc dù có những trở ngại xung quanh “Vấn đề Campuchia” nhưng
khơng vì thế mà quan hệ giữa hai nước trở nên xa cách. Với nhu cầu cùng tồn
tại, cùng phát triển, Thái Lan và Việt Nam đã xích lại gần nhau hơn sau
những lần va chạm, những sự kiện về việc thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực kinh
tế giữa hai nước được nói trên là một minh chứng tiêu biểu.
Những năm 90 của thế kỷ XX, hợp tác cùng phát triển đã dần trở thành
hướng chủ đạo trong quan hệ Thái Lan - Việt Nam. Hai bên đã có nhiều
chuyến thăm cấp cao nhằm thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển trong giai
đoạn này và nhiều hiệp định quan trọng cũng được ký kết giữa hai nước nhằm
hợp tác phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt, trong quan hệ kinh tế
giữa hai nước ngày càng được quan tâm phát triển hơn. Sau chuyến thăm của
Phó Thủ tướng Thái Lan Bhichai Rattacun (1989), hợp tác kinh tế Thái Lan Việt Nam sau nhiều năm gián đoạn đã được nối lại. Về phía Việt Nam cũng
có chuyến thăm Thái Lan của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch (1990). Trong

chuyến đi này, lần đầu tiên Thái Lan và Việt Nam đã ký kết các văn bản chính
thức (kể từ năm 1979) và thỏa thuận việc xúc tiến thành lập Ủy ban hỗn hợp
Hợp tác kinh tế giữa hai nước, thỏa thuận việc ký hiệp định đảm bảo đầu tư
và tránh đánh thuế hai lần. Dựa trên những thỏa thuận này, Hiệp định về
thành lập Ủy ban hỗn hợp Hợp tác kinh tế Thái Lan - Việt Nam (18/9/1991),
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (12/1992) đã được ký kết trong các chuyến
thăm của Ngoại trưởng Thái Lan tại Việt Nam. Nhờ đó, quan hệ thương mại

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11
và đầu tư Thái Lan - Việt Nam trong thời gian từ năm 1990 đến năm 1995
tăng nhanh, tổng kim ngạch trong hoạt động thương mại tăng từ 69,42 triệu
USD (1990) lên đến 508,87 triệu USD (1995) [32, 178]. Quan hệ đầu tư giữa
Thái Lan và Việt Nam cũng ngày càng được chú trọng. Năm 1993, số vốn của
Thái Lan đầu tư vào Việt Nam là 68,15 triệu USD, đến hết tháng 1/1994, Thái
Lan đã đầu tư 32 dự án, trị giá 414,96 triệu USD, đứng thứ 12 trong số các
nước đầu tư vào Việt Nam [43, 179].
Tháng 7/1995, Việt Nam đã chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN). “Sự kiện này không chỉ đánh dấu sự thay đổi về chất
của quan hệ Việt Nam - Thái Lan mà còn báo hiệu thời kỳ phát triển hợp tác
và hội nhập khu vực đã tới” [32, 151].
Từ năm 1995 đến năm 2000, quan hệ Thái Lan - Việt Nam phát triển
theo chiều hướng tích cực và hội nhập. Hai bên có nhiều chuyến thăm cấp cao
để tăng cường mối quan hệ. Về phía Việt Nam có chuyến thăm Thái Lan của
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (8/1997), trong chuyến thăm này
hai nước đã ký Hiệp định về phân định biên giới biển. Tháng 10/1998, Chủ

tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Thái Lan và có hai hiệp định quan
trọng được ký kết, đó là Hiệp định về hợp tác tư pháp và các vấn đề pháp lý
và Hiệp định về hợp tác phòng chống ma túy [54, 183]. Về phía Thái Lan có
chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Prachuab Chaiyasan (3/1997), trong
chuyến thăm này Thái Lan và Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác về khoa học,
Công nghệ và Môi trường và Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao
và hộ chiếu cơng vụ [32, 209]. Bên canh đó cịn có các chuyến thăm của
Hồng gia Thái Lan như chuyến thăm Việt Nam của Thái tử Vajiralonkrn
(9/1997), Công chúa Sirindhorn (4/2000)...
Cùng với các sự kiện trên, quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng đạt
được sự tăng trưởng cao. Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000, tổng
kim ngạch thương mại Thái Lan - Việt Nam tăng từ 508,87 triệu USD (1995)
lên tới 1.201,84 triệu USD (2000) [32, 217]. Quan hệ về đầu tư cũng có bước

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12
phát triển, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam tăng nhanh trong thời gian từ
năm 1995 đến năm 1997. Số vốn đầu tư các năm 1995, 1996, 1997 lần lượt là
135,7 triệu USD, 190 triệu USD và 217 triệu USD [32, 221]. Tính đến cuối
năm 2000, Thái Lan vẫn đứng thứ 11 trong số 56 nước và vùng lãnh thổ nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Điểm mới trong quan hệ Thái Lan - Việt Nam giai đoạn này là song
song bên cạnh tăng cường hợp tác về chính trị - ngoại giao, kinh tế, các lĩnh
vực khác cũng được chú trọng như giao thông vận tải, văn hóa - giáo dục, du
lịch, y tế, khoa học cơng nghệ, thể dục thể thao... Riêng trong lĩnh vực văn
hóa - giáo dục, Thái Lan và Việt Nam đã ký Hiệp định Hợp tác văn hóa

(8/8/1996), nhiều chương trình hợp tác văn hóa được phối hợp tổ chức như ca
múa nhạc, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, bảo tồn bảo tàng... Hợp tác giữa hai
nước trong lĩnh vực giáo dục cũng đạt được nhiều tiến bộ. Bên cạnh những
chương trình hợp tác giáo dục được triển khai, Thái Lan còn hỗ trợ kỹ thuật
cho một số dự án giáo dục của Việt Nam như dự án của Đại học Mở Hà Nội,
dự án của Trung tâm Dạy nghề Nam Định, dự án của Đại học Nơng Lâm Thái
Ngun... [32, 229].
Có thể nói, đây là giai đoạn hợp tác mang tính tồn diện trên tất cả các
lĩnh vực. Mặc dù cịn nhiều hạn chế, nhưng những thành tựu đạt được của
quan hệ Thái Lan - Việt Nam trong các lĩnh vực kể trên là đáng khích lệ, sự
tăng cường hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn trước sẽ tạo nên sự phát
triển bền vững trong tương lai.
Như vậy, quan hệ Thái Lan - Việt Nam trước năm 2001 là một nhân tố
lịch sử có tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam trong những chặng
đường tiếp theo, đó được xem như là những tiền đề có trước, là bước đệm của
giai đoạn trước cho giai đoạn sau. Quan hệ giữa hai nước đã trải qua nhiều
giai đoạn thăng trầm khác nhau trong lịch sử nhưng cũng nhờ đó mà mối quan
hệ giữa hai nước ngày càng được củng cố và phát triển bền vững hơn.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13
“Văn hoá là một phần quan trọng trong quan hệ giữa các dân tộc và
quốc gia. Văn hoá khơng chỉ là một lĩnh vực giao lưu mà cịn là mơi trường
của quan hệ. Văn hố khơng chỉ là lợi ích tự thân mà cịn là điều kiện cho sự
liên hệ trong các lĩnh vực khác. So với sự khác biệt văn hố, những nét tương
đồng văn hố có tác động khá lớn đến việc hình thành và phát triển quan hệ

giữa các cộng đồng trong lịch sử” [31, 34]. Việt Nam và Thái Lan là hai quốc
gia có các cơ sở văn hóa và những q trình phát triển văn hóa tương đối
giống nhau. Điểm tương đồng nổi bật trong văn hóa Thái Lan và Việt Nam là
nền văn hóa nơng nghiệp trồng lúa nước, hình thành một nền văn minh xóm
làng cùng lao động, sản xuất. Thái Lan và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của
văn hóa từ bên ngồi, đó là hai nền văn minh lớn của nhân loại, văn minh
Trung Hoa và văn minh Ấn Độ. Sự tiếp thu những thành tựu văn minh bên
ngoài cũng góp phần tạo nên tính tương đồng văn hóa của hai nước.
Sự tương đồng về văn hóa đã giúp hai nước có nhiều thuận lợi trong việc
thiết lập quan hệ hợp tác trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, làm sâu sắc
hơn mối quan hệ giữa hai nước. Sự tồn tại các giá trị văn hóa chung là một
trong những yếu tố góp phần làm nên sự ổn định tương đối của quan hệ Thái
Lan - Việt Nam, đồng thời nó cũng hạn chế được phần nào nguy cơ gây ra sự
đụng độ văn hóa giữa hai nước trong tiến trình phát triển, hội nhập. Nhìn vào
lịch sử quan hệ Thái Lan - Việt Nam, trong những lần xảy ra mâu thuẫn hay bất
đồng đều không xuất phát từ nguyên nhân văn hóa, do đó hầu như khơng tồn tại
một nguy cơ xung đột văn hóa trong quan hệ giữa hai nước.
Như vậy, lịch sử và văn hóa là một nhân tố quan trọng, thực sự tác
động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai
nước phát triển. Nhân tố lịch sử, văn hóa chính là nền tảng và cơ sở để duy trì
mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam cả trong quá khứ lẫn hiện tại.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14
1.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, Chính sách đối ngoại của
Thái Lan và Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015

1.1.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của
Thái Lan từ năm 2001 đến năm 2015
Thái Lan là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu ở khu vực
Đông Nam Á. Từ năm 1932, Thái Lan chuyển đổi từ nền quân chủ sang quân
chủ lập hiến, thực thi một chế độ vừa dân sự vừa do qn đội lãnh đạo nên cũng
từ đó tình hình chính trị - xã hội Thái Lan luôn tồn tại những nguy cơ bất ổn, làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia này. Tình hình kinh tế, chính trị - xã
hội trong nước là cơ sở để Thái Lan đưa ra chính sách đối ngoại của mình với
các nước trong và ngồi khu vực trong đó có Việt Nam. Thông qua các hoạt
động đối ngoại mà quan hệ Thái Lan - Việt Nam từng bước được củng cố và
phát triển. Vì vậy đây cũng là một yếu tố tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt
Nam trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục từ năm 2001 đến năm 2015.
Về kinh tế, mặc dù chịu sự tác động mạnh của của khủng hoảng tài
chính châu Á năm 1997 và sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm
2008, nhưng kinh tế Thái Lan vẫn đứng vững. Sau những đợt xuống dốc do
tác động của khủng hoảng, kinh tế Thái Lan lại được phục hồi và tiếp tục phát
triển. Năm 2001, kinh tế Thái Lan rơi vào suy thoái nhẹ sau gần 2 năm phục
hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính 1997 - 1998, tăng trưởng GDP của kinh tế
Thái Lan giảm nhẹ so với hai năm 1999 và 2000, xuống 2,1 %, từ mức 4,4 %
năm 1999 và 4,7 % năm 2000 [12, 30]. Tuy nhiên, sau đó dưới sự cầm quyền
của Thủ tướng Thaksin Shinawatra, Thái Lan đã thực hiện các chính sách
điều chỉnh nền kinh tế. Nhờ đó, kinh tế Thái Lan có sự khởi sắc nhanh chóng,
tăng trưởng bình qn giai đoạn 2002 - 2007 đạt 5,6 % / năm với mức ấn
tượng nhất là năm 2003 đạt 7,1 % và năm 2004 đạt 6,3 % [12, 30]. Sau suy
thoái nhẹ năm 2001 (xuất khẩu giảm 7,1 %), xuất khẩu của Thái Lan đã phục

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


15
hồi khá mạnh trong những năm 2002, 2003, 2004 với tỷ lệ tăng trưởng tương
ứng là 4,8 %, 18,2 % và 21,6 % [12, 32].
Năm 2008, kinh tế Thái Lan lại chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, khiến cho nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái và nạn thất
nghiệp tăng cao bắt đầu từ quý 4 năm 2008 đến hết quý 2 năm 2009. Tăng
trưởng GDP Thái Lan trong quý 1 năm 2009 giảm 7,1 % so với cùng kỳ năm
2008, kim ngạch xuất khẩu giảm 19,9 %, nhập khẩu giảm 38,3 % [24, 52].
Tuy nhiên, do có kinh nghiệm khắc phục khủng hoảng tài chính năm 1997,
Thái Lan đã áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời như: biện pháp cứu trợ
khu vực tài chính, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Với sự cố gắng
như vậy, kinh tế Thái Lan lại một lần nữa thoát khỏi khủng hoảng và có dấu
hiệu phục hồi trong nửa cuối năm 2009. Bước sang năm 2010, kinh tế Thái
Lan có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại. Trong quý 1 năm 2010, tốc
độ tăng trưởng GDP của Thái Lan đạt kỷ lục 12 %, sang quý 2 là 9,1 %.
Tháng 6/2010, giá trị xuất khẩu của Thái Lan đã tăng 47,1 % (tương đương
với 17,9 tỷ USD) [25, 38].
Năm 2011, ở Thái Lan xảy ra một trận lũ lụt lớn làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống - kinh tế nhân dân Thái Lan cũng như mọi hoạt
động của quốc gia này. Theo thống kê, có khoảng 100.000 ha lúa và hoa màu
bị hư hỏng, hàng trăm tuyến đường, kênh mương và cầu cống bị hỏng, gần
600 hồ nuôi cá tôm bị ngập nước, hàng trăm súc vật nuôi chết. Thiệt hại kinh
tế vô cùng lớn [77]. Kinh tế tăng trưởng âm (-) 8,9% trong quý IV/2011, xóa
sổ gần như toàn bộ thu nhập trong 9 tháng đầu năm. Tính trung bình cả năm
2011, kinh tế Thái Lan chỉ tăng 0,1% [68].
Mặc dù chịu tác động lớn của lũ lụt, kinh tế thiệt hại nặng nề, nhưng
trận lũ kinh điển này vẫn không thể đánh tan mơ ước “hóa rồng” của người
Thái. Kinh tế Thái Lan sau đó lại phục hồi nhanh chóng. Ngay trong quý 1
năm 2012, mức tăng trưởng kinh tế Thái Lan đã đạt 10, 8 % [78]. Chưa dừng


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16
lại ở đó, con số này được tăng lên đạt tới mức kỷ lục 18, 9 % trong quý 4
(2012) [87]. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2012 đạt
6,5 % [69].
Năm 2013, do bất ổn chính trị, xuất khẩu giảm mạnh cũng như sức mua
của các hộ gia đình và đầu tư tư nhân giảm nên kinh tế Thái Lan có xu đi
xuống và chỉ đạt mức tăng trưởng 2,9 % [68]. Năm 2014, tình trạng này lại
càng tồi tệ hơn, mức tăng trưởng kinh tế Thái Lan yếu nhất kể từ 3 năm trước.
Theo số liệu công bố, kinh tế Thái Lan đã giảm 0,6% trong quý I/2014 so với
cùng kỳ năm trước và giảm 2,1% so với quý trước đó, lần giảm đầu tiên kể từ
quý 4/2011 [60]. Những bất ổn chính trị kéo dài đã kéo nền kinh tế Thái Lan
xuống dốc nhanh chóng. Năm 2015, kinh tế Thái Lan phải đối mặt với nhiều
khó khăn. Tuy nhiên, với những nỗ lực vươn lên vượt khó, trong 9 tháng đầu
năm 2015 kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 2,9 %, xuất khẩu đạt kim ngạch
161,56 tỷ USD [64].
Nhìn chung, diễn biến kinh tế Thái Lan từ năm 2001 đến năm 2015 có
những lúc thăng trầm khác nhau, mặc dù có thời điểm mức tăng trưởng kinh
tế giảm mạnh nhưng sau đó lại được phục hồi và tiếp tục phát triển. Trên cơ
sở những diễn biến của tình hình kinh tế trong nước, Thái Lan sẽ có những
định hướng khác nhau trong việc hoạch định các chính sách đối ngoại cho
phù hợp nhằm hợp tác với đối tác bên ngoài để thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế trong nước. Một trong những chính sách đối ngoại của Thái Lan hiện
nay là tăng cường đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước trong khu vực
Đông Nam Á. Do vậy, những diễn biến của kinh tế Thái Lan từ năm 2001 đến

năm 2015 là một yếu tố tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam.
Về chính trị - xã hội, Thái Lan từ năm 2001 đến năm 2015 ln trong
tình trạng bất ổn. Có thể nói, đặc điểm lớn nhất của nền chính trị Thái Lan là
sự chi phối của giới quân sự trong đời sống chính trị của đất nước, kể từ khi

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17
thành lập nền Quân chủ Lập hiến (1932) đến nay, phần lớn những người lãnh
đạo đất nước Thái Lan đều là các tướng lĩnh quân sự hoặc xuất thân từ quân
đội. Việc đất nước Thái Lan bị chi phối bởi các lực lượng quân sự là một
nguyên nhân làm cho tình hình chính trị Thái Lan ln ln căng thẳng và
tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã làm cho bầu khơng khí chính
trị Thái Lan thêm nóng bỏng. Tuy nhiên, đến năm 2001, Thái Lan đã có
những thay đổi trong đời sống chính trị khi Thủ tướng Thaksin Sinawatra lên
nắm quyền (2001 - 2006). Thaksin là người thuộc Đảng người Thái yêu người
Thái (Thai Rak Thai - TRT), ông đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm
2001 và lên cầm quyền lãnh đạo đất nước Thái Lan. Trong khoảng thời gian
Thaksin cầm quyền, ơng đã thực hiện các chính sách kinh tế mới nhằm phát
triển ổn định đất nước Thái Lan. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng tình trạng
bất ổn ở Thái Lan vẫn tiếp diễn ngay cả khi Thaksin đang nắm quyền. Ở miền
Nam Thái Lan diễn ra các phong trào ly khai và cuộc khủng hoảng miền Nam
Thái Lan diễn ra suốt từ năm 2001 cho đến nay vẫn đang là một vấn đề nan
giải đối với các nhà cầm quyền Thái Lan. Năm 2006, một cuộc đảo chính
qn sự được diễn ra tại Thái Lan, đó là vào ngày 19/9/2006, cuộc đảo chính
được bắt đầu khơng phải “bằng một tiếng súng hay một hồi đại bác, mà hiệu

lệnh của nó là các giai điệu ca ngợi Tổ quốc và Hồng gia được Đài truyền
hình phát đi khắp cả nước thay vì các chương trình bình thường như mọi
ngày” [57, 55]. Chính phủ Thaksin nhanh chóng bị lực lượng quân sự lật đổ
trong vài giờ đồng hồ mà khơng có bất cứ một sự cản trở nào. Sau cuộc đảo
chính này Thái Lan rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Chính
quyền Thaksin bị lật đổ nhưng chính trường Thái Lan khơng vì thế mà dịu đi,
tranh chấp giữa hai phe thân và chống Thaksin (phe “áo đỏ” và phe “áo
vàng”) vẫn tồn tại dai dẳng từ đó đến nay, tiếp tục chia rẽ xã hội Thái Lan

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18
một cách sâu sắc [2, 97]. Từ năm 2011, khi bà Yingluck Shinawatra (em gái
Thaksin Shinawatra) lên làm Thủ tướng Thái Lan, tưởng chừng một viễn cảnh
tốt đẹp sẽ được mở ra cho đất nước Thái Lan. Tuy nhiên, như một thói quen
được lặp đi lặp lại, năm 2014, một cuộc đảo chính của giới quân sự lại được
diễn ra và chính quyền Yingluck bị lật đổ. Theo tài liệu thống kê, đây là lần
đảo chính thứ 19 của quân đội Thái Lan kể từ cuộc cách mạng năm 1932. Sự
ra đi của bà Yingluck không giúp đất nước Thái Lan ổn định. Từ năm 2015
đến nay, chính trị - xã hội Thái Lan vẫn lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo
dài chưa có hồi kết.
Những diễn biến của tình hình chính trị - xã hội Thái Lan từ năm 2001
đến năm 2015 đã tác động đến quan hệ Thái Lan - Việt Nam. Những sự kiện
của cuộc khủng hoảng chính trị làm cho quan hệ hợp tác giữa hai nước có lúc
giảm sút nhưng với sự cố gắng của cả hai bên, quan hệ hợp tác Thái Lan Việt Nam vẫn được duy trì và củng cố sau những lần gặp khó khăn.
Về chính sách đối ngoại, Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực chưa
từng bị đơ hộ, họ theo đuổi một chính sách ngoại giao từng được biết với tên

gọi là “ngoại giao cây tre”, gió chiều nào che chiều ấy để bảo vệ lợi ích quốc
gia của mình. Chính sách ngoại giao này khá hữu dụng, giúp cho Thái Lan có
thể ứng phó với những thách thức từ bên ngoài. Gần đây, trước những thay
đổi của tình hình thế giới cũng như tình hình trong khu vực, Thái Lan cịn thể
hiện tính chủ động của mình trong chính sách ngoại giao phục vụ kinh tế.
Chính sách ngoại giao kinh tế mới hay cịn gọi là chính sách “can dự trước”
đã được chính quyền Thaksin đẩy mạnh thực hiện trong những năm ông cầm
quyền và sau này nó vẫn tiếp tục được duy trì. Chính sách đó đã giải thích sự
ra đời của một loạt sáng kiến gần đây của Chính phủ Thái Lan ở mọi cấp độ.
Ở tầm toàn cầu, Thái Lan là một trong những nước đi đầu trong việc ký kết
một loạt hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) với các nước ngoài

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×