Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc của các nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 202 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

NGUYN TH HI YN

ảNH HƯởNG CạNH TRANH CHIếN LƯợC Mỹ - TRUNG
TạI ĐÔNG NAM á ĐếN ĐộC LậP DÂN TộC CủA CáC
NƯớC TRONG KHU VựC Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2015

LUN N TIN S LCH S

H NI 2016


HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

NGUYN TH HI YN

ảNH HƯởNG CạNH TRANH CHIếN LƯợC Mỹ - TRUNG
TạI ĐÔNG NAM á ĐếN ĐộC LậP DÂN TộC CủA CáC
NƯớC TRONG KHU VựC Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2015

LUN N TIN S LCH S
C u nn n

: Lch s Phong tro cng sn, cụng nhõn
quc t v gii phúng dõn tc

M s

: 62 22 03 12


N i ng dn khoa hc : PGS.TS Nguyn Hong Giỏp

H NI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
bản thân, được xuất phát từ yêu cầu trong công việc để
hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc
rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày
trong luận án được thu thập trong quá trình nghiên cứu
là trung thực, chưa từng được công bố trước đây.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hải Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

01

NỘI DUNG

06

C ƣơn 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


06

1.1.Các công trình liên quan đến Đông Nam Á trong chiến lược của
Mỹ và Trung Quốc
1.2. Các công trình liên quan đến ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược
Mỹ - Trung tại Đông Nam Á tới các nước trong khu vực
1.3.Các công trình liên quan đến đối sách của các nước Đông Nam
Á trước ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung
C ƣơn

06
9
19

2 : NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG CẠNH TRANH

CHIẾN LƢỢC MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2001

24

ĐẾN NĂM 2015
2.1. Một số quan niệm về cạnh tranh chiến lược và độc lập dân tộc

24

2.2. Nhân tố quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương

32

2.3. Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc


39

2.4. Diễn biến quan hệ Mỹ - Trung

45

C ƣơn 3 : THỰC TRẠNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC NƢỚC
ĐÔNG NAM Á TRONG CẠNH TRANH CHIẾN LƢỢC MỸ -

51

TRUNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015
3.1. Diễn biến cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á

51

3.2. Ảnh hưởng đến độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á

69

3.3. Ảnh hưởng đến độc lập dân tộc của Việt Nam

97

C ƣơn 4 : NHẬN XÉT VỀ ẢNH HƢỞNG CẠNH TRANH CHIẾN
LƢỢC MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2001 ĐẾN
NĂM 2015 VÀ ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƢỚC KHU VỰC NHẰM
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC


109


4.1. Nhận xét về ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đối
với độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á

109

4.2. Đối sách của ASEAN và các nước Đông Nam Á trước ảnh
hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến độc lập dân tộc của 113
các nước trong khu vực
4.3. Kinh nghiệm về đối sách của các nước Đông Nam Á và đề xuất
đối sách với Việt Nam trước ảnh hưởng từ cạnh tranh chiến lược 137
Mỹ - Trung tại Đông Nam Á nhằm bảo vệ độc lập dân tộc hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

153
157

TÀI LIỆU THAM KHẢO

158

PHẦN PHỤ LỤC

183



CÁC TỪ VIẾT TẮT
ST
Chữ
T viết tắt
1. AEC
2. APEC
3.

APSC

4.
5.
6.

ARF
ASC
ASEAN

7.

ASCC

8.

CATBD
COC

9.

N


ĩa Tiếng Anh

Cộng đồng kinh tế ASEAN
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á –
Thái Bình Dương
Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN

Code of Conduct

Bộ Quy tắc ứng xử của các bên về
Biển Đông
Khu vực Thương mại tự do Trung
Quốc – ASEAN
Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở
Biển Đông
Đông Nam Á
Độc lập dân tộc
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do
Khu vực Thương mại Tự do Châu Á Thái Bình Dương
Quan hệ quốc tế
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu
vực
Hiệp ước thân thiện và Hợp tác Đông
Nam Á
Toàn cầu hóa
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược

xuyên Thái Bình Dương
Thương mại và Đầu tư ASEAN – Mỹ

China - ASEAN Free Trade Area

11. DOC

Declaration on Conduct of the
Parties in the South China Sea
South east asia
National independence
East Asia Summit
European Union
Foreign Direct Investment
Free Trade Agreement
Free Trade Area of the Asia –
Pacific
International Relations
Regional Comprehensive
Economic Partnership
Treaty of Amity and Cooperation
in Southeast Asia
Globalization
Trans-Pacific Partnership

ĐNA
ĐLDT
EAS
EU
FDI

FTA
FTAAP

19. QHQT
20. RCEP
21. TAC
22. TCH
23. TPP
24. TIFA

ĩa Tiếng Việt

ASEAN Economic Community
Asia-Pacific Economic
Cooperation
ASEAN Political-Security
Community
ASEAN Regional Forum
ASEAN Security Community
Association of Southeast Asian
Nations
ASEAN Socio-Cultural
Community
Asia Pacific

10. CAFTA

12.
13.
14.

15.
16.
17.
18.

N

Trade and Investment Framed
Agreement
25. ODA
Official Development Assistant
26.
United Nations Convention on
UNCLOS
Law of the Sea

Diễn đàn khu vực ASEAN
Cộng đồng an ninh ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Cộng đồng văn hoá - xã hội ASEAN
Châu Á - Thái Bình Dương

Nguồn vốn vay ưu đãi từ nước ngoài
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
biển


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình khu vực và thế giới có những thay đổi
to lớn và nhanh chóng. Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) trong đó có khu
vực Đông Nam Á (ĐNA) đang trở thành trung tâm phát triển năng động của thế
giới, là địa bàn cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, trong đó có Mỹ và
Trung Quốc. Sau gần bốn thập niên tiến hành cải cách, Trung Quốc nổi lên trở
thành một cường quốc ở khu vực đe dọa vị trí bá chủ thế giới của Mỹ. Sự kiện
11/9/2001 cùng với những mâu thuẫn, xung đột tại khu vực và hành động
ngang nhiên độc chiếm Biển Đông và biển Hoa Đông của Trung Quốc, Mỹ
nhận ra sự lơ là của mình ở CA-TBD đặc biệt là ở ĐNA. Do đó, Mỹ đã quyết
định thực hiện chiến lược “xoay trục” từ châu Âu - Đại Tây Dương sang CATBD nhằm duy trì việc kiểm soát tốt hơn lợi ích của mình trước sự vươn lên
mạnh mẽ của Trung Quốc. Những thay đổi lớn này kéo theo các nước lớn, các
thực thể khác cũng thay đổi chính sách đối ngoại, can dự nhiều hơn vào ĐNA,
điều này tác động không nhỏ đến nhận thức và hành động chiến lược của các
nước trong khu vực xây dựng và bảo vệ đất nước.
ĐNA có vị trí quan trọng trong chiến lược của các cường quốc trên thế giới.
Khu vực này không chỉ là nơi có nền kinh tế năng động, phát triển với tốc độ cao
mà còn có các tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, có nguồn tài nguyên phong
phú, quý hiếm, và đặc biệt là nơi Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc xác lập quyền
lực đối với Tây Thái Bình Dương. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu thúc
đẩy các nước lớn, trong đó có Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng cạnh tranh
chiến lược nhằm mở rộng ảnh hưởng tại ĐNA hiện nay. Trong 15 năm qua, cạnh
tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung tại ĐNA khá phức tạp, tác động đa chiều đến
tương quan ảnh hưởng và trật tự quyền lực, đến các hình thức hợp lực lượng, đến an
ninh và phát triển nói chung, đến độc lập dân tộc (ĐLDT) của các quốc gia và sự
đoàn kết của ASEAN. Chính vì vậy, việc nhận diện, đánh giá tác động can dự các


2


nước lớn, nhất là cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến an ninh và hợp tác khu vực,
của từng nước ASEAN trong đó có Việt Nam là nhu cầu của thực tiễn. Từ đó,
nghiên cứu này góp phần đề xuất đối sách cho Việt Nam xây dựng một chính sách
đối ngoại khôn khéo, mềm dẻo nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, ĐLDT
duy trì môi trường hòa bình để phát triển bền vững.
Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng cạnh tranh
chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á đến độc lập dân tộc các nước trong
khu vực từ năm 2001 đến năm 2015” làm luận án Tiến sỹ chuyên ngành Lịch
sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.
2. Mục đíc v n iệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án: Luận án phân tích và làm rõ ảnh
hưởng của sự cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA đến ĐLDT của các
nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015, đồng thời đề xuất những đối
sách nhằm bảo vệ vững chắc ĐLDT và chủ quyền quốc gia của Việt Nam
trong bối cảnh gia tăng can dự của các nước lớn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, làm rõ khung khái niệm cơ bản và khung lý thuyết làm cơ sở
để triển khai và phân tích các nội dung trong luận án; làm nổi bật những nhân
tố ảnh hưởng đến cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA hiện nay.
Thứ hai, làm rõ thực trạng cạnh tranh chiến lược của Mỹ - Trung tại ĐNA
từ năm 2001 đến năm 2015; phân tích ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược của Mỹ Trung tại ĐNA đến ĐLDT của các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam.
Thứ ba, rút ra những nhận xét, đối sách và kinh nghiệm trong việc bảo vệ
và củng cố ĐLDT của các nước ĐNA và đề xuất đối sách với Việt Nam trước
ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.


3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của cạnh tranh chiến lược của Mỹ Trung đến ĐLDT của các nước ĐNA.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Luận án sẽ đi sâu phân tích ảnh hưởng của cạnh
tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA trên một số lĩnh vực chủ yếu như an
ninh, chủ quyền quốc gia, phát triển đất nước và khu vực, vị thế quốc tế và tập
hợp lực lượng của các nước ĐNA.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu tại các nước ĐNA, tập trung chủ yếu
vào các nước trong khối ASEAN.
- Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu những diễn biến diễn ra trong 15
năm đầu của thế kỷ XXI. Xuất phát từ ba lý do sau: Một là, vụ khủng bố
11/09/2001 ở Mỹ gây ra những ảnh hưởng phức tạp tới tình hình chính trị khu vực
và thế giới, tuy nhiên, nó lại là cơ hội giúp Mỹ tập hợp lực lượng, áp dụng lối ứng
xử của một siêu cường. ĐNA được Mỹ coi là “mặt trận thứ hai” chống khủng bố.
Hai là, trong giai đoạn này, Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng, cả Mỹ và Trung
Quốc đều thay đổi các chiến lược, chiến thuật trong chính sách đối ngoại nhằm lôi
kéo, tập hợp lực lượng và đẩy lùi ảnh hưởng của nước kia ra khỏi khu vực gây ra
những hệ lụy cho nền ĐLDT của các nước ĐNA. Ba là, sự ra đời của Cộng đồng
ASEAN vào cuối năm 2015 đã giúp các nước thành viên có điều kiện để củng cố
nền độc lập đất nước và dân tộc.
4. Cơ sở lý luận v p ƣơn p áp n

i n cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận
Hệ thống các quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận quan hệ quốc tế, lý thuyết chủ nghĩa hiện
thực để lý giải những ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA;
những quan điểm đường lối, chính sách đối ngoại, các chủ trương chính sách
trong cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam để đề



4

xuất những biện pháp bảo vệ ĐLDT ở khu vực trước ảnh hưởng cạnh tranh
chiến lược Mỹ - Trung.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử: luận án đặt trong tiến trình lịch sử cụ thể, không
gian, thời gian là bối cảnh chung của quan hệ Mỹ - Trung, tình hình thế giới,
khu vực từ năm 2001 đến năm 2015; theo giai đoạn phát triển nhất định; phù
hợp với logic lịch sử...
- Phương pháp phân tích địa- chính trị: luận án được xem xét trước hết
dưới góc độ cạnh tranh địa- chính trị, cạnh tranh quyền lực trong không gian
địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn của khu vực, từ đây thấy rõ lợi ích, mục tiêu
chính trị chiến lược của Mỹ - Trung tranh giành ảnh hưởng đối với khu vực.
- Phương pháp lôgic, nghiên cứu tình huống, so sánh hệ thống: Các
nghiên cứu sẽ phải từ những thay đổi chính sách của Mỹ và Trung Quốc tại
ĐNA, diễn biến, sự kiện đã và đang xảy ra để phân tích được tầm ảnh hưởng
của cạnh tranh này đối với khu vực và từ đó rút ra được những kinh nghiệm,
những đối sách thích hợp cho các nước trong khu vực trong công cuộc xây
dựng và củng cố ĐLDT.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để thu thập và đánh
giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm văn kiện của Đảng các khóa
gần đây, nhất là khóa XI và XII, chủ trương chính sách của Nhà nước, các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề liên quan đến đề tài.
Ngoài ra tác giả luận án còn sử dụng phương pháp sưu tầm tư liệu, hệ
thống, đính chính, phân loại, thống kê, phương pháp liên ngành lịch sử, quan hệ
quốc tế, chính trị quốc tế được sử dụng làm phương pháp bổ trợ.
5. Đón

óp mới về khoa học của luận án


5.1. Làm rõ những ảnh hưởng của sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung ở ĐNA đến các khía cạnh của ĐLDT.


5

5.2. Làm rõ đối sách của các nước ĐNA (chủ yếu là các nước thuộc
ASEAN) đến đấu tranh duy trì và bảo vệ nền ĐLDT trước sự gia tăng can dự và
cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.
5.3. Từ thực tiễn đấu tranh, rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong
duy trì nền độc lập, phát triển và hội nhập quốc tế
6. Ý n

ĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Về lý luận: Góp phần làm rõ thêm những nội dung về vấn đề mới
trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh địa chính trị và hội nhập quốc tế.
Xác định rõ và hệ thống hóa khái niệm cạnh tranh chiến lược, ĐLDT và
các khái niệm có liên quan, góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho chuyên ngành
Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân Quốc tế và giải phóng dân tộc.
6.2. Về thực tiễn: Nhận diện các khía cạnh tác động của cạnh tranh chiến
lược Mỹ - Trung và phản ứng của các nước trong khu vực, từ đó góp phần cung
cấp các cứ liệu khoa học cho hoạch định chính sách và giảng dạy về lịch sử
phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, về lịch sử thế
giới hiện đại và quan hệ chính trị quốc tế.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục chữ viết tắt, tài liệu
tham khảo, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương, 13 tiết.


6


NỘI DUNG
C ƣơn 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA đến ĐLDT các
nước trong khu vực từ năm 2001 đến năm 2015 là đề tài được giới nghiên cứu
trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu về đề tài này không có
nhiều mà chủ yếu nghiên cứu về cạnh tranh chiến lược của Mỹ - Trung ở Đông
Á, CA-TBD hoặc cạnh tranh chiến lược của các nước lớn ở ĐNA. Vì vậy, cho
đến nay, đề tài của luận án ở trong cũng như ngoài nước chưa có công trình
nghiên cứu nào mang tính hệ thống, chuyên sâu, tổng hợp, phân tích và đánh giá
một cách toàn diện về ảnh hưởng của cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung ở
ĐNA đối với ĐLDT của các nước ở khu vực trong 15 năm đầu của thế kỷ XXI.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án hiện nay chủ yếu tập trung
theo 3 hướng: thứ nhất, ĐNA trong chiến lược của Mỹ và Trung Quốc; thứ hai, ảnh
hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ -Trung tại ĐNA đến khu vực; thứ ba, đối sách của
các nước ĐNA trước ảnh hưởng của sự cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐÔNG NAM Á TRONG
CHIẾN LƢỢC CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC
1.1.1. Các nghiên cứu tron nƣớc
Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu như: sách “Những vấn đề chính
trị, kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI” của Trần Khánh (2006) [89] đã tập
trung xem xét ĐNA trong các vòng xoáy chiến lược tạo nên bởi xu thế toàn cầu hóa
và sự thay đổi địa chính trị khu vực; chuyển động phức tạp của ASEAN hiện nay; cơ
hội và thách thức đối với khu vực, từng quốc gia để từ đó cải cách và đẩy mạnh hội
nhập sâu rộng hơn tạo cho ĐNA hòa bình ổn định và năng động có tính cạnh tranh
cao. Những dữ liệu này giúp tác giả trong việc phân tích tình hình chính trị, kinh tế
của ĐNA hiện nay.
Cuốn sách “Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và hoạt động của
các bên liên quan”, của Đặng Đình Quý và Nguyễn Minh Ngọc (2013) [155], đã



7

khẳng định tầm quan trọng địa chính trị của Biển Đông và chỉ ra những tính toán
phức tạp của các nước liên quan và ngoài khu vực. Theo các tác giả thì chính
những mâu thuẫn lợi ích và cạnh tranh chiến lược này đang tác động trực tiếp đến
những diễn biến hàng ngày trên Biển Đông và đặt ra nhu cầu bức thiết và quản lý
xung đột, hướng tới giải quyết tranh chấp cùng hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Đây là cuốn sách để tác giả kế thừa để làm rõ vai trò địa chính trị của Biển Đông.
Sách “Tri thức Đông Nam Á” của Lương Ninh và Vũ Dương Ninh (2008)
[144] và sách chuyên khảo “Địa chính trị thế giới” của Nguyễn Thị Quế và Ngô
Thúy Hiền (2014) [154] đã trình bày những kiến thức cơ bản về đặc điểm địa lý tự
nhiên, lịch sử và văn hóa và quá trình vận động địa - chính trị của ĐNA, qua đó
giúp tác giả luận án có cơ sở phân tích, giải thích các diễn biến chính trị trên nền
của các yếu tố địa lý, sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa yếu tố địa lý và chính trị
đối với sự phát triển quốc gia, khu vực.
Trên tạp chí khoa học cũng có hàng loạt nghiên cứu về ĐNA trong lợi ích
chiến lược của Mỹ và Trung Quốc như: bài “Châu Á – Thái Bình Dương trong
chiến lược của Mỹ và Trung Quốc” của Nguyễn Ngọc Ánh (2012) [7], bài “Châu
Á – Thái Bình Dương: Tâm điểm quan hệ của các nước lớn” của Nguyễn Thành
Đồng (2014) [40], bài “Đông Nam Á trong lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung
Quốc” của Lê Minh Trang và Trần Khánh (2014) [200], bài “Nhân tố ASEAN
trong Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đầu thế kỷ XXI” của Lưu Việt Hà
(2014) [54] và bài “Vị thế của ASEAN trong cuộc cạnh tranh giành thị trường
châu Á của Trung Quốc và Mỹ” của Hồ Văn Chiểu (2015) [25]. Các công trình
nghiên cứu đều khẳng định: ĐNA có một vị trí vô cùng quan trọng trong chiến
lược của các nước lớn. ĐNA không chỉ có tuyến hàng hải và hàng không huyết
mạch của thế giới mà còn có nhiều tài nguyên phong phú và quý hiếm. Ngoài ra,
khu vực này đông dân cư, có chế độ chính trị hết sức đa dạng, là khu vực đa sắc

tộc và tôn giáo, có nền kinh tế phát triển với tốc độ cao nhưng không đồng đều
chính những nhân tố này đã biến ĐNA trở thành tâm điểm trong cuộc “ganh đua”
giữa các nước lớn. Hiện nay, khi Trung Quốc đang nổi lên thách thức vị trí bá


8

quyền của Mỹ trong khu vực và thế giới, ĐNA bị rơi vào “vòng xoáy” cạnh tranh
chiến lược của Mỹ - Trung và các cường quốc khác. Các công trình khoa học này
đã giúp tác giả phân tích rõ nét hơn về các nhân tố tác động đến ảnh hưởng cạnh
tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA.
Đặc biệt có khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Biển Đông như
bài “Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông” của Phạm Thùy Trang (2009) [201], bài “An
ninh Biển Đông nhìn từ tranh chấp lợi ích kinh tế giữa các nước liên quan” của Đỗ
Minh Cao (2010) [20], bài “Lợi ích của các cường quốc và thể chế khu vực trong
vấn đề an ninh Biển Đông” của Đỗ Minh Thái (2011) [167] và bài “Vì sao các nước
quan tâm hơn đến Biển Đông?” của Nguyễn Nhâm (2015) [140]. Các công trình
nghiên cứu này đã đã đưa ra những đánh giá về vai trò của Biển Đông không chỉ
liên quan đến lợi ích của các nước ASEAN và Trung Quốc, mà còn gắn liền với lợi
ích nhiều mặt của các cường quốc cũng như nhiều nước khác ngoài khu vực, đặc
biệt là Mỹ. Các tác giả đề cập đến lợi ích chiến lược đang thay đổi của Mỹ và Trung
Quốc ở ĐNA để từ đó góp phần giải thích tại sao hai cường quốc này ngày càng gia
tăng can dự nhiều hơn vào khu vực, cả về hợp tác và cạnh tranh.
1.1.2. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Công trình của các nhà nghiên cứu đi sâu phân tích sự biến đổi của tình
hình an ninh khu vực ĐNA như : “Ethnic Conflic in Southeast Asia” (Mâu thuẫn
dân tộc ở Đông Nam Á), Singapore (2005); “The New Global Polictics of the Asia
- Pacific” (Chính trị toàn cầu mới của Châu Á – Thái Bình Dương), của các tác
giả Michael K.Connors, Resmy Davison (Australia) và Jorn Dosch (Anh) (2004)
[251], đã phân tích tình hình an ninh khu vực, đặc biệt là điểm nóng Biển Đông,

Hồi giáo cực đoan và các nhóm nổi dậy địa phương do kinh tế còn yếu kém và
thiếu một mạng lưới an ninh khu vực. Đây là những tư liệu hữu ích cung cấp
thông tin bổ ích giúp tác giả trong quá trình nghiên cứu nội dung tình hình khu
vực ĐNA hiện nay.
Bài “Tình hình cơ bản Việt Nam và quan hệ Trung - Việt” (Vietnam Basic
Situation and the China – Vietnam Relationship) của Cổ Tiểu Tùng (2009) [234],


9

giáo sư Cốc Nguyên Dương cũng có hàng loạt bài viết như: “Bàn cờ ĐNA và nước
cờ đột phá Việt Nam” (The Southeart Asia Chessboard and the Ground – breaking
Movement of Vietnam), “Trung - Việt chung ý thức hệ và quan hệ thương mại sâu
sắc hơn” (Chinese – Vietnamese Joint Ideology and Deeper Trade Relation) và bài
“Trung - Việt đã giải quyết 2/3 tranh chấp lãnh thổ” (China – Vietnam have
Resolved 2/3 of Territorial Disputes) [235]. Các tác giả đều nhận định ĐNA là
trọng điểm bố trí chiến lược của Trung Quốc cũng là nơi được các nước lớn bên
ngoài khu vực quan tâm “chăm sóc” vì lợi ích của chính họ khiến tình hình nơi này
thiếu ổn định. Tác giả cũng phân tích vai trò địa kinh tế và chính trị của Việt Nam
từ đó đề xuất Trung Quốc cần coi trọng ý nghĩa của ĐNA trong địa chính trị toàn
cầu. Việt Nam nên trở thành một trong những quốc gia trọng điểm được coi trọng
của Trung Quốc và hợp tác kinh tế toàn diện với Việt Nam; nên là một trong những
trọng điểm để tăng cường ngoại giao xung quanh với ĐNA của Trung Quốc.
Nhìn chung, những công trình trên đã phân tích khá toàn diện toàn cảnh về
tình hình chính trị, an ninh, kinh tế tại khu vực và vai trò địa - chính trị của ĐNA
đối với các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Đây là những nghiên cứu
quan trọng giúp tác giả khái quát bối cảnh quốc tế, khu vực CA-TBD và ĐNA hiện
nay, từ đó phân tích sâu sắc hơn lý do nào đã khiến Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh
chiến lược ở ĐNA tạo nên những ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của các quốc
gia trong khu vực. Tuy nhiên, do hướng nghiên cứu khác với luận án nên các công

trình trên chưa thể hiện một cách đầy đủ bối cảnh quốc tế và khu vực, cũng như vai
trò địa chiến lược của ĐNA ảnh hưởng đến ĐLDT của các quốc gia ĐNA.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ẢNH HƢỞNG CẠNH
TRANH CHIẾN LƢỢC MỸ - TRUNG TẠI ĐÔNG NAM Á TỚI CÁC
NƢỚC TRONG KHU VỰC
1.2.1. Các nghiên cứu tron nƣớc
Những công trình nghiên cứu có tính hệ thống, chuyên sâu mang tầm chiến
lược về cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNA và Việt Nam phải kể đến đề tài
“Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á trong hai thập
niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam” của Nguyễn Hoàng Giáp (2010) [46],


10

đã tập trung phân tích những diễn biến chủ yếu của các cặp quan hệ cạnh tranh chiến
lược giữa một số nước lớn có vị trí, vai trò quan trọng ở ĐNA từ đó làm rõ quá trình
cạnh tranh chiến lược và ảnh hưởng của một số nước lớn trong khu vực cùng với
khuynh hướng biến đổi của quá trình đó trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, đồng
thời chỉ ra tác động của nó đến an ninh và phát triển của Việt Nam hiện nay.
Công trình khoa học thứ hai là “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau chiến tranh lạnh” của Trần Khánh
(2014), Nxb Thế giới. Tác giả đã tập trung nghiên cứu sự vận động, biến đổi của
hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNA thời kỳ sau Chiến tranh
Lạnh, từ đó góp phần việc nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính
sách liên quan đến các vấn đề chính trị quốc tế. Đây là một đề tài nghiên cứu
mang tính khoa học và thực tiễn cao, chứa đựng nội dung rộng lớn và hết sức phức
tạp, đa diện của vấn đề hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung cả ở cấp độ
khu vực và toàn cầu thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh.
Hai công trình trên là những nghiên cứu quan trọng giúp tác giả luận án phân
tích, định hướng đúng đắn, có những tài liệu sát thực để nghiên cứu đề tài của mình.
Đề cập đến mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, các

nghiên cứu trong nước có các sách tiêu biểu như: Sách tham khảo “Quan hệ Trung
- Mỹ có gì mới” của Nguyễn Văn Lập (2001) [104], sách “Quan hệ của Mỹ với các
nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” của Vũ Dương Huân (2003) [74],
đề “Quan hệ Trung - Mỹ giai đoạn 2006 - 2010: Triển vọng và tác động” của Bộ
Ngoại giao (2010) [19], tác giả Nguyễn Thái Yên Hương (2011) với cuốn sách
“Quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân bằng
quyền lực” [85], sách “Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: thập nên đầu thế kỷ XXI” của
Lê Khương Thùy (2012) [186]. Các tác giả đều nêu rõ quan điểm về quan hệ
Trung - Mỹ sẽ phát triển theo hình sin: quan hệ phụ thuộc, đan xen lẫn nhau giữa
hợp tác - kiềm chế, phối hợp - cạnh tranh, bạn bè - đối thủ. Các nghiên cứu này đã
đề cập tới quan hệ Trung - Mỹ trong giai đoạn nghiên cứu, lợi ích của hai nước ở
ĐNA và nhấn mạnh để bảo vệ lợi ích của mình Mỹ và Trung Quốc đều coi trọng
việc lôi kéo, tập hợp lực lượng trong khu vực, tăng cường ảnh hưởng tạo lợi thế


11

chiến lược nhằm chi phối khống chế các quan hệ quốc tế ở ĐNA, CA - TBD. Đây
là những tư liệu hữu ích để tác giả hiểu rõ hơn bản chất trong quan hệ Mỹ - Trung
trước những biến đổi chính trị của thế giới hiện nay.
Ngoài ra, còn có một số bài báo viết về vấn đề này như: Bài “Xu hướng và bản
chất của quan hệ Mỹ - Trung thời kỳ sau Chiến tranh lạnh” của tác giả Trần Khánh
(2014) [96], nhận định rằng: trong hai thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh, mối quan
hệ Mỹ - Trung tiếp tục thiếu ổn định và tính cạnh tranh ngày càng lớn trên tất cả các
mặt, trong đó tính chất tranh thủ, lợi dụng lẫn nhau giảm đi, tính kiềm chế, xung đột
lợi ích nhất là về kinh tế, an ninh quân sự và địa chính trị tăng lên chứa đựng nhiều
nguy cơ bất ổn không chỉ cho họ mà còn cho cả ĐNA và nhân loại.
Bài “Tìm hiểu về khuôn khổ “mối quan hệ nước lớn kiểu mới” Trung - Mỹ”
của Linh Tú và Dương Đăng (2014) [206], đã nêu lên quan điểm của hai nước
Trung Quốc và Mỹ về mối quan hệ nước lớn kiểu mới. Tác giả nhận định mối

quan hệ hai bên sẽ vẫn dựa trên cơ sở duy trì hiện trạng để phát triển, nhưng tránh
xung đột, đối kháng và cạnh tranh trong hợp tác thì đó là những bước mở đầu cho
mối quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ trong tương lai.
Các công trình đề cập đến vấn đề chiến lược của Mỹ và Trung Quốc phải kể
đến sách tham khảo “Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ”
của Trần Bá Khoa (2000) [99], sách “Nhân tố địa – chính trị trong chiến lược toàn
cầu mới của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á” của tác giả Nguyễn Văn Lan (2007)
[101], công trình “Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á sau chiến
tranh lạnh”, của các tác giả Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Thị Lệ
(2007) [49], sách “Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam
trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Văn Du [160];
sách “Chính sách đối ngoại của các nước lớn” của Phạm Minh Sơn (2010) [161] đã
phân tích các giai đoạn chuyển biến và sự điều chỉnh chiến lược và quá trình triển
khai của Mỹ và Trung Quốc sau chiến tranh lạnh trong đó có khu vực ĐNA và Việt
Nam. Đây là các tư liệu hữu ích giúp tác giả có nhận định đúng hướng trước những ý
đồ và mục tiêu chiến lược của Mỹ và Trung Quốc tại ĐNA.


12

Các công trình nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ Trung tại CA-TBD và ĐNA được đề cập khá nhiều ở các bài báo khoa học trong
nước tiêu biểu như: bài viết “Can dự và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông
Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI” của tác giả Trần Khánh (2009) [92] đã nhấn mạnh,
sự gia tăng can dự của cả Mỹ và Trung Quốc đối với ĐNA đang tác động và làm
phân hóa quá trình tập hợp lực lượng và hình thành cục diện cân bằng mới trong trật
tự ĐNA và Đông Á cũng như ở CA-TBD.
Bài viết “Mỹ - Trung Quốc liệu có giải quyết được tình hình căng thẳng
trên Biển Đông” của tác giả Đỗ Trung (2010) [204], khẳng định những bất đồng
xung quanh vấn đề pháp lý về biển và mục tiêu, lợi ích khác nhau khiến cho hai
nước khó có thể giải quyết được tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

Bài “Ảnh hưởng của cuộc ganh đua Mỹ - Trung đối với các nước Đông
Nam Á” của tác giả Huệ Anh (2013) [3], có những kết luận cuộc “ganh đua” giữa
hai cường quốc này sẽ tác động ảnh hưởng tới khu vực ĐNA, làm cho các nước
ASEAN khó xử, “lâm vào thế kẹt” trong quan hệ đối ngoại với hai nước. Tuy
nhiên, do tác giả nghiên cứu vấn đề này trên khía cạnh QHQT vì vậy đã không đi
sâu phân tích kỹ sự cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNA tác động thế nào tới an ninh
quốc gia, đến sự phát triển của đất nước và vị thế quốc tế của các nước ASEAN.
Tác giả Mai Hoài Anh (2013) với bài “Tác động cạnh tranh chiến lược
giữa các nước lớn ở Đông Nam Á với Việt Nam [4] đã phân tích rõ những tác động
tích cực như: tăng vai trò, vị thế chính trị; thuận lợi trong việc theo đuổi chiến
lược đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; xu hướng hợp tác
tăng lên; thuận lợi trong tiếp xúc giao lưu văn hóa... và tác động tiêu cực như: ảnh
hưởng đến an ninh, ĐLDT, ổn định và phát triển khu vực; thách thức cho phát
triển kinh tế... của Việt Nam trước cạnh tranh chiến lược các nước lớn.
Các tác giả Trần Khánh và Hồ Thị Ái Phương (2015) viết bài “Triển vọng
ASEAN và sự chi phối của các nước lớn – Những thách thức đối với Việt Nam”
[98] thì cho rằng tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đối với triển
vọng Cộng đồng ASEAN gồm: về mặt tích cực, tạo ra cú hích mới cho ASEAN;
thúc đẩy liên kết nội khối; làm tăng vị thế của ASEAN; về những thách thức, làm


13

cho các mâu thuẫn, xung đột địa chính trị của khu vục tăng nhanh, kéo theo nó là
làm chạy đua vũ trang; tác động đến Việt Nam, đã tạo ra cơ hội thuận lợi hơn cho
Việt Nam trong việc theo đuổi chính sách “đa cửa”, “đa đối tác”, “cân bằng chiến
lược”; tăng sức đề kháng dân tộc.
Đề cập đến ảnh hưởng chiến lược của Mỹ tại ĐNA có hàng loạt các bài viết
như bài viết “Mỹ trở lại Đông Nam Á có tác động thế nào đối với an ninh Biển
Đông” của tác giả Quang Huy (2011) [79] đã đưa ra đánh giá rằng việc Mỹ “quay

trở lại” ĐNA ảnh hưởng nhiều đến tình hình an ninh Biển Đông, thái độ của các
nước ĐNA về vấn đề Biển Đông sẽ chịu sự “cổ vũ” trực tiếp hơn, sự quan tâm chú
ý của các nước lớn ngoài khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ.
Bài “Chiến lược toàn cầu của Mỹ và những tác động ảnh hưởng tới môi
trường hòa bình quốc tế” của Trịnh Thanh Liêm (2013) [107] thì cho rằng để thực
hiện ý đồ tiếp tục lãnh đạo thế giới trong bối cảnh điều kiện quốc tế có những sự
phát triển mới, Mỹ thực hiện điều chỉnh chiến lược quân sự toàn cầu. Sự điều chỉnh
này của Mỹ không chỉ tác động đến cục diện khu vực CA-TBD mà cả toàn thế giới.
Tác giả Lê Khương Thùy (2014) với bài “Điều chỉnh chính sách của Mỹ đối
với Trung Quốc và tác động đến ĐNA/ASEAN” [187], đã cho rằng chính sách Mỹ đối
với Trung Quốc đã làm tăng phức tạp về an ninh buộc các nước phải điều chỉnh chiến
lược bảo vệ tổ quốc và tăng cường quan hệ đa phương, liên kết các nước ĐNA.
Các bài báo nghiên cứu về ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc tới ĐNA
gồm: bài “Tham vọng biển của Trung Quốc và phản ứng của Mỹ” của tác giả
Nguyễn Vĩnh Thuận (2012) [185], cho rằng tham vọng về biển cuả Trung Quốc
bằng hành động răn đe, gây sức ép với các nước láng giềng và chiếm lĩnh, quân sự
hóa các hòn đảo mà họ chiếm đóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh khu vực.
Tác giả Hoàng Đình Nhàn (2015) với bài “Sự phát triển của hải quân
Trung Quốc và những tác động đối với an ninh khu vực CA-TBD” [139] đã phân
tích sự phát triển của hải quân Trung Quốc và hành động cứng rắn ở Biển Đông đã
tác động trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực.
Bài “Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay” của Đinh
Công Tuấn (2015) [207] đã phân tích rằng sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của


14

Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến các nước trong khu vực về kinh tế, văn hóa,
xã hội, gây chia rẽ nội khối, nguy cơ chạy đua vũ trang và xung đột vũ trang.
Các bài báo đề cập đến việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm đối với

ĐNA như: bài “Bàn về sức mạnh của Trung Quốc” của tác giả Ngô Xuân Bình
(2008) [11], bài “Xu hướng gia tăng hợp tác kinh tế và chiến lược của Trung Quốc
với Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của tác giả Trần Khánh và
Đàm Huy Hoàng (2014) [96], bài “Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ở
khu vực Đông Nam Á” của tác giả Nguyễn Thu Phương [148] và hai tác giả
Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Thu Hiền (2014) có bài “Học viện Khổng Tử và
một số khuyến nghị đối với Việt Nam” [149] đã khái quát xu hướng gia tăng hợp
tác kinh tế và văn hóa của Trung Quốc với ĐNA thông qua việc lập các thể chế và
thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương giữa Trung Quốc với khu vực này,
đồng thời cũng cảnh báo cuộc “tấn công mê hoặc” của Trung Quốc đang làm
ĐNA đứng trước nhiều thách thức và rủi ro, nguy cơ xâm lăng văn hóa, xâm phạm
môi trường thể chế giáo dục bất chấp quy định pháp luật của nước sở tại.
Những bài viết trên là tài liệu quan trọng giúp tác giả phân tích ảnh hưởng về
lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại ĐNA.
Đề cập tới vấn đề ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược của Mỹ và Trung Quốc
đối với từng nước trong khu vực có các bài nghiên cứu như: “Quan hệ Trung
Quốc - Thái Lan: thực trạng và xu hướng phát triển” của Nguyễn Văn Diện
(2013) [32] và bài “Thái Lan trong chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung
Quốc và Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh” của tác giả Nguyễn Quốc Toản và
Dương Văn Huy (2014) [198] cho rằng chiến lược cạnh trạnh giữa Mỹ và Trung
Quốc đã tác động đến Thái Lan về mọi mặt, việc khôn khéo trong ngoại giao của
Thái Lan khi vừa gia tăng đồng minh chính trị và quân sự với Mỹ vừa tăng cường
quan hệ về kinh tế với Trung Quốc đã thu được những thành công nhất định và là
bài học kinh nghiệm cho các quốc gia ASEAN trong việc ứng xử với các cường
quốc trong giai đoạn hiện nay.
Bài “Cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ ở Campuchia” của tác giả Nguyễn
Thị Hằng (2014) [62] và bài “Sự tiến triển của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược


15


toàn diện Campuchia – Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Thành Văn (2014) [215]
đã phân tích lý do vì sao cả Mỹ và Trung Quốc đều sử dụng sức mạnh trên tất cả
các lĩnh vực để gia tăng ảnh hướng với Campuchia. Điều đó buộc Campuchia phải
khéo léo trong việc củng cố quan hệ với Trung Quốc và mở rộng quan hệ với Mỹ.
Bài “Vấn đề Biển Đông và những tác động của nó tới quan hệ thương mại
Việt - Trung và nền kinh tế Việt Nam”, của Lê Kim Thoa và Ngô Hoàng Long
(2014) [172], đã phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của vấn đề Biển
Đông tác động đến quan hệ thương mại hai nước và từ đó đề xuất kiến nghị giải
quyết không để lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Bài “Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Mi-an-ma từ năm
2009 đến nay” của tác giả Nguyễn Thu Mỹ và Đàm Huy Hoàng (2016) [129] đã phân
tích ảnh hưởng cạnh tranh Mỹ - Trung tại Myanmar đã đem lại cho đất nước này
nhiều cơ hội trước hết là từng bước dỡ bỏ trừng phạt kinh tế với Mỹ và các nước
phương Tây, phục hồi quan hệ ngoại giao với các bên liên quan. Thứ hai là,
Myanmar không còn bị xem là “chư hầu” của Trung Quốc mà là quốc gia độc lập có
chủ quyền và đang nỗ lực vươn lên trên con đường dẫn tới dân chủ và phồn vinh.
Theo các tác giả cho rằng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đã tạo cho các
quốc gia ĐNA có cơ hội tiếp xúc nhiều nguồn vốn, nguồn đầu tư từ hai cường
quốc này. Tuy nhiên, ĐNA cũng đứng trước thách thức suy yếu liên kết nội khối
của ASEAN, tăng thêm cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, ảnh hưởng đến
ngoại giao song phương và đa phương... Các công trình nghiên cứu này đã giúp
tác giả có cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để nhìn nhận, đánh giá tác động của sự
gia tăng can dự cạnh tranh Mỹ - Trung đến các nước trong khu vực, nhất là đến
độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc.
1.2.2. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung được nhiều tác giả thế giới quan tâm
nghiên cứu. Có thể nêu ra một số công trình có liên quan chủ yếu sau:
Hai tác giả Ikenberry.J và Mastanduno.M trong công trình “International
Relations Theory and the Asia Pacific” (Lý thuyết quan hệ quốc tế và khu vực



16

Châu Á – Thái Bình Dương) (Columbia University, New York, 2003) [243] cho
rằng tranh chấp giữa các nước ở Biển Đông sẽ lôi cuốn sự quan tâm của các nước
lớn ngoài khu vực, nhất là Mỹ. Xu hướng chung là Mỹ sẽ ngày càng can dự sâu
hơn vào vấn đề tranh chấp Biển Đông nhằm đảm bảo lợi ích an ninh chủ yếu của
mình và điều đó đặt quan hệ Mỹ - Trung luôn đứng trước trạng thái vừa hợp tác,
vừa đấu tranh và kiềm chế lẫn nhau.
Công trình “America’s Role in Asia and the South China Sea” (Vai trò của
Mỹ ở Châu Á và Biển Đông) của Amitar Acharya (2004) [227] đã phân tích sự
điều chỉnh chiến lược của Mỹ đối với châu Á, trong đó có ĐNA. Công trình này
nêu bật những cố gắng của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, nhằm gia tăng vai trò
ở ĐNA, trong đó cùng với việc tăng cường sự hiện diện ở khu vực, Mỹ ngày càng
quan tâm đến tình hình an ninh Biển Đông trước việc Trung Quốc tăng cường các
hoạt động quân sự và khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Nhận định chung của hai công trình “China’s Rise and the Balance of
Influence in Asia” (Sự phát triển và cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Châu
Á) (2007) [267] và “Southeast Asia in the Sino – US Strategic Balance” (Đông
Nam Á trong cân bằng chiến lược Trung - Mỹ) (2009) [268] của các tác giả
William W.Keller và Thomas G.Rawski cho rằng quan hệ Mỹ - Trung tác động
đến phương thức tập hợp lực lượng không chỉ ở ĐNA mà cả ở khu vực CA - TBD,
điều này tạo ra những tình huống không dễ xử lý đối với các nước trong khu vực
và làm gia tăng tính phức tạp trong QHQT.
Sách tham khảo “Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc”
(Chinese Diplomatic Strategy and Policy) của tác giả Sở Thụ Long và Kim Uy (chủ
biên), (2008) [109], đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về chiến lược và chính
sách ngoại giao của Trung Quốc đối với tất cả các khu vực trên thế giới, trong đó có
ĐNA. Cuốn sách được chia thành bốn phần, trong đó phần III, cung cấp cho bạn đọc

những thông tin về chiến lược và chính sách của Trung Quốc đối với Châu lục và và
một số nước lớn, đi sâu phân tích mối quan hệ và chính sách của Trung Quốc đối với
khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á, Bán đảo Triều Tiên, Trung Đông…Cuốn
sách đã cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho tác giả luận án tham khảo khi đưa ra


17

những đề xuất đối sách trước ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đến
ĐLDT của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trong cuốn sách này có một số luận chứng
tác giả nêu trên quan điểm lập trường của mình và của Trung Quốc khác với Việt
Nam và không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Sách “Obama and China’s Rise in America’s Asian Atrategy” (Obama và sự
trỗi dậy của Trung Quốc trong chiến lược châu Á của Mỹ), của Jeffrey A.Bader
(2015) [87], đã phân tích chính sách đối ngoại của chính quyền Obama không những
phát triển quan hệ với Trung Quốc, mà còn duy trì quan hệ tốt đẹp với các đối tác đồng minh chủ chốt khác ở châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc; đồng thời tập trung
nhiều hơn vào Đông Nam Á - ASEAN. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ phân tích khía
cạnh một số nước ĐNA mong muốn sự hiện diện của Mỹ tại khu vực mà chưa đề cập
đến chiến lược này phục vụ chính bản thân nước Mỹ trước những nguy cơ tiềm tàng
của sự “trỗi dậy” của Trung Quốc đe dọa vị trí số 1 của Mỹ trên trường quốc tế.
Trên báo và tạp chí quốc tế có rất nhiều bài viết về vấn đề này như: Tác giả
David Capie và Paul Evans trong bài “The Asia - Facific Securities Lexicon” (Từ
điển an ninh Châu Á – Thái Bình Dương), (2002) [238] và bài viết “Seeking
Security in Dragon’s shadow: China and Southeast Asia in the Emerging Asian
Order” (Tìm kiếm an ninh dưới bóng con rồng: Trung Quốc và Đông Nam Á
trong trật tự Châu Á mới nổi), của tác giả Amitar Acharya ( 2003) [226] chỉ ra
rằng, cạnh tranh giữa các nước lớn ở ĐNA, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc
đều có liên quan trực tiếp đến an ninh ở ĐNA, CA - TBD. Cuộc cạnh tranh này
càng cho thấy rõ vai trò của vấn đề an ninh hàng hải trên Biển Đông đối với các
nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản.

Tác giả Shi Yinhong có các bài viết như: bài “The United States and China
in East Asia: Dynamics of A Volatile”, (Mỹ và Trung Quốc ở Đông Á: Sự năng
động của một biến động bất ổn) [261] và bài “The Strategic Situation and
Prospects of China-U.S. Relations” (Tình hình chiến lược và tiềm năng của quan
hệ Trung - Mỹ) [262] đã khảo sát ở bề rộng và chiều sâu sự biến động của cạnh
tranh Mỹ - Trung ảnh hưởng ở ĐNA, và nhận định hiện nay ảnh hưởng ngoại giao
của Trung Quốc đã bị thu hẹp đáng kể, trong khi đó Mỹ đã giành được rất nhiều
lợi thế mới tại khu vực ĐNA.


18

Trong bài “The United States and China in Southeast Asia: Conflict or
Convergence” (Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á: Mâu thuẫn hay hội tụ), tác giả
Robert Sutter (2010) [259] đã phân tích sự phụ thuộc lẫn nhau trong lợi ích của
Mỹ - Trung Quốc, đặc biệt là trong phát triển kinh tế; sự khác biệt trong lợi ích
giữa Trung Quốc và Mỹ đã tác động không nhỏ đến khu vực ĐNA.
Bài “China’s Rise and Capability of Territory Expansion in the Perspective
of International Relations” (Sự trỗi dậy của Trung Quốc và khả năng bành trướng
lãnh thổ của nước này dưới góc độ lý thuyết quan hệ quốc tế) của M.Taylor Fravel
(2010) [249] nhận định rằng các hành vi gây hấn của Trung Quốc đã châm ngòi
cho quá trình hình thành các liên minh quốc tế với mục tiêu kiềm chế Trung Quốc.
Bài “The United States in Multilateral East Asia Dealing with the rise of
China” (Mỹ trong Đông Á đa phương đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc),
của tác giả Chika Yamamoto (2011) [232], thì cho rằng sức mạnh bá chủ và sức
mạnh đang lên sẽ luôn luôn đối đầu nhau gây ra ảnh hưởng rất lớn, đặt Trung
Quốc trong bối cảnh của một sự cạnh tranh bá chủ.
Bài “Island Building” Strategy and China’s Ambition of Regional
Hegemony” (Chiến lược “xây dựng đảo” và tham vọng bá quyền khu vực của
Trung Quốc), của Patrick M.Cronin (2015) [254] đã điểm lại các hành vi hung

hăng và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc. Theo tác giả thì những hành động
này nhằm giảm ảnh hưởng của Mỹ và gia tăng sự thống trị của Trung Quốc đối
với khu vực CA- TBD.
Trong bài “Phân tích con đường xây dựng sức mạnh mềm văn hóa quốc gia
của Mỹ” (An Analysis of America’s Path of Building National Soft Cultural
Power), tác giả Lý Bách Linh (2015) [248] đã phân tích sức mạnh mềm văn hóa
đã trở thành nguyên nhân chủ yếu và nguồn tài nguyên quan trọng của Mỹ đối với
năng lực lãnh đạo, sức ảnh hưởng, sức hấp dẫn của sản xuất toàn cầu hóa.
Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc
luận giải các tác động từ sự trỗi dậy của Trung Quốc và cạnh tranh chiến lược Mỹ
- Trung đến ổn định và phát triển của ĐNA nói chung và độc lâọ chủ quyền của
các nước trong khu vực nói riêng.


19

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI SÁCH CỦA CÁC
NƢỚC ĐÔNG NAM Á TRƢỚC ẢNH HƢỞNG CẠNH TRANH CHIẾN
LƢỢC MỸ - TRUNG
1.3.1. Các nghiên cứu tron nƣớc
Trước hết phải kể đến cuốn “Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển
trong xu thế toàn cầu hóa” của tác giả Thái Văn Long (2006) [110], đã phân tích
rất chi tiết về những nội dung cơ bản về đấu tranh vì ĐLDT của các nước đang
phát triển hiện nay. Chương 4, tác giả đã phân tích nội dung Việt Nam đấu tranh
bảo vệ và củng cố ĐLDT trong TCH, qua đó tác giả đã phân tích đóng góp của
Việt Nam vào cuộc đấu tranh chung của các nước đang phát triển hiện nay và nêu
một số bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc đấu tranh này.
Cùng đề cập vấn đề trên còn có cuốn sách “Chủ quyền quốc gia dân tộc
trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam” do tác giả Phan Văn Rân
và Nguyễn Hoàng Giáp (2010) đồng chủ biên [157]. Đây là công trình chuyên sâu

nghiên cứu về bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển. Các tác giả đã phân
tích đối sách của một số nước nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trước xu thế toàn
cầu hóa; tập trung làm rõ nội dung về chủ quyền quốc gia của Việt Nam trong xu
thế toàn cầu hóa. Từ đó, các tác giả nêu lên một số khuyến nghị nhằm tăng cường
bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Hai công trình nghiên cứu trên giúp tác giả hiểu rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa. Các công trình
này là tài liệu quý giá gợi mở cho tác giả hướng tiếp cận về cách thức bảo vệ
ĐLDT của các quốc gia tại khu vực ĐNA.
Đề cập đến đối sách của các nước tại khu vực phải kể đến sách “Hợp tác
liên kết ASEAN hiện nay và sự tham gia của Việt Nam” của các tác giả Nguyễn
Hoàng Giáp, Nguyễn Hữu Cát và Nguyễn Thị Quế (2006) [48] đã góp phần làm rõ
thêm những bước phát triển mới và triển vọng của quá trình phát triển hợp tác,
liên kết ASEAN sau Chiến tranh lạnh trong một số lĩnh vực chủ yếu, đồng thời
cũng nêu bật sự tham gia và đóng góp của Việt Nam đối với quá trình này. Cuốn


×